Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ điều TRỊ LIỆT VII NGOẠI BIÊN DO LẠNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP điện CHÂM kết hợp XOA bóp bấm HUYỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (932.29 KB, 62 trang )

B
1 Y T
BNH VIN CHM CU TRUNG NG
Bng 2.4: ỏnh giỏ -------------------------triu chng lõm sng sau iu tr

TI NGHIấN CU KHOA HC CP C S

ĐáNH GIá HIệU QUả ĐIềU TRị LIệT VII
NGOạI BIÊN DO LạNH BằNG PHƯƠNG PHáP
ĐIệN CHÂM KếT HợP XOA BóP BấM HUYệT

Ch nhim ti: BS. CKI .V Th Vui

H NI - 2016

NHNG NGI THC HIN


2

Bảng
giá triệukhoa
chứng
lâmThị
sàngVui
sau điều trị
Chủ nhiệm
đề 2.4:
tài: Đánh
BS. chuyên
I Vũ



Những thành viên tham gia:
1. ThS. Trần Thị Minh Quyên
2. BS. chuyên khoa I Nguyễn Thị Ngọc
3. BS. chuyên khoa I Hoàng Thị Hải Yến
4. BS. Phạm Quang Hải
5. Sinh viên Khương Thị Nga
6. Điều dưỡng Phùng Thị An Hoa


DANH MỤC CÁC
3 CHỮ VIẾT TẮT
BN
BV

: Bệnh nhân
Bảng 2.4: Đánh giá triệu chứng lâm sàng sau điều trị
: Bệnh viện

DO

: Ngày đầu tiên vào viện

DI5

: Ngày điều trị thứ mười lăm

D30

: Ngày điều trị thứ ba mươi


ĐT & CSĐB

: Điều trị và chăm sóc đặc biệt

NB

: Ngoại biên

RLTKTV

: Rối loạn thần kinh thực vật

RLVĐ

: Rối loạn vận động

TK

: Thần kinh

XBBH

: Xoa bóp bấm huyệt

YHCT

: Y học cổ truyền

YHHĐ


: Y học hiện đại


MỤC
4 LỤC
Bảng 2.4: Đánh giá triệu chứng lâm sàng sau điều trị


DANH MỤC
BẢNG
5
Bảng 2.4: Đánh giá triệu chứng lâm sàng sau điều trị


DANH MỤC
BIỂU ĐỒ
6

Bảng 2.4: Đánh giá triệu chứng lâm sàng sau điều trị

DANH MỤC HÌNH

ĐẶT VẤN ĐỀ
Liệt dây thần kinh (TK) VII ngoại biên (NB) là bệnh khá phổ biến trên
lâm sàng. Bệnh do nhiều nguyên nhân như lạnh, nhiễm trùng (viêm tai xương
chũm, zona thần kinh...), chấn thương, u chèn ép... Trong đó tỷ lệ mắc bệnh
do lạnh chiếm 82% [1]. Bệnh chủ yếu gặp vào mùa đông xuân và có thể gặp ở
mọi lứa tuổi. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng và 65% có thể tự khỏi
nhưng thời gian hồi phục lâu, ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt, ăn uống và

thẩm mỹ của bệnh nhân [2],[3].
Theo Y học hiện đại (YHHĐ), điều trị nội khoa liệt TK VIINB do lạnh
có các phương pháp như: sóng ngắn, chiếu tia hồng ngoại hoặc tiêm corticoid,
vitamin... song hiệu quả còn hạn chế. Trong đó sử dụng corticoid có rất nhiều
tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến các cơ quan như mắt, dạ dày, thận, da, cơ,
xương... Đặc biệt có thể gây suy giảm miễn dịch, làm tăng nguy cơ nhiễm
khuẩn khi dùng kéo dài hoặc không đúng quy tắc [4].
Theo Y học cổ truyền (YHCT), điều trị liệt dây TK VII NB do lạnh
(chứng khẩu nhãn oa tà do phong hàn) có các phương pháp dùng thuốc và
không dùng thuốc. Phương pháp không dùng thuốc bao gồm: cao dán, cứu, ôn
châm, điện châm, thuỷ châm, laser châm, từ châm, dán thuốc trên huyệt, xoa


bóp bấm huyệt... Trong đó phương pháp
điện châm kết hợp với xoa bóp bấm
7
huyệt (XBBH) là phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc rất phổ biến, dễ
thực hiện, ít tác dụng phụ và đặc biệt đem lại hiệu quả điều trị cao trên lâm
Bảng 2.4: Đánh giá triệu chứng lâm sàng sau điều trị
sàng [5],[6]. Vì thế Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo cần nghiên cứu sử
dụng các phương pháp Y học cổ truyền trong điều trị bệnh liệt TK VII NB do
lạnh để hạn chế các tác dụng không mong muốn do dùng corticoid gây ra [4],
[7].
Trước nay đã có rất nhiều tài liệu và công trình nghiên cứu kiểm chứng
về điều trị liệt TK VIINB bằng phương pháp điện châm và XBBH trên người
lớn đạt hiệu quả tốt nhưng chưa có một nghiên cứu nào đánh giá về hiệu quả
của phương pháp này trên trẻ em. Hơn nữa sử dụng phương pháp theo YHHĐ
là dùng corticoid trên đối tượng này còn có khả năng gây suy tuyến thượng
thận, chậm phát triển chiều cao, hội chứng Cushing ở trẻ em, yếu cơ do hạ
kali máu... [4]. Mặt khác trẻ em là một cơ thể đang lớn, dễ mắc bệnh, bệnh

chuyển biến nhanh nhưng cũng dễ hồi phục [8]. Vì vậy với mục đích nghiên
cứu phương pháp điều trị thay thế để hạn chế tác dụng phụ của corticoid trên
trẻ em, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đáp ứng với điều trị của bệnh nhi liệt
TK VII NB do lạnh bằng phương pháp kết hợp giữa điện châm và XBBH,
chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu với 2 mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng bệnh nhi liệt TK VII ngoại biên do lạnh tại B
V Châm cứu TW thời gian từ 1/7/2015 đến 15/4/2016.
2. Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh nhi liệt TK VII ngoại bỉên do lạnh trên

lâm sàng bằng phương pháp điện châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt tại
BV Châm cứu TW thời gian từ 1/7/2015 đến 15/4/2016.


CHƯƠNG
1
8
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Bảng 2.4: Đánh giá triệu chứng lâm sàng sau điều trị

1.1. Tổng quan về bệnh liệt TK VII NB do lạnh theo YHHĐ
1.1.1. Khái niệm
Liệt TK VII ngoại biên hay còn gọi là liệt Bell (Bell palsy) - là một
bệnh lý về TK NB khá phổ biến trong lâm sàng, khiến bệnh nhân giảm hoặc
mất khả năng vận động, cảm giác và tiết dịch phần mà dây TK VII chi phối
[9],[10],[11].
1.1.2. Cấu tạo giải phẫu và chức năng của dây TK VII NB
Dây TK VII hay còn gọi là dây TK mặt - là dây thần kinh vận động các
cơ bám da mặt, cảm giác vị giác cho 2/3 trước lưỡi, và tiết dịch cho tuyến lệ,
tuyến nước bọt dưới hàm, dưới lưỡi và tuyến nhầy niêm mạc mũi, miệng, hầu
[12]. Thần kinh mặt là một thần kinh hỗn hợp bao gồm các sợi vận động; sợi

cảm giác và tự chủ tạo nên 1 rễ nhỏ gọi là thần kinh trung gian [13].


Hình 1.1: Đường đi và phân 9nhánh của dây thần kinh VII [14]
 Nguyên ủy được chia làm 3 nhân [12]:
+ Phần vận động: nguyên uỷ thật của phần vận động là nhân của dây
Bảng 2.4: Đánh giá triệu chứng lâm sàng sau điều trị
TK VII nằm ở cầu não. Các sợi thần kinh chạy ra sau vòng lấy nhân dây TK
số VI, tạo nên lồi mặt của sàn não thất IV, sau đó chạy ra trước để đến nguyên
ủy hư ở rãnh hành cầu.
+ Phần bài tiết: nguyên ủy thật của phần bài tiết là nhân nước bọt trên,
các sợi thần kinh bài tiết chạy cùng với các sợi vận động trong cầu não để
cuối cùng ra khỏi não ở rãnh hành cầu.
+ Phần cảm giác: nguyên ủy thật của phần cảm giác là hạch gối, nằm ở
gối dây thần kinh mặt. Đường hướng tâm của các tế bào thần kinh của hạch
gối đi qua rãnh hành cầu và tận cùng ở nhân bó đơn độc của cầu não, đường
ly tâm tạo nên một phần của thừng nhĩ.
 Đường đi và phân nhánh [9],[13]:
+ Từ rãnh hành cầu, dây thần kinh mặt chạy qua ống tai trong cùng với
dây thần kinh tiền đình ốc tai. Từ đây cho ra nhiều nhánh: dây thần kinh đá
lớn, thừng nhĩ...
+ Dây TK đá lớn: là đường bài tiết nước mắt, tuyến nhày của mũi,
miệng chạy trong ống thần kinh đá lớn để vào lại trong xoang sọ, sau đó ra
khỏi xoang sọ qua lỗ rách, phối hợp với dây thần kinh đá sâu là nhánh của
đám rối giao cảm cảnh trong, tạo thành dây thần kinh ống chân bướm, đi qua
ống chân bướm để tận cùng ở hạch chân bướm - khẩu cái. Từ hạch chân
bướm khẩu cái cho các sợi bài tiết đến các tuyến nhày của miệng, mũi và
tuyến lệ.
+ Thừng nhĩ: từ bên trong phần đá xương thái dương, tách khỏi dây
thần kinh mặt, đi ra khỏi xương sọ bằng khe đá trai, phối hợp với nhánh lưỡi

của dây thần kinh hàm dưới tạo thành dây thần kinh lưỡi. Thừng nhĩ cho các
nhánh đến chi phối bài tiết cho các tuyến nước bọt dưới hàm, dưới lưỡi, cảm


giác vị giác 2/3 trước lưỡi.

1
0 thần kinh mặt chạy ra khỏi xương đá
+ Sau khi cho ra thừng nhĩ, dây

bằng lỗ trâm - chũm, xuyên qua tuyến nước bọt mang tai và chia thành 5
Bảng 2.4: Đánh giá triệu chứng lâm sàng sau điều trị
nhánh tận: nhánh thái dương, nhánh gò má, nhánh má, nhánh bờ hàm dưới và
nhánh cổ. Dây thần kinh mặt vận động cho các cơ mặt, cơ bám da cổ, bụng
sau cơ hai bụng và cơ trâm móng.

Hình 1.2: Đoạn trong ống tai trong của dây thần kinh VII [13]
 Chức năng [1]:
+ Chức năng vận động: Dây thần kinh mặt phân bố đến tất cả cơ ở mặt
(trừ các cơ thái dương, cơ nhai và cơ chân cánh bướm) và có ảnh hưởng đến
thính giác với việc tham gia vào vận động cơ của xương đe.
+ Chức năng cảm giác: Dây thần kinh mặt nhận cảm giác của loa tai và
ống tai ngoài, vùng sau tai, vòi Eustache và 2/3 trước lưỡi.
+ Chức năng giác quan: Dây thần kinh mặt chịu trách nhiệm vị giác của
2/3 trước của lưỡi (thông qua dây thần kinh lưỡi và thừng nhĩ).
+ Chức năng vận mạch và bài tiết: Dây thần kinh đá nông lớn phân bố
đến các tuyến lệ (thông qua trung gian của hạch Gasser). Thừng nhĩ chịu trách


nhiệm việc bài tiết nước bọt của hạch

1 hàm dưới và dưới lưỡi.
1 biên do lạnh theo YHHĐ
1.1.3. Sơ lược về bệnh liệt VII ngoại
1.1.3.1. Lịch sử về bệnh liệt TK VII NB
Bảng 2.4: Đánh giá triệu chứng lâm sàng sau điều trị
Từ cổ xưa chứng liệt mặt đã được mô tả trong các y văn của người La
Mã. Năm 600, Paulus Acginata mô tả chi tiết liệt lông mày và là người đầu
tiên khâu sụn mi trong liệt mặt.
Năm 1792, Frank là người đầu tiên mô tả chính xác liệt mặt. Năm
1835, Bernard nhấn mạnh vai trò của sự nhiễm lạnh trong liệt mặt và ông là
người đầu tiên nhận định liệt mặt là do cơ chế thắt nghẹt dây thần kinh trong
ống xương, ông cho rằng sự rối loạn tuần hoàn của mạch nuôi thần kinh VII
trong cống Fallope đóng vai trò quan trọng trong bệnh lý này. Sau đó, năm
1852 Charles Bell đã hiệu đính lại những điểm mấu chốt [11],[15].
1.1.3.2. Tình hình liệt VII NB ở Việt Nam và trên thế giới
Theo Harrison, năm 1986 tỉ lệ liệt VII ngoại biên là 23/100.000 dân.
Theo Brandenburg-NA và Annegers-JF, 1993 là 23,5/100.000 nam và
32,7/100.000 nữ, gặp ở lứa tuổi từ 15 - 44.
Theo Viện Sức khoẻ Quốc gia Mỹ (National Institute of Health,
NIH), liệt mặt ngoại biên mỗi năm ảnh hưởng khoảng 40.000 người Mỹ ở
cả nam và nữ thường độ tuổi từ 15 - 60 tuổi, nhưng bất kỳ độ tuổi nào cũng
có thể mắc bệnh.
Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê của Hồ Hữu Lương, Nguyễn Văn
Chương, Cao Hữu Huân (2003) liệt dây TK VII NB chiếm 2,95% bệnh thần
kinh, 23/100.000 người/năm. Bệnh thường gặp ở mùa đông xuân. Nguyên
nhân thường do lạnh, nhiễm trùng, chấn thương khối u hoặc các rối loạn ữong
xương đá, trong đó nguyên nhân do lạnh chiếm 80% [16].
1.1.3.3. Lâm sàng và cận lâm sàng liệt TK VII NB do lạnh
• Lâm sàng: Bệnh nhân thường đến khám khi gặp các biểu hiện như: Miệng
méo, nhân trung lệch, mắt nhắm không kín. Ngoài ra khi khám bệnh nhân liệt



TK VII NB ta còn phát hiện các triệu1 chứng sau [10],[16]:
2
 Lúc nghỉ ngơi:
Bảng mày
2.4: Đánh
giáhạ
triệu
chứng
lâmvới
sàng
điều trị
- Lông
bên liệt
thấp
hon so
bênsau
lành.

- Khe mắt bên liệt rộng hơn so với bên lành.
- Rãnh mũi má bên liệt mờ.
- Nhân trung lệch về bên lành.
- Mép bên liệt xệ xuống.
 Khỉ làm các động tác:
- Mất nếp nhăn trán bên liệt.
- Nhắm mắt:
+ Liệt kín đáo có dấu hiệu Souques: trong khi nhắm hai mắt thì mắt bên
bệnh nhắm không được chặt, lông mi của bên bệnh còn thò ra ngoài dài hơn
bên lành.

+ Charles Bell dương tính: biểu hiện là khi bệnh nhân nhắm mắt chủ
động, mắt bên liệt nhắm không kín, nhãn cầu vận động lên trên và ra ngoài.
- Nhe răng hoặc cười: miệng méo về bên lành rõ.
- Không thổi lửa hoặc huýt sáo được.
- Ăn uống: thức ăn đọng ở má bên liệt, nước chảy ra bên liệt.
 Triệu chứng khác:
- Cảm giác tê một bên mặt.
- Mất vị giác 2/3 trước lưỡi.
- Tăng tiết nước mắt do thừng nhĩ bị kích thích và/hoặc mắt nhắm


không kín làm giác mạc bị kích thích1 [17].
3
Bảng 2.4: Đánh giá triệu chứng lâm sàng sau điều trị

Hình 1.3: hình ảnh tổn thương dây TK VII NB [18]


Cận lâm sàng: Các phương pháp cận lâm sàng thường được áp dụng phục
vụ chẩn đoán và điều trị liệt TK VII NB bao gồm: Điện cơ đồ, CT, MRI
(Magnetic resonance imaging) sọ não, phân tích dịch não tủy... [11],[19].

 Điện cơ: Có thể có thể một vài giá trị tiên lượng, thường dùng để theo dõi tiến
triển lâm sàng trong quá trình điều trị [19],[20]. Có 3 kết quả điện cơ đánh giá
mức độ tắc nghẽn dẫn truyền:
- Tắc nghẽn dẫn truyền hoàn toàn.
- Tắc nghẽn dẫn truyền không hoàn toàn.
- Không tắc nghẽn đẫn truyền.
 MRI sọ não có thể thấy [14]:
- Sự phình ra và tăng lên đồng dạng của hạch gối và dây VII.

- Sự kẹp vào của dây thần kinh bị trương phồng trong xương thái dương.
- Những nguyên nhân thứ phát của liệt mặt.
 Chọc dò tưỷ sổng: Thường không cần thiết. Có thể được thực hiện để loại trừ
các nguyên nhân khác (như hội chứng Guillain-Barré). Chứng tăng lympho
bào dịch não tuỷ với nồng độ glucose và protein bình thường có thể có trong


liệt VII NB.

1
4 NB do lạnh
1.1.3.4. Cơ chế bệnh sinh của liệt VII
Cơ chế bệnh sinh của liệt TK VIINB do lạnh chưa rõ ràng. Trước đây
Bảng 2.4: Đánh giá triệu chứng lâm sàng sau điều trị
vai trò của lạnh được đề cập qua:
- Cơ chế mạch máu: do co thắt những động mạch nuôi dưỡng dây TK
VII trong vòi Fallope làm cho dây này giảm nuôi dưỡng mà dẫn đến giảm
chức năng.
- Cơ chế viêm vô khuẩn: lạnh gây viêm vô khuẩn các tổ chức trong vòi
Fallop, các tổ chức này bị phù nề và chèn ép vào dây TK số VII trong khung
xương của vòi Fallop [10],[21].
1.1.3.5. Chẩn đoản liệt VII NB do lạnh
Chẩn đoán thường có thể thực hiện trên lâm sàng ở bệnh nhân có [11],
[16],[22]:
 Biểu hiện triệu chứng điển hình.
 Không có chấn thương hoặc u chèn ép vùng tai xương chũm.
 Không có tổn thương da của Herpes zoster hay nhiễm trùng khác trong ống
tai ngoài.
 Thăm khám thần kinh binh thường.
Trong những trường hợp không điển hình hay không chắc chắn, xét

nghiệm hay đánh giá dịch não tuỷ và MRI có thể được chỉ định.
1.1.4. Điều trị liệt VII NB do lạnh.
• Nguyên tắc điều trị [15]:
 Phục hồi chức năng cho nửa mặt bên liệt.
 Chống viêm, giảm phù nề.
 Phòng chống biến chứng: viêm kết mạc, viêm lợi...
• Điều trị cụ thể [10]:


 Vitamin B1B6B12 X 3 viên/ngày
1 chia 3 lần sáng - chiều - tối.
5
 Corticoid: Prednisolon 1 - 2mg/kg/ngày.
 Alpha
chymotrypsin
X 6 viên/ngày
2 lầntrịsáng - chiều.
Bảng
2.4: Đánh giá4,2mg
triệu chứng
lâm sàng chia
sau điều
 Thuốc nhỏ mắt sinh lý NaCl 0,9%, nhỏ mắt ngày 5-10 lần. Buổi tối đi ngủ
dùng 1 gạc nhỏ tẩm nước NaCl 0,9% đắp lên mắt bên liệt [21],[23].
1.2. Tổng quan về liệt VII NB do lạnh theo YHCT
1.2.1. Khái niệm
Theo YHCT, liệt TK VII NB có bệnh danh là “Ma diện tý” hoặc “Khẩu
nhãn oa tà”, nghĩa là miệng mắt méo lệch. Bệnh do nhiều nguyên nhân cơ
năng hay thực thể, nguyên nhân hay gặp là [24],[25]:
- Do lạnh (trúng phong hàn ở kinh lạc).

- Do viêm nhiễm (trúng phong nhiệt ở kinh lạc).
- Do chấn thương hoặc do u (huyết ứ ở kinh lạc).
Liệt TK VII NB do lạnh YHCT gọi là trúng phong hàn ở kinh lạc.
Bệnh có triệu chứng là:
- Tại chỗ: sau khi gặp mưa hoặc trời lạnh hoặc buổi sáng khi ngủ dậy tự
nhiên xuất hiện mắt nhắm không kín, miệng méo sang bên đối diện với mắt,
uống nước trào ra bên liệt, nhai cơm đọng lại ở má bên liệt, nhai khó khăn, nhân
trung lệch về bên lành, không huýt sáo được, rãnh mũi má mất [25].
- Toàn thân: sợ gió, sợ lạnh, gai rét, tiểu tiện bình thường hoặc trong
dài, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn [25].
1.2.2. Bệnh nguyên, bệnh sinh
Bệnh do phong hàn xâm phạm vào cơ thể và làm trở trệ kinh khí của
các kinh dương mặt (đặc biệt là kinh Dương minh và kinh Thái dương) dẫn
đến khí trệ, huyết ứ, kinh cân thiếu dinh dưỡng, cơ nhục mềm nhẽo không co
lại được mà gây nên liệt mặt [5],[6].
1.2.3. Đặc điểm lâm sàng liệt TK VII NB do lạnh theo YHCT


YHCT quan niệm liệt TK VII1NB do lạnh thuộc chứng phong hàn xâm
6
phạm kinh lạc [24].
Phong tà (gió) là dương tà chủ khí mùa xuân nhưng mùa nào cũng có
Bảng 2.4: Đánh giá triệu chứng lâm sàng sau điều trị
thể gây bệnh, thường kết hợp với các khí khác: hàn, thấp, nhiệt. Đặc tính của
phong hay đi lên trên và ra ngoài nên thường gây bệnh ở phần trên của cơ thể
(đầu, mặt) và ở phần ngoài (cơ biểu) làm da lông khai tiết: ra mồ hôi, sợ gió,
mạch phù... [26].
Hàn tà (lạnh) là âm tà chủ khí mùa đông. Hàn tà có đặc tính hay tổn
thương dương khí: như phạm vào da cơ làm vệ khí bị yếu gây cảm mạo, hàn
phạm vào tỳ vị làm tỳ dương hư không vận hoá được đồ ăn gây ỉa chảy, tay

chân lạnh; hàn hay ngưng trệ, gây đau tại chỗ: hàn xâm phạm vào cơ thể gây
khi huyết ứ trệ, không thông gây đau; hàn hay gây co rút, làm bế tắc lại như
lạnh gây co cứng cơ, đau vay gáy, đau lưng, chuột rút các cơ do lạnh... [26].
 Triệu chứng của thể bệnh này là:
- Triệu chứng chung: miệng méo lệch, mắt nhắm không kín, nhân trung
lệch, mất nếp nhăn trán, mờ rãnh mũi má... Nửa mặt bên liệt có thể có cảm
giác tê bì kiến bò, có thể kèm theo ù tai, đau sau tai.
- Toàn thân: sợ gió, sợ lạnh, gai rét, tiểu tiện binh thường hoặc trong
dài, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn [27].
1.2.4. Điều trị liệt TK VII NB do lạnh ở trẻ em theo YHCT
- Chẩn đoán bệnh danh: Khẩu nhãn oa tà.
- Chẩn đoán bát cương: Biểu thực hàn.
- Nguyên nhân: Ngoại nhân.
- Pháp điều trị: Khu phong tán hàn ôn thông kinh lạc [24],[25].
1.2.4.1. Phương pháp điều trị không dùng thuốc
• Điện châm 30’ Kích thích điện tại huyệt bằng máy điện châm thông qua kim
hào châm [5],[6],[28].


Sử dụng phác đồ huyệt của GS. Nguyễn
1 Tài Thu:
7
Bảng 2.4: Đánh giá triệu chứng lâm sàng sau điều trị

Toản trúc

Tình minh

Ngư yêu


Dương bạch

Ty trúc không

Nghinh hương

Quyền liêu

Giáp xa

Địa thương

Nhân trung

Ế phong

Thừa tương bên liệt

Hợp cốc và phong trì 2 bên
• Cứu: Hơ ngải cứu trên đốc kim 1 0 - 15 phút mỗi lần. Không hơ trực
tiếp lên huyệt tránh bỏng [5].
• Thủy châm: Methycobal 500µg x 01 ống/ngày, thủy châm Phong trì
mỗi huyệt 0,5ml [28].
• Xoa bóp bấm huyệt: 20’/lần. Sử dụng các động tác xoa, day, miết,
ấn huyệt... chủ yếu bên liệt. Chú ý: khi làm phải kéo hướng da - cơ
về bên liệt [24].
1.2.4.2. Phương pháp dùng thuốc [25]
Phương thuốc: Đại tần giao thang gia giảm
Khương hoạt l0g
Ngưu tất

l0g
Độc hoạt
l0g
Đương quy l0g
Tần giao
06g
Thục địa
l0g
Bạch chỉ
l0g
Bạch thược l0g
Xuyên khung 04g
Đẳng sâm
l0g
Phục linh
l0g
Bạchtruật
l0g
Hoàng cầm
06g
Cam thảo
04g
1.2.5. Tổng quan về phương pháp điện châm và xoa bóp bấm huyệt


1.2.5.1. Điện châm

1
8 bệnh kết hợp tác dụng chữa bệnh của
Điện châm là phương pháp chữa


châm cứu với tác dụng của dòng điện qua một máy điện châm (là loại máy
Bảng 2.4: Đánh giá triệu chứng lâm sàng sau điều trị
phát ra dòng điện một chiều hoặc dòng điện xung, có nhiều đầu kích thích,
tính năng ổn định, an toàn, điều chỉnh thao tác dễ dàng và đơn giản, được sử
dụng rộng rãi) [23]. Phương pháp châm theo YHCT là làm đả thông khí huyết
ở kinh mạch thông qua các huyệt được châm, làm khí huyết vận hành trơn tru
[6]. Sử dụng dòng điện của máy điện châm là thay thế cho thủ pháp vê kim
truyền thống bằng một kích thích bởi xung điện ở tần số thấp. Ưu điểm của
điện châm là rung kim kết hợp với tác dụng của dòng xung điện nhỏ không
gây đau như vê kim bằng tay, đồng thời nó tạo được cảm giác dễ chịu, dẫn
khí tốt hơn, nên điện châm trở thành phương pháp chủ lực trong châm cứu
hiện nay [29]. Dùng điện châm để chữa bệnh ít khi có phản ứng phụ. Tác
dụng đặc biệt của điện châm là kích thích và điều khiển sự vận hành khí
huyết, kích thích hoạt động các cơ, các dây TK tổ chức làm tăng cường dinh
dưỡng các tổ chức, làm giảm viêm, giảm sung huyết, giảm phù nề tại chỗ,
đưa cơ thể về trạng thái cân bằng ổn định qua các kim đã châm trên huyệt [5],
[30].
1.2.5.2. Xoa bóp bấm huyệt
YHHĐ và YHCT dân tộc đều có xoa bóp với đặc điểm chung là người
làm xoa bóp dùng sự khéo léo và sức mạnh chủ yếu của đôi bàn tay mình tác
động lên cơ thể người một lực thích hợp tạo cho người được xoa bóp cảm giác
sảng khoái nhằm làm dịu đi chứng đau mỏi của cơ, khớp, thần kinh... [31].
• Tác dụng của xoa bóp:
Theo YHHĐ xoa bóp là một kích thích vật lý tác động lên da cơ, thần
kinh, mạch máu và các cơ quan cảm thụ gây nên những thay đổi về thần kinh,
thể dịch, nội tiết. Qua đó, nâng cao năng lực hoạt động của hệ thần kinh, tăng
cường dinh dưỡng cho cơ thể [20].
- Đối với da: Làm bong lóp sừng giúp hô hấp của da tốt hơn, tăng



cường chức năng của các tuyến, làm1nhiệt độ của da tăng lên do giãn mạch tại
9
chỗ và toàn thân.
- Đối với cơ, gân, khớp: Tăng tính đàn hồi của cơ, tăng năng suất làm
Bảng 2.4: Đánh giá triệu chứng lâm sàng sau điều trị
việc, sức bền của cơ và tăng dinh dưỡng cho cơ và phục hồi sức hỏe cho cơ
nhanh hơn khi không xoa bóp.
- Đối với mạch máu: Làm giãn mạch máu tại chỗ và toàn thân, tăng
cường tuần hoàn động mạch và tĩnh mạch, có lợi cho việc dinh dưỡng da,
chống viêm, giảm phù nề [5].
Theo YHCT, xoa bóp thông qua tác động vào các huyệt, kinh lạc (kinh
cân) có thể đuổi được ngoại tà, điều hòa được dinh vệ, hành khí tán huyết,
khu phong tán hàn, thông kinh hoạt lạc [31].


CHƯƠNG
2
2
0
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
Bảng 2.4: Đánh giá triệu chứng lâm sàng sau điều trị

2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Lựa chọn mẫu nghiên cứu
Lựa chọn ngẫu nhiên 30 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán liệt VII ngoại
biên do lạnh tại khoa Điều trị và chăm sóc đặc biệt trẻ bại não BV Châm cứu
Trung ương độ tuổi từ 0 - 15. Thời gian tiến hành từ 1/7/2015 đến l5/4/2016.
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu

2.1.2.1. Tiêu chuẩn theo YHHĐ:
Bệnh nhân từ độ tuổi 0-15, không phân biệt giới tính và:
- Bắt buộc: Có rối loạn chức năng vận động: liệt vận động 1/2 mặt.
- Có thể có: Rối loạn thần kinh thực vật (RLTKTV): rối loạn điều tiết
nước bọt và hoặc nước mắt.
- Không kèm tổn thương dây thần kinh sọ não hoặc bệnh lý thần kinh khác.
- Hội chứng nhiễm trùng (-), không có chấn thương vùng đầu mặt.
- Tai mũi họng binh thường.
2.1.2.2. Tiêu chuẩn theo YHCT:
Sau khi BN được khám và chẩn đoán liệt TK VII NB do lạnh theo
YHHĐ tiếp tục được phân loại theo YHCT tương ứng với thể phong hàn. Tất
cả các BN trong nghiên cứu đều có các triệu chứng của phong hàn xâm phạm
vào kinh lạc như sau:

Bảng 2.1: Triệu chứng lâm sàng của thể phong hàn xâm


phạm kinh
lạc [24]
2
1
Tứ chẩn
Bảng 2.4: Đánh giá triệu chứng lâm Phong
sàng sauhàn
điều trị

Theo bệnh
Vọng
Văn


Thân tỉnh, rêu lưỡi trăng mỏng, chât lưỡi hông hoặc nhợt.
Tiêng nói/ tiêng khóc bình thường, hơi thở không hôi.
Khi ăn, thức ăn bị ứ đọng ở má bên liệt, uông nước rơi vãi.

Vấn

Hoàn cảnh xuất hiện sau gặp gió lạnh, tắm nước lạnh hoặc

Thiết

sau khi ngủ dậy vào buổi sáng.
Mạch phù khẩn.

2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng nghiên cứu
- BN liệt VII do nguyên nhân khác: viêm nhiễm, chấn thương (đẻ
Forcep, chấn thương vùng tai - xương chũm.. .).
- BN không tuân thủ đúng quá trình điều trị: BN bỏ điều trị vì lý do cá nhân.
- Bố mẹ hoặc người giám hộ không đồng ý cho BN tham gia nghiên cửu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
- Thiết kế nghiên cứu: sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả không
bệnh - chứng, tiến cứu, so sánh bệnh trước sau.
- Cỡ mẫu nghiên cứu: 30 BN được chẩn đoán liệt TK VII NB do lạnh
và điều trị bằng phương pháp điện châm kết hợp XBBH tại khoa ĐT & CSĐB
trẻ bại não BV Châm cứu Trung ương từ 1/7/2015 đến 15/4/2016.
2.2.2. Phương tiện nghiên cứu
- Kim châm cứu: sử dụng kim hào châm 3cm do Việt Nam sản xuất.
- Máy điện châm: M7 do BV Châm cứu TW sản xuất năm 1980. Thông
số kỹ thuật: Cường độ từ 40 - 100)µA, tần số 2 - 60Hz.
- Các phương tiện khác: bông, cồn, pank, khay vô khuẩn.



2.2.3. Quy trình nghiên cứu

2
2
- Hỏi bệnh, thăm khám toàn diện,
lập bệnh án theo mẫu nghiên cứu.
- Làm các xét nghiệm cơ bản.
Bảng 2.4: Đánh giá triệu chứng lâm sàng sau điều trị
- Cho y lệnh điều trị.
- Theo dõi, đánh giá sau 2 liệu trình 15 ngày và 30 ngày.
- Ghi nhận quan hiệu quả điều trị dựa vào số liệu thăm khám trước,

trong và sau khi điều trị.
2.2.4. Tiến hành nghiên cứu
Điều trị kết hợp phương pháp điện châm và xoa bóp bấm huyệt của
YHCT
2.2.4.1. Phương pháp điện châm
 Phác đồ huyệt: sử dụng phác đồ theo nghiên cứu của GS. Nguyễn Tài Thu
châm tả các huyệt [6]: Toản túc, Tình minh, Dương bạch, Ngư yêu, Ty trúc
không, Quyền liêu, Nghinh hương, Nhân trung, Thừa tương, Địa thương,
Giáp xa, Ế phong bên liệt, Phong trì và Hợp cốc 2 bên.
 Tiến hành:
- Chuẩn bị dụng cụ.
- Chuẩn bị tư thế BN phù hợp.
- Xác định huyệt cần châm sau đó sát trùng bằng cồn tại vị trí huyệt
theo hình xoắn ốc.
- Căng hoặc véo da chỗ châm tùy vị trí huyệt. Dùng kim hào châm
châm vào huyệt theo 2 thì:

+ Thì qua da: hướng kim vuông góc với bề mặt da, cần châm nhanh và
gọn tránh gây đau cho BN.
+ Thì vào cơ: tùy thuộc vào vị trí huyệt và thể trạng BN mà góc châm
và độ nông sâu thay đổi phù họp. Vê kim để đạt đắc khí.
 Đắc khí là hiện tượng khi châm thấy thấy kim mút chặt, da tại vị trí châm nổi


lên hoặc lõm xuống, màu da có thể đỏ
2 lên hoặc tái đi [5].
• Kỹ thuật châm: châm tả các huyệt:3 Toản trúc, Tình minh, Ngư yêu, Dương
bạch, Ty Bảng
trúc không,
Nghinh
hương,
Quyền
liêu,sau
Giáp
xa,trịĐịa thương, Nhân
2.4: Đánh
giá triệu
chứng
lâm sàng
điều
trung, Ế phong, Thừa tương bên liệt; Hợp cốc và Phong trì 2 bên.
o Đảm bảo vô trùng kim, hai bàn tay của thầy thuốc và da vùng huyệt cần châm
của bệnh nhân,
o Châm kim vào huyệt nhẹ nhàng, dứt khoát, đạt yêu cầu vềđắc khí.
• Kỹ thuật kích thích điện:
o Sau khi châm đắc khí cần kích thích xung điện. Cường độ dòng điện tùy
theo ngưỡng chịu đựng của bệnh nhân. Tần số: 20 - 50Hz.

o Thời gian kích thích: 30 phút.
 Liệu trình: 1 lần/ngày, 15 ngày/liệu trình.
2.2.4.2. Phương pháp xoa bóp bấm huyệt
Sử dụng kết hợp theo thứ tự các động tác trên da cơ: xát, miết, phân,
day, véo và các động tác ừên huyệt: day, ấn huyệt [5].
- Xát: dùng mô ngón cái hoặc mô ngón út xát lên da theo hướng thẳng
từ phía cằm ngược lên trên trán, từ giữa trán ra 2 bên thái dương.
- Miết: sử dụng vân hai ngón tay cái: miết theo cung lông mày, theo
đường đi của các cơ bám da mặt: cơ vòng miệng, cơ cười, cơ vòng mắt... theo
hướng từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài, tò bên lành sang bên bệnh.
- Phân: dùng vân ngón tay cái 2 bên từ cùng một chỗ rẽ ra 2 bên theo
hướng ngược nhau, làm cho da BN kéo căng theo hướng tay. Chủ yếu áp
dụng vùng trán và cằm.

- Day: dùng vân ngón tay cái dùng sức ấn xuống da của BN và di


chuyển theo đường xoắn ốc theo hướng
2 từ dưới lên trên sao cho da của BN di
4 trí huyệt.
chuyển theo tay bác sĩ hoặc day tại vị
- Véo:
ngón
tay cái
và ngón
tay trỏ
Bảngdùng
2.4: vân
Đánh
giá triệu

chứng
lâm sàng
saunhẹ
điềunhàng
trị véo dọc trán từ
Ấn đường lên chân tóc rồi từ Ấn đường ra 2 bên trán.
- Ấn huyệt: dùng vân đầu ngón cái ấn vào các huyệt: Toản trúc, Ngư
yêu, Ty trúc không, Quyền liêu, Địa thương, Thừa tương, Giáp xa, Ế phong
bên liệt và Phong trì 2 bên.
 Chú ý: Các động tác xoa bóp cần làm nhẹ nhàng, mềm mại tránh gây đau và
tác động cả 2 bên mặt, ưu tiên bên liệt hơn.
 Liệu trình: 15 phút/lần/ngày, 15 ngày/liệu trình.
2.2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu
2.2.5.2. Các đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
- Tuổi, giới tính.
- Thời gian mắc bệnh trước khi đến điều trị tại khoa ĐT & CSĐB trẻ
bại não BV Châm cứu TW.
- Thời gian điều trị.
2.2.5.2. Chỉ tiêu về đảnh giả đặc điểm lâm sàng
- Các triệu chứng lâm sàng thường gặp
- Kết quả đánh giá điều trị: tốt, khá, trung bình, kém.
- Tác dụng không mong muốn của phương pháp điện châm kết hợp xoa
bóp bấm huyệt.
2.2.6. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả
Chúng tôi xây dựng thang điểm chỉ tiêu đánh giá như sau:
Bảng 2.2: Thang điêm chỉ tiêu triệu chứng lâm sàng chính


Khe hở mi măt


Đăc điêm2
V 5

Điểm
> 3mm

2

< 3mm
Bảng 2.4: Đánh giá triệu chứng lâm sàng sau điều trị
Bình thường
Tăng tiêt nước măt

1
0
3

Trung bình

2

ít

1

Bình thường

0

Méo rõ khi không cử động miệng


2

Méo khi cười nói

1

Bình thường

0

Mất

2

Mờ

1

Bình thường

0

Méo miệng

Nhiều

Rãnh mũi má

Bảng 2.3: Phân độ theo triệu chứng lâm sàng

Mức độ

Điêm

Nặng

7-9

Trung bình

4-6

Nhẹ

1-3

Khỏi

0

Dựa vào tiêu chí đánh giá mức độ liệt mặt của J. House - Lê Văn
Thành [32] kết hợp với kinh nghiệm theo dõi lâm sàng của các bác sĩ trong
khoa ĐT & CSĐB trẻ bại não BV Châm cứu Trung ương rút ra được tiến triển
trên lâm sàng chia thành 4 mức độ như sau:
Bảng 2.4: Đánh giá triệu chứng lâm sàng sau điều trị.


×