Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH và các yếu tố LIÊN QUAN đến TUÂN THỦ điều TRỊ ở BỆNH NHÂN đái THÁO ĐƯỜNG TYPE II điều TRỊ NGOẠI TRÚ tại PHÒNG KHÁM, BỆNH VIỆN lão KHOA TRUNG ƯƠNG, năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.58 KB, 84 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
**************************

ĐỖ QUANG TUYỂN

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN
QUAN ĐẾN TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ Ở BỆNH NHÂN
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE II ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
TẠI PHÒNG KHÁM, BỆNH VIỆN LÃO KHOA
TRUNG ƯƠNG, NĂM 2012

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG


HÀ NỘI, THÁNG 1/2012


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
**************************

ĐỖ QUANG TUYỂN

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN
QUAN ĐẾN TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ Ở BỆNH NHÂN
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE II ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
TẠI PHÒNG KHÁM, BỆNH VIỆN LÃO KHOA
TRUNG ƯƠNG, NĂM 2012
Chuyên ngành: YTCC
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG



Người hướng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Thanh Hà
TS. Trần Thị Thanh Hương

HÀ NỘI, THÁNG 1/2012


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BV

Bệnh viện

BHYT

Bảo hiểm y tế

CBYT

Cán bộ y tế

ĐH

Đường huyết

ĐTĐ

Đái tháo đường


ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

ĐTV

Điều tra viên

GSV

Giám sát viên

TCYTTG Tổ chức y tế thế giới
TĐHV

Trình độ học vấn


MỤC LỤC

TÓM TẮT ĐỀ CƯƠNG
ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................6
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.....................................................................4
1.1 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước......................................................4
1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới..........................................................................7
1.1.2. Nghiên cứu trong nước............................................................................4
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................11
2.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................11
2.1.1. Nghiên cứu định lượng..........................................................................11
2.1.2. Nghiên cứu định tính.............................................................................11

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:...............................................................12
2.3. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................12
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu..............................................................12
2.4.1. Với nghiên cứu định lượng....................................................................12
2.4.2. Với nghiên cứu định tính.......................................................................13
2.5. Phương pháp thu thập số liệu.......................................................................13
2.5.1. Với nghiên cứu định lượng....................................................................13
2.5.2. Với nghiên cứu định tính.......................................................................14
2.6. Các biến số nghiên cứu:...............................................................................16
2.7. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá..............................................27
2.7.1. Các khái niệm........................................................................................27
2.7.2. Thang điểm đánh giá tuân thủ chế độ điều trị của người bệnh ĐTĐ....................27
2.8. Phương pháp phân tích số liệu......................................................................30
2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu.................................................................30
2.10. Hạn chế nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục...................................31
2.10.1. Hạn chế nghiên cứu:............................................................................31
2.10.2. Sai số và biện pháp khắc phục.............................................................31


2.11. Kế hoạch nghiên cứu:.....................................................................................32
2.12. Nguồn kinh phí nghiên cứu........................................................................33
Chương 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................34
DỰ KIẾN BÀN LUẬN...........................................................................................35
DỰ KIẾN KẾT LUẬN............................................................................................53
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ...........................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


TÓM TẮT ĐỀ CƯƠNG

Đái tháo đường type 2 là bệnh mạn tính nên cần được theo dõi, điều trị đúng,
đủ và lâu dài, thậm chí là kéo dài đến hết cuộc đời với mục tiêu điều trị là giảm
được đường huyết trong máu và giảm tối đa các biến chứng do đái tháo đường gây
ra. Để làm được điều đó người bệnh cần tuân thủ đúng chế độ dùng thuốc, chế độ
luyện tập, chế độ ăn theo đơn của bác sỹ và kiểm soát đường huyết tốt. Mặc dù tuân
thủ điều trị đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết,
nhưng trên thực tế tỷ lệ người bệnh không tuân thủ điều trị theo khuyến của thầy
thuốc đang trong tình trạng báo động [12].
Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Lão khoa Trung ương hiện đang khám và điều trị
ngoại trú cho 420 bệnh nhân đái tháo đường nhưng tỷ lệ kiến thức và thực hành tuân
thủ điều trị của bệnh nhân là bao nhiêu, những yếu tố nào liên quan đến tuân thủ đó
hiện vẫn chưa có câu trả lời. Do đó chúng tôi nghiên cứu đề tài này với mục tiêu: (1)
Mô tả kiến thức và thực hành tuân thủ điều trị của bệnh nhân đái tháo đường điều trị
ngoại trú tại khoa khám bệnh, bệnh viện Lão khoa Trung ương, năm 2012; (2) Xác
định một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của bệnh nhân đái tháo đường điều
trị ngoại trú tại khoa khám bệnh, bệnh viện Lão khoa Trung ương, năm 2012.
Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả cắt ngang có phân tích, kết hợp
định lượng và định tính. Đối tượng nghiên cứu là 330 bệnh nhân mắc đái tháo đường type
2 đang được điều trị, quản lý và khám lần thứ 2 trở lên tại phòng khám, bệnh viện Lão
khoa Trung ương và những bệnh nhân đã từng khám ở cơ sở y tế khác trước khi đến Bệnh
viện Lão khoa thì chọn vào nghiên cứu ngay từ lần khám đầu tiên, có khả năng hợp tác và
trả lời tốt các câu hỏi phỏng vấn. Phần nghiên cứu định lượng cỡ mẫu tính theo công thức
ước tính một tỷ lệ và cách chọn mẫu chọn tất cả bệnh nhân đủ tiêu chuẩn đến khi đủ 330
bệnh nhân phỏng vấn trực bằng bộ câu hỏi thiết kế sẵn, phần nghiên cứu định tính thu thập
thông tin qua 2 phương pháp: thảo luận nhóm có chủ đích 8-10 người hỗ trợ bệnh nhân và
phỏng vấn sâu chủ đích 2 bác sỹ điều trị và 1 cán bộ phụ trách chương trình đái tháo
đường. Kết quả nghiên cứu này nhằm cung cấp những thông tin cơ bản về thực trạng tuân
thủ điều trị của những bệnh nhân đái tháo đường điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Lão khoa
Trung ương và đưa ra những khuyến nghị cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và cán bộ
y tế nhằm làm tăng tỷ lệ tuân thủ điều trị của bệnh nhân, đồng thời góp phần nâng cao

công tác điều trị và quản lý bệnh nhân đái tháo đường của bệnh viện.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường (ĐTĐ) type 2 là một trong những bệnh lý mạn tính thường
gặp nhất trong các bệnh nội tiết chuyển hóa. Bệnh đang có tốc độ phát triển rất
nhanh, xu hướng tăng rõ rệt theo thời gian và sự tăng trưởng kinh tế ở các nước
công nghiệp, kéo theo những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe và kinh tế đối với
toàn thế giới trong thế kỉ XXI [12].
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), năm 2008 cả thế giới có
135 triệu người mắc bệnh ĐTĐ chiếm 4% dân số thế giới, chỉ sau 2 năm (2010) số
người mắc ĐTĐ lên tới 221 triệu người (chiếm 5,4%). Mỗi năm, thế giới có khoảng
3,2 triệu người chết vì bệnh ĐTĐ, tương đương số người chết hàng năm vì bệnh
HIV/AIDS [2], [12]. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tử vong cao là do
người bệnh tuân thủ không tốt chế độ điều trị gây ra một loạt các biến chứng trầm
trọng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và xã hội.
Cũng như các các nước đang phát triển khác, Việt Nam hiện nay cũng đang
đối mặt với sự gia tăng ngày càng nhanh của bệnh ĐTĐ. Năm 2001, tỷ lệ mắc bệnh
ĐTĐ của người dân Việt Nam chỉ chiếm 4% thì đến năm 2010 đã tăng lên 5,7% [4].
Điều trị Đái tháo đường là một quá trình lâu dài, suốt cuộc đời của người bệnh, gây
gánh nặng bệnh tật cho gia đình cũng như cho xã hội. Vì vậy muốn giảm tỷ lệ tử
vong cũng như các biến chứng: thần kinh ngoại vi, loét bàn chân, mạch vành, mù
lòa..do ĐTĐ gây ra thì người bệnh cần tuân thủ tốt chế độ điều trị như chế độ dinh
dưỡng, chế độ luyện tập, chế độ dùng thuốc, chế độ kiểm soát đường huyết (ĐH) và
khám sức khỏe định kỳ theo hướng dẫn của nhân viên y tế [3].
Mặc dù tuân thủ điều trị đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc kiểm
soát đường huyết, nhưng trên thực tế tỷ lệ người bệnh không tuân thủ điều trị theo
khuyến cáo của thầy thuốc đang trong tình trạng báo động. Theo thống kê của Hiệp

hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ, có trên 3,2 triệu người nhập điều trị do không tuân
thủ chế độ điều trị dẫn tới các bệnh lý tim mạch (40% các ca nhập viện), các bệnh


2

đường hô hấp và nhiễm khuẩn (30%) [14]. Nghiên cứu của Lawrence & David CZ
(2001) trên 500 bệnh nhân ĐTĐ type 2 bị hạ đường huyết cho thấy nguyên nhân
gây hạ đường huyết chủ yếu là bệnh nhân bỏ bữa hoặc ăn ít hơn ngày thường trong
khi đó vẫn sử dụng thuốc uống, thuốc tiêm hạ đường huyết [18]. Tại Việt Nam,
nghiên cứu của Vũ Thị Thanh Huyền và cộng sự (2002) qua nghiên cứu 65 bệnh
nhân hạ đường huyết tại Bệnh viện Bạch Mai có 84,6% bệnh nhân bị hạ đường
huyết tại bệnh viện và 15,4% hạ đường huyết tại nhà phải vào cấp cứu tại bệnh viện,
nguyên nhân là do sau tiêm insulin chưa kịp ăn sáng [5]. Điều đó cho thấy hiểu biết
và thực hành về tuân thủ điều trị của bệnh nhân còn nhiều sai sót.
Bệnh viện Lão khoa Trung ương được tách khỏi Bệnh viện Bạch Mai năm
2006 và trở thành bệnh viện chuyên khoa đầu ngành về bảo vệ và chăm sóc sức
khỏe người cao tuổi, là nơi tin cậy khám chữa bệnh cho bệnh nhân cao tuổi trong cả
nước. Tuy nhiên tại khoa Khám bệnh, Bệnh viện Lão khoa Trung ương hiện đang
khám và điều trị ngoại trú cho 420 bệnh nhân Đái tháo đường nhưng tỷ lệ tuân thủ
điều trị là bao nhiêu, những yếu tố nào liên quan đến tuân thủ đó hiện vẫn chưa có câu
trả lời. Qua đánh giá nhanh sơ bộ bệnh nhân mắc ĐTĐ type 2 tại phòng khám bằng
câu hỏi có/không dựa trên nguyên tắc điều trị đái tháo đường là kết hợp thuốc với
chế độ ăn hợp lý, giảm bia rượu, chất kích thích, tập thể dục hàng ngày và đo đường
huyết thường xuyên thì đa phần trong số đó không thực hiện được đầy đủ khuyến
cáo của người thầy thuốc. Điều này chứng tỏ việc tuân thủ điều trị đái tháo đường
của người bệnh còn nhiều hạn chế. Hơn nữa tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương
chưa có một nghiên cứu nào đánh giá tuân thủ điều trị của bệnh nhân đái tháo
đường. Đó là những lí do tôi dự định tiến hành nghiên cứu “Kiến thức, thực hành
và các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị ở bệnh nhân đái tháo đường type 2

điều trị ngoại trú tại phòng khám, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, năm 2012”.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu chung
Mô tả kiến thức, thực hành về tuân thủ điều trị và các yếu tố liên quan đến
tuân thủ điều trị ở bệnh nhân đái tháo đường điều trị ngoại trú tại khoa khám bệnh,
bệnh viện Lão khoa Trung ương, năm 2012 .
2. Mục tiêu cụ thể.
1.1. Mô tả kiến thức và thực hành tuân thủ điều trị của bệnh nhân đái tháo
đường điều trị ngoại trú tại khoa khám bệnh, bệnh viện Lão khoa Trung
ương, năm 2012.
1.2. Xác định một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của bệnh nhân
đái tháo đường điều trị ngoại trú tại khoa khám bệnh, bệnh viện Lão
khoa Trung ương, năm 2012.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới
Hiện tại trên thế giới đã có một số nghiên cứu về tuân thủ điều trị bệnh nhân
ĐTĐ tuy nhiên mỗi nghiên cứu đều có có những ưu điểm và hạn chế như sau:
Theo một nhóm nghiên cứu Senay Uzun, Filiz Arslan (2009) tại trường Đại
học điều dưỡng Thổ Nhỹ Kỳ “nghiên cứu tuân thủ điều trị đái tháo đường và những
khuyến cáo thay đổi lối sống”, đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 150

bệnh nhân đái tháo đường đang được theo dõi điều trị ngoại trú ít nhất 1 năm,
phương pháp thu thập số liệu phỏng vấn trực tiếp với 44 câu hỏi chia làm 5 loại tuân
thủ điều trị: tuân thủ điều trị thuốc, tuân thủ chế độ ăn, tuân thủ chế độ hoạt động
thể lực, tuân thủ đo đường huyết, tuân thủ chế độ hút thuốc lá; kết quả sự tuân thủ
điều trị về sử dụng thuốc, chế độ ăn, chế độ luyện tập, theo dõi đường huyết lần lượt
là 72%; 65%; 31%, 63%. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng có 11% bệnh nhân tuân
thủ 1 khuyến cáo, 23% bệnh nhân tuân thủ 2 khuyến cáo, 29 % bệnh nhân tuân thủ 3
khuyến cáo, 24% bệnh nhân tuân thủ 4 khuyến cáo, 13 % bệnh nhân thủ 5 khuyến
cáo. Và đã tìm ra các yếu tố ảnh hưởng tới sự không tuân thủ như mức thu nhập của
người bệnh và tình trạng mắc thêm các bệnh mạn tính khác [21]. Ưu điểm của
nghiên cứu này là phương pháp đánh giá tuân thủ điều trị bằng phương pháp trực tiếp
và gián tiếp, đây là phương pháp lý tưởng có độ tin cậy và giá trị cao. Tuy nhiên hạn
chế của nghiên cứu này là đối tượng nghiên cứu tương đối nhỏ, thiết kế nghiên cứu
mô tả hoàn toàn bằng định lượng chưa tìm và phân tích được hết các yếu tố ảnh
hưởng đến sự tuân thủ của bệnh nhân.Mục tiêu của nghiên cứu là chỉ ra sự khác biệt
trong các yếu tố hiệu quả trên loại tuân thủ, không phải là tần số tuân thủ.
Theo nghiên của của Mafauzy M, Hussein Z, Chan SP (2008) tại Malaysia
“Đánh giá tình trạng hiện tại chăm sóc bệnh tiểu đường tại Malaysia”. Đây là
nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 1670 bệnh nhân đái tháo đường đang khám và điều
trị tại các phòng khám và bệnh viện của Malaysia, kết quả cho biết 1/3 số bệnh nhân
trên tuân thủ không tốt chế độ ăn, luyện tập và kiểm tra đường huyết [20]. Ý nghĩa


5

của nghiên cứu này nhằm thúc đẩy và làm tăng tỷ lệ tuân thủ điều trị của bệnh nhân, và
nhấn mạnh vai trò của nhân viên y tế trong việc giáo dục người bệnh tuân thủ điều trị
để giảm tối đa các biến chứng của ĐTĐ gây ra và kiểm soát tốt đường huyết.
Nghiên cứu Kravitz và cộng sự “Nghiên cứu tuân thủ điều trị trên những bệnh
nhân có bệnh mạn tính kèm theo”, đây là một nghiên cứu hồi cứu trên 1751 bệnh nhân

mắc đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch, kết quả cho thấy chỉ có 69 % bệnh nhân
đái tháo đường tuân thủ chế độ ăn và 19% tham gia tập luyện thường xuyên [17]. Mục
đích của nghiên cứu này không chỉ nhằm cải thiện những lời khuyên tuân thủ điều trị
về thuốc cho những bệnh nhân mắc bệnh mạn tính mà còn nhằm thay đổi lối sống tích
cực nhằm giảm gánh nặng bệnh tật cho gia đình và xã hội.
Nghiên cứu Martha (2005) về “thái độ, mong muốn và nhu cầu của bệnh
nhân đái tháo đường” đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang tầm cỡ quốc tế hợp tác với
liên đoàn quốc tế ĐTĐ nhằm mục đích khảo sát tập hợp thái độ, mong muốn và nhu
cầu giữa bệnh nhân đái tháo đường và nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc. Để tiến hành
nghiên cứu, các nhà nghiên cứu thực hiện các cuộc phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu
hỏi có cấu trúc hoặc qua điện thoại tại 11 khu vực đại diện cho 13 Trung ương. Đối
tượng tham gia là chọn ngẫu nhiên 250 bác sỹ đa khoa và bác sỹ chuyên khoa mỗi
vùng (n=2705), 100 điều dưỡng đa khoa và chuyên khoa (n=1122) và 250 bệnh
nhân đái tháo đường type 2 mỗi vùng (n=5104). Kết quả cho biết chỉ có 16,2% bệnh
nhân đái tháo đường tuân thủ đủ hai khuyến cáo chế độ ăn và hoạt động thể lực
[19]. Hạn chế của nghiên cứu là chỉ tập trung vào nghiên cứu mong muốn cũng như
nhu cầu của bệnh nhân và nhà cung cấp dịch vụ, chưa đi sâu vào tìm hiểu chi tiết
các chế độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân ĐTĐ.
Nghiên cứu UKPDS tại Anh, 4209 bệnh nhân ĐTĐ typ 2 mới được chẩn
đoán, chia làm 2 nhóm nghiên cứu: nhóm điều trị theo chế độ điều trị tích cực và
nhóm điều trị theo chế độ điều trị thường quy, theo dõi trong khoảng thời gian trung
bình 3 năm. Kết quả nghiên cứu cho thấy: nhóm điều trị tích cực đạt được kiểm soát
đường huyết tốt với nồng độ HbA1C là 7% và nhóm điều trị thường quy HbA1C là
7,9%. Với việc giảm HbA1C là 0,9% so với nhóm điều trị thường quy, thì ở nhóm
điều trị tích cực đã giảm được 25% biến chứng mạch máu nhỏ [22].


6

Nghiên cứu của Alan.M (2006) chỉ rằng tỷ lệ không tuân thủ điều trị ở một số

bệnh mạn tính và thay đổi lối sống chiếm khoảng gần 50 %. Tỷ lệ tuân thủ thuốc
điều trị thường tốt hơn tuân thủ thay đổi lối sống. Một nghiên cứu khác cho biết chỉ
có 65% bệnh nhân tuân thủ chế độ ăn và 19% tuân thủ chế độ luyện tập. Tuy nhiên
cả 2 nghiên cứu này đều cho thấy có 53% người bệnh tuân thủ chế độ thuốc uống và
67% thường xuyên đo đường huyết. Một nghiên cứu gần đây sử dụng một cỡ mẫu
quy mô Trung ương của bệnh nhân bệnh tiểu đường typ 2 phát hiện ra rằng 24%
bệnh nhân được điều trị bằng insulin, 65% những người bệnh điều trị bằng thuốc
uống và 80% những người bệnh điều trị chế độ ăn và tập thể dục là không bao giờ
tự đo đường huyết hoặc chỉ đo đường huyết 1 tháng 1 lần và tỷ lệ đo đường huyết ít
nhất 1 lân/ngày kết quả chỉ có 39% bệnh nhân điều trị với insulin và chỉ 5% những
người bệnh điều trị bằng thuốc uống hoặc chế độ ăn uống và tập thể dục. Nghiên
cứu này cũn đã tìm ra một số yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ điều trị của người
bệnh như yếu tố về nhân khẩu học: vùng dân tộc thiểu số, tình trạng kinh tế-xã hội
thấp, trình độ dân trí thấp thì có sự tuân thủ điều trị thấp; yếu tố tâm lý: yếu tố tâm
lý cũng liên kết chặt chẽ với sự tuân thủ điều trị, mức độ căng thẳng, tâm lý lo âu
trầm cảm, rối loạn ăn uống cũng giảm sự tuân thủ điều trị của người bệnh..; yếu tố
xã hội: mối quan hệ gia đình đóng một vai trò quan trọng trong quản lý bệnh đái
tháo đường, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những bệnh nhân có sự hỗ trợ của
vợ/chồng và các thành viên trong gia đình thì sự tuân thủ điều trị tốt hơn những
bệnh nhân không có sự hỗ trợ của gia đình; dịch vụ chăm sóc y tế: hỗ trợ xã hội như
cung cấp dịch vụ điều dưỡng chăm sóc quản lý bệnh nhân đái tháo đường đã thúc
đẩy được quá trình tuân thủ điều trị chế độ ăn, uống thuốc và tự kiểm soát đường
huyết. Một nghiên cứu khác cho thấy rằng nếu điều dưỡng thường xuyên tiếp xúc
với bệnh nhân,điện thoại thúc đẩy chế độ tuân thủ thì đạt những cải thiện trong
đường huyết kiểm soát, cũng như trong lipid máu. Trong nghiên cứu này cũng chỉ ra
rằng mối quan hệ bệnh nhân- bác sĩ là một yếu tố quyết định rất quan trọng của chế
độ tuân thủ.Nghiên cứu đã chứng minh rằng những bệnh nhân hài lòng với mối
quan hệ của họ với sức khỏe của họ,các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc thì có chế



7

độ tuân thủ tốt hơn; tình trạng mắc các bệnh mạn tính: những người bệnh mắc kèm
theo các bênh mạn tính thì chế độ tuân thủ điều trị bằng thuốc uống thì tốt hơn chế
độ thay đổi lối sống, và những bệnh nhân có chế độ điều trị đơn giản thì sự tuân thủ
điều trị tốt hơn những bệnh nhân có chế độ điều trị phức tạp [15].
Theo nghiên cứu của Dalewitz thực hiện tại Mỹ năm 2000 khi khảo sát
những cản trở kiểm soát ĐH trên 135 bệnh nhân ĐTĐ đã tìm ra: tuổi, sự luyện tập,
sự hiểu biết về bệnh và sự tuân thủ điều trị tương quan có ý nghĩa thống kê với sự
kiểm soát đường huyết [16].
1.1.2. Nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam có rất ít nghiên cứu về các chế độ tuân thủ điều trị của bệnh
nhân đái tháo đường, mà các nghiên cứu này chủ yếu nghiên cứu về kiến thức thực
hành trong phòng bệnh cũng như phòng biến chứng ĐTĐ.
Nghiên cứu của Hồ Bích Thủy thực hiện tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định
vào năm 2001 với 327 bệnh nhân ĐTĐ ghi nhận tỷ lệ bệnh nhân có ĐH đói chưa
kiểm soát tốt chiếm 65% do bệnh nhân không tái khám đều đặn và không biết cách
tự theo dõi đường huyết [10]. Nghiên cứu này chưa đề cập đến tuân thủ chế độ dinh
dưỡng và tập luyện cho bệnh nhân ĐTĐ
Nghiên cứu kiến thức, thực hành của bệnh nhân ĐTĐ điều trị ngoại trú tại
Trung tâm y tế Gia Lâm Hà Nội của tác giả Nguyễn Thi Lý (2001) cho biết: kiến
thức về bệnh ĐTĐ của bệnh nhân còn thấp, mức đạt yêu cầu là 45,5%. Thực hành
điều trị của bệnh nhân ĐTĐ chưa tốt, tỷ lệ đạt yêu cầu là 54,5% [7]. Nghiên cứu
này tập trung vào đánh giá kiến thức và thực hành về bệnh ĐTĐ cũng chưa tìm hiểu
sâu về kiến thức và thực hành về tuân thủ điều trị ĐTĐ.
Năm 2003, nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Nga thực hiện tại bệnh viện
Nguyễn Trãi với 138 bệnh nhân ĐTĐ cho thấy tỷ lệ bệnh nhân đạt mức kiểm soát
ĐH đói trong giới hạn tốt là 11,1% trong khi tỷ lệ bệnh nhân có mức ĐH kém chiếm
đến 50%. Nguyên nhân kiểm soát ĐH kém do bệnh nhân không tuân thủ điều trị:
không giữ đúng chế độ ăn, không luyện tập thể lực, không sử dụng thuốc theo y lệnh [8].



8

Nghiên cứu kiến thức, thực hành phòng chống biến chứng và một số yếu tố
liên quan của người bệnh ĐTĐ type 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế Ba Đình,
Hà Nội năm 2004 của Đoàn Khắc Bạo cho biết mối liên quan tỷ lệ thuận giữa hiểu
biết và thực hành điều trị. Về mức độ hiểu biết đạt yêu cầu là 63,4%, việc thực hành
điều trị của bệnh nhân cũng chỉ đạt tỷ lệ là 68,3% [1]. Như vậy muốn thực thành tốt
trước hết phải có kiến thức tốt vì kiến thức tốt mới có niềm tin đúng và niềm tin tạo
sức mạnh cho thực hành đúng. Nghiên cứu đã đề cập được kiến thức về điều trị
ĐTĐ tuy nhiên tác giả chưa đi sâu vào nghiên cứu kiến thức về tuân thủ điều trị
cũng như thực hành tuân thủ điều trị ĐTĐ.
Năm 2004, nghiên cứu của Nguyễn Khoa Diệu Vân thực hiện tại bệnh viện
Nội tiết Trung ương và khoa Nội tiết ĐTĐ bệnh viện Bạch Mai với 338 bệnh nhân
ĐTĐ type 2 đang điều trị ngoại trú. Đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị tích
cực để hạn chế các yếu tố nguy cơ đối với bệnh lý mạch máu ở bệnh nhân ĐTĐ
type 2 mới phát hiện, ghi nhận tỷ lệ tăng huyết áp sau điều trị đều giảm rõ rệt so với
trước điều trị ở cả 2 nhóm. Tuy nhiên ở nhóm tuân thủ điều trị chỉ có 1,7% BN
ĐTĐ có tăng huyết áp mới xuất hiện trong khi nhóm không tuân thủ điều trị có tới
7,7% BN có THA mới xuất hiện [11]. Nghiên cứu này cũng chưa tìm hiểu được
thực trạng tuân thủ điều trị ĐTĐ của bệnh nhân như thế nào.
Nghiên cứu kiến thức, thực hành phòng chống biến chứng của bệnh nhân đái
tháo đường type 2 tại Thanh Miện tỉnh Hải Dương của Đỗ Văn Hinh năm 2007 cho
thấy nhóm có kiến thức phòng chống biến chứng đái tháo đường không đạt thì tỷ lệ
thực hành đạt chiếm 13%, thực hành không đạt chiếm 87%. Trong khi ở nhóm có
kiến thức đạt thì tỷ lệ thực hành đạt chiếm 38% và không đạt là 61,4%. Tỷ lệ người
có kiến thức không đạt thì thực hành không đạt cao gấp 4,2 lần so với nhóm có kiến
thức đạt [6]. Qua đó cho thấy kiến thức của người bệnh càng tốt thì thực hành đạt
càng cao. Nghiên cứu này chỉ tập trung vào đánh giá kiến thức và thực hành trong

phòng chống biến chứng ĐTĐ mà cũng chưa đề cập tới kiến thức và thực hành về
tuân thủ điều trị ĐTĐ.


9

Nghiên cứu về tuân thủ điều trị bệnh nhân tiểu đường tại một bệnh viện
Thanh Miện Hải Dương của Nguyễn Thị Thúy Anh và Phạm Lê Ngọc Anh (2009)
đã cho biết 57,8% bệnh nhân không đạt về kiến thức và 12,6% không đạt về thực
hành tuân thủ điều trị. Nghiên cứu này cũng đã chỉ ra được một vài mối liên quan
giữa thời gian mắc bệnh với kiến thức tuân thủ điều trị, mối liên quan giữa việc có
BHYT, thời gian mắc bệnh với thực hành tuân thủ điều trị ĐTĐ []. Ưu điểm của
nghiên cứu này đã cung cấp được số liệu về thực trạng bệnh đái tháo đường tại
huyện Thanh Miện, thông tin về các yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành tuân
thủ chế độ điều trị bệnh đái tháo đường. Những số liệu này sẽ giúp cho các nhà
hoạch định chính sách đánh giá đúng về tình hình mắc bệnh, nguy cơ phát triển
bệnh, hiệu quả của các biện pháp phòng chống và điều trị để xây dựng kế hoạch
quản lý, phòng chống biến chứng của bệnh đái tháo đường một cách thiết thực nhất.
Tuy nhiên nhược điểm của nghiên cứu này chưa đánh giá cụ thể từng loại tuân thủ
điều trị mà mới chỉ đánh giá rất chung về chế độ ăn và luyện tập, phần đánh giá về
kiến thức tuân thủ điều trị chưa rõ ràng và chưa bao quát được hết toàn bộ nội dung
của cây vấn đề, thiết kế nghiên cứu hoàn toàn bằng định lượng chưa tìm hiểu hết
được các nguyên nhân sâu xa về sự không tuân thủ điều trị của người bệnh. Nghiên
cứu mới chỉ tìm ra được một số yếu tố cá nhân liên quan tới tuân thủ điều trị mà
chưa đi sâu tìm hiểu vào yếu tố người hỗ trợ chăm sóc người bệnh, cũng như yếu tố
của nhà cung cấp dịch vụ ảnh hưởng như thế nào tới tuân thủ điều trị ĐTĐ.


10


KHUNG LÝ THUYẾT
Dịch vụ Y tế
- Sự hài lòng của bệnh
nhân”
+ Thời gian chờ để nhận
dịch vụ
+ Sự sẵn có của dịch vụ
khám và tư vấn
+ Chất lượng của dịch
vụ khám và tư vấn
+ Giá dịch vụ
- Hỗ trợ/phối hợp của nhân
viên y tế: tư vấn, nhắc
nhở của CBYT

Các yếu tốcánhân:
- Đặc điểm dân số học:Tuổi, giới, học
vấn, nghề nghiệp, thu nhập, khoảng
cách tới nơi khám
- BHYT
- Bệnh mạn tính/biến chứng kèm theo,
hoàn cảnh phát hiện bệnh, tình
trạng hôn nhân, hoàn cảnh sống
- Đặc điểm sinh học: BMI
- Đặc điểm về hành vi:
+ Chế độ ăn uống
+ Chế độ hoạt động thể lực
+ Chế độ kiểm soát đường huyết,khám
định kỳ
+Thời gian dùng thuốc trong ngày

+ Số lần, liều lượng thuốc/ngày, tác
dụng phụ của thuốc
+ Tự điều trị
+Làm theo/bắt chước những người
bệnh khác
+ Thời gian điều trị bệnh ĐTĐ

Tuân thủ điều trị
(Chế độ dinh dưỡng, hoạt động thể lực,
dùng thuốc, kiểm soát đường huyết và
khám định kỳ)

Các yếu tố gia đình
- Hỗ trợ của các thành
viên trong gia đình
- Tình trạng kinh tế


11

Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Nghiên cứu định lượng
Những bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ type 2 đang điều trị ngoại trú tại khoa Khám
bệnh Bệnh viện Lão khoa Trung ương
* Tiêu chí lựa chọn
- Những người bệnh được chẩn đoán là mắc Đái tháo đường đang được điều
trị, quản lý tại phòng khám và khám lần thứ 2 trở lên tại bệnh viện Lão khoa Trung ương.
- Những đối tượng đã từng khám ở cơ sở y tế khác trước khi đến BV Lão khoa

Trung ương thì chọn vào nghiên cứu ngay từ lần khám đầu tiên
- Có sức khỏe tâm thần bình thường, có khả năng giao tiếp và đối thoại trực tiếp.
- Người bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu
* Tiêu chuẩn loại trừ.
- Người bệnh không đồng ý tham gia phỏng vấn
- Những người bị rối loạn tâm thần, rói loạn tri giác, rối loạn trí nhớ,
Alzheimer, bị câm, điếc...làm ảnh hưởng tới khả năng nghe, nói hoặc cung cấp
thông tin.
- Người bệnh quá già không thể nghe rõ câu hỏi để trả lời
2.1.2. Nghiên cứu định tính
Với phỏng vấn sâu: Chọn chủ đích
- 02 bệnh nhân tuân thủ tốt và 02 bệnh nhân tuân thủ không tốt
- Người phụ trách chương trình Đái tháo đường tại bệnh viện Lão khoa Trung ương
- 02 Bác sỹ trực tiếp tham gia khám và điều trị bệnh nhân tại Khoa khám bệnh,
Bệnh viện Lão khoa Trung ương
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:
-

Địa điểm nghiên cứu: tại phòng khám nội tiết chuyển hóa số 5- Khoa Khám
bệnh, Bệnh viện Lão khoa Trung ương


12

-

Thời gian nghiên cứu: từ tháng 12/2011 đến tháng 7/2012

2.3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, kết hợp định lượng và

định tính. Nghiên cứu định lượng nhằm trả lời cho mục tiêu 1 và 2, nghiên cứu định
tính đi tìm hiểu các nguyên nhân người bệnh không tuân thủ điều trị và các yếu tố
liên quan tới tuân thủ điều trị nhằm hỗ trợ trả lời cho mục tiêu 1 và 2
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
2.4.1. Với nghiên cứu định lượng
Cỡ mẫu: Được tính theo công thức

( Z1  / 2 ) 2 . p.q
n
d2
n:

là cỡ mẫu nghiên cứu của đối tượng đái tháo đường

α:

Mức ý nghĩa thống kê; với α = 0,05 thì hệ số Z1-α/2 =1,96

p:

Tỷ lệ tuân thủ điều trị chọn p = 0,27 (theo nghiên cứu của viện
Dinh dưỡng Trung ương, có 73% bệnh nhân ĐTĐ ở nước ta
không tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý)

q:

1-p

d:


Sai số mong đợi, chọn d = 0,05

Từ công thức trên ta có số đối tượng nghiên cứu là 302
Cộng thêm 10% để loại trừ các phiếu không hợp lệ và làm tròn số, có đối
tượng nghiên cứu là 330 người mắc đái tháo đường.
Cách chọn mẫu: Thu thập số liệu bắt đầu từ ngày 20/02/2012 đến 23/03/2012, các
nghiên cứu viên sẽ trực tại phòng khám và chọn tất cả các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn
cho đến khi đủ 330 bệnh nhân
2.4.2. Với nghiên cứu định tính
- Phỏng vấn sâu: Chọn mẫu chủ đích 02 bệnh nhân, 02 bác sỹ trực tiếp tham
gia khám và điều trị cho bệnh nhân và 01 cán bộ phụ trách chương trình Đái tháo
đường tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương
2.5. Phương pháp thu thập số liệu


13

2.5.1. Với nghiên cứu định lượng
2.5.1.1. Công cụ thu thập số liệu.
Nghiên cứu định lượng nhằm trả lời cho mục tiêu 1 và 2,với các công cụ như sau:
- Phiếu phỏng vấn: Kiến thức, thực hành về tuân thủ điều trị ở bệnh nhân
ĐTĐ type 2.
+ Những câu hỏi về các thông tin chung: tuổi, giới, trình độ học vấn (TĐHV),
nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, người chung sống, thu nhập gia đình.... của đối
tượng phỏng vấn từ câu A1→ A14
+ Các câu hỏi kiến thức về điều trị của bệnh nhân ĐTĐ type 2 từ câu B1→ B10
+ Các câu hỏi kiến thức về sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân ĐTĐ type 2 từ
câu B11→ B13
+ Các câu hỏi thực hành sự tuân thủ điều trị chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân
ĐTĐ type 2 từ câu C1→ C9

+ Các câu hỏi thực hành sự tuân thủ điều trị chế độ luyện tập của bệnh nhân
ĐTĐ type 2 từ câu D1→ D4
+Các câu hỏi thực hành sự tuân thủ điều trị chế độ dùng thuốc của bệnh nhân
ĐTĐ type 2 từ câu E1→ E15
+ Các câu hỏi thực hành sự tuân thủ điều trị chế độ kiểm soát đường huyết
mao mạch và khám sức khỏe định kỳ từ câu F1→ F6
+ Các câu hỏi về thông tin người hỗ trợ và nhân viên y tế từ câu G1→ G4
+ Các câu hỏi về tiếp cận dịch vụ y tế từ câu H1→ H4
2.5.1.2. Kỹ thuật thu thập số liệu.
Tổ chức thực hiện thu thập số liệu: Việc tổ chức thu thập số liệu được thực
hiện qua các bước sau:
Bước 1: Xây dựng, thử nghiệm và hoàn thiện công cụ nghiên cứu
- Xây dựng bộ câu hỏi: Các câu hỏi do nghiên cứu viên tự xây dựng dựa vào
sự hiểu biết về sự tuân thủ điều trị (tuân thủ điều trị dinh dưỡng, chế độ luyện tập,
chế độ dùng thuốc, chế độ kiểm soát đường huyết và khám định kỳ)


14

- Thử nghiệm và hoàn thiện bộ công cụ nghiên cứu: sau khi bộ câu hỏi được
xây dựng xong, điều tra thử 10 đối tượng 2 lần với bộ câu hỏi này, chỉnh sửa lỗi
trong nội dung của bộ câu hỏi một cách phù hợp sau đó in ấn phục vụ cho điều tra
và tập huấn.
Bước 2: Tập huấn công cụ nghiên cứu
- Đối tượng tập huấn: Tổng 03 học viên cao học YTCC14.
- Nội dung tập huấn: Mục đích của cuộc điều tra, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ
năng phỏng vấn, kỹ năng tiếp xúc với bệnh nhân
- Thời gian, địa điểm: 01 ngày, tại bệnh viện Lão khoa Trung ương
- Giảng viên tập huấn: trưởng nhóm nghiên cứu (nghiên cứu viên)
Bước 3: Tiến hành điều tra

- Nhân lực: tổng số 03 người (2 ĐTV, 1 GSV)
- Tiến hành điều tra: Các ĐTV sẽ trực tại phòng khám và phỏng vấn bệnh nhân sau
khi bác sỹ khám và kê đơn thuốc hoặc phỏng vấn trong thời gian chờ kết quả xét
nghiệm. Mỗi buổi điều tra sẽ có 01 giám sát trực tiếp đi cùng các ĐTV, quan sát và kịp
thời uốn nắn các sai sót trong quá trình điều tra.
Bước 4 : Thu thập điều tra.
- Sau mỗi buổi điều tra, ĐTV nộp phiếu cho giám sát, giám sát có trách nhiệm
thu thập, kiểm tra một cách kỹ lưỡng phiếu điều tra về số lượng, chất lượng nội
dung câu hỏi.
2.5.2. Với nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính nhằm hỗ trợ trả lời cho mục tiêu 1 và 2, với 2 phương pháp
thu thập thông tin bao gồm:
* Phỏng vấn sâu bệnh nhân
- Các thảo luận nhóm có mục tiêu phát hiện, bổ xung thông tin về các nguyên
nhân, các yếu tố không tuân thủ điều trị ĐTĐ từ bệnh nhân

- Với hướng dẫn thảo luận nhóm gồm các nội dung:
+ Nhận định của bệnh nhân về sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân


15

+ Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của sự không tuân thủ điều trị
+ Đề xuất, kiến nghị
- Cách tiến hành thu thập thông tin
+ Phỏng vấn sâu bệnh nhân về tuân thủ điều trị theo hướng dẫn thảo luận
nhóm (Phụ lục 3)
- Thời gian tiến hành 1 cuộc phỏng vấn sâu từ 60-90 phút
* Phỏng vấn sâu cán bộ y tế
- Phỏng vấn sâu có mục tiêu phát hiện, bổ xung thông tin về các nguyên nhân,

các yếu tố không tuân thủ điều trị ĐTĐ, ảnh hưởng của dịch vụ y tế tới tuân thủ
điều trị của bệnh nhân ĐTĐ, từ các bác sỹ trực tiếp tham gia khám và điều trị cho
bệnh nhân và cán bộ phụ trách chương trình phòng chống đái tháo đường của bệnh viện

- Với hướng dẫn phỏng vấn sâu gồm các nội dung:
+ Nhận định của người của Bác sỹ, cán bộ phụ trách chương trình ĐTĐ về sự
tuân thủ điều trị của bệnh nhân.
+ Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của sự không tuân thủ điều trị
+ Các biện pháp đã làm để hỗ trợ bệnh nhân tuân thủ chế độ điều trị
+ Tìm hiểu về dịch vụ y tế tại bệnh viện
+ Đề xuất, kiến nghị
- Cách tiến hành thu thập thông tin
+ Phỏng vấn sâu 02 bác sỹ trực tiếp tham gia khám, điều trị và tư vấn cho bệnh
nhân theo nội dung câu hỏi gợi ý (Phụ lục 4)
+ Phỏng vấn sâu 01 cán bộ phụ trách chương trình Đái tháo đường theo nội
dung câu hỏi gợi ý (Phụ lục 5)
- Thời gian tiến hành 1 cuộc phỏng vấn sâu từ 60-90 phút


16

2.6. Các biến số nghiên cứu
TT

Biến số

Định nghĩa biến

Phân
loại


Phương pháp
thu thập

Liên
tục

Phỏng vấn/Bộ
câu hỏi

Nhị
phân

Quan sát/Bộ
câu hỏi

Danh
mục

Phỏng vấn/Bộ
câu hỏi

Thứ
bậc

Phỏng vấn/Bộ
câu hỏi

Danh
mục


Phỏng vấn/Bộ
câu hỏi

Danh
mục

Phỏng vấn/Bộ
câu hỏi

Thông tin chung
1
2

3

4

5

6

Là tuổi của đối tượng nghiên cứu tính
Tuổi
theo năm sinh dương lịch đến thời
điểm hiện tại
Giới tính của đối tượng nghiên cứu:
Giới
nam hoặc nữ
Là nghề của đối tượng nghiên cứu ở

thời điểm hiện tại và tạo ra thu nhập
chính bao gồm:
1.Nông dân
2.Công nhân
Nghề nghiệp 3.Buôn bán/nghề tự do
4.Cán bộ văn phòng
5.Nội trợ
6.Thất nghiệp
7.Nghỉ hưu
Là trình độ cao nhất mà đối tượng có
được, bao gồm:
1. Không biết chữ
2. Chưa tốt nghiệp tiểu học
Trình độ học
3. Tốt nghiệp tiểu học
vấn
4. Tốt nghiệp THCS
5. Tốt nghiệp THPT
6. Tốt nghiệp trung học chuyên
nghiệp/CĐ/ĐH hoặc cao hơn
1.Chưa có vợ/chồng
2.Đang có vợ/chồng
Tình trạng hôn
3.Ly hôn
nhân
4.Góa
5. Ly thân
Đối tượng đang sống cùng với ai
1. Vợ/chồng
2. Anh/chị /em

Người đang
chung sống
3. Con/cháu
4. Một mình
5. Khác.....


17

Đói tượng đến phòng khám ngoại trú
do ai giới thiệu hay tự đến
1. Tuyến dưới chuyển lên
Nơi giới thiệu
2. Người quen
3. Tự đến
4. Khác
Tổng thu nhập bình quân của tất cả
Thu nhập
các thành viên trong gia đình của đối
trung bình của
tượng :
gia đình

7

8

9

10


11

12

1

Người dân có bảo hiểm Y tế hoặc
các loại bảo hiểm có giá trị chữa
bệnh khác (BH người nghèo,...) gồm
Bảo hiểm y tế
2 giá trị
1. Có
2. Không
Thời gian
Tính theo đơn vị năm từ khi được
được bắt đầu
điều trị bệnh đến thời điểm nghiên
điều trị bệnh
cứu
Những lý do mà người bệnh phát
hiện ra mình mắc bệnh ĐTĐ gồm
các giá trị
Hoàn cảnh
1.Khám kiểm tra sức khoẻ định kỳ
phát hiện
2. Khám vì một bệnh khác
bệnh
3. Chủ động đi khám khi cơ thể có
dấu hiệu nghi ngờ bệnh ĐTĐ

4. Khi có dấu hiệu khác thường
5. Khác
Tiền sử gia
Trong gia định đã có ai bị mắc bệnh
đình về mắc ĐTĐ gồm 2 giá trị: có và không
bệnh ĐTĐ

Danh
mục

Phỏng vấn/Bộ
câu hỏi

Thứ
hạng

Phỏng vấn/Bộ
câu hỏi

Nhị
phân

Phỏng vấn/Bộ
câu hỏi

Liên
tục

Phỏng vấn/Bộ
câu hỏi


Danh
mục

Phỏng vấn/Bộ
câu hỏi

Nhị
phân

Phỏng vấn/Bộ
câu hỏi

Kiến thức về tuân thủ điều trị của bệnh nhân ĐTĐ
Kiến thức về điều trị ĐTĐ
Là sự nhận biết của ĐTNC về các
chế độ điều trị đang áp dụng để kiểm
Hiểu biết về soát đường máu như
Phân
Phỏng vấn/Bộ
1. Điều trị bằng thuốc
chế độ điều
loại
câu hỏi
trị ĐTĐ
2. Dinh dưỡng hợp lý
3. Luyện tập thể lực thường xuyên
phù hợp



18

2

3

4

5

6

Là sự hiểu biết của ĐTNC về các
Hiểu biết về loại thuốc đang áp dụng để điều trị
chế độ điều
như:
trị ĐTĐ bằng 1.Tiêm insulin
thuốc
2.Dùng thuốc viên
3.Thuốc đông y
Là sự hiểu biết của ĐTNC về các vị
trí để tiêm insullin như:
Hiểu biết về
1.Vùng trên ngoài cánh tay
vị trí tiêm
2.Vùng mông
isnullin
3.Vùng quang rốn
4.Vùng trên ngoài đùi
Là sự hiểu biết của ĐTNC về cách

bảo quản insullin mà đối tượng cho là
tốt nhất để tăng hiệu quả của isullin
như:
Hiểu biết về
1. 0º
cách bảo quản
2. Nơi khô ráo, nhiệt độ lý tưởng là
isnullin
2 - 4º C có thể là trong ngăn mát của
tủ lạnh
3. Nhiệt độ phòng
4. Không cần bảo quản
Là sự hiểu biết của ĐTNC về những
thực phẩm có chỉ số đường huyết
Hiểu biết
cao không nên dùng
thực phẩm
1. Bánh mì trắng
không nên
2.Dưa hấu
dùng
3.Dứa (thơm)
4.Khoai tây nướng và chiên
5.Đường
Là sự hiểu biết của ĐTNC về những
thực phẩm có chỉ số đường huyết
thấp nên dùng
Hiểu biết
1. Đậu nành
thực phẩm

2.Các loại trái cây
nên dùng
3.Các loại đậu khác (đậu cô ve, đậu
đũa…)
4. Hầu hết các loại rau…

Danh
mục

Phỏng vấn/Bộ
câu hỏi

Danh
mục

Phỏng vấn/Bộ
câu hỏi

Phân
loại

Phỏng vấn/Bộ
câu hỏi

Danh
mục

Phỏng vấn/Bộ
câu hỏi


Danh
mục

Phỏng vấn/Bộ
câu hỏi


×