Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Thẩm quyền xét xử vụ án hành chính của Tòa án nhân dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (438.6 KB, 17 trang )

MỤC LỤC

1


A.

MỞ ĐẦU

Thẩm quyền xét xử hành chính là một nội dung quan trọng
trong tài phán hành chính, liên quan đến quản lý hành chính
nhà nước, đến tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước. Xây dựng
một nhà nước đảm bảo rằng các chủ thể trong xã hội tuân thủ
pháp luật nghiêm chỉnh là một tiêu chí quan trọng của nhà nước
pháp quyền. Việt xét xử của Tòa án là trọng tâm của sự đảm
bảo đó.
“Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp” (Điều 102
Hiến pháp 2013). Với chức năng xét xử của mình, Tòa án có
thẩm quyền trong việc xét xử các vụ án hình sự, các vụ việc dân
sự và các vụ án hành chính. Trong mỗi lĩnh vực khác nhau thì
thẩm quyền xét xử của Tòa án lại được quy định khác nhau. Vậy
pháp luật có các quy định như thế nào về thẩm quyền xét xử vụ
án hành chính của Tòa án nhân dân, cụ thể là về thẩm quyền
xét xử theo loại việc? Để làm rõ vấn để trên em xin chọn đề tài
“Đánh giá quy định của pháp luật về thẩm quyền xét xử vụ án
hành chính theo loại việc của Tòa án nhân dân” làm đề tài cho
bài tiểu luận của mình.
B.
I.


NỘI DUNG

Khái quát về thẩm quyền xét xử hành chính của Tòa án
nhân dân

1.

Khái niệm thẩm quyền xét xử vụ án hành chính của Tòa
án nhân dân
Thẩm quyền của một cơ quan quyền lực nhà nước đó là

phương tiện để các chủ thể đại diện cho quyền lực nhà nước
thực hiện và duy trì nhiệm vụ, công vụ củ mình. Đối với Tòa án,
thẩm quyền chính là khả năng Nhà nước quy định cho cơ quan
này trong việc xem xét và ra phán quyết về tranh chấp pháp lý.
2


Khi được nhà nước trao quyền, Tòa án sau khi thụ lý vụ án, sẽ
xem xét và ra phán quyết có tính bắt buộc phải thi hành vớ cá
đối tượng có liên quan.
Như vậy thẩm quyền xét xử hành chính của Tòa án “là khả
năng của Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng hành
chính, thực hiện việc xem xét, đánh giá và ra phán quyết về yêu
cầu khởi kiện đối với các quyết định hành chính, hành vi hành
chính, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ
chức, cơ quan nhà nước”.1
Thẩm quyền của Tòa án khi giải quyết tranh chấp hành
chính chỉ giới hạn ở việc xem xét, đánh giá về tính hợp pháp của
các quyết định hành chính, hành vi hành chính. Phạm vi xác

định này nhằm bảo đảm rằng tư pháp không can thiệp vào công
việc của hành pháp.
2. Phân loại thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính của
tòa án
Hiểu theo nghĩa rộng, khi xét về thẩm quyền giải quyết vụ
án hành chính của tòa án là việc xác định trường hợp nào thì
Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính đó và Tòa án
có quyền làm những gì để giải quyết vụ án hành chính.
Theo nghĩa hẹp, thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính
được chia thành ba loại thẩm quyền, cụ thể đó là:
Thứ nhất, thẩm quyền theo vụ việc (loại việc), quy định tại
Điều 30 Luật Tố tụng hành chính 2015.
Thứ hai, thẩm quyền theo cấp xét xử, quy định tại Điều 31,
32 Luật tố tụng hành chính 2015.
Thứ ba, thẩm quyền theo lãnh thổ, quy định tại Điều 34
Luật tồ tụng hành chính 2015.

1 Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội. “Giáo trình Luật tố tụng hành chính”. 2016.

3


3. Ý nghĩa của việc xác định thẩm quyền giải quyết vụ án
hành chính của Tòa án
Luật Tố tụng hành chính năm 2015 được Quốc hội thông
qua ngày 25/11/2015 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày
01/7/2016, đã thể chế hóa chủ trương, đường lối, quan điểm
của Đảng về cải cách tư pháp “mở rộng thẩm quyền xét xử của
Tòa án đối với các khiếu kiện hành chính. Đổi mới mạnh mẽ thủ
tục giải quyết các khiếu kiện hành chính tại Tòa án; tạo điều

kiện thuận lợi cho người dân tham gia tố tụng, bảo đảm sự bình
đẳng giữa công dân và cơ quan công quyền trước Tòa án”.
Việc xác định thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính của
tòa án nhằm giải quyết đúng đắn, kịp thời những khiếu kiện,
yêu cầu của công dân, cơ quan, tổ chức trong hoạt động kinh tế
- xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tránh tình
trạng trốn tránh trách nhiệm của cơ quan quản lí nhà nước
trong những trường hợp sai phạm, đây được coi như là một cơ
chế kiểm soát quyền lực được Hiến định trong Hiến pháp. Ngoài
ra, đảm bảo tránh sự chồng chéo, giải quyết nhanh chóng vụ
án.
II.

Các quy định của pháp luật về thẩm quyền xét xử vụ án
hành chính theo loại việc
Khi nói đến thẩm quyền xét xử vụ án hành chính theo loại
việc của Tòa án là nói đến những đối tượng khởi kiện hành chính
thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Theo quy định tại Điều
30 Luật tố tụng hành chính 2015, thì những vụ việc hành chính
thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân gồm:
“1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ
các quyết định, hành vi sau đây:

4


a) Quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí
mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại
giao theo quy định của pháp luật;
b) Quyết định, hành vi của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp

xử lý hành chính, xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng;
c) Quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ
của cơ quan, tổ chức.
2. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ
chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống.
3. Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử
lý vụ việc cạnh tranh.
4. Khiếu kiện danh sách cử tri.”
Như vậy, đối tượng khởi kiện hành chính gồm có quyết
định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc
thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ
việc cạnh tranh, việc lập danh sách cử tri.


Quyết định hành chính
Theo khoản 1 Điều 3 Luật tố tụng hành chính 2015 thì:

“Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà
nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính
nhà nước ban hành hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ
chức đó ban hành quyết định về vấn đề cụ thể trong hoạt động
quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một
số đối tượng cụ thể.”

5


Ví dụ: chủ tịch ủy ban nhân dân huyện A, tỉnh H ra quyết
định thu hồi 500m2 đất của ông B. Ông B nhận thấy quyền và lợi
ích hợp pháp của mình bị xâm phạm nên đã khởi kiện vụ án

hành chính đối với quyết định thu hồi đất của chủ tịch Ủy ban
nhân dân huyện A. Đối tượng khởi kiện ở đây chính là quyết
định hành chính, cụ thể là quyết định thu hồi đất.
Quyết định hành chính bị kiện là quyết định làm phát sinh,
thay đổi, hạn chế, chấm dứt quyền, lợi ích hợp pháp của cơ
quan, tổ chức, cá nhân hoặc có nội dung làm phát sinh nghĩa
vụ, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ
chức, cá nhân.2
Quyết định hành chính là đối tượng khởi kiện cần có các
dấu hiệu đó là:
Thứ nhất, xét về hình thức, quyết định phải được thể hiện
bằng văn bản. Quyết định hành chính thuộc đối tượng khởi kiện
để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án hành chính là văn bản được
thể hiện dưới hình thức quyết định hoặc dưới hình thức khác
như thông báo, kết luận, công văn do cơ quan hành chính nhà
nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong
các cơ quan, tổ chức đó ban hành có chứa đựng nội dung của
quyết định hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc
một số đối tượng cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính mà
người khởi kiện cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị
xâm phạm.3
Thứ hai, chủ thể ban hành quyết định hành chính là cơ
quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có
2 Khoản 2 Điều 3 Luật tố tụng hành chính 2015.
3 Xem Điều 1 Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP ngày 29/2/2011 của hội đồng

thẩm phán TAND

6



thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó. Cơ quan hành chính nhà
nước ở đây được hiểu là cơ quan có chức năng quản lý hành
chính nhà nước và các cơ quan khác được giao một số nhiệm vụ
quản lý hành chính nhà nước.
Thứ ba, quyết định hành chính được cơ quan hành chính
nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền
trong cơ quan, tổ chức đó ban hành trong khi giải quyết, xử lý
những việc cụ thể trong quản lý hành chính nhà nước.
Thứ tư, quyết định hành chính là quyết định áp dụng pháp
luật hay còn được gọi là quyết định cá biệt.
Thứ năm, quyết định hành chính bị khiếu kiện chủ yếu là
quyết định lần đầu. Tuy nhiên, cũng có thể là quyết định lầ 2
hoặc quyết định giải quyết khiếu nại.4


Hành vi hành chính
Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật tố tụng hành chính

2015 thì “Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính
nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành
chính nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản
lý hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm
vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.”
Những hành vi hành chính bị khởi kiện đó là những hành vi
làm ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của
cơ quan, tổ chức, cá nhân.


Quyết định kỉ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ

từ Tổng cục trưởng trở và tương đương trở xuống

4 Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội. “Giáo trình Luật tố tụng hành chính”. 2016.

Tr52-53.

7


“Quyết định kỷ luật buộc thôi việc là quyết định bằng văn
bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng hình thức
kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức thuộc quyền quản lý
của mình” (khoản 5 Điều 3 Luật tố tụng hành chính 2015).
Quyết định kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức là một dạnh
quyết định hành chính đặc thù thể hiện mối quan hệ giữa người
đứng đầu cơ quan, tổ chức đối với công chức thuộc quyền khi họ
vi phạm pháp luật hoặc vi phạm kỷ luật.
Quyết định kỷ luật buộc thôi việc trong vụ án hành chính
theo quy định của pháp luật hiện hành cần thiết phải có hai
điều kiện: thứ nhất là quyết định đó phải áp dụng cho công
chức; thứ hai là công chức đó phải giữ chức từ tổng cục trưởng
trở xuống.


Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết
định xử lý vụ việc cạnh tranh
Vụ việc cạnh tranh được quy định cụ thể trong Luật cạnh

tranh 2012. Theo đó, thẩm quyền xử lí vụ việc cạnh tranh thuộc
về Hội đồng xử lí việc cạnh tranh hoặc thủ trưởng cơ quan quản

lí cạnh tranh. Trong trường hợp, đương sự không đồng ý với
quyết định xử lí vụ việc cạnh tranh sẽ yêu cầu giải quyết khiếu
nại lên Hội đồng cạnh tranh hoặc Bộ trưởng bộ công thương.
Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì có
quyền khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại đó lên Tòa án.
Ở đây, luật tách đối tượng giải quyết khiếu nại này ra thành đối
tượng khởi kiện đặc biệt vì chỉ có quyết định giải quyết khiếu
nại mới là đối tượng khởi kiện. Sỡ dĩ, Luật không quy định về
việc khởi kiện trực tiếp quyết định giải quyết vụ việc cạnh tranh
lên tòa án vì đây là vụ việc mang tính chất thương mại, tòa án
không đủ chuyên môn để giải quyết. Tòa án chỉ có khả năng
8


xem xét quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan quản lí
hành chính trong trường hợp này.


Danh sách cử tri bầu cử Đại biểu Quốc hội, danh sách
cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danh sách cử
tri trưng cầu ý dân
Danh sách cử tri bầu cử Đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri

bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu ý
dân là danh sách những người đạt độ tuổi nhất định, đủ năng
lực hành vi, không bị hạn chế quyenf công dân trên một địa
bàn, một khu vực bầu cử sẽ tham gia bỏ phiếu baau7f cử đại
biểu quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong một giai đoạn
nhất định hoặc bỏ phiếu để quyết định một vấn đề khi nhà nước
trưng cầu ý dân. Nếu như danh sách cử tri này có ảnh sai sót

ảnh hưởng đến quyền bầu cử của công dân thì nó có thể trở
thành đối tượng khởi kiện của một vụ án hành chính.
III.

Đánh giá quy định của pháp luật về thẩm quyền xét xử
vụ án hành chính theo loại việc của Tòa án nhân dân
1. Một số điểm mới trong quy định của Luật tố tụng hành

chính 2015 về thẩm quyền xét xử vụ án hành chính
theo loại việc của Tòa án
Bên cạnh việc tiếp tục kế thừa các quy định của Luật tố
tụng hành chính 2010 về những khiếu kiện thuộc thẩm quyền
giải quyết của Tòa án, Điều 30 Luật tố tụng hành chính 2015 có
một số những sửa đổi, bổ sung sau:
Thứ nhất, so với Luật tố tụng hành chính 2010 không có
định nghĩa quyết định hành chính, hành vi hành chính mà thay
vào đó chỉ đơn thuần mang tính chất liệt kê thì đến Luật tố tụng
hành chính 2015 đã có sự thay đổi. Tại Điều 3 Luật tố tụng hành
chính 2015 đã giải thích rõ quyết định hành chính, hành vi hành
9


chính là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính. Đây là một sự
thay đổi mang lại ý nghĩa lớn trong việc xác định phạm vi khởi
kiện theo hướng mở, không bị gò bó hay khuôn khổ cứng nhắc.
Liên quan đến vấn đề này, kèm theo đó là việc giải thích một số
vướng mắc trong việc điều chỉnh. Cụ thể, Tòa án nhân dân tối
cao đã có văn bản giải thích về việc giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất và tài sản gắn liền với đất được xếp vào loại nào nếu
như bị kiện. Theo đó, giấy tờ này được coi là quyết định hành

chính.5 Điều này, giúp cho việc áp dụng pháp luật một cách
thống nhất trên phạm vi cả nước, tránh sự mâu thuẫn và không
tương đồng giữa các vùng.
Thứ hai, Luật tố tụng hành chính 2015 quy định thẩm
quyền xét xử vụ án hành chính của Tòa án theo phương pháp
loại trừ, đây là một điểm mới so với việc quy định theo phương
pháp liệt kê trước đây. Luật tố tụng hành chính 2015 quy định rõ
ràng các trường hợp loại trừ, đối với “quyết định hành chính,
hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các
lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo quy định của
pháp luật” đã bỏ cụm từ “theo danh mục do Chính phủ quy
định” như Luật tố tụng hành chính 2010 điều này đã khắc phục
hạn chế việc thẩm quyền của Tòa án có thể bị giới hạn bởi
quyết định của cơ quan hành pháp. Bổ sung trường hợp bị loại
trừ “Quyết định, hành vi của Tòa án trong việc áp dụng biện
pháp xử lý hành chính, xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng”.
Việc quy định các khiếu kiện hành chính thuộc thẩm quyền giải
quyết của Tòa án theo phương pháp loại trừ sé tạo thuận lợi cho
cơ quan, cá nhân, tổ chức trong việc xác định quyền khởi kiện
vụ án hành chính, bảo đảm sụ công bằng cho người dân và đáp
5 Xem văn bản số: 02/GĐ-TANDTC ngày 19 tháng 9 năm 2016 “giải đáp một số
vấn đề về tố tụng hành chính, tố tụng dân sự”.
10


ứng được yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp, hội nhập
kinh tế của nước ta. Về mặt kĩ thuật lập pháp, việc quy định
theo phương pháp loại trừ giúp đảm bảo tính ổn định của điều
luật.
Thứ ba, nhằm mở rộng đối tượng khởi kiện vụ án hành

chính là “danh sách cử tri trưng cầu ý dân” cho phù hợp với quy
định của Luật Trưng cầu ý dân năm 2015, khoản 4 Điều 30 Luật
tố tụng hành chính 2015 đã bỏ cụm từ “bầu cử đại biểu Quốc
hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân” ở
khoản 2 Điều 28 Luật tố tụng hành chính 2010 và sửa đổi lại là
“Khiếu kiện danh sách cử tri”.
2. Một số vướng mắc trong các quy định về thẩm quyền

xét xử vụ án hành chính theo vụ việc
Thứ nhất, luật tố tụng hành chính 2015 chưa đưa ra định
nghĩa về văn bản hành chính, điều này dẫn đến việc nhận diện
và áp dụng pháp luật không thống nhất khi các Tòa án thực hiện
thẩm quyền trong tố tụng hành chính đối với các văn bản hành
chính liên quan đến quyết định hành chính, hành vi hành chính
bị kiện. Việc xác định văn bản hành chính chủ yếu phụ thuộc
vào tên gọi của loại văn bản mà không phụ thuộc vào nội dung
của văn bản. Ngược lại, việc xác định quyết định hành chính bị
kiện chủ yếu phụ thuộc vào nội dung của văn bản chứ không
phụ thuộc vào tên gọi của văn bản.
Thứ hai, Luật tố tụng hành chính 2015 quy định không
thống nhất, hợp lý về phạm vi văn bản hành chính mà Tòa án có
thẩm quyền xem xét tính hợp pháp trong tố tụng hành chính.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật tố tụng hành chính 2015
thì Tòa án có thẩm quyền xem xét tính hợp pháp của văn bản
11


hành chính do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban
hành. Tuy nhiện tại điểm h khoản 1 Điều 37, khoản 12 Điều 38,
khoản 2 Điều 193 và khoản 6 Điều 241 lại gián tiếp loại bỏ thẩm

quyền này của Tòa án đối với văn bản hành chính của tổ chức.
Thứ ba, tại khoản 3, 4 Điều 3 Luật tố tụng hành chính 2015
khi quy định về hành vi hành chính là đối tượng khởi kiện vụ án
hành chính. Quy định “hành vi hành chính là hành vi…” chưa
thực sự rõ ràng, hơn nữa có nhiều hành vi là của cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định
của pháp luật nhưng không phải là hành vi hành chính. Chính vì
thế cần có hướng giải thích và quy định rõ ràng, cụ thể hơn. Bên
cạnh đó, tại khoản 3 Điều 3 chỉ quy định hành vi của cơ quan
hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan
hành chính, vậy còn hành vi của các cơ quan tổ chức khác trong
việc thực hiện hoạt động quản lí hành chính nếu trái pháp luật
thì có được khởi kiện không? Đây là vấn đề cần được bàn luận
và có kết luận cuối cùng, tránh việc lúng túng trong thực tế nếu
trường hợp này xảy ra.
Thứ tư, đối với “quyết định hành chính, hành vi hành chính
thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng,
an ninh, ngoại giao theo quy định của pháp luật”, dù đã có
những chỉnh lí phù hợp tuy nhiên pháp luật cũng cần quy định
rõ danh mục các loại quyết định và hành vi này. Bên cạnh đó,
việc giải thích quyết định hành chính, hành vi hành chính mang
tính nội bộ tại Khoản 6 điều 3 Luật tố tụng 2015 cần được cụ
thể hóa hơn nữa trong các văn bản hướng dẫn để người dân có
thể hiểu rõ và dễ dàng thực hiện.
Thứ năm, Đối với các quyết định kỉ luật buộc thôi việc công
chức giữ chức vụ từ tổng cục trưởng và tương đương trở xuống,
12


cho phép khởi kiện vì nó là quyết định nội bộ, ảnh hưởng đến

quyền lao động của công dân được Hiến pháp ghi nhận và bảo
đảm thực hiện. Nhưng vấn đề đặt ra là còn có đối tượng viên
chức được điều chỉnh theo Luật viên chức, theo quy định như
hiện nay nếu viên chức bị buộc thôi việc trái pháp luật sẽ không
được khởi kiện theo thủ tục tố tụng nào. Theo tinh thần tại Điều
4 Nghị định 75 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết một
số điều của Luật khiếu nại thì việc khiếu nại, giải quyết khiếu
nại quyết định kỷ luật của công chức, viên chức trong đơn vị sự
nghiệp công lập, người lao động trong doanh nghiệp nhà nước.
Tức là, viên chức có quyền khiếu nại đối với quyết định này,
trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì
có quyền khởi kiện. Tuy nhiên, trên thực tế có những tòa án đã
trả lại đơn khởi kiện của viên chức. Dẫn tới việc không thống
nhất tron việc áp dụng pháp luật. Như vậy, thiết nghĩ đối với các
quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ
nhưng liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá
nhân, tổ chức thì cũng cần cân nhắc, xem xét cho cá nhân, tổ
chức đó có quyền khởi kiện vụ án hành chính.
3. Một số giải pháp khắc phục những tồn tại trong quy định

của pháp luật về thẩm quyền xét xử vụ án hành chính
của tòa án theo loại việc
Để khắc phục những tồn tại trong các quy định của pháp
luật về thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính của tòa án theo
laoij việc, chúng ta cần thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất, bổ sung thêm các quy định về văn bản hành
chính. Theo đó có thể quy định: “văn vản hành chính là văn bản
có nội dung thể hiện ý chí của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có
thẩm quyền trong quá trình giải quyết một vấn đề cụ thể của
13



quản lý hành chính nhà nước”. Văn bản hành chính không bao
gồn văn bản quy phạm pháp luật và văn bản tố tụng. 6
Thứ hai, trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, tòa
án có quyền tự mình hoặc theo đề nghị của đương sự, kiến nghị
của Viện kiểm sát xem xét, kết luận về tính hợp pháp và kiến
nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ đối với văn bản hành chính là
căn cứ ban hành quyết định bị kiện, lập danh sách cử tri bị kiện
hoặc thực hiện hành vi hành chính bị kiện. Kết quả xem xét, kết
luận về tính hợp pháp của văn bản hành chính được thể hiện
bằng văn bản và là cơ sở để Tòa án giải quyết vụ án.
Thứ ba, cần đưa ra các quy định rõ ràng hơn về những
hành vi hành chính nào thuộc đối tượng khởi kiện của vụ án
hành chính, tư đó giúp cho cơ quan, các nhân, tổ chức dễ dàng
xác định được đối với những hành vi hành chính nào thì được
khởi kiện, đồng thời cũng tạo thuận lợi cho tòa án trong việc
giải quyết các vụ việc đó.
Thứ tư, đưa ra các quy định rõ ràng, cụ thể hơn về quyết
định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà
nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao.
C. KẾT LUẬN

Qua đây ta có thể thấy rõ được các quy định của pháp luật
Tố tụng hành chính về thẩm quyền xét xử vụ án hành chính của
Tòa án nhân dân theo loại việc. Đồng thời cũng thấy được một
số điểm quy định mới của Luật tố tụng hành chính 2015 so với
Luật tố tụng hành chính trước đây. Bên cạnh đó chúng ta cũng
thấy được một số bất cập trong các quy định của pháp luật về
thẩm quyền xét xử vụ án hành chính theo loại việc của tòa án.

6 Xem tạp chí Kiểm sát số 18 tháng 9/2017. Tr41

14


Từ đó đưa ra một số kiến nghị giải pháp khắc phục các hạn chế
trên. Việc thực hiện tốt, đầy đủ và đồng bộ các giải pháp đó sẽ
ghóp phần hoàn thiện hơn những quy định của pháp luật về
thẩm quyền xét xử vụ án hành chính của Tòa án nhân dân nói
chung, và thẩm quyền xét xử vụ án hành chính của tòa án theo
vụ việc nói riêng. Từ đó góp phần vào công cuộc cải cách tư
pháp trong thời kì hội nhập, góp phần đưa đất nước phát triển
sánh vai với các cường quốc trên thế giới.

15


Danh mục tài liệu tham khảo
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013.
Luật tố tụng hành chính 2015.
Luật tố tụng hành chính 2010.
Luật cạnh tranh 2012.
Luật khiếu nại 2011.

Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP ngày 29/2/2011 của hội
đồng thẩm phán TAND.

7. văn bản số: 02/GĐ-TANDTC ngày 19 tháng 9 năm 2016 “giải

đáp một số vấn đề về tố tụng hành chính, tố tụng dân sự”.
8.

Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội. “Giáo trình Luật tố tụng

9.

hành chính”. 2016.
Tạp chí Kiểm sát số 18 tháng 9/2017.

16


VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
ĐỀ BÀI
“Đánh giá quy định của pháp luật về thẩm
quyền xét xử vụ án hành chính theo loại việc
của Tòa án nhân dân”

Sinh viên: Nông Trường Giang

Lớp: K4L
Mã số sinh viên: 163801010320
Hà Nội – 2019

17



×