Tải bản đầy đủ (.docx) (94 trang)

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG TRÊN TUYẾN 14 (BẾN XE MIỀN ĐÔNG –BẾN XE MIỀN TÂY)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.95 MB, 94 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
PHÂN HIỆU TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA VẬN TẢI - KINH TẾ
BỘ MÔN: KINH TẾ VẬN TẢI & DU LỊCH
------

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNH
KHÁCH CÔNG CỘNG TRÊN TUYẾN 14
(BẾN XE MIỀN ĐÔNG –BẾN XE MIỀN TÂY)

GVHD: ThS. NGUYỄN HOÀNG TRỊ
SVTH : LÂM THANH PHƯƠNG
MSSV : 5654004025
LỚP : KINH TẾ VẬN TẢI & DU LỊCH - K56

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019


MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT...............................................................................................8
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................10
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH VÀ CHẤT LƯỢNG
DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG Ô TÔ..................................................12
1.1.

Tổng quan về vận tải hành khách bằng ô tô...................................................12


1.1.1.

Khái niệm.................................................................................................12

1.1.2.

Đặc điểm..................................................................................................13

1.1.3.

Phân loại.................................................................................................15

1.1.4.

Vai trò........................................................................................................2

1.2.

Cơ sở lý luận về chất lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt............................5

1.2.1. Chất lượng, dịch vụ......................................................................................5
1.2.2 Chất lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt...................................................6
1.2.3. Các tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt................6
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ VTHKCC.............................13
1.3 Phương pháp đánh giá chất lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt...................16
1.3.1 Đánh giá của các nhà quản lý......................................................................16
1.3.2 Đánh giá thông tin công ty cung cấp............................................................17
1.3.3 Đánh giá của khách hàng.............................................................................17
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VTHKCC TRÊN TUYẾN
BUÝT 14 (BẾN XE MIỀN ĐÔNG- BẾN XE MIỀN TÂY) CỦA LIÊN HIỆP HTX

VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH...................................................................20
2.1. Giới thiệu về Liên Hiệp HTX Vận Tải thành phố Hồ Chí Minh:........................20
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển..............................................................20
Giới thiệu chung về Liên hiệp HTX VT Tp.HCM...................................................20
 Định hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai...............................21
2.1.2 Tìm hiểu về cơ cấu và chức năng bộ máy tổ chức quản lý Liên hiệp...........21
b. Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của các phòng ban cũng như các bộ phận khác
trong Liên hiệp và các mối quan hệ.......................................................................22
2.1.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật của Liên Hiệp HTX Vận tải TPHCM......................23
a. Phân tích các điều kiện khai thác của Liên Hiệp HTXVT Thành Phố................24
 Điều kiện vận tải.............................................................................................24
 Điều kiện tổ chức kỹ thuật..............................................................................25
 Điều kiện thời tiết khí hậu..............................................................................29
 Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................................29


2.2. Hiện trạng sản xuất kinh doanh của HTX..........................................................30
2.2.1. Hiện trạng phương tiện................................................................................30
2.2.2 Tình hình lao động.......................................................................................36
2.2.3 Kết quả hoạt động sản xuất của toàn công ty qua một số năm:....................37
2.3. Hiện trạng phục vụ hành khách công cộng trên tuyến 14 (Bến xe miền Đôngbến xe miền Tây) của liên hiệp HTX Vận tải thành phố...........................................39
2.3.1 Giới thiệu chung về tuyến buýt 14 (BX Miền Đông – BX Miền Tây)............39
2.3.1.2 Tình hình đoàn phương tiện của tuyến 14.................................................43
2.2.1.3 Lao động:..................................................................................................45
2.2.1.4 Công tác tổ chức vận tải trên tuyến 14:.....................................................45
2.2.1.5. Sự biến động luồng hành khách trên tuyến 14................................................46
2.3.6. Đánh giá chất lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt thông qua các chỉ tiêu...........49
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRÊN TUYẾN
14 (BẾN XE MIỀN ĐÔNG – BẾN XE MIỀN TÂY)..................................................63
3.1. Các căn cứ pháp lý để nâng cao chất lượng dịch vụ..........................................63

3.1.1. Mục tiêu, quan điểm phát triển GTVT ở TP HCM đến năm 2025...............63
3.1.2. Quy hoạch phát triển GTVT ở TP HCM đến năm 2025..............................65
3.1.3.Định hướng phát triển của Công ty trong tương lai......................................66
3.1.4.Phương hướng và mục tiêu phát triển của Công ty năm 2019......................67
3.2.Các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ VTHKCC trên tuyến 14..................67
3.2.1.Giải pháp về cơ sở hạ tầng trên tuyến..........................................................67
3.2.2.Giải pháp nâng cao chất lượng đoàn phương tiện........................................68
3.2.3.Các giải pháp về con người..........................................................................69
3.2.4.Giải pháp về tổ chức quản lí.........................................................................72
3.3. Đánh giá hiệu quả của các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ VTHKCC trên
tuyến 14
PHỤ LỤC.................................................................................................................... 75
Bảng PL1: Phiếu khảo sát hành khách trên tuyến buýt 14....................................75
(Bến xe Miền Đông – Bến xe Miền Tây)..............................................................75
PHIẾU KHẢO SÁT HÀNH KHÁCH TRÊN TUYẾN BUÝT 14.........................75
(BẾN XE MIỀN ĐÔNG – BẾN XE MIỀN TÂY)................................................75
DANH MỤC VIẾT TẮT
HK

:

Hành khách
5


BDSC
BH
BX
CP
DA

HTX VT
UBND
VTHKCC
LHHTXVT
GTĐT
TPHCM KCHTGT

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

Bảo dưỡng sửa chữa
Bảo hiểm
Bến xe
Chi phí
Dự án
Hợp tác xã Vận tải
Ủy ban nhân dân
Vận tải hành khách công cộng
Liên hiệp hợp tác xã vận tải
Giao thông đô thị

Thành phố hồ chí minh
Kết cấu hạ tầng giao thông

6


LỜI MỞ ĐẦU
Vận tải hành khách bằng ô tô là loại hình sản xuất vật chất đặc biệt mang tính xã
hội hoá cao là yêu cầu tất yếu khách quan trong đời sống kinh tế xã hội, góp phần đáp
ứng nhu cầu đi lại của con người làm xích lại khoảng cách giữa thành phố và nông
thôn, giữa đồng bằng và miền núi. Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu đi lại ngày
càng nhiều hơn và đòi hỏi cao hơn vận tải hành khách nói chung và vận tải hành khách
bằng ôtô nói riêng luôn phải có sự phát triển tương ứng để thoả mãn tốt nhu cầu đó.
Bên cạnh đó, ngày nay bất kể một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển
trên thị trường thì đều phải coi trọng hai chữ “chất lượng”. Chất lượng sản phẩm vừa
là cái đích để các doanh nghiệp vươn tới, vừa là công cụ để doanh nghiệp đạt được các
mục tiêu của mình. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách
cũng vậy, điều đó là nguyên nhân chính dẫn đến sự ra đời của dịch vụ vận tải hành
khách bằng xe chất lượng cao.
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều công ty vận tải hoạt động, sự cạnh tranh rất
lớn. Để tồn tại và đứng vững được các doanh nghiệp vận tải cần có cách phương án để
nâng cao chất lượng dịch vụ VTHK. Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt là
một trong những loại hình vận tải mà công ty khai thác, mạng lại nhiều lợi ích cho
cộng đồng. Với mục đích nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải bằng xe buýt, để mạng
lưới xe buýt phát triển mạnh mẽ hơn, chất vụ phục vụ tốt hơn, em xin chọn đề tài:
“Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt –
Áp dụng trên tuyến buýt 14 (Bến xe miền Đông- bến xe miền Tây) của liên hiệp HTX
Vận tải thành phố.
2. Đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu:
- Hoạt độngVTHKCC trên tuyến buýt 14 (Bến xe miền Đông- bến xe miền Tây) của
liên hiệp HTX Vận tải thành phố.
- Các yếu tố ảnh hưởng chất lượng VTHKCC bằng xe buýt của công ty HTX Vận Tải
Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Chất lượng VTHKCC bằng xe buýt trên tuyến 14 (Bến xe miền Đông- bến xe miền
Tây) của liên hiệp HTX Vận tải thành phố.
 Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài chỉ tập trung vào nghiên cứu các chỉ tiêu, ý nghĩa và phạm vi ứng dụng các chỉ
tiêu dùng để đánh giá chất lượng dịch vụ VTHKCC trên tuyến buýt 14.


 Mục tiêu nghiên cứu.
Trên cơ sở thực trạng hoạt động vận tải và chất lượng VTHKCC bằng xe buýt
trên tuyến số 14, dựa vào việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ
VTHKCC để đưa ra những giải pháp tối ưu nhất nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ
trên tuyến 14.
3. Phương pháp và quy trình thu thập số liệu.
-

Phương pháp nghiên cứu: khảo sát, so sánh và phân tích những số liệu thu thập

được.
-

Thu thập số liệu:

 Các tài liệu chung về công ty và các tài liệu liên quan đến tuyến.
 Các tài liệu phục vụ cho việc phân tích đánh giá và nâng cao chất lượng dịch vụ vận
tải công cộng trên tuyến.

 Chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng thực tế trên tuyến.
4. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu đề tài gồm 3 chương:
Chương I. Tổng quan về chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe
buýt.
Chương II. Phân tích đánh giá thực trạng chất lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt
tại công ty Liên Hiệp HTX Vận Tải Thành Phố.
Chương III: Giải pháp cải thiện chất lượng dịch vụ VTHKCC trên tuyến 14 (Bến xe
miền Đông- bến xe miền Tây) của liên hiệp HTX Vận tải thành phố.

8


CHƯƠNG I :
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH VÀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ
VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG Ô TÔ
1.1.
1.1.1.
a.
-

Tổng quan về vận tải hành khách bằng ô tô.
Khái niệm.
Khái niệm về vận tải và sản phẩm vận tải.
Khái niệm về vận tải:
Tất cả của cải vật chất chủ yếu cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội
loài người theo Các Mác được tạo ra ở 4 ngành sản xuất vật chất cơ bản: công nghiệp
khai khoáng, công nghiệp chế biến, nông nghiệp và vận tải. Đối với ngành sản xuất vật
chất như công nghiệp, nông nghiệp... trong quá trình sản xuất đều có sự kết hợp của 3
yếu tố: công cụ lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Vận tải cũng là một

ngành sản xuất vật chất vì trong quá trình sản xuất của ngành vận tải cũng có sự kết
hợp của 3 yếu tố đó.
Vận tải là một hoạt động có mục đích của con người nhằm đáp ứng nhu cầu di
chuyển vị trí của đối tượng vận chuyển, đối tượng vận chuyển gồm con người (hành
khách) và vật phẩm (hàng hóa). Sự di chuyển vị trí của con người và vật phẩm trong
không gian rất đa dạng, phong phú và không phải mọi di chuyển đều là vận tải. Vận tải
chỉ bao gồm những di chuyển do con người tạo ra với mục đích nhất định để thỏa mãn
nhu cầu về sự di chuyển đó mà thôi. Ngành sản xuất vận tải là một sự cần thiết nhất
định trong sự tồn tại và phát triển xã hội. Có thể khái niệm về vận tải như sau:
Vận tải là một quá trình thay đổi (di chuyển) vị trí của hàng hóa và hành khách
trong không gian và thời gian để nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.

- Khái niệm về sản phẩm vận tải: là sự dịch chuyển một khối lượng hàng hoá,
một số lượng hành khách trên một khoảng cách nhất định.
b. Khái niệm về VTHKCC.
- VTHKCC được hiểu theo nghĩa rộng là một hoạt động trong đó sự vận chuyển
là một dịch vụ mà nhà nước, doanh nghiệp cung cấp cho hành khách để thu tiền cước
bằng những phương tiện VTHKCC.
Ngoài ra có nhiều khái niệm khác nhau nữa về VTHKCC như: VTHKCC là hệ
thống vận tải với các tuyến đường và lịch trình cố định, có sẵn, phục vụ nhu cầu của
mọi đối tượng chịu chi trả với mức giá quy định.
 Tóm lại: VTHKCC là loại hình vận chuyển trong đô thị có thể đáp ứng được
khối lượng nhu cầu đi lại của mọi tầng lớp dân cư một cách thường xuyên, liên tục
theo thời gian xác định, theo hướng và tuyến ổn định trong thời kì xác định.

9


- VTHKCC bằng xe buýt: là một trong những loại hình VTHKCC hoạt động theo
một biểu đồ vận hành nhằm phục vụ nhu cầu đi lại hằng ngày của người dân trong các

thành phố lớn và khu đông dân cư, có thu tiền vé theo quy định.
Theo nghị định 91/2009/NĐ/CP của Chính Phủ về điều kiện kinh doanh vận tải
bằng ô tô thì kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định có các
điểm dừng, đón trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành trong phạm vi nội thành,
nội thị, phạm vi tỉnh hoặc phạm vi giữa 2 tỉnh liền kề. Trường hợp điểm đầu và điểm
cuối của tuyến xe buýt liền kề thuộc đô thị đặc biệt thì không vượt quá 3 tỉnh, thành
phố. Cự li tuyến xe buýt không quá 60km.
1.1.2. Đặc điểm.
a. Đặc điểm của quá trình vận tải và sản phẩm vận tải.
-

Đặc điểm của quá trình vận tải:
Ngành vận tải không tạo ra sản phẩm mới cho xã hội mà chỉ chuyên chở hàng
hoá và hành khách, khi đó thuộc tính và chất lượng sản phẩm được chuyên chở không
thay đổi mà chỉ thay đổi vị trí của chúng trong không gian tạo ra sản phẩm vận tải (sản
phẩm vận tải là một loại sản phẩm đặc biệt).
Trong các ngành sản xuất vật chất khác như công nghiệp, nông nghiệp thì quá
trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tách rời nhau trong không gian và thời gian.Vì vậy
quá trình vận tải là di chuyển hàng hoá từ nơi sản xuất tới nơi tiêu dùng hoặc vận
chuyển con người từ nơi này tới nơi khác liên quan đến hoạt động sản xuất hoặc hoạt
động sinh hoạt văn hoá của họ.

-

Đặc điểm của sản phẩm vận tải:
Trong nền kinh tế người ta dùng vận chuyển 1 tấn hàng hoá với một khoảng
cách 1 km được lấy làm 1 đơn vị sản phẩm vận tải hàng hoá (TKm), vận chuyển một
hành khách với 1 khoảng cách 1 km làm đơn vị vận chuyển hành khách (KHKm).
Trong từng trường hợp, hoàn cảnh cụ thể thì khối lượng hàng hoá vận chuyển được đo
bằng khối hàng, lô hàng, khoảng cách vận chuyển đo bằng đơn vị dặm, hải lý... với

một hệ số nhất định so với đơn vị đo km thông thường. Điều khác biệt của sản phẩm
vận tải đó là không có hình thái vật chất cụ thể, không nhìn thấy, không sờ được, nó ở
dạng vô hình vì thế sản phẩm vận tải không dự trữ được.
Như các loại sản phẩm khác, sản phẩm vận tải có giá trị và giá trị sử dụng, có
cầu, có cung, có sự cân bằng cũng như sự khác biệt giữa cung và cầu sản phẩm vận tải
trong thị trường. Giá trị của sản phẩm vận tải chính là hao phí lao động xã hội bỏ ra để
sản xuất được 1 đơn vị sản phẩm vận tải. Giá trị sử dụng của sản phẩm vận tải chính là
làm thoả mãn nhu cầu và mong muốn vận chuyển của chủ hàng và hành khách.
10


b. Đặc điểm của VTHKCC.
- Các tuyến VTHKCC có khoảng cách vận chuyển ngắn do diễn ra trong phạm vi
thành phố nhằm thực hiện việc giao lưu hành khách giữa các vùng trong thành phố với
nhau. Trên các tuyến khoảng cách giữa các điểm đỗ ngắn (trung bình từ 400 – 600
mét).
- Yêu cầu chạy xe rất cao, cụ thể là tần xuất chạy xe lớn, độ chính xác về thời
gian và không gian cao để đảm bảo chất lượng phục vụ hành khách, mặt khác nhằm
giữ gìn trật tự, an toàn giao thông đô thị.
- Để đảm bảo yêu cầu phục vụ hành khách an toàn, nhanh chóng, thuận tiện và
văn minh lịch sự phương tiện phải thông thoáng, đủ ánh sáng và sạch đẹp, tiện nghi
đầy đủ.
- Có các công trình và trang thiết bị khác phục vụ đồng bộ (nhà chờ, các điểm đỗ,
hệ thống thông tin...).
 Những đặc điểm trên là một trong những yếu tố chi phối hoạt động của
VTHKCC và có tác động trực tiếp đến khả năng phát triển của VTHKCC.
c. Đặc điểm của VTHKCC bằng xe buýt.
-

Xe buýt có ưu điểm nổi bật là:

 Có tính cơ động cao, không phụ thuộc vào mạng dây dẫn và đường ray, không
cản trở và dễ hòa nhập vào hệ thống giao thông đường sá trong thành phố.
 Khai thác điều hành đơn giản, có thể nhanh chóng điều chỉnh chuyến, lượt
trong thời gian ngắn mà không ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến.
 Hoạt động có hiệu quả với công suất của dòng hành khách nhỏ và trung bình.
Đối với luồng hành khách có biến động cao về thời gian, không gian vận tải có thể giải
quyết thông qua việc lựa chọn loại thích hợp vào một biểu đồ vận hành hợp lý.
 Vận tải xe buýt phân chia nhu cầu đi lại cho các tuyến (đường phố) khác nhau
trên cơ sở mạng lưới thực thể để điều tiết mật độ đi lại chung.
 Chi phí đầu tư tương đối thấp so với phương tiện VTHKCC hiện đại, tận dụng
mạng lưới đường hiện tại của thành phố, chi phí vận hành thấp, nhanh chóng mang lại
hiệu quả cao.

-

Nhược điểm của hình thức vận tải này là:
 Năng lực vận chuyển không cao, năng suất vận chuyển, tốc độ khai thác thấp.
Khả năng vận tải thấp trong giờ cao điểm vì dùng bánh hơi.

11


 Trong khai thác đôi khi không thuận lợi do thiếu thiết bị đỗ dừng xe ở bến,
thiếu hệ thống thông tin nên không đáp ứng được yêu cầu của người đi (tiện nghi, độ
tin cậy).
 Ô tô buýt sử dụng nhiên liệu không tinh tế (xăng, dầu…). Động cơ đốt trong
của xe có thể gây ô nhiễm môi trường cao do: khí xả, bụi, nhiên liệu, dầu nhờn chảy
ra… ngoài ra còn gây tiếng ồn và chấn động.
 Vận tải xe buýt là loại hình vận tải thông dụng nhất trong hệ thống VTHKCC,
đóng vai trò chủ yếu trong vận chuyển hành khách ở những vùng đang phát triển của

thành phố, những khu vực trung tâm và đặc biệt là những thành phố cũ.
1.1.3. Phân loại.
a. Phân loại vận tải.
Có nhiều cách phân loại vận tải, có thể phân loại theo các tiêu thức sau đây:
-

Căn cứ vào phương thức thực hiện quá trình vận tải:

 Vận tải đường thủy.
 Vận tải hàng không.
 Vận tải đường bộ.
 Vận tải đường sắt.
 Vận tải đường ống
- Căn cứ vào đối tượng vận chuyển:
 Vận tải hành khách
 Vận tải hàng hóa
-

Căn cứ vào cách tổ chức quá trình vận tải:
 Vận tải đơn phương thức: hàng hóa hay hành khách được vận chuyển từ nơi đi
đến nơi đến bằng một phương thức vận tải duy nhất.
 Vận tải đa phương thức: việc vận chuyển được thực hiện bằng ít nhất là hai
phương thức vận tải, nhưng chỉ sử dụng một hợp đồng vận tải duy nhất và chỉ một
người chịu trách nhiệm trong quá trình vận chuyển đó.
 Vận tải đứt đoạn: là việc vận chuyển được thực hiện bằng hai hay nhiều phương
thức vận tải, nhưng phải sử dụng hai hay nhiều hợp đồng vận tải và hai hay nhiều
người chịu trách nhiệm trong quá trình vận tải đó.

-


Căn cứ vào tính chất vận tải:
12




Vận tải công nghệ (vận tải nội bộ): là việc vận chuyển trong nội bộ doanh

nghiệp… nhằm di chuyển nguyên, vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm, con người…
phục vụ cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp bằng phương tiện của doanh nghiệp
đó mà không trực tiếp thu tiền cước vận tải. Vận tải nội bộ là thực hiện một khâu của
quá trình công nghệ để sản xuất sản phẩm vật chất nào đó.
 Vận tải công cộng: là việc kinh doanh vận tải (hàng hóa hay hành khách) để thu
tiền cước dịch vụ vận tải và tìm kiếm lợi nhuận.
 Vận tải cá nhân: là việc vận chuyển để nhằm thỏa mãn nhu cầu của bản thân
(hoặc người thân) mà không thu tiền cước vận tải.
-

Phân loại theo tiêu thức khác:


Theo cự ly vận chuyển: cự ly dài;

 cự ly trung bình; cự ly ngắn.
 Theo khối lượng vận tải: khối lượng lớn; vừa và nhỏ.
 Theo phạm vi vận tải: trong nước (trong thành phố, nội tỉnh, liên tỉnh), quốc tế.
Phân loại VTHKC
Phương tiện VTHKCC có thể phân theo nhiều tiêu thức khác nhau: chức
năng sử dụng, vị trí chạy xe đối với đường phố, đặc điểm xây dựng đường xe
chạy, động cơ sử dụng, sức chứa của phương tiện...

Phân loại phương tiện vận tải hành khách công cộng trong thành phố:
Hình 1-1: Phân loại phương tiện vận tải hành khách công cộng trong thành phố
Phương tiện VTHKCC có đặc điểm là sức chứa lớn, chuyên chở được

nhiều hành khách, phục vụ đông đảo nhân dân thành phố, diện tích chiếm dụng
13














đường rất nhỏ so với các loại phương tiện khác (tính cho 1 hành khách). Vì vậy
các phương tiện VTHKCC luôn giữ vai trò chủ yếu trong việc phục vụ hành
khách của thành phố.
Một số loại phương tiện vận tải hành khách công cộng trong thành phố:
Tàu điện bánh sắt (tramway):
Tàu điện bánh sắt là một loại phương tiện chạy trên ray và sử dụng năng
lượng điện cấp theo đường dây dọc tuyến. Trên thế giới tàu điện bánh sắt được
sử dụng ở các thành phố vừa và lớn. Hiện nay, khuynh hướng sử dụng tàu điện
bánh sắt cũng rất khác nhau, có thành phố phát triển mạnh loại hình này, có
thành phố loại bỏ hoặc chỉ sử dụng ở vùng ngoại thành.

Tàu điện ngầm (Metro):
Tàu điện ngầm là PTVT mà kết cấu hạ tầng (đường và các công trình
phục vụ) phần lớn đều được đặt ngầm dưới mặt đất. Tàu điện ngầm được sử
dụng ở các thành phố có quy mô lớn (dân số trên 1 triệu người), có công suất
luồng hành khách từ 12.000 – 60.000 HK/giờ theo một hướng vào giờ cao
điểm.
Vận tải đường sắt đô thị (railway):
Vận tải đường sắt đô thị là một hình thức vận tải đô thị có khả năng
thông qua rất lớn. Cùng với sự mở rộng quy mô thành phố, các ga đường sắt ở
khu vực thành phố cũng tăng lên. Mạng lưới đường sắt nội đô phát triển ở
những nơi chưa có tàu điện ngầm tạo điều kiện thuận lợi cho hành khách thực
hiện chuyến đi hoặc tiếp chuyển giữa các hình thức vận tải khác nhau.
Xe điện bánh hơi (trolleybus):
Xe điện bánh hơi được vận hành trên đường phố như xe buýt song nguồn
động lực dùng năng lượng điện phải có hệ thống 2 đường dây dẫn điện để
truyền dẫn điện và các trạm biến thế. Do vậy nên tính cơ động của chúng bị hạn
chế và yêu cầu chất lượng mặt đường phải đảm bảo và độ dốc không quá 8%.
Ô tô buýt :
Xe buýt là loại PTVT hành khách được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
Xe buýt đầu tiên được đưa vào khai thác ở London (Anh) năm 1900. Hiện nay
xe buýt đóng vai trò chủ yếu trong vận chuyển hành khách ở những vùng đang
phát triển của thành phố, những khu vực trung tâm và đặc biệt là những thành
phố cổ.
Tàu điện 1 ray (monorail):
Là loại PTVT hiện đại. Tàu điện 1 ray lần đầu tiên được sử dụng ở thành
phố Vuppeptal của Đức vào năm 1901 với chiều dài tuyến 13km, tốc độ của tàu
cao khoảng 60km/h và khả năng chuyên chở lớn gần 25.000 HK/h. Hiện nay nó
được sử dụng nhiều ở các nước phát triển và ngày càng hoàn thiện. Gần đây
người ta đã đưa vào sử dụng tàu điện 1 ray chạy trên đệm từ hoặc đệm không
14





khí và có thể đạt được tốc độ 500km/h. Ngoài việc sử dụng nó trong thành phố
nó còn được sử dụng để vận tải hành khách liên tỉnh.
Tàu điện chạy trên cao (Lightrail):
Có dạng tương tự như metro nhưng hoạt động trên tuyến đường chuyên
dụng ở trên cao. Đây là một loại phương thức vận tải hiện đại và cũng rất phát
triển. Tàu điện chạy trên cao có khả năng chuyên chở 25.000 - 30.000HK/h và
đạt tốc độ 30÷40 km/h. Cũng như tàu điện 1 ray nó có ưu điểm là không giao
cắt với đường phố, tiết kiệm quỹ đất, đặc biệt là khi không có khả năng mở
rộng đường và nó còn là một công trình kiến trúc đô thị làm tôn thêm mỹ quan
của những thành phố hiện đại.
 Đối với nước ta hiện nay, cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn yếu, không đồng bộ và

chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nhanh chóng nên phương tiện VTHKCC bằng
xe buýt được xem là phương tiện hiệu quả và phù hợp trong hoàn cảnh hiện tại.
b. Phân loại các hình thức chạy xe buýt trong thành phố.
- Xe buýt thông thường: xe buýt sẽ lần lượt dừng lại ở tất cả các điểm
dừng trên hành trình, giúp cho hành khách có thể lên xuống tại bất cứ điểm nào
đó trên tuyến.
- Xe buýt nhanh: xe chỉ dừng lại ở một số điểm dừng chủ yếu trên tuyến,
bỏ qua một số điểm dừng.
- Xe buýt tốc hành: số điểm dừng trên tuyến ít, chỉ dừng lại ở một số điểm
dừng chính, chủ yếu là những điểm trung chuyển.
- Xe buýt hoạt động theo hành trình rút ngắn : theo không gian, thời gian,
xe buýt không chạy hết hành trình quy định, mà chỉ hoạt động trên một đoạn
của hành trình.
1.1.4. Vai trò.

a. Vai trò của vận tải.
Vận tải có một vai trò hết sức quan trọng. Hệ thống vận tải được ví như mạch máu
trong cơ thể người, nó phản ánh mức độ phát triển kinh tế xã hội của một nước.
- Trong sản xuất: vận chuyển nguyên, nhiên vật liệu, bán thành phẩm,
thành phẩm, lao động để phục vụ quá trình sản xuất thì vận tải là yếu tố quan
trọng của quá trình lưu thông. Vận tải là mạch máu của nền kinh tế quốc dân,
nối liền các ngành, các đơn vị sản xuất với nhau: nối liền khu vực sản xuất với
khu vực tiêu dùng, nối liền thành thị với nông thôn, giữa đồng bằng với miền
núi làm cho nền kinh tế thành một khối thống nhất.
- Trong đời sống: Vận tải làm cho con người gần lại với nhau hơn, đặc biệt
là những người sống ở các vùng có nền văn hóa khác nhau. Từ đó làm giàu
thêm đời sống văn hóa xã hội của mỗi quốc gia, mỗi vùng. Vận tải đáp ứng
15


được nhu cầu đi lại của con người với nhiều mục đích khác nhau như: đi làm, đi
học, vui chơi, giải trí… nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
- Trong an ninh quốc phòng: thực hiện nhiệm vụ vận chuyển vũ khí, đạn
dược, lương thực thực phẩm, quân trang quân dụng…Tăng cường an ninh quốc
phòng, bảo vệ Tổ Quốc.
- Trong quan hệ quốc tế: phát triển hợp tác quốc tế, mở rộng mối quan hệ,
giao lưu với nước ngoài trong các lĩnh vực.
b. Vai trò của VTHKCC trong đô thị.
- Tạo thuận lợi cho việc phát triển chung của đô thị.
Đô thị hóa gắn liền với phát triển các khu dân cư, công nghiệp, thương
mại, văn hóa... kéo theo sự gia tăng cả về phạm vi lãnh thổ và dân số đô thị, dẫn
đến xuất hiện các quan hệ vận tải với công suất lớn và khoảng cách xa nằm
ngoài khả năng đáp ứng của các loại phương tiện cá nhân. Khi đó chỉ có hệ
thống VTHKCC mới có thể đáp ứng được.
Nếu không thiết lập một mạng lưới VTHKCC hợp lý, tương ứng với nhu

cầu thì sức ép về giải quyết mối giao lưu giữa các khu chức năng đô thị phân bố
cách xa khu trung tâm với công suất luồng hành khách lớn sẽ là lực cản đối với
quá trình đô thị hóa. Lãnh thổ thành phố càng mở rộng thì vai trò của giao
thông đô thị càng thể hiện rõ qua việc rút ngắn thời gian đi lại và đáp ứng nhu
cầu của các dòng hành khách công suất lớn.
- Nhân tố chủ yếu để tiết kiệm thời gian đi lại của người dân đô thị, góp phần
tăng năng suất lao động xã hội.
Trong một đô thị hiện đại, do tần suất đi lại cao và cự lý đi lại bình quân lớn nên tổng
hao phí thời gian đi lại của một người dân là đáng kể.
-

Đảm bảo an toàn và giữ gìn sức khỏe cho người đi lại.
An toàn giao thông gắn liền với hệ thống vận tải và cơ sở hạ tầng kỹ thuật giao thông.
Ở các thành phố nước ta hiện nay do số lượng xe máy tăng quá nhanh trong khi hệ
thống CSHT chưa đáp ứng được kịp thời là nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao
thông do vậy VTHKCC đem lại an toàn và sức khỏe cho người đi lại.

-

Góp phần bảo vệ môi trường đô thị.
Công cộng hóa phương tiện đi lại là một trong số các giải phát hữu hiệu mang tính khả
thi nhằm tối tiểu hóa tác động tiêu cực của GTVT đô thị đến môi trường. Việc thay thế
các phương tiện cá nhân bằng VTHKCC sẽ góp phần hạn chế mật độ ô tô, xe máy,
những phương tiện thường xuyên thải ra một lượng lớn khí xả chứ nhiều thành phần
độc hại như: cacbuahydro, oxit nito, oxit cacbon,...

-

Đảm bảo trật tự ổn định xã hội.
16



Những hành trình đi làm, mua sắm, thăm viếng, sinh hoạt… diễn ra liên
tục suốt ngày đêm biểu hiện bằng những dòng hành khách, dòng PTVT trên
đường phố. Vì vậy, nếu vận tải bị ách tắc thì ngoài tác hại về kinh tế còn dẫn
đến ảnh hưởng tiêu cực về tâm lý, chính trị, trật tự an toàn ổn định xã hội. Hiệu
quả của VTHKCC trong lĩnh vực xã hội cũng hết sức quan trọng và nhiều khi
không thể tính hết được.
-

VTHKCC góp phần tiết kiệm quỹ đất đô thị và tiết kiệm chi phí xã hội.
Nếu mọi người chuyển từ sử dụng phương tiện vận tải cá nhân sang
phương tiện VTHKCC thì sẽ giảm được một lượng đáng kể diện tích dành cho
giao thông. Mặt khác, khi sử dụng phương tiện VTHKCC thì sẽ tiết kiệm được
nhiều diện tích đô thị vốn đã chật hẹp do phải xây dựng hệ thông giao thông
tĩnh phục vụ trông giữ PTVT cá nhân.

c. Vai trò của vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
Vận tải xe buýt là loại hình trong hệ thống VTHKCC nên nó có đầy đủ các vai trò của
VTHKCC ngoài ra nó còn có các vai trò sau:

-

- Ngoài các chức năng vận chuyển độc lập, nhờ tính năng cơ động, xe buýt còn
được sử dụng như một phương tiện vận chuyển kết hợp các phương thức vận tải khác
ở trong và ngoài đô thị. Vai trò này đặc biệt quan trọng đối với các đô thị cổ.
- Trong các thành phố có quy mô vừa và nhỏ, việc phát triển xe buýt góp phần
tạo dựng thói quen đi lại bằng phương tiện vận tải công cộng cho người dân, tạo tiền
đề cho việc phát triển các hình thức VTHKCC hiện đại trong tương lai.
- Sử dụng xe buýt góp phần tiết kiệm chi phí chung cho toàn xã hội (chi phí đầu

tư phương tiện, chi phí tiến hành quản lý giao thông, chi phí thời gian do tắc đường) so
với việc sử dụng phương tiện vận tải cá nhân.
Ngoài ra có nhiều tác động tích cực khác tới mọi mặt của đời sống xã hội:
 Diện tích chiếm dụng động cho một chuyến đi bằng xe buýt nhỏ hơn xe máy
7,5 lần và nhỏ hơn ô tô con là 13 lần. Diện tích chiếm dụng tĩnh cho một chuyến đi
bằng xe buýt nhỏ hơn xe máy 2,5 lần và nhỏ hơn ô tô con là 7 lần.
 Tổng vốn đầu tư (xây dựng đường, giao thông tĩnh, mua sắm phương tiện vận
tải và trang thiết bị phục vụ) cho một chuyến đi bằng xe buýt nhỏ hơn xe máy 3,3 lần,
nhỏ hơn ô tô con là 23 lần.

1.2.

Cơ sở lý luận về chất lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt.
1.2.1. Chất lượng, dịch vụ
Chất lượng là một phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính bản chất của
sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tương đối của sự vật để phân biệt nó với
17


các sự vật khác. Chất lượng là đặc tính khách quan của sự vật. Chất lượng biểu
hiện ra bên ngoài qua các thuộc tính.
Dịch vụ là sản phẩm phi vật chất được tạo ra do quá trình tiếp xúc giữa nhà
cung ứng với khách hàng và các hoạt động nội bộ của nhà cung ứng nhằm đáp
ứng nhu cầu của khách hàng. (Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượngThuật ngữ và định nghĩa- TCVN 5814-1994).
Chất lượng dịch vụ được đánh giá bằng mức độ hài lòng của khách hàng
trong quá trình cảm nhận tiêu dùng dịch vụ, mang lại chuỗi lợi ích và thoả mãn
đầy đủ nhất giá trị mong đợi của khách hàng trong hoạt động sản xuất, cung
ứng và trong phân phối dịch vụ ở đầu ra. Chất lượng dịch vụ là kết quả của sự
so sánh giữa dịch vụ mong đợi và dịch vụ nhận được.
Dịch vụ vận tải là kết quả tạo ra do các hoạt động tiếp xúc giữa đơn vị vận

tải và khách hàng và các hoạt động nội bộ của đơn vị vận tải để đáp ứng nhu
cầu của khách hàng.
Dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt là tập hợp những đặc tính của dịch vụ vận
tải có khả năng thỏa mãn nhu cầu di chuyển của hành khách từ nơi này đến nơi
khác bằng xe buýt và những nhu cầu trước và sau quá trình di chuyển đó của
hành khách.
Chất lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt là tổng hợp các yếu tố có thể
thỏa mãn nhu cầu di chuyển của hành khách từ nơi này đến nơi khác và các nhu
cầu khác(trước,trong và sau quá trình di chuyển) nhằm phục vụ cho quá trình di
chuyển (đúng thời gian, không gian, thuận tiện, an toàn nhanh chóng…), phù
hợp với công dụng vận tải hành khách bằng xe buýt.
Dịch vụ mang tính vô hình, làm cho các giác quan của khách hàng không
nhận biết được trước khi mua dịch vụ. Đây chính là một khó khăn lớn khi bán
một dịch vụ so với khi bán một hàng hoá hữu hình, vì khách hàng khó thử dịch
vụ trước khi mua, khó cảm nhận được chất lượng, khó lựa chọn dịch vụ, nhà
cung cấp dịch vụ khó quảng cáo về dịch vụ mình cung ứng.
Quá trình cung cấp dịch vụ và tiêu dùng dịch vụ xảy ra đồng thời. Người
cung cấp dịch vụ và khách hàng phải tiếp xúc với nhau để cung cấp và tiêu
dùng dịch vụ tại các địa điểm và thời gian phù hợp cho hai bên. Đối với một số
các dịch vụ, khách hàng phải có mặt trong suốt quá trình cung cấp dịch vụ.
Dịch vụ không thể được cung cấp hàng loạt, tập trung như sản xuất hàng
hoá. Do vậy, nhà cung cấp khó kiểm tra chất lượng theo một tiêu chuẩn thống
nhất. Mặt khác, sự cảm nhận của khách hàng về chất lượng dịch vụ lại chịu tác
động mạnh bởi kỹ năng, thái độ của người cung cấp dịch vụ.
1.2.2 Chất lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt
a. Dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt
18


Dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt: Từ định nghĩa dịch vụ vận tải ta có thể

đưa ra khái niệm dịch vụ VTHKCC: “Dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt là tập
hợp những đặc tính của dịch vụ vận tải có khả năng thỏa mãn nhu cầu di
chuyển của hành khách từ nơi này đến nơi khác bằng xe buýt và những nhu cầu
trước và sau quá trình di chuyển đó của hành khách”
b. Chất lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt
Chất lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt là tổng hợp các yếu tố có thể
thỏa mãn nhu cầu di chuyển của hành khách từ nơi này đến nơi khác và các nhu
cầu khác (trước,trong và sau quá trình di chuyển) nhằm phục vụ cho quá trình
di chuyển (đúng thời gian, không gian, thuận tiện, an toàn nhanh chóng…), phù
hợp với công dụng vận tải hành khách bằng xe buýt.
1.2.3. Các tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt
Chỉ tiêu là một công cụ phản ánh gián tiếp những thuộc tính bản chất của hiện
thực khách quan mà ta cần nhận thức.
VTHKCC bằng xe buýt, chất lượng dịch vụ vận tải dưới các góc nhìn khác
nhau (khách hàng, doanh nghiệp, nhà nước) thì có thể đặc trưng bởi hệ thống chỉ tiêu
khác nhau. Trong đề tài này, xuất phát từ mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ
VTHKCC để thu hút hành khách đi lại trên tuyến đề tài sử dụng hệ thống chỉ tiêu về
chất lượng dưới góc độ thỏa mãn yêu cầu của hành khách được trình bày như sau:
 Chỉ tiêu về khả năng tiếp cận:
Khả năng tiếp cận cũng là một yếu tố quan trọng quyết định việc lựa chọn
phương thức đi lại của hành khách. Khả năng tiếp cận bao gồm:
 Tiếp cận dịch vụ bán vé
Phải có dịch vụ cung ứng vé dễ tiếp cận cho hành khách, đó là việc bố trí các
điểm bán vé tháng trên tuyến sao cho phù hợp về mặt không gian cũng như thời gian
hợp lý. Hay là nhân viên bán vé trên xe phải tạo điều kiện cho hành khách mua vé
được dễ dàng, thuận tiện. Nhà vận tải phải tạo điều kiện cho hành khách khi mua vé
bằng cách tổ chức nhiều hình thức bán vé, nhiều loại vé khác nhau.
Đánh giá chỉ tiêu này thông qua khảo sát thực tế về các cửa hang bán vé tháng,
năm và các hình thức bán vé trên xe và sự thõa mãn của hành khách qua các hình thức
bán vé tại bến cũng như trên xe

 Tiếp cận điểm dừng đỗ
Điểm dừng là nơi để hành khách tiếp cận với dịch vụ VTHKCC, khi đã tiếp cận
với điểm dừng rồi thì tiếp cận với xe cũng được dễ dàng hơn. Do vậy cần phải bố trí
19


các điểm dừng trên tuyến một cách hợp lý và giúp cho hành khách dễ dàng nhận biết
điểm dừng.
Khả năng tiếp cận của hành khách tới điểm dừng đỗ nhanh hay chậm thể hiện
bằng khoảng cách đi bộ từ nơi xuất phát đến trạm dừng đỗ gần nhất, và từ trạm dừng
đỗ tới nơi cần đến của hành khách, quãng đường đi bộ này là một phần trong chuyển
đi của hành khách.
Theo thông thường, khoảng cách đi bộ của hành khách để tiếp cận được xe buýt
(khoảng cách đi bộ của hành khách tới điểm dừng đỗ gần nhất) vào khoảng 300- 500m
đối với nội thành và lớn hơn 500m có thể chấp nhận được với vùng có mật độ thấp
(QĐ BGTVT).
Số điểm dừng được tính theo công thức sau:
N = (Lt / L0) – 1
Trong đó:
Lt là chiều dài tuyến.
L0 là khoảng cách bình quân giữa các điểm dừng (m).
Khoảng cách bình quân giữa các trạm (Lo):
Trong đó:
: Chiều dài hành trình lượt đi
: Chiều dài hành trình lượt về
: Tổng số điểm dừng đỗ ở 2 lượt đi và về
: Tổng quãng đường chung
Đón trả khách đúng điểm dừng có nghĩa là xe buýt khi tham gia giao
thông phải tuân thủ tuyệt đối lộ trình trong biểu đồ chạy xe, lái xe không được
phép bỏ qua điểm dừng cũng như không được dừng ở những điểm không đúng

với quy định của biểu đồ.
 Tiếp cận về thông tin
Là việc hành khách biết những thông tin gì cho chuyến đi của mình bằng
phương tiện VTHKCC.
Thông tin trước chuyến đi cung cấp chủ yếu cho hành khách về: mã số tuyến,
sơ đồ tuyến, lộ trình tuyến, thời gian hoạt động, tần suất chạy xe, giá vé,…
Thông tin trên chuyến đi: là thông tin cung cấp cho hành khách trên chuyến đi,
thông qua chỉ dẫn của nhân viên xe buýt và các thông tin ghi trên phương tiện như: lộ
trình tuyến, giá vé, nội quy quy định dành cho lái xe và hành khách,…
20


Cách thức tìm kiếm, tiếp cận thông tin: Trên các điểm dừng, bến bãi đỗ xe, trên
phương tiện xe buýt hay tại các trang web thông tin trên internet,…
Khả năng tiếp cận là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất
lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt, hành khách có thể lựa chọn hình thức
vận tải hay không phụ thuộc lớn vào việc khả năng tiếp cận với dịch vụ này có
dễ dàng hay không.
Để cho hành khách tiếp cận với xe buýt dễ dàng, ta cần có mạng lưới
tuyến hợp lý, thời gian biểu chạy xe hợp lý, cần phải bố trí các điểm dừng đỗ
trên tuyến một cách hợp lý và các điểm bán vé dễ tiếp cận giúp cho hành khách
dễ dàng nhận biết điểm dừng đỗ, khả năng tiếp cận của hành khách với điểm
dừng đỗ nhanh hay chậm chính là quãng đường đi bộ từ nhà đến điểm dừng
trên tuyến. Thái độ phục vụ của nhân viên lái xe cũng là một yếu tố giúp cho
hành khách tiếp cận với xe có được dễ dàng hay không
 Tiêu chí về độ tin cậy:
Việc đảm bảo tính chính xác về cả không gian và thời gian của chuyến đi
rất quan trọng nhằm đánh giá độ tin cậy của hành khách đối với tuyến buýt đó.

 Chính xác về thời gian:

Chỉ tiêu này ngày càng được hành khách chú ý và xem trọng. Vì thành phần
chủ yếu hành khách tham gia đi lại bằng xe buýt là học sinh, sinh viên và người đi làm
nên vấn đề đúng giờ rất quan trọng với họ. Vì vậy cần đảm bảo các chỉ tiêu cơ bản sau:
Xe phải xuất bến đúng theo biểu đồ chạy xe nhằm đảm bảo độ tin cậy của hành
khách đối với tuyến VTHKCC đó. Thời gian xuất bến phải phù hợp với đặc điểm đi lại
của hành khách trên tuyến nhằm thu hút hành khách tham gia. Lượng hành khách lớn
phản ánh phần nào chất lượng dịch vụ VTHKCC đã đáp ứng được nhu cầu của hành
khách. Chỉ tiêu phản ánh độ chính xác, tin cậy về thời gian xuất phát là:
Trong đó:

Kxe: hệ số lượt xe không xuất phát theo biểu đồ
z: lượt xe xuất phát không theo biểu đồ
: tổng lượt xe theo kế hoạch

Thời gian chuyến xe:
Trong đó:Tcxe: thời gian 1 chuyến xe
LT: chiều dài tuyến
Vl: vận tốc lữ hành
21


VT: vận tốc khai thác
t0: thời gian dừng tại 1 điểm dừng dọc đường
n1 : số điểm dừng dọc đường
: thời gian đón, trả khách tại các điểm đầu, cuối
N1*t0: tổng thời gian dừng đón, trả khách tại các điểm dừng dọc
đường
Thời gian chuyến đi của hành khách phải đảm bảo về thời gian cho hành
khách. Tương ứng với nó chính là thời gian lăn bánh, thời gian dừng đỗ dọc
đường, thời gian lưu hành, thời gian đầu cuối. Ngoài thời gian hành khách trên

phương tiện là ít nhất, thời gian chờ đợi của hành khách tại điểm dừng dọc
đường cũng phải phù hợp để hành khách không bỏ đi và thời gian tiếp cận hành
khách không quá lớn.
Tcđ = tpt + tđb + tcđ
Trong đó:
Tcđ: thời gian chuyến đi của hành khách.
tpt: thời gian hành khách ngồi trên phương tiện.
tcđ: thời gian chờ đợi.
Thời gian hành khách ngồi trên phương tiện:
tpt = tdđ + tlb = + noto = + ()
Trong đó : no: số điểm dừng đỗ trên tuyến.
LHK: quãng đường hành khách ngồi trên phương tiện.
VT: vận tốc khai thác của phương tiện.
n: số điểm dừng dọc đường trong chuyến đi của hành khách.
t0: thời gian dừng.
Thời gian hành khách ngồi trên phương tiện phụ thuộc vào số điểm dừng
trên hành trình của hành khách và vận tốc kĩ thuật của phương tiện.
tđb: thời gian hành khách đi bộ, được tính bằng tổng thời gian đi bộ của
hành khách từ điểm xuất phát đến điểm dừng xe buýt gần nhất và thời gian đi
bộ từ điểm hành khách xuống xe buýt đến đích.
tđb = tđb1 + tđb2
Thời gian chờ đợi:
tcđ = (I là dãn cách chạy xe)

 Chính xác về không gian
Mục đích của hành khách khi tham gia vào quá trình vận tải là sự dịch chuyển
trong không gian từ nơi đi đến nơi cần đến một cách thuận tiện và đảm bảo.
Để hành khách lựa chọn phương tiện VTHKCC thì phải đáp ứng được các yêu
cầu về lộ trình tuyến: xe chạy phải đúng hành trình quy định, dừng đúng điểm dừng.


K

1



�z
N

Trong đó:
22


∑z: tổng số lần đón, trả khách không đúng quy định
N: tổng số điểm dừng đón, trả khách
K1: hệ số dừng đón trả khách không đúng quy định
Hệ số này càng nhỏ thì độ chính xác về không gian càng cao.
Chỉ tiêu này cần bố trí các điểm đầu cuối (bến xe) và điểm dừng hợp lý,
thuận tiện cho đa số hành khách nhất, lái xe không được dừng tại các điểm
không quy định, chọn ra luồng tuyến hành trình thuận tiện và hợp lý nhất.
 Tính an toàn
Vận tải an toàn được hiểu là đảm bảo cho chuyến đi của hành khách
không xảy ra tai nạn, va chạm hay tổn thất, mất mát về tính mạng, sức khỏe.
Chỉ tiêu an toàn là một chỉ tiêu quan trọng nhất tác động rất lớn đến quyết
định lựa chọn hình thức đi lại của hành khách bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới sự
an toàn về tính mạng của họ. Đồng thời nó cũng là tiêu chí cho các nhà quản lí
vĩ mô đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao mức độ an toàn của vận
chuyển, tránh đi những rủi ro cho hành khách khi họ tham gia sử dụng những
sản phẩm dịch vụ vận tải.
Người điều khiển phương tiện – nhân viên lái xe đóng vai trò hết sức quan

trọng trong việc đảm bảo an toàn cho hành khách và phương tiện. Do vậy yêu
cầu đối với nhân viên lái xe không chỉ ở nghiệp vụ chuyên môn mà còn đòi hỏi
phải có đạo đức nghề nghiệp, lương tâm và tinh thần tuân thủ kỉ luật.
Để phản ánh tiêu chí về an toàn có thể sử dụng các hệ số sau:
 Hệ số an toàn theo lượt hành khách:
KHK =
Trong đó:
: tổng số hành khách gặp tai nạn
: tổng số hành khách vận chuyển trong cùng thời kỳ
 Hệ số an toàn theo chuyến:
Kxe =
Trong đó: : số chuyến gặp tai nạn
: tổng lượt xe vận chuyển
Số vụ tai nạn trong 1 năm, số người bị thương, chết trong một năm. Buýt là
hình thức vận tải khá an toàn nên tỉ lệ xảy ra trường hợp này là rất nhỏ, chỉ chiếm 2- 3
%.
Số vụ mất trộm tài sản của hành khách trong 1 năm. Vận tải buýt là hình thức
phổ biến được nhiều người lựa chọn, nhưng cũng vì vậy mà khi mật độ trên xe đông
dẫn đến tình hình mất an toàn đối với hành lý, tài sản của hành khách mà các phụ xe
cũng khó có thể kiểm soát hay ngăn chặn được. Lợi dụng sơ hở của hành khách kẻ
23


gian trà trộn trên xe thực hiện hành vi móc túi. Tình trạng này khá phổ biến và chưa có
biện pháp khắc phục triệt để, hành khách khi lên xe sẽ được phụ xe nhắc nhở cẩn thận
tài sản cá nhân.
Các tính năng kỹ thuật và kết cấu phương tiện: đây là yếu tố ảnh hưởng không
nhỏ đến sự an toàn. Có nhiều vụ tai nạn giao thông đáng tiếc xảy ra là do phương tiện
không đảm bảo an toàn như: xe bị đứt phanh hay nổ nốp, mất lái.
 Chỉ tiêu phản ánh tính tiện nghi, thoải mái.

Điều kiện tiện nghi cho hành khách được thể hiện ở hai yếu tố là tại điểm
dừng đỗ và trên phương tiện, đảm bảo cho hành khách cảm thấy thoải mái,
không gây mệt mỏi.
Thuận tiện, tiện nghi tại điểm dừng đỗ: thể hiện ở việc có nhà chờ, mái
che, ghế ngồi, vị trí thoáng mát, sạch sẽ.Thuận tiện, tiện nghi trên phương tiện:
có trang bị các thiết bị phục vụ cho hành khách như điều hòa nhiệt độ, radio,
đồng hồ, thiết bị chiếu sáng.
Việc nâng cao tiện nghi giúp cho hành khách cảm thấy thoải mái, và dễ
chịu khi chờ xe buýt tại điểm dừng cũng như khi ngồi trên xe. Nếu sử dụng
phương tiện VTHKCC bằng xe buýt thay cho phương tiện cá nhân thì thời gian
ngồi trên xe chính là thời gian nghỉ ngơi và thư giãn của hành khách.
Phương tiện sạch đẹp là một trong những yếu tố giúp cho hành khách cảm
thấy thoải mái, dễ chịu. Cảm giác này sẽ giúp cho hành khách khoẻ khoắn và
thư giãn hơn, làm giảm tiêu hao năng lượng
 Chỉ tiêu khác:
- Tinh thần thái độ phục vụ hành khách
Việc tài xế lái xe cẩn thận, êm thuận, lái xe sát vào lề đường khiến hành
khách dễ dàng trong việc lên xuống xe cũng là một trong những điều khiến
hành khách cảm thấy hài lòng, thoải mái.
Thái độ lịch sự, niềm nở, nhiệt tình hỗ trợ của nhân viên lái phụ xe là nhân
tố làm tăng cảm giác dễ chịu, thoải mái của hành khách đi xe, hành khách sẽ có
thiện cảm đối với xe buýt nhiều hơn.
-

Chi phí:
Trong vận tải, để lựa chọn phương thức đi của người dân giữa VTHKCC
và vận tải cá nhân, theo quy luật tối đa hóa mức độ thỏa dụng của người tiêu
dùng thì người dân sẽ lựa chọn phương thức vận tải trên cơ sở so sánh chi phí
cá nhân để thực hiện một chuyến đi và mức độ thỏa dụng đạt được.
24



Chi phí của hành khách cho một chuyến đi bằng VTHKCC được xác định
theo công thức sau: C = X + T x G
Trong đó:

C: Chi phí cho một chuyến đi của hành khách.

X: Giá vé.
T: Thời gian một chuyến đi.
G: Giá trị 1 giờ làm việc tính trung bình cho một hành khách
Giá vé X chính là chi phí mà hành khách phải bỏ ra cho chuyến đi của
mình. Tuy nhiên, trong xe buýt thành phố thì đây được xem là một công trình
phúc lợi để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. Vì vậy, giá vé đối với xe buýt
không phản ánh đúng giá trị của sản phẩm sản xuất ra. Nhưng nếu giá vé cho
một chuyến đi của hành khách chiếm tỷ lệ lớn trong thu nhập bình quân của
người dân thì họ sẽ đi lại bằng phương tiện cá nhân. Nên giá vé phản ánh mức
độ quan tâm của Nhà nước đối với VTHKCC trong thành phố.
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ VTHKCC.
a. Điều kiện khai thác vận tải.
 Điều kiện vận tải
Môi trường khai thác
Sự tác động của các cơ quan quản lý nhà nước và chuyên ngành sẽ làm cho
hoạt động kinh doanh đi theo một khuôn mẫu nhất định. Mặt khác sự xuất hiện
của các loại hình kinh doanh và các phương thức vận tải đan xen nhau như taxi,
xe ôm... nên VTHKCC phải quan tâm đến nhiều công tác tổ chức vận tải và
chất lượng dịch vụ vận tải.
Đối tượng vận tải
VTHKCC phục vụ chủ yếu hành khách là dân buôn bán nhỏ, người lao động,
học sinh, sinh viên với mức thu nhập thấp nên yêu cầu cũng không cao, chỉ cần

chất lượng vận tải phù hợp với giá vé. Với những người có thu nhập cao yêu
cầu chất lượng phương tiện và chất lượng dịch vụ cao hơn như hình thức
phương tiện phải đẹp, tiện nghi, thoải mái, không bị gò ép, hơn nữa độ an toàn
phải cao.
- Luồng tuyến hoạt động
Công tác điều tra luồng tuyến hoạt động là một trong những yêu cầu đầu tiên
của mỗi doanh nghiệp vận tải. Biết được nhu cầu đi lại của luồng hành khách
trên tuyến là một trong những điều kiện cơ bản để dự báo nhu cầu về chất lượng

25


dịch vụ vận tải qua đó lựa chọn và đưa ra phương tiện hợp lý vào khai thác trên
tuyến đó.
- Điều kiện bến bãi
Bến xe là điểm đầu và cuối của hành trình chạy xe, là trung tâm thu hút hành
khách có nhu cầu vận chuyển, phản ánh nhu cầu về vận tải của hành khách để
qua đó công ty nắm bắt nhu cầu về dịch vụ mong đợi của hành khách từ các nhà
tổ chức vận tải.
 Điều kiện đường sá
Điều kiện đường sá ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của phương tiện trong
quá trình vận chuyển hành khách, qua đó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng
dịch vụ vận tải.
- Chiều rộng mặt đường, số làn xe chạy và chiều rộng của làn xe.
- Điều kiện địa hình mà con đường đi qua, căn cứ vào đó để lựa chọn phương
tiện sao cho hợp lý và an toàn.
- Mật độ giao thông trên đường và khả năng thông qua của đường.
 Điều kiện thời tiết – khí hậu
Vì thời tiết ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng dịch vụ vận tải, đặc biệt là trình trạng kỹ
thuật của xe và nó bao gồm các nhân tố sau:

- Điều kiện nhiệt độ: nếu nhiệt độ quá thấp sẽ làm cho phương tiện khó khởi
động, nhiệt độ cao sẽ làm cho bộ phận nhanh lão hóa, bong sơn nhanh, hành khách
mệt mỏi, lái xe căng thẳng.
- Độ ẩm: Nước ta có độ ẩm bình quân >70%. Đối với phương tiện vận tải, các chi
tiết nếu độ ẩm > 80%, nhiệt độ ≥ 20oC thì nấm mốc bắt đầu phát triển trên các vật liệu
làm cho hệ thống điện dễ chập, kim loại bị ăn mòn nhanh, sơn bong, lái xe và hành
khách khó chịu.
- Mưa bão rất có hại cho giao thông vận tải làm kéo dài thời gian của chuyến đi.
Vì vậy cần lựa chọn phương tiện phù hợp theo từng tuyến đường, từng
vùng đồng thời bố trí điểm dừng, đỗ hợp lý, có mái che thuận tiện cho hành
khách.
 Điều kiện tổ chức kỹ thuật
Điều kiện tổ chức kỹ thuật là điều kiện chủ quan của doanh nghiệp như: chế
độ chạy xe, cách bố trí lái phụ xe, chế độ bảo quản, bảo dưỡng sửa chữa
phương tiện.
- Chế độ chạy xe được thể hiện qua thời gian hoạt động của xe trong ngày, quãng
đường xe chạy ngày đêm, cách bố trí xe và lái xe...
- Cách bố trí lái xe: thể hiện qua việc bố trí phối hợp giữa xe và lái xe.
- Chế độ bảo dưỡng kỹ thuật: ảnh hưởng đến chất lượng phương tiện, thể hiện
qua các yếu tố: định ngạch BDSC, số cấp BDSC, trang thiết bị phục vụ công tác
BDSC ...

26


×