Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng bữa ăn bán trú cho trẻ trong trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.87 KB, 14 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỒ SƠ XÉT CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

- Tên sáng kiến: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng bữa ăn bán
trú cho trẻ trong trường mầm non.
- Tác giả: Phạm Thị Lệ Thủy
- Đơn vị công tác: Trường mầm non Gia Khánh – Bình Xuyên – Vĩnh Phúc
- Chức vụ: Phó hiệu trưởng
- Trình độ chuyên môn: ĐHSP

Gia Khánh, năm 2019
1


Mẫu số 01
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên
1) Tác giả sáng kiến: Phạm Thị Lệ Thủy
- Ngày tháng năm sinh: 02/06/1984
Nữ
- Đơn vị công tác: Trường mầm non Gia Khánh - Bình Xuyên - Vĩnh
Phúc.
- Chức danh: Phó Hiệu Trưởng
- Trình độ chuyên môn: ĐHSP
- Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến: 100%
2) Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Phạm Thị Lệ Thủy tác giả của sáng
kiến.


3) Tên sáng kiến; lĩnh vực áp dụng; mô tả bản chất của sáng kiến; các
thông tin cần được bảo mật:
a - Tên sáng kiến: “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng bán
trú cho trẻ trong trường mầm non”
b - Lĩnh vực áp dụng:
+ Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Là toàn bộ lĩnh vực quản lý trong công tác
chỉ đạo nâng cao chất lượng bán trú cho trẻ trong trường mầm non.
+ Vấn đề mà sáng kiến giải quyết: Là một số biện pháp chỉ đạo nâng cao
chất lượng bán trú cho trẻ trong trường mầm non được nghiên cứu và áp dụng
với toàn thể đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà bếp, phụ huynh và
học sinh trong ngành học mầm non mà thực tế ở đây tôi đã áp dụng sáng kiến
của mình với tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh cả
trường mầm non Gia Khánh - TT Gia Khánh - Huyện Bình Xuyên - Tỉnh Vĩnh
Phúc.
c - Mô tả sáng kiến:
- Về nội dung của sáng kiến: Để giúp cho bản thân và các bạn đồng
nghiệp có những biện pháp nhằm chỉ đạo nâng cao chất lượng bán trú cho trẻ
trong các trường mầm non đạt kết quả tốt nhất.
* Biện pháp 1: Xây dựng và thực hiện tốt kế họach chăm sóc nuôi
dưỡng nhằm nâng cao chất lượng bán trú cho trẻ trong nhà trường.
+ Mục đích:
- Là căn cứ để thực hiện tốt kế hoạch năm học và kế hoạch chăm sóc nuôi
dưỡng trong nhà trường.
- Để xác định được mục tiêu cần đạt được trong công tác chỉ đạo nhằm nâng
cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng bán trú cho trẻ trong trường mầm non.
2


- Biết được thời gian cần thực hiện từng công viêc theo ngày, tuần, tháng,
năm, mùa và từng đối tượng. Đề ra công việc cụ thể cần làm trong năm học để có

thể đưa ra các biện pháp thực hiện sao cho hiệu quả nhất.
- Giúp các tổ chuyên môn, giáo viên, nhân viên nhà bếp và phụ huynh
hiểu được tầm quan trọng của việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ để đảm bảo sức
khỏe cho trẻ trong công tác bán trú. Nắm vững chuyên môn trong việc, chế biến,
chăm sóc, nuôi dưỡng, biết được mục tiêu cần đạt trong công tác chỉ đạo nâng
cao chất lượng bán trú cho trẻ trong trường mầm non.
+ Nội dung:
- Xây dựng kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng nâng cao chất lượng bán trú
cho trẻ trong trường mầm một cách khoa học phù hợp với từng ngày, từng tháng,
từng mùa, từng hoàn cành và từng đối tượng.
- Để từ đó tìm ra một số biện pháp phù hợp trong công tác chỉ đạo nhằm
nâng cao chất lượng bán trú cho trẻ trong trường mầm non.
- Đánh giá được kết quả đạt được trong việc xây dựng kế hoạch” Chăm
sóc nuôi dưỡng” có đạt được mục tiêu đề ra của năm học.
+ Cách thức thực hiện
- Xây dựng kế hoạch chỉ đạo nâng cao chất lượng bữa ăn bán trú cho trẻ
trong trường mầm non một cách khoa học phù hợp với từng ngày, từng tháng,
từng mùa, từng hoàn cành và từng đối tượng: Vào đầu năm học theo sự phân
công của hiệu trưởng phụ phụ trách công tác bán trú của nhà trường tôi bắt tay
vào lập kế hoạch “Chăm sóc nuôi dưỡng” một cách chi tiết, cụ thể đặc biệt là
công tác nâng cao chất lượng bán trú cho trẻ trong trường một cách khoa học
phù hợp, công việc này đòi hỏi tôi phải tìm tòi, nghiên cứu tài liệu để áp dụng
vào thực tiễn công việc của năm học sao cho hợp lý và khoa học.
Để làm được điều này được tốt nhất, tôi tìm hiểu kỹ thực trạng của công tác
bán trú trong trường mầm non nói chung và trường mầm non Gia Khánh nói riêng từ
đó so sánh phân loại mức độ thực hiện khá, tốt trong công tác bán trú để rút ra được
những ưu điểm tốt nhất đưa vào nội dung kế hoạch để thực hiện xuyên suốt trong
năm học.
- Tìm ra một số biện pháp phù hợp trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng
chuyên môn cho đội ngũ giáo viên: Sau khi tìm hiểu thực trạng, nắm rõ được

những điều kiện thuận lợi và những điểm còn hạn chế của công tác bán trú nói chung
và trường mầm non Gia Khánh nói riêng. Dựa trên kết quả đánh giá cuối mỗi năm
học, tôi xác định rõ từng nội dung công việc cụ thể, từng nhóm lớp và từng tổ
chuyên môn, và nhân viên nhà bếp làm sao để nâng cao chất lượng bán trú cho trẻ
trong nhà trường , thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công nhằm thực hiện tốt việc
chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ được tốt.
Xác định rõ những việc cần làm, giao trách nhiệm tới từng tổ chuyên môn
từng cá nhân, nhân viên nhà bếp tôi lập kế hoạch dự thảo, tham khảo ý kiến đóng
3


góp của giáo viên trong trường. Sau khi có những ý kiến đóng góp, bổ sung và chỉnh
sửa nội dung, tôi xây dựng một kế hoạch thực hiện chính thức và áp dụng thực hiện
trong suốt năm học.
Từ việc xây dựng kế hoạch để từ đó tìm ra được một số biện pháp phù
hợp nhất trong công tác chỉ đạo phối kết hợp nhằm nâng cao công tác bán trú
trong nhà trương thông qua việc xây dựng kế hoạch.
- Đánh giá được kết quả đạt được trong việc xây dựng kế hoạch “ Chăm
sóc nuôi dưỡng” có đạt được mục tiêu đề ra của năm học.
Thông qua việc xây dựng kế hoạch “ Chăm sóc nuôi nưỡng” cần phải đưa
ra được bảng so sách kết quả giữa các năm và các kỳ để biết được mức độ đạt
được của mục tiêu kế hoạch đề ra để có biện pháp điều chỉnh hợp lý.
* Biện pháp 2: Bồi dưỡng kiến thức về dinh dưỡng và về sinh an toàn
thực phẩm, cách sơ, chế biến, cho trẻ ăn, ngủ, vệ sinh cho đội ngũ giáo viên,
nhân viên bếp ăn bán trú.
- Giúp giáo viên, nhân viên nhà bếp có được những kiến thức cơ bản về
dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, cách sơ chế, chế biến, cho trẻ ăn ngủ,
vệ sinh... một cách khoa học.
- Thống nhất chung nội dung, cách thức thực hiện trong toàn trường.
- Tìm ra những biện pháp tối ưu khi tổ chức bán trú cho trẻ trong trường

mầm non nói chung và trường mầm non Gia Khánh nói riêng.
+ Nội dung:
- Bồi dưỡng kiến thức tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên.
- Chú trọng trong việc lựa chọn nội dung phù hợp thiết thực với nhận thức
của giáo viên, nhân viên.
+ Cách thực hiện
- Bồi dưỡng kiến thức tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên: Với biện
pháp này, tôi chú trọng bồi dưỡng cho giáo viên theo hai mảng song song, đó là
lý thuyết cơ bản và các hoạt động thực hành áp dụng vào thực tế từng nhóm lớp,
đội ngũ nhà bếp và phù hợp với từng độ tuổi của trẻ.
* Về lý thuyết:
Ngay từ đầu năm tôi đã tổ chức cho giáo viên, nhân viên được bồi dưỡng
nâng cao chất lượng bán trú, vệ sinh an toàn thực phẩm cách thức làm sao cho
việc sơ chế chế biến thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trên lớp được tốt nhất
đảm bảo trẻ được bảo đảm an toàn, tăng cân đều, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cuối
năm học đạt và vượt chỉ tiêu giao khoán.
Ngoài việc hướng dẫn tập chung tôi còn hướng dẫn đội ngũ giáo viên,
nhân viên nhà bếp tìm hiểu công tác bán trú qua sách báo và mạng internet để có
thể cập nhật kiến thức nuôi dạy trẻ một cách tối ưu nhất.
* Về thực hành:
4


Sau khi tổ chức tập huấn cho giáo viên tôi xây dựng kế hoạch tổ chức thi
giữa các nhóm lớp, giữa nhân viên nhà bếp với nhau nhằm mục đích phát huy
khả năng sáng tạo của giáo viên, nhân viên trong chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
Bên cạnh đó tôi còn làm tốt công tác kiểm tra, giám sát đột xuất và theo
kế hoạch để nắm bắt tình hình và góp ý với các đồng chí giáo viên nhân viên
trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng bán trú cho trẻ.
- Ngoài việc bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ giáo viên và nhân viên thì

việc thực hiện xây dựng bếp ăn hợp vệ sinh tại trường, đảm bảo bếp không bị
bụi, có đủ dụng cụ cho nhà bếp và đồ dùng ăn uống cho trẻ, có đủ nguồn nước
sạch phục vụ ăn uống, có bảng tuyên truyền về 10 nguyên tắc vàng, phân công
nhà bếp cụ thể các khâu, tiếp phẩm tìm nguồn cung cấp thực thẩm an tòan ký
hợp đồng cụ thể, chế biến theo thực đơn đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, và hợp vệ
sinh. Kiểm tra sức khỏe cho đội ngũ cấp dưỡng trước khi hợp đồng làm việc
theo định kỳ hàng năm. Xây dựng vườn rau cho bé tại các trường cũng góp nâng
cao chất lượng bán trú cho trẻ.
- Thực hiện vệ sinh môi trường, dùng nguồn nước sạch, tẩy giun cho trẻ
theo định kỳ, rửa tay cho trẻ trước khi ăn và sau khi đi đại tiện. Đảm bảo vệ sinh
thực phẩm, thức ăn không là nguồn gây bệnh.
- Để nâng cao được chất lượng bữa ăn bán trú cho trẻ thì đội ngũ giáo
viên, nhân viên nhà bếp phải có chuyên môn nghiệp và có kiến thức cơ bản về
dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, nhân viên nhà bếp phải có kỹ năng
chế biến các món ăn cho trẻ mầm non thì khi chế biến các món ăn cho trẻ phải
thực hiện nghiêm túc thực đơn đã đề ra. Đảm bảo cho trẻ thường xuyên được
thay đổi món ăn giúp trẻ ăn ngon miệng. Giáo viên chăm sóc trẻ phải có kiến
thức và kỹ năng giúp trẻ ăn ngon miệng, đảm bảo vệ sinh, đặc biệt biết cách
chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng.
- Hiểu được điều đó nhà trường luôn đạt ra mục tiêu hàng đầu cho việc
bồi dưỡng kiến thức tới toàn thể cán bộ giáo viên và nhân viên trong nhà trường
và nhất là đội ngũ nhân viên nhà bếp và giáo viên trong công tác nuôi dưỡng bán
trú.
* Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất hiện đại cho
công tác tác bán trú và làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục về chăm sóc
nuôi dưỡng.
+ Mục đích:
- Nhằm trang bị đầy đủ đồ dùng phục vụ cho công tác bán trú và hướng
tới hiện đại hóa. Nhất là trang bị đầy đủ đồ dùng, dụng cụ cho bếp ăn bán trú
theo hướng hiện đại.

- Cung cấp thêm một số đồ dùng hiện đại, đảm bảo cho công việc sơ chế
và chế biến thực phẩm hàng ngày tại bếp ăn..
- Đáp ứng nhu cầu và các điều kiện cần thiết cho công tác chăm sóc trẻ.
5


- Làm tốt công tác tác tuyên truyền tới giáo viên, nhân viên và các bậc phụ
huynh về công tác bán trú của nhà trường
+ Nội dung:
- Rà soát toàn bộ hạ tầng, cơ sở vật chất đồ dùng phục vụ công tác bán trú
thông qua việc kiểm kê cở vật chất đầu năm để trang bị tối ưu nhất cho công tác
bán trú đầy đủ và hiện đại.
- Tăng cường sửa chữa, bảo dưỡng những trang thiết bị vẫn còn sử dụng
được để đảm bảo cho công tác bán trú.- Tích cực tuyên truyền và vận động phụ huynh ủng hộ cho công tác bán
trú.
+ Cách thức thực hiện
- Công tác đầu tư trang thiết bị
Để thực hiện tốt công tác nâng cao chất lượng bán trú trong trường mầm
non nói chung và trường mầm non Gia Khánh nói riêng thì việc đầu tư và trang
bị cơ sở vật chất đầy đủ đồ dùng phục vụ công tác bán trú và dần hiện đại hóa
các trang thiết bị bán trú là điều kiện cần thiết nó quyết định đến công tác chăm
sóc, nuôi dưỡng trẻ.
Xác định được tầm quan trọng của vấn đề, ngay từ đầu năm học, tôi đã
tiến hành kiểm kê đồ dùng bán trú, đánh giá tình trạng sử dụng của từng loại,
sau đó tham khảo mốt số danh mục thiết bị bán trú để từ đó xây dựng kế hoạch
tham mưu mua sắm, bổ sung bổ sung phù hợp.
Ngoài việc mua sắm, bổ sung đồ dùng cho bếp ăn bán trú, tôi chỉ đạo các
các đồng chí giáo viên, nhân viên nhà phân loại đồ dùng đã xuống cấp, tập trung
một số đồ dùng vẫn còn giá trị sử dụng để tiến hành sửa chữa, đảm bảo có thể sử
dụng tốt cho công tác bán trú.

Đối với nhân viên cấp dưỡng, ngoài việc tự trang bị một số đồ dùng bảo
hộ đơn giản, tôi tham mưu với Hiệu trưởng nhà trường hỗ trợ thêm một số đồ
dùng bảo hộ lao động khác như may đồng phục nấu ăn, may tạp dề… giúp cho
đội ngũ nhân viên cấp dưỡng có đủ đồ dùng bảo hộ lao động để đảm bảo an toàn
trong quá trình nấu ăn tại trường. Điều này thể hiện sự quan tâm và quản lý sát
sao của Ban giám hiệu nhà trường, đồng thời động viên tinh thần làm việc của
đội ngũ nhân viên cấp dưỡng, từ đó nâng cao được hiệu quả công việc của bếp
ăn bán trú, đáp ứng tốt các yêu cầu đề ra của nhà trường cũng như của Phòng
giáo dục trong công tác tổ chức ăn bán trú.
- Đối với công tác tuyên truyền về công tác bán trú:
Đầu tiên là việc nên kế hoạch và chỉ đạo tuyên truyền về nội dung chăm
sóc, nuôi dưỡng trẻ tại các buổi họp hội đồng nhà trường, họp phụ huynh và tại
các nhóm lớp để giáo viên nhân viên, phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của
việc nâng cao chất lượng bán trú.
Đối với phụ huynh:
6


Tuyên truyền vận động các bậc phụ huynh về chế độ ăn của trẻ, tình hình
đặc điểm của nhà trường, tầm quan trọng của việc cho trẻ ăn đủ chất, đủ lượng.
Khẩu phần ăn của trẻ hàng ngày phải đảm bảo nhu cầu về năng lượng và các
chất dinh dưỡng cần thiết ở tỷ lệ cân đối, hợp lý: Đạm - Mỡ - Đường - VTM và
chất khoáng.
Trẻ ăn theo thực đơn hàng ngày đảm bảo 1 bữa chính, 1 bữa phụ đối với
mẫu giáo và 2 bữa chính và 1 bữa phụ đối với nhà trẻ. Mỗi bữa chính phải có 1
món ăn mặn và một món canh, thực phẩm luôn thay đổi theo tuần theo mùa.
Lấy kết quả theo dõi sức khỏe trẻ đầu năm để tuyên truyền vận động.
Đầu năm học tôi đã tham mưa với với hiệu trưởng tuyên truyền trong buổi
họp phụ huynh đầu năm với phụ huynh do mức đóng góp còn thấp, kinh phí có
hạn nên bữa ăn của trẻ tuy đã đủ về chất song chưa đủ về lượng, nhu cầu năng

lượng của trẻ một ngày ở trường mới đáp ứng được từ 65 -> 80 %. Nên tỷ lệ trẻ
suy dinh dưỡng ở trường vẫn còn 6.8 %. Đề nghị các bậc phụ huynh nâng mức
ăn của trẻ từ 11.000đ/ trẻ /ngày lên 12.000đ /trẻ/ngày.
Tuyên truyền và vận động phụ huynh trang bị đầu tư cho công tác bán trú
băng các khoản thu đầu vào của học sinh để bổ sung trang thiết bị cho công tác
bán trú.
Tổ chức họp phụ huynh ở tất cả các nhóm lớp để tuyên truyền vận động
tăng mức tiền ăn cho trẻ.
Thông qua hội cha mẹ học sinh tham gia giám sát kiểm tra bếp ăn, chế độ
ăn, chất lượng bữa ăn của trẻ tại các điểm trường.
Phụ huynh, giáo viên đăng ký bán thực phẩm sạch cho nhà trường theo
giá thị trường của từng thời điểm.
Đối với giáo viên :
Tuyên truyền vận động tổ chức phong trào làm " Vườn rau cho Bé", tại
trường. Các cô giáo tranh thủ giờ nghỉ tăng gia trồng rau tại trường ( Rau
muống, rau ngót , rau cải, rau dền, mướp, bí đỏ, bí xanh, su su… theo từng mùa
vụ ) để tăng thêm khẩu phần ăn cho trẻ.
Trồng chuối xung quanh tường rào quanh trường để lấy quả chín cho trẻ
ăn.
Tuyên truyền cho phụ huynh hiểu được tất cả các vấn đề liên quan đến
dinh dưỡng, vệ sinh, phòng bệnh, các hoạt động hưởng ứng phong trào giáo dục
sức khỏe như:
Theo dõi sức khỏe của trẻ thể hiện qua biểu đồ tăng trưởng và phát triển
theo từng tháng, từng quý.
Tình hình bệnh tật của trẻ có thể phát sinh do thời tiết, khí hậu, môi
trường để phụ huynh nắm được và biết cách phòng tránh bệnh tật cho trẻ. Các
thông tin cần thiết về cách chăm sóc nuôi dưỡng trẻ theo khoa học.
7



Chỉ đạo và đầu tư cơ sở vật chất trang bị góc tuyên truyền hấp dẫn, phong
phú, các bản tin, hình ảnh được thay đổi nhiều lần trong tháng để thu hút sự chú
ý quan tâm của phụ huynh học sinh.
Chỉ đạo các lớp và trao đổi trực tiếp với phụ huynh qua các buổi họp phụ
huynh, đón trẻ, trả trẻ về tình hình sức khỏe của những trẻ có nguy cơ suy dinh
dưỡng kém ăn và cá tính của trẻ để phụ huynh và giáo viên có biện pháp uấn
nắn, chăm sóc kịp thời từ đó phụ huynh hiểu rõ và ủng hộ nhà trường trong công
tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
Đảm bảo 100% các lớp học có có kế họach tuyên truyền, nội dung được
thay đổi theo từng chủ đề, linh họat hình thức tuyên truyền phổ biến kiến thức
dinh dưỡng cho các bậc cha mẹ. Ngoài ra tổ chức tuyên truyền thường xuyên
qua các buổi họp định kỳ, bảng tuyên truyền.
Nhà trường cung cấp năng lượng cân đối đảm bảo calo trong ngày cho trẻ
theo quy định trung bình đạt 600 đến 700 Kcal/ngày. Đồng thời giáo viên còn
chú ý giáo dục dinh dưỡng cho trẻ thông qua các bữa ăn, các hoạt động hàng
ngày của bé như: Bé tập làm nội trợ ở góc chơi phân vai, hay hoạt động thăm
quan các cô nấu ăn, chế biến món ăn, qua đó dạy trẻ biết cách sử dụng các
nguồn dinh dưỡng qua nề nếp thói quen trong ăn uống, vệ sinh và học tập.
Chăm sóc trẻ trong giờ ăn: Trong giờ ăn của trẻ, giáo viên phải luôn động
viên, khuyến khích trẻ ăn hết suất. Kiên trì tập cho trẻ ăn dần các loại thức ăn
khác nhau một cách thoải mái. Trong các giờ học và hoạt động vui chơi, các cô
giáo cần giải thích cho trẻ thấy được giá trị của từng loại thức ăn, ăn đầy đủ sẽ
làm cơ thể khoẻ mạnh, da dẻ hồng hào trắng, đẹp, thông minh học giỏi, nếu ăn
không đủ chất sẽ gày còm ốm yếu cơ thể do đó ảnh hưởng đến chất lượng giảng
dạy.
* Biện pháp 4: Kiểm tra, đánh giá ưu nhựơc diểm, xếp loại hàng tháng
dối với đội ngũ giáo viên, nhân viên để đưa ra biện pháp tốt nhất cho công tác
bán trú.
+ Mục đích:
- Đánh giá được ưu, nhược điểm và khả năng chăm sóc nuôi dưỡng của

mỗi cá nhân trong công tác bán trú.
- Thông qua việc đánh giá, xếp loại để cùng đội ngũ giáo viên, nhân viên cấp
dưỡng khắc phục những hạn chế, nâng cao kỹ năng làm việc, nâng cao chất lượng
trong công tác bán trú.
+ Nội dung và cách thực hiện:
Để đánh giá đúng khả năng chăm sóc nuôi dưỡng của đội ngũ cán bộ giáo
viên và nhân viên, hàng tháng, tôi thường xuyên kiểm tra đôt xuất và định kì công
tác chăm sóc nuôi dưỡng của đội ngũ giáo giáo viên và nhân viên nhà bếp qua đó
đánh giá được những ưu điểm và tồn tại để từ đó phát huy khả năng của mỗi một cá
nhân các đồng chí giáo viên, nhân viên.
8


Hàng ngày kiểm tra công tác tiếp nhận thực phẩm, sơ chế , chế biến, chia ăn
và dự giờ ăn , ngủ, rửa mặt, rửa tay của giáo viên, nhân viên cuối tháng đưa vào nội
nung đánh giá xếp lại hàng tháng làm tiêu chí xếp loại cuối mỗi học kỳ và năm học.
Bên cạnh đó, từng cá nhân viên sẽ được Ban giám hiệu nhận xét về mọi mặt,
đánh giá hiệu quả làm việc và ý thức tự giác để hoàn thành nhiệm vụ của từng nhân
viên. Qua buổi họp, kết quả kiểm tra sẽ được đưa ra và quy trách nhiệm đúng với
từng đối tượng, nếu nhân viên nào chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao, chưa có nề
nếp làm việc tốt và chưa thực hiện đúng nội quy, quy định của nhà trường thì sẽ xếp
đưa ra đánh giá xếp loại. Từ đó nâng cao hơn chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trong
trường và nâng cao chất lượng bán trú.
- Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
Các giải pháp trên có thể áp dụng cho tất cả cán bộ quản lý các trường mầm
non và ngoài ra còn có thể áp dụng một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất
lượng bán trú cho trẻ trong trường mầm non.
Giải pháp đã được áp dụng tại trường mầm non Gia Khánh để nâng cao
chất lượng bán trú trong nhà trường. Đồng thời, giáo viên nhân viên đã có nhận
thức sâu sắc về năng lực của mình trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng bán trú

để có biện pháp cố gắng thực hiện theo đúng kế hoạch đã xây dựng và đạt kết
quả tốt.
d- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
giải pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả với các nội dung sau:
Nếu mạnh dạn áp dụng sáng kiến “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao
chất lượng bán trú trong trường mầm non thì:
- Các trường mầm non sẽ tìm hiểu được thực trạng của nhà trường trong
công tác nuôi dưỡng trẻ từ đó thực hiện tốt nhất nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng
và giáo dục trẻ của trường mình, xây dựng được kế hoạch hoạt động một cách
khoa học, cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế.
- Hiểu được ý nghĩa cần thiết và vô cùng quan trọng của việc nâng cao
chất lượng bán trú là nhân tố quyết định chất lượng của nhà trường.
- Có kế hoạch đầu tư đúng và đem lại hiệu quả trong việc bổ sung đồ
dùng bán trú hàng năm, tránh để xảy ra hiện tượng thất thoát tài sản hoặc đầu tư
không đúng hướng gây lãng phí cho nhà trường.
- Tích cực hơn trong công tác tham mưu để có thể có được nguồn cơ sở
vật chất tốt nhất phục vụ cho công tác tổ chức ăn bán trú, nâng cao chất lượng
chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong trường.
- Nâng cao năng lực và ý thức làm việc cho đội ngũ giáo viên, nhân viên
cấp dưỡng, giúp nhà trường quản lý tốt nhân sự và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ
được giao, đặc biệt là trong việc nâng cao chất lượng công tác bán trú trong nhà
trường.
9


Qua nghiên cứu và thực hiện sáng kiến: “Một số biện pháp chỉ đạo
nâng cao chất lượng bán trú trong trường mầm non” tôi đã đạt được kết
quả như sau:
- Xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng của nhà trường.
Trong kế hoạch đã thể hiện được nội dung cụ thể theo tuần, tháng , năm, mỗi kỳ và

xuyên suốt năm học. Nội dung kế hoạch thống nhất theo hướng chỉ đạo chung của
nhà trường.
- Ngay từ đầu năm học đã vận động phụ huynh nâng mức tiền ăn từ 11.000
đồng nên 12.000 đồng.
- Đã bổ sung đồ dùng bán trú với số tiền hàng trăm triệu đồng và trang bị
nhiều thiết bị hiện đại cho bếp ăn bán trú: Như Tủ bảo ôn, tủ lạnh lưu mẫu, bàn tiếp
nhận thực phẩm, giá phơi đồ, xe đẩy cơm, xe đẩy xoong, giá để gia vị, tủ úp bát, một
số muôi chia canh, thức ăn bằng Inox và nhiều đồ sùng bán trú khác...., làm thêm
khu thay đồ cho nhân viên, nângcấp khu sơ chế thực phẩm, lắp đặt hệ thống camera
giám sát bếp ăn và trang bị một số đồ dùng bán trú trên lớp như phản ngủ cho học
sinh, xốp trải nền, giặt toàn bộ chăn, đệm cho học sinh, sửa chữa 8 phòng vệ
sinh .....để đảm bảo cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ
năm học 2018 – 2019.
- Các hoạt động của công tác bán trú đi vào nề nếp và đạt chất lượng tốt, giáo
viên, nhân viên cấp dưỡng tự giác và có ý thức hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được
giao. Đội ngũ giáo viên, nhân viên luôn đoàn kết, gắn bó cùng nhau thực hiện nhiệm
vụ và đảm bảo chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ được tốt nhất.
- Kết quả kiểm tra của phòng cảnh sát phòng chống tội phạm môi trường –
Công an tỉnh Vĩnh Phúc và kiểm tra Vệ sinh an toàn thực phẩm của trung tâm y tế
huyện Bình Xuyên đều đạt loại tốt. Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng của nhà trường
được nâng lên, tỷ lệ suy sinh dưỡng giảm 1,6 % so với đàu năm học, đáp ứng được
yêu cầu của các cấp lãnh đạo và được phụ huynh học sinh tin tưởng. Và quan trọng
nhất là trường mầm non Gia Khánh đã làm tốt công tác chăm sóc bán trú không để
xảy ra hiện tượng mất an toàn hay ngộ độc thực phẩm trong trường.
Điều đó cho thấy sáng kiến đã được áp dụng và đem lại kết quả tốt.
e - Các thông tin cần được bảo mật (nếu có);
+ Không có thông tin bảo mật
4) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến;
Để áp dụng sáng kiến có hiệu quả nhất cần các điều kiện sau:
+ Xây dựng tóm tắt các nội dung cơ bản của sáng kiến “Một số biện pháp

chỉ đạo nâng cao chất lượng bán trú cho trẻ trong trường mầm non” để áp dụng
thực hiện.
+ Bản thân người cán bộ quản lý khi được giao nhiệm vụ phụ trách cần
phải có kiến thức sâu rộng về chuyên môn để đưa ra cách thực hiện tốt nhất.
10


+ Cần xây dựng được kế hoạch hoạt động khoa học, cụ thể, phù hợp với
điều kiện thực tế tại trường, sau đó triển khai áp dụng một cách nghiêm túc, phổ
biến rộng rãi tới toàn thể giáo viên trong trường.
+ Nâng cao chất lượng bán trú cho trẻ trong trường mầm non phải tiến
hành thường xuyên, xuyên suốt.
5) Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan,
tổ chức nào hoặc những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu
(nếu có);
- Khi thực hiện sáng kiến “Một số biện pháp chỉ đạo nần cao chất lượng
bán trú cho trẻ trong trường mầm non” trong năm học 2018 – 2019 tôi đã đạt
được rất nhiều kết quả tốt:
- Được Hội đồng chấm sáng kiến Trường mầm non Gia Khánh đánh giá ở
mức tốt, có khả năng ứng dụng vào thực tế cao và mang lại hiệu quả tốt, giúp
giáo viên, nhân viên thực hiện tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ
trong năm học và vào những năm học tiếp theo là điều kiện quyết định chất
lượng của nhà trường.
- Bản thân tôi đã nâng cao nhận thức về vai trò chỉ đạo của ban giám hiệu
cũng như của bản thân để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ cũng như
việc nâng cao chất lượng bán trú trong nhà trường
- Giúp cho giáo viên và phụ huynh trong trường có nhận thức rõ ràng,
đúng đắn hơn về chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong nhà trường mầm
non.
Từ đó cho thấy khả năng áp dụng của sáng kiến sẽ đem lại kết quả tốt cho

công tác bán trú của các trường mầm non nói cung và trường màm non Gia
Khánh nói riêng.
Tôi làm đơn nay trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến xem xét và công
nhận sáng kiến. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực,
đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn
chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn
Gia Khánh, ngày 14 tháng 01 năm 2019

NGƯỜI VIẾT ĐƠN

Phạm Thị Lệ Thủy

11


Mẫu số 02
PHÒNG GD&ĐT BÌNH XUYÊN
TRƯỜNG MẦM NON GIA KHÁNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số:……………

Gia Khánh, ngày 21 tháng 01 năm 2019

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BẢN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
VÀ ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên

Trường mần non Gia Khánh nhận được đơn đề nghị công nhận sáng kiến
của Ông (bà): Phạm Thị Lệ Thủy
- Ngày tháng năm sinh: 02/6/1984
Nữ
- Đơn vị công tác (hoặc hộ khẩu thường trú): Trường mầm non Gia Khánh
- Chức danh; Phó hiệu trưởng
- Trình độ chuyên môn; Đại học sư phạm
- Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến: 100%
- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (nếu có):
- Tên sáng kiến: “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng bữa ăn
bán trú cho trẻ trong trường mầm non”
- Lĩnh vực áp dụng: Lĩnh vực quản lý
Sau khi nghiên cứu đơn đề nghị công nhận sáng kiến.
- Tôi tên là: Chu Thị Hồng Tân
- Chức vụ: Hiệu Trưởng
Thay mặt Hội đồng xét công nhận sáng kiến trường mầm non Gia Khánh
năm học 2018- 2019 nhận xét, đánh giá như sau:
1. Đối tượng được công nhận sáng kiến: Là giải pháp trong lĩch vực
quản lý: Môt số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng bán trú cho trẻ trong
trường mầm non.
2. Nhận xét, đánh giá về nội dung sáng kiến:
a) Đảm bảo tính mới, tính sáng tạo: Vì
- Không trùng với nội dung của giải pháp trong đơn đăng ký sáng kiến
nộp trước;
- Chưa bị bộc lộ công khai trong các văn bản, sách báo, tài liệu kỹ thuật
đến mức căn cứ vào đó có thể thực hiện ngay được;
- Không trùng với giải pháp của người khác đã được áp dụng hoặc áp
dụng thử, hoặc đưa vào kế hoạch áp dụng, phổ biến hoặc chuẩn bị các điều kiện
để áp dụng, phổ biến;
12



- Chưa được quy định thành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm bắt buộc
phải thực hiện.
b) Giải pháp có khả năng mang lại lợi ích thiết thực:
- Mang lại lợi ích xã hội: Nâng cao chất lượng bán trú cho trẻ trong
trường mầm non.
c) Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan, tổ
chức: Có thể áp dụng đước trong tất cả các trường mầm non
3. Kiến nghị đề xuất:
- Đề nghị công nhận sáng kiến: “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất
lượng bữa ăn bán trú cho trẻ trong trường mầm non để thực hiện tốt công tác
bán trú trong trường mầm non”
- Trường mầm non Gia Khánh đề nghị Hội đồng Đề nghị sáng kiến xét
công nhận sáng kiến: “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng bữa ăn
bán trú cho trẻ trong trường mầm non ”
Xin trân trọng cảm ơn./.
LÃNH ĐẠO CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
(Ký ghi rõ họ và tên)

13


14



×