Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Tòa án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.95 KB, 14 trang )

Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là là một giai đoạn của tố tụng hình sự,
trong đó Tòa án có thẩm quyền tiến hành xem xét, giải quyết vụ án, ra bản
án, quyết định tố tụng theo các quy định của pháp luật hiện hành. Theo
nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử, bản án và quyết định sơ thẩm
của Tòa án hoàn toàn có thể bị khánh cáo, kháng nghị theo quy định của luật
pháp. Bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị trong một
khoảng thời gian nhất định thì sẽ có hiệu lực pháp luật, nếu bị kháng cáo,
kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm. Từ đó ta thấy rằng xét xử
sơ thẩm là xét xử lần đầu do Tòa án có thẩm quyền tiến hành theo quy định
của pháp luật. Vì đây là lần xét xử đầu tiên nên trong giai đoạn này Tòa án
phải giải quyết mọi vấn đề của vụ án trên cơ sở cáo trạng mà Viện kiểm sát
truy tố.
Pháp luật nước ta quy định rất chặt chẽ và phù hợp về thẩm quyền xét
xử sơ thẩm vụ án hình sự nhưng do những lý do khách quan và chủ quan vẫn
còn tồn tại nhiều hạn chế xung quanh vấn đề này. Chính vì vậy bên cạnh
việc tìm hiểu rõ về thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Tòa án thì
người viết cũng xin đưa ra một số ý kiến đóng góp cho việc hoàn thiện hơn
các quy định pháp luật về vấn đề này.
A. Khái niệm thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của
Tòa án:
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 (BLTTHS năm
2003) thì: thẩm quyền xét xử sơ thẩm là quyền mà pháp luật quy định cho
phép Tòa án được xét xử sơ thẩm vụ án hình sự căn cứ vào tính chất và mức
độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, đối tượng phạm tội, nơi thực hiện tội
phạm hoặc nơi khác theo quy định của pháp luật.
Bài tập học kỳ Môn Luật tố tụng hình sự Việt Nam
1
Việc quy định thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án cần phải dựa
vào các căn cứ sau:
- Đường lối chính sách của Đảng.
- Nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hình sự.


- Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.
- Tính nghiêm trọng, phức tạp của tội phạm.
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của thẩm phán cũng như điều tra
viên, kiểm sát viên.
- Biên chế và cơ sở vật chất.
- Tình hình phạm tội và yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm.
B. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Tòa án
theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự:
1. Thẩm quyền xét xử theo sự việc:
Thẩm quyền xét xử theo sự việc là sự phân định thẩm quyền xét xử
giữa Tòa án các cấp với nhau căn cứ vào tính chất của tội phạm.
a. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu
vực:
Thẩm quyền này được quy định rõ tại Khoản 1 Điều 170 BLTTHS
năm 2003. Nếu thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân
sự khu vực được quy định một cách hợp lý và chặt chẽ thì phần lớn các tội
phạm xảy ra sẽ được xử lý kịp thời, phát huy được tác dụng giáo dục răn đe
và góp phần bảo vệ trật tự an toàn cho xã hội. Cụ thể như sau:
“Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ
thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm
nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội phạm sau đây :
Bài tập học kỳ Môn Luật tố tụng hình sự Việt Nam
2
a) Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;
b) Các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến
tranh;
c) Các tội quy định tại các điều 93, 95, 96, 172, 216, 217, 218, 219,
221, 222, 223, 224, 225, 226, 263, 293, 294, 295, 296, 322 và 323 của Bộ luật
hình sự”.
Như vậy, Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực có

thẩm quyền xét xử sơ thẩm những tội phạm mà Bộ luật hình sự quy định
hình phạt từ mười lăm năm tù trở xuống, trừ những tội quy định tại điểm a,
b, c Khoản 1 Điều 170 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Tuy nhiên do trình
độ và năng lực chuyên môn, điều kiện cơ sở vật chất, biên chế của Cơ quan
điều tra, viện kiểm sát và Tòa án ở một số huyện chưa đảm bảo yêu cầu, cần
tiếp tục bổ sung, kiện toàn mới có thể đảm bảo yêu cầu. Nghị quyết số
24/2003/QH11 về việc thi hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 tại mục 3
đã chỉ rõ: “Kể từ ngày Bộ luật Tố tụng hình sự có hiệu lực, những Tòa án
nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Tòa án quân sự khu vực
có đủ điều kiện thực hiện thì được giao thẩm quyền xét xử mới quy định tại
khoản 1 Điều 170 của Bộ luật này. Những Tòa án nhân dân huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh, Tòa án quân sự khu vực chưa đủ điều kiện thì thực
hiện thẩm quyền xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm ít
nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, trừ những tội phạm quy định tại các
điểm a, b và c khoản 1 Điều 170 của Bộ luật này, nhưng chậm nhất đến ngày
01 tháng 7 năm 2009, tất cả Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh, Tòa án quân sự khu vực thực hiện thống nhất thẩm quyền xét xử
mới quy định tại khoản 1 Điều 170 của Bộ luật Tố tụng hình sự”.
Theo tinh thần đó, các cơ quan liên quan trong phạm vi chức năng của
mình đã khẩn trương củng cố cơ sở vật chất, kiện toàn đội ngũ cán bộ của cơ
Bài tập học kỳ Môn Luật tố tụng hình sự Việt Nam
3
quan điều tra, viện kiểm sát và Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh, cơ quan điều tra quân sự, viện kiểm sát quân sự, Tòa án quân
sự khu vực để thực hiện thống nhất thẩm quyền xét xử theo quy định mới.
b. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp
quân khu:
Thẩm quyền này được quy định tại Khoản 2 Điều 170 BLTTHS năm
2003. Theo đó, so với những quy định trước đây, thẩm quyền xét xử sơ thẩm
của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu được quy

định trong Bộ luật TTHS không có gì khác nhau, cụ thể là các vụ việc như
sau:
- Những vụ án hình sự về những tội phạm không thuộc thẩm quyền
cuat Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực.
- Những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp dưới mà mình lấy
lên để xét xử.
Bộ luật TTHS không quy định cụ thể những vụ án nào thuộc thẩm
quyền của Tòa án cấp huyện nhưng Tòa án cấp tỉnh lấy lên xét xử. Vì thế,
chánh án tòa, viện trưởng viện kiểm sát và thủ trưởng cơ quan điều tra cấp
tỉnh cần căn cứ vào khả năng thực tế của các thẩm phán, kiểm sát viên và
điều tra viên ở cấp huyện mà xác định những vụ việc nào cần lấy lên để điều
tra, truy tố và xét xử ở cấp tỉnh. Những vụ án đó thường là những vụ án như
sau:
- Vụ án phức tạp (tình tiết khó, liên quan đến nhiều cấp, nhiều
ngành).
- Vụ án mà bị cáo là thẩm phán, kiểm sát viên, sỹ quan Công an, cán
bộ lãnh đạo chủ chốt ở cấp huyện, người có chức sắc trong tôn
giáo hoặc có uy tín cao trong dân tộc ít người.
Bài tập học kỳ Môn Luật tố tụng hình sự Việt Nam
4
2. Thẩm quyền xét xử theo đối tượng:
Thẩm quyền xét xử theo đối tượng là sự phân định thẩm quyền xét xử
giữa Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự căn cứ vào đối tượng phạm tội.
Theo Điều 3 của Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự năm 2002 thì:
“Các Toà án quân sự có thẩm quyền xét xử những vụ án hình sự mà bị
cáo là:
1. Quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân quốc phòng, quân nhân
dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng
chiến đấu; dân quân, tự vệ phối thuộc với Quân đội trong chiến đấu, phục vụ
chiến đấu và những người được trưng tập làm nhiệm vụ quân sự do các đơn

vị quân đội trực tiếp quản lý;
2. Những người không thuộc các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều
này mà phạm tội có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho
Quân đội”.
Bí mật quân sự là bí mật của quân đội, bí mật về an ninh quốc phòng
được xác định là bí mật quân sự và được quy định trong các văn bản do các
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành. Gây thiệt hại cho quân đội mà
cụ thể là gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tự do, danh dự, nhân phẩm
của những người được quy định tại Khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh tổ chức Tòa
án quân sự hoặc tài sản của những người này được quân đội cấp phát để thực
hiện nhiệm vụ quân sự thì đó chính là gây thiệt hại đến tài sản và danh dự,
uy tín của quân đội. Quân nhân tại ngũ phạm tội trong quân đội và bên ngoài
xã hội đều thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự. Trường hợp vụ án
vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự và
Bài tập học kỳ Môn Luật tố tụng hình sự Việt Nam
5

×