Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Đánh giá tính an toàn và tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu của bài thuốc tiêu đàm 03 trên thực nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (433.14 KB, 57 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn lipid máu (RLLPM) là một trong những tình trạng thường
gặp ở các nước phát triển và có xu hướng tăng ngày càng nhanh ở các nước
đang phát triển. Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất cho sư
hình thành và phát triển bệnh vữa xơ động mạch (VXĐM) với các biến chứng
tim mạch liên quan có tỷ lệ tử vong cao như tăng huyết áp, suy động mạch
vành, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não... Vì vậy, rối loạn lipid máu đã và đang
là vấn đề sức khỏe được quan tâm hàng đầu trên thế giới. Theo ước tính của
Tổ chức Y tế thế giới, ở các nước phát triển, tử vong nhiều nhất là do bệnh
tim (32%), mà chủ yếu là bệnh vữa xơ động mạch, rồi đến tai biến mạch não
(13%), nhiều hơn hẳn các loại bệnh khác. Ở nước ta, bệnh VXĐM với các
biểu hiện lâm sàng như suy vành, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não... đang có xu
hướng tăng nhanh theo nhịp độ phát triển của xã hội [13].
Điều trị có hiệu qua hội chứng RLLPM sẽ làm hạn chế sư phát triển
của bệnh vữa xơ động mạch và ngăn ngừa được các biến chứng về tim
mạch. Hiện nay, điều trị RLLPM, ngoài phương pháp điều chỉnh lối sống và
các yếu tố nguy cơ thì sử dụng các thuốc có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid
máu theo y học hiện đại (YHHĐ) vẫn là chủ yếu. Có nhiều loại thuốc điều
chỉnh RLLPM như các dẫn xuất statin, nhóm fibrat, acid nicotinic, các chất
gắn acid mật... Bên cạnh hiệu qua điều trị thì các thuốc YHHĐ còn có nhiều
tác dụng không mong muốn như gây rối loạn tiêu hóa, đau đầu, chóng mặt,
r ố i l o ạ n g i ấ c ngủ, suy giam nhận thức, phan ứng ngoài da…, đặc biệt là
gây tăng enzym gan; viêm cơ, tiêu cơ vân; rối loạn về máu như mất bạch cầu
hạt, thiếu máu... [6].
Do vậy, việc tìm hiểu và khai thác các bài thuốc y học cổ truyền (YHCT)
trong điều trị RLLPM đang là xu hướng mới trong sử dụng thuốc có nguồn


2



gốc thao dược để điều trị RLLPM. Tại Trung Quốc và Việt Nam, có rất nhiều
vị thuốc và bài thuốc đã được nghiên cứu, kiểm nghiệm qua thưc tế lâm sàng
cho thấy ưu điểm chính của thuốc YHCT là tác dụng sinh học đa cơ chế, có
tác dụng điều chỉnh RLLPM tốt, cai thiện tốt các triệu chứng lâm sàng và ít
độc tính hoặc tác dụng phụ.
Trên cơ sở lý luận, biện chứng luận trị của YHCT về hội chứng RLLPM
và những nghiên cứu cơ ban về dược lý học của các vị thuốc, chúng tôi xây
dưng bài thuốc “Tiêu đàm- 03” gồm 14 vị thuốc sẵn có tại Việt Nam để điều
trị RLLPM. Đánh giá bước đầu cho thấy bài thuốc có kết qua kha quan
trong điều trị bệnh nhân RLLPM. Để có cơ sở khoa học và khách quan
trong ứng dụng lâm sàng, đồng thời góp phần làm phong phú thêm các bài
thuốc YHCT có tác dụng điều trị RLLPM, chúng tôi tiến hành đề tài
"Đánh giá tính an toàn và tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu của
bài thuốc Tiêu đàm-03 trên thực nghiệm" với các mục tiêu sau:
1. Đánh giá độc tính cấp và độc tính bán trường diễn của bài thuốc Tiêu
đàm -03 trên thực nghiệm.
2. Đánh giá tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu của bài thuốc Tiêu
đàm - 03 trên động vật thực nghiệm gây tăng lipid máu nội sinh và
ngoại sinh.


3

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ LIPID VÀ CHUYỂN HÓA LIPID

1.1.1. Thành phần lipid máu và lipoprotein

1.1.1.1. Lipid máu
Các lipid chính có mặt trong máu gôm các acid béo tư do, triglycerid
(TG), cholesterol toàn phần (TC) gồm cholesterol tư do (FC) và cholesterol
este (CE), phospholipids (PL).
Trên lâm sàng, Cholesterol và Triglycerid là 2 loại lipid được quan tâm:
- Cholesterol (CT): là một steroid chính của cơ thể người, có mặt ở
trong tất ca các tế bào và hầu hết dịch trong cơ thể. Trong cơ thể, cholesterol
chủ yếu ở dạng tư do (chưa este hóa), chính dạng này là thành phần cấu trúc
của các màng tế bào. Trong tế bào thần kinh, cholessterol có vai trò thiết yếu
cho sư hình thành lớp vỏ myelin giúp dẫn truyền các xung thần kinh hiệu qua
hơn. Cholesterol đóng vai trò là tiền chất để tổng hợp các hormon steroid
(hormon sinh dục, tuyến thượng thận), vitamin D và các acid mật, muối mật.
- Triglycerid (TG): là dạng phổ biến nhất của chất béo trong cơ thể, chủ
yếu được cung cấp từ thức ăn (dầu thưc vật và mỡ động vật), sau đó được tiêu
hóa để cung cấp năng lượng cho các quá trình chuyển hóa tại nhiều cơ quan
trong cơ thể. Các vị trí sinh tổng hợp TG nội sinh là gan và mô mỡ. TG trong
mô mỡ là nguồn dư trữ năng lương chủ yếu của cơ thể [17].
1.1.1.2. Lipoprotein (LP):
Do đặc tính của lipid là không tan trong nước nên để tuần hoàn được
trong huyết tương chúng phai gắn với các protein dưới dạng phức hợp phân tử
lớn gọi là Lipoprotein.
Có 5 loại Lipoprotein khác nhau về tỷ trọng: Chylomicron (CM),
Lipoprotein tỷ trọng rất thấp (VLDL), Lipoprotein tỷ trọng trung bình (IDL),
Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) và Lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) với vai
trò, chức năng khác nhau trong con đường chuyển hóa lipoprotein [17].


4

Bảng 1.1. Đặc điểm của các lipoprotein chính trong huyết tương

Các LP

Tỷ trọng g/ml

Nguồn gốc

Đường

Chức năng

kính (nm)
≤ 0,960

* CM

* VLDL-C

0,96 -1,006

* IDL- C

1,006 -1,019

* LDL-C

1,006 -1,063

500- 80

80- 30


Ruột

Gan

TG ngoại sinh
Vận chuyển

TG nội sinh
San phẩm chuyển hóa Tiền chất của
của VLDL- C

35- 25 San phẩm chuyển hóa
của VLDL qua IDL

1,063 -1,210

Vận chuyển

Gan, ruột, san phẩm
12- 5

* HDL-C

chuyển hóa của CM
và VLDL- C

LDL- C
Vận chuyển
CT đến mô

Vận chuyển
CT ngược về
gan

1.1.2. Chuyển hóa lipid và lipoprotein
Phụ thuộc vào nguồn gốc, lipid và lipoprotein có con đường chuyển hóa
khác nhau:
* Đường ngoại sinh:
Sau khi ăn thức ăn giàu chất béo, triglycerid và cholesterol được hấp thu
vào tế bào ruột dưới dạng acid béo và cholesterol tư do rồi được tái este hóa,
sát nhập và vận chuyển bởi phân tử CM theo bạch huyết vào tuần hoàn. Trong
máu, lipoprotein lipase thủy phân TG của CM thành acid béo cung cấp cho
mô, phần còn lại là CM tồn dư bị gan thâu tóm.


5

* Đường nội sinh:
Đây là con đường chuyển hóa dành cho các lipoprotein, lipid có nguồn
gốc từ gan. VLDL được tổng hợp ở gan vận chuyển trong máu, phần
triglycerid (TG) bị thủy phân bởi lipoprotein lipase tạo acid béo cung cấp cho
mô, phần còn lại là VLDL tồn dư hay IDL. Khoang một nửa IDL được
chuyển hóa ở gan, phần còn lại tiếp tục bị thủy phân phần TG thành acid béo
cho mô, trở thành LDL. LDL bị thâu tóm bởi tương tác với receptor LDL
màng tế bào, cung cấp cholesterol cho mô. Ba enzym vận chuyển ngược
cholesterol: cholesteryl-estertransfer-protein (CETP), lecithin-cholesterolacyltransferase (LCAT), và Hepatic - triglycerid lipase (HTGL) cùng với
HDL-C chịu trách nhiệm vận chuyển cholesterol dư thừa từ mô ngoại vi về
gan thai trừ vào mật. Tại huyết tương, HDL-C gắn và hoạt hóa đặc hiệu
LCAT, ester hóa cholesterol tư do ở bề mặt, cholesterol este được chuyển vào
lõi HDL mới sinh tạo HDL mới. Tiếp đó, enzym CETP trung gian vận chuyển

một triglyceride của LDL, VLDL hoặc chylomicron để trao đổi một cholesterol
este với HDL. Cuối cùng, enzym hepatic lipase tạo ra IDL từ LDL và biến đổi
tiền HDL thành HDL mới trở về gan. Vì vậy cholesterol của HDL-C được coi
là cơ chế chống vữa xơ động mạch quan trọng nhất [10], [17].
Ở người bình thường, quá trình tổng hợp và hóa giáng lipid diễn ra cân
bằng và theo nhu cầu của cơ thể. Do vậy, hàm lượng và tỉ lệ thành phần các
loại lipoprotein, lipid trong máu được ổn định. Khi mất cân bằng giữa hai quá
trình này, rối loạn chuyển hóa lipid sẽ xay ra.
1.2. RỐI LOẠN LIPID MÁU

1.2.1. Khái niệm
Rối loạn lipid máu là tình trạng tăng cholesterol (CT), triglycerid (TG)
huyết tương hoặc ca hai, hoặc giam nồng độ lipoprotein phân tử lượng cao
(HDL-C), tăng nồng độ lipoprotein phân tử lượng thấp (LDL-C) làm gia tăng
quá trình vữa xơ động mạch. Nguyên nhân có thể tiên phát (do di truyền)


6

hoặc thứ phát. Chẩn đoán bằng xét nghiệm cholesterol, triglycerid và các
thành phần lipoprotein máu. Điều trị bằng thay đổi chế độ ăn uống, hoạt động
thể lưc và dùng thuốc hạ lipid máu và lưu ý điều trị căn nguyên [5], [26].
1.2.2. Nguyên nhân
* Nguyên nhân nguyên phát:
Gây ra do một hoặc nhiều gen đột biến làm tổng hợp quá mức hoặc thanh
thai ít TG hay cholesterol, hoặc tổng hợp không đủ hay đào thai quá mức HDL
như rối loạn gen chuyển hóa HDL, thiếu hụt receptor LDL, thiếu hụt lipase tiêu
hủy LP hoặc apolipoprotein C-II...[39].
* Nguyên nhân thứ phát:
Bảng 1.2. Nguyên nhân thứ phát RLLM

Nguyên
nhân thứ
phát

Tăng LDL-C

Tăng triglyceride

Chế độ ăn

Mỡ bão hòa hay mỡ
Tăng cân, ăn nhiều carbohydrates tinh
chuyển hóa, tăng
chế,uống quá nhiều rượu
cân, chán ăn

Thuốc

Estrogen đường uống, glucocorticoid,
Lợi
tiểu,
tách acid mật, ức chế protease, acid
cyclosporine,
retioic, steroid đồng hóa, sirolimus,
glucocorticoids,
raloxifene, tamoxifen, ức chế beta (trừ
amiodarone
carvedilol), thiazide

Bệnh lý


Tắc mật, hội chứngHội chứng thận hư, suy thận mãn, loạn
thận hư
dưỡng mỡ

Rối loạn hay
Nhược giáp, béo phì,ĐTĐ (kiểm soát kém), nhược giáp, béo
thay đổi
thai kỳ*
phì, thai kỳ*
chuyển hóa
* Cholesterol và triglyceride tăng dần trong suốt thai kỳ


7

1.2.3. Phân loại rối loạn lipid máu
Có nhiều cách phân loại RLLPM, trong thưc hành lâm sàng thường
chú ý tới 4 cách phân loại sau:
* Phân loại theo nguyên nhân:
- Hội chứng tăng lipid máu nguyên phát.
- Hội chứng tăng lipid máu thứ phát.
* Phân loại của Fredrickson:
Năm 1965, Fredrickson dưa vào kỹ thuật điện ly và siêu ly tâm, phân
loại rối loạn lipid máu thành 5 tuýp, năm 1970, một số tác gia tách tuýp II
thành IIa và IIb, từ đó nó trở thành bang phân loại quốc tế.
Bảng 1.3. Phân loại RLLPM theo Fredrickson/WHO [13],[43]
Tuyp
Thành phần


I

Lipoprotein tăng
Thành phần Lipid

IIa

Chylomicron LDL

tăng

TG

CT

IIb
LDL

III

VLDL
CT
TG

IV

IDL VLDL
CT

V

Chylomicron
VLDL

TG

TG

CT

* Phân loại của De Gennes và Hội Xơ Vữa Động Mạch Châu Âu
(European Atherosclerosis Society - EAS)
Bảng 1.4. Phân loại RLLPM theo De Gennes [13]
Loại

Tăng CT Tăng TG

Thành phần Lipoprotein tăng
Thành phần Lipid tăng

Tăng hỗn hợp

LDL

VLDL

LDL+ VLDL

CT

TG


CT + TG

Bảng 1.5. Phân loại RLLPM theo EAS [42]
Týp

Cholesterol mmol/l

Triglycerid mmol/l


8

A
B
C
D
E

5,2 ≤ TC ≤ 6,5
6,5 ≤ TC ≤ 7,8
TC ≤ 5,2
5,2 ≤ TC ≤ 7,8
TC ≥ 7,8

TG ≤ 2,2
TG ≤ 2,2
2,2 ≤ TG ≤ 5,5
2,2 ≤ TG ≤ 5,5
TG ≥ 5,5


* Phân loại theo National Cholesterol Education Program-NCEP-ATP III
Bang 1.6. Chẩn đoán RLLPM theo NCEP- ATP III năm 2002 [46].
Chỉ số
CT

TG

LDL-C
HDL-C

Nồng độ
mg/dL
mmol/L
< 200
<5,17
200-239
5,17 - 6,18
≥ 240
≥ 6,20
< 100
< 2,58
100 - 129
2,58 - 3,33
130 - 159
3,36 - 4,11
160 - 189
4,13 - 4,88
≥ 190
≥ 4,91

< 150
<1,70
150 - 199
1,70 - 2,25
200 - 499
2,26 - 5,64
≥ 500
≥ 5,65
< 40
< 1,03
≥ 60
≥ 1,55

Đánh giá mức độ rối loạn
Bình thường
Giới hạn cao
Cao
Tối ưu
Gần tối ưu/ Trên tối ưu
Giới hạn cao
Cao
Rất cao
Bình thường
Giới hạn cao
Cao
Rất cao
Thấp
Cao

Cách phân loại này cho biết sư thay đổi các thành phần lipid máu gây

VXĐM và có tác dụng bao vệ chống VXĐM, đồng thời cho biết mức độ rối
loạn của các thành phần trên.
1.2.4. Rối loạn lipid máu và các bệnh vữa xơ động mạch
Nghiên cứu Framingham (Kanel,1971), nghiên cứu PROCAM điều tra
dịch tễ về cholesterol máu trong bệnh VXĐM và nhồi máu cơ tim cho thấy có
mối tương quan thuận giữa nồng độ cholesterol máu và tỷ lệ tử vong do
VXĐM và bệnh lý mạch vành. Nghiên cứu của Hacel năm1994; Davignon và
cộng sư năm 1996 cho thấy các lipoprotein chứa nhiều TG trừ chylomicron đều


9

gây VXĐM. VXĐM là sư phối hợp những biến đổi của lớp nội mạc động mạch
bao gồm sư tích tụ tại chỗ các lipid phức hợp, các glucid, máu và các san phẩm
của máu, tổ chức xơ và canxi kèm theo những biến đổi ở lớp trung mạc.
VXĐM là bệnh của động mạch lớn và vừa thể hiện bằng 2 loại tổn thương cơ
ban, đặc trưng là mang vữa giàu cholesterol và tổ chức xơ. Nó làm hẹp dần
lòng động mạch và can trở dòng máu đến nuôi dưỡng các tổ chức [13], [22].
Khi có tăng LDL và Cholesterol, LDL dễ bị oxy hóa do không được
chuyển hóa hết theo con đường các Receptor, LDL nhỏ và đặc dễ được hình
thành và chui vào lớp dưới nội mạc, tại đó gây hóa hướng monocyt - đại thưc
bào; các tế bào này cùng tế bào nội mạc, tế bào cơ trơn, tiểu cầu và ca
lymphocyt đều tham gia oxy hóa LDL; sau đó đại thưc bào thu nhận LDL oxy
hóa để trở thành tế bào bọt, khi quá tai thì tế bào bọt bị vỡ, đổ cholesterol ra
ngoài tạo thành các vạch lipid, tổn thương đầu tiên của VXĐM [13],[22].
Bệnh VXĐM hay gặp do tăng LDL- C, cholesterol và triglycerid, nhất là
khi giam đồng thời HDL- C. Rối loạn lipid có mối tương quan với bệnh mạch
vành, mạch não, huyết áp... Theo nghiên cứu của Kannel, khi cholesterol tăng
> 2,5 g/l thì nguy cơ BMV tăng 2,25- 3,25 lần. Khi cholesterol từ 5,2- 6,5
mmol/l thì tử vong do BMV tăng gấp đôi. Khi cholesterol từ 5,2- 7,8 mmol/l,

tử vong do BMV tăng gấp bốn [13].
1.2.5. Chẩn đoán rối loạn lipid máu
Chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm các thành phần lipid máu:
cholesterol toàn phần (TC), TG, HDL-cholesterol (HDL-C) và LDLcholesterol (LDL-C) theo NCEP-ATP III (bang 1.5) hoặc theo tiêu chuẩn chẩn
đoán RLLPM của Hội tim mạch Việt nam VNHA (dễ áp dụng trên lâm sàng
với điều kiện Việt Nam).
Bảng 1.7: Chẩn đoán rối loạn lipid máu theo VNHA 2010 [18]
Chỉ số lipid máu
Cholesteron (mmol/l)

Bình thường

Bệnh lý

≤ 5,2

> 5,2


10

Triglicerid (mmol/l)

≤ 2,3

> 2,3

HDL - c (mmol/l)

≥ 0,9


< 0,9

LDL - c (mmol/l)

≤ 3,4

> 3,4

1.2.6. Điều trị rối loạn lipid máu
1.2.6.1. Nguyên tắc điều trị
- Điều trị rối loạn lipid máu là để giam các biến cố tim mạch do VXĐM
- Với RLLPM thứ phát cần tìm nguyên nhân để điều trị.
- Vấn đề cốt lõi là thay đổi lối sống (chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện).
- Dùng thuốc khi thay đổi lối sống 2-3 tháng không có hiệu qua.
- Đích điều trị dưa trên xét nghiệm và lượng giá nguy cơ tim mạch của
bệnh nhân như tiền sử suy mạch vành, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu
não, tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng fibrinogen máu,tình trạng béo phì
(BMI ≥ 25), tuổi > 50... [39].
1.2.6.2. Phương pháp điều trị không dùng thuốc
Các biện pháp điều trị không dùng thuốc gồm thay đổi lối sống (chế độ
ăn, thói quen sinh hoạt) và tập luyện; là bắt buộc cho mọi bệnh nhân.
- Khuyến khích sử dụng nhiều trái cây, rau, củ rau, hạt, đồ ăn tinh bột
dạng thô, cá (đặc biệt là dầu cá); hạn chế đồ ăn thức uống có thêm đường, mỡ
động vật, rượu, đặc biệt ở bệnh nhân có tăng TG.
- Giam cân nặng cho những bệnh nhân béo phì. Nên bắt đầu giam dần
dần lượng calo hàng ngày, thường hạn chế ở mức 500 calo/ngày.
- Tập thể lưc là rất quan trọng, nó có thể làm giam được LDL-C và tăng
HDL; Cần tập thể lưc ít nhất 30 phút/ ngày và đều hàng ngày.
- Bỏ thuốc lá; điều trị các yếu tố nguy cơ khác đi kèm (nếu có) [39].

1.2.6.3. Điều trị RLLPM bằng thuốc
Thuốc điều trị RLLPM chia thành các nhóm sau: làm giam hấp thu, tăng
thai trừ lipid ở đường tiêu hóa và làm giam tổng hợp lipid [6].


11

* Thuốc ức chế sinh tổng hợp lipid
- Dẫn xuất statin: rosuvastatin (Crestor), atovastatin (Lipitor)…
+ Các thuốc có tác dụng ức chế HMG- CoA redutase làm giam quá trình
nội sinh CT trong tế bào; làm tăng tổng hợp LDL- receptor nên làm tăng tốc
độ thanh thai IDL và LDL trong huyết tương [6], [13].
+ Tác dụng không mong muốn: Đau cơ và có thể chuyển thành bệnh
cơ (tăng creatine kinase) nếu không điều trị sẽ dẫn đến viêm cơ, chướng
bụng, đau bụng, buồn nôn, táo bón, tiêu chay, nổi mẩn đỏ. Ảnh hưởng đến
gan: tăng các chỉ số AST, ALT, bilirubin toàn phần [6].
- Dẫn xuất acid fibric: fenofibrat (Lypanthyl), gemfibrozil (Lopid) ...
+ Các Fibrat làm giam dòng acid béo về gan làm giam tổng hợp VLDL,
làm tăng độ thanh thai VLDL, giam hình thành LDL nhỏ và đặc; kết qua làm
giam ca TG và cholesterol [6], [13].
+ Tác dụng không mong muốn: buồn nôn, đau bụng, tiêu chay. Các
triệu chứng nổi mẩn, mày đay, rụng tóc, đau cơ, mệt mỏi, đau đầu ít xay ra.
Thận trọng khi phối hợp fibrat với statin ở liều cao vì có thể gây viêm cơ
.Chống chỉ định tuyết đối trong trường hợp suy thận, suy gan nặng, phụ nữ
có thai, trẻ em, bệnh sỏi mật.
- Acid nicotinic (Vitamin PP, Vitamin B3, Niacin).
Là vitamin tan trong nước, có nhiều trong gan, thịt, cá, rau, qua và ngũ
cốc. Vi khuẩn ruột có thể tổng hợp một lượng nhỏ vitamin PP.
+ Tác dụng không mong muốn: đỏ da, ngứa phần trên cơ thể, nhức đầu.
Rối loạn tiêu hóa, tăng đường huyết, tăng acid uric huyết.

- Acid béo không no đa trị họ omega-3 (dầu cá): Omega-3- acid
ethylester (Omacor), Omega-3-marin triglyceride (Maxepa).
Acid béo không no họ omega-3 có mặt nhiều trong dầu cá. Tác dụng
không mong muốn hay gặp là rối loạn tiêu hóa (đau bụng, buồn nôn, tiêu chay)
và vị tanh trong miệng sau khi uống thuốc [6].


12

* Nhóm thuốc làm giảm hấp thu và tăng thải trừ lipid máu
- Thuốc gắn kết với acid mật (cholestyramin, colestipol, colesevelam)...
+ Là loại nhưa trao đổi ion, khi kết hợp với acid mật tạo thành phức hợp
resin/acid mật. Phức hợp này không được hấp thu và bị đào thai qua phân vì vậy
làm giam nồng độ acid mật. Khi nồng độ acid mật giam sẽ kích thích tế bào gan
tăng cường chuyển hóa CT thành acid mật do đó làm cho nồng độ CT trong tế
bào gan giam đồng thời kích thích tăng sinh các LDL receptor do đó làm tăng
thanh thai LDL trong huyết tương.
+ Tác dụng không mong muốn: thường gây ra tình trạng táo bón, giam
sư hấp thu của 1 số vitamin (A, D, E, K) và một số thuốc khác như digoxin,
warfarin và các hormon tuyến giáp [6].
- Thuốc ức chế hấp thu cholesterol (Ezetimibe)
+ Thuốc ức chế quá trình hấp thu cholesterol tại ruột non, làm giam
lượng cholesterol dư trữ trong gan và làm tăng thanh thai cholesterol trong
máu thông qua làm tăng số lượng các LDL receptor.
+ Tác dụng không mong muốn: Tiêu chay, đau cơ, ho và mệt mỏi [6], [13].
1.3. HỘI CHỨNG RLLPM THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

Y học cổ truyền không có bệnh danh RLLPM, nhưng căn cứ vào các
biểu hiện lâm sàng của bệnh thì RLLPM thuộc phạm vi các chứng “đàm ẩm”,
“hung thống, “huyễn vưng”, “đầu thống”... trong đó “đàm ẩm” là chứng

thường gặp nhất. Các nghiên cứu trong và ngoài nước đã chứng minh khi điều
trị RLLPM theo biện chứng luận trị chứng “đàm ẩm” thì cũng có hiệu qua
giam các chỉ số lipid máu trên lâm sàng [23].
1.3.1. Đàm ẩm
1.3.1.1. Khái niệm
Đàm ẩm là san phẩm bệnh lý được hình thành do rối loạn quá trình


13

chuyển hóa thủy dịch trong cơ thể. Trong đó chất đục, đặc và nặng gọi là
đàm; chất trong, loãng và nhẹ gọi là ẩm. Đàm ẩm có loại hữu hình và loại vô
hình; đàm hữu hình là loại đàm có thể nhìn hoặc nghe thấy mà phát hiện
được... đàm vô hình là loại đàm không nhìn hoặc nghe thấy được mà chỉ phát
hiện được thông qua các biểu hiện bệnh lý do nó gây nên, như chóng mặt, hồi
hộp, tê bì, nặng nề, đầy tức...
Đàm ẩm sau khi hình thành sẽ tiếp tục trở thành nhân tố gây bệnh tác động
đến cơ thể làm anh hưởng đến tạng phủ, trở trệ kinh lạc, khí huyết; từ đó sinh ra
các các rối loạn bệnh lý phức tạp và một loạt các triệu chứng mới [1], [19].
1.3.1.2. Sự hình thành của đàm ẩm
* Nguyên nhân:
- Ngoại cam lục dâm: lục dâm từ bên ngòai như phong hàn, phong nhiệt,
táo tà, thấp tà... xâm phạm làm mất kha năng tuyên giáng của phế, vận hóa của
tỳ làm rối loạn phân bố thủy dịch, thủy dịch ngưng tụ gây đàm thấp nội sinh.
- Ăn uống không điều độ: ăn nhiều thức ăn béo ngọt, uống nhiều rượu
làm tổn thương tỳ vị, chức năng vận hoá thủy thấp bị rối loạn dẫn đến đàm
thấp nội sinh.
- Do ít vận động thể lưc, khí huyết không lưu thông, dẫn đến khí trệ,
huyết ứ, lâu ngày anh hưởng chức năng tỳ vị sinh đàm. Sách Tố vấn thiên
“Tuyên minh ngũ khí luận” viết: “Cửu ngọa thương khí, cửu tọa thương

nhục”. Thương khí dẫn đến khí hư, thương nhục dẫn đến tỳ hư, tỳ khí hư
sinh đàm trệ [23].
- Thất tình nội thương (yếu tố tinh thần): ưu tư, vui mừng, uất giận
quá độ làm khí cơ nghịch loạn gây trở trệ kinh lạc làm thủy thấp đình tụ
mà thành đàm trọc; trưc tiếp tổn thương tạng phủ như lo nghĩ nhiều hại tỳ,
giận dữ hại can, bi ai thương phế...; tình chí uất ức, can khí thừa tỳ làm tổn
thương tỳ vị, tỳ thổ hư yếu sẽ giam hoặc mất kha năng vận hoá thuỷ cốc,


14

tân dịch tụ lại thành đàm thấp, đàm thấp ứ trệ kinh mạch mà gây bệnh.
- Do tiên thiên bất túc, ngũ tạng hao hư (yếu tố thể chất): Tiên thiên bất
túc làm cho thận khí bất túc, thận dương hư không ôn ấm được tỳ dương, tỳ
không vận hóa được thủy thấp, sinh đàm. Hoặc tuổi cao, tạp bệnh lâu ngày làm
suy giam chức năng tạng phủ, khí hóa bất lợi, rối loạn vận hành và phân bố thủy
dịch lâu ngày mà sinh đàm [1], [19].
Tưu trung lại, nguyên nhân sinh ra đàm không nằm ngoài nội thương và
ngoại cam; đàm sinh ra từ ngoại cam phần nhiều là đàm hữu hình; đàm sinh ra
từ nội thương phần nhiều là đàm vô hình [23], [38].
* Các tạng phủ liên quan đến sự hình thành của đàm:
Liên quan mật thiết đến sư hình thành của đàm là phế, tỳ, thận, can và
tam tiêu; trong đó quan trọng hơn ca là vai trò của tỳ, thận.
- Tỳ có vai trò thăng thanh tinh vi thủy cốc trong đó có tân dịch lên phế,
thông qua phế mà phân bố khắp cơ thể; đồng thời cũng giúp tân dịch trưc tiếp
phân bố đến ngoại vi và tạng phủ. Khi tỳ mất kiện vận, rối loạn phân bố tân
dịch, thủy thấp nội sinh, ngưng tụ thành đàm.
- Phế thông qua chức năng tuyên phát túc giáng làm cho tân dịch phân
bố lên trên, ra ngoài, vào trong tạng phủ và phần dưới cơ thể; đồng thời làm
cho các san phẩm chuyển hóa của tạng phủ vận chuyển đến thận và bàng

quang. Phế không tuyên giáng, tân dịch không được phân bổ, thủy đạo bất
thông, thủy ngưng sinh đàm.
- Thận khí có tác dụng thúc đẩy và điều hòa sư vận chuyển của thủy
dịch trong cơ thể; ban thân thận cũng tham gia vận chuyển tân dịch. Các san
phẩm chuyển hóa của tạng phủ vận chuyển đến thận được tái hấp thu chất
thanh tiếp tục đưa lên phế phân bố cho cơ thể, chất trọc được đưa xuống bàng


15

quang thành nước tiểu bài tiết ra ngoài. Thận khí vô lưc, tân dịch không được
chưng hóa ngưng lại mà sinh đàm.
- Can chủ sơ tiêt, điều hòa khí cơ, duy trì sư thông suốt thủy đạo, khí
hành thì thủy hành, thúc đẩy tân dịch lưu thông. Can mất sơ tiết, khí cơ uất trệ,
tân dịch ngưng tích lại thành đàm.
- Tam tiêu là con đường để thủy dịch và các loại khí vận hành. Thủy đạo
tam tiêu bất lợi, tân dịch không phân bố được ngưng tụ lại sinh đàm ẩm [1],
[10], [11], [19], [34].
1.3.2. Mối tương quan giữa hội chứng rối loạn lipid máu và chứng đàm ẩm
Đã có rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước, đặc biệt ở Trung
Quốc, đi sâu phân tích và tìm mối liên hệ giữa hội chứng RLLPM của
YHHĐ với các chứng trạng của YHCT. Căn cứ trên các biểu hiện lâm
sàng, người ta thấy giữa hội chứng RLLPM và chứng đàm có một sư tương
đồng khá sâu sắc về nguyên nhân gây bệnh, cơ chế bệnh sinh và điều trị [23].


16

Bảng 1.8. Mối tương quan giữa hội chứng RLLPM và chứng Đàm ẩm
Đặc điểm


Rối loạn chuyển hóa
lipid
Yếu tố gen

Chứng đàm ẩm
Tiên thiên bất túc

Ăn nhiều đồ béo ngọt làm Ẩm thưc không điều độ
tăng cân, béo phì, rối loạn khiến tỳ hư, thấp trệ hóa
lipid máu.
đàm.
Nguyên nhân

Lối sống tĩnh tại làm tăng Cửu ngọa thương khí, cửu
cân, kháng insulin.
tọa thương nhục.
Tuổi cao làm suy giam Thiên quý suy, chức năng
chức năng chuyển hóa.
tạng phủ suy giam.
Tinh thần căng thẳng

Thất tình nội thương

Biểu hiện

Tăng lipid máu, thừa cân, Thể trạng đàm trệ, nặng
tăng huyết áp, bệnh lý tim nề, huyễn vưng, tâm quý…
mạch…


Hướng điều trị

Chế độ ăn, luyện tập, Chế độ ăn, sinh hoạt, thuốc
thuốc hỗ trợ chuyển hóa. trừ đàm, kiện vận tạng
phủ.

Các yếu tố gây bệnh trưc tiếp hoặc gián tiếp làm cho chức năng của tạng
phủ bị rối loạn hoặc hư tổn, ngũ tạng đã hư tổn đều có thể sinh đàm, đặc biệt
là tỳ và thận. Hội chứng RLLPM theo YHCT là do đàm vô hình gây bệnh, biểu
hiện lâm sàng rất đa dạng; đàm sau khi sinh ra đi theo khí và phân bố rất rộng
rãi, tụ ở đâu gây bệnh ở đó, trở trệ kinh mạch và khí cơ gây ra các chứng đầu
thống, huyễn vưng, tâm quý, hung thống... với các biểu hiện lâm sàng tương
tư như bệnh canh rối loạn lipid máu của YHHĐ [3], [23], [25].
1.3.3. Điều trị RLLPM theo YHCT
1.3.3.1. Nguyên tắc điều trị
Phai chú trọng phép chữa đàm vì đàm thấp có vai trò quan trọng trong
cơ chế bệnh sinh. Theo Hai thượng Lãn Ông: "Chữa đàm phai điều hòa khí
trước và khí thuận thì đàm tư tiêu”, “trong chữa bệnh không nên vét sạch đàm


17

đi mà chỉ loại bỏ phần đàm dư thừa mà thôi” [30]. Theo Tuệ Tĩnh: “Phép chữa
đàm phai từ gốc, vì đàm do nhiều nguyên nhân sinh ra [29].
Kết hợp biện chứng và biện bệnh, hội chứng RLLPM theo YHCT là
bệnh có ban chất ban hư tiêu thưc, ban hư do chức năng tạng phủ thất điều
hoặc hư tổn mà chủ yếu là tỳ, thận hư; tiêu thưc phần nhiều biểu hiện đàm
trọc, huyết ứ. Vì vậy, nguyên tắc chung điều trị RLLPM là tiêu ban đồng trị.
Tùy theo thể bệnh cấp hay hoãn mà lấy phù chính hay khứ tà làm chủ, hoặc
vừa phù chính vừa khu tà theo nguyên tắc tiêu ban đồng trị.

- Trị ban thường áp dụng phương pháp bổ tỳ ích thận.
- Trị tiêu dùng pháp khứ đàm trừ thấp, hoặc hoạt huyết khứ ứ, hoặc
thanh lý thông hạ.
- Điều trị phai toàn diện: có chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, điều tiết
tinh thần, kết hợp vận động liệu pháp, khí công dưỡng sinh phòng bệnh [4].
1.3.3.2. Phân thể lâm sàng và điều trị RLLPM theo YHCT
Hiện nay việc biện chứng phân thể lâm sàng hội chứng RLLPM theo
YHCT tương đối phức tạp, có tác gia dưa vào biện chứng khí huyết và tân dịch,
có tác gia dưa vào biện chứng tạng phủ hoặc biện chứng âm dương để phân thể
lâm sàng. Đa số thống nhất phân thành các thể sau [4], [12], [37], [52]:
* Thể đàm thấp nội trở
- Pháp điều trị: kiện tỳ hóa đàm trừ thấp.
- Bài thuốc: Nhị trần thang hoặc Bán hạ bạch truật thiên ma thang gia giảm.
* Thể đàm nhiệt phủ thực.
- Pháp điều trị: thanh nhiệt, hóa đàm, thông phủ.
- Bài thuốc: hợp phương “Tiểu hãm hung thang” và “Tăng dịch thừa
khí thang” gia vị.


18

* Thể can uất tỳ hư.
- Pháp điều trị: sơ can giai uất, kiện tỳ, dưỡng huyết.
- Bài thuốc Tiêu dao tán gia vị.
* Can thận âm hư.
- Pháp điều trị: tư dưỡng can thận.
- Bài thuốc: Kỷ cúc địa hoàng hoàn gia vị.
* Thể tỳ thận dương hư.
- Pháp điều trị: ôn bổ tỳ, thận
- Bài thuốc: Phụ tử lý trung thang gia vị.

* Đàm ứ giao trở.
- Pháp điều trị: hành khí thông lạc, hoạt huyết hóa ứ.
- Bài thuốc: Qua lâu giới bạch bán hạ thang kết hợp với bài Tứ vật thang.
1.4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VÀ LÂM SÀNG VỀ THUỐC
YHCT ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU

1.4.1. Nghiên cứu ở nước ngoài
1.4.1.1. Nghiên cứu vị thuốc
Trên thế giới, đặc biệt là YHCT Trung Quốc (Trung y) đã có nhiều
nghiên cứu về các vị thuốc có tác dụng điều trị RLLPM. Thông qua nghiên cứu
thưc nghiệm và lâm sàng, nhiều vị thuốc có tác dụng hạ lipid máu đã được phát
hiện như: Sơn tra, Trạch ta, Quyết minh tử, Hà thủ ô, Đại hoàng, Hổ trượng, Hồng
hoa, Đan sâm, Nữ trinh tử, Kỷ tử, Dâm dương hoắc, Ngọc trúc, Hoàng tinh, Xích
thược, nhân trần, Đương qui, Bồ hoàng, Linh chi...[21].
- Hà diệp (Folium nelumbinis): hoạt chất chính là flavonoid alkaloid.
Nghiên cứu trên chuột cho uống dịch chiết nước, liều 400mg/kg/ngày x 6
tuần; thấy làm giam nồng độ TC, LDL-C và giam TG [41].
- Quyết minh tử (Semen Cassia): hoạt chất chính là anthraquinone
protein. Nghiên cứu trên chuột chủng Sprague Dawley: uống 25mg/kg/ngày,
thấy giam nồng độ TG, TC và LDL-C [45].


19

- Hoàng liên (Coptis chinensis): hoạt chất chính là alkaloid berberin.
Nghiên cứu trên người: uống 500mg/ngày x 12 tuần; trên chuột chủng
Sprague Dawley: tiêm màng bụng 200mg/kg/ngày x16 tuần thấy có tác dụng
giam TC, giam LDL-C, giam TG, tăng HDL-C [44], [50].
1.4.1.2. Nghiên cứu bài thuốc:
- Năm 2007, Trương Kiến Quốc nghiên cứu hiệu qua điều trị rối loạn

lipid máu trên 145 bệnh nhân RLLPM của bài thuốc “Giáng chỉ tán” (Sài hồ,
Cát căn, Trạch ta, Sơn tra, Đan sâm, Uất kim, Quyết minh tử, Hà thủ ô, Câu
kỷ tử, Nữ trinh tử, Cốt toái bổ, Côn bố, Khương hoàng, Bồ hoàng). Kết qua
thuốc đạt tổng hiệu qua là 95,7% và không có phan ứng bất lợi đáng kể [55].
- Năm 2014, Vương Canh Văn, Tôn Lan Quân, Đồng Thôn, nghiên cứu
hiệu qua lâm sàng của viên nang “Huyết chỉ giao” (Hà thủ ô, Cốt toái bổ, Nữ
trinh tử, Xích thược, Kê huyết đằng) điều trị cho 144 bệnh nhân RLLPM. Kết
qua thuốc cai thiện các triệu chứng lâm sàng đạt 87,72%, hiệu qua hạ lipid
máu đạt 84,21% [56].
- Cao Lương, Đặng dịch, Đinh cương (2012) nghiên cứu anh hưởng của
viên nén nhai sinh mạch đan ( Hồng sâm, Mạch môn, Ngũ vị tử, Đan sâm) đối
với các thành phần lipid máu trong huyết thanh chuột cống trên mô hình tăng
lipid máu thưc nghiệm. Kết qua viên nén nhai Sinh mạch đan với liều 0,5, 1,0,
và 2,0g/kg có thể làm giam mức TC, LDL-C trong máu so với nhóm mô hình,
(p <0,01), thuốc còn làm làm giam độ nhớt của máu (p <0,01), trong khi
không có anh hưởng rõ rệt đến chỉ số biến dạng hồng cầu [54].
1.4.2. Nghiên cứu ở trong nước
1.4.2.1. Nghiên cứu vị thuốc
- Phạm Thị Bạch Yến (2009) nghiên cứu trên mô hình gây tăng
cholesterol máu thực nghiệm, nấm Hồng chi Đà Lạt (Ganoderma lucidum)
với liều 4g/kg/24giờ và 12g/kg/24 giờ đã có tác dụng hạn chế rõ rệt sư rối
loạn ca 4 chỉ số lipid máu so với lô gây tăng lipid máu (p < 0,05- 0,001). Tác
dụng hạ lipid máu trên chuột cống trắng của hai liều trên là tương đương
nhau và tương đương với Cholestyramin 1,6g/kg/24 giờ (p > 0,05) [40].


20

- Bột chiết lá dâu: Nguyễn Quang Trung và cs. (2008) nghiên cứu các
chỉ số lipid và trạng thái chống oxy hóa trong máu ở mô hình thực nghiệm

trên chuột thấy bột chiết lá dâu có tác dụng làm giam nồng độ TG, TC, LDLC huyết tương sau 60 ngày điều trị lần lượt là 64%, 64%, 57% [31].
1.4.2.2. Nghiên cứu bài thuốc
Các tác gia Việt Nam cũng đã nghiên cứu trên thực nghiệm cũng như
nghiên cứu nhiều bài thuốc điều trị RLLPM trên lâm sàng như:
- Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thêm (2012) cho thấy bài thuốc CT11
gồm 11 vị thuốc: Trạch ta, Đan sâm, Bạch truật, Hoàng kỳ, Sơn tra, Quyết
minh tử, Xích thược, Bán hạ, Cam thao, Trần bì, Bạch linh; nghiên cứu trên
54 bệnh nhân cho hiệu qua giam CT là 26,6%; TG 28,9%; LDL-C 57,1%;
Tăng HDL-C 35,7% [33].
- Bài thuốc BBT gồm Bán hạ, Cam thao, Phục linh, Trần bì, Bạch truật,
Thiên ma, Sinh khương và Đại táo. Nghiên cứu của Vũ Thị Thuận (2012) cho
thấy BBT liều 3 g/kg/ngày và 6 g/kg/ngày sau 8 tuần trên thỏ, có tác dụng điều
chỉnh RLLPM. Với liều 50g/kg uống 5 ngày trên chuột nhắt trắng có tác dụng
làm giam nồng độ TC rõ rệt. Với liều 6g/kg/ngày có tác dụng làm giam sư
hình thành mang XVĐM trên động mạch chủ của thỏ [32].
- Nghiên cứu của Vũ Việt Hằng (2013) cũng cho thấy bài thuốc "Giáng
chỉ tiêu khát linh" có tác dụng điều trị RLLPM rõ rệt ở ngày thứ 60 trên chuột
cống trắng gây RLLPM: nồng độ TG, TC, LDL-C huyết tương giam lần lượt là
40,1%, 50,1%, 16,3%. Nồng độ HDL-C tăng thêm 82,9% [16].
- Nghiên cứu của Đỗ Quốc Hương (2015) dùng viên Lipidan (gồm Sơn tra,
Trần bì, Bán hạ chế, Bạch linh, Ngũ gia bì, Hậu phác nam, Mộc hương nam, Xa
tiền tử, Sinh khương) cho thấy giam rõ rệt các chỉ số lipid máu: cholesterol giam
22,1%, triglycerid giam 25,7%, LDL- C giam 24,0%, tăng HDL- C 17,3% [15].


21

1.5. TỔNG QUAN BÀI THUỐC TIÊU ĐÀM - 03

1.5.1. Thành phần, tác dụng và nguồn gốc, xuất xứ bài thuốc Tiêu đàm - 03

- Thành phần bài thuốc “Tiêu đàm -03”: gồm 14 vị thuốc (Chỉ thưc, Bán
hạ, Đởm nam tinh, Trạch ta, Viễn chí, Hồng hoa, Ngưu tất, Mộc hương, Sa
nhân, Cam thao, Bạch thược, Bạch truật, Ngọc trúc, Sơn tra).
- Tác dụng: Kiện tỳ, lợi thủy thẩm thấp, hành khí, hoạt huyết, tiêu đàm.
- Nguồn gốc, xuất xứ bài thuốc: Tiêu đàm - 03 là bài thuốc kinh nghiệm
được xây dưng dưa trên cơ sở lý luận và biện chứng luận trị của YHCT về hội
chứng RLLPM.
1.5.2. Các vị thuốc trong bài thuốc Tiêu đàm - 03
* Chỉ thực (Fructus Aurantii immaturus):
Chỉ thưc là qua non phơi khô của cây Chanh chua (Citrus aurantium
L.) và một số loài Citrus khác, họ Cam (Rutaceae).
- Tác dụng: phá khí tiêu tích, hóa đờm, trừ bĩ.
- Tác dụng dược lý: nước sắc Chỉ thưc có tác dụng tăng cường nhu động
ruột, tăng cường co bóp túi mật, tăng cường lưu lượng tuần hoàn vành, tuần
hoàn não, ức chế hình thành cục máu đông. Chỉ thưc có tác dụng lợi tiểu,
chống dị ứng. Thử nghiệm lâm sàng điều trị bệnh lỵ trưc khuẩn cho 55 trẻ em
tại Viện y học cổ truyền Hà nội, kết qua khỏi 52 ca chiếm 94,5% [2], [20], [35].
* Sơn tra (Fructus Crataegi):
Sơn tra là qua chín đã thái phiến được phơi hay sấy khô của cây Sơn tra
(Malus doumeri Bois. A. Chev.) họ Hoa hồng (Rosaceae).


22

- Tác dụng: tiêu thưc hóa tích, hoạt huyết tán ứ.
- Tác dụng dược lý: Sơn tra có tác dụng hạ lipid máu rõ rệt và giam vữa
xơ động mạch; cơ chế chủ yếu là do thuốc có tác dụng tăng nhanh bài tiết
cholesterol chứ không phai chống hấp thu cholessterol. Sau khi uống Sơn tra,
lượng enzym trong dạ dày tăng giúp tiêu hóa tốt hơn; ngoài ra, Sơn tra còn có
tác dụng cường tim, hạ áp, tăng lưu lượng tuần hoàn vành, giãn mạch và tác

dụng an thần. Sơn tra còn có tác dụng ức chế các trưc khuẩn như thương hàn,
lỵ, bạch hầu, mủ xanh, tụ cầu vàng [2], [24], [35].
* Bạch truật (Rhizoma Atraclylodis macro-cephalae)
Bạch truật là thân rễ phơi hay sấy khô của cây Bạch truật thuộc họ cúc
Asteraceae.
- Tác dụng: kiện vị, hòa trung, táo thấp, hóa đờm, lợi tiểu, cầm mồ hôi
và an thai.
- Tác dụng dược lý: Bạch truật có tác dụng làm tăng kha năng miễn dịch,
làm tăng IgG, tăng bạch cầu; tăng sư tổng hợp protein ở ruột non; điều hòa nhu
động ruột; bao vệ tế bào gan; chống đông máu, giãn mạch, lợi niệu; hạ đường
huyết, an thần. Bạch truật có tác dụng chống loét; nước sắc Bạch truật trên thưc
nghiệm chứng minh có tác dụng bao vệ gan, phòng ngừa sư giam sút glycogen
ở gan [2], [20], [53].
* Bán hạ (Rhizoma Pinelliae Tenatae)
Bán hạ là thân rễ phơi hay sấy khô và chế biến của nhiều cây khác nhau
thuộc họ ráy (Araceae).
- Tác dụng táo thấp, hóa đàm, hòa vị, tiêu viêm, tán kết.
- Tác dụng dược lý: Bán hạ có tác dụng giam ho long đàm, hạ lipid
máu, giam co thắt cơ trơn, chống nôn, chống loạn nhịp tim, giam tiết acid
dịch vị trên động vật thưc nghiệm [2], [20], [35].
* Trạch tả (Rhizoma Alismatis)


23

Là thân rễ phơi hay sấy khô của cây Trạch ta (Alisma orientalis Sam
juzep) thuộc họ Trạch ta (Alismataceae).
- Tác dụng: lợi thủy thẩm thấp, tiết nhiệt.
- Tác dụng dược lý: nước sắc Trạch ta với liều 25 g/kg cho thẳng vào dạ
dày chuột cống trắng làm tăng bài xuất nước tiểu của chuột. Cồn Trạch ta có

tác dụng hạ lipid huyết thanh; Trạch ta còn có tác dụng cai thiện chức năng
chuyển hóa lipid của gan và chống gan nhiễm mỡ; Thuốc còn có tác dụng hạ
áp nhẹ, giãn vành và có tác dụng chống đông máu [2], [20], [35].
* Đởm nam tinh (Arisaema Cum Bile)
- Nguồn gốc: chế từ Thiên nam tinh nghiền thành bột trộn lẫn với mật
bò rồi sao vàng.
- Tác dụng: thanh hoa hoá đàm, tức phong định kinh.
- Tác dụng dược lý: nghiên cứu thưc nghiệm cho thấy Đởm nam tinh có
tác dụng chống co giật, long đờm, an thần giam đau, ức chế sư phát triển của
khối u; được dùng chữa đờm tích ở phổi, trúng phong, uốn ván, co giật [27],
[35], [51].
* Viễn chí (Radix Polygalae Tenuifoliae):
Là rễ khô của cây Viễn chí lá nhỏ (Polygata tenuifolia Willd) hoặc cây
Viễn chí Siberi (P.sibirica L).
- Tác dụng ninh tâm an thần, khứ đàm khai khiếu, tiêu ung thũng.
- Tác dụng dược lý: Viễn chí có tác dụng hóa đàm rõ, thành phần hóa
đàm chủ yếu ở vỏ rễ; toàn bộ Viễn chí gây ngủ và chống co giật; Viễn chí có
tác dụng hạ áp; cồn chiết xuất Viễn chí có tác dụng in vitro ức chế vi khuẩn
G+, trưc khuẩn lỵ, thương hàn và trưc khuẩn lao ở người; Trên động vật thưc
nghiệm, thuốc cho uống hoặc chích tĩnh mạch đều có tác dụng kích thích tử
cung, có thai hay không đều như nhau [2], [20], [35].
* Hồng hoa (Flos Carthami):


24

Là hoa phơi hay sấy khô của cây Hoa hồng (có hoa mầu đỏ) Carthamus
tinctorius L;
- Tác dụng hoạt huyết, khứ ứ, thông kinh.
- Tác dụng dược lý: thuốc có tác dụng hạ áp, tăng lưu lượng máu động

mạch vành của chó được gây mê; thuốc có tác dụng ức chế sư ngưng tập của tiểu
cầu. Thuốc còn có tác dụng chống nhồi máu cơ tim trên mô hình thắt động mạch
vành của chó hoặc gây thiếu máu cơ tim trên chuột bạch lớn. Hồng hoa có tác
dụng tăng co bóp tử cung rõ rệt, liều lượng nhỏ làm cho tử cung co bóp đều,
lượng lớn làm cho tử cung co bóp tăng nhịp; đối với cơ trơn của ruột, thuốc cũng
có tác dụng hưng phấn thời gian ngắn [2], [20], [35].
* Ngưu tất (Radix Achyranthis bidentatae)
Là rễ phơi khô của cây ngưu tất (Achyranthes bidentata BL), thuộc họ
Dền (Amaranthaceae).
- Tác dụng: phá huyết, hành ứ, bổ can thận, mạnh gân cốt.
- Tác dụng dược lý: thuốc có tác dụng thúc đẩy quá trình tổng hợp protein.
Dịch chiết cồn Ngưu tất có tác dụng ức chế tim ếch cô lập, làm giãn mạch hạ áp.
Thuốc còn có tác dụng lợi tiểu, hạ cholessterol máu, hạ dường huyết, cai thiện
chức năng ga [2], [20], [24].
* Bạch thược (Radix Panconiae alba)
Là thân rễ phơi khô của cây Bạch thược (Palonia lactiflora.Pall) thuộc
họ Mao lương (Ranunculaceae).
- Tác dụng dưỡng huyết điều kinh, bình can, chỉ thống, liễm âm, chỉ hàn.
- Tác dụng dược lý: Bạch thược có tác dụng: giãn mạch ngoại vi, hạ
huyết áp, chống hình thành huyết khối do tăng tiểu cầu, giam co thắt cơ trơn,
tăng lưu lượng máu nuôi dưỡng cơ tim. Thuốc còn có tác dụng bao vệ gan,
làm hạ men gan, cầm mồ hôi và lợi tiểu [2], [20], [35].


25

* Mộc hương (Radix Aucklandiae):
Là rễ phơi hay sấy khô của cây Vân mộc hương (Saussurea lappa
Clarke) thuộc họ Cúc (Arteraceae).
- Tác dụng : kiện tỳ, hòa vị, điều khí chỉ thống.

- Tác dụng dược lý: trên thưc nghiệm, Mộc hương có tác dụng chống
co thắt cơ ruột, trưc tiếp làm giam nhu động ruột. Thuốc có tác dụng kháng
Histamin và Acetylcholin, chống co thắt phế quan, trưc tiếp làm giãn cơ trơn
của phế quan [2], [20], [35].
* Sa nhân (Fructus Amomi):
Là khối hạt khô lấy từ qua già của một số loài thuộc chi Amomum họ
Gừng (Zingiberaceae).
- Tác dụng hành khí, ôn trung, tiêu thưc, hóa thấp và trừ hàn.
- Tác dụng dược lý: nước sắc Sa nhân có tác dụng thúc đẩy sư tiết dịch vị,
tăng cường nhu động dạ dày, giam tiết acid dạ dày do kích thích tế bào niêm mạc
dạ dày bài tiết prostaglandin, do đó có tác dụng chống loét dạ dày. Tăng cường
chức năng tiêu hóa. tăng nhu động ruột nhu động ruột, loại bỏ các triệu chứng
đầy hơi, mặt khác có tác dụng chống co thắt giam đau [2], [20], [35].
* Ngọc trúc (Rhizoma Polygonati Odorati)
Là thân rễ phơi hay sấy khô của cây Ngọc trúc (Polygonatum officinale
All), họ hành tỏi (Liliaceae).
- Tác dụng tư âm nhuận phế, sinh tân dưỡng vị, trừ phiền chỉ khát
- Tác dụng dược lý: dịch chiết Ngọc trúc liều nhỏ có tác dụng cường tim
đối với tim ếch cô lập, dùng với Hoàng kỳ, có tác dụng cai thiện điện tâm đồ
thiếu máu cơ tim. Thuốc có tác dụng hạ lipid huyết, làm chậm lại sư hình thành
xơ cứng động mạch, tăng cường kha năng chịu đưng trạng thái thiếu oxy của


×