Tải bản đầy đủ (.doc) (123 trang)

Ngữ Văn 11 ( Tập 2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (697.6 KB, 123 trang )

LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG
(Xuất dương lưu biệt)
Phan Bội Châu
A. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC:
- Cảm nhận vẻ đẹp lãng mạn hào hùng và giọng thơ đầy tâm huyết, sôi nổi của nhà cách
mạng Phan Bội Châu đầu thế kỉ XX.
- Rút ra bài học lẽ sống của thanh niên.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
SGK + SGV + Bài soạn
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
Đọc sáng tạo, gợi ý trả lời câu hỏi, thảo luận
D. TIẾN HÀNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới
Trước khi có văn thơ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, lịch sử văn chương Việt Nam đã ghi
nhận dấu ấn của thơ văn một con người. Đó là tiếng nói của một trái tim chan chứa nhiệt huyết, có
sức lay động quần chúng đứng lên đấu tranh cách mạng. Người đó là Phan Bội Châu. Để thấy rõ
nội dung thơ văn của tác giả, chúng ta tìm hiểu bài Lưu biệt khi xuất dương.
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
I. Đọc – tìm hiểu - Phần tiểu dẫn trình bày hai nội dung. Một là giới thiệu vài nét về
Phan Bội Châu với cuộc đời, quá trình hoạt động và sự nghiệp văn
chương của ông. Hai là bài thơ Lưu biệt khi xuất dương.
1. Tiểu dẫn
- Tiểu dẫn trình bày nội dung
gì? Hãy nêu tóm tắt
a. Phan Bội Châu (1867- 1940): Thuở nhỏ có tên là Phan Văn San,
hiệu là Sào Nam.
- Quê ở Đan Nhiệm (có tài liệu ghi là Đan Nhiễm), nay là thị trấn
Nam Đàn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông sinh trưởng trong
một gia đình nhà nho.
- Đỗ Giải nguyên (1900), Phan Bội Châu là nhà nho Việt Nam đầu


tiên nuôi ý tưởng tìm đường cứu nước. Ông vào Nam, ra Bắc tìm
bạn đồng chí lập ra tổ chức cách mạng theo đường lối dân chủ tư
sản. Đó là Hội Duy tân (1904).
- Theo chủ trường của Hội Duy tân, Phan Bội Châu lãnh đạo phong
trào Đông du và xuất dương sang Nhật Bản 1905.
- Suốt hai mươi năm (1905- 1925), ông có mặt ở Nhật, Trung Quốc,
Thái Lan để mưu sự nghiệp cứu nước. Ông thành lập Việt Nam
Quang phục hội (1912). Cũng năm này, ông bị Nam triều (đứng sau
là thực dân Pháp) kết án tử hình vắng mặt. Năm 1925, thực dân Pháp
rình mò lừa bắt được ông ở Trung Quốc định đem về nước thủ tiêu
bí mật. Việc bại lộ, chúng phải đưa ông ra xét xử công khai. Trước
sự đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng, thực dân Pháp phải xoá án
khổ sai chung thân và bắt ông về quản thúc (giam lỏng) ở Bến Ngự
(Huế). Ông mất tại đây năm 1940.
- Em có nhận xét gì về cuộc đời
và quá trình hoạt động của Phan
Bội Châu?
- Ông là người khởi xướng, là ngọn cờ đầu của phong trào yêu nước
và cách mạng ở Việt Nam trong khoảng hai mươi năm đầu thế kỉ
XX. Ông là lãnh tụ ưu tú nhất, gây được lòng tin yêu của nhân dân.
- Ông nổi tiếnt thần đồng (13 tuổi đỗ đầu huyện, 16 tuổi đỗ đầu xứ,
33 tuổi đỗ Giải nguyên trường Nghệ An).
- Lòng yêu nước, căm thù giặc đã nung nấu ý chí giải phóng dân tộc.
Năm 17 tuổi đã viết Bình Tây thu Bắc (Dẹp giặc Pháp khối phục đất
Bắc) đem dán ở các cổng trong làng để kêu gọi mọi người hưởng
ứng phong trào Cần vương.
- Sự nghiệp cứu nước của ông tuy không thành nhưng đã lay động
mạnh mẽ trong tầng lớp nhân dân. Nó chứng tỏ ý chí của cong người
Việt Nam không bao giờ chịu khuất phục kẻ thù.
- Về sự nghiệp văn chương

Phan Bội Châu đã để lại cho
nền văn học nước ta những tác
phẩn nào?
- Trong quá trình hoạt động, Phan Bội Châu đã sáng tác nhiều tác
phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau bằng chữ Hán và chữ Nôm.
Các tác phẩm chính bao gồm:
+ Bái thạch vi huynh phú (1897)
+ Việt Nam vong quốc sử (1905)
+ Hải ngoại huyết thư (1906)
+ Ngục trung thư (1914)
+ Trùng Quang tâm sử (1920- 1925)
+ Văn tế Phan Châu Trinh (1926)
+ Phan Bội Châu niên biểu (1929)
+ Phan Bội Châu văn tập và Phan Sào Nam tiên sinh quốc văn thi
tập (Hai tập văn, thơ này làm trong thời gian bị giam lỏng ở Huế).
- Trình bày khái quát nội dung
thơ văn Phan Bội Châu.
- Nội dung thơ văn của ông sôi sục, nóng bỏng tinh thần yêu nước.
Nó thôi thúc, cổ vũ lòng người. Phan Bội Châu đã thành công trong
việc tuyên truyền, cổ vũ tinh thần, ý chí dân tộc và hành động cứu
nước. Thơ văn ông giàu nhiệt huyết, có ảnh hưởng sâu rộng trong
nhân dân. Ông được coi là cây bút xuất sắc nhất trong những năm
đầu thế kỉ XX.
- Nội dung thứ hai trong phần
tiểu dẫn là gì?
- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
Duy tân hội được thành lập 1905. Lúc này phong trào Cần vương đã
cho thấy sự bế tắc của con đường cứu nước theo tư tưởng phong
kiến do các sĩ phu lãnh đạo. Phan Sào Nam lúc này còpn rất trẻ đã
biểu hiện quyết tâm vươn mình, vượt qua giáo lí đã lỗi thời của đạo

Nho để đón nhận luồng tư tưởng mới, tìm hướng mới khôi phục
giang sơn. Phong trào Đông du được nhóm lên, đặt cơ sở, tạo cốt
cán cho phong trào cách mạng trong nước và chủ trương cầu Nhật
giúp Việt Nam đánh Pháp. Lưu biệt khi xuất dương được viết trong
bữa cơm ngày Tết mà Phan Bội Châu tổ chức ở nhà mình để chia tay
với bạn đồng chí trước lúc lên đường.
2. Văn bản
(HS đọc SGK)
GV cùng HS tìm hiểu chú thích
SGK
- Thơ Nôm Đường luật cũng như thơ Đường luật thường có bố cục 4
cặp câu (đề, thực, luật, kết) và 4 cầu trên, 4 câu dưới, 2- 4- 2.
- Bài thơ này nên chia theo 4 cầu trên và 4 câu dưới.
a. Bố cục
- Xác định bố cục và ý của mỗi
đoạn
+ Bốn câu trên: Nội dung thể hiện quan niệm mới về chí làm trai
cũng ý thức của cái tôi đầy trách nhiệm.
+ Bốn câu còn lại: Ý thức được nỗi nhục mất nước, với nền học vấn
cũ, đồng thời thể hiện khát vọng hăm hở, dấn thân trên hành trình
cứu nước.
b. Diễn nôm ý của mỗi câu thơ
- Trên cơ sở phiên âm chữ Hán,
hãy tìm ý của mỗi câu thơ.
1.Sinh vi nam tử yếu hi kì
(Đã sinh là trái phải làm được những việc lớn lao kì lạ, trọng đại).
2. Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di
(Chẳng lẽ (lẽ nào) để trời, đất tự xoay vần)
3. Ư bách niên trung tu hữu ngã
(Trong khoảng trăm năm của đời người, ta phải làm được việc có

nghĩa)
4. Khởi thiên tải hậu cánh vô thuỳ
(Ngàn năm sau lẽ nào không có người nối tiếp)
5. Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế
(Non sông đã chết, sống làm chi cho nhơ nhuốc) (đồ nhuế là nhơ
nhuốc)
6. Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si (si là ngu) (Thánh hiền đã
vắng, đọc cũng ngu)
7. Nguyện trục trường phong Đông hải khứ
(Nguyện theo cơn gió lớn qua biển Đông)
8. Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi
(Muôn con sóng bạc cùng một lúc bay lên)
- Từ ý của mỗi câu thơ. Hãy
nhận xét bản dịch thơ của Tôn
Quang Phiệt?
- Nhìn chung bản dịch thơ sát với nguyên tác. Song ở các câu thơ 3,
6, 8 bản dịch chưa làm rõ ý của nguyên tác.
+ Câu 3, nghĩa: Trong khoảng trăm năm ta phải làm được việc gì đó
thật có nghĩa cho đời chứ.
Bản dịch thơ “Trong khoảng trăm năm cần có tớ”, ý nghĩa của câu
thơ nghiêng nhiều về khẳng định mình, coi trọng cá nhân trong sự
phát triển chung của đất nước, đề cao cái tôi của mình.
+ Câu 6, nghĩa của nó: Thánh hiền đã vắng, đọc (học) cũng ngu thôi.
Bản dịch thơ “Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài”. Chữ “hoài” ý
nhẹ chỉ mang vẻ nuối tiếc, nghi ngờ về sự học hành theo kiểu từ
chương trích cú. Mấy tiếng “tụng diệc si” (đọc cũng ngu thôi) mang
nghĩa phủ định mạnh mẽ.
+ Câu 8, nghĩa của nó: Muôn lớp sóng bạc cùng một lúc bay lên.
Bản dịch: “Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi”. Chữ “tiễn” trang
trọng nhưng không mạnh mẽ, phù hợp với tư tưởng hành động của

người viết. Đó là tư thế mạnh mẽ hăm hở khi sát ý nguyên tác, đã
chuyển một khát vọng, một dự cảm, một liên tưởng thành tường
thuật miêu tả.
c. Chủ đề.
- Xác định chủ đề của bài thơ
- Bài thơ thể hiện ý tưởng lớn lao, mới mẻ. đầy trách nhiệm của
Phan Bội Châu. Đồng thời miêu tả tư thế quyết tâm, niềm hăm hở
của ông trong buổi đầu xuất dương cứu nước.
II. Đọc - hiểu
1. Bài thơ thể hiện ý tưởng
lớn lao mới mẻ và ý thức trách
nhiệm của Phan Bội Châu
(HS đọc 4 câu đầu SGK)
- Phan Bội Châu thể hiện ý
tưởng như thế nào của chí làm
trai.
- Cũng như nhiều bạc tiền nhân khác như Nguyễn Trãi, Phạm Ngũ
Lão, Nguyễn Công Trứ, Phan Bội Châu thể hiện ý tưởng của kẻ làm
trai:
Làm trai phải lạ ở trên đời
Nghĩa là sinh ra làm thân nam nhi phải làm được những việc lớn lao,
trọng đại cho đời. Vì thế câu thơ thứ hai:
Há để càn khôn tự chuyển dời
Câu thơ như một lời nhắc nhở: làm trai phải xoay trời, chuyển đất,
phải chủ động, không nên trông chờ. Nó còn là lời phản vấn: lẽ nào
cuộc sống muốn đến đâu thì đến, mình là kẻ đứng ngoài, vô can.
- Em có nhận xét gì về hai câu
thơ này?
- Hai câu thơ thể hiện lí tưởng nhân sinh trong thời đại phong kiến
của trang nam nhi,

+ Nguyễn Trãi:
Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược
Có nhân, có chí, có anh hùng
(Bảo kính cảnh giới số 5)
+ Phạm Ngũ Lão:
Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vu Hầu.
(Tỏ lòng)
+ Nguyễn Công Trứ:
Sống làm trai ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông
(Chí làm trai)
Chí làm trai mà các bậc tiền nhân tôn thờ thường gắn liền với nhân
nghĩa, chí khí, với công danh, sự nghiệp.
- Chí làm trai ở Phan Bội Châu là một quan niệm đầy mới mẻ. Làm
trai phải xoay trời, chuyển đất, phải chủ động, phải làm những việc
phi thường, phải gắn liền với sự nghiệp cứu nước, cứu nhà. Ý tưởng
lớn lao mới mẻ này đã giúp Phan Bội Châu thể hiện cái tôi đầy trách
nhiệm của mình.
Trong khoảng trăm năm cần có tớ
- Em có suy nghĩa gì về câu thơ
tiếp theo?
Trong khoảng trăm năm của đời người, ta phải làm được việc gì có
ích cho đời, thấy việc không thể không làm, không ỷ lại cho ai. Phan
Bội Châu khẳng định dành trọn cuộc đời của mình cho sự nghiệp
cứu nước.
- Ông đã tự nhận gánh vác việc giang sơn trên đôi vai của mình một
cách dũng cảm xung phong đi trước mở đường, làm tấm gương sáng
cho nhiều người nhất là thế hệ trẻ noi theo.
- Bài thơ viết ra bằng cả tâm huyết, nó phá vỡ quy luật của chủ nghĩa

phi ngã trong văn chương mấy thế kỉ trước. Nó mở đường cho cái gì
mới hơn của nghệ thuật tuyên truyền. Nghệ thuật tuyên truyền chỉ
đạt được hiệu quả khi nó xuất phát từ niềm tin chân thật.
- Em hiểu câu thơ “Sau này
muôn thuở, há không ai” như
thế nào?
- Trước hết phải thừa nhận: Phan Bội Châu không khẳng định mình
và phủ định mai sau. Nghĩa là không vỗ ngực tuyên bố rằng hiện nay
vai trò cá nhân của mình vô cùng quan trọng và sau này cũng không
thể có ai được như mình. Điều Phan Tiên sinh muốn nói là: Lịch sử
là một dòng chảy liên tục, có sự góp mặt và tham gia gánh vác công
việc của nhiều thế hệ. Phải có niềm tin như thế nào với mai sau mới
có câu thơ ấy.
Ý thức trách nhiệm còn thể hiện
ở thái độ trước tình cảnh đất
nước trong hiện tại. Điều ấy
được thể hiện như thế nào?
(HS đọc 2 câu)
“Non sông… cũng hoài”
- Ông không nghi ngờ như Nguyễn Khuyến trước đây:
“Sách vở ích gì cho buổi ấy/ Áo xiêm luống những thẹn than già”.
Ông đã thấy được bản chất của việc “sôi kinh nấu sử” của các nhà
nho xưa. Việc học hành thi cử của nền hoạc vấn cũ không còn phù
hợp với tình hình đất nước hiện tại “non sông đã chết”.
Cần phải nói thêm: Phan Bội Châu không phải là người phủ nhận
Nho giáo. Ông hiểu được vai trò vô cùng to lớn của đạo Nho trong
việc đào luyện nhân cách con người phù hợp với tổ chức, quản lí của
xã hội phong kiến trong suất mấy ngàn năm lịch sử. Vấn đề ông đặt
ra trong bài thơ là thái độ của mỗi người đối với đất nước. Điều mà
ông kêu gọi chính là sự thức thời, là tinh thần hành động vì sự

nghiệp giải phóng dân tộc. Tình thế đất nước lúc này đã khác nhiều
đối với trước. Hơn nữa, cá tính mạnh mẽ của con người ưu hành
đọng, tràn đầy nhiệt huyết ông đã đưa vào thơ của mình những từ
phủ định gây ấn tượng:
+ Tử hĩ (chết rồi)
+ Đồ nhuế (nhơ nhuốc)

+ si (ngu)
Các từ nhục, hoài trong bản dịch chưa thể hiện hết ý các từ “đồ
nhuế”, “si” trong nguyên tác.
2. Tư thế mạnh mẽ, hăm hở
của Phan Bội Châu trong
buổi đầu xuất dương cứu
nước
(HS đọc 2 câu cuối trong bài
thơ)
Khát vọng hành động và tư thế
của nhân vật trữ tình được thể
hiện như thế nào?
- Khát vọng hành động và tư thế của nhân vật trữ tình được thể hiện
qua các hình ảnh đầy mạnh mẽ:
Nguyện trục trường phong Đông hải khứ
Con người như muốn lao ngay vào môi trường hoạt động mới mẻ,
sôi động, bay lên cùng với cơn gió lớn làm quẫy sóng đại dương. Và
mạnh mẽ hơn:
Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi
Cùng một lúc bay lên với muôn con sóng bạc. Những từ chỉ về đại
lượng không gian: “Trường phong Đông hải”, “Thiên trùng bạch
lãng” vừa kì vĩ, rộng lớn như gây ấn tượng sâu sắc về con người của
vũ trụ. Con người của thơ xưa về cơ bản chưa phải là con người của

cá nhân, cá thể mà là con người của vũ trụ. Tuy nhiên những hình
ảnh mang tính vũ trụ ấy có tác động tô đậm phẩm chất của nhân vật
trữ tình. Đó là khát vọng và hành động, là tư thế hăm hở lên đường
cứu nước.
- Yếu tố nào của bài thơ đã tạo
nên sức lôi cuốn mạnh mẽ.
- Cách sử dụng tục ngữ đã làm nên sức lôi cuốn và hấp dẫn.
+ Những từ ngữ chỉ về đại lượng không gian, thời gian mang tính vũ
trụ lớn lao kì vĩ (Càn khôn, non sông, khoảng trăm năm) đã làm nên
đặc trưng thơ tỏ chí thời trung đại và cũng là đặc trưng trong bút
pháp của Phan Bội Châu.
+ Những từ đầy cảm hứng phủ định: tử hĩ (đã chết), đồ nhuế (nhơ
nhuốc), si (ngu), đã tác động đến độc giả một cách sâu sắc.
- Giọng thơ tràn đầy tâm huyết có sức lay động mạnh mẽ.
+ Mở ra có tính chất mạnh mẽ và chủ động ở hai câu đầu.
+ Tự tin, đầy trách nhiệm của bản thân và lắng xuống có phần xót xa
trước thực trạng của đất nước.
+ Trào lên mạnh mẽ, hăm hở ở hai câu cuối bài. Giọng điệu của bài
thơ đã góp phần làm nổi bật nhân vật trữ tình. Đó là con người tự
tin, dám đối thoại cùng trời đất lịch sử, ý thức rõ về cái vinh cái
nhục ở đời, có khát vọng lớn lao, có hành động mạnh mẽ, hăm hở
trên hành trình cứu nước.
III. Củng cố
IV. Luyện tập
- Viết một đoạn văn bình giảng
hình ảnh nghệ thuật ở hai câu
thơ cuối bài.
Phần Ghi nhớ SGK
- Bài thơ có tám câu. Hai câu đầu là tỏ chí. Câu 3, 4 là ý thức trách
nhiệm của cái tôi với sự nghiệp cứu nước và đặt niềm tin vào lịch sử

mai sau. Câu 5, 6 là ý thức về thực trạng của nền học vấn, thi cử lúc
bấy giờ, từ đó thấy được cái vinh, cái nhục. Hai câu kết bài:
Nguyên trục trường phong Đông hải khứ
Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi
(Muốn vượt bể Đông theo cánh gió
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi)
- Nhà thơ như múa bút trong một tâm thế tràn đầy nhiệt huyết.
- Nét thứ nhất vẽ ra đại lượng không gian. Đó là cơn gió lớn, gió
thổi dài, thổi mãi (trường phong). Đó là biển Đông mênh mông sóng
cuộn. Con người như muốn hoà vào cơn gió lớn vượt qua biển cả.
Khát vọng thật lớn lao. Nét thứ hai cũng là đại lượng về không gian.
Đó là “thiên trùng bạch lãng” (muôn trùng sóng bạc) kết hợp với
một dự cảm, một hiện tượng bất chợt “nhất tề phi” (cùng một lúc
bay lên). Cong người như bay lên cùng gió, làm quẫy muôn lớp sóng
đại dương. Câu thơ viết ra từ trái tim tràn đầy nhiệt huyết của một
phong độ hào hùng, niềm hăm hở dấn thân và một trí tưởng tượng
bay bổng của người chí sĩ trên hành trình cứu nước.
NGHĨA CỦA CÂU
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Nhận thức được hai thành phần nghĩa của câu
- Có kĩ năng phân tích, lĩnh hội nghĩa của câu và kĩ năng đặt câu có các thành phần nghĩa
một cách phù hợp nhất.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
SGK + SGV + Bài soạn
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
Đọc sáng tạo, gợi ý trả lời câu hỏi, thảo luận.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

I. Đọc - hiểu
1. Hai thành phần nghĩa của
câu
(HS đọc SGK và tự trả lời câu
hỏi).
- Hai câu trong mỗi cặp đều đề cập đến cùng một sự việc.
Sự việc đó là gì?
- Câu a và a

 sự việc là có một thời: hắn đã ao ước có
một gia đình nho nhỏ.
- Câu b và b

 sự việc là: tôi nói, người ta bằng lòng.
- Câu nào biểu lộ sự thông báo
nhưng chưa tin tưởng chắc
chắn?
- Câu nào biểu thị sự phỏng
đoán có độ tin cậy cao đối với
sự việc?
- Câu nào biểu hiện sự nhìn
nhận và đánh giá bình thường
của người nói đối với sự việc?
- Từ sự so sánh các cặp câu trên
đây, chúng ta rút ra kết luận gì?
Câu a và b. Bởi câu a có hai từ hình như, câu b có từ chắc.
“Hình như” và “chắc” chưa khẳng định sự việc rõ ràng.
Câu a và b

. Bởi câu a


bỏ từ hình như còn mang tính
phỏng đoán và câu b

bỏ từ chắc mang tính lưỡng lự.
Câu a và câu b. Vì nó là suy nghĩ bình thường không mang
tính khẳng định. Ở đời, sự việc có thể diễn ra thế này, hoặc
thế khác, không ai có thể biết trước được.
- Chúng ta rút ra kết luận:
+ Một câu thường có hai thành phần nghĩa.
* Một là đề cập đến một hoặc nhiều sự việc.
* Hai là bày tỏ thái độ, sự đánh giá của người nói đối với
sự việc.
Thành phần nghĩa thứ nhất gọi là nghĩa sự việc, thành
phần nghĩa thứ hai gọi là nghĩa tình thái.
- Hai thành phần nghĩa sự việc
và nghĩa tình thái được thể hiện
như thế nào? Lấy ví dụ và phân
tích.
- Hai thành phần nghĩa hoà quyện với nhau. Câu vừa có
nghĩa sự việc, vừa có nghĩa tình thái. Ví dụ:
+ “Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng
tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa
vào”.
(Hai đứa trẻ - Thạch Lam)
Câu thứ nhất: “Chiều, chiều rồi” nghĩa sự việc là miêu tả
thời gian, không gian của buổi chiều tàn. Câu thứ hai,
nghĩa sự việc là tiếng ếch nhái vọng vào. Cả hai câu đều
có nghĩa tình thái. Đó là tâm hồn tinh thế trong cảm nhận
của Thạch Lam.

- Về nghĩa sự việc và nghĩa tình
thái có chú ý gì?
Chú ý 1: Câu không có từ ngữ riêng thể hiện nghĩa tình
thái thì nghĩa tình thái vẫn tồn tại trong câu. Đó là tính
khách quan, trung hoà:
Ví dụ: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Nghĩa sự việc: Không ngủ vì lo vận nước.
Nghĩa tình thái: Ý thức trách nhiệm cao cả.
Chú ý 2: Có trường hợp câu chỉ có nghĩa tình thái. Đó là
trường hợp câu chỉ có cấu tạo bằng từ ngữ cảm thán. (Ví
dụ: SGK).
2. Nghĩa sự việc
(HS đọc SGK)
- Thế nào là nghĩa sự việc? Hãy
nêu ra một số câu có nghĩa sự
việc khác nhau?
- Nghĩa sự việc của câu là thành phần nghĩa ứng với sự
việc mà câu đề cập đến.
- Hiện thực khách quan có rất nhiều sự việc. Do đó câu
cũng có nghĩa sự việc khác nhau. Có thể phân câu có nghĩa
sự việc:
+ Biểu hiện hành động (ví dụ SGK)
+ Biểu hiện đặc điểm, trạng thái, tính chất (ví dụ SGK)
+ Biểu hiện quá trình (ví dụ SGK)
+ Biểu hiện tư thế (ví dụ SGK)
+ Biểu hiện sự tồn tại (ví dụ SGK)
+ Biểu hiện quan hệ (ví dụ SGK).
- Em có nhận xét gì về nghĩa sự
việc của câu?
- Nghĩa sự việc ở hành động, đặc điểm, trạng thái, tính

chất, quá trình, tư thế, tồn tại quan hệ đều do chủ ngữ, vị
ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ quyết định.
Ví dụ: Lom khom dưới nùi tiều vài chú
“Lom khom” đã quyết định tư thế của “tiều vài chú”, tại
địa điểm dưới núi.
Nghĩa sự việc của câu là: Máy chú tiều lom khom dưới
nùi.
- Một câu có thể biểu hiện nhiều sự việc.
Ví dụ: Trời ngủ, mây ngủ, nước ngủ, dòng sông và cánh
đồng cũng ngủ.
II. Củng cố
III. Luyện tập
Câu 1 - SGK
Phần Ghi nhớ: SGK
Nghĩa sự việc của từng câu thơ trong bài Câu cá mùa thu
của Nguyễn Khuyến.
Câu 1  trạng thái, đặc điểm, tính chất của ao  Ao thu
lạnh và trong.
Câu 2  Biểu hiện tư thế  Thuyền câu bé nhỏ.
Câu 3  Quá trình  Theo làn gió nhẹ sóng nước chỉ hơi
gợn.
Câu 4  Quá trình  Chiếc lá vàng bay theo gió nhẹ.
Câu 5  Trạng thái  Mây lơ lửng, trời xanh ngắt.
Câu 6  Trạng thái  Đường với trúc mọc hai bên quanh
co. Xóm vắng.
Câu 7  Tư thế  Tựa gối, ôm cần.
Câu 8  Tư thế  Cá đớp dưới chân bèo.
Câu 2 - SGK Câu Nghĩa sự việc Nghĩa tình thái
a Tồn tại  Một ông rể quý
như Xuân

Tự hào nhưng cũng đáng
lo, đáng sợ
b Quan hệ  Hán và mình
chọn nhầm nghề
Ân hận
c Quan hệ  họ và mình cũng
không nhận ra con gái mình
có hư hay là không
Phân vân
Câu 3 - SGK Một kẻ biết kình mến khí phách, một kẻ biết tiếc, biết
trọng người có tài/ hẳn/ không phải là kẻ xấu hay là vô
tình.
(Chọn từ “hẳn” lấp vào chỗ trống)
VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 5
Nghị luận văn học
Chọn một trong ba đề sau:
Đề 1: Người xưa có câu “Đàn bà chớ kể Thuý Vân, Thuý Kiều”. Anh (chị) hãy nói rõ ý kiến
của mình về quan niệm trên.
Đề 2: Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên
của Nam Cao.
Đề 3: Phân tích thái độ của nhân vật Huấn Cao đối với viên quản ngục trong Chữ người tử
tù của Nguyễn Tuân.
HẦU TRỜI
Tản Đà
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Cảm nhận được tâm hồn lãng mạn độc đáo của thi sĩ Tản Đà và những dấu hiệu đổi mới cả
về nội dung và nghệ thuật theo hướng hiện đại của thơ ca Việt Nam vào đầu những năm 20 của
thế kỷ XX.
- Có kĩ năng bình giảng những câu thơ hay mang dấu ấn riêng của thi sĩ Tản Đà.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

SGK + SGV + Bài soạn.
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
Đọc sáng tạo, gợi ý trả lời câu hỏi, thảo luận.
D. TIẾN HÀNH DẠY HỌC
Có nhà thơ chán cảnh trần thế, bộc lộ nỗi niềm tâm sự với chị Hằng, muốn làm thằng Cuội
nơi cung trăng. Con người ấy xuất hiện trên thi đàn Việt Nam khi thơ phú nhà nho tàn cuộc. Thơ
ông có tiếng nói riêng vừa tìm về cội nguồn thi ca dân tộc vừa có những sáng tạo độc đáo, tài hoa.
Để thấy được, chúng ta đọc hiểu thơ bài thơ Hầu Trời của Tản Đà.
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
I. Đọc – Tìm hiểu
1. Tiểu dẫn
(HS đọc SGK)
- Em cho biết phần tiểu dẫn
trình bày những nội dung gì?
Hãy tóm tắt những ý cơ bản.
- SGK (phần tiểu dẫn) trình bày những nội dung sau:
- Vài nét về tiểu sử nhà thơ Tản Đà
+ Sinh năm 1889 và mất 1939, hưởng thọ 50tuổi.
+ Tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu. Quê hương ông làng Khê
Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây (nay là Ba Vì, tỉnh Hà Tây).
Quê ông nằm ở bờ sông Đà, chân núi Tản Viên. Vì vậy ông lấy
bút danh là Tản Đà.
+ Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống khoa bảng. Ông
từng theo con đường cử nghiệp. Nhưng hai lần thi Hương đều
không đỗ. Ông chuyển sang làm báo, viết văn. Ông là người đầu
tiên ở nước ta sống bằng nghề viết văn xuất bản.
+ Ông có ý tưởng cải cách xã hội theo con đường hợp pháp, dùng
báo chí làm phương tiện.
+ Ông sống phóng túng, đã từng đeo túi thơ đi khắp ba kì Bắc,
Trung, Nam và nếm đủ mùi cay đắng, vinh hạnh. Tuy nhiên, Tản

Đà vẫn giữ được cốt cách nhà nho và phẩm chất trong sạch.
- Sự nghiệp văn chương.
+ Tác phẩm gồm có:
* Thơ: Khối tình con I, II, III (xuất bản lần lượt vào các năm
1916, 1918, 1932), Còn chơi (1921), Thơ Tản Đà (1925).
* Văn xuôi: Giấc mộng lớn (1928), Giấc mộng con I, II (1916,
1932), Tản Đà văn tập (1932). Ngoài ra Tản Đà còn chú giải
Truyện Kiều, dịch Kinh thi, thơ Đường, Liêu Trai chí dị và soạn
một số vở tuồng như Tây Thi, Thiên Thai.
- Đặc điểm văn chương Tản Đà.
+ Ông đã đi tiên phong trên nhiều lĩnh vực vưn hoá. Vào những
năm 20 của thế kỉ XX, tên của Tản Đà nổi lên như một ngôi sao
sáng trên thi đàn. Ông có thành tựu trên nhiều lĩnh vực. Nhưng
thực sự nổi bật về thơ.
+ Cái tôi lãng mạn bay bổng trong thơ đã làm nên điệu tâm hồn
mới mẻ. Nó vừa hài hoà, phóng khoáng, ngông nghênh vừa cảm
thương, ưu ái. Thơ ông là gạch nối của hai thời đại thi ca. Ông là
người “dạo bản đàn mở đầu cho một cuộc nhạc tân kì đương sắp
sửa” (Hoài Thanh), “ngườibáo tin xuân” cho phong trào Thơ mới
(1932 - 1945).
- Hầu Trời in trong tập Còn chơi (1921)
2. Bài thơ
(HS và SGK)
a) Bố cục
Tìm bố cục bài thơ và nêu rõ
các ý trong mỗi phần.
GV sửa đọc và giải nghĩa phần chú thích.
+ Đoạn một: Từ câu 1 đến câu 20 “Trời đã sai gọi thời phải lên”.
Ý đoạn một: Kể lí do cùng thời điểm được lên đọc thơ “Hầu
Trời”.

+ Đoạn hai: Tiếp đó đến câu 68 “Sông Đà núi Tản nước Nam
Việt”.
Ý đoạn hai: Kể về cuộc đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe giữa
chốn “Thiên môn đế khuyết”
+ Đoạn ba: Tiếp đó đến câu 98 “Lòng thông chớ ngại cho sương
tuyết”.
Lời tâm tình với Trời về tình cảnh khốn khó của nghề viết văn và
thực hành “thiên lương” ở hạ giới.
+ Đoạn bốn: Còn lại: Phút chia li đầy xúc động giữa nhà thơ với
Trời và chư tiên.
- Em có nhận xét gì về bố
cục bài thơ?
- Bài thơ có bố cục rất mạch lạc, rõ ràng. Mạch chính là kể chuyện
theo trình tự thời gian, giúp người đọc dễ theo dõi. Xen vào kể
chuyện là những chi tiết được hư cấu, tưởng tượng kích thích
người đọc, người nghe.
- Âm điệu của bài thơ cũng có sự chuyển biến linh hoạt. Âm điệu
gắn liền với mạch truyện: vui, hào hứng, sôi nổi ở đoạn một và
hai.
Đoạn ba: Nhân vật trữ tình thể hiện sự xa xót có xen vào chút an
ủi vỗ về của Trời. Đoạn còn lại, âm điệu thơ có vẻ ngâm ngùi.
b. Chủ đề
- Xác định chủ đề của bài thơ
- Miêu tả lí do và thời điểm lên đọc thơ Hầu Trời để bộc lộ cái tôi
thật tài hoa, phóng túng và khao khát được khẳng định giữa cuộc
đời. Đồng thời tình cảnh khốn khó của nghề viết văn, thực hành
“thiên lương” ở hạ giới và phút lưu luyến tiễn biệt khi trở về.
II. Đọc - hiểu
1. Lí do và thời điểm lên
đọc thơ “Hầu Trời”

(HS và SGK)
- Tác giả đã kể lí do và thời
điểm lên hầu Trời như thế
nào?
- Đó là đêm trăng sáng, vào lúc canh ba (rất khuya).
+ Nhà thơ không ngủ, thức bên ngọn đèn xanh, vắt chân chữ ngũ.
+ Tâm trạng buồn
+ Ngồi dậy đun nước uống và ngâm văn.
+ Ngắm trăng trên sân nhà.
+ Chợt hai cô tiên xuất hiện cùng cười, nói: Trời đang nắng vì
người đọc thơ mất giấc ngủ của Trời và mời lên đọc thơ cho Trời
nghe.
+ Trời đã sai gọi, buộc phải lên.
- Em có suy nghĩ gì về cách
kể chuyện?
- Đó là đêm trăng sáng, vàolúc canh ba (rất khuya)
+ Nhà thơ không ngủ, thức bên ngọn đèn xanh, vắt chân chữ ngũ.
+ Tâm trạng buồn.
+ Ngồi dậy đun nước uống và ngâm văn.
+ Ngắm trăng trên sàn nhà.
+ Chợt hai cô tiên xuất hiện cùng cười, nói: Trời đang mắng vì
người đọc thơ mất giấc ngủ của Trời và mời lên đọc thơ cho Trời
nghe.
+ Trời đã sai gọi, buộc phải lên
- Em có suy nghĩ gì về cách
kể chuyện?
- Trước hết là cách kể chuyện làm người đọc, người nghe chú ý:
Đêm qua chẳng biết có hay không
Chẳng phải hoảng hốt, khôngmơ màng
Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể!

Thật được lên tiên - sướng lạ lùng
Đây là cách vào đề rất tự nhiên. Nhân vật trữ tình vừa như giãi
bày lại vừa như khẳng định, đâylà chuyện có thật. Một sự thoả
thuận cần thiết đối với người nghe. Đọc đến đây, người ta không
thể bỏ qua những chi tiết sau đó. Đó là những chi tiết:

+ Tiếng ngâm vang cả sông Ngân Hà
Âm vang của giọng đọc vừa có âm vực (cao) vừa có trường độ
(dài) đến nỗi vọng lên cả sông Ngân Hà trên trời.
+ Ước mãi bây giờ mới gặp tiên
Người tiên nghe tiếng lại như quen
Câu thứ nhất không có gì mới. Câu thứ hai là một cách nói, cách
kể rất tế nhị. Quen với cả tiên. Nhân vật trữ tình cũng là vị “trích
tiên” (tiên bị đầy xuống hạ giới). Việc lên đọc thơ hầu Trời là việc
bất đắc dĩ.
Trời đã sai gọi thời phải lên
Có cái gì ngông nghênh kiêu bạc, tự nâng mình lên trên thiên hạ.
Trời cũng nể phải sai gọi lên. Cái tài ấy, ý thức cái tôi ấy được thể
hiện như thế nào, đọc - hiểu đoạn hai của bài thơ.
2. Một cái tôi tài hoa,
phóng túng muốn khẳng
định mình giữa cuộc đời
trần thế.
- Trong lời kể của nhân vật trữ tình, người nghe thấy không gian
và cảnh vật.
+ “Đường mây” rộng mở.
+ “Cửa son đỏ chói”  tạo nên vẻ rực rỡ
(HS đọc đoạn hai từ câu 21
đến câu 68 - SGK)
- Tác giả đã kể lại chuyện

mình đọc thơ cho Trời và các
chư tiên nghe như thế nào?
(Qua miêu tả về không gian
cảnh vật, về thái độ của
người đọc thơ và nhà trời
nghe thơ).
+ “Thiên môn đế khuyết”  chỉ nơi ở của vua  sang trọng.
+ “Ghế bành như tuyết vân như mây”  tạo vẻ quý phái.
Cách miêu tả về không gian, cảnh vật này gợi cho người đọc,
người nghe sự liên tưởng. Cảnh vật ở trên Trời, không gian bao la
ấy rất rực rỡ, sang trọng, quý phái. Vì Trời là chúa tể của muôn
loài. Được gọi lên đọc thơ cho Trời nghe không phải là ai cũng có
cái vinh hạnh ấy. Cách miêu tả đã làm nổi bật cái ngông của nhân
vật trữ tình.
- Em có suy nghĩ gì về cách
kể và miêu tả của văn sĩ hạ
giới đọc thơ ở nhà Trời?
- Thái độ của văn sĩ hạ giới và người nghe thơ. Người nghe không
bỏ qua những chi tiết kể về thái độ của người đọc thơ (văn sĩ hạ
giới):
+ “Vào trông thấy trời, sụp xuống lạy”, Đúng là vào nơi “Thiên
môn đế khuyết”.
+ Được mời ngồi: “Truyền cho văn sĩ ngồi chơi đấy”.
Khi đọc thơ vừa say sưa có cái gì hài hước.
+ “Đắc ý đọc đã thích”

cảm hứng tạo được, đọc càng hay.
+ “Chè trời nhấp giọng càng tốt hơi”

hài hước.

+ “Văn dài hơi tốt ran cung mây”

câu diễn đạt được nhiều ý.
Văn đã dài, hơi lại càng tốt thành thử làm vang lên cả cung mây.
Người nghe lúc ấy là Trời, là chư tiên
+ “Trời nghe, Trờicũng lấy làm hay”

Trời khen.
+ “Trời nghe, Trời cũng bật buồn cười!” Tán thưởng.
+ “Trời lại phê cho: “Văn thật tuyệt!”
“Văn trần được thế chắc có ít”  khẳng định cái tài.
Các chư tiên:
+ " Tâ m như nơở dạ , Cơ lè lưỡi
Hằng Nga, Chức Nữ chau đôi mày
Song Thành, Tiểu Ngọc lắng tai đứng
Đọc xong mỗi bài cùng vỗ tay”.
Chú ý các hình ảnh: nở dạ  như thấy mở mang nhận thức được
nhiều cái hay; “lè lưỡi”  văn hay làm cho người nghe đến bất
ngờ; “chau đôi mày”  văn hay buộc người nghe phải suy nghĩ
tưởng tượng; lắng tai đứng”  đứng ngây ra để nghe. Đến đây,
tác giả hạ hai câu:
+ “Chư tiên ao ước tranh nhau dặn
Anh gánh lên đây bán chợ trời”
- Tản Đà rất khác trong việc dựng cảnh. Bối cảnh rực rỡ, oai
nghiêm ở chốn thiên đình, chọn không gian phù hợp với hoạt
động của nhân vật. Đấy là cảnh nhà Trời.
- Những phản ứng về mặt tâm lí của các nhân vật được đan xen
vào nhau một cách linh hoạt làm cho buổi nghe thơ trở nên sôi
nổi, hào hứng. Người đọc thơ hay mà tâm thế người nghe cũng
cảm thấy hay. Trong phút đồng tâm cũng thấy đắc ý, sướng lạ

lùng.
- Qua việc đọc thơ, ta cảm
nhận thấygì về cách nói,
quan niệm của Tản Đà về tài
năng?
Bằng tưởng tượng, chuyện hầu Trời đã giúp nhà thơ nói được
nhiều về tai năng của bản thân:
(Chú ý về cá tính, về niềm
khát khao chân thành, về
giọng kể)
“Văn dài hơi tốt ran cung mây
Trời nghe, Trời cũng lấy làm hay
Văn đã giàu thay, lại lắm lối
Trờilại phê cho: Văn thật tuyệt
Văn trần được thế chắc có ít
…………………
Đầm như mưa sa, lạnh như tuyết”
- Em có suy nghĩ gì về cách
miêu tả tài năng này của Tản
Đà
- Trước Tản Đà, các nhà nho tì tử tất thảy đều thị tài. Nhưng chữ
tại mà họ nói tời thường gắn với khả năng lớn lao kinh bang tế
thế. Chảng ai nói trắng ra như Tản Đà: hay, thật tuyệt. Mà lại nói
trước mặt Trời. Để cho Trời khen thì cũng tự khen vì xưa nay có
ai kiểm chứng được lời Trời đâu? Đúng là lối khẳng định rất
ngông của một văn sĩ hạ giới, một vị “trích tiên”.
- Quan niệm của Tản Đà về
nghề văn được thể hiện như
thế nào?
Tản Đà không phát biểu trực tiếp bằng câu chữ, chúng ta vẫn nhận

ra quan niệm của Tản Đà về nghề văn.
Văn chương lúc này là một nghề - một nghề kiếm sống.
“Nhờ Trời văn con còn bán được
Anh gánh lên đây bán chợ Trời
Vốn liếng còn một bụng văn đó
Giấy người, mực người thuê người in
…………………
Kiếm được đồng lãi thực rất khó”.
Có kẻ bán, người mua, có vốn liếng, có chuyện thuế… Bao nhiêu
là chuyện hành nghề văn chương.
quả là trong quan niệm của Tản Đà đã có nhiều cái mới. song ta
còn nhận ra người viết văn phải có nhận thức phong phú, viết
được nhiều thể loại: thơ, truyện, văn triết lí… Đây là thể hiện khát
vọng, ý thức cá nhân trong sáng tạo nghệ thuật.
Qua chuyện đọc thơ Hầu
Trời, em còn nhận ra ý thức
cá nhân của tác giả ở chi tiết
nào?
Em có suy nghĩ gì về chi tiết
ấy?
Khẳng định tài năng, quan niệm về nghề văn, ý thức cá nhân còn
biểu hiện ở việc tấu trình với Trời về nguồn gốc của mình.
“Con tên Khắc Hiếu họ là Nguyễn
……….
Sông Đà núi Tản nước Nam Việt”
So với một số danh sĩ khác, chúng ta cũng bắt gặp cách xưng hô:
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”.
Song ở Tản Đà cách xưng hô có những chi tiết khác.
+ Tách tên, họ

+ Nói rõ bản quán, châu lục, tên hành tinh.
Tản Đà muốn Trời hiểu rằng Nguyễn Khắc Hiếu là con người của
Châu Á, của xứ sở có nền văn mình tinh thần thật cao quý đáng
tự hào. Ông muốn Trời hiểu, Nguyễn Khắc Hiếu là đứa con đích
thức của “Sông Đà, núi Tản, nước Nam Việt”.
Em nhắc lại ý thức cá nhân
của tác giả thể hiện như thế
nào trong bài thơ?
Hư cấu câu chuyện “”hầu Trời” giãi bày cảm xúc phóng khoáng
của con người cá nhân.
Nhà thơ nói được nhiều tài năng của mình
Thể hiện quan niệm về nghề văn
Cảm hứng của đoạn thơ là
cảm hứng lãng mạn. Bài thơ
Đó là nhà thơ kể về cuộc sống của chính mình:
“Bẩm Trời, cảnh con thực nghèo khó
có đoạn rất hiện thực. Đó là
đoạn nào? Hai nguồn cảm
hứng ấy có liên hệ với nhau
như thế nào?
………………….
Lo ăn lo mặc hét ngày tháng”.
Hai nguồn cảm hứng ấy có liên hệ với nhau, tạo cho bài thơ phong
phú về tư tưởng. Nội dung vừa hiện thực, vừa lãng mạn.
Hai nguồn cảm hứng kết hợp với nhau đã khẳng định vị trí của
nhà thơ Tản Đà - Gạch nối của hai thời đại
Nếu nhận xét về nghệ thuật
bài thơ (có gì mới và hay: thể
loại, ngôn từ, cách biểu hiện
cảm xúc…)

Bài thơ mới và hay vì lối kể hết sức dân dã, giọng kể khôi hài.
Người kể và người nghe rất mực thân tình. Tất cả tìm thấy ở sự
hào hùng của người kể và người nghe. Đã có nhiều câu chuyện kể
người trần gặp tiên. Song ở “”hầu Trời” vẫn có gì mời hơn lạ hơn.
Vì vậy ngay từ đầu đã lôi cuốn được người nghe.
Nhân vật trữ tình và nhà Trời cũng có mối quan hệ suồng sã, thân
mật. Chư tiên gọi nhà thơ bằng “anh”: “Anh gánh lên đây bán chợ
Trời!”
Các đấng siêu nhiên không thuộc cõi người mà có những cử chỉ
thật ngô nghĩnh, không có một chút gì đạo mạo, họ biểu hiện cảm
xúc theo cung cách của đời thường: lè lưỡi, chau mày, lắng tai
nghe, vỗ tay, bật buồn cười …
Tất cả đã làm cho lối kể chuyện hấp dẫn lôi cuốn.
- Bài thơ hay còn ở cách dùng từ
+ Từ dùng nôm na nhiều khi như văn nói: “Văn dài hơi tốt ran
cung mây”, “Văn đã giàu thay, lại lắm lối”, “Trời nghe Trời cũng
bật buồn cười”, …Cách dùng từ làm cho bài thơ có cái hay, cái
đẹp của dân dã. Nó phù hợp với sự hư cấu của nhà thơ.
- Nhân vật trữ tình bộc lộ ý thức cá nhân tạo nên cái ngông riêng
của Tản Đà.
+ Tự cho mình văn hay đến mức Trời cũng phải tán thưởng.
+ Tản Đà ý thức rằng không thấy có ai đáng là kẻ tri âm với mình
ngoài Trời và chư tiên. Những áng văn ấy chỉ có Trời mới hiểu và
Trời phê bình một cách xác đáng.
+ Tản Đà tự xem mình là một “trích tiên” bị đày xuống hạ giới vì
tội ngông.
+ Nhận mình là người nhà Trời sai xuống hạ giới thực hành “thiên
lương”. Theo Tản Đà, con người phải có: lương tri, lương năng,
lương tâm.
Cái ngông của Tản Đà là thể hiện ý thức cao về tài năng của bản

thân, nhất là tài ngăng về văn chương. Chính cái ngông này góp
phần tạo nên cái mới, cái hay của bài thơ
Bài thơ mới và hay vì lối kể hết sức dân dã, giọng kể khôi hài.
Người kể và người nghe rất mực thân tình. Tất cả tìm thấy ở sự
hào hùng của người kể và người nghe. Đã có nhiều câu chuyện kể
người trần gặp tiên. Song ở “”hầu Trời” vẫn có gì mời hơn lạ hơn.
Vì vậy ngay từ đầu đã lôi cuốn được người nghe.
Nhân vật trữ tình và nhà Trời cũng có mối quan hệ suồng sã, thân
mật. Chư tiên gọi nhà thơ bằng “anh”: “Anh gánh lên đây bán chợ
Trời!”
Các đấng siêu nhiên không thuộc cõi người mà có những cử chỉ
thật ngô nghĩnh, không có một chút gì đạo mạo, họ biểu hiện cảm
xúc theo cung cách của đời thường: lè lưỡi, chau mày, lắng tai
nghe, vỗ tay, bật buồn cười …
Tất cả đã làm cho lối kể chuyện hấp dẫn lôi cuốn.
- Bài thơ hay còn ở cách dùng từ
+ Từ dùng nôm na nhiều khi như văn nói: “Văn dài hơi tốt ran
cung mây”, “Văn đã giàu thay, lại lắm lối”, “Trời nghe Trời cũng
bật buồn cười”, …Cách dùng từ làm cho bài thơ có cái hay, cái
đẹp của dân dã. Nó phù hợp với sự hư cấu của nhà thơ.
- Nhân vật trữ tình bộc lộ ý thức cá nhân tạo nên cái ngông riêng
của Tản Đà.
+ Tự cho mình văn hay đến mức Trời cũng phải tán thưởng.
+ Tản Đà ý thức rằng không thấy có ai đáng là kẻ tri âm với mình
ngoài Trời và chư tiên. Những áng văn ấy chỉ có Trời mới hiểu và
Trời phê bình một cách xác đáng.
+ Tản Đà tự xem mình là một “trích tiên” bị đày xuống hạ giới vì
tội ngông.
+ Nhận mình là người nhà Trời sai xuống hạ giới thực hành “thiên
lương”. Theo Tản Đà, con người phải có: lương tri, lương năng,

lương tâm.
Cái ngông của Tản Đà là thể hiện ý thức cao về tài năng của bản
thân, nhất là tài ngăng về văn chương. Chính cái ngông này góp
phần tạo nên cái mới, cái hay của bài thơ
Phần Ghi nhớ SGK
- Ý tưởng trong bài Hầu Trời
làm ta thích thú nhất:
Nhân vật trữ tình bộ lộ ý thức
cá nhân tạo nên cái ngông
riêng của Tản Đà.
- Các đoạn thơ làm ta thích
thú nhất:
+ Đoạn mở đầu: “Đêm qua…
sướng lạ lùng”
+ “Trời nghe… Trời nghe
qua”
+ “Ước mãi bây giờ… phải
lên”
+ “Văn dài hơi tốt ran cung
mây… cùng vỗ tay”
+ “Dạ, bẩm lạy Trời… Nam
Việt”
Việt một đoạn văn trình bày
cảm xúc
Đoạn thơ nào trong bài “Hầu
Trời” đem đến cho người đọc
nhiều cảm xúc? Tôi thích đọc
đoạn thơ này:
“Ước mãi bây giờ mới gặp
tiên

………………
Trời đã sai gọi thì phải lên”.
“Ngông” là một biểu hiện của ý thức cá nhân. Người biết “ngông”
là đẩy mình lên trên thiên hạ, là khẳng định tài năng của mình.
Cái ngông trong văn chương là xem văn chương của mình là độc
nhất, vô nhị, không ai có thể sánh ngang bằng. Nguyễn Công Trứ
xem mình là con người “tài bộ”, sánh nganh cùng Trái Nhạc, Hàn
Kì, Nữ sĩ Hồ Xuân Hương gọi đám sĩ tử là “lũ ngẩn ngơ” và “Lại
đây cho chị dạy làm thơ”. Nguyễn Trãi kín đáo hơn, tế nhị và sâu
sắc hơn.
“Hàng Chim ngủ khi thuyền đỗ
………..
Thế gian hay một khách văn chương”.
Nhà thơ là người phát hiện ra cái đẹp mà người thường khó nhận
ra. Chỉ có nhà thơ mới mua được cảnh ấy và thú ấy cho mọi
người.
Thi sĩ Tản Đà cũng thể hiện cái ngông trong Văn chương.
+ Tự cho mình văn hay đến mức Trời cũng phải phê “Văn thật
tuyệt” còn các chư tiên thì:
“Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi

Đọc xong một bài cùng vỗ tay”
Rõ ràng Tản Đà ý thức rằng không có ai đáng là kẻ tri âm với
mình ngoài Trời và chư tiên.
+ Tản Đà xem mình là một “trích tiên” bị đày xuống hạ giới vì tội
ngông.
+ Nhận mình là người nhà Trời sai xuống hạ giới thực hành “thiên
lương”.
- Cái ngông ấy của Tản Đà là xuất phát từ ý thức cao độ của cá
nhân trước thời đại lúc bấy giờ.

Nào ai đã nhìn thấy tiên bao
giờ? Trong tưởng tượng của
chúng ta, tiên đẹp lắm. Đẹp
như tiên giáng trần…. Đấy là
những nàng tiên xinh đẹp lạ
lùng, có cánh bay trên trời.
Cũng có thể là ông lão đầu
râu tóc bạc, chống gậy trúc
hình đầu rồng đứng trên lưng
chừng trời. Tiên thường làm
nhiều việc phụ trợ cho người
trần tục. Cũng có trường hợp
tiên kết duyên với người
thường như truyện: Duyên
tiên, Người lấy vợ Cóc, Từ
Thức lấy tiên.
Tản Đà cũng như chúng ta
“Ước mãi bây giờ mới gặp
tiên”. Nhà thơ có cái may
hơn chúng ta là đã gặp tiên.
Nhưng vượt lên trên sự ao
ước, cái may mắn là ý thức
cá nhân:
“Người tiên nghe tiếng lại
như quen”
Thì ra Tản Đà trước đó đã
gặp tiên rồi ư? Không! Ông
là một “trích tiên”. Lối kể
chuyện tự nhiên mà đầy ngạo
mạn như thế xem ra chỉ thấy

ở Tản Đà.
+ Mâu thuẫn giữa cuộc sống lận đận bằng nghề viết văn với hiện
thực xã hội.
+ Thể hiện sự khiêu khích nhất định đối với cái nhìn tôn ti đẳng
cấp.
+ Tản Đà ngông vì đã rũ bỏ tất cả gánh nặng trách nhiệm của kẻ sĩ
trước đó (như Nguyễn Công Trứ) để sống tung tẩy hơn với cái tự
do cá nhân mới mẻ mà thời đại đưa tới.
Đây là ba trong rất nhiều nguyên nhân tạo nên cái ngông trong
văn chương của Tản Đà.
NGHĨA CỦA CÂU
(Tiếp theo)
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
I. Đọc - hiểu
3. Nghĩa tình thái
(HS đọc SGK)
a. Sự nhìn nhận đánh giá và thái
độ của người nói đối với sự việc
được đề cập đến trong câu.
- Người nói thường thể hiện nghĩa
tình thái như thế nào?
- Nghĩa tình thái là một lĩnh vực phức tạp gồm nhiều khía
cạnh khác nhau. Bởi khi đề cập tới sự việc nào đó người nói
không thể không bộc lộ thái độ, sự đánh giá của mình đối
với sự việc đó.
+ Thể hiện sự tin tưởng chắc chắn
+ Sự hoài nghi
+ Sự phỏng đoán
+ Sự đánh giá cao hay thấp, tốt hay xấu
+ Nhấn mạnh hoặc coi nhẹ

Thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc thường
bộc lộ qua trạng thái trên đây.
- Hãy phân tích những ví dụ SGK
nêu ra
- SGK nêu 11 ví dụ
Các từ: sự thật là, giả và thật  khẳng định tính chân thật.
Các từ: chắc, hình như  phỏng đoán sự việc với độ tin cậy
cao, thấp.
Các từ: có đến, là cùng  đánh giá về mức độ hay số lượng.
Các từ: giả thử, toan  đánh giá sự việc có thực hay không
thực đã xảy ra hay chưa xảy ra.
Các từ: phải, không thể, nhất định  khẳng định tính tất
yếu, sự cần thiết hay khả năng của sự việc
- Từ sự phân tích rút ra kết luận
gì?
- Nghĩa tình thái thể hiện thái độ sự đánh giá của người nói
đối với sự việc.
b. Nghĩa tình thái biểu hiện ở tình
cảm, thái độ của người nói với
người nghe.
(HS đọc SGK)
- Tình cảm thái độ của người nói
thể hiện trên lĩnh vực nào? Từ ngữ
- Tình cảm thân mật gần gũi
(Ví dụ SGK)
- Thái độ bực tức, hách dịch
(Ví dụ SGK)
- Thái độ kính cẩn
(Ví dụ SGK)
Tâm trạng và thái độ của người nói bộc lộ quan từ cảm thán

II. Luyện tập
Câu 1. SGK
- Phân tích nghĩa sự việc và nghĩa
tình thái
a. Ngoài này nắng đỏ cành cam
Chắc trong ấy nắng xanh lam ngọn dừa
Nghĩa sự việc: Cái nắng mùa hè của hai miền Nam Bắc
Nghĩa tình thái: Khẳng định sự thật của hiện tượng thiên
nhiên. Biểu hiện ý chí niềm tin thống nhất giữa hai miền
Nam Bắc.
b. Tấm ảnh chụp hai mẹ con kia rõ ràng là mợ Du và thằng
Dũng
* Nghĩa sự việc: Tấm ảnh hai mẹ con
* Nghĩa tình thái: Khẳng định một cách chắc chắn, rõ ràng.
c. Thật là một cái gông xứng đáng với tội án sáu người tử
tù.
- Nghĩa sự việc: Cái thang gông nặng
- Nghĩa tình thái: Khẳng định rõ ràng về tội nặng của sáu
người tử tù.
d. – Nghĩa sự việc: Hành động doạ nạt, cướp giật, liều lĩnh
của Chí Phèo.
- Nghĩa tình thái: Chia sẻ, xót xa cay đắng trước số phận con
người
Câu 2- SGK
- Xác định các từ chỉ nghĩa tình
thái trong các câu.
a- Lắm (Từ ngữ khẳng định)
b- Có thể còn (dự đoán)
c- Hai trăm ngàn đồng (đánh giá về số lượng)
d- Kia mà (từ ngữ tỏ thái độ)

Câu 3 – SGK
Chọn từ ngữ tình thái ở cột B điền
vào chỗ trống của câu ở cột A đề
tạo nên câu có nghĩa tình thái phù
hợp với nghĩa sự việc.
a- Chí Phèo/hình như/… ốm đau
b- Hôm nay trong ông Giáo cũng có tổ tôm/ dễ/ họ không
phải đi gọi đâu.
c- Bóng bác mênh mông ngả xuống một vùng và kéo dài
đến/ tận/ hàng rào hai bên ngõ
Những từ đặt trong/ / là từ lựa chọn.
Câu 4- SGK - Anh ấy/chưa biết chừng/ cũng ra bây giờ
- Chỉ thấy có nó/ là cùng/ đi với bác Năm
- /Ít ra/ thì em cũng đến gặp tôi một lần chứ.
- Tôi/ nghe nói/ ông ấy đã về hưu
- Ông ấy/ chả lẽ/ là người tham nhũng.
-/ Hoá ra/ mèo vẫn là mèo.
- / Sự thật là/ chúng ta đã giành thắng lợi bằng tài năng của
chính mình.
- Sao bảo mai anh mới đến/ cơ mà/.
- Các đồng chí chú ý/ đặc biệt là/ khâu hướng dẫn thí sinh tô
số báo danh và mã đề.
- / Đấy mà/ là chữ của anh ấy.
VỘI VÀNG
Xuân Diệu
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Cảm nhận được niềm khao khát sống mãnh liệt, sống hết mình và quan niệm về thời gian,
về tuổi trẻ và hạnh phúc của Xuân Diệu
- Thấy được sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc mãnh liệt, dồi dào và mạch luận lí sâu
sắc, những sáng tạo độc đáo về nghệ thuật của nhà thơ.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
SGK + SGV + Bài soạn
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
Đọc sáng tạo, gợi ý trả lời câu hỏi, thảo luận.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới
Được mệnh danh là “mới nhất trong các nhà thơ mới” thơ Xuân Diệu thể hiện đầy đủ nhất
cho ý thức cá nhân của cái tôi thơ mới, đồng thời mang đạm bản sắc riêng. Cái tôi lúc nào cũng
thèm yêu khát sống với triết lí:
Làm sao sống được mà không yêu
Không nhớ không thương một kẻ nào.
Với chủ trương:
Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm
Lúc nào, cái tôi ấy cũng khát khao tận hưởng ngay trên thiên đường trần thế. Nó thể hiện
bằng giọng điệu sôi nổi, bồng bột, vồ vập cuống quýt cả khi vui lẫn khi buồn. Để thấy rõ, chúng ta
tìm hiểu bài Vội vàng của Xuân Diệu.
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
I. Đọc – tìm hiểu
1. Tiểu dẫn
(HS đọc SGK)
- Tiểu dẫn trình bày nội dung gì?
Hãy tóm tắt nội dung ấy.
- Chủ yếu giới thiẹu về cuộc đời của Xuân Diệu (1916 - 1985)
* Nguồn gốc: tên khai sin là Ngô Xuân Diệu. Xuân Diệu sinh ra
và lớn lên ở quê ngoại Vạn Gò Bồi, xã Tùng Giản, huyện Tuy
Phước, tỉnh Bình Định. Quê cha: Làng Trảo Nha nay là xã Đại
Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
* Quá trình trưởng thành

+ Đỗ tú tài, ông dạy học tư và làm cho Sở Đoan ở Mĩ Tho - Tiền
Giang. Sau đó ông ra Hà Nội sống bằng nghề viết văn, có chân
trong Tự lực văn đoàn.
+ Năm 1943, Xuân Diệu bí mật tham gia Hội văn hoá cứu quốc
dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Việt Minh. Trong hai cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mĩ và những năm xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Xuân Diệu trực tiếp lấy sự nghiệp
văn chương của mình phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân. Ông là
Uỷ viên BCH Hội Nhà văn Việt Nam các khoá I, II, III. Ông
được bầu là đại biểu Quốc hội khoá I năm 1946. Năm 1983 ông
được công nhận là Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật
cộng hoà dân chủ Đức. Ông được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ
Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996).
+ Các tác phẩm chính cần chú ý:
Thơ: Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), Riêng chung
(1960), Mũi Cà Mau- Cầm tay (1962), Hai đợt sóng (1967), Tôi
giàu đôi mắt (1970), Thanh ca (1982)
Văn xuôi: Phấn thông vàng (1939), Trường ca (1945), Những
bước đường tư tưởn của tôi (1958), Các nhà thơ cổ điển Việt
Nam, hai tập (1981), Công việc làm thơ (1984), …
Dịch thuật: Các nhà thơ Hung- ga- ri
Dịch thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du sang tiếng Pháp
* Xuân Diệu đem đến cho thơ ca đương thời sức sống mới, cảm
xúc mới cùng với cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo. Ông là nhà
thơ của tình yêu, mùa xuân và tuổi trẻ. Sau Cách mạng 1945, thơ
Xuân Diệu hướng mạnh vào thực tế đời sống và rất giàu tính
thời sự.
- Bài thơ Vội vàng in trong tập Thơ thơ là một trong những bài
thơ tiêu biểu của Xuân Diệu trước cách mạng.
2. Văn bản

(Hs đọc SGK)
- Gv hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu
chú thích SGK
a. Bố cục:
- Xác định bố cục của bài thơ? Nêu
ý của mỗi đoạn
Bài thơ có thể chia làm 3 đoạn.
- Đoạn một: Từ đầu đến “Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”
Miêu tả cuộc sống trần thế như một thiên đường trên mặt đất và
niềm cảm xúc ngây ngất trước cuộc sống ấy.
- Đoạn hai: Tiếp đó đến “Mùa chưa ngả chiều hôm” bày tỏ quan
niệm về mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ. Đó là nhận thức: con
người, chỉ có thể tận hưởng nguồn hạnh phúc khi còn trẻ. Tuổi
trẻ lại vô cùng ngắn ngủi, thời gian có thể cướp đi tất cả.
- Đoạn ba: Còn lại: Chỉ còn một cách là chạy đua với thời gian.
Nhanh chóng, khẩn trương, mở rộng lòng ôm chứa, thâu tóm,
ghì siết để tận hưởng.
b. Chủ đề
- Xác định chủ đề của bài thơ.
Miêu tả cuộc đời đẹp lắm, đáng sống, đáng yêu, bày tỏ nhận
thức mới về thời gian, tình yêu và tuổi trẻ. Từ đó Vội vàng là lời
giục giã sống mãnh liệt hết mình, ôm chứa, thâu tóm để ghì siết,
tận hưởng khôn cùng khôn thoả.
- Khổ thơ đầu “Tôi muốn tắt nắng đi”
Nhân vật trữ tình xưng “tôi” là muốn bộc bạch với mọi người,
với cuộc đời. Nhà thơ muốn “tắt nắng”, “buộc gió” để giữ lại
hương vị và màu sắc của nó. Cuộc đời đẹp lắm.
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”.

Những hình ảnh: hoa đồng nội xanh rì, lá cành tơ, khúc tình si,
ánh sáng hàng mi, ngon như cặp môi gần, tác giả đã mang đến
cái đẹp say đắm của mùa xuân, tình yêu, tuổi trẻ. Nhân vật trữ
tình như ngây ngất trước cảnh sống trần gian. Khác hẳn với Thế
Lữ, Xuân Diệu khuyên người ta cuộc đời này đẹp lắm, đáng
sống, đáng yêu làm sao phải đi đâu. Nhưng cuộc đời cũng có
quy luật của nó. Những cảnh sắc kia cũng chỉ thực sự đẹp trong
cái thì xuân của nó. Cũng như con người chỉ có thể tận hưởng
hạnh phúc khi còn trẻ thôi. Để thấy được những suy nghĩ của
nhà thơ, ta tìm hiểu đoạn 2.
2. Quan niệm về mùa Xuân, tình
yêu, tuổi trẻ (H/s đọc đoạn 2)
- Quan niệm của tác giả về mùa
xuân như thế nào?
- Quan niệm của tác giả về tuổi trẻ
và tình yêu
- Mùa xuân là thời xuân sắc nhất của tuổi trẻ. Cảnh vật cũng như
con người chỉ đẹp ở thì xuân của nó. Hãy trở lại cuộc sống như
một thiên đường kia, ta sẽ thấy ong, bướm tuần tháng mật, hoa
đồng nội, lá cành tơ, khúc tình si, tháng giêng, cặp môi gần… tất
cả là thời xuân sắc.
- Những mùa xuân là dấu hiệu bước đi của thời gian
“”Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già”.
Mùa xuân ấy gắn liền với cái đẹp của tuổi trẻ, của tình yêu.
Mùa xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất
Tuổi trẻ và tình yêu gắn liền với mùa xuân. Song tuổi trẻ không
tồn tại mãi (theo quy luật). Nhà thơ xót xa!
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật


Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”
Nói cách khác, nhà thơ có quan niệm về thời gian khác với quan
niệm thời gian tuần hoàn.
- Em hãy phân tích về quan niệm
thời gian của tác giả.
- Quan niệm thời gian tuần hoàn, nghĩa là thời gian như một
vòng tuần hoàn liên tục tái diễn, cứ trở đi trở lại mãi mãi. (Xuân
đi rồi xuân trở lại). Quan niệm ấy lấy sinh mệnh vũ trụ làm
thước đo thời gian.
- Xuân Diệu lựa chọn cho mình quan niệm mới mẻ. Thời gian
được hình dùng như dòng chảy xuôi chiều một đi không trở lại.
Tác giả lấy sinh mệnh của các nhân con người làm thước đo thời
gian, lấy quỹ thời gian hữu hạn của đời người để đo đếm thời
gian trong vũ trụ:
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại.
Cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu là cảm nhận mất mát,
hẫng hụt:
Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi
Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt
Hiện tạp đang lìa bỏ để trở thành qúa khứ được hình dung như
một cuộc chia li.
Mỗi sự vật trong đời sống tự nhiên ngậm ngùi tiễn biệt một phần
đời của chính nó, tạo nên sự phai tàn của từng cá thể:
Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc

Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?
- Em có suy nghĩ gì về quan niệm
thời gian của Xuân Diệu?
Quan niệm về thời gian của Xuân Diệu xuất phát từ ý thức về

giá trị của cuộc sống cá thể. Mỗi khoảnh khắc trong đời sống cá
thể vô cùng quý giá, thiêng liêng.
- Quan niệm này khiến con người biết quý từng giây, từng phút
của đời mình, biết làm cho từng khoảnh khắc của đời mình tràn
đầy ý nghĩa.
- Quan niệm về thời gian như trên là biểu hiện tư tưởng tiến bộ
của Xuân Diệu.
3. Vội vàng là lời giục giã sống
mãnh liệt, hết mình tận hưởng
khôn cùng khôn thoả. (HS đọc
đoạn cuối).
- Nghệ thuật diễn tả cảm xúc được
thể hiện như thế nào trong đoạn
thơ?
“Ta muốn ôm..
Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”.
Cảm xúc của đoạn thơ tràn trề, ào ạt. Tác giả xưng “ta”, làm
muốn đối diện với toàn thể sự sống trần gian. Một sự vồ vập đầy
hăm hở:
Ta muốn riết
Ta muốn say
Ta muốn thâu và Ta muốn cắn
Một chuỗi câu lặp lại (điệp) diễn tả tiếng lòng khao khát mãnh
liệt của chủ thể trữ tình. Gắn với mỗi câu nguyên vẹn này là
trạng thái:
Cho chếnh choáng
Cho đã đầy
Cho no nê
Hàng loạt những từ ngữ thể hiện vẻ đẹp thanh tân, tươi trẻ:
+ “Sự sống mới bắt đầu mơn mởn”

+ “ Mây đưa và gió lượn”
+ “Cái hôn nhiều”
+ “Cỏ rạng, mùi thơm, ánh sáng, thanh sắc, thời tươi, xuân
hồng”
Tất cả đã thể hiện những tình ý mãnh liệt, táo bạo của cái tôi thi
sĩ. Vội vàng thực chất là cách sống chạy đau với thời gian. Đó là
sự khao khát được sống mãnh liệt và một tâm thế cuồng nhiệt
chưa từng thấy.
- Cảm xúc và mạch luận lí được kết
hợp như thế nào trong bài thơ?
- Trong ba phần của bài thơ ta thấy cảm xúc của từng phần đã
kết hợp với mạch luận lí rất rõ.
Đoạn 1: Diễn tra một thiên đường trên mặt đất. Cảm xúc là niềm
hân hoan, vui sướng của nhân vật trữ tình. Nhân vật trữ tình như
phơi trải lòng mình say sưa, phấn chấn nhất. Cảm xúc ấy kết hợp
với luận lí (cách tổ chức sắp xếp từ ngữ, hình ảnh, nhịp điệu).
+ Điệp kiểu câu “Tôi muốn tắt nắng đi/ … Cho hương đừng bay
đi” để bộc bạch ao ước.
+ Điệp cụm từ “Này đây” và từ sở hữu “của”
Đoạn 2: Chú ý các cụm từ “Xuân đang tới, nghĩa là”, “Xuân còn
non, nghĩa là”
Đoạ 3: Điệp lại các cụm từ “ta muốn”. Tất cả tạp nhịp điệu cho
động thái của nhân vật trữ tình.
- Nội dung của luận lí là việc thuyết trình lí lẽ vì sao phải sống
vội vàng, lí lẽ ấy là:
Trần thế là một thiên đường bày sẵn bao nguồn hạnh phúc. Con
người tận hưởng hạnh phúc ấy khi còn trẻ. Trong khi đó tuổi trẻ
lại vô cùng ngắn ngủi. Thời gian sẽ cưới đi tất cả. Vì vậy chỉ có
một cách là chạy đua với thời gian, phải vọi vàng.
- Những hình ảnh quen thuộc của

thiên nhiên, cuộc sống được tác giả
diễn tả như thế nào? Hãy chỉ ra
những nét mới trong quan niệm của
Xuân Diệu?
- Gợi nét quyến rũ, tình tứ, kì thú của cảnh sắc, sự vật thiên
nhiên quen thuộc.
Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần.
- Cảm nhận rất tinh tế về thời gian, không gian làm sống dậy vẻ
thơ mộng và hình thái thật bất ngờ.
Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi

Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa.
Cảnh vật mang tình người tràn trề xuân sắc. Vì thế cảnh vật quen
thuộc mà trở nên thơ mộng và hấp dẫn.
Sự độc đáo, mới mẻ của Xuân Diệu đó là nhận biết cảnh vật
bằng cảm xúc và cái nhìn trẻ trung. Ông chú ý tới vẻ xuân tình
của cảnh vật và trút vào cảnh vật cả xuân tình của mình:
Con gió xinh thì thào trong lá biếc

Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa.
Điều này giúp ta nhận ra cái mới mẻ, độc đáo của Xuân Diệu là:
giá trị lớn nhất của đời người là tuổi trẻ; hạnh phúc lớn nhất của
tuổi trẻ là tình yêu.
Đó là cái nhìn tích cực, giàu yếu tố nhân văn.
III. Củng cố
IV. Luyện tập
“Với nguồn cảm hứng mới yêu
đương của tuổi xuân, dù lúc vui hay

lúc buồn, Xuân Diệu cũng ra thanh
niên bằng giọng điệu yêu đời thấm
thía”
(Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan).
Hãy làm rõ qua bài Vội vàng.
Phần Ghi nhớ SGK
Hoài Thanh cho Xuân Diệu “Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ
mới”. Vũ Ngọc Phan lại chỉ cho người ta cái mới ấy:
“Với nguồn cảm hứng mới yêu đương và tuổi xuân, dù lúc vui
hay lúc buồn, Xuân Diệu cũng ra thanh niên bằng giạng điệu yêu
đời thấm thía”.
* Cuộc đời của con người đáng lưu ý nhất và quý giá nhất là thời
tuổi trẻ. Vũ Ngọc Phan gọi đó là tuổi xuân. Giá trị lớn nhát của
đời người là tuổi trẻ. Hạnh phúc lớn nhất của tuổi trẻ là tình yêu.
Đấy là cái nhìn, một phát hiện tích cực nhất của Xuân Diệu. Bài
thơ Vội vàng đã thể hiện rất rõ.
+ Dựng một thiên đường trên mặt đất
“Tôi muốn tắt… cặp môi gần”
Cảnh vật mang tình người tràn trề xuân sắc. Nó quyến rũ bằng
vẻ đẹp thơ mộng mà tự nhiên.
Sắc xuân và tình xuân theo ngòi bút của Xuân Diệu cứ hiện dần
ra.
+ Xuân Diệu có quan niệm mới về thời gian, tuổi trẻ và tình yêu:
“Xuân đương tới… thắm lại”
Từ đó giúp cho con người biết tiếc thời tuổi trẻ và lớp trẻ biết
sống cho ra sống, cho tuổi trẻ của mình có ý nghĩa.

+ Xuân Diệu thể hiện cách sống vội vàng:
“Ta muốn ôm


Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi”.
Tình ý mãnh liệt, táo bạo. Dường như con người đang chạy đua
với thời gian. Đó là khao khát được sống mãnh liệt, sống hết
mình với một tâm thế cuồng nhiệt chưa từng thấy.
THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Hiểu được mục đích yêu cầu và biết cách bác bỏ trong bài văn nghị luận.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
SGK + SGV + Bài soạn
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
Đọc sáng tạo, gợi ý trả lời câu hỏi, thảo luận.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
I. Đọc - hiểu
1. Mục đích yêu cầu của thao
tác lập luận bác bỏ.
(HS và SGK)
- Thao tác lập luận bác bỏ là dùng các lí lẽ, dẫn chứng đúng đắn,
khoa học để chỉ rõ những sai lầm, lệch lạc thiếu khoa học của một
quan điểm ý kiến nào đó.
- Thế nào là thao tác lập luận bác
bỏ? Lấy ví dụ minh hoạ.
Ví dụ: Trương Tửu (Nguyễn Bách Khoa) trong tập tiểu luận
Nguyễn Du và Truyện Kiều cho rằng: “Nguyễn Du là một con
bệnh thần kinh”. Đây là một nhận định sai lầm cần phải bác bỏ.
Đinh Gia Trinh trong tác phẩm Hoài vọng của lí trí đã đưa ra
những lí lẽ, dẫn chứng bác bỏ lại:
“Tác giả đã căn cứ vào đâu mà biết như vậy, rằng Nguyễn Du mắc

bệnh thần kinh? Căn cứ vào chứng ngôn của người đồng thời với
Nguyễn Du hay vào những di bút của thi sĩ”… Một ví dụ khác.
Trả lời chất vấn của Tổng thanh tra Chính phủ về khoản tiền lương
Cao Khải đưa cho vị này ba lần.
Đây là câu hỏi bị lặp đi lặp lại qúa nhiều. cả người hỏi và người
trả lời đều không trúng đích cần làm rõ. Qua trả lời cho thấy Tổng
thanh tra Chính phủ chưa nắm vững quy tắc và thể thức hành
chính. Là tư lệnh của một cơ quan ngành bảo vệ trật tự hành chính
nhưng lại không ứng xử quy tắc hành chính nhưng lại không ứng
xử quy tắc hành chính, như vậy trách nhiệm thuộc về ông chứ
không do cấp trên. Điều này Chủ tịch Quốc hội đã chấn chỉnh tại
phiên chất vấn. Là một Uỷ viên Trung ương, ông càng phải gương
mẫu chấp hành luật pháp. Ông có thể minh bạch trong sạch trước
Đảng nhưng ông chưa làm đúng luật pháp Nhà nước. Các đại biểu
Quốc hội lẽ ra chất vấn điểm này:
Tại sao ông không gương mẫu chấp hành luật pháp Nhà nước?
Một em học sinh lớp 1 ra đường nhặt được của rơi, nhà trường
hướng dẫn em nộp cho cơ quan công an. Đáng lẽ số tiền ấy ông
phải nộp cho Ban chuyên án vì vụ án đã được khởi tố. Ông nộp
tiền cho cơ quan Đảng cấp trên vừa làm cho cơ quan này mang
tiếng làm thay Nhà nước, như vậy này cũng lại vi phạm nguyên
tắc Đảng.
(Chất lượng chất vấn, trả lời chất vấn diễn đàn Quốc hội, Phạm
Viết Đào) – (Báo Văn nghệ trẻ, ngày 25/06/2006)
- Yêu cầu khi thực hành thao tác
lập luận bác bỏ
- Phải phát hiện cái sai, sự thiết khoa học của một việc làm hoặc
một quan điểm, một lí lẽ nào đó.
+ Theo em có những yêu cầu gì? - Người thực hiện phản bác phải có hiểu biết sâu sắc, lí giải rõ
ràng.

- Trong khi phản bác, giọng văn rắn rỏi, dứt khoát đầy tự tin
2. Cách bác bỏ
HS đọc SGK và trả lời câu hỏi.
- Luận điểm nào bị bác bỏ?
- Đoạn 1: Luận điểm bác bỏ là: “Nguyễn Du là con bệnh thần
kinh”.
- Đoạn 2: Luận điểm bác bỏ là: “Nhiều đồng bào chúng ta đã biện
minh việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng nước mình
nghèo nàn”.
- Đoạn 3: “Tôi hút thuốc, tôi bị bệnh mặc tôi”.
- Bác bỏ bằng cách nào?
(Đoạn 1)
Đoạn 1: Tác giả Đinh Gia Trinh đã đưa ra lí lẽ vạch rõ luận điểm
chính xác, không có căn cứ khoa học của Trương Tửu khi cho
rằng: “Nguyễn Du là con bệnh thần kinh”.
+ Căn cứ vào đâu?
+ Vào chứng ngôn của những người cùng thời hay bút tích?
+ Mấy bài thơ Mãn hứng, U cư, Nguyễn Du nói mình mắc bệnh
chứ đâu mắc bệnh thần kinh,.
+ Thiết tưởng một con người ban ngày nhìn thấy ma, ban đêm
nhìn thấy oan hồn tất phải là người có bộ thần kinh rối loạn và
khủng hoảng tới cực độ và người ấy không tài nào có được nghệ
thuật minh mẫn của kẻ tạo ra Truyện Kiều.
- Bác bỏ bằng cách nào?
(Đoạn 2)
- Phản bác bằng cách đưa ra:
+Họ chỉ biết nhữnt từ thông dụng của ngôn ngữ và còn nghèo
những từ An Nam hơn bất cứ người phụ nữ và nông dân An Nam
nào.
+ Ngôn ngữ của Nguyễn Du nghèo hay giàu?

+ Vì sao người An Nam có thể dịch tác phẩm Trung Quốc sang
nước mình mà lại không thể viết tác phẩm tương tự?
+ Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của
con người.
Bác bỏ bằng cách nào?
(Đoạn 3)
+ Hút thuốc là quyền của anh nhưng anh không có quyền đầu độc
những người xung quanh (anh uống rượu say mềm anh chịu,
Nhưng hút thuốc, người gần anh hít phải luồng khói độc).
+ Hàng nghìn công trình nghiên cứu đã chứng minh rất rõ:
* Vợ con, những người làm việc cùng phòng với người nhiện
thuốc cũng bị nhiễm độc cũng đau tim mạch, ung thư.
* Tội nghiệp thay những cái thai vì có người hút thuốc ngồi cạnh
mẹ mà thai bị nhiễm độc. Hút thuốc bên người đàn bà có thai quả
là một tội ác.
+ Bố và anh, chú bác hút thuốc không những đầu độc con em mà
còn nêu gương xấu.
Kết luận
- Em rút ra kết luật gì qua các
đoạn văn vừa đọc?
- Cả ba đều thể hiện quan điểm sao lầm. Ví dụ 1 và 3 người viết và
nói không có căn cứ khoa học chỉ là nói liều. Làm khoa học mà
không nêu được cơ sở khoa học thì đó là sai lầm, cần chải ra và
bác bỏ.
- Ví dụ 2 những người học bập bẹ hoặc có vốn liếng ít nhiều tiếng
nước ngoài đã quên và bỏ rơi tinh thần dân tộc. Thậm chí họ thiếu
hiểu biết về ngôn ngữ dân tộc.
II. Củng cố
III. Luyện tập
- Quan điểm mà Nguyễn Du bác bỏ là:

+ Kẻ sĩ không nên cứng cỏi mà phải mềm
Câu 1. SGK - Quan điểm mà Nguyễn Đình Thi bác bỏ là:
+ Thơ là những lời và đề tài đẹp.
- Cách bác bỏ và giọng văn của
hai tác giả có nét gì khác nhau.
- Cách bác bỏ và giọng văn của hai tác giả có sự khác nhau:
+ Nguyễn Dữ dùng phương pháp so sánh “người ta thường nói”
sau đó dùng dẫn chứng để phản biện lại. Lấy ngay nhân vật chính
của truyện.
+ Nguyễn Đình Thi sử dụng phương pháp chứng minh làm rõ thơ
không phải là lời và đề tài đẹp (phân tích, chứng minh để phẩn bác
lại).
Câu 2. SGK
Hãy bác bỏ quan niệm “Không
kết bạn với những người học yếu”
- Quả là một sai lầm lớn nếu bạn cho rằng “Không kết bạn với
những người học yếu”.
+ Nếu chỉ kết bạn vớinhững người học giỏi thì những người học
yếu bị bỏ rơi ư?
+ Cả một tập thể lớpmuốn mạnh, muốn tốt phải có tinh thần đoàn
kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ chứ.
+ Đừng tự cho mình là giỏi vì mìnhgiỏi nhưng còn có người giỏi
hơn mình.
+ Ở đời không có ai biết hết tất cả và cũng chẳng ai là dốt tất cả
không biết gì.
+ Hãy từ bỏ quan điểm của bạn đi. Vì như thế sẽ có ngày bạn tự cô
lập mình và trở lên dốt nát đấy.

TRÀNG GIANG
Huy Cận

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Cảm nhận được nỗi sầu nhân thế, nỗi buồn cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, niềm khao khát
hoà nhập với cuộc đời và tình cảm đối với quê hương đất nước của tác giả.
- Thấy được màu sắc cổ điển trong một bài thơ mới.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
SGK + SGV + Bài soạn.
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
Đọc sáng tạo, gợi ý trả lời câu hỏi, thảo luận.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài cũ
Xuất hiện ở giai đoạn cường thịnh của thơ mới, Cù Huy Cận là một trong những thi sĩ có
công đưa phong trào này lên đỉnh cao. Phong cách thơ Huy Cận là sự hào hợp nhuần nhuyễn giữa
hai yếu tố cổ điển Đường thi với thơ mới. Để thấy được, chúng ta tìm hiểu bài thơ Tràng giang
của ông.
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
I. Đọc – tìm hiểu
1. Tiểu dẫn
(HS đọc SGK)
- Phần tiểu dẫn trình bày nội
dung gì?
- Trình bày về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Huy Cận.
+ Nguồn gốc: Sinh 1919- Quê làng Ân Phú, Hương Sơn nay là xã
Đức Ân, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh, trong một gia đình nhà nho
nghèo.
+ Quá trình trưởng thành
* Năm 1939 đỗ tú tài toàn phần tại Huế (Tốt nghiệp THPT)
* Năm 1943 đỗ kĩ sư Canh nông tại Hà Nội.
* Năm 1942 ông tham gia Hội Văn hoá cứu quốc, được tham dự
Quốc dân đại hội Tân Trào, được bầu vào Ủy ban Dân tộc giải

phóng toàn quốc.
* Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông giữ chức vụ quan trọng
trong Chính phủ và trong Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt
Nam.
* Ông mất năm 2005, nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học
nghệ thuật năm 1996.
+ Sự nghiệp: Trước Cách mạng có tập Lửa thiêng (1940), Trời mỗi
ngày lại sáng (1958), Đất nở hoa (1960), Bài thơ cuộc đời (1963),
Hai bàn tay em (1967), Những năm sáu mươi (1968), Chiến trường
gần đến chiến trường xa (1973), Ta về với biển (1997),…
Đặc điểm thơ Huy Cận: Huy Cận luôn khao khát với cuộc sống, tạo
ra sự hoà điệu giữa hồn người và tạo vật, giữa cá thể với nhân quần.
Vì thế, thơ Huy Cận hàm súc và giàu chất suy tưởng, triết lí.
2. Bài thơ
a. Hoàn cảnh sáng tác
- Bài thơ được viết trong hoàn
cảnh nào?
Viết vào mùa thu năm 1939, in trong tập Lửa thiêng và cảm xúc
được gợi từ sóng nước mênh mang của sông Hồng. Lúc này nhà thơ
đang là sinh viên trường Canh nông Đông Dương, cư trú tại Hoà
Nội. Một thoáng nhớ nhà, nhớ quê cộng với than phận người dân
một nước nô lệ, Huy Cận đã viết bài thơ này. Đây là bài thơ khá tiêu
biểu của Huy Cận trước cách mạng.
b. Bố cục
- Xác định bố cục và ý của mỗi
đoạn.
Bài thơ có 4 khổ. Có thể chia làm 2 đoạn:
+ Đoạn 1: Gồm 3 khổ
Miêu tả bức tranh thiên nhiên trên sông, bên sông để thể hiện nỗi
buồn cô đơn, hoà chung nỗi sầu nhân thế, thấu được tình người, tình

đời.
+ Đoạn 2: Còn lại
Lòng yêu nước thầm kín của nhà thơ.
c. Chủ đề
- Xác định chủ đề bài thơ
Mượn bức tranh thiên nhiên sông dài, trời rộng, Huy Cận thể hiện
nỗi buồn cô đơn giữa kiếp người. Đồng thời thể hiện tấm lòng
thương nhớ quê hương.
II. Đọc -hiểu
1. Chọn cách đọc- hiểu
- Bài thơ có nhiều cách tiếp cận.
Anh (chị) chọn cách nào?
- Bàithơ có nhiều cách khai thác
+ Khai thác theo từng khổ thơ
+ Đọc- hiểu theo bố cục hoặc chủ đề
+ Theo từng câu hỏi của SGK
Trong ba cách này, nên chọn: Đọc- hiểu theo chủ đề.
- Trước khi vào đọc- hiểu theo
chủ đề, anh (chị) có cảm nhận
gì về hai tiếng “Tràng giang”
(tiêu đề bài thơ) và câu thơ đề
từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ
sông dài”?
- Tiêu đề bài thơ là Tràng giang. Đây là hai từ Hán Việt. Nếu chỉ nói
sông dài thì chỉ gợi ra định lượng. Tràng giang gợi ra một con sông
vừa dài, vừa rộng. Dài ở tiếng Tràng và rộng ở hai nguyên âm a của
hai âm tiết tạo nên. Mặt khác hai tiếng Tràng giang gợi ra một con
sông dường như của một thuở xa xưa nào đã chảy qua chiều dài lịch
sử, bao gồm nhiều tầng văn hoá và bao áng thi ca.
- Lời đề từ của bài thơ không phải là sự trang sức nghệ thuật mà là

điểm tựa cho cảm hứng cho ý tưởng của tác giả triển khai tác phẩm.
Nhân vật trữ tình đứng trước cảnh sông dài trời rộng đã thể hiện tâm
trạng bâng khuâng và nỗi nhớ của mình. Mặt khác cũng có thể hiểu
trời rộng bâng khuâng nhờ sông dài. Huy Cận đã tạo ra một điểm tựa
độc đáo, đó là sự kết hợp giữa nỗi nhớ của cong người và nỗi nhớ
của tạo vật. Con người nặng lòng thương nhó mà cảnh vật cũng tràn
ngập nỗi nhớ đến bâng khuâng. Ngay từ lời đề từ, tâm trạng nhân
vạt trữ tình đã tìm được, hoà cảm được với nỗi sầu của sông núi.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×