Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

GA day them van 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.69 KB, 10 trang )

Ngày soạn: 03/10/2017
Ngày dạy: 04/10/2017
HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM CÁC KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT
TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ
A. Mục tiêu bài học:
- Giúp HS phân biệt được các dạng bài văn nghị luận xã hội
B.Phương tiện dạy học:
C. Cách thức tiến hành:
D. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Nghị luận về một tư tưởng; 1. Khái niệm: Quá trình kết hợp những thao tác lập
đạo lí là gì?

luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lí trong
cuộc sống.
- Tư tưởng, đạo lí trong cuộc sống gồm:
+ Lí tưởng (Lẽ sống)
+ Cách sống
+ Hoạt động sống
+ Mối quan hệ trong cuộc đời giữa con người với con
người (cha con, vợ chồng, anh em, …) ở ngoài xã hội
có các quan hệ trên dưới, đơn vị, tình làng nghĩa
xóm, thầy trò, bạn bè…
- Hình thức:
+ Dạng ngắn: một câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn,
châm ngôn, câu thơ…
+ Dạng dài: Một bài thơ, truyện ngắn mang ý nghĩa
triết lí.

Muốn làm tốt bài văn nghị 2. Yêu cầu:


luận về một tư tưởng đạo lí - Hiểu được vấn đề cần nghị luận là gì
cần thực hiện các yêu cầu - Từ vấn đề đã xác định người viết tiếp tục phân


Hoạt động của GV và HS
nào?

Yêu cầu cần đạt
tích,chứng minh những biểu hiện cụ thể của vấn đề,
thậm chí so sánh, bàn bạc, bác bỏ,… nghĩa là biết áp
dụng nhiều thao tác lập luận.

Muốn làm tốt bài nghị luận 3. Cách làm bài:
cần làm gì?

- Đọc kĩ đề bài
- Gạch chân các từ quan trọng
- Ngăn vế (nếu có)

Nêu các bước làm một bài a) Tìm hiểu đề
văn NLXH?

- TÌm hiểu về nội dung
- Thao tác chính
- Phạm vi xác định dẫn chứng của đề bài
b) Lập dàn ý
- Mờ bài:
+ Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận
+ Nêu vấn đề cần nghị luận
+ Phải làm gì về vấn đề đưa ra nghị luận (có tính

chuyển ý)
- Thân bài:
Bước 1:Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận
+ Giải thích khái niệm trên cơ sở đó giải thích ý
nghĩa, nội dung vấn đề (giải thích nghĩa đen của từ
ngữ, rồi suy luận ra nghĩa bóng trên cơ sở đó giải
thích ý nghĩa, nội dung của vấn đề.
+ Giải thích mệnh đề, hình ảnh trong câu nói, trên cơ
sở đó xác định nội dung, ý nghĩa của vấn đề mà câu
nói đề cập đến.
Bước 2: Phân tích và chứng minh những mặt đúng
của tư tưởng đạo lí cần bàn luận.


Hoạt động của GV và HS

Yêu cầu cần đạt
Bước 3: Bình luận, đánh giá, bàn bạc, mở rộng, đề
xuất ý kiến.
- Đánh giá vấn đề: nêu ý nghĩa của vấn đề, mức độ
đúng – sai, đóng góp – hạn chế của vấn đề.
- Phê phán, bác bỏ, những biểu hiện sai lệch có liên
quan đến vấn đề cần bàn luận.
- Mở rộng vấn đề
Bước 4: Rút ra bài học nhận thức và hành động
- Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm
trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận
thức cũng như tư tưởng, tình cảm…
- Bài học hành động – đề xuất phương châm đúng
đắn, phương hướng hành động cụ thể.

c) Kết bài
- Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở
thân bài.
- Lời nhắn gửi đến mọi người
Luyện tập:
Đề 1: Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩa của mình về
câu ngạn ngữ: Cái rẽ của học hành thì cay đắng
nhưng quả của nó thì ngọt ngào.
I. Tìm hiểu đề
1. Vấn đề cần nghị luận: Vai trò quan trọng của việc
học hành đối với mỗi con người.
2. Thao tác: GT, CM, BL
3. Phạm vi tài liệu:
II. Lập dàn ý
1. Mở bài


Hoạt động của GV và HS

Yêu cầu cần đạt
2. Thân bài
a. Giải thích:
- Học hành là quá trình học và thực hành để mở
mang kiến thức, nâng cao trình độ hiểu biết của mỗi
người.
- Rễ đắng và quả ngọt là hình ảnh ẩn dụ chỉ công lao
học hành và kết quả học tập.

=> Câu ngạn ngữ thể hiện nhận thức sâu sắc về quy luật của học vấn và
vai trò quan trọng của việc học hành đối với mỗi con người.

b. Phân tích, chứng minh
- Học hành có những chùm về đắng cay
+ Việc học đòi hỏi tốn thời gian, công sức, trải qua cả một quá trình
+ Quá trình học tập có những khó khăn, vất vả, gian nan: chiếm lĩnh tri
thức, luyện tập, thực hành… Để có thể giỏi giang, thành công đòi hỏi phải từng
bước chinh phục những bậc thang của học vấn.
+ Quá trình học tập có khi phải trải qua những thất bại, phải nếm vị cay
đắng: điểm kém, bị quở mắng, thi hỏng…
- Vị ngọt của quả tri thức hái được từ việc học hành, hiểu biết của bản
thân, giàu có hơn về tri thức và tâm hồn tự tin hơn trong cuộc sống.
+ Thành quả học tập mang lại niềm vui, niềm tự hào cho bản thân và gia
đình, thầy cô giáo, nhà trường, quê hương.
+ Thành công trong học tập cũng chắp cánh cho những ước mơ, khát vọng
mới trên con đường lập nghiệp.
- Phải biết chấp nhận đắng cay trong giai đoạn đầu để sau đó hưởng thành
quả tốt đẹp lâu dài.
* Dẫn chứng:


+ Ê – đi – xơn phải trải qua hàng nghìn thí nghiệm, phải tìm tòi không
ngừng để phát minh ra bóng đèn điện.
+ Mác – xim – Gorki phải kiếm sống đủ nghề vất vả nhưng không nguôi
khát vọng học tập -> nhà văn vĩ đại.
+ Mạc Đĩnh Chi bắt đom đóm cho vào vỏ trứng để lấy ánh sáng đọc sách
-> đỗ trạng nguyên.
c. Đánh giá - mở rộng:
- Câu nói bao hàm một nhận thức đúng đắn, một lời khuyên tích cực: nhận
thức được quá trình chiếm lĩnh tri thức, mỗi người cần có bản lĩnh, chủ động
vượt qua khó khăn để thu nhận được thành quả tốt đẹp trong cuộc sống.
- Trong thực tế, nhiều người lười biếng không chịu khó học hỏi, trau dồi

kiến thức, không biết đến quả ngọt dâng cho đời, hay có những người ỷ lại
người khác không nỗ lực dẫn đến những hành động gian lận, không trung thực
trong học tập.
- Kết quả học tập nếu không tự công sức bản thân sẽ không bền, sẽ có lúc
phải trả giá, sẽ trở thành kẻ kém cỏi trong cái nhìn của mọi người.
4. Bài học:
Nhận thức: Xem câu ngạn ngữ là phương châm, nhắc nhở, động viên bản
thân trong quá trình học tập.
- Hành động, rèn ý thức vươn lên trong học tập, không đầu hàng gian nan
thử thách, luôn hướng tới những ước mơ, khát vọng, hái quả ngọt từ học vấn để
thành công.

Ngày soạn: 12/10/2017
Ngày dạy: 13/10/2017
LUYỆN TẬP


Đề 2: Bạn có thể khiến mọi người rời bỏ quê hương nhưng bạn không thể
cướp mất quê hương trong trái tim họ.
Anh (chị) hãy trình bày cảm nghĩ của bản thân về hai chữ “quê hương”
trong trái tim mình.
I. Tìm hiểu đề
1. Vấn đề cần nghị luận: Vai trò của quê hương trong trái tim mỗi người
2. Phương pháp: GT, CM, BL
3. Phạm vi tài liệu
II. Lập dàn ý
1. Mở bài: Ai trong mỗi chúng ta khi lớn lên cũng không thể quên được
những vần thơ thắm thiết, đầy ắp những kỉ niệm trong bài thơ “Quê hương” của
Đỗ Trung Quân. Quê hương là những con đường tới lớp, những cầu tre nhỏ,
những chùm khế ngọt… Quê hương với những điều bình dị và đơn sơ nhất

nhưng chắc chắn không ai có thể nào quên được. Đúng như ý kiến đưa ra: “Bạn
có thể…..”
2. Thân bài
a. Giải thích: Quê hương là gì?
- Quê hương là cội nguồn thiêng liêng nhất của mỗi con người, là mảnh
đất chôn nhau cắt rốn, nơi ta cất tiếng khóc chào đời.
- Mỗi người đều có quê hương xứ sở riêng của mình nhưng dù ở đâu đi
chăng nữa thì đó cũng là nơi ta được sinh ra, lớn lên, trưởng thành có thể không
gắn bó cả cuộc đời nhưng chắc chắn sẽ không bao giờ quên con đường trở về.
- Cũng giống như người mẹ hiền hòa và bao dung, quê hương yêu thương
che chở cho ta từ những bước đi chập chững vào đời đến khi trưởng thành. Quê
hương chính là nơi cho ta sự sống, sự khởi đầu và một tương lai tốt đẹp.
b. Phân tích, chứng minh
- Tình yêu quê hương là tình yêu tự nhiên và chân thành nhất vốn có ở
mỗi con người. Đó là tình yêu muôn thuở và đời đời không thay đổi.


- Cũng giống như gia đình, quê hương là nguồn cội, là tiếng khóc, tiếng
cười, hân hoan mỗi khi có chuyện vui, chuyện buồn, được sống trong vòng tay
yêu thương của ông bà, cha mẹ, chúng ta cứ lớn lên tình yêu cứ thế dâng đầy,
chẳng phải chỉ bảo răn dạy thì nỗi nhớ niềm thương vẫn ăm ắp tràn đầy.
- Tình yêu quê hương là thứ tình cảm cơ bản và nền tảng nhất trong tim
mỗi con người. Quê hương thuổi thơ không cao sang lộng lẫy, uy nghi tráng lệ
như những tòa lâu đài, đồ sộ trong truyện cổ tích, không phải những thành phố
tấp nập hiện đại mà là cây đa, bến nước, sân đình, là con đường nhỏ, cánh đồng
lúa thơm, là con sông chảy dọc miền kí ức. Những thứ thân thuộc gắn bó suốt
một chặng đường đời mà không có bất cứ niềm tự hào, yêu thương, nhớ nhung
thì con người sống sẽ không có tình thương và khó có thể làm được những sự
nghiệp lớn lao. Không có miền ký ức của tuổi thơ, không có hình ảnh dung dị
của quê hương thì không thể trưởng thành được.

- Yêu quê hương chính là biểu hiện tình yêu tổ quốc, đất nước. Tình yêu
quê hương, đất nước nhen nhóm trong mỗi người và bùng cháy mãnh liệt khi tổ
quốc cần. Không yêu quê hương, đất nước thì sao có những người anh hùng ngã
xuống để bảo vệ nền độc lập tự do cho đất nước.
c. Bàn luận: Bất cứ một người con xa quê, cất bước khắp mọi miền tổ
quốc, cách xa cả nửa vòng trái đất hay đi đến chân trời trong lòng đều muốn
hướng về quê hương, gia đình. Ai xa quê muốn thấm thía được cảm xúc nghẹn
ngào khi nhớ về quê hương và dù ở đâu người con xa quê vẫn luôn hướng về tổ
quốc, vui với niềm vui xây dựng đất nước phát triển, quặn mình đớn đau với nỗi
đau của đất mẹ yêu thương.
3. Kết bài
Ngày mai ta trưởng thành bỏ lại phía sau những gì thân thương nhất để đi
đến một chân trời mới thực hiện ước mơ, hoài bão của mình. Phải ra đi thì mới
có thể quay về để làm cho quê hương thêm giàu đẹp. Quê hương có thể là nơi ta
không gắn bó suốt đời, nhưng đó là mảnh đất mà ai cũng không thể nào quên
được.


Đề 3: “Một quyển sách tốt là một người bạn hiền”. Hãy giải thích và
chứng minh ý kiến trên.
Anh (chị) hãy trình bày cảm nghĩ của bản thân về hai chữ “quê hương”
trong trái tim mình.
I. Tìm hiểu đề
1. Vấn đề cần nghị luận: giá trị của sách đối với mỗi con người.
2. Phương pháp: GT và CM
3. Phạm vi tài liệu
II. Lập dàn ý
1. Mở bài: Sách là một phương tiện quan trọng giúp ta rất nhiều trong quá
trình học tập và rèn luyện, giúp ta giải đáp thắc mắc, giải trí… Do đó, có nhận
định “một quyển sách tốt là người bạn hiền”.

2. Thân bài
a. Giải thích: Thế nào là sách tốt và tại sao ví sách tốt là người bạn hiền.
- Sách tốt là loại sách mở ra cho ta chân trời mới, giúp ta mở mang kiến
thức về nhiều mặt: cuôc sống, con người, trong nước, thế giới, đời xưa, đời nay,
thậm chí cả những dự định tương lai, khoa học viễn tưởng.
- Bạn hiền đó là người bạn có thể giúp ta chia sẽ những nỗi niềm trong
cuộc sống, giúp ta vươn lên trong học tập, trong cuộc sống.
Do tác dụng tốt đẹp như nhau mà có nhận định ví von “một quyển sách
tốt….”.
b. Phân tích, chứng minh vấn đề
- Sách tốt là người bạn hiền kể cho ta bao điều thương, bao kiếp người
điển hình đó. Khổ mà vẫn giữ vẹn tròn nghĩa tình.
VD: Để hiểu được số phận người nông dân được cách mạng không gì
bằng đọc tác phẩm “tắt đèn” của Ngô Tất Tố, “Lão Hạc” – Nam Cao.
- Sách cho ta hiểu và cảm thông với bao kiếp người, với những mảnh đời
ở những nơi xa xôi, giúp ta vươn lên những chân trời mơ ước, với một xã hội tốt
đẹp.


- Sách giúp ta chia sẽ, an ủi những lúc buồn chán: truyện cổ tích, thần
thoại…
c. Bàn bạc, mở rộng vấn đề
+ Trong xã hội có sách tốt, sách xấu, bạn tốt, bạn xấu
+ Liên hệ với thực tế bản thân
3. Kết bài: Khẳng định lại giá trị của dách
Đề 4: Anh (chị) nghĩ như thế nào về câu nói: “Đời phải trải qua giông tố
nhưng không được cúi đầu trước giông tố”
(Nhật ký Đặng Thùy Trâm)
I. Tìm hiểu đề
1. Vấn đề cần nghị luận: Con người dù phải trải qua nhiều khó khăn, thử

thách nhưng không được cúi đầu, đầu hàng trước thử thách.
2. Phương pháp: GT, CM,BL
3. Phạm vi tài liệu
II. Lập dàn ý
1. Mở bài
2. Thân bài
a.Giải thích
- Giông tố ở đây dùng để chỉ cảnh gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra
dữ dội.
- Câu nói khẳng định: Cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ
cúi đầu trước khó khăn, chớ đầu hàng thử thách, gian nan.
b. Phân tích – chứng minh:
- Đời người cần trải qua những thử thách để trưởng thành.
+ Câu nói trên là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại
đầy bão táp. Trong cuộc chiến tranh vệ quốc họ sống thật đẹp và hào hùng
(Nguyễn Văn Thạc, Lê Anh Xuân…).


+ Trong gian khó, con người được rèn luyện như thép, được tôi trong lửa,
thực tế gian nan giúp con người hình thành được nhiều phẩm chất đáng quý: ý
chí, nghị lực, bản lĩnh sáng tạo, năng động…
- Không cúi đầu trước giông tố, vẻ đẹp nhân cách con người tỏa sáng.
+ Dù trong hoàn cảnh nào, khi con người không cúi đầu trước thử thách,
con người sẽ trưởng thành và nhân cách sẽ tỏa sáng.
+ Không cúi đầu gian khó, trước hết con người phải vượt lên chính mình,
chiến thẳng bản thân, xông xáo năng động trong cuộc sống. Đó cũng là sống
đẹp.
Dẫn chứng:
+ Thực tế trong học tập, lao động của lớp trẻ hiện nay có bao tấm gương
sống đẹp, những thủ khoa đại học nhà nghèo vượt khó.

+ Những người chiến đấu với căn bệnh nan y để sống có ích đáng khâm
phục.
c. Bình luận:
- Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực: Sống không sợ gian
nan, thử thách, phải có nghị lực và bản lĩnh. Câu nói ngắn gọn nhưng cô đúc, có
ý nghĩa giáo dục sâu sắc đối với thế hệ trẻ.
- Phê phán lối sống hèn nhát, cầu an, ngại khổ.
d. Bài học
- Nhận thức: Gian nan là thách thức cuộc đời, con người được tôi luyện
trong thử thách sẽ trưởng thành.
- Hành động dám nghĩ, dám làm, phải năng động, phải rèn luyện tu dưỡng
phẩm chất cần có ở những con người của thời đại nơi có khả năng vượt qua mọi
thử thách để thành công.
3. Kết bài



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×