Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Nghiên cứu truyền hình thực tế Tiểu luận kỹ sư hạng III

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.7 KB, 28 trang )

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
HỌC VIỆN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

THU HOẠCH CUỐI KHÓA
LỚP BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH CÔNG NGHỆ:
KỸ SƯ (HẠNG III)
Tại: Hà Nội, Từ ngày ...........đến ngày.......

TÊN: “Nghiên cứu truyền hình thực tế và áp dụng
tại đài Phát thanh và Truyền hình”

Học viên:
Đơn vị: Đài Phát thanh và Truyền hình

Hà Nội, 2019


BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
HỌC VIỆN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

THU HOẠCH CUỐI KHÓA
LỚP BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH CÔNG NGHỆ:
KỸ SƯ (HẠNG III)
Tại: Hà Nội, Từ ngày ...........đến ngày.......

TÊN: “Nghiên cứu truyền hình thực tế và áp dụng
tại đài Phát thanh và Truyền hình”

Học viên:
Đơn vị: Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh.


Hà Nội, 2019


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................................1
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................2
1.1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................2
1.2. Mục đích nghiên cứu............................................................................................3
1.3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu...........................................................4
PHẦN II. NỘI DUNG CHÍNH.......................................................................................5
2.1. Sự xuất hiện của truyền hình thực tế....................................................................5
2.1.1. Trên thế giới...................................................................................................5
2.1.1. Ở Việt Nam....................................................................................................6
2.2. Đặc điểm của truyền hình thực tế.........................................................................6
2.3. Tác động của truyền hình thực tế.........................................................................9
2.3.1. Đáp ứng tốt nhu cầu giải trí của khán giả......................................................9
2.3.2. Đem lại doanh thu và sự nổi tiếng nhanh chóng...........................................9
2.3.3. Chiếm thời gian lớn và tạo nên những hình mẫu cho khán giả...................10
2.4. Khảo sát thực tế tại đài Phát thanh và Truyền hình............................................10
2.4.1. Cơ cấu tổ chức.............................................................................................10
2.4.2. Chức năng – nhiệm vụ.................................................................................11
2.4.3. Hoạt động báo chí tại Đài Phát thanh và Truyền hình.................................12
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..............................................................16
3.1. Những yêu cầu đặt ra đối với sự phát triển truyền hình hiện nay.......................16
3.1.1. Bối cảnh bùng nổ truyền thông....................................................................16
3.1.2. Nhu cầu của công chúng truyền hình..........................................................16
3.1.3. Sự tất yếu phải nâng cao chất lượng truyền hình thực tế.............................16
3.2. Nhóm giải pháp chung........................................................................................17
3.2.1. Đường lối chỉ đạo của Nhà nước về phát triển truyền hình.........................17
3.2.2. Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật....................................................................18

3.2.3. Quan tâm tới vấn đề bản quyền...................................................................18
3.3. Nhóm giải pháp cụ thể........................................................................................18
3.3.1. Đổi mới nội dung chương trình...................................................................18
3.3.2. Nâng cao tinh chuyên nghiệp của êkip sản xuất..........................................19
3.3.3. Chú trọng tính nhân văn của các chương trình............................................20
3.4. Một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng chương trình truyền hình thực tế....20
KẾT LUẬN...................................................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................24
I


II


LỜI NÓI ĐẦU

Từ khi xuất hiện đến nay, truyền hình luôn là một loại hình báo chí hấp dẫn
công chúng. Với thế mạnh về hình ảnh, tính chân thực của thông tin và khả năng
nhanh nhạy, cập nhật không ngừng, truyền hình đã và đang mở ra một thế giới sôi
động đầy màu sắc, đáp ứng nhu cầu của những khán giả khó tính nhất.
Sau sự xuất hiện của mạng internet, báo mạng điện tử ra đời đã gây ra những
xáo trộn đối với các loại hình báo chí khác. Sự ưu việt của báo mạng điện tử đã
giúp loại hình này lên ngôi và đẩy những loại hình báo chí khác rơi vào khủng
hoảng.
Tiếp cận khán giả qua Internet chính là giải pháp khả thi để truyền hình giữ
được tầm ảnh hưởng của mình. Bên cạnh bắt tay với internet để tự cứu chính mình,
đổi mới các chương trình truyền hình và cho ra đời nhiều thể loại mới cũng chính là
một cách các nhà đài níu chân khán giả, trong đó việc sản xuất hàng loạt các
chương trình truyền hình thực tế cũng là cách giúp những người làm báo hình phần
nào giải quyết bài toán cạnh tranh nan giải.

Truyền hình thực tế (Reality Television) là một xu hướng phát triển tất yếu
của truyền hình hiện đại. Đây là kiểu làm truyền hình người thật, việc thật với nội
dung ít phụ thuộc vào các kịch bản viết sẵn, sự sắp đặt và diễn xuất được hạn chế
tối đa, trong khi những cảm tưởng, tâm sự của những người tham gia chương trình
được khắc họa, làm nổi bật. Sự đặc biệt của các chương trình truyền hình thực tế là
tính chân thật của sự việc, con người thật – cảm xúc thật - ấn tượng thật.

1


Truyền hình thực tế ở Việt Nam hiện nay đang rất được ưa chuộng với số
lượng chương trình lớn, chiếm dung lượng lớn trong các khung giờ phát sóng và lôi
cuốn hàng triệu khán giả theo dõi.
Đó chính là lý do tác giả lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu truyền hình thực tế
và áp dụng tại đài Phát thanh và Truyền hình ”. Đây là một đề tài khá mới mẻ.
Với đề tài này, tác giả có điều kiện thể hiện quan điểm của mình, phát hiện những
vấn đề tồn tại, từ đó đóng góp ý kiến nhằm nâng cao chất lượng các chương trình
truyền hình của đài Phát thanh và Truyền hình .
Do điều kiện công việc và khả năng nghiên cứu còn hạn chế nên khó tránh
khỏi những thiếu sót, kính mong các Thầy giáo, Cô giáo tạo điều kiện, quan tâm
giúp đỡ.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

2


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người cũng ngày càng tăng
cao. Công chúng hiện nay, đặc biệt là giới trẻ luôn thích thú và giành quan tâm cho

những tác phẩm truyền hình vừa đem lại thông tin hữu ích, kiến thức đa dạng, lại
vừa mang đậm tính giải trí, thẩm mỹ, thư giãn nhẹ nhàng. Trong các thể loại báo
chí, các chương trình giải trí nổi bật trong việc đáp ứng nhu cầu ấy. Trong đó,
truyền hình thực tế là một chương trình giải trí đang thu hút được sự chú ý lớn từ
người xem.
Truyền hình thực tế là một thể loại chương trình truyền hình miêu tả chân
thực những tình huống, hoàn cảnh và sự kiện không hề sắp đặt trước trong kịch
bản. Nhân vật chính trong các kênh truyền hình thực tế thường là những người
chưa nổi tiếng (đa phần là dân thường).
Truyền hình thực tế không chỉ đem lại một sự ủng hộ đông đảo từ phía công
chúng mà còn đem lại lợi nhuận khổng lồ cho các hãng truyền hình, cho các tập
đoàn kinh tế và cho việc quảng bá hình ảnh quốc gia. Nó thành công bởi xuất hiện
vào đúng thời điểm và có hướng đi đúng đắn. Ngành công nghiệp - dịch vụ truyền
hình đổi thay không ngừng do sự phát triển của khoa học kĩ thuật và nhu cầu của
khán giả.
Truyền hình thực tế có nhiều hình thức phong phú, tiêu biểu như: Tư liệu
(Documentary style), Thi thố (Elimination), Tìm nghề (Job search), Vượt lên chính
mình (Self- improvement/makeover), Trò chuyện (Talk show), Quay lộn (Hidden
cameras), Chơi khăm (Hoaxes)....
Truyền hình thực tế tồn tại và phát triển ở Việt Nam đã từ rất lâu nhưng khi
đề cập tới thời điểm được coi là “bùng nổ” chính từ năm 2012 cho tới nay, Đây là
thời điểm mà rất nhiều chương trình lên sóng vào giờ vàng và nhận được rất nhiều
phản hồi tốt từ phía công chúng, Truyền hình thực tế (bao gồm cả những chương
2


trình truyền hình sáng tạo và mua bản quyền) đang là những “tài nguyên lớn” giúp
phát triển sức mạnh cứng (kinh tế, thương mại) và sức mạnh mềm (quảng bá hình
ảnh Việt Nam ra thế giới - phát triển du lịch, phát triển văn hóa) cho mỗi quốc gia
nói chung và cho Việt Nam nói riêng,

Việc nghiên cứu sự phát triển của Truyền hình thực tế nhằm nhìn nhận, phân
tích những gì Truyền hình thực tế đã làm được và chưa làm được; những ảnh
hưởng của các chương trình Truyền hình thực tế tới đời sống văn hóa của giới trẻ;
và đưa ra xu hướng phát triển, một số giải pháp nhằm phát huy hiệu quả các
chương trình truyền hình thực tế. Bên cạnh đó, nghiên cứu Sự phát triển của truyền
hình thực tế cùng với tác động của nó tới đời sốngvăn hóa của giới trẻ còn rút ra
những bài học kinh nghiệm cho thế hệ phóng viên, biên tập viên, hệ thống các nhà
truyền thông, nhà văn hóa. muốn tổ chức sản xuất các chương trình thực tế là cần
thiết. Những nghiên cứu của tiểu luận này sẽ có khả năng ứng dụng thiết thực vào
việc xây dựng những chương trình truyền hình thực tế mang bản sắc văn hóa Việt
Nam; góp phần đưa đài Phát thanh và Truyền hình bắt nhịp cùng truyền hình khu
vực và thế giới.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của tác giả khi nghiên cứu đề tài này là: Dựa trên cơ sở hệ thống
hóa nhằm đưa ra những quan niệm khác nhau về truyền hình thực tế trên thế giới để
có thể giúp định danh thể loại này một cách rõ ràng. Từ đó chỉ ra sự tác động của
truyền hình thực tế tới một bộ phận công chúng xem truyền hình.
Ngoài ra, tiểu luận có thể tổng kết, rút ra bài học kinh nghiệm sản xuất các
chương trình truyền hình thực tế và chỉ ra xu hướng vận động, phát triển của thể
loại này. Bên cạnh đó tìm ra những khía cạnh mới trong việc xây dựng các chương
trình truyền hình thực tế phù hợp với điều kiện kinh tế, đặc biệt là văn hóa cũng
như lối sống, thói quen tiếp nhận.

3


1.3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trong tiểu luận này, tác giả làm rõ những khái niệm về truyền hình thực tế,
một thể loại chương trình truyền hình đang từng bước chiếm lĩnh “giờ vàng” trên
sóng và thấy rõ được ảnh hưởng của truyền hình thực tế tới đời sống văn hóa của

giới trẻ. Để thực hiện đề tài ngoài viện vận dụng hệ thống quan điểm của ngôn ngữ
học hiện đại, đề tài còn áp dụng “một số cơ sở lý luận” của các ngành khoa học xã
hội có liên quan như: Văn hóa học, kí hiệu học, tâm lí học, địa lí học ...
Do điều kiện công việc và khả năng nghiên cứu còn hạn chế nên khó tránh
khỏi những thiếu sót, kính mong các Thầy giáo, Cô giáo tạo điều kiện, quan tâm
giúp đỡ.

4


PHẦN II. NỘI DUNG CHÍNH

2.1. Sự xuất hiện của truyền hình thực tế
2.1.1. Trên thế giới
Truyền hình thực tế manh nha ra đời từ những năm 1940, bắt đầu bằng
chương trình truyền hình Candid Camera (Máy quay lén) của đạo diễn Mỹ Allen
Funt. Chương trình này đã được giới chuyên gia gọi là “ông nội” của truyền hình
thực tế.
Chương trình thường quay lén những nguời bình thường đang gặp những
chuyện bất thường với mục đích gây cười. Chương trình có thể quay cảnh một
người phụ nữ bị cốp xe bật tung lên đánh vào mặt do cốp xe bị hỏng. Ngay sau khi
quay lén xong, nhóm làm chương trình sẽ đến trực tiếp nạn nhân ngay tại hiện
trường và hô khẩu hiệu: “Cười lên nào, bạn đang tham gia Candid Camera! ”
Bước sang những năm 1950, chương trình Nightwatch (Gác đêm) ghi lại hoạt
động thường nhật của các sĩ quan cảnh sát thành phố Culver, California, đã mở
thêm hướng đi mới cho truyền hình thực tế. Loạt chương trình truyền hình thực tế
You Asked For It (Phát theo yêu cầu), trong đó người xem truyền hình bỏ phiếu
chọn những nội dung nhất định cũng là một phần của truyền hình thực tế hiện đại.
Đến thập niên 60, 70, các chương trình truyền hình bắt đầu có kịch bản rõ ràng
hơn chứ không phải hoàn toàn thực tế, phụ thuộc vào người chơi nữa. Các nhà sản

xuất các chương trình truyền hình tin rằng một chương trình truyền hình thực tế với
nhân vật chưa qua đào tạo nếu không có kịch bản hướng dẫn thì sẽ không thể hấp
dẫn khán giả.
Cuối những năm 1980, một chương trình truyền hình thực tế với mục đích cung
cấp thông tin gọi là Cops bắt đầu phát sóng. Ở chương trình này, với máy quay cầm

5


tay, cảnh sát thực sự thực hiện nhiệm vụ của họ, cung cấp thông tin an ninh cho
khán giả.
Bắt đầu những năm 1990, chương trình The Real World của kênh MTV đánh
dấu bước chuyển lớn trong sản xuất truyền hình thực tế. Đó là mô hình chương
trình truyền hình thực tế có kịch bản dựa trên những câu chuyện đang xảy ra. Mô
hình của chương trình The Real World đến nay được áp dụng trong rất nhiều
chương trình truyền hình thực tế như America’s Next Top Model. Chương trình đã
chứng minh rằng khán giả truyền hình có thể xem những phản ứng của người tham
gia không hề có trong kịch bản nhưng lại xuất hiện đúng hoàn cảnh của kịch bản.
2.1.1. Ở Việt Nam
Hiện nay chính là thời điểm truyền hình thực tế bùng nổ ở Việt Nam, với số
lượng chương trình lớn, chiếm dung lượng đáng kế trong các khung phát sóng và
lôi cuốn hàng triệu trái tim khán giả hồi hộp theo dõi diễn biến của mỗi chương
trình. Truyền hình thực tế góp phần làm sôi động thị trường truyền thông ở Việt
Nam, khi mọi chương trình phát sóng luôn có các diễn đàn chia sẻ cảm tưởng, phản
hồi của khán giả. Nhưng tình cảm dù là yêu ghét, ủng hộ hay phê phán đều nói lên
sự quan tâm theo dõi của khán giả. Không thể phủ nhận việc truyền hình thực tế đã
trở thành món ăn hấp dẫn trong “thực đơn” giải trí của người Việt.
2.2. Đặc điểm của truyền hình thực tế
Chương trình truyền hình thực tế có tính đa dạng. Đó có thể là cuộc thi tài
năng với nhiều vòng thi, chia thành nhiều tập khác nhau. Đó có thể là dạng phim tài

liệu (Documentary) hoặc là những cuộc trò chuyện về các chủ đề nổi bật trong cuộc
(Talk Show). Đó cũng có thể là các trải nghiệm cuộc sống mà mọi khán giả đều có
thể đăng ký tham gia. Tổng thời lượng của mọi chương trình truyền hình thực tế
nhìn chung tương đối dài do được sản xuất thành nhiều tập, nhiều mùa, tuy nhiên
thời lượng mỗi tập của chương trình lại tương đối vừa, thường từ 30 đến 60 phút
với những kết thúc bất ngờ, đầy kịch tính để kích thích khán giả theo dõi các phần
6


tiếp theo. Các nhà sản xuất truyền hình trên thế giới không ngừng sáng tạo để làm
phong phú nội dung các chương trình truyền hình thực tế có thể nói các chương
trình truyền hình thực tế đã đề cập đến rất nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội. Từ
các lĩnh "hấp dẫn" của giải trí như ca nhạc, thời trang, thể thao, ẩm thực đến các
lĩnh vực được cho "khô khan" như chính trị, kinh tế...dường như nội dung của
truyền hình thực tế chưa bao giờ cạn kiệt. Điều này làm cho thực đơn giải trí của
khán giả trở nên đa dạng, phong phú hơn và cũng chính sự xuất hiện hàng loạt
chương trình truyền hình thực tế mở ra nhiều cơ hội cho những người tham gia để
họ thể hiện bản thân, khẳng định tài năng, bản lĩnh của mình.
Để sản xuất chương trình truyền hình cần kết hợp hàng loạt các yếu tố: vấn
đề thể loại, vấn đề kinh tế và đặc biệt là yếu tố tổ chức sản xuất. Là loại hình báo
chí kết hợp nhuần nhuyễn việc phản ánh thực tế bằng các biện pháp nghệ thuật,
truyền hình đòi hỏi người thực hiện phải có nhiều kinh nghiệm và trình độ chuyên
môn cao.
Trên thế giới, mỗi chương trình truyền hình thực tế có một phương thức thể
hiện khác nhau. Chương trình truyền hình thực tế có thể được quay trước, biên tập,
chỉnh sửa và phát sóng hoặc có thể truyền hình trực tiếp. Nhưng dù thực hiện theo
phương pháp nào thì quá trình sản xuất chương trình truyền hình thực tế trên thế
giới có một vài điểm nổi bật nói chung như sau:
- Tính tập thể trong quá trình sản xuất chương trình.
Cũng giống như các sản phẩm khác của truyền hình, chương trình truyền

hình thực tế là sản phẩm được hình thành từ nhiều yếu tố, được làm ra từ nhiều
người và nhiều công đoạn khác nhau. Do đó, tính tập thể trong quá trình sản xuất
chương trình là một điều bắt buộc, nhất là với những chương trình "dài hơi", được
đầu tư công phu thì số lượng người trong ekip thực hiện lại càng lớn. Một chương
trình truyền hình thực tế trên thế giới có ekip thực hiện lên đến vài trăm người cùng
với đông đảo cộng tác viên ở nhiều nước khác nhau.
7


- Xã hội hóa sản xuất chương trình
Xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình là huy động các nguồn lực từ
các tổ chức, đơn vị, cá nhân để sản xuất các chương trình truyền hình.
Trên thế giới, có thể thấy rất nhiều chương trình truyền hình thực tế được
thực hiện theo hình thức xã hội hóa. Nhiều chương trình được sản xuất bởi các cá
nhân, tổ chức sau đó bán lại cho đài truyền hình. Do đó khi nhắc đến chương trình
người ta nghĩ ngay đến những tên tuổi đã sáng tạo ra chương trình đó.
- Chi phí sản xuất chương trình khổng lồ
Để thu hút khán giả, các nhà sản xuất chương trình truyền hình thực tế trên
thế giới đã có những khoản đầu tư khổng lồ. Những khoản đầu tư này phần nào thể
hiện tiềm lực kinh tế hùng mạnh của nhà sản xuất và bước đầu khiến công chúng
kỳ vọng vào một chương trình được đầu tư tầm cơ.
Vào thời điểm hiện tại, có lẽ không có chương trình truyền hình thực tế
nào lại dửng dưng trước việc bỏ thêm tiền đầu tư. Với những cuộc đua đã có thâm
niên, càng không thể thờ ơ ở đấy bởi xung quanh đang có quá nhiều đối thủ mới
nổi lên, và với những chương trình mới, việc đầu tư hoành tráng cũng là cách để họ
thu hút thêm sự quan tâm của khán giả.
Tuy nhiên, xét cho cùng điều người xem muốn có khi tìm đến những chương
trình thực tế là có được những trải nghiệm thú vị. Rõ ràng, không ai muốn phải
xem hàng loạt chiêu trò được đầu tư với con số khủng, khi chất lượng chương trình
lại không tương xứng. Do vậy, nhiều chương trình được sản xuất công phu, tốn

kém nhưng cuối cùng, ấn tượng với khán giả chỉ là sự xã hội, lãng phí và vô tình
quá đề cao cuộc sống vật chất.

8


2.3. Tác động của truyền hình thực tế
2.3.1. Đáp ứng tốt nhu cầu giải trí của khán giả
Với nội dung phong phú, các chương trình truyền hình thực tế đã đáp ứng tốt
nhu cầu giải trí của khán giả. Từ các lĩnh vực hấp dẫn như ca nhạc, thời trang, thể
thao, ẩm thực đến các lĩnh vực “khô khan” như chính trị, kinh tế…cũng thành đề
tài của truyền hình thực tế. Về cơ bản, các chương trình truyền hình thực tế trên thế
giới đã đáp ứng được nhu cầu thư giãn của khán giả và thực hiện tốt chức năng giải
trí của mình đồng thời làm phong phú đời sống tinh thần cho công chúng. Các nhân
vật trong các chương trình truyền hình thực tế đã nhân cách hóa một lối sống, một
lối suy nghĩ nhất định, trở thành những khuôn mẫu của các giá trị đạo đức và hành
vi ứng xử xã hội. Không chỉ làm tốt chức năng giải trí, các chương trình truyền
hình thực tế, đặc biệt là các cuộc thi còn giúp khán giả có nhiều trải nghiệm mới
mẻ, kích thích khả năng học hỏi, rèn luyện vượt qua những khó khăn, thử thách
trong cuộc sống để ngày càng hoàn thiện mình hơn.
2.3.2. Đem lại doanh thu và sự nổi tiếng nhanh chóng
Simon Cowel đã kiếm được hơn 90 triệu USD từ các chương trình American
Idol và X Factor. Donald Trump kiếm được 3 triệu USD trong mỗi tập chương
trình Tập việc trên kênh NBC. Đó là mình chứng cho lợi nhuận khổng lồ mà truyền
hình thực tế đem lại cho các nhà sản xuất. Truyền hình thực tế trên thế giới đã đem
đến một cuộc sống nổi tiếng cho rất nhiều người tham gia chương trình. Có rất
nhiều người chỉ sau một lần tham gia chương trình truyền hình thực tế đã nổi danh
trên toàn thế giới, phút chốc có tất cả tiền bạc, danh vọng, một tương lai với nhiều
cơ hội phát triển. Giải thưởng lớn không hẳn là thứ có giá trị duy nhất trong chương
trình, mà sự xuất hiện trong các chương trình truyền hình thực tế cón là bệ phóng

giúp nhưng người tham gia thành công trong nhiều lĩnh vực khác.
Tuy vậy, không phải ngôi sao thực tế nào cũng chăm chỉ, cần mẫn tạo danh
tiếng cho mình sau khi tham gia chương trình truyền hình thực tế. Rất nhiều những
9


chàng trai, cô gái trẻ khi đã bị sự hào nhoáng của thành công làm mờ mắt và học
đòi theo lối sống xa xỉ, hưởng thụ. Nhiều người thành công từ các chương trình
truyền hình thực tế đã có một cơ hội khá tốt trong cuộc sống nhưng lại không biết
tận dụng nó. Để cuối cùng họ phải nhận lấy những kết cục thảm hại. Và đó chính là
cái giá mà những ngôi sao này phải trả.
2.3.3. Chiếm thời gian lớn và tạo nên những hình mẫu cho khán giả
Với nội dung tương đối dài, lại được sản xuất thành nhiều tập, nhiều mùa với
nhiều diễn biến, tình tiết ly kỳ, hấp dẫn, truyền hình thực tế đã lấy đi một lượng
thời gian lớn của khán giả và vô tình ảnh hưởng đến nhiều hoạt động trong cuộc
sống của họ. Không chỉ mất nhiều thời gian để theo dõi các chương trình, khán giả
còn bị cuốn theo cuộc chiến tin nhắn bình chọn, dự đoán kết quả, mất thời gian
tham gia các diễn đàn, bảo vệ các ý kiến của mình về chương trình, trong khi bảo
vệ ấy đâu có nghĩa lý gì khi mọi chuyện gần như đã sắp đặt?
Truyền hình thực tế đã có ảnh hưởng rất lớn đến giới trẻ, đặc biệt là nữ giới
vốn nhạy cảm, dễ tin và làm theo các hình mẫu chương trình tạo ra. Mặt tích cực
của ảnh hưởng này là phần lớn khán giả khi xem truyền hình thực tế đều thấy mình
trưởng thành, thông minh, hài hước. Họ muốn lãnh đạo và thấy mình luôn là trung
tâm vấn đề. Tuy nhiên không ít các chương trình lại tạo nên những hình mẫu không
tốt cho khán giả, cổ vũ lối sống hưởng thụ, ganh đua và tìm mọi thủ đoạn để thành
người nổi bật nhất. Đây cũng là một trong những lý do lớn nhất mà nhiều bậc phụ
huynh lo ngại khi con em họ theo dõi truyền hình thực tế.
2.4. Khảo sát thực tế tại đài Phát thanh và Truyền hình
Tổ chức, cơ sở vật chất và chức năng nhiệm vụ của Đài Phát thanh và Truyền
hình

2.4.1. Cơ cấu tổ chức
Đài Phát thanh và Truyền hình có 135 công chức, viên chức, cán bộ hợp
đồng, trong đó có 99 biên chế trong kế hoạch và 36 lao động hợp đồng; 05 người
10


có trình độ thạc sỹ; 116 người có trình độ đại học, cao đẳng; 15 người trình độ
trung cấp.
Ban Giám đốc Đài có 03 người, gồm: 01 Giám đốc (Tổng biên tập), 01 Phó
Giám đốc phụ trách nội dung, 01 Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật.
Đài có 11 phòng chuyên môn, gồm: : Phòng Tổ chức và Hành chính, Phòng
Dịch vụ và Quảng cáo, Phòng Biên tập, Phòng Thời sự, Phòng Chuyên đề, Phòng
Văn nghệ và Giải trí, Phòng Phát thanh - Truyền hình tiếng dân tộc, Phòng Kỹ
thuật và Công nghệ, Phòng Truyền dẫn - Phát sóng, Phòng Kỹ thuật sản xuất
chương trình phát thanh - truyền hình, Phòng Thông tin điện tử.
2.4.2. Chức năng – nhiệm vụ
Đài Phát thanh và Truyền hình là cơ quan trực thuộc và chịu sự chỉ đạo trực
tiếp, toàn diện của Uỷ ban nhân dân ; chịu sự chỉ đạo về nội dung tuyên truyền của
Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ; chịu sự quản lý Nhà nước của Sở Thông tin - Truyền
thông.
Đài là cơ quan báo chí, đơn vị sự nghiệp công, trực tiếp làm công tác phát
thanh, truyền hình, phát hành tờ báo nói, báo hình của tỉnh; là cơ quan ngôn luận
của Đảng bộ, chính quyền , là tiếng nói của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
Thông qua việc xây dựng các chương trình trên sóng phát thanh, truyền hình
và trang thông tin điện tử, Đài có nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền về chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; phục vụ công tác tuyên
truyền thực hiện nhiệm vụ chính trị của cấp uỷ, chính quyền địa phương; phục vụ
nhu cầu thông tin, văn hoá, giải trí… nhằm nâng cao trình độ dân trí, nâng cao đời
sống tinh thần của nhân dân các dân tộc trong tỉnh; cổ vũ tinh thần yêu nước, phong
trào hành động cách mạng của địa phương, vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ

quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân; phê
phán các hiện tượng tiêu cực trong xã hội…

11


Ngoài sản xuất chương trình để phát sóng tại địa phương, Đài còn sản xuất
chương trình trao đổi với Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và
các đài địa phương trong cả nước. Đây là một nội dung quan trọng trong sản xuất
chương trình của một đài địa phương, nhằm tăng tính toàn quốc của chương trình
phát thanh, truyền hình quốc gia.
Thực hiện nhiệm vụ tiếp, phát sóng các chương trình của Đài Truyền hình
Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, phục vụ nhân dân trong tỉnh liên tục 24
giờ/ngày. Tổ chức các hoạt động quảng cáo, dịch vụ; tiếp nhận sự tài trợ, ủng hộ
của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
2.4.3. Hoạt động báo chí tại Đài Phát thanh và Truyền hình
* Ưu điểm:
Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh đã thưc hiện tốt công tác tham mưu ban
hành các quyết định, kế hoạch để thực hiện các văn bản của TƯ và triển khai
nghiêm túc, kịp thời các văn bản chỉ đạo của tỉnh liên quan đến lĩnh vực PT, TH.
Đã xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Đề án số
hóa truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 và phát sóng kênh
truyền hình theo tiêu chuẩn HD.
Chủ động đề xuất kịp thời các nhiệm vụ phát triển của Đài PTTH theo đúng
quy trình, thẩm quyền.
Duy trì tốt việc định hướng trọng tâm tuyên truyền đối với Đài truyền thanh
cấp huyện, thường xuyên hỗ trợ về công tác kỹ thuật, hướng dẫn về chuyên môn
cho đội ngũ cán bộ, phóng viên, kỹ thuật viên của hệ thống Đài truyền thanh cấp
huyện. Tổ chức các chương trình hội thảo nghiệp vụ với nhiều chủ đề tập trung cho
đổi mới, nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh, truyền hình.

Các chương trình phát thanh và truyền hình từng bước được đổi mới, nâng
cao chất lượng về nội dung và hình thức thể hiện, cơ bản đáp ứng nhu cầu thông
tin, giải trí ngày càng cao của nhân dân. Vận hành, quản lý, khai thác hiệu quả
12


trang thiết bị kỹ thuật hiện có, chú trọng đầu tư, nâng cấp chất lượng chương trình
PT, TH, thực hiện tốt việc phát triển truyền hình , nâng cao chất lượng chương trình
phát thanh truyền hình, để quảng bá trên vệ tinh và truyền hình cáp Việt Nam giai
đoạn 2012-2015.
Sản xuất được một số chương trình mới, trao đổi, hợp tác chặt chẽ với các cơ
quan đơn vị trong và ngoài tỉnh thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền quảng bá hình
ảnh, văn hóa, con người , góp phần làm phong phú chương trình truyền hình của
Đài. Quản lý chặt chẽ công tác tài chính để đảm bảo kinh phí cho việc chi thường
xuyên, chi nâng cao chất lượng chương trình, chi nâng cao chất lượng đời sống vật
chất cho cán bộ, viên chức và lao động.
Những năm gần đây, Đài Phát thanh và Truyền hình đã thực hiện các hoạt
động liên kết chương trình, kênh chương trình như: VTV, VOV; Đài Truyền hình
Kỹ thuật số VTC, Đài Truyền hình TP.HCM, Đài PT – TH TP Hà Nội, Truyền hình
Thông tấn xã và Đài PT - TH một số tỉnh, thành phố khác…
* Hạn chế:
Hoạt động của Đài Phát thanh và Truyền hình đã đảm bảo theo đúng Luật
báo chí. Tuy nhiên, một số hoạt động phối hợp, liên kết với các đài chưa theo đúng
quy định do đã triển khai trước khi Luật Báo chí 2016 có hiệu lực. Việc quản lý
hoạt động liên kết, xã hội hóa các chương trình truyền hình còn gặp phải khó khăn
do một số cơ chế, chính sách chưa phù hợp, một phần do bị phụ thuộc về tài chính,
kinh phí sản xuất chương trình.
Một số chương trình phát thanh, truyền hình còn để xảy ra sai sót như đọc
nhầm, bắn sai tên nhân vật, số liệu không chính xác….
Do địa bàn là tỉnh miền núi nên công tác tuyên truyền các chủ trương, chính

sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với nhân dân các dân tộc vùng sâu,
vùng xa còn chưa kịp thời.
* Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra:
13


Tốc độ phát triển của thông tin báo chí ngày càng nhanh nhưng công tác chỉ
đạo, quản lý có nhiều lúc thiếu thông tin nên chỉ đạo chưa kịp thời, chưa sát với
thực tế tình hình. Hệ thống các văn bản quản lý chậm được ban hành và còn chưa
đầy đủ. Thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản lý, cơ quan
chủ quản trong quản lý báo chí.
Một số phòng chuyên môn của Đài phân công trách nhiệm cho cán bộ, viên
chức thuộc phòng thiếu rõ ràng, cụ thể nên khi có sai phạm khó xác định trách nhiệm
cá nhân. Việc xử phạt các sai phạm chưa kịp thời, có trường hợp chưa đủ sức răn đe.
Vì vậy trong thời gian tới, Đài Phát thanh và Truyền hình tiếp tục thực
hiện hoạt động liên kết sản xuất các chương trình truyền hình theo quy định của Bộ
TT & TT.
- Chú trọng công tác biên tập, kiểm duyệt các tác phẩm báo chí, chương tình
phát thanh – truyền hình, nhắc nhở phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên thực
hiện nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật.
- Tiếp tục đổi mới, đa dạng các chương trình PT-TH, xây dựng thêm
nhiều nội dung mà người dân quan tâm, đảm bảo vai trò định hướng và thông tin
giải trí cho nhân dân.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên cả về
nhận thức chính trị, chuyên môn nghiệp vụ bảo đảm để mỗi cán bộ, phóng viên,
biên tập viên thực sự là chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng - văn hoá của Đảng
- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý có bản lĩnh chính trị, tinh thông nghiệp
vụ, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển của Đài, bảo đảm phát triển đi đôi với quản lý
tốt hoạt động báo chí.
- Sớm hoàn chỉnh cơ cấu tổ chức, nhân sự của cơ quan quản lý báo chí, xuất

bản ở địa phương theo Nghị định mới của Chính phủ. Tiến hành sơ kết 4 năm thực
hiện Chỉ thị số 42/CT-TW của Ban Bí thư về nâng cao chất lượng toàn diện của
hoạt động xuất bản, kiểm điểm đánh giá sâu sắc việc thực hiện Chương trình hành
14


động thực hiện Chỉ thị số 42. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động
xuất bản, kinh doanh xuất bản phẩm, trong đó tập trung ngăn chặn việc in lậu, vi
phạm bản quyền. Tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng nhằm phát hiện
kịp thời các sai phạm trong hoạt động xuất bản, đồng thời có cơ chế tháo gỡ những
khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xuất bản, in phát hành sách.
- Riêng đối với Đài Phát thanh và Truyền hình , công tác phối hợp giữa
các cơ quan chỉ đạo như Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và cơ quan quản lý báo chí ngày
càng chặt chẽ hiệu quả hơn, có sự phối hợp trong chỉ đạo và quản lý cho đồng bộ.

15


PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

3.1.

Những yêu cầu đặt ra đối với sự phát triển truyền hình hiện nay

3.1.1. Bối cảnh bùng nổ truyền thông
Hiện nay, truyền hình là một phương tiện truyền thông hữu hiệu. Mặc dù ra đời
muộn song truyền hình đã ngày càng khẳng định được vai trò hết sức quan trọng
trong việc truyền đi và tiếp nhận thông tin của loài người.
Sự phát triển của truyền hình góp phần làm hệ thống truyền thông đại chúng
ngày càng thêm hùng mạnh. Sự bùng nổ của truyền thông tạo cơ hội lớn cho truyền

hình phát huy sức mạnh của mình đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đối với
loại hình báo chí này. Đó là sự cạnh tranh khốc liệt với các loại hình báo chí khác
mà nếu truyền hình không tự đổi mới, tìm hướng phát triển bền vững thì sẽ nhanh
chóng bị các loại hình báo chí khác qua mặt.
3.1.2. Nhu cầu của công chúng truyền hình
Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu hưởng thụ thông tin của công chúng
càng cao. Công chúng quan tâm đến truyền hình hiện đại không chỉ để thu nhận
thông tin một cách chung chung, xem xong rồi chẳng để làm gì, mà họ cần những
thông tin thiết thực với cuộc sống hàng ngày của chính họ. Tùy từng thành phần xã
hội, đặc điểm nghề nghiệp và tùy từng lứa tuổi mà công chúng có những mối quan
tâm khác nhau đối với các vấn đề mà truyền hình phản ánh. Truyền hình muốn tồn
tại và phát triển phải đáp ứng nhu cầu đó của công chúng. Vì thế, không dừng lại ở
việc cung cấp thông tin, hầu hết các chương trình truyền hình hiện nay đều cố gắng
lôi kéo khán giả vào nội dung các chương trình.
3.1.3. Sự tất yếu phải nâng cao chất lượng truyền hình thực tế
Tại Việt Nam, từ năm 2000 việc phát triển các kênh truyền hình trả tiền chính
thức xuất hiện với sự ra đời của Trung tâm dịch vụ kĩ thuật truyền hình cáp đã đánh
16


dấu một bước phát triển mới của truyền hình Việt Nam trong quá trình hội nhập với
nền kinh tế thế giới. Truyền hình cáp với các kênh chuyên biệt, với sức mạnh số đã
mang lại những kết nối vượt đại dương, khán giả được hòa đồng với hơi thở chung
của nhiều khu vực trên thế giới.
Sự ra đời và phát triển của truyền hình cáp đã tạo điều kiện cho truyền hình thực
tế có nhiều cơ hội để “lên sóng” đến với khán giả. Song chính việc có quá nhiều
chương trình truyền hình thực tế ở các kênh khác nhau nhưng có nội dung tương
đồng nhau đã tạo nên cảm giác bão hòa, nhàm chán cho khán giả.
Truyền hình thực tế ở Việt Nam hiện nay đứng trước nhiều khó khăn. Đó trước
hết là tâm lý khán giả chưa thật quen với thể loại mới. Thứ hai, có thể những

chương trình truyền hình thực tế của Việt Nam làm chưa thật xuất sắc. Thứ ba,
những chương trình ngoại nhập có thể chưa thật khai thác đúng điểm mạnh của
người tham dự. Thứ tư, khi xem các sê-ri chương trình truyền hình thực tế, đòi hỏi
khán giả phải theo dõi liên tục, so với từng tập riêng biệt như game show, có thể
phải bỏ nhiều công sức hơn. Trong khi khán giả truyền hình bây giờ rất bận rộn,
việc theo dõi này không phải đơn giản. Thứ năm và rất quan trọng là chi phí sản
xuất cũng như nhân lực đầu tư cho một chương trình truyền hình thực tế quá lớn,
trong khi các đài truyền hình đang phải tiết kiệm, cắt giảm chi phí sản xuất thì
không dễ khi đầu tư cho những chương trình này.
3.2. Nhóm giải pháp chung
3.2.1. Đường lối chỉ đạo của Nhà nước về phát triển truyền hình
Quan điểm của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển truyền hình đó là hướng
tới mục tiêu phục vụ nhu cầu, lợi ích của nhân dân; phát triển đi đôi với việc quản
lý tốt để bảo các đài truyền hình luôn là công cụ tuyên truyền của Đảng và Nhà
nước, góp phần bảo đảm an ninh chính trị quốc gia trong mọi tình huống. Cùng với
các loại hình báo chí khác, truyền hình phải phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững;

17


tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước trong khu vực và trên thế giới, bảo
đảm phù hợp với điều kiện Việt Nam, từng bước hội nhập khu vực và quốc tế.
3.2.2. Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật
Nhận biết việc xã hội hóa là xu hướng tất yếu để phát triển truyền hình, Đảng và
Nhà nước đã ban hành nhiều đường lối, chính sách để tạo điều kiện thúc đẩy xã hội
hóa lĩnh vực này. Tuy vậy so với sự phát triển nhanh chóng của truyền hình thực tế
thì hệ thống pháp luật còn chưa kịp thời bổ sung, chỉnh sửa phù hợp.
3.2.3. Quan tâm tới vấn đề bản quyền
Ở nước ta, trong những năm gần đây, vấn đề bản quyền truyền hình đang từng
bước được chú ý. Những vi phạm về bản quyền truyền hình đang đặt ra nhiều vấn

đề cho bản thân các đơn vị truyền hình đồng thời đặt ra trách nhiệm của các cơ
quan quản lý nhà nước. Các chương trình truyền hình bị vi phạm bản quyền không
chỉ là các chương trình truyền hình được mua bản quyền từ nước ngoài mà vấn đề
vi phạm bản quyền cả những chương trình được sản xuất trong nước. Tính chất tinh
vi của những vi phạm bản quyền đòi hỏi vấn đề bản quyền các chương trình truyền
hình cần được nhìn nhận một cách nghiêm túc và có những định chế pháp luật cụ
thể để quản lý lĩnh vực này.
3.3. Nhóm giải pháp cụ thể
3.3.1. Đổi mới nội dung chương trình
Format nước ngoài đang thắng thế trên sân nhà là điều không thể phủ nhận.
Nhưng điều này cũng cho thấy các đài truyền hình, nhà sản xuất trong nước cần
phải nỗ lực và ý thức hơn việc tìm kiếm, xây dựng những format Việt có ý tưởng
độc đáo, hấp dẫn bởi sự ồ ạt các format nước ngoài truyền hình sẽ tác động không
nhỏ tới tâm lý, hành động của đối tượng tiếp nhận, khi mà sự khác biệt về văn hóa,
ứng xử của người Việt không giống với ý tưởng được xây dựng từ một nền văn hóa
khác.
18


Đổi mới nội dung và tìm kiếm hình thức thể hiện độc đáo được xem là những
yếu tố quan trọng quyết định sự sống còn của các chương trình truyền hình thực tế.
Tập trung vào một chủ đề nhất định và tìm kiếm người chơi phù hợp, có duyên,
không nhất thiết phải là gương mặt đình đám của làng giải trí là xu hướng mới của
các chương trình truyền hình thực tế hiện nay. Nhờ thế mà các bữa tiệc giải trí trên
truyền hình sẽ bớt nhàm chán. Khán giả cũng nên có một có cách nhìn khách quan,
bao dung và ủng hộ cho những format Việt đang từng ngày hoàn thiện để mang đến
những món ăn tinh thần hấp dẫn, độc đáo mà vẫn đề cao những giá trị cốt lõi về
tinh thần, nghệ thuật.
3.3.2. Nâng cao tinh chuyên nghiệp của êkip sản xuất
Một vấn đề lớn đang gây khó khăn, lúng túng cho nhiều đơn vị sản xuất truyền

hình thực tế hiện nay là vấn đề nhân sự. Công việc đào tạo nguồn nhân lực cho báo
hình đã không đáp ứng kịp cho nhu cầu phát triển của ngành truyền thông này.
Sự thiếu hụt nhân lực dẫn đến tình trạng sử dụng chắp vá, vận động cộng tác
viên lao động theo thời vụ... Với yêu cầu nhân lực lớn cho việc sản xuất một
chương trình truyền hình thực tế, các nhà sản xuất không có sự lựa chọn nào khác
là phải huy động mọi nguồn lực, thậm chí là cả những người không có chuyên môn
về truyền hình.
Với người làm truyền hình thực tế sẽ có những đòi hỏi cao hơn về năng lực. Đó
là những người có kiến thức rộng, có một phông kiến thức rộng với hệ thống tri
thức phong phú, đa dạng. Những kiến thức đó sẽ giúp nhà báo hiểu rõ được tính
tổng thể của mọi tình huống trong chương trình. Người làm truyền hình thực tế còn
phải có các kỹ năng để tác nghiệp một cách chuyên nghiệp như kỹ năng giao tiếp,
tiếp cận nguồn tin, khai thác tài liệu, quan sát hoặc phỏng vấn, kỹ năng xử lý thông
tin, phương pháp thể hiện và sáng tạo tác phẩm. Ngoài ra, đó còn là những kiến
thức cần thiết về luật pháp, Luật Báo chí và đạo đức nghề nghiệp, sự hiểu biết đúng

19


đắn, sâu sắc về nghề với nhận thức về chức năng, nhiệm vụ, các nguyên tắc hoạt
động... của báo chí.
Do những đòi hỏi ngày càng cao đó nên các cơ sở đào tạo cần có các hình thức
đào tạo hợp lý để sinh viên ra trường có thể đáp ứng được yêu cầu công việc. Các
đài truyền hình, các công ty truyền thông cũng cần quan tâm bồi dưỡng, phát huy
tính sáng tạo của nguồn nhân lực này.
3.3.3. Chú trọng tính nhân văn của các chương trình
Tính chất quan trọng nhất của truyền thông nói chung và báo chí nói riêng là tôn
trọng hiện thực khách quan. Trong đó, truyền hình thực tế là dạng chương trình có
tôn chỉ mục đích là giúp người xem tiếp cận gần nhất với sự thật, thật từ diễn biến
đến cảm xúc. Vậy nên khán giả trông đợi, tin tưởng vào truyền hình thực tế rất

nhiều.
Các nhà sản xuất có quyền biên tập, sắp đặt một số chi tiết để chương trình trở
nên hấp dẫn hơn. Tuy nhiên phải có tiêu chí để sự sắp đặt đi đúng hướng. Tiêu chí
ấy chính là tính nhân văn. Nhân văn trong từng sự chọn lựa chi tiết, từng cú máy,
từng khung hình, cỡ cảnh; nhân văn trong kết cấu chương trình, trong mức độ nhận
xét, trong sự chăm sóc và cảnh báo đối với thí sinh tham gia dự thi và cả với khán
giả theo dõi chương trình. Dù phải giải quyết bài toán lợi nhuận, nhưng để đảm bảo
tính nhân văn, nội dung các chương trình phải hướng con người ta sống đẹp, biết
trân trọng những giá trị tinh thần, biết yêu thương, sẻ chia dù cuộc sống đôi khi là
những cuộc cạnh tranh gay gắt...
3.4. Một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng chương trình truyền hình thực
tế
- Cần có kế hoạch sản xuất chương trình truyền hình thực tế một cách hợp lý.
Cần có một bộ phận kiểm duyệt chặt chẽ nội dung các chương trình truyền hình
thực tế mua bản quyền nước ngoài. Vì nếu chỉ để đài truyền hình và đơn vị sản xuất
thẩm định sẽ không khách quan, do cả hai đều có chung một mục tiêu lợi nhuận.
20


×