Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

ĐÁNH GIÁ kết QUẢ điều TRỊ UNG THƯ dạ dày tái PHÁT DI căn sử DỤNG hóa TRỊ PHÁC đồ TCX tại BỆNH VIỆN UNG bướu hà nội GIAI đoạn 2016 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (803.68 KB, 42 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BỘ Y TẾ

NGUYỄN KHÁNH HÀ

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ DẠ DÀY
TÁI PHÁT - DI CĂN SỬ DỤNG HÓA TRỊ PHÁC ĐỒ
TCX TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU HÀ NỘI
GIAI ĐOẠN 2016 - 2018
Chuyên ngành

: Ung thư

Mã số

: 60720149

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. LÊ VĂN QUẢNG

HÀ NỘI - 2018


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết
tắt
5-FU


ALT
AJCC
AST
BCTT
BMI
BN
ECOG
GPB
HFS
IARC
NCCN
PS
RECIST
UICC
UT
UTBM
UTDD
WHO
TCX
DCF

Tiếng Anh
5-fluorouracil
Alanine AminoTransferase
American Joint Committee on
Cancer
Aspartate AminoTransferase
Body Mass Index
Eastern Cooperative Oncology
Group

Hand-foot syndrome
International Agency for
Research on Cancer
National Comprehensive
Cancer Network
Performance status
Responnse Evaluation Criteria
for Solid Tumors
Union for International Cancer
Control

World Health Organization
Paclitaxel - Carboplatin Capecitabine
Docetaxel - Cisplatin - 5FU

Tiếng Việt
Men gan
Ủy ban Ung thư Hoa Kỳ
Men gan
Bạch cầu trung tính
Chỉ số khối cơ thể
Bệnh nhân
Tổ chức liên hiệp Ung thư
Phương Đông
Giải phẫu bệnh
Hội chứng bàn tay-bàn chân
Cơ quan nghiên cứu Ung thư
Quốc tế
Mạng lưới Ung thư Quốc gia
Hoa Kỳ

Thể trạng chung
Tiêu chuẩn đánh giá đáp ứng
cho các khối u đặc
Hiệp hội kiểm soát Ung thư
Quốc tế
Ung thư
Ung thư biểu mô
Ung thư dạ dày
Tổ chức Y tế Thế giới


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Chẩn đoán giai đoạn Ung thư dạ dày (UTDD) 3
1.2. Điều trị ung thư dạ dày 4
1.2.1. Nguyên tắc điều trị 4
1.2.2. Điều trị hóa trị trong ung thư dạ dày 5
1.2.3. Hóa chất màng bụng trong điều trị ung thư dạ dày di căn phúc mạc 7

1.3. Một số nghiên cứu về vai trò điều trị hóa chất UTDD giai đoạn tiến xa,
di căn 7
1.3.1. Hóa trị so với chỉ chăm sóc giảm nhẹ đơn thuần 7
1.3.2. Đa hóa trị so với đơn hóa trị 8
1.3.3. Một số nghiên cứu về phối hợp hóa chất trong điều trị UTDD giai đoạn tiến
xa, di căn. 8

CHƯƠNG 2 15
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15

2.1. Đối tượng nghiên cứu 15
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 15
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 16

2.2. Phương pháp nghiên cứu 16
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 16

2.3. Các bước tiến hành 16
2.3.1. Thu thập các thông tin về lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân và các
phương pháp điều trị trước đó (nếu có) 16
2.3.2. Thu thập các thông tin trước điều trị phác đồ TCX 17
2.3.3. Đánh giá đáp ứng điều trị và độc tính: 20

2.4. Xử lý số liệu 23
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu 23

CHƯƠNG 3 24


DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 24
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 24
3.1.1. Tuổi và giới 24
3.1.2. Thể trạng chung 24
3.1.3. Giai đoạn bệnh 24
3.1.4. Thể mô bệnh học 25

3.2. Đánh giá đáp ứng 26
3.2.1. Thể trạng chung của người bệnh trước và sau điều trị 26
3.2.2. Các triệu chứng cơ năng trước và sau điều trị 26
3.2.3. Thay đổi nồng độ chất chỉ điểm u trước và sau điều trị 27

3.2.4. Đáp ứng khách quan 27
3.2.5. Một số yếu tố liên quan tới đáp ứng 27

3.3. Một số độc tính và tác dụng không mong muốn 29
3.3.1. Độc tính trên hệ tạo huyết 29
3.3.2. Độc tính trên gan, thận 29
3.3.3. Một số tác dụng không mong muốn khác 29

3.4. Thời gian sống thêm 30
3.4.1. Thời gian sống còn toàn bộ 30
3.4.2. Thời gian sống còn bệnh không tiến triển 30

CHƯƠNG 4 30
DỰ KIẾN BÀN LUẬN 30
4.1. Đặc điểm bệnh nhân 30
4.2. Đáp ứng và một số độc tính 30
4.2.1. Đáp ứng 30
4.2.2. Một số độc tính 30

4.3. Thời gian sống thêm 31

DỰ KIẾN KẾT LUẬN 31


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại giai đoạn UTDD theo AJCC - 2010 3
Bảng 3.1. Tuổi và giới của đối tượng nghiên cứu 24
Bảng 3.2. Cái thiện triệu chứng cơ năng trước và sau điều trị 26
Bảng 3.3. Nồng độ các chất chỉ điểm u trước điều trị 27
Bảng 3.4. Thay đổi ở những BN có giá trị lớn hơn bình thường trước điều trị 27

Bảng 3.5. Mức độ đáp ứng với điều trị hóa chất 27
Bảng 3.6. Liên quan giữa độ mô bệnh học với đáp ứng điều trị 27
Bảng 3.7. Liên quan giữa thể trạng bệnh nhân với đáp ứng điều trị 28
Bảng 3.8. Liên quan giữa giai đoạn bệnh với đáp ứng điều trị 28
Bảng 3.9. Liên quan giữa bước điều trị và đáp ứng điều trị 28
Bảng 3.10. Liên quan giữa số tổn thương di căn và đáp ứng điều trị 28
Bảng 3.11. Độc tính của hóa chất trên hệ tạo huyết 29
Bảng 3.12. Độc tính của hóa chất trên gan, thận 29
Bảng 3.13. Độc tính của hóa chất trên một số cơ quan khác 29

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Thể trạng chung của bệnh nhân 24
Biểu đồ 3.2. Giai đoạn bệnh của bệnh nhân 25
Biểu đồ 3.3. Mô bệnh học 25
Biểu đồ 3.4. Thể trạng người bệnh trước, sau điều trị 26


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư dạ dày là loại ung thư thường gặp trên thế giới cũng như ở Việt
Nam. Theo thống kê Globocan năm 2012, hàng năm trên thế giới có khoảng
989,600 ca mới mắc và 738,000 ca tử vong do UTDD [1]. Tại Việt Nam theo
ghi nhận ung thư Hà Nội năm 2011 cho tỉ lệ mắc là 23,4/100.000 dân và
UTDD đứng hàng thứ 2 các loại ung thư trong cả hai giới .
Trong điều trị UTDD, phẫu thuật là phương pháp điều trị chính. Bệnh
nhân UTDD giai đoạn sớm được điều trị triệt căn bằng phẫu thuật. Hóa trị
đóng vai trò bổ trợ hoặc tân bổ trợ trong những trường hợp bệnh nhân giai
đoạn phẫu thuật khó có thể phẫu thuật triệt căn. Ở Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân
đến ở giai đoạn muộn, bệnh nhân tái phát, di căn sau phẫu thuật còn cao, bên

cạnh đó có tới 2/3 các trường hợp khi phát hiện thì bệnh đã ở giai đoạn muộn,
không còn khả năng phẫu thuật triệt căn . Hóa trị trong các giai đoạn này có
vai trò chủ đạo, giúp cải thiện triệu chứng và kéo dài thời gian sống thêm cho
người bệnh. Đã có những nghiên cứu đối với bệnh nhân giai đoạn muộn, hóa
trị có vai trò rõ rệt hơn việc chỉ điều trị chăm sóc nâng đỡ cho bệnh nhân ,.
Hiện nay, có nhiều phác đồ được nghiên cứu và sử dụng trong điều trị UTDD
giai đoạn muộn. Bên cạnh các thuốc, hóa chất đã được sử dụng từ những năm
90 như: cisplatin, 5- FU, nhóm anthracycline… Trong những năm gần đây,
ngày càng có nhiều thuốc mới đã được nghiên cứu và được chỉ định điều trị
như: Các thuốc nhóm Taxan gồm có Docetaxel và Paclitaxel, thuốc
Oxaliplatin, capecitabine, irinotecan... trong đó phác đồ DCF với sự phối hợp
của Docetaxel, Cisplatin, 5FU đã được chứng minh có có hiệu quả tốt đối với
UTDD giai đoạn tái phát, di căn trong nghiên cứu pha III, ngẫu nhiên đa trung
tâm V325, kết quả tỷ lệ đáp ứng toàn bộ trong nghiên cứu 37%, chỉ có 17%
bệnh nhân bệnh tiến triển. Thời gian sống thêm không bệnh 5,6 tháng so với


2
phác đồ CF 3,7 tháng. Thời gian sống thêm toàn bộ 9,2 tháng ở phác đồ DCF
so với 8,6 tháng ở phác đồ CF .
Phác đồ DCF là phác đồ có hiệu quả trong điều trị UTDD giai đoạn muộn,
tuy nhiên phác đồ này độc tính khá cao, tác dụng ngoại ý nhiều, ảnh hưởng đến
thể trạng bệnh nhân UTDD giai đoạn muộn, do đó đã có nhiều nghiên cứu và
hướng dẫn thực hành lâm sàng trên thế giới đã sử dụng điều trị các phác đồ
Paclitaxel kết hợp nhóm Platinum và Capecitabin (TCX) điều trị cho bệnh
nhân, ngoài cho những kết quả khả quan trong điều trị, tính dung nạp của phác
đồ cũng tốt hơn, thể hiện số chu kỳ hóa trị bệnh nhân được điều trị, các tác
dụng ngoại ý nhẹ nhàng hơn và kiểm soát tốt, phù hợp với thể trạng của bệnh
nhân giai đoạn muộn, khi thể trạng suy yếu nhiều ,,,,,. Tại Việt Nam hiện nay,
nhiều bệnh viện và trung tâm ung bướu đã sử dụng phác đồ DCF và các phác

đồ sử dụng Paclitaxel kết hợp thuốc Platinum và Capecitabin (TCX) là điều trị
bước một trong điều trị UTDD giai đoạn muộn. Bệnh viện Ung bướu Hà Nội
cũng đã áp dụng phác đồ TCX trong điều trị bước một UTDD giai đoạn muộn,
tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu chính thức nào đánh giá kết quả
điều trị và độc tính của phác đồ này. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu
“Đánh giá kết quả điều trị ung thư dạ dày tái phát - di căn sử dụng hóa trị
phác đồ TCX tại bệnh viện Ung Bướu Hà Nội giai đoạn 2016 - 2018 ” với
mục tiêu:
1. Đánh giá đáp ứng điều trị của phác đồ TCX trong điều trị ung thư dạ dày
tái phát - di căn tại bệnh viện Ung Bướu Hà Nội giai đoạn 2016 - 2018.
2. Nhận xét một số độc tính của phác đồ TCX trong điều trị ung thư dạ dày
tái phát - di căn tại bệnh viện Ung Bướu Hà Nội giai đoạn 2016 - 2018.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Chẩn đoán giai đoạn Ung thư dạ dày (UTDD)
Xếp giai đoạn của UTDD theo AJCC 2010
T (U nguyên phát)
TX U nguyên phát không đánh giá được
T0 Không có bằng chứng của u nguyên phát
Tis Ung thư biểu mô tại chỗ.
T1 U khu trú ở lớp niêm mạc, cơ niêm hoặc dưới niêm mạc.
T1a U khu trú ở niêm mạc hoặc cơ niêm.
T1b U lan tới lớp dưới niêm mạc
T2 U lan tới lớp cơ
T3 U xâm lấn lớp dưới thanh mạc, chưa xâm lấn thanh mạc (phúc

mạc tạng) hoặc cấu trúc lân cận.
T4 U xâm lấn thanh mạc (phúc mạc tạng) và cấu trúc xung quanh.
N (Hạch bạch huyết vùng)
NX Hạch bạch huyết vùng không đánh giá được
N0 Không di căn hạch vùng
N1 Di căn 1-2 hạch di căn
N2 Di căn 3-6 hạch di căn
N3 Di căn từ 7 hạch trở lên
N3a Di căn từ 7- 15 hạch
N3b Di căn từ 16 hạch trở lên
M (Di căn xa)
MX Di căn xa không đánh giá được
M0 Không có di căn
M1 Di căn xa
Bảng 1.1. Phân loại giai đoạn UTDD theo AJCC - 2010
Giai đoạn
0
IA
IB

T
Tis
T1
T1

N
N0
N0
N1


M
M0
M0
M0


4

IIA
IIB

IIIA
IIIB
IIIC
IV

T2
T1
T2
T3
T1
T2
T3
T4a
T2
T3
T4a
T3
T4a
T4b

T4a
T4b
T bất kỳ

N0
N2
N1
N0
N3
N2
N1
N0
N3
N2
N1
N3
N2
N0,1
N3
N2,3
N bất kỳ

M0
M0
M0
M0
M0
M0
M0
M0

M0
M0
M0
M0
M0
M0
M0
M0
M1

Xếp loại ung thư dạ dày theo JRSGC Nhật Bản:
Ung thư tại chỗ: cTis, cT1a
Ung thư tại chỗ, tại vùng: giai đoạn I - III hoặc cM0.
Ung thư di căn: giai đoạn IV hoặc cM1.
1.2. Điều trị ung thư dạ dày
1.2.1. Nguyên tắc điều trị
Điều trị ung thư dạ dày dựa trên nguyên tắc phối hợp các phương pháp:
phẫu thuật, xạ trị, hóa chất và ứng dụng điều trị sinh học. Việc điều trị phụ
thuộc vào giai đoạn bệnh, mục đích điều trị, tình trạng bệnh nhân để có thể
phối hợp các phương pháp.
• Giai đoạn sớm:
Ung thư tại chỗ: c Tis, c T1a: endoscopic mucosal resection (EMR) or
endoscopic submucosal dissection (ESD) với u < 2cm, không kèm loét.
Phẫu thuật triệt căn: R0 ( khoảng 50%), R1 vi thể, R2 đại thể và chưa có
di căn xa.
Bổ trợ sau phẫu thuật:


5
T1 - T2 có di căn hạch hoặc T2N0 có yếu tố nguy cơ cao ( mô học kém

biệt hóa, độ mô học cao, xâm lấn thần kinh - mạch máu, tuổi < 50, hoặc
không vét được hạch D2.
T3 - T4 có R0 và vét hạch D2
Hóa xạ trị đồng thời sau phẫu thuật nếu diện cắt dương tính.
•Giai đoạn lan rộng tại chỗ không phẫu thuật được: xâm lấn phúc mạc,
hoặc di căn xa thì điều trị hóa chất bổ trợ trước.
• Giai đoạn muộn: giai đoạn IV hoặc c M1
Hóa chất triệu chứng
Phẫu thuật palliative
Điều trị nhắm trúng đích
1.2.2. Điều trị hóa trị trong ung thư dạ dày
1.2.2.1. Tổng quát
Hóa trị được chỉ định trong ung thư biểu mô tuyến của dạ dày. Điều trị
hóa trị dựa trên các yếu tố: Giai đoạn bệnh, tình trạng phẫu thuật của bệnh
nhân, nhu cầu điều trị và các bệnh lý kèm theo.
Trong trường hợp sau phẫu thuật triệt căn, hóa trị bổ trợ có tác dụng
kéo dài thời gian sống không bệnh, ngăn cản quá trình tái phát - di căn.
Trường hợp tiến triển tại chỗ chưa có khả năng phẫu thuật, hóa trị kết hợp
xạ trị làm giảm giai đoạn bệnh, giúp cho phẫu thuật được dễ dàng và triệt để.
Đối với các giai đoạn di căn xa, hóa trị nhằm mục đích cải thiện chất
lượng cuộc sống, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.
Phác đồ hai thuốc được ưa dùng hơn ở các bệnh nhân ung thư dạ dày
giai đoạn muộn do độc tính thấp, khi thất bại có thể sử dụng phác đồ ba thuốc
thay thế khi thể trạng bệnh nhân còn tốt và bệnh nhân được đánh giá thường
xuyên về độc tính của thuốc.
Việc sử dụng truyền Fluorouracil và uống Capecitabine có thể được
thay thế cho nhau mà không ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
1.2.2.2. Điều trị sinh học



6
Trastuzumab được chỉ định điều trị bước 1 kết hợp với hóa chất cho
bệnh nhân ung thư dạ dày biều mô tuyến có tình trạng bộc lộ quá mức thụ thể
HER2, giai đoạn tiến triển - di căn.
Trastuzumab được khuyến cáo không sử dụng cùng nhóm Aridamycin.
Trastuzumab: là một kháng thể đơn dòng kháng lại yếu tố phát triển biểu
mô Her 2/neu, chủ yếu được áp dụng trong UT vú. Trastuzumab ức chế lộ
trình tín hiệu qua HER2 và ức chế sự hoạt hóa của HER2 bằng cách ngăn
chặn sự tách ra của phần thụ thể ngoài màng tế bào, hoạt hóa sự gây độc tế
bào phụ thuộc kháng thể. Trastuzumab chống lại sự biểu hiện quá mức
HER2 ở những dòng tế bào ung thư dạ dày in vitro. Hiệu quả của
trastuzumab trong UT dạ dày giai đoạn muộn có Her 2/neu (+), đã được
chứng minh trong thử nghiệm pha 3 ToGA, bệnh nhân phải có Her 2/neu
(+3) hoặc Fish (+), Capecitabin + cisplatin trastuzumab, kết quả cho thấy
nhóm có trastuzumab có tỷ lệ đáp ứng, thời gian sống trung bình cao hơn, tỷ
lệ đáp ứng 47% >< 35%; sống trung bình 13,8 tháng >< 11,1 tháng.
Xét nghiệm HER2 nên được làm ở lần chẩn đoán đầu tiên do tỉ lệ tái
phát cao của ung thư dạ dày và vùng chuyển tiếp của ung thư thực quản - dạ
dày. Thời gian xét nghiệm nên sớm do bệnh đã di căn tiến triển rất nhanh.
Ung thư dạ dày tái phát được xét nghiệm HER2 trước đó âm tính nên được
xét nghiệm lại ở mẫu mô tái phát vì các khối u không thuần nhất có thể có
HER2 dương tính khu trú, do vậy có thể không phát hiện được ở các lần đầu
xét nghiệm.
Ramucizumab là một kháng thể đơn dòng kháng VEGFR -2, được
FDA chấp thuận năm 2014, chỉ định điều trị kết hợp hóa trị bước 2 trong ung
thư dạ dày giai đoạn tiến xa, tái phát và di căn. Căn cứ vào thử nghiệm lâm
sàng RAINBOW trên 665 bệnh nhân ung thư dạ dày thất bại với 5FU và
Platinum, Ramucizumab - Paclitaxel cải thiện OS 9,6 tháng là 7,4 tháng, PFS
là 4,4 tháng so với 2,9 tháng, so với sử dụng Paclitaxel đơn thuần. Hiệu quả



7
của Ramucizumab trong ung thư dạ dày giai đoạn muộn được chứng minh là
kéo dài thời gian sống thêm trong thử nghiệm REGARD là 5,2 tháng so với
nhóm sử dụng giả dược là 3,8 tháng.
Cetuximab: là một kháng thể đơn dòng ức chế thụ thể yếu tố phát triển
biểu mô EGFR, được chứng minh trong một nghiên cứu pha 2 về ung thư
thực quản - dạ dày giai đoạn muộn, khi kết hợp với hóa trị liệu cho tỉ lệ đáp
ứng 50% và sống trung bình 10 tháng.
Ngoài ra các thuốc ức chế TKIs, Lapatinib, Gefitinib, Sunitinib đâng
được nghiên cứu trong điều trị ung thư dạ dày ban đầu cũng cho các kết quả
hứa hẹn.
1.2.3. Hóa chất màng bụng trong điều trị ung thư dạ dày di căn phúc mạc
Paclitaxel: có phân tử trọng lượng lớn, hấp thu vào máu ít, lưu giữ lâu
trong khoang phúc mạc, nồng độ đỉnh tương đương nhau trong khoang phúc
mạc và huyết tương sau 24h truyền TM.
S1 có nồng độ tập trung cao trong khoang phúc mạc với 36,8% đáp ứng
về dịch ổ bụng.
Nghiên cứu pha 3 PHOENIX - GC trên BN ung thư dạ dày có di căn
phúc mạc cho thấy.
Paclitaxel và S1 có RR: 40 - 65%, trung vị sống còn 8,5 - 15,5 tháng
Paclitaxel IV và màng bụng và S1 cho thơi gian sống còn toàn bộ sau 1
năm là 78-80% với trung vị sống còn là 23,6 tháng.
1.3. Một số nghiên cứu về vai trò điều trị hóa chất UTDD giai đoạn tiến
xa, di căn
1.3.1. Hóa trị so với chỉ chăm sóc giảm nhẹ đơn thuần
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh lợi ích rõ rệt của hóa trị trong UTDD
giai đoạn tiến xa, di căn so với chỉ chăm sóc triệu chứng đơn thuần,trong đó
có các thử nghiệm lâm sàng lớn của Murad (1993); Pyrhonen (1995);
Scheithauer (1995); Glimelius (1997).



8

Tác giả

Điều trị

Murad và CS
(1993)
Pyrhönen và CS
(1995)
Glimelius và CS
(1997)

FAMTX
vàCSGN
FEMTX và
CSGN
ELF và CSGN

Số
BN

Tỉ lệ đáp
ứng %

Sống thêm TB
(tháng)


30

50

9 và 3 (p=0.001)

41

29

12.3 và 3.1
(p=0.006)

61

Không
báo cáo

8 và 5

Một phân tích gộp từ ba nghiên cứu trên cho thấy bệnh nhân được điều
trị bằng hóa trị có thời gian sống thêm trung bình 06 tháng so với chỉ chăm
sóc triệu chứng đơn thuần , với HR: 0.39 (95%CI:0.28-0.52).
Không những cải thiện thời gian sống thêm mà chất lượng cuộc sống ở
những bệnh nhân được điều trị hóa trị cũng được cải thiện đáng kể so với
nhóm chỉ CSGN đơn thuần.Các nghiên cứu gần đây khi sử dụng cisplatin
hoặc các nhóm thuốc mới đã được chứng minh có hiệu quả cao trong điều trị
UTDD: Oxaliplatin, Capecitabine, Docetaxel, Irinotecan….đã cho nhiều kết
quả tích cực về việc điều trị hóa trị tốt hơn chỉ chăm sóc giảm nhẹ thông
thường cho bệnh nhân UTDD giai đoạn này ,.

1.3.2. Đa hóa trị so với đơn hóa trị
Nhiều phân tích gộp đã cho thấy phác đồ đa hóa trị cho tỉ lệ đáp ứng cao
hơn so với phác đồ chỉ có một loại hóa chất, tuy nhiên thời gian sống thêm thì
cải thiện không đáng kề so với đơn hóa trị . Tuy nhiên các nghiên cứu này mới
chỉ sử dụng các thuốc hóa chất kinh điển, chưa sử dụng các phác đồ điều trị
mới như phác đồ ECF (Epirubicin, cisplatin,5-FU), phác đồ có nhóm taxane
(Docetaxel hoặc paclitaxel), oxaliplatin, capecitabin, irinotecan…
1.3.3. Một số nghiên cứu về phối hợp hóa chất trong điều trị UTDD giai
đoạn tiến xa, di căn.
1.3.3.1. Phác đồ có anthracycline/5-FU và phác đồ ECF


9
Những năm 1980, phác đồ FAM (5-FU, doxorubicin, mitomycin) được coi
là phác đồ chuẩn mực trong điều trị UTDD dạ dày giai đoạn tiến xa, di căn với
tỉ lệ đáp ứng là 42% và thời gian sống thêm trung bình là 5.5 tháng.
Vào những năm 1990, nhiều nghiên cứu so sánh hiệu quả giữa các phác
đồ có anthracycline/5-FU đã được tiến hành, trong đó nghiên cứa pha III do
Wils JA và cộng sự công bố năm 1991 so sánh phác đồ FAM và FAMTX (5FU, doxorubicin, methotrexate) trên 213 bệnh nhân UTDD giai đoạn tiến xa,
di căn cho thấy phác đồ FAMTX cho kết quả vượt trội so với phác đồ FAM về
tỉ lệ đáp ứng (41% so với 9%, p< 0.001), thời gian sống thêm trung bình (42
tuần so với 29 tuần, p=0.04). Một sự phối hợp khác của phác đồ có
anthracycline/5-FU đã được Cunningham D và cộng sự công bố năm 1994
trong một nghiên cứu pha II trên 128 BN UTDD giai đoạn tiến xa di căn sử
dụng phác đồ ECF (5-FU,epirubicine, cisplatin) cho thấy, phác đồ ECF cho tỉ
lệ đáp ứng lên tới 71% .
Phác đồ ECF sau đó đã được Cungnningham và cộng sự so sánh với
phác đồ FAMTX trong một nghiên cứu công bố năm 1997 trên 274 bệnh nhân
cho thấy phác đồ ECF cho kết quả vượt trội so với phác đồ FAMTX về tỉ lệ
đáp ứng (45% so với 21%), thời gian sống trung bình (8.9 tháng so với 5.7

tháng). Độc tính chủ yếu của phác đồ ECF chủ yếu gây rụng tóc và nôn, trong
khi phác đồ FAMTX có độc tính chủ yếu trên hệ tạo máu và nhiễm trùng .
Trong nghiên cứu trên,phác đồ ECF yêu cầu đặt buồng tiêm truyền 5- FU,
biến chứng liên quan đến đặt buồng tiêm chiếm gặp ở 15% các BN điều trị
phác đồ ECF.
Một nghiên cứu khác được Ross P và cộng sự công bố năm 2002 tiến
hành trên 580 bệnh nhân, so sánh phác đồ ECF và MCF (mitomycin,
cisplatin, 5-FU) cho thấy kết quả gần như tương đương về tỉ lệ đáp ứng (42%


10
và 44%), thời gian sống thêm trung bình (9.4 tháng so với 8.7 tháng) cũng
như độc tính, tuy nhiên phác đồ ECF cho chất lượng cuộc sống tốt hơn.
Cho đến nay, phác đồ ECF vẫn là một trong những điều trị bước một
trong điều trị UTDD giai đoạn tiến xa và di căn.
1.3.3.2. Phác đồ có nhóm taxane
Nhóm taxane (docetaxel, paclitaxel) là nhóm thuốc mới, được chấp nhận
trong điều trị bước một UTDD giai đoạn muộn khi phối hợp với cisplatin và
5-FU và điều trị đơn hóa trị trong điều trị bước hai khi đã thất bại với điều trị
bước một. Hướng dẫn thực hành lâm sàng của NCCN 2.2016 có hướng dẫn
thuốc nhóm taxan phối hợp cisplatin hoặc carboplatin và 5FU là sử dụng đầu
tay và các lựa chọn điều trị khác cho điều trị bệnh nhân UTDD giai đoạn
muộn và điều trị bước hai. Trên thế giới cũng đã có nhiều nghiên cứu về sự
phối hợp điều trị này cho bệnh nhân UTDD giai đoạn muộn.
V-325 là một nghiên cứu pha III được Van Cutsem và cộng sự công bố
năm 2006 so sánh phác đồ CF (chỉ có cisplatin và 5-FU) và phác đồ DCF (có
thêm docetaxel) tiến hành trên 445 bệnh nhân UTDD giai đoạn tiến xa, di
căn , kết quả cho thấy phác đồ DCF cho tỉ lệ đáp úng cao hơn (37% so với
25%), có thời gian sống cho tới khi bệnh tiến triển cao hơn (5.6 tháng so với
3.7 tháng) với p < 0.001. Sau thời gian theo dõi trung bình là 23.4 tháng, phác

đồ TCX cho thời gian sống thêm trung bình cao hơn phác đồ CF (9.2 tháng so
với 8.6 tháng) và cho chất chất lượng sống của người bệnh được cải thiện
hơn. Tuy nhiên độc tính của phác đồ DCF là rất đáng kể với tỉ lệ cao hơn hẳn
so với phác đồ CF về: hạ bạch cầu độ 3,4 (82% so với 57%), sốt hạ bạch cầu
(29% so với 12%), tiêu chảy độ 3,4 (19% so với 8%) ,,.
Một nghiên cứu pha II được Roth và cộng sự công bố năm 2007 so sánh
phác đồ DCF với phác đồ TC (docetaxel, cisplatin) và phác đồ ECF trên 119
bệnh nhân UTDD giai đoạn tiến xa, di căn . Kết quả cho thấy tỉ lệ đáp ứng
phác đồ DCF (36.6%) cao hơn so với phác đồ TC (18%) và phác đồ ECF


11
(25%), thời gian sống thêm trung bình tương ứng là 10.4, 11.0 và 8.3 tháng.
Tuy nhiên phác đồ có nhóm taxane có độc tính cao hơn so với phác đồ ECF
với tỉ lệ hạ bạch cầu độ 3,4 tương ứng là 57%, 49% và 34% .
Như vậy phác đồ có Taxan đã được chứng minh hiệu quả lâm sàng rõ rệt
và ưu việt trên bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn tiến xa và di căn. Tuy
nhiên trong các phác đồ có Docetaxel, kiểm soát độc tính là vấn đề quan trọng
và nặng nề, Paclitaxel là taxan có chỉ định trong điều trị hóa trị ung thư dạ
dày, đã có một số nghiên cứu pha II về Paclitaxel kết hợp platinum hoặc
Paclitaxel kết hợp 5FU, kết quả cho tỷ lệ đáp ứng 22% - 65% và thời gian
sống thêm trung bình 10 tháng. Trong khi phác đồ sử dụng paclitaxel vấn đề
độc tính không nghiêm trọng và có thể kiểm soát tốt, đây cũng là vấn đề lưu
tâm đối với đối tượng bệnh nhân giai đoạn muộn, thể trạng không còn tốt,
chức năng dinh dưỡng kém ,.


12
1.3.3.3. Phác đồ có oxaliplatin
Oxalipatin được GS.Yoshinori Kidani tìm ra năm 1976, là thuốc thuộc

thế hệ 3 của nhóm platinum, ra đời sau cisplatin và carboplatin. Trong điều trị
ung thư dạ dày, cisplatin đã được sử dụng từ lâu và có mặt trong nhiều phác
đồ kinh điển, trong khi oxaliplatin mới được sử dụng trong những năm gần
đây và đang chứng minh được vai trò của mình trong điều trị ung thư dạ dày.
Cho tới nay đã có hai nghiên cứu pha III so sánh trực tiếp phác đồ có
oxaliplatin và phác đồ có cisplatin. Cả hai nghiên cứu đều cho thấy hiệu quả
của oxaliplatin khi thay thế cho cisplatin.
Sự thay thế của oxaliplatin cho cisplatin trong phác đồ có epirubicin
và fluoropyrimidin đã được đánh giá trong nghiên cứu REAL-2, một thử
nghiệm pha III so sánh phác đồ ECF (epirubicin, cisplatin, 5-FU), ECX
(epirubicin, cisplatin, capecitabine), EOF (epirubicin, oxaliplatin, 5-FU) và
EOX (epirubicin, oxaliplatin, capecitabine). Kết quả cho thấy thời gian
sống thêm không bệnh tiến triển và tỉ lệ đáp ứng không khác nhau giữa bốn
phác đồ, thời gian sống thêm giữa hai phác đồ có oxaliplatin và hai phác đồ
có cisplatin là như nhau. Tuy nhiên, khi bốn phác đồ trên được phân tích
một cách độc lập, thời gian sống thêm trung bình của bệnh nhân điều trị
bằng phác đồ EOX cao hơn một cách khiêm tốn so với phác đồ ECF (11.2
tháng so với 9.9 tháng, HR 0.80, CI 0.66-0.97).
Kết quả tương tự về hiệu quả của oxaliplatin khi thay thế cho cisplatin
trong một nghiên cứu pha III khác so sánh phác đồ FLO (5-FU 2600
mg/m2 truyền TM 24 giờ, leucovorin 200 mg/m2và oxaliplatin 85 mg/m2,
chu kỳ 14 ngày) với phác đồ FLP (5-FU 2000 mg/m2 truyền TM 24 giờ và
leucovorin 200 mg/m2 hàng tuần, cisplatin 50 mg/m2, chu kỳ 14 ngày) trên
220 bệnh nhân ung biểu mô tuyến dạ dày, thực quản . Kết quả cho thấy không


13
có sự khác biệt có ý nghĩa giữa hai nhóm phác đồ FLO và FLP về PFS (5.7
tháng so với 3.9 tháng), tỉ lệ đáp ứng (35% so với 25%) và thời gian sống
thêm trung bình (10.7 tháng so với 8.8 tháng). Về độc tính, phác đồ có

oxaliplatin ( FLO) có tỉ lệ độc tính trên thận, nôn, buồn nôn, mệt mỏi, rụng
tóc thấp hơn một cách có ý nghĩa thống kê so với phác đồ có cisplatin ( FLP),
nhưng độc tính trên thần kinh độ 3,4 lại cao hơn (14% so với 2%).
1.3.3.4. Phác đồ có capecitabine
Capecitabine là một loại fluoropyrimidine đường uống độc đáo, là thuốc
độc tế bào được hoạt hóa bởi khối u và sau đó lại gây độc trên chính khối u.
Bản thân capecitabine không phải là thuốc độc tế bào trên in vitro,nhưng trên
in vivo, thuốc được chuyển hóa thành chất độc tế bào là 5-fluorouracil (5FU), quá trình chuyển hóa này gồm 3 bước hoạt hóa: Đầu tiên capecitabine
được chuyển hóa thành 5’-DFCR bởi enzyme carboxylestarase ở gan, chất
này sau đó được chuyển hóa thành 5’-DFUR bởi enzyme cytidine deaminase,
là enzyme chủ yếu tập trung ở gan và mô khối u, sự chuyển hóa 5’-DFUR
thành 5-FU xảy ra chủ yếu ở mô khối u nhờ một yếu tố tạo mạch liên quan tới
khối u là thymidine phosphorylase (dThdPase), do đó làm nồng độ 5-FU tập
trung tối đa tại mô u và làm giảm tối đa mức độ ảnh hưởng của 5-FU tới mô
lành của cơ thể.
Hiệu quả của capecitabine khi thay thế cho 5-FU trong phác đồ điều trị
đã được chứng minh qua hai nghiên cứu pha III lớn: nghiên cứu REAL-2 và
nghiên cứu ML 17032.
Kết quả của nghiên cứu REAL-2 cho thấy capecitabine uống cho hiệu
quả tương đương 5-FU truyền tĩnh mạch và độc tính của hai nhóm là tương
đương nhau. Kết quả nghiên cứu pha III (ML 17032) công bố năm 2006 so
sánh phác đồ có capecitabine và cisplatin (XP) và phác đồ có 5-FU và
cisplatin (FP) trong điều trị bước một, được tiến hành trên 316 bệnh nhân


14
UTDD giai đoạn tiến xa. Kết quả cho thấy phác đồ có capecitabine cho tỉ lệ
đáp ứng cao hơn (41% so với 29%) tuy rằng OS (10.5 so với 9.3 tháng) và
PFS (5.6 tháng so với 5.0 tháng) là tương đương giữa hai nhóm. Độc tính của
hai phác đồ cũng tương tự nhau với tỉ lệ hạ bạch cầu độ 3,4 tương ứng là 16%

và 19%.
Một phân tích gộp từ hai nghiên cứu REAL-2 và ML 17032 được công
bố năm 2009 cho thấy sự thay thế capecitabine cho 5-FU trong phác đồ cho tỉ
lệ đáp ứng cao hơn (OR 1.38,95% CI 1.10-1.73) và thời gian sống còn toàn
bộ cao hơn (HR 0.87,95% CI 0.77-0.98).
Một nghiên cứu hồi cứu được thực hiện tại trung tâm ung thư Markey,
Hoa Kỳ công bố trên tạp chí JCO năm 2015 cho thấy, phác đồ TCX cho kết
quả sống thêm trung bình là 15,8 tháng so với phác đồ DCF là 9,2 tháng và
phác đồ EOX là 11,2 tháng.
Nhìn chung các thử nghiệm lâm sàng đều nhấn mạnh về hiệu quả của
phác đồ CF, ECF và DCF trong điều trị bước một UTDD giai đoạn tiến xa và
di căn.Phác đồ DCF cho tỉ lệ đáp ứng cao hơn so với CF và ECF (nghiên cứu
pha II) nhưng độc tính nhiều hơn, trong khi thể trạng của bệnh nhân UTDD
giai đoạn tiến xa thường kém, khó có thể theo được liệu trình điều trị của phác
đồ này. Một vấn đề nữa gặp phải khi điều trị những phác đồ trên là việc
truyền 5-FU đòi hỏi phải đặt đường truyền TM trung tâm, buồng tiêm truyền
liên tục trong 24 giờ, điều này kéo theo chi phí điều trị tăng lên và tác dụng
không mong muốn của truyền tĩnh mạch 5-FU; điều trị phác đồ có cisplatin
đòi hỏi phải truyền nhiều dịch và liên quan nhiều đến độc tính trên thận, buồn
nôn, rụng tóc và mệt mỏi. Capecitabine là các loại thuốc mới, đã khẳng định
được vai trò của mình trong việc thay thế 5-FU trong phác đồ qua các thử
nghiệm lâm sàng.


15

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Gồm các bệnh nhân UTDD giai đoạn tái phát - di căn được điều trị bằng

hóa chất phác đồ TCX tại bệnh viện Ung Bướu Hà Nội từ 01/ 2016 đến hết
tháng 06 / 2018.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
Bệnh nhân được chẩn đoán UTDD:
- Giai đoạn muộn không còn khả năng phẫu thuật triệt căn: Gồm các
bệnh nhân giai đoạn xâm lấn rộng không còn khả năng phẫu thuật triệt
căn được xác định bằng chẩn đoán hình ảnh và tổn thương sau phẫu
thuật, gồm các tổn thương u, hạch xâm lấn rộng, bao quanh mạch máu
lớn: động mạch chủ bụng, động mạch gan hay đoạn gần của động mạch
lách. Bệnh nhân được phẫu thuật triệu chứng.
- Di căn hạch nhóm 3, 4.
- Giai đoạn có di căn xa, bao gồm cả trường hợp có dịch ổ bụng dương
tính.
- Bệnh nhân chưa được điều trị hóa chất trước đó
- Có chẩn đoán mô bệnh học: Ung thư biểu mô dạ dày
- Chỉ số toàn trạng ECOG ≤ 2.
- Bệnh nhân không mắc ung thư thứ 2.
- Chức năng tim mạch trong giới hạn bình thường
- Chức năng tủy xương, gan, thận trong giới hạn có thể cho phép điều trị
hóa trị (bạch cầu hạt > 2 G/l, tiểu cầu >100 G/l, AST và ALT < 1.5 lần
giới hạn bình thường cao, ure, creatinin trong giới hạn bình thường)
- Điều trị tối thiểu 3 đợt hóa chất


16
- Có hồ sơ lưu trữ đầy đủ.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
 Bệnh nhân được chẩn đoán UTDD còn khả năng phẫu thuật triệt căn.
 Bệnh nhân đã điều trị hóa trị ở cơ sở điều trị khác đến điều trị tiếp.
 Bệnh nhân đã được điều trị chăm sóc giảm nhẹ bằng hóa trị trước đó

 Bệnh nhân không theo hết liệu trình điều trị mà không phải do bệnh
tiến triển.
 Bệnh nhân mất thông tin sau điều trị
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu là can thiệp lâm sàng không đối chứng.
Công thức tính cỡ mẫu
Z21 - α/2 × p × (1-p)
n =
Trong đó

ε2

n: cỡ mẫu.
Z: hệ số tin cậy, giá trị Z1 - α/2 =1,96, tương ứng với α = 0,05.
p: Những nghiên cứu hóa trị điều trị ung thư dạ dày giai đoạn

muộn gần đây như DCF, EOX, TCX trên thế giới cho các tỷ lệ đáp ứng từ
0,37 đến 0,41, do đó chúng tôi lấy tỷ lệ p = 0,40 [20].
ε: giá trị tương đối, chọn ε = 0,15.
Tính công thức trên n = 40,9 bệnh nhân, trong quá trình tiến hành
nghiên cứu chúng tôi dự định chọn ít nhất 41 BN đủ tiêu chuẩn.
- Thu thập thông tin: theo mẫu bệnh án nghiên cứu.
2.3. Các bước tiến hành
2.3.1. Thu thập các thông tin về lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân và
các phương pháp điều trị trước đó (nếu có)
- Tuổi, giới.


17

- Chẩn đoán giai đoạn
- Chẩn đoán mô bệnh học
- Các phương pháp đã điều trị trước đó (nếu có):
+ Phẫu thuật: triệt căn, phẫu thuật triệu chứng
+ Hóa xạ trị
+ Hóa trị bổ trợ: Tên phác đồ, thời gian điều trị
+ Hóa trị điều trị trước đó (nếu có): Tên phác đồ, thời gian kết thúc
điều trị
2.3.2. Thu thập các thông tin trước điều trị phác đồ TCX
 Lâm sàng:
- Toàn thân: Đánh giá chỉ số toàn trạng theo ECOG, trọng lượng cơ thể
bệnh nhân trước điều trị.
- Cơ năng: Ghi nhận các triệu chứng cơ năng như đau bụng, đầy bụng,
nôn, khó thở, đau xương …
- Thực thể:
+ Hạch ngoại vi: Ghi nhận vị trí, kích thước, mật độ
+ Bụng: Ghi nhận tình trạng khám thực thể của bệnh nhân trên lâm
sàng như khối u vùng thượng vị, dạ dày, gan to (kích thước, mật độ)...,
các triệu chứng khác thuộc về ổ bụng.
 Cận lâm sàng:
- Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh:
+ Siêu âm ổ bụng:
• Đánh giá tình trạng dịch ổ bụng: Có hoặc không có dịch ổ
bụng.
• Hạch ổ bụng: Có hoặc không có hạch ổ bụng, kích thước, số
lượng và vị trí hạch ổ bụng.


18



Tình trạng di căn các tạng đặc trong ổ bụng hoặc các bất
thường khác nếu có trong ổ bụng.

• Đánh giá siêu âm ổ bụng trước điều trị và trước mỗi chu kỳ
điều trị tiếp theo.
• Sau khi kết thúc điều trị bệnh nhân được chỉ định siêu âm ổ
bụng theo dõi 3 tháng/ lần.
+ Chụp CLVT ổ bụng:
• Đánh giá tình trạng khối u, kích thước u, mức độ xâm lấn các
tạng xung quanh.


Đánh giá tình trạng hạch: Số lượng, kích thước, vị trí hạch
nếu có.



Tình trạng tổn thương di căn các tạng đặc trong ổ bụng: Số
lượng, các vị trí di căn

• Chụp CLVT ổ bụng được thực hiện trước điều trị, sau khi kết
thúc 03 chu kỳ điều trị, sau khi kết thúc điều trị.
• Để theo dõi bệnh nhân được chỉ định chụp CLVT ổ bụng 6
tháng/ lần.
+ Chụp MRI sọ não: Chỉ định khi bệnh nhân có dấu hiệu của tình
trạng tổn thương thần kinh trung ương
+ Ghi nhận tổn thương xương: bằng xạ hình xương, X-quang
- Ghi nhận xét nghiệm chỉ điểm khối u CEA, CA 19.9, CA 72.4 trước
điều trị, trước mỗi chu kỳ điều trị tiếp theo. Kết thúc điều trị bệnh nhân được

theo dõi xét nghiệm các chỉ số trên 3 tháng/ lần.
- Xét nghiệm các chỉ số đánh giá thường quy trước điều trị, trước mỗi chu
kỳ điều trị: công thức máu, sinh hóa máu (ure, creatinin, SGOT, SGPT …).
- Ghi nhận các chỉ định thăm dò chức năng khác của bệnh nhân trước
điều trị: điện tâm đồ, siêu âm tim doppler màu.


19
 Thông tin về điều trị phác đồ TCX: Sau khi được chẩn đoán UTDD giai
đoạn muộn bệnh nhân được điều trị hóa chất phác đồ TCX.
 Phác đồ TCX
Tên thuốc
Paclitaxel
Carboplatin
Capecitabine
Chu kỳ 21 ngày.

Liều dùng, đường dùng
175mg/m², truyền TM
AUC 5
850 mg/m², đường uống

Ngày điều trị
Ngày 1
Ngày 1
Ngày1 đến ngày 14

 Số chu kỳ điều trị: ít nhất 3 chu kỳ
- Bệnh nhân được truyền Paclitaxel và Carboplatin ngày 1, trước ngày
truyền hóa chất bệnh nhân được chuẩn bị bằng Dexamethason 16mg. Ngày

truyền hóa chất bệnh nhân được chống dị ứng, shock bằng Dexamethason,
Dimedrol và chống nôn bằng Odansetron hoặc Metoclopramid. Đầu tiên bệnh
nhân được truyền Paclitaxel, tiếp theo Carboplatin và uống Capecitabin từ
ngày 1 đến ngày 14, nghỉ uống từ ngày 15 đến ngày 21.
- Trước mỗi chu kỳ điều trị tiếp theo bệnh nhân được đánh giá thăm
khám lâm sàng, các xét nghiệm cận lâm sàng gồm siêu âm ổ bụng, X quang
phổi, xét nghiệm huyết học, sinh hóa và các xét nghiệm chỉ điểm u, đánh giá
đáp ứng với điều trị, độc tính để điều chỉnh liều lượng thuốc và điều trị tác
dụng phụ. Nếu bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng của bệnh tiến triển, bệnh
nhân sẽ được chỉ định các xét nghiệm chụp CLVT ổ bụng, ngực,... để đánh giá
đáp ứng của điều trị.
- Sau 3 chu kỳ điều trị các bệnh nhân được đánh giá đáp ứng, độc tính
bằng các chỉ định cận lâm sàng: Chụp CLVT ổ bụng, ngực; siêu âm ổ bụng;
chỉ định MRI nếu có; xét nghiệm huyết học và sinh hóa, các xét nghiệm chỉ
điểm u. Nếu bệnh nhân có đáp ứng hoặc giữ nguyên và các độc tính có thể
chấp nhận được sẽ tiếp tục điều trị tiếp 06 chu kỳ điều trị, nếu bệnh tiến triển
hoặc độc tính quá nặng sẽ chuyển phác đồ hoặc điều trị chăm sóc giảm nhẹ
triệu chứng.


20
- Sau 03 hoặc sau 06 chu kỳ hóa trị, những bệnh nhân từ giai đoạn không
phẫu thuật triệt căn được chuyển sang giai đoạn có thể phẫu thuật được, các
bệnh nhân này sẽ được hội chẩn với bác sỹ phẫu thuật tiêu hóa cân nhắc lợi
ích xét phẫu thuật cho bệnh nhân.
2.3.3. Đánh giá đáp ứng điều trị và độc tính:
 Đánh giá đáp ứng:
- Thời điểm đánh giá: Bệnh nhân được đánh giá đáp ứng tại hai thời
điểm, thời điểm sau kết thúc 03 chu kỳ điều trị và thời điểm sau kết thúc 6
chu kỳ điều trị hóa chất.

- Phương pháp đánh giá:
• Ghi nhận các thông tin tổng thể về lâm sàng: Tổng trạng bệnh
nhân, cân nặng, sự thay đổi các triệu chứng lâm sàng đã có trước
khi điều trị hoặc xuất hiện mới tại thời điểm đánh giá (các triệu
chứng đau, đầy bụng, ăn không tiêu, vàng da....).


Phương pháp cận lâm sàng: Ghi nhận các tổn thương được đánh
giá theo cùng phương pháp như trước điều trị. So sánh các tổn
thương về kích thước, số lượng và vị trí bằng siêu âm, chụp
CLVT, MRI ( nếu có), xạ hình, Xquang.... Định lượng các chất chỉ
điểm u CEA, CA 72.4, CA 19.9 bằng xét nghiệm máu và so sánh
với chỉ số có trước khi điều trị.

- Chỉ số đánh giá: đáp ứng hoàn toàn, đáp ứng một phần, bệnh giữ
nguyên, bệnh tiến triển (theo RECIST 1.1).
- Sau 03 chu kỳ:
• Bệnh nhân bệnh đáp ứng hoặc bệnh giữ nguyên: Tiếp tục điều trị
khi bệnh không tiến triển sau mỗi chu kỳ điều trị đến đủ 06 chu kỳ
điều trị.
• Bệnh tiến triển: Bệnh nhân sẽ được chuyển phác đồ nếu thể trạng
cho phép hoặc chuyển điều trị chăm sóc giảm nhẹ.


×