Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

NGHIÊN CỨU TỈ LỆ MẮC VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN HỘI CHỨNG CUSHING DO THUỐC TRÊN BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG THẬN HƯ TIÊN PHÁT KHÁNG CORTICOSTEROID

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.41 KB, 34 trang )

BỘ Y TẾ
BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

NGHIÊN CỨU TỈ LỆ MẮC VÀ CÁC YẾU TỐ
LIÊN QUAN ĐẾN HỘI CHỨNG CUSHING DO
THUỐC TRÊN BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG THẬN HƯ
TIÊN PHÁT KHÁNG CORTICOSTEROID
Mã số:

Nghiên cứu viên chính:

Nguyễn Thu Hương

Thành viên nhóm nghiên cứu: Trương Mạnh Tú,
Nguyễn Thị Linh, Nguyễn Phú Đạt


2

HÀ NỘI - 2018

BỘ Y TẾ
BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

NGHIÊN CỨU TỈ LỆ MẮC VÀ CÁC YẾU TỐ
LIÊN QUAN ĐẾN HỘI CHỨNG CUSHING DO
THUỐC TRÊN BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG THẬN HƯ


TIÊN PHÁT KHÁNG CORTICOSTEROID
Mã số:

Nghiên cứu viên chính:

Nguyễn Thu Hương

Thành viên nhóm nghiên cứu: Trương Mạnh Tú,
Nguyễn Thị Linh, Nguyễn Phú Đạt


3

HÀ NỘI - 2018


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GC

Glucocorticoid

HC

Hội chứng

HCTH

Hội chứng thận hư

HCTHTP


Hội chứng thận hư tiên phát

ISKDC

International Study of Kidney Disease in Children

(Tổ

chức nghiên cứu quốc tế về bệnh thận trẻ em)
KDIGO

Kidney Disease Improving Global Outcomes (Tổ chức cải
thiện kết quả điều trị bệnh thận toàn cầu)

RLĐG

Rối loạn điện giải

MỤC LỤC


5

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội chứng thận hư tiên phát (HCTHTP) là một bệnh cầu thận thường
gặp nhất trong các bệnh cầu thận ở trẻ em.
Trong điều trị HCTHTP corticoid vẫn là thuốc điều trị chính và đa số
đáp ứng tốt với steroid nhưng khoảng 10% - 20% không đáp ứng với
corticoid đơn thuần tùy theo từng nghiên cứu [5],[6].

Ở bệnh nhân được điều trị bằng glucocorticoid (GC) kéo dài có biểu
hiện HC Cushing.
Trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng không mong
muốn của việc điều trị GC trong một số bệnh như bệnh viêm khớp, bạch cầu
cấp, hen phế quản... Ở trong nước, hiện tại có rất ít tài liệu nghiên cứu đầy đủ
trên lâm sàng về tác dụng không mong muốn của corticoid đặc biệt là các
biểu hiện của HC Cushing và tình trạng suy thượng thận trên nhóm bệnh nhân
HCTH kháng thuốc. Xuất phát từ thực tiễn trên chúng tôi tiến hành nghiên
cứu “Nghiên cứu tỷ lệ mắc và các yếu tố liên quan đến hội chứng Cushing
do thuốc trên bệnh nhân hội chứng thận hư tiên phát kháng
corticosteroid” với hai mục tiêu:
1. Khảo sát nồng độ coctisol trên bệnh nhân hội chúng thận hư tiên
phát kháng cocticosteroid tại bệnh viện Nhi Trung ương.
2. Xác định tỉ lệ mắc và một số yếu tố liên quan đến hội chứng
Cushing do thuốc trên bệnh nhân hội chứng thận hư tiên phát
kháng corticosteroid.


6

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Hội chứng thận hư kháng thuốc
1.1.1. Tiêu chuẩn hội chứng thận hư và hội chứng thận hư kháng thuốc
Chẩn đoán HCTHTP theo tiêu chuẩn của KDIGO (Kidney Disease
Improving Global Outcomes) năm 2012 [3]:
- Protein niệu ≥ 50mg/kg/24 giờ hoặc Protein niệu/Creatinin niệu
≥ 200mg/mmol
- Albumin máu ≤ 25g/lít, Protid máu ≤ 56g/lít.
Chẩn đoán HCTH kháng thuốc theo tiêu chuẩn sau:

- HCTH sau điều trị 4 tuần bằng prednisone với liều 60mg/m2/ngày và tiếp
tục 4 tuần với liều prednisone 40mg/m2/ngày mà không đạt lui bệnh (protein niệu
vẫn ≥ 50mg/kg/24h hoặc protein/creatinin niệu > 200mg/mmol) [3].
Ngoài ra tiêu chuẩn chẩn đoán HCTH kháng thuốc được khối các
nước nói tiếng Pháp áp dụng là sau khi điều trị hết 4 tuần liều tấn công bằng
bằng prednisone với liều 60mg/m 2 /24 giờ (tương đương 2mg/kg/24giờ) và 3
liều Methylprednisolon bolus 1000 mg/ 1,73m2 cơ thể/48h mà không đạt lui
bệnh [10].
1.1.2. Lịch sử và tần suất mắc bệnh hội chứng thận hư kháng thuốc
1.1.2.1 Trên thế giới
Những triệu chứng đầu tiên của HCTH được một nhà y học người Bỉ
tên là Cornelius Roelan trong sách “Liber de aegritudinibus infantium”.
Năm 1950, tế bào học của HCTHđược công bố sau một cái chết của bệnh
nhân suy thận doHCTH [9].
Bệnh cảnh lâm sàng gợi ý HCTH tiên phát kháng thuốc khi: Tuổi xuất
hiện bệnh < 2 tuổi hoặc sau dậy thì, tăng huyết áp và đái máu[14]. Hoặc sau


7

điều trị thấy thuyên giảm một phần: albumin máu tăng > 35 g/l nhưng liên tục
có protein niệu > 50 mg/kg/ngày và /hoặc tiền sử thường xuyên tái phát và có
vài đợt đã dùng thuốc ức chế miễn dịch khác ngoài corticoid [10].
Với bệnh nhân HCTHTP kháng thuốc thì khi điều trị corticoid kéo dài
hơn thường gặp tác dụng: hội chứng Cushing, tăng huyết áp, đục thuỷ tinh
thể, glaucoma, loãng xương, chậm phát triển thể chất,...[10],[15],[16].
1.1.2.1. Tại Việt Nam
- Theo thống kê của Lê Nam Trà và cộng sự tại bệnh viện Nhi Trung
ương, trong thời gian 10 năm từ 1981 đến 1990 thấy có 1414 bệnh nhân bị
HCTH, chiếm 1,7% số bệnh nhân nội trú và chiếm 46,6% tổng số bệnh nhân

của khoa Thận [4].
- Tại bệnh viện Nhi đồng I thành phố Hồ Chí Minh, theo thống kê của
Lê Văn Khoa và Vũ Huy Trụ từ năm 1990 đến năm 1993 bệnh nhân bị HCTH
nhập viện chiếm 0.7% tổng số trẻ nhập viện và chiếm 38% bệnh nhân nhập
viện vì bệnh thận [17].
- Lê Thị Ngọc Dung, thống kê tại bệnh viện Nhi đồng II bệnh nhân bị
HCTH, chiếm 4-5% số bệnh nhân toàn viện [18].
- Thống kê trong năm 2015 của Phạm Văn Đếm và cộng sự trong 1
năm tại khoa Thận-Lọc máu bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy tỷ lệ trẻ mắc
HCTH phải nằm viện chiếm 35,8% bệnh nhân trong khoa, trong đó bệnh nhân
bị HCTH kháng thuốc chiếm 56,3% [19].
- Năm 1987, Nguyễn Ngọc Sáng đã mô tả đặc điểm lâm sàng và biến
đổi xét nghiệm của HCTHTP thể kháng steroid trong “Nhận xét về đặc điểm
lâm sàng và sinh học qua 52 trường hợp HCTHTP thể kháng steroid ở trẻ em”
cho thấy tỷ lệ bệnh nhân HCTHTP thể kháng steroid là 12,4% [7].
- Năm 2001 theo nghiên cứu của Nguyễn Đức Quang số bệnh nhân bị
HCTH kháng thưốc tại bệnh viện nhi đồng I là gần 30 trẻ trong một năm[20].


8

- Năm 2014 Trần Hữu Minh Quân và cộng sự có nghiên cứu về đặc
điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng HCTH kháng steroid tại bệnh viện
Nhi đồng I [21].
1.1.3. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng
- Phù
- Số lượng nước tiểu giảm nhưng ít khi vô niệu và không có đái máu
đại thể.
- Huyết áp không tăng
- Toàn thân: trẻ mệt mỏi, da trắng xanh , ăn kém.

- Xét nghiệm nước tiểu: Protein niệu > 100mg/kg/24 giờ.
- Xét nghiệm máu:
+ Protid toàn phần < 40g/l
+ Điện di protid máu thấy: Albumin máu giảm nhiều (< 25g/l)
+ Điện di miễn dịch: IgM tăng cao và IgG giảm nhiều nhất là khi bệnh nặng.
+ Lipid máu tăng.
+ Công thức máu: Hồng cầu giảm, bạch cầu và tiểu cầu có thể tăng.
+ Tốc độ máu lắng thường tăng trong giờ đầu > 50mm
+ Điện giải đồ: Natri, Kali, Calci thường giảm
+ Ure, Creatinin trong giới hạn bình thường [2].
1.1.4. Điều trị hội chứng thận hư tiên phát kháng corticoid
1.1.4.1. Điều trị đặc hiệu: Corticoid liều cao hoặc phối hợp với các thuốc ức


9

chế miễn dịch khác:


Điều trị liều cao Methylprednisolon đường tĩnh mạch theo phác đồ của
B.M.Tune và S.A.Mendozza [22]
Liều methylprednisolon tối đa 1000mg/1,73m2/ngày. Hiện nay phác đồ

này không còn được sử dụng do có nhiều tác dụng không mong muốn.


Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch: Các thuốc này có thể được sử dụng đơn độc
hoặc phối hợp với corticoid trong điều trị HCTH kháng steroid [15],[16],[23].
+ Cyclophosphamide (biệt dược Endoxan, Cytosan)
Liều dùng 2mg/kg/ngày trong 2-3 tháng.

Đáp ứng của HCTH kháng thuốc với cyclophosphamide đạt tỉ lệ 14,3%
đến 25% tùy từng nghiên cứu [23],[24],[25].
+ Chlorambucin: Liều 0,2 mg/kg/ngày trong 8 tuần.
+ Cyclosporin biệt dược là Neoral với liều 5mg/kg/ngày duy trì To
trong khoảng 100- 200ng/ ml.
Giai đoạn đầu điều trị người ta thấy rằng chỉ có khoảng 20% trẻ lui
bệnh hoàn toàn khi điều trị cyclosporin [26]. Theo Niaudet và CS có 27/65 trẻ
đạt lui bệnh hoàn toàn khi điều trị phối hợp cyclosporin với prednisolon
chiếm tỷ lệ 41,5%[5]. Còn trong nghiên cứu của Husseini A.Mvà CS khi sử
dụng cyclosporin phối hợp với prednisolon thì tỷ lệ lui bệnh hoàn toàn đạt tới
65,1% [23],[25].
+ Tacrolimus.
+ Mycophenolate mofetil (Biệt dược Cellcept) Cellcept Liều dùng của
cellcept là 30 - 40mg/kg/ngày. Cellcept thường được điều trị phối hợp với
corticoid [23].


Ngoài ra còn các phương pháp điều trị khác như:
Dùng ACTH, phối hợp corticoid với levamisole, tách huyết tương

1.1.4.2. Điều trị triệu chứng
- Phù.


10

- Điều trị tắc mạch:
- Nhiễm khuẩn
- Tăng huyết áp.
- Điều trị khác: Điều trị tăng lipid máu, bổ sung các yếu tố vi lượng (sắt,

kẽm…), vitamin D và Canxi [2].
1.2. Hội chứng Cushing do thuốc:
1.2.1. Các tác dụng không mong muốn khi dùng corticoid kéo dài
GC có ảnh hưởng đến mọi cơ quan trong cơ thể và gây ức chế trục dưới
đồi yên thượng thận là vấn đề đe doạ tính mạng người bệnh [27].
Danowski thấy sự thay đổi nhân cách, trứng cá, thâm tím da, béo phì,
tăng huyết áp, phù, tăng glucose máu có thể biến mất sau khi ngừng GC [28].
Hollister nêu ra hai loại tác dụng không mong muốn của GC:
+ Loại thứ nhất là những tác dụng không mong muốn thường gặp, đặc
biệt khi sử dụng kéo dài, đó là những thay đổi hình thể, rạn da., loãng xương,
bệnh cơ do steroid, đục thuỷ tinh thể, chậm phát triển ở trẻ em.
+ Loại thứ 2: là tác dụng không mong muốn có thể có ở bệnh nhân này
mà không có ở bệnh nhân khác như: loét dạ dày-tá tràng, tăng huyết áp, giảm
dung nạp Glucose, bội nhiễm, rối loạn tâm thần [29].
1.2.2. Khái niệm hội chứng Cushing
Hội chứng Cushing là một bệnh gây nên bởi sản xuất quá nhiều
Cortisol hoặc dùng quá nhiều Cortisol hay các GC tương tự hormone [30].
1.2.3. Nghiên cứu về hội chứng Cushing do thuốc:
Một nghiên cứu tại Đài Loan vào năm 1989 đã phân tích 188 bệnh nhân
mắc HC Cushing từ năm 1962 đến 1988 chỉ ra có tới 65% nguyên nhân của
HC này là do thuốc[31].
- Năm 1995Weisman đã nhận xét về tác dụng không mong muốn của


11

việc điều trị corticoid kéo dài trên những bệnh nhân viêm khớp mô tả những
đặc điểm thay đổi hình thể của nhóm bệnh nhân trên [32].
- Tác giả Calvo Romero JM và cộng sự đăng trên 1 tạp chí Tây Ba Nha
mô tả dịch tễ và đặc điểm lâm sàng của 15 bệnh nhân có Hc Cushing do thuốc

vào năm 1998[33].
- Năm 1995 tác giả Nguyễn Đình Khoa thực hiện: Đánh giá tình trạng
loãng xương ở bệnh nhân mắc bệnh khớp mãn tính sử dụng glucocorticoid kéo
dài bằng phương pháp X quang qui ước và tác giả Đỗ Trung Quân đưa ra nhận
xét góp phần chẩn đoán và điều trị hội chứng Cushing [34],[35].
- Năm 2003 tác giả Nguyễn Thị Hương Thuỷ nghiên cứu về một số đặc
điểm lâm sàng và cận lâm sàng của hội chứng Cushing [36].
1.2.4. Suy tuyến thượng thận do corticoid:
Điều trị bằng corticoid kéo dài được xem là nguyên nhân phổ biến nhất
gây nên suy tuyến thượng thận thứ phát [37],[38].
1.2.5. Vài nét về chuyển hóa, tác dụng của cortisol trong cơ thể:
1.2.5.1. Sinh tổng hợp cortisol
Vỏ tuyến thượng thận gồm 3 vùng. Vùng cầu nằm phía ngoài tiết ra
Adosteron có tác dụng chuyển hóa muối nước. Vùng bó nằm ở giữa và vùng
lưới nằm phía trong cùng sát tủy thượng thận, cả hai vùng này bài tiết
Cortisol, các hormon GC khác và androgen [39],[40].
Dựa vào các cấu tạo và tác dụng chính các hormone vỏ tuyến thượng
thận được phân thành ba nhóm, trong đó có hai nhóm đóng vai trò quan trọng
là nhóm hormon chuyển hóa đường hay GC mà quan trọng nhất là Cortisol và
nhóm hormon vỏ chuyển hóa muối nước đại diện là Aldosteron [41]. [42]
1.2.5.2. Chuyển hóa, tác dụng của cortisol
a, Chuyển hóa cortisol:
Cortisol được tiết ra hàng ngày khoảng 15 - 30 mg (40 - 80 µmol) theo


12

nhịp ngày đêm, nồng độ Cortisol ở người Việt Nam trưởng thành khoảng từ
150 - 160 nmol/l
b, Tác dụng của cortisol:

- Tác dụng lên chuyển hóa glucid:
+ Tăng tạo đường mới ở gan:
+ Giảm tiêu thụ glucose ở tế bào
- Tác dụng lên chuyển hóa protein
+ Giảm protein của tế bào:
+ Tăng vận chuyển acid amin vào tế bào gan đồng thời làm tăng hàm
lượng của các men tham gia vào quá trình sinh tổng hợp protein ở gan.
+ Tăng nồng độ acid amin huyết tương đồng thời làm giảm vận chuyển
acid amin vào tế bào trừ gan.
- Tác dụng lên chuyển hóa lipid
+ Tăng thoái hóa lipid ở các mô mỡ do đó làm tăng nồng độ acid béo tự
do trong huyết tương.
+ Tăng oxy hóa acid béo tự do ở tế bào để tạo năng lượng.
- Tác dụng chống stress: trong tình trạng strees, ngay lập tức nồng độ ACTH
tăng trong máu, sau đó vài phút sự bài tiết cortisol cũng tăng lên nhờ đó mà
có thể chống lại được các strees.
- Tác dụng chống viêm
- Tác dụng chống dị ứng:
- Tác dụng lên các tế bào máu và hệ thống miễn dịch
+ Làm giảm bạch cầu ưa toan và bạch cầu lympho chủ yếu do tăng di
chuyển các tế bào này ra khỏi mạch máu
+ Làm giảm sự di chuyển các tế bào viêm đến vùng bị thương


13

+ Làm giảm kích thước các mô lympho trong cơ thể như giảm kích
thước hạch tuyến ức.
+ Làm giảm sản xuất lymphoT và các kháng thể.
+ Làm tăng sản sinh hồng cầu.Trong Addison thường có thiếu máu.

- Tác dụng lên các tuyến nội tiết khác
+ Nồng độ cortisol tăng sẽ làm giảm sự chuyển T4 thành T3 và làm
tăng sự chuyển ngược lại từ T3 thành T4.
+ Cortisol có tác dụng ức chế sự đáp ứng của các tế bào sản xuất
hormon hướng sinh dục của tuyến yên với GnRH của vùng dưới đồi do đó
làm giảm nồng độ hormon sinh dục
- Chuyển hóa nước và điện giải:
+ Làm ứ muối đã tái hấp thu ở ống thận, làm giảm kali máu vì làm ống
thận tăng tiết kali.
+ Vai trò của cortisol đối kháng với ADH.
- Các tác dụng khác:
+ Tăng bài tiết HCl của dịch vị dạ dày.
+ Nồng độ cortisol tăng có thể tăng áp lực nhãn cầu.
+ Khi nồng độ cortisol tăng nó sẽ ức chế sự hình thành xương bằng cách
giảm tăng sinh tế bào, giảm sinh tổng hợp RNA, protein, collagen của xương.
+ Cường glucocorticoid làm giảm hấp thu calci ở ruột, tăng thải calci
qua đường nước tiểu, giảm thành lập xương, tăng hủy xương đưa đến giảm
thiểu mô xương.
+ Glucocorticoid vào não có thể gây ảnh hưởng lên hành vi và chức năng
nhận thức. Bệnh nhân addison thường vô cảm, trầm cảm[40],[42],[43].
c, Điều hòa bài tiết cortisol


14

Cortisol được bài tiết nhiều hay ít tùy thuộc vào nồng độ ACTH của
tuyến yên.
Nồng độ cortisol máu cao sẽ ức chế tuyến yên bài tiết ACTH và ức chế
vùng dưới đồi bài tiết CRH và ngược lại [40].
1.2.6. Các loại Glucocorticoid thường dùng


Hình 1.1: Cấu trúc phân tử của Corticotesoid tự nhiên và tổng hợp [44]
1.2.7. Chẩn đoán hội chứng Cushing do thuốc
* Lâm sàng hội chứng Cushing do thuốc
Hội chứng Cushing do thuốc gây ra nói chung có các biểu hiện trên lâm
sàng giống HC Cushing tự phát
Biểu hiện ở trẻ:
- Dấu hiệu ban đầu là tăng cân nhanh thường > 90 bách phân vị.
- Có sự phân bố mỡ vào vùng trung tâm, thượng đòn, sau cổ.
- Chậm tăng trưởng
- Tăng huyết áp
- Thay đổi về da:



Da mặt đỏ hồng, mỏng, mịn
Nếp rạn da tím đỏ, dài ở bụng, đùi, lưng, vú, có khi ở cả ngực,


15



nách, vai, bẹn.
Dễ bị chảy máu dưới da ngay cả khi chấn thương nhẹ hay ở vị trí



tiêm tĩnh mạch.
Vết thương ngoài da thường khó lành và hay bị nhiễm khuẩn.


- Phát triển giới tính sớm
- Yếu cơ
- Tính tình không ổn định.
- Loãng xương.
- Tăng nguy cơ chảy máu dạ dày tá tràng và loét
- Dễ mắc các nhiễm khuẩn mới và tái hoạt động của các nhiễm khuẩn cũ
- Các biểu hiện suy thượng thận.
* Các xét nghiệm:
-

Cortisol 7-10 giờ giảm hoặc bình thường trong trường hợp hội chứng Cushing
thứ phát.

-

Đo ACTH buổi sáng. ACTH thấp <10 ng/L trong u vỏ tuyến thượng thận, quá
sản tuyến thượng thận. Trong bệnh Cushing, ACTH dao động từ 12 đến 128
ng/L.

-

Để phân biệt nguyên nhân có thể dùng nghiệm pháp ức chế Dexamethasone.

-

U tuyến yên, u bài tiết ACTH lạc chỗ: MRI tuyến yên, cổ, lồng ngực có thể
hiện được khối u.

-


U vỏ thượng thận và quá sản tuyến thượng thận: siêu âm tuyến thượng thận
hoặc MRI tuyến thượng thận để phát hiện.
- Ngoài ra:
+

Glucose máu lúc đói tăng.

+

Kali máu có thể thấp


16

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu gồm toàn bộ những bệnh nhân được chẩn đoán
HCTH tiên phát kháng corticosteroidđiều trị tạiKhoaThận - Lọc máu Bệnh
viện Nhi Trung ương trong thời gian từ tháng 7/2018 đến tháng 6/2019.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
2.1.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn cho mục tiêu 1
Đủ tiêu chuẩn chẩn đoán HCTH theo KDIGO 2012 [3],[46]
Và đủ tiêu chuẩn HCTH kháng thuốc theo 1 trong các tiêu chuẩn sau [46]:
- Không đạt lui bệnh sau 6 tuần prednisone 2 mg/kg/ngày mỗi ngày liên tục
- Không đạt lui bệnh sau 4 tuần điều trị tấn công prednisone 2 mg/kg/ngày
và vẫn còn protein niệu 1 tuần sau dùng 3 liều Methylprednisolone 1g/1.73 m2 da
truyền tĩnh mạch cách ngày.
- Không đạt lui bệnh sau 4 tuần prednisone 2 mg/kg/ngày mỗi không

quá 80mg/ ngày sau đó dùng 4 tuần liều1.5mg/kg/ngày cách nhật.
2.1.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn cho mục tiêu 2
Bệnh nhân bị HCTH kháng thuốc và được chẩn đoán HC Cushing tiêu
chuẩn Aron2001 [47
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Gia đình bệnh nhân không đồng ý tham gia vào nghiên cứu.
- Bệnh nhân HCTH thứ phát, hoặc HCTH bẩm sinh


17

- Bệnh nhân HCTH kháng thuốc có biểu hiện HC Cushing đã tìm được
nguyên nhân không do thuốc
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian: Thời gian nghiên cứu: 01/04/2018 đến 30/10/2019
Thời gian thu thập số liệu: 07/2018 đến 06/2019
Địa điểm: Khoa Thận - Lọc máu bệnh viện Nhi Trung ương
-

Thiết kế nghiên cứu: phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang

-

Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu gồm toàn bộ những bệnh nhân
được chẩn đoán HCTH tiên phát kháng corticosteroid điều trị tại Khoa Thận Lọc máu Bệnh viện Nhi Trung ương trong thời gian từ tháng 7/2018 đến
tháng 6/2019.
2.3. Thiết kế nghiên cứu
- Thiết kế nghiên cứu: phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu gồm toàn bộ những bệnh
nhân được chẩn đoán HCTH tiên phát kháng corticosteroid điều trị tại Khoa

Thận - Lọc máu Bệnh viện Nhi Trung ương trong thời gian từ tháng 7/2018
đến tháng 6/2019.


18

- Sơ đồ nghiên cứu

Bệnh nhân bị HCTH kháng thuốc

Thu thập số liệu về HC Cushing:
Lâm sàng, Cận lâm sàng

Chẩn đoán: HC Cushing

MT 2:nhân
Xác định
lệ mắcthận
và một
yếuphát
tố liênkháng
quan đến
hội chứng Cushing
do thuốc
hội. chứ
octisol trên bệnh
hội tỉchúng
hưsốtiên
cocticosteroid
tại bệnh

viện trên
Nhi bệnh
Trungnhân
ương

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu
2.4. Các chỉ số và biến số nghiên cứu
2.4.1. Biến số về đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu:
-

Tuổi

-

Giới: nam hoặc nữ


19

-

Nồng độ coctisol lúc 8 giờ sáng


20

2.4.2. Biến số cho mục tiêu 1: Khảo sát nồng độ coctisol trên bệnh nhân
hội chúng thận hư tiên phát kháng cocticosteroid tại bệnh viện Nhi Trung
ương
- Tuổi, giới

- Thời gian từ khi chẩn đoán HCTH kháng thuốc đến khi có biểu hiện
HC Cushing:
- Liều lượng corticoid đang dùng: tính theo mg/kg/ngày:
- Thời gian dùng corticoid:
- Tuân thủ thời gian dùng thuốc trong ngày theo hướng dẫn: Đúng/ sai
2.4.3. Biến số cho mục tiêu 2: Xác định tỉ lệ mắc và một số yếu tố liên quan
đến hội chứng Cushing do thuốc trên bệnh nhân hội chứng thận hư tiên
phát kháng corticosteroid
2.4.3.1. Đặc điểm lâm sàng hội chứng Cushing:
-

Chiều cao:
- Cân nặng:

-

BMI:

- Tăng huyết áp:
- Mặt tròn
-

Tăng cân

-

Béo trung tâm

-


Rậm lông

-

Da đỏ, rạn da

-

Chuột rút

-

Rối loạn tâm thần

-

Hay bị nhiễm khuẩn

2.4.3.2. Đặc điểm cận lâm sàng hội chứng Cushing:
- Định lượng Cortisol máu buổi sáng (7-10h)
-

Glucose máu:


21

- Điện giải đồ
- Công thức máu
+ Tình trạng thiếu máu

+ Kích thước tế bào hồng cầu
2.5. Thu thập số liệu
- Phỏng

vấn và khám trực tiếp sử dụng bệnh án nghiên cứu theo mẫu

( phụ lục 1).
2.6. Xử lý kết quả
-

Nhập và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS.


22

Chương 3
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm của nhóm nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm về tuổi của nhóm nghiên cứu:
3.1.2. Đặc điểm về giới của nhóm nghiên cứu
3.2. Tỷ lệ hội chứng Cushing trên bệnh nhân hội chứng thận hư kháng
corticoid
3.2.1. Tỷ lệ HC Cushing trên bệnh nhân HCTH kháng thuốc
3.2.2. Tỷ lệ HC Cushing theo tuổi
3.2.3. Tỷ lệ HC Cushing theo giới
3.2.4. Tỷ lệ HC Cushing theo thời gian măc HCTH kháng thuốc
3.2.5 Tỷ lệ HC Cushing theo thời gian sử dụng corticoid
3.2.6. Tỷ lệ HC Cushing theo liều corticoid sử dụng
3.3. Đặc điểm lâm sàng HC Cushing trên bệnh nhân HCTH kháng corticoid:
3.3.1. Đặc điểm về cân nặng

3.3.2. Đặc điểm về chiều cao
3.3.3. Đặc điểm chỉ số khối cơ thể BMI
3.3.4.Biểu hiện hình thể.
3.3.5.Biểu hiện ở cơ xương.
3.3.6.Biểu hiện tâm thần kinh: Có RLTT hay không RLTT
3.3.7. Đặc điểm về huyết áp của bệnh nhân HCTH kháng thuốc có Cushing
3.3.8. Tổng hợp các triệu chứng lâm sàng của hội chứng Cushing do GC.
3.4. Đặc điểm cận lâm sàng hội chứng Cushing trên bệnh nhân hội chứng thận
hư kháng corticoid
3.4.1.Định lượng cortisol máu.


23

3.4.2. Đánh giá Glucose máu.
3.4.3. Đặc điểm thành phần Lipid máu
3.4.4. Xét nghiệm Natri máu
3.4.5. Xét nghiệm Kali máu
3.4.6. Công thức máu.
3.4.6.1. Đánh giá tình trạng thiếu máu:
3.4.6.2. Đánh giá kích thước hồng cầu:


24

Chương 4
DỰ KIẾN BÀN LUẬN
Bàn luận theo kết quả nghiên cứu:
4.1. Bàn luận về đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
4.1.1. Bàn luận đặc điểm về tuổi của nhóm nghiên cứu

4.1.2. Bàn luận đặc điểm về giới của nhóm nghiên cứu
4.1.3. Bàn luận vềtỷ lệ mắc HC Cushing trên bệnh nhân HCTH kháng thuốc
4.1.4. Bàn luận về tỷ lệ HC Cushing theo thời gian mắc HCTH kháng thuốc.
4.1.5. Bàn luận về tỷ lệ HC Cushing theo thời gian sử dụng corticoid.
4.1.6. Bàn luận về tỷ lệ HC Cushing theo liều corticoid sử dụng.
4.2. Bàn luận về đặc điểm lâm sàng HC Cushing trên bệnh nhân HCTH
kháng corticoid
4.2.1. Đặc điểm về cân nặng
4.2.2. Đặc điểm về chiều cao
4.2.3. Bàn luận về chỉ số BMI
4.2.4. Bàn luận về biểu hiện hình thể
4.2.5. Bàn luận về biểu hiện trên hệ cơ xương
4.2.6. Bàn luận về biểu hiện tâm thần kinh
4.2.7. Bàn luận về đặc điểm huyết áp
4.3. Bàn luận về đặc điểm cận lâm sàng của nhóm nghiên cứu
4.3.1. Bàn luận về nồng độ cortisol máu buổi sáng.
4.3.2. Bàn luận về đặc điểm glucose máu
4.3.3. Bàn luận về đặc điểm các thành phần lipid máu
4.3.4. Bàn luận về đặc điểm Natri máu
4.3.5. Bàn luận về đặc điểm Kali máu
4.3.6. Bàn luận về đặc điểm thiếu máu


25

DỰ KIẾN KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu ….. bệnh nhân HCTH kháng steroid có biểu hiện HC
Cushing được theo dõi tại Khoa Thận- Tiết niệu bệnh viện Nhi Trung ương từ
tháng 7/2018 đến tháng 6/2019 chúng tôi rút ra kết luận về:
1.


Nồng độ coctisol trong máu của bệnh nhân HCTH tiên phát kháng
cocticosteroid

2.

Tỷ lệ HC cushing, hội chứng suy tuyến thượng thận

3.

Các yếu tố liên quan đến tuổi, giới, thời gian điều trị, liều dùng,
tuân thủ điều trị..

ỨNG DỤNG
Khả năng ứng dụng vào khoa phòng/bệnh viện: Hạn chế các yếu tố
nguy cơ gây ra hội chứng cushing và suy tuyến thượng thận trên bệnh nhân
hội chứng thận hư tiên phát kháng cocticosteroid

DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ
Theo kết quả nghiên cứu thu được


×