Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

XÂY DỰNG và sử DỤNG hệ THỐNG tư LIỆU điện tử TRONG dạy học địa lí lớp 12 ở TRƯỜNG THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.98 MB, 65 trang )

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG TƯ LIỆU
ĐIỆN TỬ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 12 Ở
TRƯỜNG THPT


- Yêu cầu và nguyên tắc của việc xây dựng và sử dụng hệ
thống tư liệu điện tử trong dạy học môn Địa lí lớp 12 ở trường
THPT
- Yêu cầu
Hệ thống tư liệu điện tử trong dạy học địa lí lớp 12 được
thiết kế nhằm hỗ trợ giáo viên và học sinh có được một bộ tài liệu
tham khảo phù hợp, đáng tin cậy cho từng bài học hoặc từng
mảng kiến thức địa lí lớp 12. Nhờ có hệ thống tư liệu học tập này,
học sinh có thể chủ động học tập ở nhà, ở trên lớp, học với nhóm
bạn, thậm chí tự học độc lập một cách hiệu quả. Vì vậy, hệ thống
tư liệu cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Hệ thống tư liệu điện tử địa lí phải đảm bảo được những
kiến thức địa lí cơ bản, hiện đại, cập nhật, phù hợp với điều kiện
thực tế của nước ta và xu thế phát triển chung của thế giới. Qua đó
nhằm trang bị cho HS toàn diện những kiến thức cần thiết cả về
mặt lí luận và thực tiễn.
- Tư liệu điện tử phải đơn giản, dễ sử dụng, có tính phổ cập
cao, thông dụng cho mọi loại máy tính. Các tư liệu có khả năng
phổ biến rộng, không đòi hỏi người sử dụng phải có kiến thức cao
về tin học, trái lại, người sử dụng chỉ cần có kiến thức cơ bản về
tin học, sử dụng chính xác các thao tác được hướng dẫn là có thể
sử dụng một cách có hiệu quả.


- Hệ thống tư liệu dạy học điện tử nhằm hỗ trợ dạy học ở tất
cả các khâu và có tính tương tác cao, bao gồm: tương tác giữa


người với máy (người sử dụng với thiết bị, phần mềm); tương tác
giữa người dạy, người học với đối tượng học tập (giáo án, ngân
hàng câu hỏi, hệ thống bản đồ, video,...); tương tác giữa giáo viên
với học sinh, giữa học sinh với học sinh (thông qua các diễn đàn,
chức năng chating,...).
- Hệ thống tư liệu điện tử dùng trong dạy học địa lí lớp 12
phải phục vụ đổi mới phương pháp trong dạy học địa lí theo
hướng tích cực, góp phần nâng cao chất lượng và phát triển năng
lực học sinh.
- Nguyên tắc
Với định hướng mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học địa
lí lớp 12 ở trường THPT, bồi dưỡng năng lực tự học ở học sinh,
việc xây dựng hệ thống tư liệu điện tử trong dạy học luôn phải
bám sát 5 nguyên tắc sau:
- Hệ thống tư liệu điện tử dạy học phải đảm bảo tính định
hướng vào nội dung
Mục tiêu của việc xây dựng hệ thống tư liệu điện tử là phục
vụ dạy học chương trình địa lí 12 ở trường THPT nên đòi hỏi
nguồn tài nguyên tạo ra phải phục vụ các mục tiêu giáo dục. Các
sản phẩm được thiết kế, xây dựng phải được định hướng vào một
mục tiêu cụ thể theo chuẩn kiến thức kĩ năng của bài học, tránh


tình trạng dàn trải, lan man gây nhiễu đối với học sinh. Trước khi
thiết kế một loại hình tư liệu nào đó, tác giả phải xác định rõ trọng
tâm về kiến thức, lựa chọn loại hình thể hiện phù hợp (bản đồ,
video, bài giảng,...), vì không phải bất cứ một hình thức tư liệu
nào cũng có thể chứa đựng được đầy đủ các loại thông tin. Ví dụ,
đối với tư liệu dạy học là bản đồ thì khả năng chủ yếu của nó là
thể hiện sự phân bố không gian lãnh thổ của sự vật, hiện tượng,

nhưng khi muốn thể hiện sự biến động của một chuỗi số liệu theo
thời gian chúng ta lại phải lựa chọn thể hiện bằng các biểu đồ
động.
- Nguồn tài nguyên cơ sở dữ liệu phải đảm bảo tính chính xác,
khoa học
Nguyên tắc trên được thể hiện xuyên suốt từ khâu hình thành
ý tưởng, thiết kế sơ đồ cấu trúc tài liệu cho đến khâu xây dựng
nguồn tài nguyên cho hệ thống tư liệu điện tử. Cụ thể:
Các bài giảng dạng PowerPoint: cần được xây dựng theo
nội dung từng bài học, có tính chất định hướng người học vào các
nội dung trọng tâm, bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng và sách giáo
khoa hiện hành. Các bài giảng này được thiết kế theo hướng dạy
học tích cực, hạn chế tối đa nội dung dạng chữ, tăng cường kênh
hình để gợi mở tư duy sáng tạo của người học. Ngoài ra, đối với
mỗi bài học, tác giả cũng sưu tầm thêm các bài giảng (có kiểm


định chất lượng) để làm phong phú thêm nội dung và giúp người
học được tiếp cận bài học dưới nhiều góc độ khác nhau.
Tài liệu tham khảo: được tác giả lựa chọn phù hợp với nội
dung chương trình và khả năng nhận thức của người học. Đây là
các đầu sách, giáo trình đã được số hóa của các tác giả và các nhà
xuất bản uy tín, mục đích là cung cấp cho học sinh các nguồn tài
nguyên tham khảo dồi dào, để người học hình thành thói quen tiếp
cận tri thức từ các góc độ khác nhau nhằm phát triển tư duy phản
biện ở người học.
Video clip: bao gồm các đoạn video được sưu tầm, chỉnh sửa
cho phù hợp với nội dung bài học; các đoạn video là các bài
giảng, các thuyết minh dựa trên các biểu đồ động với chất lượng
âm thanh, hình ảnh cao mang lại trải nghiệm học tập mới mẻ cho

học sinh. Ở đây, tác giả đã cố gắng sưu tầm các bản tin dự báo
thời tiết nhằm mô phỏng một số hiện tượng tự nhiên của Việt
Nam, hay sử dụng và chỉnh sửa các video có sẵn để tạo nên các
bài giảng có độ dài phù hợp nhằm nhấn mạnh một nội dung trọng
tâm trong bài học giúp học sinh định hướng tốt hơn trong quá
trình tự học.
Bản đồ: được thiết kế một cách chi tiết nhằm minh họa cho
nội dung học tập có tính trừu tượng trong chương trình, đặc biệt
các bản đồ về tự nhiên Việt Nam, các bản đồ phân bố dân cư, bản
đồ thể hiện các chỉ tiêu kinh tế của các ngành và các vùng kinh tế.


Câu hỏi trắc nghiệm: được thiết kế theo từng chủ đề của
môn học, với hệ thống câu hỏi phong phú nhằm đánh giá mức độ
tiếp thu kiến thức của học sinh, giúp các em có khả năng tự đánh
giá trong quá trình học tập đơn độc, từ đó có thể tự điều chỉnh
việc học tập của bản thân.
Ngoài ra, hệ thống tư liệu còn cung cấp thêm các tài nguyên
tham khảo liên quan đến kiến thức môn học, là các công trình
nghiên cứu, các bài báo khoa học, các sách chuyên khảo nhằm
làm giàu thêm nguồn tài nguyên tham khảo cho người học.
- Hệ thống tư liệu điện tử dạy học phải đảm bảo tính sư
phạm
Hệ thống tư liệu điện tử được xây dựng ngoài mục đích cung
cấp thông tin, còn phải tạo ra được một môi trường sư phạm, kích
thích sự hứng thú và tư duy sáng tạo của người học. Cụ thể:
Nội dung, cấu trúc của hệ thống tư liệu phải đơn giản, dễ
hiểu giúp cho người học có thể dễ dàng khai thác các nguồn thông
tin phục vụ cho việc học tập và mở rộng kiến thức. Dạy học trên
nền tảng tư liệu điện tử, giáo viên sẽ phát huy được vai trò là

người hướng dẫn, điều hành các hoạt động học tập của học sinh;
còn học sinh sẽ là người chủ động lĩnh hội tri thức, độc lập suy
nghĩ và tự kiến tạo nên nguồn tri thức của riêng mình.
Với nguồn tài nguyên phong phú, hệ thống tư liệu điện tử
dạy học với chức năng tích hợp và dùng chung cần tạo ra một môi
trường học tập có tính tương tác cao, một cộng đồng học tập năng


động. Ở đó, học sinh được khuyến khích đưa ra ý kiến của bản
thân, được tham gia tranh luận với bạn bè và thầy cô mà không
gặp bất cứ trở ngại nào về mặt tâm lí. Thông qua đó, học sinh sẽ
được phát triển đầy đủ các kĩ năng như kĩ năng tranh luận với đám
đông, kĩ năng chia sẻ thông tin,...
Điều đặc biệt, hệ thống tư liệu điện tử dạy học cần được tích
hợp chức năng kiểm tra, đánh giá để giúp ích cho quá trình giảng
dạy của giáo viên và quá trình tự kiểm tra, đánh giá của học sinh.
Nguồn câu hỏi trắc nghiệm được thiết kế đa dạng, có trọng tâm sẽ
giúp giáo viên tiến hành đánh giá mức độ nhận thức của học sinh
để kịp thời điều chỉnh hoạt động giảng dạy; học sinh sẽ có cơ hội
tự đánh giá hiệu quả học tập của bản thân để tự điều chỉnh cách
học cho hiệu quả hơn.
- Hệ thống tư liệu điện tử phải đảm bảo yêu cầu về mặt kĩ
thuật, công nghệ
Giao diện của hệ thống tư liệu điện tử cần được thiết kế một
cách thân thiện, hài hòa, đơn giản, tránh việc lạm dụng các hiệu
ứng nhấp nháy, màu sắc, âm thanh gây mất tập trung cho người
học. Việc xây dựng hệ thống tư liệu điện tử phải đảm bảo đồng bộ
từ nội dung đến giao diện, giúp cho việc truy cập dễ dàng, thuận
lợi.
Khi tiến hành thiết kế tư liệu, cần chú ý đảm bảo tính thẩm

mĩ về hình thức: màu sắc của nền, font chữ, cỡ chữ. Màu sắc lựa


chọn cần hài hòa, nên dùng các font chữ đậm, rõ và gọn, hạn chế
dùng các font chữ có đuôi; cỡ chữ không nên quá nhỏ, thường
được khuyên sử dụng là cỡ chữ trên 20. Đặc biệt, những tranh
ảnh, hình vẽ, đoạn phim minh họa mờ nhạt, không rõ ràng thì
không nên sử dụng vì chúng không có tác dụng cung cấp thông tin
chính xác.
- Hệ thống tư liệu điện tử phải tạo ra môi trường học tập mở
và thuận tiện trong sử dụng
Tư liệu điện tử phải được thiết kế nhằm tạo ra một môi
trường học tập mở, ở đó mọi người được trao đổi, tranh luận, chia
sẻ với nhau về nhiều chủ đề bài học nên cần cung cấp nhiều công
cụ giao tiếp như các diễn đàn thảo luận, các phương thức trao đổi
trực tiếp (online), gián tiếp (offline),... Lúc này, hệ thống tư liệu
điện tử sẽ giống như một không gian lớp học, mọi người có thể
trao đổi trực tiếp nhờ chức năng Voice hay các dòng tin nhắn của
Messege.
Chức năng tương tác được cụ thể hóa trong việc học sinh có
thể tiến hành mọi thao tác trên hệ thống tư liệu điện tử, từ việc tra
cứu thông tin, xem sách tham khảo, khai thác các bài giảng được
thiết kế sẵn cho đến việc trực tiếp tương tác làm các bài tập trắc
nghiệm khách quan. Như vậy, hệ thống tư liệu điện tử sẽ tạo ra
một môi trường học tập có tính tương tác cao, ở đó học sinh
không chỉ đọc và xem mà còn có thể thao tác trên các tài liệu,


chức năng này phục vụ cho cả giáo viên và học sinh, hướng tới
việc hỗ trợ cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, giúp học

sinh phát triển kĩ năng tự học.


- Quy trình xây dựng hệ thống tư liệu điện tử trong dạy
học địa lí lớp 12 ở trường THPT
Việc xây dựng hệ thống tư liệu điện tử bao gồm các bước
sau:

Xác định mục tiêu, yêu cầu
Bước 1
Bước 1
Bước 2
Bước 2
Bước 3
Bước 3
Bước 4

Xây dựng kịch bản cấu trúc CSDL và lựa chọn công cụ
Xác định mục tiêu, yêu cầu
thiết kế

Xây dựng nội dung CSDL – tài nguyên học tập
Xây dựng kịch bản cấu trúc CSDL và lựa chọn công cụ thiết kế
Thiếtdựng
kế giao
Xây
nội diện
dungngười
CSDLdùng
– tài nguyên học tập


Bước 4
Bước 5

Thiết kế giao diện người dùng
Thử nghiệm, đánh giá
diện người dùng

Bước 5

Thử nghiệm, đánh giá


Bước 1: Xác định mục tiêu, yêu cầu
Người thiết kế cần xác định rõ đối tượng sử dụng, nội dung
chương trình, mục tiêu cần đạt, chính vì vậy việc xây dựng hệ
thống tư liệu điện tử trong dạy học Địa lí lớp 12 ở trườngTHPT
cần bám sát mục tiêu, nội dung chương trình hiện hành. Khi thiết
kế một tư liệu tham khảo sẽ phải đảm bảo những mục tiêu đầu ra
theo đúng chuẩn kiến thức kĩ năng.
Đồng thời, hệ thống tư liệu điện tử dạy học Địa lí lớp 12 cần
đạt các yêu cầu về sự đa dạng của nguồn tài liệu, tính chính xác về
nội dung và sự phong phú trong hình thức thể hiện. Mỗi kiểu tư
liệu (hình ảnh, bài giảng, video, bản đồ,…) phải góp phần cung
cấp một nguồn thông tin nào đó hoặc phát triển ở học sinh một kĩ
năng địa lí cần thiết. Hệ thống tư liệu này có thể đáp ứng nhu cầu
của nhiều đối tượng sử dụng (giáo viên, học sinh), có thể truy cập
dễ dàng, có tính tương tác cao và có thể dễ dàng chia sẻ.
Bước 2: Xây dựng kịch bản cấu trúc CSDL và lựa chọn
công cụ thiết kế tư liệu điện tử

Việc xây dựng hệ thống tư liệu điện tử trong dạy học đòi hỏi
người thiết kế phải có hiểu biết về đặc trưng của môn học để có
thể lựa chọn các loại tài nguyên thích hợp. Đối với môn Địa lí –
một môn học có tính không gian và thời gian thì đòi hỏi các tư
liệu hỗ trợ dạy học phải giúp người học có khả năng nhận biết tốt


về sự phát triển của đối tượng địa lí theo hai hướng trên. Vì vậy,
việc xây dựng kịch bản chi tiết là rất cần thiết trước khi tiến hành
xây dựng hệ thống tài nguyên phục vụ học tập.
Trong hệ thống các nguồn tài nguyên có thể khai thác để
phục vụ cho hoạt động dạy học Địa lí, chúng ta nên lựa chọn các
loại bản đồ (bản đồ 2D, 3D) có tính trực quan cao và các tư liệu
video để hỗ trợ việc phát triển tư duy không gian cho người học,
đồng thời hệ thống biểu đồ, tranh ảnh sẽ là nguồn học liệu giúp
học sinh tư duy tốt về sự phát triển của các đối tượng địa lí theo
thời gian. Bên cạnh đó, người thiết kế cũng cần cung cấp vào kho
tài nguyên một hệ thống bài giảng (thiết kế dưới dạng word hoặc
powerpoint) có tính chất định hướng nội dung cho người học,
tránh tình trạng người học bị đưa vào một ma trận tri thức.
Như vậy, việc phân tích đặc thù bộ môn sẽ giúp người thiết
kế có thể đưa ra các lựa chọn tối ưu cho kho tài nguyên của mình.
Việc tiếp theo là lựa chọn các công cụ phù hợp cho việc thiết kế.
Hiện nay có nhiều công cụ được cung cấp miễn phí để chúng ta có
thể dễ dàng thiết kế video, bài giảng, bản đồ, biểu đồ,… Việc lựa
chọn loại công cụ nào sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố: điều kiện cơ
sở vật chất, trình độ, kĩ năng công nghệ thông tin,…
Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả đã lựa chọn các công
cụ sau cho việc thiết kế cơ sở dữ liệu:
- Thiết kế bài giảng điện tử: MS powerpoint

- Thiết kế bản đồ 3D: phần mềm Photoshop CC+ 2014


- Thiết kế hình ảnh: phần mềm trực tuyến Canva
- Thiết kế biểu đồ động: phần mềm MS excel
- Thiết kế website: Google site
Ngoài ra, chúng ta có thể khai thác trên internet một hệ
thống video, hình ảnh, bản đồ có chất lượng cao lại phù hợp cho
mục đích dạy học, đây là một nguồn tài nguyên sẵn có, không mất
phí với những ý tưởng nội dung tốt làm phong phú thêm kho tài
nguyên của hệ thống tư liệu điện tử.
Bước 3: Xây dựng nội dung CSDL – tài nguyên học tập
Tư tưởng chủ đạo trong thiết kế hệ thống tư liệu điện tử phục
vụ dạy học Địa lí 12 ở trường THPT là theo định hướng phát triển
năng lực người học. Vì vậy, kĩ thuật xây dựng các tư liệu phải
đảm bảo yêu cầu của việc dạy học nêu vấn đề, kích thích sự tò
mò, hứng thú của người học. Dựa vào các tư liệu được cung cấp
trên hệ thống, người học có thể tiến hành tự học ở nhà, có thể làm
việc nhóm, sử dụng các tư liệu để thuyết minh cho kiến thức đã
học, hoặc đào sâu, mở rộng kiến thức.
Bám sát vào quan điểm trên, nguồn tài nguyên học tập trên
hệ thống phải được xây dựng hoặc lựa chọn trên nguyên tắc: mỗi
tài nguyên phải đạt được một (hay một vài) mục tiêu học tập cụ
thể, nội dung phải trọng tâm, có khả năng hướng dẫn học sinh
cách thức, phương pháp tiếp cận tri thức, tức là phát triển năng lực
ở người học.
Bài giảng điện tử


Hệ thống bài giảng điện tử được thiết kế dưới dạng slide dựa

trên cơ sở chủ đạo là sách giáo khoa Địa lí 12 – ban cơ bản. Tư
tưởng chủ đạo trong thiết kế bài giảng là tạo ra một kênh cung cấp
kiến thức chính thống, cơ bản và đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ
năng. Các bài giảng được soạn theo phương pháp tích cực, trong
đó kiến thức được sắp xếp thành từng vấn đề, hạn chế tối đa kênh
chữ, chủ đạo cung cấp các sơ đồ, hình ảnh.
Công cụ để thiết kế bài giảng điện tử là phần mềm MS
powerpoint, đây là một ứng dụng văn phòng dùng để thiết kế các
bài trình chiếu khá hữu ích và phổ biến. Việc thiết kế bài giảng
trên công cụ này đã trở lên quen thuộc với hầu hết các giáo viên.
Các bài giảng
điện tử được thiết
kế theo nội dung
từng bài học và
được sắp xếp thành
từng chủ đề. Khi
đưa

lên

website,

nội dung của thanh
menu

bài

giảng

điện tử được cấu

trúc thành 4 menu

- Cấu trúc trang bài giảng điện tử


con tương ứng với
4 chủ đề
trong nội dung chương trình Địa lí 12 – ban cơ bản: địa lí tự
nhiên, địa lí dân cư, địa lí các ngành kinh tế và địa lí các vùng
kinh tế. Điều này giúp cho người học định hướng tìm kiếm trên
website một cách dễ dàng.
Bản đồ 3D
Để thiết kế được các bản đồ 3D cần sự hỗ trợ của phần mềm
Photoshop CC 2014 có tích hợp thêm tool ứng dụng 3D map
generator – terrain. Việc thiết kế một bản đồ 3D cần trải qua 4
bước sau:
Bước 1: Copy bản đồ vệ tinh từ Google map, lưu đường dẫn
của bản đồ vào phần mềm photoshop.

- Khai thác bản đồ vệ tinh làm cơ sở dữ liệu
cho việc vẽ bản đồ 3D


Bước 2: Xếp chồng các layer, giới hạn phạm vi vẽ bản đồ,
lựa chọn các thông số về độ cao, độ tương phản rồi chạy chương
trình chuyển từ bản đồ vệ tinh thành bản đồ 3D.

- Các thao tác chuyển từ bản đồ vệ tinh sang bản đồ 3D
Bước 3: Chỉnh màu sắc, chỉnh nền, thêm kí hiệu, ghi chú,…
lên mô hình bản đồ 3D.


- Các thao tác chỉnh sửa bản đồ 3D
Bước 4: Sau khi chỉnh sửa các thông số trên bản đồ một cách
phù hợp, chúng ta tiến hành xuất bản đồ thành file ảnh.


Việc thiết kế bản đồ 3D nhằm cung cấp một nguồn bản đồ có
tính trực quan cao, giúp người học dễ dàng hình dung các nội
dung khó trong phần địa lí tự nhiên Việt Nam, như: cấu trúc địa
hình các vùng núi, hướng các dãy núi, hướng nghiêng địa hình,…
Đồng thời, có thể sử dụng các mô hình địa hình 3D để giúp học
sinh hình thành các kiến thức mới về khí hậu như: hiện tượng gió
phơn, hiện tượng mưa địa hình, địa hình đón gió, khuất gió,…

- Mô hình lát cắt đông – tây vùng núi Trường Sơn Bắc
Ví dụ, với bản đồ 3D lát cắt đông - tây vùng núi Trường Sơn
Bắc như trên, giáo viên có thể dễ dàng giúp học sinh hình dung về
cấu trúc địa hình vùng núi này: núi ăn ra sát biển, đồng bằng nhỏ
hẹp và bị chia cắt.
Sử dụng lát cắt địa hình vùng núi Trường Sơn Nam sẽ giúp
học sinh hiểu được tính chất bất đối xứng của địa hình vùng núi


Trường Sơn Nam: phía tây là các cao nguyên với độ cao 500 –
800 – 1000m, phía đông là núi cao với sườn dốc dựng chênh vênh
bên dải đồng bằng nhỏ hẹp ven biển.

Hình 2.6. Mô hình lát cắt đông – tây vùng núi Trường
Sơn Nam
Như vậy, với việc sử dụng hệ thống bản đồ 3D trong học tập

sẽ làm đơn giản hóa việc phát triển tư duy lãnh thổ cho người học,
giải quyết những khó khăn trong quá trình học tập thiếu điều kiện
thực địa tại địa phương.
Hệ thống các bản đồ 3D được sắp xếp với 5 chủ đề cơ bản:
Bản đồ cấu trúc địa hình và các khối núi vùng núi Đông Bắc
Bản đồ cấu trúc địa hình và các khối núi vùng núi Tây Bắc
Bản đồ cấu trúc địa hình và các khối núi vùng nùi Trường
Sơn Bắc
Bản đồ cấu trúc địa hình và các khối núi vùng núi Trường
Sơn Nam
Bản đồ cấu trúc địa hình các khu vực khác
Hệ thống các bản đồ này được đưa lên website dưới 2 định
dạng chính: đuôi *.PSD, *.PDD (đây là định dạng để có thể tiếp


tục nhúng vào phần mềm photoshop để có thể tiếp tục chỉnh sửa
khi cần) và đuôi *.JPG, *.JPEG, *.JPE (định dạng đôi ảnh). Với 2
định dạng này, chúng ta vừa có thể khai thác bản đồ như một bức
ảnh, vừa có thể chỉnh sửa theo nhu cầu sử dụng.
Biểu đồ động
Hệ thống biểu đồ động trong kho tài nguyên được thiết kế
trên phần mềm MS excel, các biểu đồ sau khi thiết kế được sắp
xếp thành một dashboard (bảng điều khiển) để có thể tùy chỉnh sự
biểu hiện dữ liệu trong biểu đồ. Việc thiết kế loại biều đồ động
này cần sử dụng 2 thao tác: lọc dữ liệu và tạo liên kết giữa các
biểu đồ. Các bước thiết kế như sau:
Bước 1: Tìm kiếm số liệu và lập bảng dữ liệu.

- Ví dụ về bảng số liệu trong vẽ biểu đồ động



Bước 2: Sử dụng lệnh pivot table để lọc dữ liệu (theo thời
gian, không gian hoặc theo đối tượng) và vẽ biểu đồ.

Hình 2.8. Ví dụ về bảng lọc dữ liệu và vẽ biểu đồ
Bước 3: Sắp xếp và liên kết biểu đồ bằng lệnh Insert slicers.


- Ví dụ về việc thực hiện lệnh Insert Slicers
Việc học tập Địa lí không thể thiếu các biểu đồ, đây là một
phương tiện, đồng thời cũng là một kĩ năng cần thiết đối với
người học. Dựa vào hệ thống các biểu đồ, người học có thể hiểu
được sự thay đổi của các đối tượng địa lí theo thời gian, đồng thời
có thể tiến hành so sánh giữa các đối tượng địa lí về: giá trị, không
gian. Điều này sẽ dễ dàng hơn nữa khi chúng ta ứng dụng các biểu
đồ động vào trong quá trình học tập. Có hai loại biểu đồ động
được thiết kế và khai thác trong hệ thống tư liệu điện tử. Loại thứ
nhất, loại biểu đồ cuộn giá trị theo năm, giúp người dùng thấy
được sự thay đổi về giá trị của các đối tượng địa lí trong một
khoảng thời gian dài.

- Minh họa về biểu đồ động_Diện tích
và sản lượng lúa của Việt Nam


Ví dụ, ta có thể sử dụng biểu đồ “Diện tích và sản lượng lúa
của Việt Nam giai đoan 1990 – 2017” để hình thành kiến thức
chung và ngành lương thực nước ta, thông qua việc điều khiển
mũi tên lên – xuống (hoặc trái – phải tùy cách sắp xếp của người
thiết kế) chúng ta có thể thay đổi các giai đoạn phát triển của

ngành lương thực, theo đó cột diện tích và đường sản lượng cũng
sẽ thay đổi với các giá trị tương ứng theo từng năm.
Loại biểu đồ động thứ hai liên quan tới việc lọc dữ liệu theo
vùng hoặc theo năm. Loại biểu đồ này giúp người dạy và người
học có thể đi sâu phân tích từng đối tượng địa lí. Ví dụ, chúng ta
có thể tiến hành phân tích đối tượng sản xuất lương thực trên các
chỉ tiêu: bình quân lương thực, sản lượng lương thực, diện tích và
năng suất theo từng năm và có sự so sánh giữa các vùng. Mục tiêu
giúp người học theo dõi sự thay đổi các chỉ số theo từng năm,
đồng thời xem xét sự thay đổi thứ hạng giữa các vùng (nếu có).


- Minh họa biểu đồ động - Tình hình sản xuất lương thực
Sử dụng loại biểu đồ trên, chúng ta còn có thể tiến hành so
sánh các chỉ số của mỗi vùng theo năm, ví dụ:

Hình 2.12. Minh họa biểu đồ động_Tình hình sản xuất
lương thực


Như vậy, việc học Địa lí với các biểu đồ không còn nhàm
chán, người học có thể tùy biến các chỉ tiêu số liệu theo nhu cầu
phân tích của bản thân. Đặc biệt, do các biểu đồ được thiết kế trên
phần mềm MS excel nên có thể dễ dàng chỉnh sửa, cập nhật thêm
số liệu mới (đây là điều đặc biệt quan trọng đối với địa lí KT XH), hoặc có thể vừa tùy chỉnh biểu đồ quay thành video tạo
thành nguồn bài tập cho học sinh tham gia thuyết minh video.
Đồ họa hình ảnh – infographic
Infographic là một dạng đồ họa hình ảnh, nhằm biến các con
số nhàm chán thành các hình ảnh có tính trực quan cao, giúp
người học có thể tiếp nhận thông tin một cách dễ dàng. Trong học

tập Địa lí, đặc biệt là địa lí kinh tế - xã hội, việc học tập gắn với
nhiều con số, gây khó khăn cho học sinh trong quá trình tiếp nhận
kiến thức, vì vậy việc biến các con số thành các hình ảnh có tính
biểu trưng cao là việc làm cần thiết.
Bước 1: Lên
ý tưởng và chọn
bố cục thiết kế.
Phần mềm sẽ
cho chúng ta nhiều
lựa chọn về bố
cục, mỗi loại bố

Hình 2.13. Giao diện thiết kế phần


cục sẽ có những

mềm canva

ưu thế để thể hiện
các nội dung khác
nhau:
Bố cục dạng bản thuyết trình khổ rộng: được bố cục theo
trang giấy ngang (giống bản thuyết trình bằng powerpoint) cung
cấp nhiều định dạng, kiểu trang khác nhau, giúp xây dựng một
bản thuyết trình khổ 1920px – 1080px với nội dung phong phú,
chất lượng hình ảnh cao.
Bố cục dạng thông tin qua hình ảnh: thường được cấu trúc
bằng một khổ giấy dọc, với các định dạng bản đồ, biểu đồ, hình
ảnh được cung cấp sẵn tạo nên một bố cục hài hòa, người dùng

chỉ cần thay đổi số liệu trên biểu đồ, chỉnh sửa thêm bớt văn bản,
hoặc thay thế hình ảnh,… để tạo ra một trang thông tin hoàn chỉnh
về một vấn đề. Đối với dạy học Địa lí, khi thiết kế infographic thì
đây là lựa chọn tối ưu nhất.
Bố cục dạng áp phích, thực đơn, tờ rơi, trang bìa facebook,
… chủ yếu sử dụng hình ảnh bắt mắt nhằm thu hút sự chú ý của
người xem. Định dạng này ít được sử dụng trong thiết kế cho mục
đích giáo dục.
Bước 2: Thiết kế, chỉnh sửa các mẫu infographic theo ý
tưởng đã được chuẩn bị trước


×