Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

LỰC ĐẨY VÀ RÀO CẢN HAI YẾU TỐ SONG HÀNH CẦN QUAN TÂM KHI NGHIÊN CỨU VỀ SỰ THAM GIA CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ DU LỊCH TÂM LINH TẠI QUẦN THỂ DI TÍCH NÚI SAM CHÂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.79 KB, 17 trang )

LỰC ĐẨY VÀ RÀO CẢN HAI YẾU TỐ SONG HÀNH CẦN QUAN TÂM KHI
NGHIÊN CỨU VỀ SỰ THAM GIA CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN VÀO CHUỖI
GIÁ TRỊ DU LỊCH TÂM LINH TẠI QUẦN THỂ DI TÍCH NÚI SAM CHÂU
ĐỐC
NCS. ThS. Dương Đức Minh1
Dẫn nhập
Năm 2017, núi Sam đón gần 5 triệu lượt khách tham quan với phần lớn là khách
du lịch nội địa. Từ lâu không gian linh thiêng này đã thu hút nhiều dòng khách đến
thăm viếng Bà Chúa Xứ và các thiết chế văn hóa tâm linh lân cận.
Du khách đến với núi Sam nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu tâm linh sùng
kính, trả ơn, gieo niềm tin và gửi gắm ước vọng đến vị nữ thần nổi tiếng là chính yếu.
Bên cạnh nhu cầu chính yếu nói trên du khách xuất hiện mang theo rất nhiều nhu cầu
khác từ việc mua sắm lễ cúng, quà lưu niệm..., nhu cầu lưu trú qua đêm, nhu cầu ăn
uống và vận chuyển. Thời gian gần đây các dịch vụ dành cho du khách đang được
nghiên cứu sắp xếp theo hướng ngày càng chuyên nghiệp với mục tiêu định hình và tạo
dựng nên không gian văn hóa du lịch tâm linh tại quần thể di tích núi Sam Châu Đốc.
Hiện nay, tính tâm linh đang thắng thế lấn át tính dịch vụ du lịch nhưng địa
phương này đang có nỗ lực để dần đạt được tính chất du lịch tâm linh đúng nghĩa tại
quần thể di tích núi Sam.
Hay nói cách khách chuỗi giá trị du lịch tâm linh của Châu Đốc đã hình thành.
Mức độ khai thác và khả năng sản sinh của chuỗi giá trị phụ thuộc và khả năng tiếp cận
và loại trừ của các bên liên quan vào các hoạt động du lịch tâm linh tại nơi đây.
Xuất phát từ thực tế trên, bài viết phân tích các yếu tố là lực đẩy hoặc rào cản
khả năng tiếp cận và loại trừ của các bên liên quan (du khách, cơ quan quản lý nhà
nước về du lịch, các đơn vị kinh doanh cung ứng dịch vụ du lịch, người dân sinh sống
1

Giảng viên Bộ môn Du lịch, Nghiên cứu sinh Khoa Nhân học – Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại
học Quốc gia TPHCM, Email: , ĐT: 0985.063.595

1




có tham gia làm du lịch, nguồn nhân lực du lịch chuyên nghiệp, các nhà nghiên cứu)
vào các hoạt động du lịch tâm linh tại núi Sam.
Bài viết được thực hiện thông qua quá trình khảo sát, quan sát tham dự, phỏng vấn
cá nhân, phỏng vấn nhóm từ tháng 6 năm 2016 đến nay.
1.

Từ các quan điểm tiếp cận nghiên cứu về du lịch bàn về việc xuất hiện của

du khách tại núi Sam có đúng nghĩa là khách du lịch hay không
Núi Sam vốn dĩ là một trung tâm thu hút khách thăm viếng tại các thiết chế văn hóa
tâm linh như Miếu Bà Chúa Xứ, Chùa Tây An, Chùa Hang,... Tín ngưỡng thờ nữ thần
là thói quen không mấy xa lạ với người dân Việt Nam. Ở núi Sam có trung tâm thờ nữ
thần tiêu biểu điển hình của cả nước.
Sức hút của trung tâm này rất mạnh nhưng càng gần về phía Nam số lượng du
khách càng tăng do khoảng cách địa lý quy định. Khách du lịch khác với khách tham
quan là đi ra khỏi nơi lưu trú thường xuyên và có qua đêm tại điểm đến (đi trên 24 giờ)
theo Trần Đức Thanh (2004), Trần Văn Thông (2008), Nguyễn Minh Tuệ và các tác giả
khác (2011),... Nhìn lại khái niệm này soi chiếu cho lượng khách viếng thăm tại núi
Sam vào những ngày thường không phải lễ lớn phần đông là khách tranh thủ thăm
viếng Bà và chi chuyển về lại trong đêm (ở trên xe) hay di chuyển ngủ qua đêm ở địa
phương khách... vào mùa lễ khách lưu trú qua đêm tại các cơ sở lưu trú tại quần thể núi
Sam rất đông càng gần trung tâm núi tình trạng hết phòng càng cao 2. Nếu nhìn vào việc
mô tả khái niệm khách du lịch thì rõ ràng khách đến núi Sam phần lớn là khách tham
quan còn khách du lịch đúng nghĩa còn khiêm tốn hay khách du lịch theo hành trình dài
nhưng chỉ xem núi Sam là điểm ghé qua.
Ngoài ra du lịch còn được xem là hoạt động thỏa mãn nhu cầu nghĩ ngơi, tìm hiểu
các giá trị tự nhiên, lịch sử - văn hóa, mua sắm, thăm người linh, tâm linh, vui chơi giải
trí, công vụ Trần Đức Thanh (2005), Nguyễn Minh Tuệ và các tác giả khác (2011),

Phan Huy Xu và Võ Văn Thành (2018), Võ Văn Sen và các tác giả khác (2018),... như
2

Kết quả khảo sát thực địa từ 6/2016 đến nay

2


vậy đi du lịch gắn với nhu cầu tâm linh cũng được đề cập và có thể xem du lịch tâm
linh là một hình thức biêu biểu của du lịch văn hóa theo Tạ Duy Linh và Dương Đức
Minh (2014) Dương Đức Minh (2017), Ngô Thị Phương Lan và Dương Đức Minh
(2018), Phan Huy Xu và Võ Văn Thành (2018),...
Như vậy tại quần thể núi Sam có khách sạn, có các điểm tham quan, có dịch vụ
thuyết minh, có nơi mua sắm, có nhà hàng và quán ăn,... những cơ sở này ít nhiều đã
phát huy vai trò của việc cung ứng dịch vụ cho du khách.
Từ đó có thể hình dung đã xuất hiện chuỗi giá trị du lịch tâm linh tại quần thể núi
Sam Châu Đốc.
Nhưng vấn đề đặt ra là có vẻ tính tâm linh lấn át tính du lịch tại nơi đây3.
Vậy hoạt động tâm linh rõ ràng là hoạt động chính yếu. Chính các giá trị văn hóa
tâm linh đang là nền tảng và là giá đỡ quan trọng để núi Sam thu hút khách viếng thăm,
tính dịch vụ du lịch còn mờ nhạt đang đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của việc ăn, ở,
đi lại mà chưa bức phá tạo nên các dịch vụ và chuỗi dịch vụ có tính hấp dẫn tạo nên sự
ấn tượng khác biệt cho điểm đến.
Vậy để tạo dựng dịch vụ du lịch tâm linh đúng nghĩa cần bàn thêm về bản chất của
các quan điểm nghiên cứu về du lịch tâm linh. Từ đó vận dụng các khung phân tích vấn
đề này cho địa bàn núi Sam Châu Đốc.
Khái niệm du lịch tâm linh đã được các học giả trong và ngoài nước bàn luận và
đưa ra các nội hàm để nhận diện hình thức du lịch này. Cụ thể, Farooq Haq và John
Jackson cho rằng: “Khách du lịch tâm linh là đối tượng đi đến một nơi cụ thể ngoài
môi trường sinh sống của mình với ý định gia tăng ý nghĩa cho đời sống tinh thần; có

thể họ có tôn giáo hoặc không tôn giáo, thông qua chuyến đi họ có trải nghiệm với môi
trường tự nhiên tại điểm đến nhưng được đặt trong bối cảnh có sự liên hệ với một
đấng/nhân vật năng quyền nào đó” ( Farooq Haq - John Jackson, 2009, tr.142). Hay:
“Du lịch tâm linh hiện nay được thể hiện trên nhiều cung bậc, nhiều dạng. Dạng thứ
3

Tham vấn các ý kiến chuyên gia về du lịch từ 6/2016 đến nay

3


nhất, đó là những hoạt động tham quan, vãn cảnh tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng.
Đây là dạng hẹp nhất, chưa thể hiện được ý nghĩa của hoạt động du lịch này nhưng lại
là hoạt động phổ biến nhất hiện nay; Dạng thứ hai được mở rộng hơn với cách hiểu là
tìm đến các địa điểm, cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo bên cạnh tham quan vãn cảnh thì còn
để cúng bái, cầu nguyện. Dạng này có mở rộng hơn nhưng mới chỉ phù hợp với những
đối tượng có theo tôn giáo, tín ngưỡng; Dạng thứ ba có mục đích chính là tìm hiểu các
triết lý, giáo pháp khiến cho con người trầm tĩnh, để tâm hồn thư thái, cải thiện sức
khỏe và cảm nhận chính bản thân mình” (Hồ Kỳ Minh, 2015, tr.5).
Tuy có nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau nhưng các học giả đều nhìn nhận
khái niệm du lịch tâm linh từ góc độ giao thoa giữa hoạt động du lịch như một hoạt
động “di chuyển khỏi chỗ ở”, “thưởng lãm, tham quan, vãn cảnh, trải nghiệm…” và
hoạt động tâm linh “cúng bái, cầu nguyện, tìm hiểu triết lý, giáo pháp, tôn kính các
đấng siêu nhiên… Mục đích chính của du lịch tâm linh chính là “lợi ích tinh thần”.
Du lịch tâm linh chính là một hình thức của du lịch văn hóa vì hình thức du lịch này
khai thác các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể để phục vụ cho du khách. Thông qua
đó, du khách từ phương xa có cơ hội tiếp cận được những giá trị văn hóa qua các hoạt
động tâm linh của điểm đến. Vì thế, có thể ví sánh thông qua hoạt động du lịch văn hóa
thì văn hóa đã được xuất khẩu tại chỗ. Thế giới đã có nhiều điểm du lịch có sự phát
triển mạnh mẽ dựa trên các tài nguyên tâm linh chẳng hạn như thánh địa Mecca, Tây

Tạng, Vatican, Angkor Wat, Mi Châu (Phúc Kiến), Jerusalem, Bodhgaya (Bồ Đề Đạo
Tràng), … Tại Việt Nam cũng đã có những địa điểm du lịch nổi bật do gắn với giá trị
tâm linh như Trung tâm Thánh Mẫu La Vang, Tháp Bà Ponaga, Miếu Bà Chúa Xứ
Châu Đốc, Núi Bà Đen, Chùa Hương, Phủ Giầy… Giá trị văn hóa tâm linh được hình
thành từ niềm tin có yếu tố tôn giáo, tín ngưỡng của con người hoặc những nguyện cầu
của cá nhân hướng một đấng nhân thần hoặc nhiên thần. Chính việc tham gia vào các
hoạt động du lịch văn hóa tâm linh đã giúp du khách có cơ hội trải nghiệm và thỏa mãn
những ước muốn tinh thần của mình để trấn an hoặc giúp cho du khách có thêm sự ổn
định về mặt tinh thần. Trong quá trình tiếp cận với những không gian thiêng tại các
điểm đến, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng hệ thống cảnh quan về mặt kiến trúc, bái
4


vọng không gian thờ tự, thực hiện các hành vi bày tỏ niềm tin và thể hiện những kỳ
vọng cho một tương lai ngày càng ổn định, bình an, thăng tiến và hạnh phúc. Những
không gian chứa đựng các giá trị văn hóa tâm linh bao gồm các công trình chùa, nhà
thờ, thánh đường, thánh thất, đình, chùa, miếu, phủ thờ, ... Các công trình này không
những chứa đựng các giá trị văn hóa tâm linh thuần túy mà còn là các điểm đến lưu giữ
các giá trị nghệ thuật kiến trúc đặc sắc mang đậm bản sắc văn hóa tộc người hay nhóm
người. Bên cạnh đó, du khách có nhu cầu tìm hiểu du lịch tâm linh còn quan tâm đến
sự kiện và các hoạt động thực hành niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng và đức tin như các lễ
hội gắn liền với niềm tin tôn giáo và tín ngưỡng dân gian. Như vậy, rõ ràng các giá trị
văn hóa tâm linh bao gồm cả hai yếu tố vật chất và tinh thần. Trong bức tranh du lịch
của An Giang, khu vực núi Sam được xem là một trung tâm du lịch nổi bật của toàn
tỉnh. Cụ thể, các thực hành tín ngưỡng tại Miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc thể hiện rõ các
đặc trưng của du lịch tâm linh trong sự giao thoa giữa du lịch và hoạt động tâm linh.
Theo đó, khách chủ yếu đến đây là để “chiêm bái” Bà Chúa Xứ cầu xin cho những ước
nguyện của cá nhân và gia đình và trong chừng mực nhất định cũng trải nghiệm các
hoạt động thưởng lãm du lịch nhưng chủ yếu chỉ là tham quan mua sắm các sản vật địa
phương.

Như vậy đã có tính giao thoa giữa hoạt động tâm linh và hoạt động du lịch tại núi
Sam nhưng tính tâm linh vẫn mạnh và tính dịch vụ du lịch tuy không thật sự mờ nhạt
nhưng vẫn chưa nổi bật.
2.

Vận dụng lý thuyết tiếp cận loại trừ để phân tích sự tham gia của các bên

liên quan vào hoạt động du lịch
Bản chất của ngành kinh tế du lịch là ngành dịch vụ vừa có tính tổng hợp vừa có
tính xã hội hóa. Vì thế các bên liên quan đóng vai trò then chốt trong việc cung ứng
chuỗi dịch vụ du lịch bao gồm lực lượng lao động tham gia trực tiếp (tham gia thường
xuyên) vào các ngành nghề thuộc chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch và một phần lớn lực
lượng tham gia gián tiếp bao gồm các cộng tác viên, người dân địa phương (tham gia
vào mùa cao điểm, kết hợp vừa tham gia lao động sản xuất ở lĩnh vực kinh tế khác và
5


du lịch,…).
Mức độ tham gia của các bên liên quan sẽ không giống nhau. Vì vậy cần tìm hiểu
quan điểm nghiên cứu về “sự tham gia” là điều cần thiết gắn với nội dung nghiên cứu
của bài viết.
Một trong những tác giả tiêu biểu cho việc phân tích và xây dựng các cơ sở lý
thuyết cho sự tham gia là Arnstein. Năm 1969, Arnstein đã đưa ra mô hình “thang bậc
tham gia” như sau:

Bảng 1. Thang bậc của sự tham gia
8

7


6

5

4

3

2

1

Citizen control
(Được điều hành)
Delegated power

Degrees of citizen power

(Được ủy quyền)

(Mức độ sự trao quyền)

Partnership
(Cùng tham gia)
Placation
(Tham gia hòa giải)
Consultation

Degrees of Tokenism


(Tham gia tư vấn)

(Mức độ sự thể hiện chính kiến)

Informing
(Thông tin)
Therapy

Non participation

(Được trợ giúp)

(Chưa tham gia)

Manipulation
(Chỉ thừa lệnh thực hiện)
6


Nguồn: Arnstein, 1969, tr.220
Qua đó có thể thấy được, mô hình trên được xây dựng chủ yếu dựa vào tính chủ
động của các bên liên quan trong việc tham gia vào các chương trình, dự án và chính
sách. Các thang bậc càng lên cao bên liên quan ngày càng được trao quyền nhiều hơn
và thể hiện vai trò của mình ngày càng mạnh mẽ hơn.
Gần như đồng tình với quan điểm trên Brager, Specht và Torczyner (1987) đã
đưa ra quan điểm của mình về sự tham gia như sau: “sự tham gia như một phương tiện
để giáo dục công dân và tăng thẩm quyền của mình”. Đến năm 1995, trong chương
trình nghiên cứu về phát triển cộng đồng và nhóm xã hội, World Bank đã đưa ra định
nghĩa về sự tham gia như sau: “Sự tham gia là một quá trình thông qua việc các bên
liên quan chia sẽ sự kiểm soát trong việc đưa ra các sáng kiến, các quyết định đến các

nguồn lực phát triển ảnh hưởng đến mình”. Như vậy mối liên hệ giữa sự tham gia và sự
phát triển đã được đề cập. Bản thân sự tham gia là cơ sở tương tác quan trọng đến động
lực phát triển cho các nhóm xã hội và cộng đồng xã hội.
Lý tưởng kỳ vọng là các bên liên quan tham gia vào một chương trình hay hoạt
động nào đó, trong đó có sự tham gia vào phát triển du lịch là họ được quyền tiếp cận
từ khâu ý tưởng đến khâu thực thi. Nhưng trên thực tế luôn tồn tại là “có tiếp cận sẽ có
loại trừ” (Hoàng Cầm và cộng sự, 2013).
Jesse Ribot và Nancy Peluso (2003, 181) cho rằng thuật ngữ tiếp cận, được định
nghĩa là “khả năng hưởng lợi từ cái gì đó”, rõ hơn thuật ngữ tài sản, thường được hiểu
là “quyền có thể được thực thi” mà C.B. McPherson đã đặt ra trước đây. Theo hai tác
giả này, tiếp cận nên được hiểu là một tập hợp các quyền và quan hệ cho phép các cá
nhân hay nhóm “lấy được, quản lý và giữ được [khả năng hưởng lợi]”. Li và các cộng
sự dùng thuật ngữ loại trừ để hiểu các cách thức tương liên có thể “ngăn cản các cá
nhân hay nhóm” hưởng lợi từ các cơ hội có thể tham gia vào du lịch. Bốn sức mạnh
(powers) tạo ra sự loại trừ việc tiếp cận đóng góp vào chuỗi giá trị du lịch, gồm: luật lệ
- regulation - (luật, khuôn mẫu đạo lý, luật tục,…); lực– force - (các mối đe dọa bạo lực
ẩn hoặc hiện ngăn cản khả năng của ai đó trong việc tiếp cận với các cơ hội tham gia
7


vào chuỗi giá trị du lịch); thị trường– market- (giá trị của tài sản hoặc chi phí tiếp cận
dịch vụ để đảm bảo sự tiếp cận); sự hợp thức hoá– legitimation - (sự biện minh mang
tính đạo đức hay cái gì đó khác để ủng hộ sự loại trừ) là một khung lý thuyết hữu ích
giúp tìm hiểu các tác nhân tham gia vào các quá trình loại trừ các nhóm hay cá nhân ra
khỏi sự hưởng lợi từ du lịch.
Khi dùng thuật ngữ loại trừ để tìm hiểu vấn đề tham gia của các bên liên quan
trong phát triển du lịch, chúng tôi hướng đến các cách thức trong cộng đồng cư dân tại
chỗ và các bên liên quan khác bị ngăn cản hưởng lợi từ việc phát triển du lịch, cho dù
là từ luật lệ, lực, thị trường hay sự biện minh. Đồng thời thông qua lý thuyết nghiên
cứu này chúng tôi làm rõ các yếu tố nào là động lực khuyến khích các bên liên quan

tham gia vào chuỗi giá trị du lịch tâm linh.
3.

Khái quát tình hình phát triển du lịch tâm linh tại quần thể di tích núi Sam

Châu Đốc
Ngay tại Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam Châu Đốc năm 2018, Bộ Văn hóa Thể
thao và Du lịch đã công bố Quyết định số 2098/QĐ-TTg ngày 27.12.2017 của Thủ
tướng về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia núi Sam
đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.
Do tầm quan trọng của trung tâm du lịch quần thể núi Sam nên trong Quy hoạch
phát triển du lịch của tỉnh, quỹ đất dành cho thành phố Châu Đốc đứng đầu trong 5 địa
phương của tỉnh nhận được phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất (280 ha) dành cho việc hình
thành các khu du lịch đến năm 2020. Bên cạnh đó, Châu Đốc cũng có các tài nguyên
văn hóa đạt cấp di tích quốc gia dày đặc. Đây là nguồn lực phát triển cho sự phát triển
du lịch văn hóa tâm linh của địa phương.
Quần thể Di tích Lịch sử - Văn hóa núi Sam ở núi Sam là một trong những cực
trọng điểm thực hành văn hóa tâm linh tại Nam bộ với sự tham gia đông đảo của du
khách gần xa. Cụ thể theo thống kê của Phòng Văn hóa Thể thao – Ủy ban Nhân dân
thành phố Châu Đốc, nguồn khách tham quan và doanh thu trong 4 năm (2014 – 2017)
như sau: năm 2014: 4.200.000 lượt khách, thu phí tham quan được 19.967.100.000

8


đồng; năm 2015: 4.274.800 lượt khách, thu phí tham quan được 30.411.210.000 đồng,
năm 2016: 4.570.500 lượt khách, thu phí tham quan được 43.580.290.000 đồng, năm
2017: 4.905.000 lượt khách, thu phí tham được 49.876.000.000. Mùa cao điểm du lịch
tâm linh tại quần thể du lịch núi Sam diễn ra từ sau tết Nguyên Đán kéo dài cho đến hết
tháng 4 âm lịch hàng năm do đây là mùa vía Bà Chúa Xứ. Trong thời gian này khu vực

núi Sam đón tiếp khoảng 3 triệu lượt khách. Từ lâu, Miếu Bà Chúa Xứ đã là điểm tham
quan du lịch tâm linh nổi bật của khu vực phía Nam và được mệnh danh là “con gà đẻ
trứng vàng của ngành du lịch An Giang”. Ngày cao điểm nhất tại khu vực núi Sam có
thể đón đến 72.000 lượt khách4. Như vậy sức chứa vào ngày cao điểm nhất tại núi Sam
là 72.000 lượt khách/2ha (72.000 lượt khách/20.000m 2) tức là 3,6 khách/m2. Con số
này đã vượt quá sức tải theo tiêu chuẩn du lịch. Qua đó có thể hình dung quần thể di
tích núi Sam chịu áp lực lớn về sự có mặt của du khách. Điều này cần được xem xét
nghiên cứu để hướng đến sự quản lý làm giảm tải các áp lực và gây nguy hại đến hệ
thống di tích hướng đến sự bảo tồn và bản chất tâm linh. Vào mùa cao điểm, tại Miếu
Bà Chúa Xứ vẫn tồn tại các hiện tượng chèo kéo mua hàng, trộm cắp, mất an ninh trật
tự - mỹ quan, chặt chém, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh của du lịch, vùng
đất, con người của địa phương trong ánh mắt của du khách.
Bên cạnh đó, mặc dù tình hình du khách có tín hiệu khả quan và đáng khích lệ về
mặt gia tăng số lượng nhưng hành vi tiêu thụ các dịch vụ du lịch (lưu trú, ẩm thực,
tham quan các điểm du lịch lân cận) chưa phong phú và đa dạng dẫn đến việc chi trả
của khách du lịch tâm linh khi đến khu vực núi Sam không cao 5. Do đặc thù là khách
đến với quần thể di tích Núi Sam chủ yếu là do nhu cầu tâm linh nên dù lượng khách
đến đông nhưng nguồn thu từ du khách chưa tương xứng. Một trong những nguyên
nhân của thực trạng nêu trên là năng lực cung ứng các hoạt động và dịch vụ du lịch cho
khách du lịch tâm linh khi đến với núi Sam nói riêng và An Giang nói chung vẫn chưa

4

Kết quả phỏng vấn Lãnh đạo Ban Quản lý Khu Di tích Văn hóa Lịch sử và Du lịch Núi Sam vào tháng 5
năm 2017
5

Tổng hợp kết quả phỏng vấn Lãnh đạo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch An Giang, đại diện các đơn vị kinh
doanh lữ hành tại thành phố Hồ Chí Minh tháng 12 năm 2017


9


vận dụng, kết hợp khai thác các nguồn tài nguyên du lịch khác sẵn có tại địa phương tại
quần thể du lịch tâm linh này.
Các bên liên quan trong việc khai thác và phát triển du lịch tâm linh tại không gian
văn hóa núi Sam bao gồm: du khách; các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch; ban
quản trị các điểm di tích tín ngưỡng - văn hóa tâm linh; các cơ sở dịch vụ phục vụ cho
nhu cầu của du khách (vận chuyển, nhà hàng, nhà trọ, khách sạn, cơ sở cung ứng đồ
cúng, quà lưu niệm,...) và người dân địa phương (bán hàng rong, xe ôm, “cò dịch
vụ”,...). Du khách là người phải chi trả cho các dịch vụ trong suốt quá trình thực hiện
hoạt động du lịch tâm linh từ khâu vận chuyển; lưu trú; ăn uống; thờ tự, bái vọng,
phụng cúng và thụ hưởng các dịch vụ khác. Các bên liên quan còn lại là đối tượng tiếp
nhận các lợi ích kinh tế từ ngành du lịch đem lại. Với việc khai thác và phát triển du
lịch đang có những biểu hiện quá tải phần nào đã làm suy giảm các giá trị văn hóa tâm
linh và tạo tâm lý tiêu cực cho du khách.
Nhận diện tiềm năng sẵn có của quần thể khu du lịch này, chính quyền địa phương
đã có kế hoạch để khai thác các yếu tố văn hóa, nghệ thuật, tâm linh phục vụ du lịch
trong tổng thể các hoạt động du lịch của cả tỉnh. Tỉnh An Giang đã tổ chức rà soát,
thống kê đưa vào quản lý 115 chùa, am, miếu, tịnh thất. Đồng thời, kêu gọi sự đầu tư
vào các công trình trọng điểm như: Di dời vườn tượng núi Sam hiện tại sang địa điểm
mới và bổ sung các hạng mục xây dựng mới thành khu phức hợp (quy mô 9 ha, tổng
mức đầu tư 139 tỷ đồng); khu du lịch lòng hồ Trương Gia Mô (quy mô 10 ha, tổng mức
đầu tư 53 tỷ đồng); khu vui chơi, giải trí phức hợp núi Sam (quy mô 70 ha); khu vui
chơi, giải trí, nghỉ dưỡng thành phố Châu Đốc (quy mô 70 ha); khách sạn nổi trên sông
Châu Đốc tiêu chuẩn 3- 4 sao (quy mô 0,8 ha, tổng mức đầu tư 53 tỷ đồng), và khu
Công viên văn hóa núi Sam. Tại khu Công viên này, sẽ xây dựng một tượng Phật Thích
Ca cao 81 m tạc dựa vào núi Sam với kinh phí 255 tỷ đồng (đã làm lễ khởi công vào
ngày 5 tháng 3 năm 2015) với kỳ vọng sẽ hình thành nên một điểm tham quan du lịch
tâm linh trọng điểm của cả Việt Nam6.


6

Kết quả phỏng vấn Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang vào tháng 5 năm 2017

10


Như vậy, giá trị tâm linh là nguồn lực văn hóa quan trọng đã và đang góp phần vào
việc phát triển kinh tế du lịch tại quần thể di tích núi Sam (Châu Đốc) và đang tiếp tục
được phát huy. Trong việc khai thác và phát triển du lịch tâm linh tại đây hiện nay mặc
dù chính quyền địa phương đã có những nỗ lực nhất định nhưng vẫn còn tồn tại những
rào cản có thể ảnh hưởng sâu sắc đến mục tiêu phát triển du lịch bền vững của địa
phương. Bởi lẽ giá trị kinh tế đã xuất hiện nhưng những giá trị về mặt văn hóa và xã
hội có xu thế bị tổn thương khi khách xuất hiện quá đông.
4.

Lực đẩy và rào cản: những phát hiện ban đầu gắn với sự tham gia vào

chuỗi giá trị du lịch tâm linh tại Châu Đốc
Chuỗi giá trị trong phát triển du lịch là một hình thức của chuỗi giá trị dịch vụ. Sản
phẩm du lịch vừa có tính vô hình và hữu hình, nên chuỗi giá trị du lịch là chuỗi tích
hợp giữa chuỗi hàng hóa đã được dịch vụ hóa hoặc chuỗi dịch vụ cung ứng du lịch
thuần túy. Như vậy, yếu tố dịch vụ là yếu tố nền tảng và cốt lõi để duy trì và thực hiện
chuỗi giá trị du lịch. Chuỗi dịch vụ còn đóng vai trò rất quan trọng trong việc phóng to
giá trị kinh tế cho ngành du lịch. Muốn thực hiện được dịch vụ đòi hỏi phải có yếu tố
con người. Các vai xã hội xuất hiện khá đa dạng khi bàn về con người trong phát triển
du lịch: cộng đồng địa phương, du khách, đội ngũ cán bộ nhân viên cung ứng dịch vụ
du lịch, đội ngũ cán bộ nhân viên quản lý về mặt nhà nước, người quản lý khu di tích,
cơ sở thờ tự và các điểm tham quan du lịch…

Soi chiếu vào địa bàn núi Sam - Châu Đốc có thể hình dung chuỗi giá trị du lịch tâm linh tại địa bàn
này bào gồm các dịch vụ thỏa mãn cho nhu cầu của du khách như sau:

11


Hình 1. Chuỗi giá trị du lịch tâm linh tại núi Sam - Châu Đốc
Nguồn: Tác giả, 2018

Du khách là yếu tố đầu vào quan trọng để kích hoạt sức sống của chuỗi giá trị
tâm linh tại Châu Đốc. Khách có khi đi một mình, có khi đi cùng bạn thân – nhóm bạn,
có khi đi cùng gia đình, có khi đi theo chương trình du lịch do các đơn vị kinh doanh lữ
hành tổ chức... Nhưng tóm lại có hai nhóm khách tự túc chuẩn bị và tổ chức các hoạt
động thăm viếng tại Miếu Bà và nhóm khách lữ hành 7. Và nhóm khách tự túc có ưu thế
lớn hơn so với nhóm khách lữ hành.
Mình tự tổ chức đi vừa vui vừa rẻ, thấy mua tour cũng hay nhưng gia đình mình chưa
có thói quen sợ chi phí cao mà đi không theo ý mình. Với lại đi cúng Bà là chính, tranh
thủ đi thêm mấy nơi khác để cúng mẹ Nam Hải, đi Cha Diệp, Chùa Bà Bình Dương và
cúng Bà Đen8.

Như vậy chính yếu tố “thị trường” nhìn từ cách hiểu “mắc – rẻ” về chi phí tiếp
cận dịch vụ cũng quy định đối tượng khách đến với núi Sam. Nhưng “sự biện minh” để
tập

trung

thỏa

mãn


nhu

cầu

tâm

linh

cũng

xuất

hiện

khi

trên

“thị trường” cung ứng dịch vụ du lịch được du khách hình dung là không thể tạo cho
họ cảm giác “dễ chịu” và thoải mái khi mua tour, vì mua tour thị bị chi phối bởi các
hoạt động khác, và mua tour thời gian không thoải mái và không thể khiến họ tập trung
“thành tâm” cúng để cầu xin để trả lễ và tạ ơn các bậc linh thiêng đã phù hộ cho họ làm
ăn có kết quả tốt lành9.
Từ khi có quầy bán vé năm 2015, khách địa phương và đi bộ không phải tốn
tiền trả phí dịch vụ tham quan, trong khi đó khách lữ hành và khách từ tỉnh khác thì
phải trả phí. Thêm một câu chuyện thú vị về sự tiếp cận và loại trừ dành cho du khách.
Sức mạnh “luật-quy định” và “sự biện minh” đã hình thành nên 2 nhóm: nhóm khách
phải mua vé và khách không mua vé.

7


Trong bài viết này tạm dùng thuật ngữ này để chỉ nhóm khách mua tour từ các công ty du lịch

8

Kết quả quan sát tham dự cùng một đoàn gia đình đi viếng Bà Chúa Xứ vào dịp tết Nguyên Đán 2017
(nhóm khách này vừa là bạn bè vừa là gia đình, có 5 người tuổi trung niên, 2 nam 3 nữ, đi với mục đích cầu
tài lộc làm ăn vì đang kinh doanh)
9

Tổng hợp các kết quả phỏng vấn sâu nhóm khách nhóm nhỏ (3-5 khách) tự túc tổ chức đi viếng Bà từ
tháng 6/2016 đến nay

12


Chính quầy vé lại cho chúng ta một câu chuyện đang diễn ra về tiếp cận và loại
trừ giữa nhà cung ứng dịch vụ khách sạn bên trong khu vực quầy vé và bên ngoài khu
vực quầy vé với du khách.
Từ khi có quầy thu vé, khách của các công ty du lịch lưu trú tại khách sạn giảm hẳn vì
tốn thêm chi phí vé vào cổng. Tình hình kinh doanh du lịch nhất là mùa thấp điểm
cũng có những khó khăn nhất định. Các công ty du lịch họ chọn những khách sạn bên
ngoài quầy vé để cho khách lưu trú nhằm giảm chi phí10.

Qua đó có thể hình dung chính các quy định mới về việc thu vé vừa là yếu tố
vừa tạo lực đẩy vừa tạo rào cản cho sự chuyển dịch và phân bố lại địa điểm lưu trú cho
khách lữ hành.
Khách thường xuyên ủng hộ cúng Bà, khách là người được mời tham dự từ
chính quyền địa phương (nhà nghiên cứu, chính khách,...), khách có mối quan hệ thân
tình... sẽ có được những ưu tiên về việc tham dự các nghi thức quan trọng vào dịp lễ

được tặng các vật phẩm thiêng hóa (nước hoa tắm và khăn lau bà)... 11 Như vậy mạng
lưới và vốn xã hội của khách càng thân tình khả năng tiếp cận để tìm hiểu và thực hành
du lịch tâm linh của khách càng cao.
Đối với khách mua tour du lịch, khách được lắng nghe thuyết minh từ hướng
dẫn viên, được giới thiệu thêm các thông tin du lịch của quần thể di tích núi Sam bên
cạnh Miếu Bà... Khách có cơ hội mở rộng các hiểu biết về địa phương và tiếp cận thêm
các điểm du lịch khác nổi tiếng của An Giang như Núi Cấm, Trà Sư,... Chính việc chi
trả cho chi phí du lịch trọn gói giúp khách tiếp cận tốt hơn các thông tin và hình dung
đầy đủ hơn về tính tổng thể của ngành du lịch An Giang 12. Yếu tố “thị trường” nhìn từ
việc chi trả chi phí để tiếp cận thông tin du lịch, thụ hưởng các dịch vụ du lịch đúng
nghĩa là điểm tựa hợp lý để giải thích sự tiếp cận và loại trừ trong trường hợp này.
Khi khách mua tour du lịch gần như việc tiếp xúc với “cò du lịch” rất hạn chế.
Trong khi đó khách đi tự túc việc tiếp xúc với cò dịch vụ là thường xuyên.
10

Kết quả phỏng vấn sâu đại diện 1 khách sạn bên trong quầy bán vé tại núi Sam Châu Đốc vào tháng 9
năm 2018
11

Kết quả quan sát tham dự vào dịp Lễ hội vía Bà năm 2017 và 2018

12

Tổng hợp kết quả quan sát, tham dự phục vụ các đoàn du khách đến với Châu Đốc từ tháng 1 năm 2018
đến nay

13


Ở đây cái gì cũng cò, từ cò nhang, cò gạo, cò khách sạn đến cò heo quay... Khắp nơi

đều có cò... họ nhanh và hay lắm, kết nối với họ mới có khách được,...13
“Cò dịch vụ” được hiểu là người trung gian kết nối khách có nhu cầu ăn, ở, mua

sắm hàng hóa, đồ cúng... với các chủ nhà trọ, quán ăn, bán đồ lễ cúng,... Bên cạnh đó
họ làm thêm nghề xe ôm... Trong quá trình tiếp cận với khách, họ được khuyến khích
không xuất hiện trong các khu vực thiết chế văn hóa linh thiêng... Họ ý thức là triển
khai các dịch vụ ở bên ngoài các thiết chế văn hóa này vì yêu cần chấn chỉnh của các
nhà quản lý và vì tính tôn nghiêm của điểm đến... Như vậy chính “luật – quy tắc” điều
chỉnh không gian tiếp cận du khách của đối tượng cò “dịch vụ du lịch”, chính yếu tố
“thị trường” (khách mua tour và tự túc) đã tạo nên cực tiếp xúc của cò du lịch thiên về
khách tự túc... Và chính “lợi ích” muốn có thêm khách là “sự biện minh” mà các chủ
cung ứng dịch vụ vẫn đang duy trì thậm chí là ngày càng có quan hệ khăng khít với lực
lượng này để triển khai các dịch vụ cho du khách.
Rõ ràng thông qua một lớp dịch vụ trung gian thì chi phí của khách khi tiếp cận
dịch vụ sẽ tăng lên và khiến khách bị loại trừ khỏi việc mua được và thụ hưởng được
các dịch vụ theo giá gốc ban đầu.
Mỗi năm sự kiện được chờ đợi nhiều nhất là lễ hội vía Bà Chúa Xứ. Cả “lễ” và
“hội” được đầu tư và triển khai với quy mô lớn và xen kẽ nhiều chương trình độc đáo
hấp dẫn như năm 2017 tái hiện lễ đua bò Bảy Núi,... Hàng năm số tiền cúng Bà khoảng
100 tỷ đồng14. Số tiền này được phân bổ cho nhiều hoạt động phục vụ cho việc nâng
cao đời sống xã hội của địa phương và triển khai các hoạt động và sự kiện trọng điểm
của Quần thể Di tích núi Sam. Càng vào thời điểm gần chính lễ thì khối lượng hàng
hóa buôn bán gia tăng kích thích sản xuất tại địa phương và gia tăng tốc độ luân
chuyển khối lượng dịch vụ cho du khách. Như vậy những đóng góp của khách viếng
thăm khi đến Miếu Bà đã tạo thêm động lực làm thay đổi bộ mặt của địa phương, giúp
du khách có cơ hội tiếp cận nhiều hơn các hoạt động hấp dẫn và độc đáo... Sự đầu tư và
phân bổ các giá trị từ sự đóng góp của du khách có hiệu quả là lực đẩy để du khách tiếp
13

Kết quả quan sát tham dự cùng bán hàng với chủ dịch vụ nhà trọ kiêm bán hàng gạo, đồ cúng tại khu vực

đối diện Miếu Bà vào tháng 9/2016
14

Kết quả phỏng vấn Ban Quản trị Lăng Miếu núi Sam

14


cận phong phú các hoạt động văn hóa đặc sắc tại lễ hội. Đây có thể xem là lực “khuôn
mẫu đạo lý” dùng ơn đức mà Bà mang lại từ khách viếng thăm để tôn vinh các sự kiện
gắn với tín ngưỡng thờ Bà, đồng thời cũng là cách hành xử tử tế để chia sẻ các khoảnh
khắc có giá trị để du khách có thêm sự cố kết về mặt “ký ức” khi đến với Bà 15.
Chính cơ chế chính sách và những kỳ vọng của địa phương và các thực hành về du
lịch tâm linh, bước đầu đã cho thấy được 3 sức mạnh quan trọng can thiệp vào sự tham
gia vào chuỗi giá trị du lịch tâm linh tại núi Sam là: luật – thị trường và sự biện minh.
5.

Kết luận
Chuỗi giá trị du lịch tâm linh được hình thành và ngày càng có những biểu hiện

hướng đến việc gia tăng tính liên kết hữu thông qua sự tham gia của các bên liên quan
tại quần thể núi Sam Châu Đốc. Tuy nhiên mức độ liên kết hữu cơ giữa các dịch vụ gắn
với chuỗi giá trị du lịch tâm linh tại Châu Đốc còn chưa sắc nét và rõ ràng. Hai yếu tố
lực đẩy và rào cản sự tham gia của các bên liên quan vốn dĩ luôn song hành trong quá
trình hình thành nên chuỗi giá trị du lịch tâm linh tại Châu Đốc. Có tiếp cận sẽ có loại
trừ. Để gia tăng tính cố kết hữu cơ, để gia tăng giá trị cho chuỗi du lịch tâm linh tại
Châu Đốc cần có những nghiên cứu chuyên sâu về lực đẩy và rào cản về sự tham gia
của các bên liên quan vào chuỗi giá trị du lịch tâm linh. Với những bước đầu nghiên
cứu, 3 sức mạnh quan trọng cần được tiếp tục phân tích và nhấn mạnh trong việc
nghiên cứu khả năng tiếp cận và loại trừ gắn với sự tham gia của các bên liên quan vào

chuỗi giá trị du lịch tâm linh Châu Đốc là luật – thị trường và sự biện minh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Arnstein, Sherry R (1969). A Ladder Of Citizen Participation. Journal of the
American Planning Association, 35: 4, pp. 216 — 224
2. Dương Đức Minh (2017). Du lịch tâm linh tại Việt Nam: những vấn đề lý luận
và thực tiễn. Tạp chí Phát triển Khoa học Công nghệ Vol 19 – Đại học Quốc
gia TPHCM, trang 37-46
15

Phân tích từ kết quả phỏng vấn nhóm vào tối ngày diễn ra lễ tắm Bà (7/6/2018): bao gồm lãnh đạo Bộ
Văn hóa Thể thao và Du lịch, đại diện Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch An Giang, lãnh đạo thành phố Châu
Đốc, lãnh đạo Ban Quản trị Lăng Miếu, chuyên gia nghiên cứu về du lịch trong và ngoài nước

15


3. Farooq Haq - John Jackson. (2009). Spiritual Journey to Hajj: Australian and
Pakistani Experience and Expectation. Journal of Management, Spirituality
and Religion Vol. 6, No. 2, pp. 141-156
4.

Hồ Kỳ Minh (chủ nhiệm). (2013). Nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển
loại hình du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Đề tài khoa học
công nghệ cấp tỉnh, Viện nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Đà Nẵng

5. Hoàng Cầm, Lê Thanh Sang, Nguyễn Thị Phương Châm, Ngô Thị Phương
Lan, Trần Tuyết Nhung Vũ Thành Long. (2013). Tiếp cận đất đai của phụ nữ
trong xã hội Việt Nam hiện nay. Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc
6. Jesse C. Ribot and Nancy Lee Peluso. (2003). A Theory of Access. Rural
Sociology, pp.153-181

7. Ngô Thị Phương Lan – Dương Đức Minh (2018). Du lịch tâm linh ở An Giang:
nguồn lực cho sự phát triển bền vững. Tạp chí Văn hoa Dân gian số 1 (175) –
Viện Nghiên cứu Văn hóa – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, trang 29
– 36
8. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên). (2011). Địa lý du lịch Việt Nam. NXB. Giáo dục
Việt Nam
9. Phan Huy Xu – Võ Văn Thành (2018). Du lịch Việt Nam từ lý thuyết đến thực
tiễn. NXB. Tổng hợp TPHCM
10. Tạ Duy Linh – Dương Đức Minh. (2014). Tiềm năng du lịch tâm linh tại vùng
du lịch đồng bằng sông Cửu Long. Kỷ yế Hội thảo quốc tế: Phát triển nguồn
lực du lịch tiểu vùng sông Mê Kông. NXB. Thông tin và Truyền thông, trang
136 – 146
11. Trần Đức Thanh (2004). Nhập môn Khoa học Du lịch. NXB. Đại học Quốc gia
Hà Nội
12. Trần Văn Thông. (2008). Tổng quan Du lịch. Trường Đại học Văng Lang
13. Võ Văn Sen – Ngô Thị Phương Lan – Ngô Thanh Loan (đồng chủ biên)
(2018). Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù Đồng bằng sông Cửu Long, Lý
thuyết và thực tiễn. NXB. Đại học Quốc gia TPHCM

16


17



×