Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Nghiên cứu hệ hai pha lỏng thân nước IPA(NH4)2SO4 ứng dụng trong tinh chế Rutin từ nụ hoa hòe

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 60 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

LÊ THỊ THANH HẰNG

NGHIÊN CỨU HỆ HAI PHA LỎNG
THÂN NƢỚC IPA/(NH4)2SO4 ỨNG
DỤNG TRONG TINH CHẾ RUTIN TỪ
NỤ HOA HÒE

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ

HÀ NỘI - 2019


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

LÊ THỊ THANH HẰNG
Mã sinh viên: 1401191

NGHIÊN CỨU HỆ HAI PHA LỎNG
THÂN NƢỚC IPA/(NH4)2SO4 ỨNG
DỤNG TRONG TINH CHẾ RUTIN TỪ
NỤ HOA HÒE
(KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ)

Người hướng dẫn:
DS.Trần Trọng Biên.
Nơi thực hiện:
Bộ môn Công nghiệp Dƣợc.



HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài em đã nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ và
hướng dẫn tận tình của DS.Trần Trọng Biên. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới sự giúp đỡ đó.
Em xin trân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô đặc biệt là PGS.TS. Nguyễn
Văn Hân và TS. Bùi Thị Thúy Luyện, cùng các anh chị kĩ thuật viên Bộ môn
Công nghiệp Dược đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo Trường Đại học Dược Hà
Nội đã dạy dỗ và chỉ bảo em trong những năm tháng học tập tại trường.
Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã động viên và giúp
đỡ em trong suốt thời gian qua.
Do thời gian và trình độ có hạn nên đề tài của em không thể tránh khỏi những
thiết sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự chỉ dạy và góp ý của các thầy cô
cùng các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, ngày 10 tháng 5 năm 2019.
Sinh viên

Lê Thị Thanh Hằng

MỤC LỤC


DANH MỤC KÍ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN .................................................................... 2
1.1. Hệ hai pha lỏng thân nước ............................................................ 2
1.1.1. Khái quát về hệ hai pha lỏng thân nước và chiết phân bố sử
dụng hệ hai pha lỏng thân nước ...................................................................... 2
1.1.2. Phân loại ..................................................................................... 2
1.1.3. Ứng dụng .................................................................................... 4
1.1.4. Hệ hai pha alcol-muối ................................................................ 5
1.2. Cây Hòe......................................................................................... 11
1.2.1. Đặc điểm thực vật, phân bố ...................................................... 12
1.2.2. Thành phần hóa học ................................................................. 12
1.3. Rutin.............................................................................................. 12
1.3.1. Công thức hóa học .................................................................... 12
1.3.2. Tính chất ................................................................................... 13
1.3.3. Các phương pháp chiết rutin .................................................... 14
1.3.4. Các phương pháp tinh chế rutin ............................................... 14
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 17
2.1. Nguyên vật liệu và thiết bị nghiên cứu ....................................... 17
2.1.1. Mẫu nghiên cứu ........................................................................ 17
2.1.2. Dung môi, hóa chất .................................................................. 17
2.1.3. Thiết bị, dụng cụ....................................................................... 18
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................... 18
2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................ 18
2.3.1. Phương pháp xây dựng giản đồ pha ........................................ 18
2.3.2. Phương pháp khảo sát các thông số ảnh hưởng đến hệ số phân
bố rutin giữa hai pha và hiệu suất thu hồi rutin ở pha giàu cồn ................... 19
2.3.3. Phương pháp tinh chế rutin từ dịch chiết ................................. 20
2.3.4. Phương pháp định tính rutin ..................................................... 23

2.3.5. Phương pháp định lượng rutin.................................................. 23
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ...................... 27


3.1. Kết quả xây dựng đường chuẩn .................................................. 27
3.1.1. Đường chuẩn định lượng bằng phương pháp đo quang ........... 27
3.1.2. Đường chuần định lượng bằng phương pháp TLC scaning ..... 28
3.2. Kết quả xây dựng giản đồ pha ..................................................... 30
3.3. Khảo sát các thông số ảnh hưởng đến sự phân bố rutin trong hệ
hai pha lỏng thân nước IPA/(NH4)SO4 ......................................................... 32
3.3.1. Khảo sát sơ bộ sự phân bố rutin trong hai pha ......................... 32
3.3.2. Ảnh hưởng của % khối lượng isopropanol thêm vào hệ.......... 33
3.3.3. Ảnh hưởng của %(NH4)2SO4 thêm vào hệ ............................... 34
3.3.4. Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch natri tetraborat ................. 35
3.3.5. Ảnh hưởng của thời gian chiết phân bố hệ 2 chất lỏng............ 36
3.3.6. Ảnh hưởng của nồng độ rutin................................................... 37
3.4. Kết quả ứng dụng hệ hai pha lỏng thân nước IPA/(NH4)2SO4
vào tinh chế rutin từ dịch chiết nụ Hòe. ........................................................ 39
3.4.1. Kết quả định tính rutin trong pha trên, pha dưới và kết tủa giữa
hai pha ...................... .................................................................................... 39
3.4.2. Kết quả định lượng rutin trong pha giàu cồn và hiệu suất thu
rutin trong pha giàu cồn. .................................................................................. 39
3.4.3.Hiệu suất thu sản phầm rutin thực tế ......................................... 40
3.4.4. Độ tinh khiết của sản phẩm ...................................................... 40
3.5. Kết quả so sánh hai phương pháp tinh chế sử dụng hệ hai pha
lỏng thân nước và kết tinh. ............................................................................. 40
3.5.1. Về phương pháp tiến hành ....................................................... 40
3.5.2. Cảm quan sản phẩm và hiệu suất thu sản phẩm. ...................... 41
3.5.3. Về độ tinh khiết của sản phẩm ................................................. 43
CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ............................................ 46

TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu
ATPS
BMMI
ENIM
EtOAc
EtOH
HPLC
HPTLC
IPA
KL
SD
SKLM
TB
TLC
TLC scaning

Tiếng Việt
Hệ hai pha lỏng thân nước
1-butyl-3-methylimidazolium tetraflouroborat
1-ethyl-3-methylimidazolium acetat
Ethyl Acetat
Ethanol
Sắc ký lỏng hiệu năng cao
Sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao
Isopropanol
Khối lượng

Độ lệch chuẩn
Sắc ký lớp mỏng
Giá trị trung bình
Sắc kí lớp mỏng
Sắc kí lớp mỏng kết hợp đo mật độ quang


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng
Tên bảng
1.1 Một số ứng dụng của hệ hai pha lỏng thân nước trong chiết
xuất và tinh chế các chất
2.1 Dung môi, hóa chất sử dụng trong nghiên cứu
3.1 Kết quả xây dựng đường chuẩn đo quang.
3.2 Kết quả xây dựng đường chuẩn định lượng bằng TLC scaning
3.3 Kết quả xây dựng giản đồ pha
3.4 Hiệu suất thu rutin lên pha giàu cồn khi tinh chế bằng hệ
IPA/(NH4)2SO4
3.5 Hiệu suất thu rutin của phương pháp tinh chế sử dụng hệ
IPA/(NH4)2SO4
3.6 Hiệu suất thu hồi rutin bằng hai phương pháp

Trang
4
17
27
29
31
40
40

42


DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
Hình
1.1
1.2
2.1
2.2
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9
3.10
3.11
3.12
3.13
3.14
3.15
3.16

Tên hình
Giản đồ pha của hệ hai pha lỏng thân nước alcol/muối
Cấu trúc hóa học của rutin và quercetin
Nguyên liêu nụ Hòe

Sơ đồ quy trình chiết và tinh chế rutin từ nụ hoa Hòe sử dụng
hệ hai pha lỏng thân nước và kết tinh
Đường chuẩn định lượng rutin bằng phương pháp đo quang
Sắc kí đồ của rutin định lượng bằng phương pháp TLC
scaning
Đường chuẩn định lượng rutin bằng phương pháp TLC
scaning
Giản đồ pha của hệ hai pha lỏng thân nước isopropanol/
(NH4)2SO4
Sự tách pha của hệ isopropanol/(NH4)2SO4 với rutin chuẩn.
Ảnh hưởng của %isopropanol đến sự phân bố rutin
Ảnh hưởng của %(NH4)2SO4 đến sự phân bố rutin
Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch natri tetraborat đến sự
phân bố rutin
Ảnh hường của thời gian chiết phân bố đến sự phân bố rutin
Ảnh hưởng của nồng độ rutin đến sự phân bố rutin
Định tính rutin trong hai pha và phần kết tủa giữa hai pha
Sản phẩm thu được sau tinh chế bằng hệ isopropanol/
(NH4)2SO4
Sản phẩm thu được sau tinh chế bằng kết tinh
Sắc kí đồ của rutin chuẩn
Sắc kí đồ của rutin thử thu được bằng phương pháp tinh chế
sử dụng hệ isopropanol/(NH4)2SO4
Sắc kí đồ của rutin thử thu được sau tinh chế bằng phương
pháp kết tinh

Trang
8
13
17

21
28
29
30
32
33
34
35
36
37
38
39
42
42
41
41
42


ĐẶT VẤN ĐỀ
Rutin là một chất có tác dụng làm giảm tính thấm của mao mạch, tăng sức
bền thành mạch, trong y dược học được ứng dụng để phòng và điều trị các
chứng bệnh có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm tai biến mạch máu như xơ vữa
động mạch tăng huyết áp, rối loạn tuần hoàn, suy giãn tĩnh mạch... [1].
Rutin được chiết xuất từ nhiều nguồn nguyên liệu, trong đó nụ Hòe được biết
đến là nguyên liệu chủ yếu cho ngành công nghiệp sản xuất rutin. Rutin được
chiết từ nụ Hòe bằng các phương pháp khác nhau, dịch chiết sau đó phải qua
tinh chế để thu sản phẩm. Đã có một số nghiên cứu tinh chế rutin bằng các
phương pháp khác nhau như kết tinh, hấp phụ sử dụng nhựa macroporous, sắc kí
phân bố ngược dòng, chiết phân bố lỏng – lỏng...[10]. Mỗi phương pháp lại có

những ưu, nhược điểm riêng trong đó chiết phân bố lỏng – lỏng là một phương
pháp được sử dụng từ lâu. Tuy nhiên chiết phân bố lỏng – lỏng cổ điển có nhược
điểm như sử dụng dung môi hữu cơ gây hại môi trường, nguy cơ tồn dư dung
môi trong sản phẩm, thiết bị phức tạp, khó khăn khi nâng quy mô. Để khắc phục
vấn đề này phương pháp chiết phân bố lỏng – lỏng sử dụng hệ hai pha thân nước
được nghiên cứu và cho thấy hiệu quả trong nhiều trường hợp với các ưu điểm
như: rút ngắn thời gian chiết xuất và tinh chế, sử dụng dung môi rẻ tiền, dễ
kiếm, an toàn với sức khỏe thân thiện với môi trường, thu sản phẩm có độ tinh
khiết và hiệu suất thu hồi cao, dễ nâng quy mô.
Nhằm xây dựng được phương pháp tinh chế rutin từ dịch chiết Hòe hoa đơn
giản, dễ thực hiện, rút ngắn thời gian, sử dụng dung môi không độc hại, cho sản
phẩm có độ tinh khiết cao và dễ ứng dụng vào thực tế, đề tài “Nghiên cứu hệ
hai pha lỏng thân nước ứng dụng trong tinh chế rutin từ nụ Hoa hòe” được
thực hiện với mục tiêu:
1. Xây dựng giản đồ pha của hệ hai pha lỏng thân nước IPA/(NH4)2SO4
2. Khảo sát các thông số ảnh hưởng đến sự phân bố rutin trong hai pha của hệ
hai pha lỏng thân nước IPA/(NH4)2SO4.

1


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1.

Hệ hai pha lỏng thân nƣớc

1.1.1. Khái quát về hệ hai pha lỏng thân nước và chiết phân bố sử dụng hệ
hai pha lỏng thân nước
Hệ hai pha lỏng là hệ gồm hai dung môi không không trộn lẫn vào nhau
thường được sử dụng trong chiết phân bố. Chiết phân bố (còn gọi là chiết lỏng –

lỏng) là phương pháp tách các thành phần của một dung dịch dựa trên sự phân
bố không đồng đều của thành phần giữa hai pha lỏng không đồng tan... Phương
pháp chiết phân bố cổ điển sử dụng các dung môi hữu cơ như ether, cloroform,
ethyl acetat, n-hexan, butanol,... ngày càng bộc lộ nhiều nhược điểm như lượng
dung môi hữu cơ sử dụng lớn, ảnh hưởng đến môi trường, tồn dư dung môi
trong sản phẩm, cần sử dụng thiết bị phức tạp, khó nâng quy mô,... Để khắc
phục vấn đề này, phương pháp chiết phân bố sử dụng hệ hai pha lỏng thân nước
được nghiên cứu, ứng dụng ngày càng nhiều.
Hệ hai pha lỏng thân nước là hệ gồm nước và một chất lỏng là các dung
môi thân nước (đồng tan với nước) ở điều kiện nhất xuất hiện các chất cạnh
tranh liên kết với nước khi đó liên kết giữa nước với dung môi thân nước yếu đi
và gây tách pha. Chiết phân bố 2 pha thân nước là một kỹ thuật chiết phân bố
lỏng – lỏng đang được quan tâm nghiên cứu ngày càng nhiều do tiềm năng lớn
của nó trong việc chiết tách, tinh chế và làm giàu các sản phẩm sinh học như
protein, enzym, acid nucleic và một số phân tử sinh học có phân tử lượng nhỏ
như các hợp chất phenolic, anthocyanidin, chất màu… với các ưu điểm như hiệu
suất thu hồi cao, ít ảnh hưởng đến hoạt tính của phân tử mục tiêu, ít bị ảnh
hưởng khi nâng cấp quy mô, có khả năng hoạt động liên tục, thân thiện với môi
trường và tương đối hiệu quả về mặt kinh tế [6], [24]. Phương pháp này cũng có
thể được sử dụng như một quá trình một bước kết hợp đồng thời loại tạp và phân
tách phân tử mục tiêu [31].
1.1.2. Phân loại

2


Những nghiên cứu đầu tiên về hệ hai pha lỏng thân nước được thực hiện
từ những năm 1990 kể từ đó nhiều loại hệ hai pha lỏng thân nước đã được
nghiên cứu [21], dựa vào thành phần của hệ có thể phân loại hệ hai pha lỏng
thân nước thành 4 nhóm chính hay được sử dụng:

- Hệ polyme – polyme: hệ được tạo thành khi trộn lẫn hai polyme thường
sử dụng PEG, dextran và polypropylen glycol [21], [25]. Hệ được sử dụng
để tinh chế và thu hồi các chất hóa học có nguồn gốc từ thực vật, các chất
nhạy cảm với môi trường có ion.
- Hệ polyme – muối: hệ tạo thành từ một polyme và một muối. Các polyme
hay được sử dụng PEG, dextran,... kết hợp với muối phosphat, sulfat,
citrat,...[25]. Hệ hai pha gồm polyme và muối hay được sử dụng để thu
hồi và tinh chế các phân tử sinh học đặc biệt là kháng sinh như penicilin,
cephalosporin C, vancomycin,...[18], [30], [21].
- Hệ chất lỏng ion – alcol: hệ tạo thành bởi một ancol thường sử dụng alcol
chuỗi ngắn như methanol, ethanol, isopropanol,... cùng một chất lỏng ion
hay gặp 1- butyl- 3- methylimidazolium tetraflouroborat (BMMI), 1ethyl- 3- methylimidazolium acetat (EMIM),...[25] Hệ này có khả năng
phân tách nhiều phân tử sinh học nhưng thường được sử dụng nhất trong
chiết và tinh chế các chất có nguồn gốc từ thực vật như phycocyanin,
salcin, epicatechin, nicotin, cafein,...[7], [21], [22], [33].
- Hệ alcol – muối: hệ gồm một alcol chuỗi ngắn (methanol, ethanol,
isopropanol,...) và một muối (sulfat, borat, phosphat,...). Hệ này được ứng
dụng nhiều trong chiết xuất và tinh chế các chất hóa học có nguồn gốc từ
thực vật.
Hệ gồm polyme – polyme, polyme – muối là hai hệ thường được sử dụng
nhất trong các hệ hai pha lỏng thân nước tuy nhiên các hệ này lại bộc lộ ra
nhiều điểm hạn chế như giá thành polyme thường đắt, tốc độ chuyển khối và
phân tách pha chậm do độ nhớt lớn, khó bay hơi, khó thu hồi. Với hệ polyme
– muối có mức độ ion hóa cao đặc biệt ở pha giàu muối do đó với các phân tử
nhạy cảm với ion thường cho hiệu suất chiết và tinh chế thấp [21]. Hệ gồm
3


chất lỏng ion và muối mặc dù ổn định với nhiệt, độ nhớt không cao tuy nhiên
lại khó bay hơi, khó thu hồi dung môi và phân tử mục tiêu. Những nhược

điểm này đều được khắc phục khi sử dụng hệ gồm alcol – muối. Hệ hai pha
lỏng thân nước gồm alcol và muối có độ nhớt thấp, phân cực, giá thành rẻ, ít
độc, dễ thu hồi và tái sử dụng dung môi, thân thiện với môi trường và khả
năng phân tách, thu hồi phân tử mục tiêu lớn. Nhược điểm duy nhất của hệ
này là không phù hợp với các chất có bản chất protein do alcol có thể làm kết
tủa các phân tử mục tiêu.
1.1.3. Ứng dụng
Hệ hai pha lỏng thân nước với những ưu điểm so với các phương pháp
chiết phân bố cổ điển như hiệu suất thu hồi sản phẩm cao, sử dụng dung môi ít
độc hại thân thiện với môi trường, rút ngắn thời gian chiết và tinh chế, dễ nâng
quy mô,...đang được quan tâm nghiên cứu ngày càng nhiều. Hệ có ứng dụng
trong việc chiết tách, tinh chế và làm giàu các sản phẩm sinh học như protein,
enzym, acid nucleic và một số phân tử sinh học có phân tử lượng nhỏ như các
hợp chất có nguồn gôc từ thực vật phenolic, anthocyanidin, chất màu,... Một số
nghiên cứu về ứng dụng của hệ hai pha lỏng thân nước trong chiết tách và tinh
chế các chất được trình bày trong Bảng 1.1.
Bảng 1.1: Một số ứng dụng của hệ hai pha lỏng thân nước trong chiết
xuất và tinh chế các chất.
Stt

1

2

3

Hoạt chất/
nhóm hoạt chất

Nguyên liệu


Crocins

Nhụy hoa
nghệ tây
(Crocus
sativus)

Serin protease

Vỏ quả xoài
(Magifera)

Alcaloid

Hoàng cầm
râu (Sophora
flavescens)

Hệ hai pha
thân nước

C2H5OH/
K2HPO4 +
NaCl
2- propanol/
KH2PO4 +
NaCl
C2H5OH/
(NH4)2SO4.


4

Kết quả

TLTK

Hiệu suất thu hồi
>75%

[19]

Hiệu suất thu hồi
96,7%.
Độ tinh khiết gấp
11,6 lần.
Điều kiện tối ưu
Hiệu suất chiết
siêu âm
63,78 ± 0,45 mg/g
Hiệu suất thu hồi

[9]

[35]


4

Acid

lithospermic B

5

Anthocyanin

Rễ Đan sâm
(Salvia
miltiorrhiza
L.)
Khoai lang
tím (Ipomoea
batatas L.)

C2H5OH/
(NH4)2SO4

C2H5OH/
(NH4)2SO4

Genistein,
Apigenin

Rễ cây đậu
triều (Cajanus
cajan L.
Millsp)

C2H5OH/
K2HPO4


Anthocyanin

Quả dâu tằm
(Morus alba
L.)

C2H5OH/
(NH4)2SO4

8

Phenolic

Cây sung ngọt
(Ficus carica
L.)

C2H5OH/
K2HPO4

10

Spiramycin

Nguyên liệu
spiramycin

PEG4000/
(NH4)2SO4


11

α-amylase

Vi khuẩn
Bacillus
subtilis

PEG1000/
muối citrat

12

Colagenase

Penicililium
sp.

PEG3350/
muối
phosphat

14

Acetylspiramy
cin

Bacillus
subtilis


PEG/KH2PO4

15

Penicillin G

Dịch lên men

[Bmin]Cl/
NaH2PO4

16

Lipase

Bacillus sp.

PEG /
[Cnmin]Cl

6

7

92,09 ± 0,14 %.
Hiệu suất chiết
42,49 mg/g.
Độ tinh khiết
52,28%

Hiệu suất 90,02%.
Hệ số phân bố
19,62
Hiệu suất thu hồi
93,8% và 94%.
Độ tinh khiết
0,471% và
0,233%.
Loại được 90%
đường.
Hiệu suất thu hồi:
> 75% phenolic/
pha trên và > 90%
đường/ pha dưới.
Hệ số phân bố và
hiệu suất thu lên
tới 42,46 và 97,8%
Độ tinh khiết tăng
1,8 lần với hiệu
suất thu 90%
Hiệu suất thu hồi
80%
Hiệu suất thu sản
phẩm 98,8%
Hiệu suất thu
penicillin G là
91,5%
Hiệu suất thu
lipase > 70%


[11]

[16]

[34]

[29]

[27]

[13]

[8]

[5]
[32]
[15]
[26]

1.1.4. Hệ hai pha alcol-muối
Với những ưu điểm vượt trội so với các hệ hai pha lỏng thân nước ứng
dụng trong chiết tách và tinh chế các chất hóa học có nguồn gốc từ thực vật, hệ
hai pha lỏng thân nước gồm alcol và muối ngày càng được quan tâm nghiên cứu
và ứng dụng trong thực tế.
1.1.4.1. Cơ chế tách pha
5


Hệ 2 pha alcol – muối được tạo thành bằng cách trộn 2 pha không đồng
tan là alcol mạch ngắn như methanol, ethanol, propanol và dung dịch muối[31].

Quá trình phân tách pha trong hệ có thể là do hiên tượng „salting-out‟ của
muối, hay nói cách khác là do sự tranh chấp các phân tử nước giữa muối và
alcol. Cường độ lực tương tác khác nhau giữa ion-nước và alcol-nước cùng với
tương tác giữa các phân tử alcol dẫn đến sự tách loại alcol ra khỏi dung dịch
muối hoặc làm kết tinh muối.
Các phân tử alcol mạch ngắn 1-3C có thể đồng tan với nước ở mọi tỷ lệ
do hình thành liên kết hydro với phân tử nước. Khi thêm muối thích hợp vào
dung môi, tương tác ion-lưỡng cực dẫn đến sự hydrat hóa các ion để hòa tan
muối trong dung môi. Cường độ của 2 loại tương tác này phù hợp với độ phân
cực của phân tử dung môi, được đánh giá thông qua hằng số điện môi. Hằng số
điện môi của nước > methanol > ethanol > 1-propanol > 2-propanol. Dung môi
có hằng số điện môi lớn hơn có xu hướng làm hydrat hóa ion và làm yếu lực
Coulomb giữa cation và anion. Vì vậy, khi thêm muối vào dung dịch alcol nước, các phân tử nước ưu tiên xếp trực tiếp xung quanh các ion hơn các dung
môi thân nước khác. Đồng thời, mặc dù tương tác với phân tử nước của
methanol > ethanol > 1-propanol > 2-propanol, các nghiên cứu xây dựng giản đồ
pha đều cho thấy khả năng phân tách pha của 1-propanol > 2-propanol >
ethanol, chứng tỏ tương tác giữa các phân tử alcol đóng vai trò đáng kể trong
quá trình này. Tương tác giữa các phân tử alcol được đánh giá thông qua nhiệt
độ sôi, trong đó nhiệt độ sôi của 1-propanol > 2-propanol > ethanol > methanol
(97,2> 82,3> 78,29>64,6). Nhiệt độ sôi càng cao, tương tác giữa các phân tử
càng lớn và vì vậy alcol càng dễ tách khỏi pha giàu muối tạo pha giàu alcol
riêng biệt [14] .
1.1.4.2. Giản đồ pha và hệ số tương quan
Giản đồ pha đặc trưng cho mỗi hệ ở một điều kiện nhất định (nhiệt độ,
pH, nồng độ muối..) và cho biết vùng nồng độ hình thành được hệ 2 pha. Các
thông tin cần thiết để xây dựng giản đồ pha gồm: nồng độ alcol và muối để tạo
hệ 2 pha cân bằng, nồng độ từng thành phần trong pha trên và pha dưới, và tỷ lệ
6



thể tích giữa 2 pha. Đường cong trên giản đồ pha được gọi là đường cong hai
tiết điểm (binodal curve), chia giản đồ thành 2 vùng: vùng nồng độ các thành
phần sẽ tạo hệ 2 pha không đồng tan (nằm phía trên đường cong) và vùng tạo 1
pha đồng nhất (nằm bên dưới đường cong). Tọa độ của mọi hệ có thể hình thành
sẽ nằm trên một đường tie-line là đường nối 2 điểm trên đường cong hai tiết
điểm, cho biết nồng độ cuối của các thành phần trong pha trên và pha dưới. Di
chuyển dọc theo một đường tie-line, các tọa độ sẽ biểu diễn cho các hệ với tổng
nồng độ các thành phần và tỷ lệ thể tích 2 pha khác nhau nhưng nồng độ cuối
của các thành phần trong từng pha là như nhau. Khi độ dài của đường tie-line
giảm dần, cuối cùng nó đạt đến điểm tới hạn (critical point), ngay tại điểm này
thành phần và thể tích của 2 pha gần như giống nhau.
Độ dài của đường tie-line được tính theo tỷ lệ khối lượng:
Vtpt
Ab
=
Vbpb
At
Trong đó: Vt, pt là thể tích và tỷ trọng của pha trên (top).
Vb, pb là thể tích và tỉ trọng của pha dưới (bottom).
Hoặc tính chính xác hơn bằng cách phân tích thành phần 2 pha:
TLL = (ΔX2 + ΔY2)1/2
Trong đó:
X là nồng độ thành phần 1.
Y là nồng độ thành phần 2 (Hình 1.1).
Nếu biết thành phần tổng và tỷ lệ khối lượng 2 pha, có thể tính toán được
nồng độ các thành phần trong từng pha theo công thức:
Vtpt Xb - X0
Vbpb = X0 - Xt
Trong đó: Xt là nồng độ thành phần 1 trong pha trên.
Xb là nồng độ thành phần 1 trong pha pha dưới.

X0 là nồng độ thành phần 1 tổng ban đầu.
Tính toán tương tự với thành phần 2.
7


Đường cong hai tiết điểm có thể được xây dựng bằng 3 phương pháp:
chuẩn độ đo độ đục, phương pháp điểm vẩn đục và phương pháp xác định điểm
nút [20].
Để có thể hiểu được sự phân bố của phân tử mục tiêu, cần biết thành phần
hai pha. Mối tương quan này có thể được tính toán như sau:
Dữ liệu đường cong hai tiết điểm được mô hình hóa theo công thức
w1 = a1×

+ a2×

+c

Trong đó: w1 là tỷ lệ khối lượng alcol.
w2 là tỷ lệ khối lượng muối.
a1, a2, b1, b2, c là các hệ số của phương trình [14].

Hình 1.1: Giản đồ pha của hệ hai pha lỏng thân nước alcol/muối
Giản đồ pha có trục hoành biểu diễn tỉ lệ alcol thêm vào hệ, trục tung biểu
diễn tỉ lệ muối thêm vào hệ. A1, A2, A3 là thành phần của 3 hệ cùng nằm trên
một đường tie- line có tỉ lệ thể tích giữa pha bên trên và bên dưới khác nhau.
Giới hạn tỉ lệ thành phần hai pha được biểu diễn bởi điểm nút T và B. Tỉ lệ đoạn
AB (pha trên) và AT (pha dưới) tương ứng với tỉ lệ thể tích giữa hai pha. Điểm
8



tới hạn Cp có thể xác định bằng phương pháp ngoại suy giao điểm của đường đi
qua điểm chính giữa các đường tie- line và đường cong hai tiết điểm.
1.1.4.3. Sự phân bố của các chất trong 2 pha
Dựa vào ái lực khác nhau với hai pha mà các phân tử mục tiêu phân bố
với nồng độ khác nhau trong hai pha. Sự phân bố của các chất trong hai pha
được biểu diễn bởi hệ số phân bố. Hệ số phân bố là tỉ lệ nồng độ của một chất
trong hai pha trộn lẫn ở trạng thái cân bằng. Hệ số phân bố của một chất A được
tính theo công thức:
CAt
K=C

Ab

Trong đó: CAt là nồng độ thành phần A trong pha trên (top).
CAb là nồng độ thành phần A trong pha dưới (bottom) [2].
Sự phân bố các chất giữa 2 pha có thể được quyết định bởi nhiều yếu tố
như bản chất của hai pha, tính chất của phân tử mục tiêu,và lực tương tác khác
nhau như tương tác kỵ nước, tương tác tĩnh điện…Sự phân bố trong hệ hai pha
lỏng thân nước thường khó dự đoán hơn hệ 2 pha thông thường do tính chất của
hai pha thường không khác nhau nhiều.
1.1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tách pha và phân bố của các chất trong
hai pha của hệ hai pha lỏng thân nước gồm alcol và muối.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự tách pha và sự phân bố của các chất
trong hai pha của hệ. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà các yếu tố này có thể
ảnh hưởng với mức độ khác nhau. Nhìn chung với hệ hai pha lỏng thân nước
gồm alcol và muối sự tách pha và sự phân bố của các chất trong hai pha của hệ
chịu ảnh hưởng của các yếu tố chính sau:
- Ảnh hưởng của loại và nồng độ alcol.
 Sự tách pha:
Như đã đề cập ở trên, khả năng phân tách pha phụ thuộc vào tương tác

giữa các phân tử alcol và tương tác alcol – nước. Khả năng phân tách pha của 1propanol > 2-propanol > ethanol > methanol [14] tương ứng với độ phân cực
9


giảm dần của các alcol. Sự tách pha chỉ xảy ra khi nồng độ alcol trong hệ ở một
tỉ lệ phù hợp. Ở nồng độ alcol nhỏ sự tách pha chưa xảy ra do chưa có sự cạnh
tranh liên kết với nước của alcol và các ion muối. Khi nồng độ alcol đủ lớn sự
cạnh tranh xảy ra thì bắt đầu xảy ra hiện tượng tách pha.
 Sự phân bố:
Sự phân bố của phân tử mục tiêu phụ thuộc vào độ phân cực của pha giàu
cồn, tương tác và ái lực của pha giàu cồn với phân tử mục tiêu ngoài ra nó còn
chịu ảnh hưởng của hiện tượng “volume exclusion effect” là hiện tượng khi
nồng độ cồn cao làm tăng thể tích bị chiếm giữ bởi các phân tử cồn làm giảm
không gian cho các phân tử ở pha bên trên do đó các phân tử có xu hướng di
chuyển xuống dưới làm cho nồng độ ở pha bên dưới lớn hơn pha bên trên.
- Ảnh hưởng loại và nồng độ muối.
 Sự tách pha:
Khả năng tách pha propanol của muối Na2SO4 > (NH4)2SO4 > NH4NO3,
như vậy với cùng một cation, muối chứa anion có hóa trị lớn hơn đễ gây tách
pha hơn do các phân tử nước hydrat hóa, làm giảm số phân tử nước liên kết với
alcol. Khả năng tách pha của NaH2PO4 < Na2SO4 < Na2CO3 do đó độ tan của
NaH2PO4 gấp 3 lần Na2CO3 làm lượng muối cần để hình thành 2 pha cũng nhiều
hơn. Ngoài ra khả năng tách pha của CO32- > SO42- > H2PO4- . Điều này có thể
do CO32- có độ ổn định nhiệt tốt và kích thước ion nhỏ, vì vậy liên kết với nước
mạnh hơn. Ngoài ra, do năng lượng tự do Gibbs cần cho quá trình hydrat hóa
ion giảm dần và đều < 0 theo thứ tự trên, lượng nước cần để hydrat hóa ion
nhiều hơn, làm giảm số phân tử nước để hydrat hóa thành phần hữu cơ, vì vậy
khả năng tách pha tốt hơn [7].
Thêm dần muối vào dung dịch alcol nước làm phân tử nước di chuyển xa
khỏi phân tử alcol về phía ion muối. Vì vậy lượng muối càng nhiều, lượng alcol

tách khỏi pha giàu muối sang pha giàu alcol càng lớn [4].
 Sự phân bố:
Quá trình phân bố vào hai pha của phân tử mục tiêu phụ thuộc và chịu ảnh
hưởng của hiện tượng “salting out” của pha giàu muối. Đó là hiện tượng trong
10


đó chất không điện giải có thể ít hòa tan ở nồng độ muối cao. Hợp chất muối
phân ly trong nước khi nồng độ muối tăng lên một số phân tử nước bị hấp thụ
bởi các ion muối do đó số phân tử nước cần để hòa tan hợp chất không ion giảm
làm cho các hợp chất không ion này kết tủa lại hoặc kém hòa tan trong môi
trường. Hiện tượng “salting out” mạnh hay yếu phụ thuộc nhiều vào loại và
nồng độ muối. Ngoài ra loại muối sử dụng còn làm ảnh hưởng đến pH của hệ do
đó cũng ảnh hưởng đến sự phân bố của phân tử mục tiêu.
- Ảnh hưởng của pH
 Sự tách pha:
Ảnh hưởng của pH còn tùy vào tính chất phân tử mục tiêu và muối sử
dụng, pH có thể ảnh hưởng đến quá trình phân tách pha. Với hệ EtOH/(NH4)2SO4

khi pH tăng cân bằng NH4+ + OH- ↔ NH3.H2O chuyển dịch sang bên phải

làm giảm nồng độ NH4+, nước tương tác với alcol nhiều hơn vì vậy nồng độ
alcol ở pha trên cũng thấp hơn [4].
 Sự phân bố:
pH ảnh hưởng đến sự phân bố do pH là yếu tố quyết định phân tử mục
tiêu tồn tại ở dạng phân tử hay dạng ion muối do đó ảnh hưởng đến độ hòa tan
của phân tử mục tiêu trong hai pha.
- Bản chất và nồng độ của phân tử mục tiêu:
Bản chất và nồng độ phân tử mục tiêu hầu như không làm ảnh hưởng đến
sự tách pha của hệ mà chỉ ảnh hưởng đến sự phân bố của chính nó. Sự phân bố

của phân tử mục tiêu phụ thuộc nhiều vào độ phân cực của phân tử đó cũng như
cấu trúc hóa học của phân tử mục tiêu do ảnh hưởng trực tiếp đến lực tương tác
và ái lực của phân tử mục tiêu với dung môi 2 pha. Mẫu đưa vào tinh chế cũng
làm ảnh hưởng đến sự phân bố do làm thay đổi tỉ lệ thể tích giữa hai pha của hệ
ATPS và sự phân tách các hợp chất đích.
1.2.

Cây Hòe
Tên khoa học: Sophora japonica L. Hoặc Styphnolobium japonicum L.,

họ Đậu (hay cánh bướm) Fabaceae [1].

11


1.2.1. Đặc điểm thực vật, phân bố
Cây Hòe là cây nhỡ, xanh, cao từ 5m đến 7m, có khi đến 10m, sừng lâu
năm. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, 11-17 lá chét mọc đối, hình bầu dụcthuôn, gốc tròn, màu lục nhạt, nhất là ở mặt dưới hơi có lông [1]. Hoa nhỏ màu
trắng hoặc vàng nhạt, đài hình chuông, gần như nhẵn, cánh hoa có móng ngắn,
cánh cờ rộng, hình tim cụt ở gốc, mép cong lên, nhị 10 rời nhau, bao phấn hình
bầu dục. Mùa hoa thường từ tháng 5 đến tháng 10 [1]. Quả đậu, hình tràng hạt
trong có 2-5 hạt hình bầu dục, hơi dẹt, màu đen bóng.
Cây hòe phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở nước ta,
cây Hòe được trồng và mọc hoang ở khắp nơi, đặc biệt được trồng nhiều ở Thái
Bình, Nam Định, Ninh Bình, Nghệ An...[1].
1.2.2. Thành phần hóa học
Cây hòe có nhiều thành phần hóa học nhưng chủ yếu là flavonoid trong
đó rutin chiếm tỉ lệ cao. Rutin có ở hầu hết các bộ phận của cây như lá (4,7%),
vỏ quả (4,3%), cành non (0,5-2%), hoa đã nở (8%).
Nụ hòe chứa 20 – 28 % rutin. Ngoài ra còn chứa các chất khác như

quercetin, keampferol, genistein, cùng các triterpenoid như betulin, sophoradiol,
sophorin A, sophorin B, sophorin C, sophorose.
1.3.

Rutin

1.3.1. Công thức hóa học
Rutin là một flavonoid có phần aglycon là quercetin và phần đường là
rutinose (6-O-α-L-rhamnopynosyl-β-D-glucopyranose). Khi thủy phân tạo thành
quercetin, glucose và rhamnose.
- Công thức phân tử: C27H30O16.3H2O.
- Công thức cấu tạo:

12


Hình 1.2: Cấu trúc hóa học của rutin và quercetin.
- Khối lượng phân tử: Dạng ngậm 3 nước = 644,57, dạng khan = 610,53.
1.3.2. Tính chất
Rutin là bột kết tinh màu vàng hoặc vàng hơi lục, không mùi hoặc hơi có
mùi đặc trưng, không vị, ra ánh sáng có thể hơi sẫm màu. Tinh thể ngậm 3 phân
tử nước, trở thành khan sau khi sấy 12 giờ ở 110oC dưới áp suất giảm 10mmHg.
Rutin khan hút ẩm.
- Độ hòa tan:
 Rutin rất khó tan trong nước lạnh: 1 g/10000 mL.
 Tan trong nước sôi: 1 g/100 mL
 Khó tan trong cồn lạnh: 1 g/650 mL.
 Tan trong cồn nóng: 1 g/60 mL.
 Tan trong cồn metylic, isopropanol, pyridin và trong các dung dịch kiềm
loãng, hơi tan trong glycerin, khó tan trong etanol, thực tế không tan trong

nước, aceton, ete, cloroform, ete dầu hỏa và benzen và các dung dịch acid
[12], [4].
- Nhiệt độ nóng chảy: Từ 183-194oC rutin bị chảy, với tốc độ tăng nhiệt độ
là 5oC/phút, quá 194oC thì bị chảy và phân hủy.
- Tính chất hóa học: Do cấu trúc là một glycosid nên rutin dễ bị thủy phân
bởi các men có sẵn trong dược liệu và các acid. Với dung dịch kiềm thì ít
13


bị ảnh hưởng, chỉ ở điều kiện dung dịch kiềm đặc và nhiệt độ cao thì cấu
trúc của rutin mới bị phá vỡ. Rutin rất dễ bị oxy hóa do cấu trúc có nhiều
nhóm –OH phenol[4].
1.3.3. Các phương pháp chiết rutin
Dựa vào khả năng hòa tan của rutin để lựa chon dung môi và phương
pháp chiết. Có nhiều phương pháp để chiết rutin như phương pháp ngâm, ngấm
kiệt, chiêt bằng siêu âm, vi sóng... tùy vào điều kiện mà lựa chọn phương pháp
chiết phù hợp. Các dung môi hay được sử dụng là nước, dung dịch kiềm loãng
(Na2CO3, Na2B4O7,...), cồn (ethanol, methanol), ethyl acetat, aceton,...
1.3.4. Các phương pháp tinh chế rutin
Có nhiều phương pháp được sử dụng để tinh chế rutin như kết tinh, chiết
phân bố lỏng – lỏng, chiết phân bố rắn – lỏng, sắc kí phân bố ngược dòng, sử
dụng nhựa hấp phụ macroporous[10],[17]...Mỗi phương pháp lại có những ưu
nhược điểm khác nhau. Một số phương pháp hay được sử dụng trong thực tế:
1.3.4.1. Phương pháp kết tinh
Kết tinh là quá trình tách chất rắn hòa tan trong dung dịch dưới dạng tinh
thể dựa trên độ tan khác nhau của các chất trong một hoặc hỗn hợp dung môi.
Tinh chế rutin bằng phương pháp kết tinh dựa trên tính chất rutin không
hoặc rất ít tan một số dung môi như nước lạnh hoặc ethanol lạnh. Trong các
dung môi này rutin sẽ kết tinh và tách ra khỏi dịch chiết.
Kết tinh rutin trong nước được ứng dụng trong tinh chế dịch chiết rutin

trong dung dịch kiềm loãng. Nguyên liệu chứa rutin sau xử lý được chiết bằng
các dung dịch kiềm loãng Na2CO3. Natri tetraborat,...bằng các phương pháp
khác nhau. Dịch chiết sau đó được acid hóa về pH khoảng 3-4 để chuyển rutin
từ dạng muối (tan trong nước) về dạng phân tử (không tan trong nước). Để rutin
kết tinh trong 24h đến 48h lọc hoặc ly tâm thu lấy tủa rutin.
Kết tinh rutin trong ethanol thường được ứng dụng trong tinh chế rutin từ
dịch chiết cồn hoặc trong bước tinh chế rutin từ rutin thô. Nguyên liệu chứa
rutin sau khi xử lý được chiết bằng dung môi ethanol bằng các phương pháp
khác nhau. Dịch chiết sau đó được cô loại bớt dung môi, sau đó để kết tinh 24h14


48h, có thể tăng tốc độ và khả năng kết tinh rutin bằng cách thêm nước vào dịch
sau cô rồi để kết tinh. Lọc hoặc ly tâm thu lấy tủa rutin. Đối với quá trình tinh
chế rutin từ rutin thô, sản phẩm rutin thô được hòa tan trong ethanol nóng với
lượng dung môi phù hợp sau đó tiến hành tương tự như trên [12]. Với các ưu
điểm như hiệu suất tinh chế cao, đơn giản, dễ thực hiện kết tinh là phương pháp
được sử dụng nhiều trong thực tế. Tuy nhiên rutin là chất dễ thủy phân trong
môi trường acid do đó thời gian tiến hành lâu trong môi trường acid có thể gây
biến tính rutin tạo ra các sản phẩm khó loại bỏ trong quá trình tinh chế.
1.3.4.2. Phương pháp hấp phụ
Hấp phụ là sự tập chung của một hoặc một nhóm chất lên bề mặt vật liệu
có cấu trúc xốp. Sự hấp phụ của các phân tử hòa tan trong dung dịch lên bề mặt
chất mang rắn (chất hấp phụ) đóng vai trò quan trong trong tinh chế dịch chiết từ
dược liệu. Để ứng dụng trong tinh chế dịch chiết dược liệu, các chất hấp phụ cần
thỏa mãn các yêu cầu: diện tích bề mặt riêng lớn, số lượng và đường kính mao
quản đủ lớn để phân tử chất hấp phụ dễ dàng lên bề mặt, nhưng cũng cần đủ nhỏ
để đàm bảo tính chọn lọc cao, có thể hoàn nguyên dễ dàng bằng các dung môi
an toàn. Chất hấp phụ được ứng dụng nhiều là than hoạt, silica, nhựa hấp phụ
macroporous và các khoáng sét tự nhiên. Quá trình tinh chế bằng phương pháp
hấp phụ có thể tiến hành theo từng mẻ trong các thiết bị có khuấy trộn hoặc theo

chế độ liên tục trong các cột được nhồi chất hấp phụ.
Đã có những nghiên cứu trong tinh chế rutin bằng phương pháp hấp phụ
với chất hấp phụ là than hoạt và nhựa macroporous resin. Than hoạt được sử
dụng trong tinh chế rutin để loại các chất màu. Đối với phương pháp tinh chế sử
dụng nhựa hấp phụ macroporous rutin sẽ được hấp phụ lên bề mặt nhựa bằng
phương pháp hấp phụ tĩnh (hấp phụ trong bình nón có khuấy trộn) hoặc hấp phụ
động (hấp phụ trên cột nhồi chất hấp phụ macroporous) sau đó được giải hấp
phụ bằng dung môi phù hợp. Dịch thu được sau giải hấp phụ loại dung môi thu
được rutin [36]. Phương pháp hấp phụ bằng nhựa macroporous có những ưu
điểm: chi phí thấp, có thể tái sử dụng nhựa, khả năng hấp phụ rutin cao, ít ảnh
hưởng đến môi trường. Bên cạnh đó phương pháp vẫn tồn tại những nhược điểm
15


như nguy cơ tắc cột khi làm hấp phụ cột, với hấp phụ mẻ thì hiệu suất hấp phụ
khó đạt tối đa và quá trình hấp phụ không liên tục.
1.3.4.3. Phương pháp sắc kí phân bố ngược dòng
Sắc kí phân bố ngược dòng (CCC) là phương pháp sắc kí trong đó cả pha
tĩnh và pha động ở trạng thái lỏng. Hai chất lỏng hay hỗn hợp chất lỏng không
đồng tan này dịch chuyển ngược chiều và tiếp xúc liên tục với nhau. Sự phân
tách các chất dựa trên mức độ hòa tan của chất giữa hai pha phụ thuộc vào hệ số
phân bố của nó trong hai pha. Các chất có hệ số phân bố khác nhau sẽ phân bố
vào pha động và pha tĩnh với những tỉ lệ khác nhau trong quá trình dịch chuyển
của pha động sẽ tách dần ra khỏi nhau.
Dựa vào sự phân bố khác nhau của rutin và tạp chất trong hai pha, trong
quá trình dịch chuyển các chất trong hỗn hợp mẫu cần tinh chế sẽ được hòa tan
một cách cạnh tranh vào pha tĩnh và pha động. Tùy thuộc vào hệ dung môi sử
dụng mà rutin sẽ được thu trong pha động hay pha tĩnh (như với hệ dung môi nbutanol, etyl acetat, nước thì rutin sẽ được thu trong pha động [28]. Dung dịch
sau đó loại dung môi để thu được sản phẩm rutin. Các điều kiện cần cần lưu ý là
loại dung môi pha tĩnh và pha động sử dụng, tốc độ dịch chuyển pha động, bước

sóng phát hiện đầu ra của cột. Ưu điểm của CCC là hiệu suất thu hồi lớn, sản
phẩm thu được có độ tinh khiết cao, chi phí thấp tuy nhiên lại khó nâng quy mô
sử dụng dung môi hữu cơ gây hại cho môi trường và nguy cơ tồn dư dung môi
trong sản phẩm [10].

16


CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.

Nguyên vật liệu và thiết bị nghiên cứu

2.1.1. Mẫu nghiên cứu
Nụ hoa Hòe: Thu nụ tươi ở Giao Thủy - Nam Định vào tháng 8 năm
2019, nguyên liệu xử lý diệt enzym bằng hấp cồn 70o sau đó sấy khô ở 60oC
trong 24 giờ đến hàm ẩm < 5%, bảo quản trong lọ thủy tinh, ở nhiệt độ thường.

Hình 2.1. Nguyên liệu nụ Hòe
2.1.2. Dung môi, hóa chất
Bảng 2.1. Dung môi, hóa chất sử dụng trong nghiên cứu
STT

Dung môi, hóa chất

Xuất xứ

Tiêu chuẩn

1


Amoni sulfat

Trung Quốc

Tinh khiết hóa học

2

Natri tetraborat

Việt Nam

Tinh khiết hóa học

3

Isopropanol

Trung Quốc

Tinh khiết hóa học

4

Methanol

Trung Quốc

Tinh khiết hóa học


5

Methanol

Đức

HPLC

6

Acid formic

Trung Quốc

Tinh khiết hóa học

7

Ethyl acetat

Trung Quốc

Tinh khiết hóa học

8

Rutin chuẩn (98%)

Trung Quốc


-

9

Dung dịch HCl 5%

Trung Quốc

Tinh khiết hóa học

10

Ethanol 96%

Việt Nam

Tinh khiết hóa học

11

Than hoạt

Việt Nam

Tinh khiết hóa học

12

Nước cất


-

-

17


×