Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

NHẬN XÉT MỐI LIÊN QUAN GIỮA CÁC TRỤC GIẢI PHẪU CỦA LỒI CẦU XƯƠNG ĐÙI NGƯỜI VIỆT NAM ỨNG DỤNG TRONG THAY KHỚP GỐI TOÀN PHẦN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.01 KB, 17 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

THUYẾT MINH ĐỀ CƯƠNG
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

Tên đề tài:

NHẬN XÉT MỐI LIÊN QUAN GIỮA CÁC TRỤC
GIẢI PHẪU CỦA LỒI CẦU XƯƠNG ĐÙI NGƯỜI
VIỆT NAM ỨNG DỤNG TRONG THAY KHỚP GỐI
TOÀN PHẦN

Cơ quan chủ quản:

Trường Đại học Y Hà

Nội
Đơn vị chủ trì:

Bộ môn Ngoại

Chủ nhiệm đề tài:

PGS.TS

Dũng

Trần


Trung


HÀ NỘI - 2016
Mẫu 1.1 - NCKHCS

THUYẾT MINH ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
1. Tên đề tài: "Nhận xét mối liên quan giữa các trục
giải phẫu của lồi cầu xương đùi người Việt Nam ứng
dụng trong thay khớp gối toàn phần".
2. Thời gian thực hiện: 12
3. Cấp quản lý: Cấp cơ sở
tháng
Từ tháng 01 năm 2016
Đến tháng 12 năm 2016
4. Chủ nhiệm đề tài:
Họ và tên: Trần Trung Dũng
Học hàm: Phó Giáo Sư
Học vị: Tiến sĩ
Chuyên môn: Khoa Chấn thương chỉnh hình.
Chức vụ: Trưởng phân môn Chấn thương chỉnh hình, Bộ môn
Ngoại.
Bộ môn/đơn vị: Bộ môn Ngoại
Địa chỉ: Bộ môn Ngoại, Trường Đại học Y Hà Nội.
Điện thoại: 0983762005
Email:

5. Các cán bộ tham gia nghiên cứu:
1) Họ tên: ThS. Nguyễn Huy Phương Đơn vị: Bộ môn Ngoại

2) Họ tên: ThS Ma Ngọc Thành
Đơn vị: Khoa Ngoại A,
Bệnh viện ĐHY Hà Nội
3) Họ tên:
Đơn vị:
6. Các sinh viên tham gia nghiên cứu:
1) Họ tên: Phạm Sơn Tùng
Đơn vị: Y6G
2) Họ tên:
Đơn vị:
7. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
1. Mô tả mối liên quan giữa các trục giải phẫu của
lồi cầu xương đùi người Việt Nam trên phim
chụp cộng hưởng từ, ứng dụng trong phẫu
1


thuật thay khớp gối toàn phần.
2. So sánh mối liên quan giữa các trục giải phẫu
của lồi cầu xương đùi người Việt Nam trên phim
chụp cộng hưởng từ ở người trẻ tuổi và ở người
cao tuổi.
8. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước: Tổng quan
tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài. Nêu được tính
cấp thiết của nghiên cứu.
Thoái hóa khớp, trong đó có thoái hoá khớp gối (THKG) là
bệnh lý phổ biến và là một trong các nguyên nhân hàng đầu
gây tàn tật ở người cao tuổi. Theo nhiều nghiên cứu về dịch tễ
học, khoảng 13% dân số trên 60 tuổi có các triệu chứng của
THKG [1].

Có nhiều phương pháp điều trị THKG phụ thuộc vào giai
đoạn bệnh như điều trị nội khoa kết hợp với phục hồi chức
năng, giảm cân, nội soi khớp, cắt xương sửa trục xương chày,
… và cuối cùng khi các phương pháp điều trị trên thất bại,
bệnh nhân đau nhiều, sụn khớp đã bị phá huỷ, khớp biến
dạng, lệch trục cơ học, trên phim chụp X-quang hình ảnh
thoái hoá khớp rõ thì chỉ định thay khớp gối được đặt ra.
Thay khớp gối toàn phần (TKGTP) là phẫu thuật cắt bỏ
phần sụn khớp bị hỏng và thay thế vào đó bằng các bộ phận
khớp nhân tạo. Mục đích của phẫu thuật TKGTP là khôi phục
lại trục cơ học chi dưới, sự vững chắc, cũng như giảm đau và
cải thiện chức năng khớp gối nhờ vào việc đặt chính xác các
cấu phần khớp nhân tạo và cân bằng phần mềm xung quanh
khớp gối. Để đạt được những điều này, việc áp dụng kỹ thuật
mổ thích hợp cùng các bộ phận khớp nhân tạo được thiết kế
tốt là rất quan trọng.
Cấu tạo của bộ khớp gối toàn phần nhân tạo bao gồm
2


phần đùi, phần chày và phần bánh chè. Trong đó độ xoay
ngoài của phần đùi là một yếu tố cực kỳ quan trọng ảnh
hưởng trực tiếp đến kết quả của thay khớp gối. Nhiều nghiên
cứu đã chỉ ra rằng độ xoay ngoài của phần đùi không đúng có
thể dẫn đến các biến chứng như đau khớp đùi – chè sau mổ,
hạn chế chức năng gối và tăng độ mòn của vật liệu khớp nhân
tạo... Mặc dù các báo cáo về lâm sàng của thay khớp gối toàn
phần thường cho kết quả tốt nhưng độ xoay tối ưu của phần
đùi chỉ đạt được trong khoảng 75% các trường hợp [2].
Có nhiều kỹ thuật mổ được sử dụng để xác định độ xoay

ngoài của phần đùi và mỗi kỹ thuật lại có một cơ sở lý thuyết
riêng, nhưng tất cả đều dựa trên những mốc giải phẫu của lồi
cầu xương đùi và các thành phần liên quan. Một trong ba mốc
giải phẫu đang được sử dụng để xác định độ xoay ngoài của
phần đùi là: đường xuyên mỏm trên lồi cầu đùi (TEA), đường
nối bờ sau của hai lồi cầu đùi (PCA), hoặc đường Whiteside [3]
(APA). Đường xuyên mỏm trên lồi cầu đùi (TEA) được đánh giá
là phản ánh chính xác nhất trục gấp của khớp gối và vuông
góc với trục cơ học của xương đùi, tuy nhiên lại khó xác định
và đánh dấu trong quá trình phẫu thuật, vì thế đường nối bờ
sau của hai lồi cầu đùi (PCA) thường được sử dụng hơn [4].
Nhiều nghiên cứu ở các nước Châu Âu, Châu Mỹ đánh giá
đường nối bờ sau của hai lồi cầu đùi xoay ngoài khoảng 3º so
với đường xuyên mỏm trên lồi cầu đùi, tức là góc xoay ngoài
của phần đùi là khoảng 3º so với trục ngang gối [5], [6]. Hiện
nay ở nước ta cũng mặc nhiên sử dụng góc xoay ngoài 3º này
để cắt xương phần lồi cầu đùi. Tuy nhiên, một số nghiên cứu
trên các chủng tộc người Châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc,
Nhật Bản... lại chỉ ra góc này thay đổi trên một khoảng rộng
từ 1,7º đến 9,7º [7], [8]. Cụ thể các nghiên cứu ở Nhật Bản lại

3


đánh giá góc xoay ngoài này trung bình là 5º. Điều này có thể
do chủng tộc, tập quán sinh hoạt và lao động khác nhau của
mỗi vùng. Việc xác định góc xoay ngoài này của phần đùi hay
chính là mối liên quan của các mốc giải phẫu lồi cầu xương
đùi đã được nghiên cứu nhiều dựa vào việc phẫu tích và đo
đạc trên các xác chết, hoặc các phương tiện chẩn đoán hình

ảnh như phim chụp Cộng hưởng từ, Cắt lớp vi tính khớp gối.
Tuy nhiên tại nước ta lại chưa có công trình nghiên cứu nào về
các trục giải phẫu này ở người Việt Nam, gây nhiều khó khăn
cho các phẫu thuật viên trong TKGTP. Vì vậy, chúng tôi thực
hiện nghiên cứu này với mục tiêu:
1. Mô tả mối liên quan giữa các trục giải phẫu của lồi
cầu xương đùi người Việt Nam trên phim chụp cộng
hưởng từ, ứng dụng trong phẫu thuật thay khớp gối
toàn phần.
2. So sánh mối liên quan giữa các trục giải phẫu của
lồi cầu xương đùi người Việt Nam trên phim chụp
cộng hưởng từ ở người trẻ tuổi và ở người cao tuổi.
9. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu.
Tất cả bệnh nhân được chụp phim CHT khớp gối tại khoa
Chẩn đoán hình ảnh ở Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng
01/2016 đến 12/2016.
Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
- Tất cả bệnh nhân được chụp phim CHT khớp gối.
- Tuổi ≥ 16 tuổi.
- Bệnh nhân là người Việt Nam.
- Không phân biệt giới tính.
- Trên phim CHT xác định được cả 4 trục giải phẫu APA,
cTEA, sTEA và PCA trên lát cắt axial.
- Lấy được đầy đủ thông tin theo mẫu bệnh án nghiên
4


cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân

- Bệnh nhân người nước ngoài.
- Tuổi < 16 tuổi.
- Trên phim CHT phát hiện có tổn thương xương đùi hoặc
có tiền sử can thiệp phẫu thuật đầu dưới xương đùi.
- Trên phim CHT không xác định được đủ các trục APA,
cTEA, sTEA và PCA trên lát cắt axial.
- Lấy không đầy đủ thông tin theo mẫu bệnh án nghiên
cứu.
* Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: Tháng 1-12/2016
- Địa điểm: Khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Đại học
Y Hà Nội
* Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành hồi cứu theo phương pháp
mô tả cắt ngang.
Phương tiện nghiên cứu
- Máy chụp cộng hưởng từ GE Optima MR360 1.5 Tesla,
độ phân giải cao, lát cát 1mm, 256 dãy.
- Phần mềm INFINITT HEATHCARE: Phầm mềm thu thập và
xử lý các xung cộng hưởng từ để tạo ảnh trong CHT, sử dụng
để lấy ảnh lát cắt nghiên cứu.
- Chương trình Simple Angle Measurement: được viết bằng
C#, dùng Visual Studio 2015, chương trình có thể chạy trên tất

5


cả các hệ điều hành, được thiết kế để đo góc giữa các đường
thẳng cho trước, chính xác đến 0,01%.


Các bước tiến hành thu thập số liệu.
- Liên hệ với ban lãnh đạo Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và khoa Chẩn
đoán hình ảnh.
- Tất cả thông tin hồ sơ thu thập và điền vào bệnh án
nghiên cứu có sẵn, dùng phần mềm INFINITT HEATHCARE lựa
chọn ảnh CHT trên lát cắt axial khớp gối sao cho có thể xác
định rõ nhất các trục giải phẫu APA, cTEA, sTEA và PCA của
mỗi bệnh nhân, sau đó xuất ra dưới dạng ảnh đuôi “jpg”.
- Trên hình ảnh vừa chọn được, ta sử dụng chương trình
Simple Angle Measurement để vẽ và đo đạc góc như sau:
+ Bước 1: chèn hình ảnh lát cắt vào chương trình.
+ Bước 2: xác định các trục APA, sTEA, cTEA và PCA.
+ Bước 3: đọc số đo 6 góc được tạo bởi từng cặp trục giải
phẫu trong 4 trục giải phẫu và xử lý số liệu.
Cách xác định các mốc giải phẫu.

6


- Trục APA: là đường thẳng nối điểm thấp nhất của hõm
ròng rọc ở phía trước (điểm A) và điểm cao nhất của mái hố giữa
lồi cầu đùi ở phía sau (điểm B).
- Trục cTEA: là đường thẳng nối điểm lồi nhất của mỏm
trên lồi cầu ngoài (điểm C) với điểm lồi nhất mỏm trên lồi cầu
trong (điểm D).
- Trục sTEA: là đường thẳng nối điểm lồi nhất của mỏm
trên lồi cầu ngoài (điểm C) với rãnh mỏm trên lồi cầu trong
(điểm E).
- Trục PCA: là đường kẻ tiếp tuyến với bờ sau các lồi cầu

xương đùi (tiếp điểm là điểm M và điểm N).
Xác định các góc giải phẫu tạo bởi bốn trục giải phẫu
xương đùi.
(APA, cTEA): là góc trên trong tạo bởi trục APA và trục
cTEA.
(APA, sTEA): là góc trên trong tạo bởi trục APA và trục
sTEA.
(APA, PCA): là góc trên trong tạo bởi trục APA và trục
7


PCA.
(cTEA, sTEA): là góc tạo bởi trục cTEA và trục sTEA.
(cTEA, PCA): là góc lồi cầu xoắn, tạo bởi trục cTEA và
trục PCA.
(sTEA, PCA): là góc lồi cầu sau, tạo bởi trục sTEA và trục
PCA
* Các biến số và chỉ số trong nghiên cứu:
- Đặc điểm chung nhóm nghiên cứu.
+ Tuổi: : nhóm trẻ tuổi (16 – 45 tuổi) và nhóm cao tuổi
(>45 tuổi).
+ Giới tính: nam hay nữ, phân theo nhóm tuổi.
+ Gối được chụp CHT: phải hay trái, phân theo nhóm
tuổi.
- Số đo các góc tạo bởi các trục giải phẫu của lồi cầu
xương đùi người Việt Nam trên phim chụp cộng hưởng
từ.
+ Số đo trung bình 6 góc tạo bởi các trục APA , cTEA,
sTEA và PCA là: (APA, cTEA), (APA, sTEA), (APA, PCA), (cTEA,
sTEA), (cTEA, PCA), (sTEA, PCA).

- Phân tích nhóm bệnh nhân trẻ tuổi và nhóm bệnh
nhân cao tuổi.
Nhóm bệnh nhân trẻ tuổi (16-45 tuổi).
+ Số đo trung bình 6 góc: (APA, cTEA), (APA, sTEA), (APA,
PCA), (cTEA, sTEA), (cTEA, PCA), (sTEA, PCA).
+ Số đo trung bình 6 góc theo giới tính (nam và nữ): (APA,
cTEA), (APA, sTEA), (APA, PCA), (cTEA, sTEA), (cTEA, PCA),
(sTEA, PCA).
+ Số đo trung bình 6 góc theo vị trí (phải và trái): (APA,
cTEA), (APA, sTEA), (APA, PCA), (cTEA, sTEA), (cTEA, PCA),
(sTEA, PCA).
Nhóm bệnh nhân cao tuổi (>45 tuổi).
+ Số đo trung bình 6 góc: (APA, cTEA), (APA, sTEA), (APA,
8


PCA), (cTEA, sTEA), (cTEA, PCA), (sTEA, PCA).
- Số đo trung bình 6 góc theo giới tính (nam và nữ): (APA,
cTEA), (APA, sTEA), (APA, PCA), (cTEA, sTEA), (cTEA, PCA),
(sTEA, PCA).
- Số đo trung bình 6 góc theo vị trí (phải và trái): (APA,
cTEA), (APA, sTEA), (APA, PCA), (cTEA, sTEA), (cTEA, PCA),
(sTEA, PCA).
- So sánh mối liên quan giữa các trục giải phẫu của lồi
cầu xương đùi người Việt Nam trên phim chụp CHT ở
người trẻ tuổi và ở người cao tuổi
- So sánh số đo trung bình 6 góc theo nhóm tuổi (trẻ tuổi
và cao tuổi): (APA,cTEA), (APA, sTEA), (APA, PCA), (cTEA,
sTEA), (cTEA, PCA), (sTEA, PCA).
* Xử lý số liệu

Số liệu được nhập trên phần mềm Epidata 3.1 và được
xử lý theo phương pháp thống kê y học với chương trình phần
mềm STATA 12.0.
* Sai số trong nghiên cứu.
Vì đề tài này được thực hiện và đo đạc tất cả đều trên
máy nên sai số đã được hạn chế tối đa. Tuy nhiên, có 2 bước
có thể dẫn đến sai số:
- Lát cắt trên phin CHT không đi qua trục ngang gối, người
thực hiện đề tài sẽ khó xác định được cả 4 trục APA,
cTEA, sTEA và PCA trên cùng một lát cắt, nếu xác định
được thì sẽ gây sai số cho phép đo.
- Việc xác định các trục giải phẫu là thủ công nên sẽ gây
kết quả khác nhau giữa 2 lần đo.
* Các biện pháp hạn chế sai số
- Chọn đối tượng theo đúng tiêu chuẩn nghiên cứu.
- Hướng dẫn bệnh nhân để đúng tư thế chụp, hướng dẫn kỹ thuật viên
chụp đúng kỹ thuật.
9


- Mỗi phép đo thực hiện 03 lần, lấy kết quả trung bình
* Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
- Mọi thông tin thu thập được đảm bảo bí mật cho đối tượng lựa chọn,
chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
- Nghiên cứu được sự đồng ý và phê duyệt của địa phương và các cấp
lãnh đạo có liên quan.
- Kết quả nghiên cứu được phản hồi cho các địa điểm nghiên cứu.
10. Dạng kết quả dự kiến của đề tài
10.1. Dự kiến kết quả nghiên cứu
* Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu

Bảng 10.1: Đặc điểm phân bố theo lứa tuổi.

Lứa tuổi

Tuổi trung

Số bệnh

bình từng

nhân

Tỷ lệ %

nhóm

16-45 tuổi
>45 tuổi
Tổng số:
Tuổi trung bình
Bảng 10.2. Phân bố mẫu theo tuổi và giới
Lứa tuổi

Nam

Nữ

Tổng

16-45 tuổi

>45 tuổi
Tổng số:
Tuổi trung bình
* Mối liên quan giữa các trục giải phẫu của lồi cầu
xương đùi người Việt Nam trên phim chụp cộng hưởng
từ.
10


Bảng 10.3. Số đo trung bình các góc giải phẫu.
Góc

Số đo trung

Góc bé

Góc lớn

bình

nhất

nhất

(APA, cTEA)
(APA, sTEA)
(APA, PCA)
(cTEA, sTEA)
(cTEA, PCA)
(sTEA, PCA)

Bảng 10.4. Số đo trung bình các góc giải phẫu ở nhóm bệnh nhân trẻ tuổi.
Góc

Số đo trung

Góc bé

Góc lớn

bình

nhất

nhất

(APA, cTEA)
(APA, sTEA)
(APA, PCA)
(cTEA, sTEA)
(cTEA, PCA)
(sTEA, PCA)
Bảng 10.5. Số đo trung bình các góc giải phẫu theo giới ở
nhóm trẻ tuổi
Góc

Nam (n=142)

(APA, cTEA)
(APA, sTEA)
(APA, PCA)

(cTEA, sTEA)
(cTEA, PCA)
(sTEA, PCA)
11

Nữ (n=53)

p


Bảng 10.6. Số đo trung bình các góc giải phẫu theo vị trí ở
nhóm trẻ tuổi.
Góc

Phải (n=93)

Trái (n=102)

p

(APA, cTEA)
(APA, sTEA)
(APA, PCA)
(cTEA, sTEA)
(cTEA, PCA)
(sTEA, PCA)
Bảng 10.7 Số đo trung bình các góc giải phẫu ở nhóm bệnh
nhân cao tuổi.
Góc


Số đo trung

Góc bé

Góc lớn

bình

nhất

nhất

(APA, cTEA)
(APA, sTEA)
(APA, PCA)
(cTEA, sTEA)
(cTEA, PCA)
(sTEA, PCA)
Bảng 10.8: Số đo trung bình các góc giải phẫu theo giới ở
nhóm cao tuổi.
Góc

Nam

Nữ (n=60)

12

p



(APA, cTEA)
(APA, sTEA)
(APA, PCA)
(cTEA, sTEA)
(cTEA, PCA)
(sTEA, PCA)
Bảng 10.9 Số đo trung bình các góc giải phẫu theo vị trí ở
nhóm cao tuổi.
Góc

Phải

Trái

p

(APA, cTEA)
(APA, sTEA)
(APA, PCA)
(cTEA, sTEA)
(cTEA, PCA)
(sTEA, PCA)
* So sánh số đo trung bình các góc giải phẫu tạo bởi 4
trục giải phẫu APA, cTEA, sTEA và PCA giữa 2 nhóm
bệnh nhân trẻ tuổi và cao tuổi.
Bảng 10.10 So sánh số đo trung bình các góc giải phẫu giữa 2
nhóm bệnh nhân trẻ tuổi và cao tuổi.
Góc


Trẻ tuổi
13

Cao tuổi

p


(APA, cTEA)
(APA, sTEA)
(APA, PCA)
(cTEA, sTEA)
(cTEA, PCA)
(sTEA, PCA)
10.2. Khả năng ứng dụng
Số liệu của đề tài được ứng dụng để xác định chính xác trục xoay ngoài của
khớp gối trong thay khớp gối toàn phần, nhằm mục đích nâng cao kết quả sau
thay khớp gối toàn phần.
10.3. Các sản phẩm của đề tài:
- Một báo cáo khoa học
- Là tài liệu đào tạo (sinh viên, học viên sau đại học)
- Sau nghiệm thu sẽ đăng 02 bài báo khoa học.
11. Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Văn Hùng (2012). Thoái hóa khớp. Bệnh học Nội khoa, Nhà
Xuất Bản Y Học, (2), 188-196.
2. Michael Ledger, Vera Kinzel, David Shakespeare (2005). Can the
epicondylar axis be defined accurately in total knee arthroplasty?. The
Knee, 12, 293-296
3. Arima J, Whiteside L.A (1995). The anteroposterior axis for femoral
rotational alignment in valgus total knee arthroplasty. Clin Orthop

Relat Res, 321, 168-172.
4. Victor .J (2009). Rotational alignment of the distal femur: Aliterature
review. Orthpaedics and Traumatology, 95, 365-372.
5. Math Kevin, Frankie M. Griffin et al (2000). Anatomy of the
epicondyles of the distal femur - MRI analysis of the normal knees. The
journal of Arthroplasty, 15(3), 354-359.
14


6. Rubash HE, Berger RA, Seel MJ et al (1993). Determining the
rotational alignment of the femoral component in total knee
4arthroplasty using epicondylar the axis. Clin Orthop, 286, 40-47
7. Jai Gon Seo et al (2014). Relationship Between Mechanical AxisDerived and Anatomic Landmark-Derived Femoral Rotation in TKA:
A Three-Dimensional CT Study. The journal of Arthroplasty, 29,
2314-2318.
8. Ye-Yeon Won et al (2007). An Additional Reference Axis for
Determining Rotational Alignment of the Femoral Component in Total
Knee Arthroplasty. The Journal of Arthroplasty, 22(7), 1049-1053.
12. Phụ lục (nếu có): 02 phụ lục
- Thông tin về nghiên cứu dành cho đối tượng nghiên cứu và người đại diện
-

hợp pháp
Bệnh án nghiên cứu.

13. Tiến độ thực hiện đề tài
Từ tháng 01 năm 2016 đến tháng 12 năm 2016.
14. Kinh phí thực hiện đề tài : Chủ đề tài tự túc kinh phí
50.000.000 (Năm mươi triệu đồng)
Trong đó:

- Kinh phí xây dựng đề cương, hoàn thiện công cụ nghiên cứu và quy trình
-

nghiên cứu: 5.000.000 (năm triệu đồng).
Kinh phí điều tra, xử lý và phân tích số liệu: 40.000.000 (Bốn mươi triệu

-

đồng).
Các chi khác: 5.000.000 (năm triệu đồng).
Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2016
Ý kiến của Bệnh viện/Viện
(Ký và ghi rõ họ tên)

Chủ nhiệm đề tài
(Ký và ghi rõ họ tên)

15


Ban Giám hiệu

Phòng QL. KH&CN
(Trường ĐHYHN)

16




×