Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

KHẢO sát KIẾN THỨC, THÁI độ,và THÓI QUEN về DINH DƯỠNG của BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT áp tại KHOA nội TIM MẠCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (468.73 KB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG Á
KHOA Y

PHAN THỊ MAI

KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, VÀ THÓI
QUEN VỀ DINH DƯỠNG CỦA BỆNH NHÂN
TĂNG HUYẾT ÁP TẠI KHOA NỘI TIM MẠCH
BỆNH VIỆN HOÀN MỸ- ĐÀ NẴNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG
Chuyên ngành
Mã ngành

: Điều dưỡng Đa khoa
: 7720301

Người hướng dẫn: Ths.Bs Huỳnh Thúc Bảo


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận cử nhân Điều dưỡng này hoàn thành là nhờ sự quan tâm giúp đỡ tận
tình của quý Thầy Cô và đồng nghiệp, nhân dịp hoàn thành luận văn:
Tôi xin trân trọng cảm ơn: Ban Giám hiệu, Khoa Y, Phòng Đào tạo trường Đại
học Đông Á đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khóa
luận này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến:
Ban giám đốc, Ban lãnh đạo, quí bệnh nhân và toàn thể nhân viên khoa Tim mạch
Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng đã tạo điều kiện cho tôi học tập, phát triển trên con
đường nghiên cứu khoa học.
Với lòng thành kính và biết ơn sâu sắc đến ThS.Bs Huỳnh Thúc Bảo người trực


tiếp hướng dẫn đề tài đã tận tụy chỉ dẫn, truyền thụ kiến thức, quan tâm sâu sắc, động
viên, khuyến khích tôi trong quá trình nghiên cứu.
Một phần không nhỏ trong sự hoàn thành khóa luận là sự giúp đỡ, tình thương
yêu của gia đình, sự động viên của đồng nghiệp, bạn bè những người luôn giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 26 tháng 04 năm 2019
Sinh viên thực hiện

Phan Thị Mai


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các kết quả số liệu nghiên
cứu trong khóa luận là trung thực, chính xác và chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Nếu có gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Tác giả khóa luận

Phan Thị Mai


CHỮ VIẾT TẮT
BMI:

: Body Mass Index( Chỉ số khối cơ thể)

BV

: Bệnh viện


CBVC

: Cán bộ viên chức

DASH

: Dietary Approaches to Stop Hypertension

( Kế hoạch hướng dẫn chế độ ăn của Mỹ nhằm kiểm soát THA)
HA

: Huyết áp

THA

: Tăng huyết áp

h

: giờ

HATT

: Huyết áp tâm thu

HATTr

: Huyết áp tâm trương


THPT

: Trung học phổ thông

THCS

: Trung học cơ sở

TL

: Tỷ lệ

TP

: Thực phẩm

JNC

: United States’ Joint National committee

( Liên Ủy ban Quốc gia Hoa Kỳ lần thứ 7)
WHO

: World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Chỉ số bệnh nhân THA theo BMI.............................................................17
Bảng 3.2. Tỷ lệ bệnh nhân biết những thực phẩm protein có lợi cho bệnh THA......17
Bảng 3.3. Tỷ lệ bệnh nhân biết những thực phẩm lipid có lợi cho bệnh THA..........18

Bảng 3.4. Tỷ lệ bệnh nhân biết những thực phẩm glucid có lợi cho bệnh THA.......18
Bảng 3.5. Tỷ lệ bệnh nhân biết những thực phẩm chất xơ có lợi cho bệnh THA.....18
Bảng 3.6. Tỷ lệ bệnh nhân biết những thực phẩm protein không tốt cho bệnh THA 19
Bảng 3.7. Tỷ lệ bệnh nhân biết những thực phẩm lipid không tốt cho bệnh THA....19
Bảng 3.8. Tỷ lệ BN biết những thực phẩm glucid không tốt cho bệnh THA.............19
Bảng 3.9. Tỷ lệ BN biết những TP chất xơ, củ quả không tốt cho bệnh THA...........20
Bảng 3.10. Tỷ lệ bệnh nhân biết biết những thực phẩm chứa nhiều muối...............20
Bảng 3.11. Tỷ lệ bệnh nhân dùng lượng muối hằng ngày........................................21
Bảng 3.12. Tỷ lệ bệnh nhân thích thức ăn bảo quản lâu..........................................23
Bảng 3.19. Tỷ lệ bệnh nhân uống cà phê hàng ngày...............................................23
Bảng 3.13. Lượng cà phê uống hàng ngày..............................................................23
Bảng 3.14. Lượng bia/ rượu uống hàng ngày..........................................................24
Bảng 3.24. Nhận thức về vai trò của các loại thực phẩm trong bệnh THA..............25


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ bệnh nhân THA theo tuổi
.....................................................................................................................................
15
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ bệnh nhân THA theo giới................................................................
.....................................................................................................................................
15
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ bệnh nhân THA theo trình độ
.....................................................................................................................................
16.................................................................................................................................
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ bệnh nhân THA theo nghề nghiệp
.....................................................................................................................................
16
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ bệnh nhân có thói quen ăn mặn
.....................................................................................................................................

21
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ bệnh nhân thích ăn ngọt
.....................................................................................................................................
21
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ bệnh nhân thích ăn rau, củ, trái cây
.....................................................................................................................................
22
Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ bệnh nhân thích thức ăn rán/chiên
.....................................................................................................................................
22


Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ bệnh nhân uống cà phê hằng ngày
.....................................................................................................................................
23
Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ bệnh nhân uống bia/ rượu hàng ngày
.....................................................................................................................................
24
Biểu đồ 3.11. Thức ăn chế biến
.....................................................................................................................................
25


MỤC LỤC


9

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, tỷ lệ tăng huyết áp ở người trưởng thành

từ 18 tuổi trở lên là 20% ở phụ nữ và 24% ở nam giới. Căn bệnh này cũng gây ra 9,4
triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn thế giới. Tỷ lệ tăng huyết áp được dự báo sẽ tăng
lên 29,2% (1,5 tỷ người bệnh) vào năm 2025.
Theo GS.TS Nguyễn Lân Việt, Chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam, Việt Nam
hiện nay, cứ trung bình 10 người lớn có 4 người bị tăng huyết áp. Điều đáng nói là, tỷ
lệ người mắc tăng huyết áp gia tăng trong thời gian gần đây. Cụ thể, nếu như năm
2000 có khoảng 16,3% người lớn bị tăng huyết áp, thì đến năm 2009, tỷ lệ này tăng
lên 25,4%. Đến năm 2016, tỷ lệ này ở mức báo động đỏ với hơn 40% người lớn bị
tăng huyết áp.
Cho đến nay nhiều nghiên cứu dịch tễ học cho thấy một chế độ ăn hạn chế natri,
giàu canxi, kali và magie, kiểm soát việc uống rượu, không hút thuốc lá, năng lượng
ăn vào vừa phải có thể làm giảm tăng huyết áp. Ngoài chế độ điều trị dùng thuốc, việc
ăn uống hợp lý và hoạt động thể lực đúng cách đã trở thành một biện pháp không thể
thiếu để phòng và chữa bệnh tăng huyết áp. Ở người tăng huyết áp nếu ăn uống không
đúng thì thuốc hạ huyết áp cũng kém hiệu quả. Dinh dưỡng có thể tác động đến huyết
áp động mạch qua nhiều khâu, đặc biệt là lượng Natri, Kali, Can-xi, Magiê, thành
phần chất béo, đường..
Để tìm hiểu kiến thức và thái độ của người bệnh về chế độ ăn ở bệnh nhân tăng
huyết áp, tôi thực hiện đề tài “ Khảo sát kiến thức, thái độ, và thói quen về dinh dưỡng
của bệnh nhân tăng huyết áp tại Khoa Nội Tim Mạch, Bệnh viện Hoàn Mỹ-Đà Nẵng”
với 2 mục tiêu:
1. Khảo sát kiến thức và thái độ của bệnh nhân tăng huyết áp về các loại thực
phẩm sử dụng hằng ngày .
2. Khảo sát thói quen ăn uống bệnh nhân tăng huyết áp.


10

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1. Định nghĩa về huyết áp
Huyết áp là áp lực máu tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đến nuôi
dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp thể hiện bằng hai chỉ số: huyết áp tối đa và huyết
áp tối thiểu.
Theo JNC 7 (United States, Joint National committee) [5], [9].
- HA bình thường: < 120 mmHg/<80 mmHg.
- Tiền tăng huyết áp: 120 – 139 mmHg/ 80 – 89 mmHg.
- Tăng huyết áp: HA tối đa ≥ 140 mmHg và/hoặc HA tối thiểu ≥ 90 mmHg
- Tăng huyết áp độ 1: 140 – 159 mmHg/90 – 99 mmHg.
- Tăng huyết áp độ 2: ≥ 160 mmHg/ ≥100 mmHg.
Tăng huyết áp được chia làm 2 loại
- Tăng huyết áp tiên phát không rõ nguyên nhân, chiếm 90 – 95% trường hợp
tăng huyết áp [1].
- Tăng huyết áp thứ phát (có nguyên nhân) chiếm 5 – 10% trường hợp tăng huyết
áp [1].
2. Các yếu tố nguy cơ liên quan đến tăng huyết áp
Bệnh tăng huyết áp có khoảng 95% là không rõ nguyên nhân, còn gọi là THA
nguyên phát. Tuy nhiên có một số yếu tố nguy cơ liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến
bệnh THA như sau
2.1. Vai trò của ăn uống
2.1.1. Các loại thức ăn
+ Vai trò của muối ăn: Nhiều nghiên cứu dịch tễ học đã cho thấy ở các quần thể
có tập quán ăn mặn thì tỷ lệ người bị tăng huyết áp cao hơn hẳn so với các quần thể có
tập quán ăn nhạt hơn [19], [21].
Ví dụ: Người dân miền Bắc Nhật Bản trước đây ăn trung bình 25 - 30g muối/
ngày thì tỷ lệ tăng huyết áp đến 40%. Ngược lại ở miền Nam Nhật Bản, người ta ăn
khoảng 10g muối/ ngày thì tỷ lệ người tăng huyết áp chỉ vào khoảng 20% [19].


11


Thử nghiệm kiểm soát ngẫu nhiên ở bệnh nhân tăng huyết áp xác định chế độ ăn
giảm muối khoảng 80 - 100 mmol (4,7 - 4,8g) mỗi ngày khi lượng muối ăn vào khởi
đầu khoảng 180 mmol (10,5g) ngày sẽ giảm HATT trung bình 4 - 6 mmHg. Tuy nhiên
từng cá nhân có đáp ứng khác nhau đáng kể về chế độ kiêng muối [19].
Ăn nhiều muối, ion natri sẽ được chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn của thành
mạch máu gây tăng nước trong tế bào, tăng trương lực của thành mạch, gây co mạch,
tăng sức cản ngoại vi và tăng huyết áp .
Nhu cầu muối: người trưởng thành cần 10 - 15g muối/ ngày.
Khi có tăng huyết áp cần ăn chế độ giảm muối, nên ăn dưới 6g/ ngày.
Các thử nghiệm cho thấy rằng ăn nhiều muối (trên 14g/ ngày) sẽ gây tăng huyết
áp; trong khi ăn ít muối (dưới 1g/ ngày) gây giảm huyết áp động mạch.
+ Kali (potassium): kali chủ yếu ở trong tế bào và giữ vai trò quan trọng trong
các quá trình chuyển hoá ở đó. Tăng nồng độ kali trong cơ thể dẫn tới giảm nồng độ
natri và tăng bài xuất chất này ra khỏi cơ thể. Chế độ ăn giàu kali có thể là biện pháp
có hiệu quả trong trường hợp cần tăng bài niệu và bài xuất natri. Ngược lại với natri,
kali gây giãn mạch, do vậy làm giảm huyết áp. Lượng kali ăn vào cao giúp chống lại
tăng huyết áp và kiểm soát tốt HA ở bệnh nhân tăng huyết áp. Lượng kali ăn vào
không đủ có thể gây tăng huyết áp. Nếu hạ kali máu do dùng thuốc lợi tiểu cần bù kali
[19].
Nhu cầu: khoảng 50 - 90 mmol/ ngày.
Ở chế độ ăn hỗn hợp nhu cầu kali được thoả mãn hoàn toàn. Tuy vậy cũng dao
động theo mùa, lượng kali ở khẩu phần thấp ở các mùa nghèo rau quả. Rau quả, gạo,
khoai là nguồn cung cấp chính kali cho khẩu phần ăn.
+ Magiê (magnesium): giữ vai trò quan trọng trong điều hoà khả năng hưng phấn
hệ thống thần kinh. Magie có tính chất chống co cứng và giãn mạch [19].
Nhu cầu: người trưởng thành cần 500 mg magiê/ ngày.
Phụ nữ có thai cần: 925 mg/ ngày.
Phụ nữ cho con bú: 1250 mg/ ngày.
Trẻ < 3 tuổi: 140 mg/ ngày.

Nguồn magiê chính là các loại đậu đỗ, ngũ cốc: đậu nành 167 mg%, lúa mì 87
mg%, gạo 37 mg%, ở thịt không quá 15 mg%.


12

+ Can-xi (calcium): ion canxi đóng vai trò trong việc chỉ đạo co cơ trơn. Nhiều
nghiên cứu dịch tễ học chứng tỏ lượng can-xi ăn vào thấp thường đi kèm với tăng
huyết áp. Lượng can-xi ăn vào cao có thể hạ thấp được HA ở một số bệnh nhân tăng
huyết áp nhưng hiệu quả chỉ tối thiểu. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh có một sự
tương tác giữa can-xi ăn vào và sự nhạy cảm với muối đối với tăng huyết áp. Ăn nhiều
can-xi thì HA hạ ở người tăng huyết áp có nhạy cảm với muối [19].
Tuy nhiên cho đến nay chưa có nghiên cứu nào đề nghị cung cấp thêm can-xi để
hạ thấp HA.
Nhu cầu: theo Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) nhu cầu can-xi hàng ngày là:
0 - 1 tuổi: 500 - 600 mg.
>19 tuổi: 400 - 500 mg.
Phụ nữ có thai và cho con bú: 1000 - 1200mg.
Can-xi có khá nhiều trong thực phẩm, nhưng do tính chất khó đồng hoá nên chỉ
những thực phẩm trong đó tương quan can-xi với thành phần khác thuận lợi, can-xi
mới được sử dụng, tỷ lệ ca/ p: 1 - 1, 5, Ca/ Mg: 1 - 0, 7 là thuận lợi nhất cho hấp thu
can-xi.
Thông thường can-xi chỉ được hấp thu khoảng 30 - 40% từ khẩu phần ăn; đường
lactose ở sữa và vitamin D làm tăng hấp thu can-xi.
+ Cà phê: có thể làm tăng huyết áp cấp tính. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu dịch tễ
học cho thấy khả năng dung nạp đối với cà phê nhanh và không có liên quan trực tiếp
giữa cà phê và tăng huyết áp [19], [20].
+ Rượu: theo WHO/ ISH nên uống rượu ở mức trung bình. Nguy cơ bệnh mạch
vành dường như giảm ở người uống rượu đều đặn (1 - 3 lần), uống đúng “chuẩn” mỗi

ngày. Nhìn chung người uống rượu đều mỗi ngày, giảm được nguy cơ tử vong do bệnh
mạch vành từ 30 - 40% so với người không uống rượu. Tuy nhiên nếu uống lượng
rượu nhiều bằng 5 lần “chuẩn” mỗi ngày có hiện tượng tăng huyết áp sau ngừng rượu
cấp, có thể gây ra rối loạn tim mạch khác và kèm với tăng nguy cơ tai biến mạch máu
não (đặc biệt ngay sau khi uống) cũng như làm mức HA tăng cao hơn và nguy cơ cao
hơn với vài loại bệnh không phải mạch máu. Mỗi ngày chỉ nên uống 20 - 30g ethanol


13

ở nam và 10 - 20g ở nữ. Nguy cơ cao tai biến mạch máu não đi kèm với uống rượu
nhiều [19], [21].
+ Năng lượng của khẩu phần và các chất béo:
Tùy theo lứa tuổi, theo giới và tùy theo loại lao động mà nhu cầu năng lượng
khẩu phần khác nhau. Nếu ăn vào quá nhu cầu cơ thể nhất là ở người đứng tuổi và người già dễ mắc bệnh béo phì sẽ tạo điều kiện cho xơ vữa động mạch phát triển.
Nhu cầu trung bình ở trẻ em là 100 kcal/ kg cân nặng. Người lớn là 50 kcal/ kg
cân nặng.
Ăn nhiều mỡ động vật dẫn đến hậu rối loạn chuyển hóa lipid gây vữa xơ động
mạch. Trong 100 g mỡ lợn nước có 95mg cholesterol. Dầu thực vật hoàn toàn không
có cholesterol.
+ Viatmin C và các chất chống oxy hóa
Các chất chống oxy hóa như vitamin C, vitamin E, beta caroten( trong vỏ quả
nho, các loại dâu)… là những chất giúp bảo vệ tế bào của hệ tim và mạch máu, chống
hiện tượng tổn thương các acid nucleic, chống suy thoái và lão hóa tế bào từ đó giúp
làm giảm tốc độ tổn thương mạch máu, giúp hạn chế hiện tượng xơ vữa mạch máu và
tác dụng tốt lên huyết áp [19], [21].
+ Chất xơ
Chất xơ, nhất là các dạng xơ hòa tan, có tác dụng gia tăng nhu động ruột, giúp
hạn chế hấp thu chất béo nhất là cholesterol và giúp điều hòa gián tiếp tình trạng rối
loạn lipid máu. Chất xơ cũng giúp giảm HA gián tiếp thông qua giảm insulin máu. Các

nghiên cứu cho thấy việc bổ sung vào khẩu phần ăn 14 gam chất xơ /ngày có thể giúp
giảm 1,6 mmHg HA tâm trương [19], [21].
2.1.2. Chế độ ăn
2.1.2.1. Nguyên tắc chung(theo nghiên cứu của TS.Bs Vũ Thị Bắc Hà)
+ Ăn giảm muối hơn bình thường, nên sử dụng dưới 6g/ ngày.
+ Hạn chế calo đưa vào, nhất là với những người quá béo, những người không
béo chỉ nên ở mức 35 - 40 kcal/ kg cân nặng.
+ Giảm lipid trong khẩu phần nhất là với những người có vữa xơ động mạch, nên
ở mức 25 - 40g/ ngày. Nên dùng lipid thực vật tức là các loại dầu và các hạt có dầu.
+ Protein nên giữ ở mức 60-70g/ ngày, không nên ăn quá nhiều protein động vật.


14

+ Glucid: 300 - 350g/ ngày, nên dùng các hạt ngũ cốc không xay xát kỹ. Hạn chế
các loại đường và bánh kẹo.
+ Tỷ lệ % năng lượng giữa các chất:
- Protein: 12 - 15% năng lượng khẩu phần.
- Lipid: 15 - 20% năng lượng khẩu phần.
- Glucid: 65 - 70% năng lượng khẩu phần.
+ Không hút thuốc lá, vì nicotin làm co mạch ngoại vi.
+ Ăn nhiều rau xanh và trái cây, vì chứa nhiều kali, can-xi, magiê và các vitamin,
nhất là các loại rau quả giàu vitamin C, E, bêta caroten...
+ Nước uống vừa phải, nên uống chè sen, chè hoa hoè, nước râu ngô, nước rau
luộc.
2.1.2.2. Các thức ăn nên dùng
+ Gạo tẻ, gạo nếp, các loại khoai và các loại đậu đỗ, lạc, vừng.
+ Thịt ít mỡ như: thịt bò, thịt gà ta, thịt lợn nạc...
+ Trứng: Nên ăn trứng gà vì trứng gà có ít lipid hơn trứng vịt.
+ Sữa: nên ăn các loại sữa tách bơ, sữa đậu nành, sữa chua.

+ Cá, tôm, cua các loại.
+ Các loại rau củ, quả nên ăn nhiều.
+ Nên tăng cường ăn rau húng dổi, ăn tỏi hàng ngày.
2.1.2.3. Các loại thức ăn không nên dùng
+ Thịt nhiều mỡ, mỡ, nớc xơng thịt ninh, cá béo (cá mè).
+ Các loại phủ tạng: thận, óc, tim, gan, lòng... vì có nhiều cholesterol.
+ Nước chè đặc, cà phê, thuốc lá, ớt quá cay.
+ Các thức ăn muối mặn: cà mặn, da mặn...
+ Đường và các loại bánh, mứt, kẹo...
2.1.2.4. Thực đơn.
- Nguyên tắc chung
+ Giảm cân nếu có thừa cân béo phì
+ Hạn chế muối: lượng mắm muối, mì chính giảm = 1/ 2 bình thường.
+ Hạn chế chất béo đặc biệt là chất béo bão hòa và cholesterol
+ Gia tăng lượng rau và trái cây


15

+ Gia tăng thực phẩm giàu can-xi
+ Hạn chế chất cồn và thuốc lá
-Giá trị dinh dưỡng của thực đơn
+ Năng lượng: 1900 kcal.
+ Protein: 72,5 g (15%).
+ Lipid: 37 g (18%).
+ Glucid: 305 g (67%).
+ Chất xơ: 11 g.
2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố nguy cơ khác
+ Hút thuốc lá:
Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch và không nên sử dụng

thuốc lá dưới bất kỳ hình thức nào. Các tác giả cho rằng HA gia tăng đáng kể theo
từng điếu thuốc lá. Người hút thuốc sẽ không được bảo vệ đầy đủ khỏi nguy cơ tim
mạch dù có dùng thuốc chống tăng huyết áp [19], [20], [21].
+ Cân nặng: thừa cân béo phì có thể ảnh hưởng đến mức HA ngay từ nhỏ và là
yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp, giảm cân khoảng 5 kg giúp giảm được HA.
+ Hoạt động thể lực: tập thể dục thường xuyên như đi bộ nhanh hoặc bơi lội 30 35 phút, 3 - 4 lần/ tuần. Thể dục nhẹ nhàng như vậy có hiệu quả trong việc hạ HA hơn
là tập thể dục mạnh như chạy bộ và có thể hạ huyết áp tâm thu khoảng 4 - 8 mmHg,
nên tránh mang vác các vật nặng [19], [20], [21].
+ Yếu tố tâm lý và stress: yếu tố cá tính và stress cùng với lối sống ít lành mạnh
thường đi kèm với tăng huyết áp và yếu tố nguy cơ tim mạch gia tăng. Với ý nghĩa
như vậy, giúp cá nhân vượt qua stress có tác động quan trọng trên huyết áp. Kích xúc
về tâm lý có thể làm tăng huyết áp cấp, tuy nhiên điều trị thư giãn được nghiên cứu có
kiểm soát với hiệu quả không nhiều so với nhóm chứng. Một nghiên cứu ở ng ười Mỹ
gốc Châu Phi cho thấy có giảm HATT và HATTr trong 3 tháng [19], [20].
+ Tình trạng kinh tế xã hội: việc làm và thu nhập là yếu tố tiên đoán mạnh về
nguy cơ của hầu hết bệnh tim mạch thông thường. Trong nhiều nghiên cứu ở cộng
đồng Châu Âu cho thấy tình trạng kinh tế - xã hội thấp đi kèm với nguy cơ bệnh tim
mạch cao hơn [19].


16

Ở Mỹ, những người có thu nhập thấp dưới 18.500 đô la Mỹ năm 1980 có tỷ lệ tử
vong tim mạch 40% (lớn hơn tỉ lệ tử vong của những người có thu nhập trên 32.000 đô
la Mỹ) [19].
3. Mối liên quan giữa một số chất dinh dưỡng với tăng huyết áp
Mối tương quan giữa kali và tăng huyết áp: Từ những năm 80 nhiều nghiên cứu
trên thế giới đều khẳng định rằng chế độ ăn giàu kali có tác dụng hạ HA. Ở Việt Nam,
theo kết quả nghiên cứu của Viện dinh dưỡng thì chế độ ăn ít natri, giàu kali có tác
dụng hạ HA rõ rệt. Tác dụng hạ HA của kali có liên quan đến tác dụng tăng thải natri

qua đường niệu. Kali được phân bố rộng rãi trong thực phẩm và thay đổi khác nhau
tùy theo nhóm thực phẩm: Một khẩu phần ăn trung bình cung cấp kali 2,5 - 3,0 g/
ngày. Nhóm rau quả cung cấp nhiều kali nhất (Khoai tây, su hào, bí đao...). Sữa cũng
chứa nhiều tiếp đến là thịt, trứng, sản phẩm ngũ cốc và các loại rau khác. Lựa chọn các
thực phẩm giàu kali (theo bảng thành phần hóa học thức ăn Việt Nam) và áp dụng chế
độ ăn giàu Kali (khoảng 4 - 5 g/ ngày) có thể kiểm soát HA [21].
Mối tương quan giữa can-xi và THA: Mối tương quan giữa can-xi ăn vào và
THA được chú ý đầu tiên bắt nguồn từ nghiên cứu dịch tễ học ở các nước phương Tây.
Tác dụng của “nước nặng” có thể phòng được các bệnh về tim mạch. Cũng như kali sự
thiếu hụt can-xi trong thức ăn có kết hợp với tăng tỷ lệ bị THA. Nhiều tác giả cho rằng
chế độ ăn nhiều can-xi( 1000 - 1500 mg Ca/ ngày) có tác dụng ngăn chặn THA của chế
độ ăn nhiều muối. Ăn nhiều can-xi thì HA hạ ở người THA có nhạy cảm với muối
[21].
Mối tương quan giữa magie và THA: Những gợi ý sớm về vai trò của Mg trong
THA khi có những báo cáo cho rằng nước cứng (có nhiều can-xi và Mg) có liên quan
với tỷ lệ tử vong thấp do các bệnh tim mạch. Những nghiên cứu cắt ngang và theo dõi
chiều dọc đều cho thấy vai trò của chế độ ăn giàu magnesi liên quan với hạ thấp HA
[21]
Vai trò của chất béo trong khẩu phần ăn với THA: Những nghiên cứu ở Châu Âu
từ những năm 80, 90 cho thấy có mối liên quan dương tính giữa acid béo no và huyết
áp. Trong thử nghiệm lâm sàng cho thấy khi giảm tổng số chất béo từ 38 - 40% năng
lượng khẩu phần xuống 20 - 25% hoặc tăng tỷ số giữa acid béo không no và acid béo
no từ 0,2 lên 1 cho thấy HA giảm rõ ràng. Thử nghiệm lâm sàng cho thấy khi bổ sung


17

cá, dầu cá, dầu ngô cho thấy HA giảm rõ ràng. Đó là vai trò của các acid béo không no
n-3 và n-6. Ngoài ra chế độ ăn nhiều cholesterol có liên quan với THA [21].
Acid folic: muối folate là một đồng yếu tố quan trọng trong tổng hợp nitric

oxide. Nghiên cứu cho thấy ở phụ nữ dùng folate cung cấp từ thực phẩm và bổ sung
≥1000 µg/ ngày thì chỉ có 1/3 nguy cơ diễn tiến THA so với phụ nữ chỉ cung cấp
lượng folate là 200 µg/ ngày [21].
Vitamin C: Với người bị THA có thể có thiếu hụt Vitamin C và khi cung cấp
nhiều vitamin C trong chế độ ăn hay bổ sung có liên quan đến làm giảm HA. Tuy
nhiên, nghiên cứu chưa cho thấy rõ ràng cung cấp lượng Vitamin C 500mg hoặc hơn
có ảnh hưởng làm hạ thấp HA [21].
4. Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn: DASH (Kế hoạch hướng dẫn chế độ ăn của Mỹ
nhằm kiểm soát THA)
Là chế độ ăn chứa nhiều trái cây, chất xơ, ít chất béo, ít natri nhằm mục đích hạ
huyết áp, giảm cholesterol, giảm cân và cải thiện độ nhạy cảm của insulin.
CHẾ ĐỘ ĂN NGĂN NGỪA CAO HUYẾT ÁP DASH
Nhóm thực phẩm
Liều dùng
Đơn vị tính
hằng ngày
Ngũ cốc nguyên hạt và 7- 8 lần/ tuần

1 lát bánh mỳ

các chế phẩm (chứa chất

30g ngũ cốc

bột đường và chất xơ)
Rau xanh (chứa nhiều 4- 5 lần/ tuần

½ chén cơm, pasta, hoặc ngũ cốc
1 chén lá rau xanh


kali, magiê và chất xơ)

½ chén rau đã cắt hoặc rau đã
nấu chín

Rau xanh (chứa nhiều 4- 5 lần/ tuần

½ ly nước ép rau xanh
1 trái cây trung bình

kali, magiê và chất xơ)

¼ ly trái cây khô
½ ly trái cây tươi, trái cây đông
lạnh hoặc đóng hộp

Sữa ít béo hoặc không 2- 3 lần/ tuần

½ ly nước trái cây
1 ly sữa hoặc sữa chua

béo và các chế phẩm

3/2 ly phô mai

(chứa

nhiều

can-xi,


protein, kali và magie)


18

Thịt nạc, thịt lợn và cá 2 hoặc ít hơn

30g thịt nạc đã nấu chín, thịt lợn

(chứa protein và magie)

hoặc cá

Các loại hạt và đậu (chứa 7- 5 lần/ tuần

1 quả trứng
1/3 cốc hay 45 g hạt

magie, kali, protein, chất

2 thìa cà phê bơ đậu phộng

xơ)

2 thìa cà phê hoặc 15g hạt
½ cốc đậu nấu chín (đậu khô

Chất béo và dầu


2- 3 lần/ tuần

hoặc đậu hà lan)
1 muỗng cà phê bơ thực vật mềm
1 muỗng cà phê dầu thực vật 1
muỗng canh sốt mayonnaise 2
muỗng canh dầu trộn đậu nành

Chất ngọt và đường

5

lần/

hoặc ít hơn

tuần


19

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện trên 140 bệnh nhân được chẩn đoán tăng huyết áp đang
điều trị nội trú tại Khoa Nội Tim Mạch Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng từ tháng 1/ 2019
đến tháng 3/ 2019
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
- BN được chẩn đoán THA đơn thuần đang điều trị tại khoa.
- Người có khả năng giao tiếp được.

- Người đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Người có khiếm khuyết khả năng nghe nói
- Người không đồng ý tham gia phỏng vấn
- Người quá mệt không thể trả lời phỏng vấn
- Người có bệnh phối hợp khác: suy thận, tai biến mạch máu não…
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang
2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu
Cỡ mẫu được tính theo công thức ước lượng một tỷ lệ:

n = Z 1-α/2
2

p (1 − P)
d2

Trong đó:
n: số lượng mẫu nghiên cứu.
Z(1-α/2) = 1, 96 với độ tin cậy 95%.
p = Tỷ lệ hiểu biết của bệnh nhân về THA, p= 0,5 ( Tạ Văn Trầm) [13]
d = 0, 10 với độ chính xác mong muốn 95%
Thay các giá trị vào công thức trên ta có:

n = Z 1-α/2
2

p (1 − p )
d2


0,50(0,50)
0,10 2
n = 3, 84
=97


20

Nghiên cứu tôi tiến hành trên cỡ mẫu 140 bệnh nhân THA.
2.2.3. Các biến nghiên cứu
2.2.3.1. Biến độc lập
Tuổi: phân 04 nhóm tuổi ( <40; 41-50; 51-60; >60)
Giới: nam và nữ
Dân tộc: Kinh và dân tộc khác
Trình độ học vấn: Mù chữ, Tiểu học, THCS, THPT/ TCCN, CĐ/ ĐH/sau ĐH
Nghề nghiệp hiện tại: Nông dân, CBVC, Công nhân, buôn bán, hưu trí, khác
BMI: thiếu cân: <18, 5; bình thường:18, 5-22, 9; thừa cân: 23-24, 9; béo phì độ
I: 25-29, 9; béo phì độ II: ≥ 30
Phân độ huyết áp (theo WHO):
Phân độ

Huyết áp (mmHg)
Tâm thu (TT)

Tâm trương (TTr)

THA độ I (nhẹ)

140-159


90-99

THA độ II (trung bình)

160-179

100-109

≥ 180

≥ 110

THA độ III (nặng)

Tình trạng gia đình: sống đơn thân, sống cùng gia đình
2.2.3.2. Biến phụ thuộc
Kiến thức
- Tỉ lệ hiểu biết đúng về các loại thực phẩm có lợi cho người THA: chất xơ,
kali, giảm muối, giàu can-xi, nhiều vitamin C, acid folic.
- Tỉ lệ hiểu biết đúng về các loại thực phẩm không có lợi cho người THA: nhiều
chất béo, nhiều Na, ít kali, ít chất xơ, chất kích thích như cà phê, rượu bia.
- Tỉ lệ hiểu biết đúng về về nhóm năng lượng: dựa vào số lượng thực phẩm tính
tỷ lệ về nhóm protein, lipid, glucid đạt và không đạt
- Protein: 12 - 15% năng lượng khẩu phần.
- Lipid: 15 - 20% năng lượng khẩu phần.
- Glucid: 65 - 70% năng lượng khẩu phần.


21


- Tỷ lệ nhóm bệnh nhân về sử dụng muối: <6g/ ngày và 6-11g/ ngày, ≥ 12g/
ngày
- Tỷ lệ % nhóm bệnh nhân sử dụng cà phê trong ngày
- Tỷ lệ % nhóm bệnh nhân sử dụng rượu và/ hoặc bia trong ngày (tính theo
chuẩn)
Thái độ:
Thái độ thích và không thích các loại thức ăn như đã nêu trên (hai nhóm thức ăn
lợi và không có lợi)
Thái độ đồng tình/ không đồng tình chế độ ăn giảm muối
Thái độ thích và không thích ăn trái cây
Thái độ thích và không thích ăn rau
Thói quen ăn uống có lợi và không có lợi thường ngày
Kiểu chế biến thức ăn, thời gian ăn trong ngày
Sử dụng chất kích thích như cà phê, rượu bia hàng ngày
Sử dụng rau củ quả
Sử dụng sữa và chế phẩm sữa
2.2.4. Cách tiến hành
Bước 1: Lập phiếu điều tra theo nội dung và mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Bước 2: Thu thập số liệu dựa vào phiếu điều tra
Bước 3: Xử lí số liệu và tiến hành viết báo cáo.
Tiến hành phỏng vấn trực tiếp tất cả những đối tượng được chẩn đoán tăng
huyết áp thông qua bộ câu hỏi về các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng.
2.2.5. Phương pháp phân tích và xử lí số liệu
Theo phân tích phần mềm SPSS 20.0.
Tất cả các biến sẽ được mô tả bằng các sử dụng thống kê mô tả
Kết quả báo cáo trình bày dưới dạng tỉ lệ phần trăm, lập bảng, vẽ biểu đồ.
2.3. Đạo đức trong nghiên cứu khoa học
Khóa luận nghiên cứu thông qua Hội đồng Khoa học và y đức của khoa và của
trường Đại học Đông Á.



22

Đối tượng nghiên cứu đã được giải thích rõ ràng về mục đích và nội dung
nghiên cứu trước khi tiến hành phát phiếu điều tra và chỉ tiến hành khi có sự chấp nhận
hợp tác tham gia của đối tượng nghiên cứu.
Nguyên tắc bí mật thông tin rất được coi trọng. Các thông tin trong phiếu được
bảo đảm tuyệt đối bí mật.
Tôi cam kết các số liệu, thông tin thu thập được chỉ phục vụ cho mục đích
nghiên cứu, không phục vụ cho mục đích nào khác.


23

Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua nghiên cứu điều tra kiến thức, thái độ và thói quen về dinh dưỡng của 140
bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị tại Khoa Nội Tim Mạch, Bệnh Viện Hoàn MỹĐà Nẵng
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
3.1.1. Phân bố theo tuổi của bệnh nhân THA
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ bệnh nhân THA theo tuổi
Nhóm bệnh nhân THA > 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (65%).
3.1.2. Phân bố theo giới của bệnh nhân THA
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ bệnh nhân THA theo giới
Bệnh nhân nữ chiếm 74,3% .
3.1.3. Trình độ học vấn
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ bệnh nhân THA theo trình độ
Tỉ lệ nhóm tiểu học chiếm cao nhất 42,1%.
3.1.4. Phân bố bệnh nhân THA theo nghề nghiệp



24

Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ bệnh nhân THA theo nghề nghiệp
Tỉ lệ nhóm hưu trí chiếm cao nhất 35,7%.

3.1.5. Chỉ số BMI của đối tượng THA
Bảng 3.1. Chỉ số bệnh nhân THA theo BMI (theo WHO và dành riêng cho người
Châu Á)
BMI

n

%

Bình thường (18,5 ≤ BMI ≤ 22,99)

79

56,4

Thừa cân (23 ≤ BMI ≤ 24.99)

40

28,6

Béo phì (BMI > 25)

21


15,0

Tổng

140

100

Tỉ lệ nhóm có BMI <23 chiếm 56,4%, béo phì chiếm 15%.
3.2. Kiến thức và thái độ của bệnh nhân về các loại thực phẩm sử dụng hằng
ngày
3.2.1. Kiến thức
3.2.1.1. Hiểu biết những thực phẩm (protein) có lợi cho bệnh THA
Bảng 3.2. Tỷ lệ bệnh nhân biết những thực phẩm protein có lợi cho bệnh THA
Thực phẩm protein có lợi

n

%

Thịt gà ta, cá thu, cá ngừ, cá hồi

101

72,1

Đậu tương, phụng, lạc, vừng

90


64,3

Sữa ít béo hoặc không béo

85

60,7

Không biết

12

8,6

cho bệnh THA


25

72,1% bệnh nhân THA cho rằng thịt gà ta, cá thu, cá ngừ, cá hồi có lợi cho
bệnh THA; 64,3% là đậu tương, phụng, lạc, vừng; và 60,7% là sữa ít béo hoặc không
béo.


×