Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh viêm quanh răng mạn tính bằng phương pháp sử dụng laser diode

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 101 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh viêm quanh răng là một bệnh phổ biến trong các bệnh răng hàm
mặt ở nước ta cũng như trên thế giới. Tổ chức y tế thế giới đã khẳng định
"Bệnh quanh răng là bệnh lưu hành rộng rãi. Không có một quốc gia, một
vùng lãnh thổ nào trên thế giới không có bệnh này. Bệnh chiếm một tỷ lệ rất
cao quá nửa số trẻ em và hầu như toàn bộ số người lớn tuổi bị bệnh này" [1].
Theo điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc năm 2001 tỷ lệ người bị viêm
lợi và viêm quanh răng lên tới 90%. Người ta thấy những thương tổn của tổ
chức quanh răng trong đó viêm lợi và viêm quanh răng mạn tính là những
bệnh phổ biến nhất [2], [3], [4].
Bệnh viêm quanh răng tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng con
người nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt của con
người và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mất răng.
Hiện nay người ta coi bệnh viêm quanh răng là bệnh viêm tổ chức chống
đỡ quanh răng gây ra bởi các vi khuẩn gây bệnh trên mảng bám răng, cao
răng trên lợi và dưới lợi. Mục đích của điều trị viêm quanh răng là ngăn chặn
quá trình viêm bằng việc loại bỏ vi khuẩn và các tổ chức hoại tử dưới lợi tạo
điều kiện phục hồi hoặc tái tạo lại phần mô quanh răng bị tổn thương [4].
Việc phát minh ra tia laser là một thành tựu trong y học hiện đại. Năm
1960 chiếc laser đầu tiên ra đời do nhà bác học Maiman (Mỹ) chế tạo đã
được ứng dụng đầu tiên trong nhãn khoa. Đến nay laser y học được ứng
dụng khá rộng rãi trong các lĩnh vực chuẩn đoán, điều trị, phẫu thuật. Cũng
như các chuyên ngành khác, laser cũng được ứng dụng điều trị trong nha
khoa. Khi chiếu tia laser có công suất thấp vào một hệ sinh vật như cơ thể
con người, sẽ có những hiệu ứng sinh học xảy ra trên cơ thể đặc trưng cho
sự tương tác giữa laser và tổ chức sống. Đó là những đáp ứng chống viêm,
chống đau, đáp ứng của tổn thương tế bào, đáp ứng tái sinh, đáp ứng của hệ



2

miễn dịch. Với những laser mức năng lượng cao, người ta có thể thực hiện
cắt bỏ tổ chức hoặc dùng như dao để rạch tổ chức do làm bốc hơi nước trong
tế bào và ngoài tế bào [5], [6], [7].
Laser diode là loại laser đã được chứng minh có tác dụng kích thích sinh
học với cơ thể sống và tác dụng hơn nữa là loại bỏ các tổ chức hoại tử, vi
khuẩn vì vậy giúp cho quá trình lành thương nhanh hơn [8]. Do laser diode có
hoạt động gần giống với vùng hồng ngoại, các bước sóng này hấp thụ tốt
những sắc tố ở mô mềm vì thế laser diode có tác dụng tốt trong điều trị các
bệnh quanh răng. Mặc dù việc lấy cao răng và làm nhẵn chân răng là tiêu chuẩn
vàng trong điều trị viêm quanh răng mãn tính, ngày càng có nhiều bằng chứng
thuyết phục rằng điều trị hỗ trợ với laser diode sẽ cho kết quả tốt hơn và kéo dài
hơn. Một số nghiên cứu cho thấy rằng, sau khi lấy cao răng và làm nhẵn bề mặt
chân răng, vẫn còn một số loại vi khuẩn gây bệnh và độc tố của vi khuẩn tồn tại
trong mô quanh răng. Kết quả phân tích thành phần vi khuẩn trong túi quanh
răng sau khi điều trị bằng laser cho thấy giảm đáng kể các loại vi khuẩn đặc hiệu
gây bệnh quanh răng [9]. Ngoài ra laser diode có nhiều ưu điểm là cấu tạo gọn
nhẹ, thao tác đơn giản và không có cảm giác đau đớn sau điều trị [10].
Trên thế giới, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về sử dụng laser
điều trị bệnh viêm quanh răng, nhưng ở nước ta có rất ít đề tài nghiên cứu
về vấn đề này. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Đánh giá
hiệu quả điều trị bệnh viêm quanh răng mạn tính bằng phương pháp
sử dụng laser diode" với hai mục tiêu sau:
1.

Nhận xét đặc điểm lâm sàng, Xquang của nhóm bệnh nhân viêm quanh
răng mạn tính tại Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương Hà Nội.

2.


Đánh giá hiệu quả điều trị viêm quanh răng mạn tính bằng phương
pháp sử dụng laser diode của những đối tượng trên.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Đại cương
Vùng quanh răng bao gồm lợi, dây chằng quanh răng, xương răng và
xương ổ răng.
1.1.1. Lợi

Hình 1.1. Cấu tạo vùng quanh răng [1]
Là phần niêm mạc biệt hóa bám vào cổ răng, xương răng và một phần xương
ổ răng, niêm mạc lợi giống niêm mạc hàm ếch. Lợi được giới hạn ở trên là bờ lợi,
phía cuống răng là ranh giới lợi - niêm mạc miệng.
a. Giải phẫu lợi:
Lợi được chia làm hai phần:
- Lợi tự do: Bao gồm nhú lợi và đường viền lợi
+ Nhú lợi: Là phần lợi che kín các kẽ răng, có một nhú phía ngoài và một
nhú phía trong, giữa hai nhú là một vùng lõm.


4

+ Đường viền lợi: Không dính vào răng mà ôm sát vào cổ răng với chiều
cao khoảng 0,1mm. Mặt trong đường viền lợi là thành ngoài của rãnh lợi có
phủ một lớp biểu mô mỏng.

- Lợi dính: Lợi bám dính vào chân ngà và xương ổ răng. Mặt ngoài của lợi
dính cũng được phủ bởi lớp biểu mô sừng hóa. Mặt trong có hai phần: phần
bám vào chân răng khoảng 1,5 mm và phần bám vào mặt ngoài xương ổ răng.
b. Cấu trúc vi thể lợi:
Gồm hai phần: Biểu mô và tổ chức liên kết đệm
- Biểu mô lợi: Có ba loại
+ Biểu mô sừng hóa: Phủ ở vùng lợi dính và mặt ngoài lợi tự do.
+ Biểu mô không sừng hóa: Phủ mặt trong lợi tự do.
+ Biểu mô bám dính: Cũng là biểu mô không sừng hóa nhưng nằm ở đáy
rãnh lợi và bám dính vào cổ răng chỗ nối men, xương răng.
- Tổ chức liên kết đệm: Có nhiều sợi tạo keo, ít sợi chun và xếp thành
từng bó nối các hướng khác nhau tạo nên một hệ thống sợi của lợi.
Ta chia các bó sợi của lợi thành các nhóm sau:
Các bó răng – lợi, các bó răng – màng xương, các bó xương ổ răng - lợi
các bó vòng và nửa vòng, các bó liên lợi và ngang lợi, các bó liên nhú, các bó
màng xương – lợi, các bó ngang vách.
c. Mạch máu và thần kinh ở lợi:
Mạch máu: Lợi có hệ thống mạch máu rất phong phú. Các nhánh của
động mạch ổ răng đến lợi xuyên qua dây chằng quanh răng và vách giữa các
răng. Những mạch máu khác băng qua mặt ngoài hay mặt trong, xuyên qua
mô liên kết trên màng xương để vào lợi, nối với những động mạch khác từ
xương ổ răng và dây chằng quanh răng.
Thần kinh chi phối vùng lợi là những nhánh thần kinh không có bao
myelin chạy trong mô liên kết, chia nhánh tới tận lớp biểu mô.


5

d. Dịch lợi:
Bình thường chỉ có ít dịch lợi, dịch lợi tăng lên khi lợi viêm, nó làm tăng

cường thực bào và các phản ứng kháng nguyên, kháng thể. Thành phần của
dịch lợi cũng gồm các thành phần giống như trong huyết thanh nhưng có sự
khác biệt về tỷ lệ giữa các thành phần [11], [12].
1.1.2. Dây chằng quanh răng
Là mô liên kết đặc biệt nối liền răng với xương ổ răng, chiều dày thay
đổi tùy theo tuổi hoặc theo chức năng từng vùng, thường dày từ 0,15 đến 0,35
mm. Dây chằng quanh răng gồm những sợi keo sắp xếp thành những bó sợi,
một đầu bám vào xương ổ răng, một đầu bám vào xương răng của chân răng
(chỗ bám này gọi là dây chằng Sharpey).
a. Dựa vào hướng đi của dây chằng người ta chia ra các nhóm:
+ Nhóm cổ răng: Gồm những bó sợi đi từ mào xương ổ răng đến xương
răng gần cổ răng.
+ Nhóm ngang: Gồm những bó sợi đi từ xương răng đến xương ổ răng
theo hướng vuông góc với trục của răng.
+ Nhóm chéo: Gồm những bó sợi đi từ xương ổ răng chạy chếch xuống
dưới và vào trong để bám vào xương răng. Nhóm này chiếm số lượng nhiều
nhất trong dây chằng quanh răng có tác dụng chống lại sức nén của lực nhai.
+ Nhóm cuống răng: Gồm những bó sợi đi từ xương răng ở cuống răng
tỏa ra như nan quạt để bám vào xương ổ răng vùng cuống răng.
+ Đối với răng nhiều chân còn có những sợi đi từ kẽ hai hoặc ba chân
đến dính vào vách giữa của xương ổ răng nhiều chân ấy.
- Chất cơ bản của dây chằng quanh răng: Proteoglycans và glycoprotein
giống trong tổ chức liên kết riêng. Trong vùng kẽ là các tế bào tạo xương răng, tạo
cốt bào, hủy cốt bào, những tế bào biểu mô còn sót lại của bao Hertwig và vùng kẽ
còn có mạch máu, thần kinh.


6

b. Mạch máu:

Hệ thống mạch máu được cung cấp từ 3 nguồn:
- Các nhánh từ động mạch răng: ngay trước khi đi vào lỗ cuống răng, chúng
tách ra nhánh đi về phía thân răng qua dây chằng quanh răng và đến mô lợi.
- Các nhánh của động mạch liên xương ổ răng và trên chân răng: đi qua lỗ
phiến sàng vào dây chằng quanh răng.
- Các nhánh của động mạch màng xương: Đi về phía thân răng qua niêm mạc
mặt ngoài và mặt trong của xương ổ răng để đến lợi và nối với hệ thống mạch máu
quanh răng qua lợi.
c. Mạch bạch huyết:
Giống như mạch máu, mạch bạch huyết của dây chằng quanh răng tạo thành
một mạng lưới dày đặc trông như một cái giỏ, nối tiếp với bạch huyết của lợi và
của vách xương ổ răng.
d. Thần kinh:
Dây chằng quanh răng chịu sự chi phối của hai nhóm sợi thần kinh: một
nhóm thuộc hệ thống thần kinh cảm giác và một nhóm thuộc hệ thống thần kinh
giao cảm [11], [12].
1.1.3. Xương răng
Là một dạng đặc biệt của xương, trong đó thành phần vô cơ và hữu cơ
chiếm một tỷ lệ ngang nhau. Xương răng bao phủ chân răng, xương răng
được hình thành trong quá trình hình thành chân răng do sự tham gia của tế
bào tạo xương răng. Chiều dày của xương răng thay đổi tùy người.
Về mặt cấu trúc người ta chia ra hai loại xương răng: Xương răng không
có tế bào và xương răng có tế bào.
- Xương răng không có tế bào: Là lớp đầu tiên được tạo ra trong quá
trình tạo ngà chân răng. Những xương răng này đọng ở ngay cổ răng nối tiếp
men răng và vùng trên chân răng - gọi là xương răng tiên phát.


7


- Xương răng có tế bào: Là xương răng thứ phát phủ lên chân răng. Xương răng
có tế bào phủ 1/3 dưới chân răng và cuống răng, chỗ phần nhánh của chân răng.
Xương răng có tầm quan trọng đặc biệt về chức năng: là chỗ bám cho dây
chằng quanh răng, nối răng vào xương ổ răng, bảo vệ ngà chân răng [11].
1.1.4. Xương ổ răng
Là phần lõm của xương hàm để giữ chân răng, nó là một phần của xương
hàm, gồm có lá xương thành trong huyệt ổ răng và tổ chức xương chống đỡ
xung quanh huyệt răng.
- Lá xương thành trong huyệt ổ răng: Là một lá xương mỏng gọi là lá
cứng. Lá cứng có nhiều lỗ qua đó bó mạch và thần kinh đi từ xương hàm tới
mang dinh dưỡng cho răng và quanh răng.
- Tổ chức xương chống đỡ xung quanh ổ răng: Xương vỏ ở ngoài và
trong là tổ chức xương đặc và xương xốp.
+ Lớp xương vỏ được màng xương che phủ. Cấu trúc lớp xương vỏ được
màng xương che phủ. Cấu trúc lớp xương vỏ nhìn chung giống như các
xương đặc khác, bao gồm các hệ thống Havers. Lớp xương vỏ hàm dưới dày
hơn lớp xương vỏ hàm trên.
+ Xương xốp: Nằm giữa các thành xương ổ răng và giữa các lá sàng.
Bao gồm một mạng lưới bè xương mỏng, xen giữa các khoang tủy chủ yếu
lấp đầy tủy mỡ.
Các tế bào chịu trách nhiệm tái cấu trúc:
* Tạo cốt bào
* Tế bào xương non
* Tế bào xương trưởng thành
* Hủy cốt bào [11], [12].


8

1.2. Bệnh viêm quanh răng

1.2.1. Khái niệm
Viêm quanh răng là bệnh viêm nhiễm mô nâng đỡ răng do vi khuẩn đặc
hiệu gây ra, dẫn đến phá hủy dây chằng quanh răng, xương ổ răng với sự
thành lập túi lợi bệnh lý, tụt lợi hay cả hai.
- Viêm quanh răng mạn tính được coi là bệnh do mảng bám răng tích tụ
nhiều tại chỗ, cao răng và thường có tốc độ tiến triển chậm [4].
1.2.2. Cơ chế bệnh sinh viêm quanh răng
Vấn đề cơ chế bệnh sinh viêm quanh răng, từ lâu người ta nhận thấy rằng
có sự ảnh hưởng qua lại của các yếu tố toàn thân tại chỗ và các tác nhân từ
bên ngoài đối với sự xuất hiện và tiến triển của bệnh [13], [14]. Tuy nhiên ở
từng giai đoạn khác nhau có những giả thuyết khác nhau về cơ chế bệnh sinh
của bệnh. Từ những năm 60 của thế kỷ trước, người ta nhận thấy vai trò của
vi khuẩn với men và độc tố trong quá trình phá hủy tổ chức quanh răng [15].
1.2.2.1. Mảng bám răng: Cho đến nay người ta cho rằng mảng bám răng là
tác nhân ngoại lai quan trọng nhất trong bệnh sinh của bệnh quanh răng.
Mảng bám răng chứa đầy vi khuẩn, nó có cấu trúc phức tạp.
Sự hình thành màng vi khuẩn thường trải qua hai giai đoạn:
- Giai đoạn đầu: Là sự hình thành màng vô khuẩn có nguồn gốc nước bọt
carbolhydrate hay men neuraminidase tác động lên axit sialic của mucin nước
bọt làm cho nó kết tủa lắng đọng trên bề mặt răng và hình thành màng vô
khuẩn, trên đó vi khuẩn sẽ xâm nhập và phát triển hình thành mảng bám vi
khuẩn sau 2h. Về mặt cấu trúc, mảng bám răng là một mảng vi khuẩn tụ tập
các loại vi khuẩn sống và chết trong một chất tủa hữu cơ có nguồn gốc vi
khuẩn polysaccharide và glycoprotein với tỷ lệ 70% là vi khuẩn, 30% là chất
tủa hữu cơ hay còn là chất gian khuẩn. Trung bình 1mm 3 mảng bám răng có
108 vi khuẩn bao gồm 200 loại khác nhau.


9


Tùy theo vị trí người ta phân biệt mảng bám trên lợi và mảng bám dưới lợi:
- Mảng bám trên lợi lúc đầu hình thành mảng bám có ít vi khuẩn, chủ
yếu là các tế bào bong của niêm mạc miệng. Sau đó vi khuẩn tiếp tục tích tụ
lại có tới 90% là cầu khuẩn và trực khuẩn Gr(+), 10% là cầu khuẩn Gr(-).
Mảng bám răng có vi khuẩn yếm khí và trực khuẩn Gr(+) tăng, khởi điểm cho
tổ chức viêm nhận thấy trên lâm sàng.
- Mảng bám dưới lợi: Theo Lisgartein cho rằng lợi phù nề gây ra bởi sự
khởi động phản ứng viêm ở lợi, làm cho bờ lợi phủ một phần mảng bám răng
của mảng bám trên lợi, mảng đó tiếp tục một cách độc lập phát triển với sự
tham gia của dịch túi [16], [17].
* Khả năng gây bệnh của mảng bám răng:
- Tác động trực tiếp: Các vi khuẩn sản sinh ra các men và nội độc tố,
những sản phẩm đào thải của vi khuẩn trong quá trình sống như NH3, ure,
sunfur… làm thay đổi môi trường pH từ đó tác động lên muối vô cơ của nước
bọt, gây nên hiện tượng lắng đọng canxi tạo thành cao răng và thường xuyên
kích thích gây viêm lợi.
- Tác động gián tiếp: Do tính chất kháng nguyên của mảng vi khuẩn,
người ta cho rằng những sản phẩm của vi khuẩn, độc tố, những khoáng
nguyên và yếu tố phân bào khuếch tán qua biểu mô lợi và khởi động qua
những phản ứng miễn dịch tại chỗ cũng như toàn thân mà những phản ứng
này có thể gây ra tự phá hủy những tổ chức vùng quanh răng [16], [17].
1.2.2.2. Cao răng
Cao răng về bản chất được khoáng hóa từ mảng bám. Cao răng được cấu
tạo bởi hai thành phần:
+ Thành phần hữu cơ: Vi khuẩn và chất gian khuẩn
+ Thành phần vô cơ: CaCO3, canxi phosphat…
Cao răng bám vào chân răng và răng dẫn đến tình trạng lợi mất chỗ bám
dính gây tụt lợi, rãnh lợi gây viêm.



10

- Tùy theo vị trí mà người ta chia ra:
+ Cao răng trên lợi: Dễ nhìn thấy, thường có màu vàng, hay xuất hiện ở
nơi đối diện với lỗ đổ của tuyến nước bọt dưới hàm. Vị trí hay gặp là mặt
trong của răng cửa hàm dưới và mặt ngoài R6 trên. Cao răng trên lợi còn gọi
là cao răng nước bọt. Những người vệ sinh răng miệng kém, ít ăn nhai hoặc
răng chen chúc làm gia tăng tỷ lệ cao răng.
+ Cao răng dưới lợi: Thường khó phát hiện khi nhìn thông thường, thấy
rõ khi lợi bong ra khỏi cổ răng. Cao răng dưới lợi thường có màu nâu sậm đến
xanh đen và cứng hơn răng trên lợi [4], [16].
1.2.2.3. Ngoài ra còn một số yếu tố tại chỗ khác
- Sang chấn khớp cắn: Do lệch lạc, răng mọc lệch, trám răng và phục
hình sai. Sang chấn không gây ra viêm nhưng gây tiêu xương ổ răng.
- Sai lệch về giải phẫu: Lưỡi lớn, phanh môi, má bám thấp, hình thể răng
bất thường... [18].
1.2.2.4. Vi khuẩn trong viêm quanh răng
Vào đầu thế kỷ 20 các nhà nghiên cứu cho rằng vi khuẩn đóng vai trò
quan trọng trong sinh bệnh học viêm quanh răng. Sự tích tụ của các vi khuẩn
trong mảng bám răng sẽ gây viêm và quá trình viêm này sẽ làm phá hủy tổ
chức quanh răng. Vai trò gây bệnh của vi khuẩn đã được chứng minh từ
những công trình nghiên cứu của Loe (1965). Đặc biệt là từ năm 1970 những
nghiên cứu của các tác giả Moore và cộng sự cho thấy có sự liên quan chặt
chẽ giữa vi khuẩn ở mảng bám răng với bệnh của tổ chức quanh răng và mức
độ trầm trọng của bệnh có nghĩa là hệ tạp khuẩn của những người bị viêm
quanh răng mạn khác với những người bị viêm quanh răng tiến triển, viêm lợi
cũng như khác với hệ tạp khuẩn của người lành [4], [15].
Có nhiều nghiên cứu cho thấy viêm quanh răng mạn tính có liên quan
với các loài vi khuẩn đặc hiệu. Trong viêm quanh răng mạn tính các vi khuẩn



11

được phân lập với tỷ lệ cao là Porphyromonas gingivalis (P.g), Bacteroides
forsythus, Prevotella intermedia, Wolinenella recta, Peptostreptococcus micros và
1/3 số lượng bệnh nhân bị viêm quanh răng nặng có chứa vi khuẩn
Actinobacillus actinomycetemcomitans (A.a) [18]. Theo Nguyễn Thị Hồng
Minh, tỷ lệ dương tính với P. gingivalis, T. forsythensis, F. nucleatum và P.
intermedia ở nhóm viêm quanh răng lần lượt là 17,6%, 82,4%, 11,8% và 26,6%.
100% trường hợp dương tính với P. gingivalis đều có viêm quanh răng [19].
P. gingivalis là loại vi khuẩn Gr(-) yếm khí, được coi là tác nhân gây bệnh
quan trọng vào bậc nhất. P. gingivalis cũng có khả năng xâm nhập sâu vào tổ
chức liên kết vùng quanh răng nên có khả năng gây tái phát bệnh rất cao [20].
A. actinomycetemcomitan là loại vi khuẩn gr(-) ái khí, hiện diện chủ yếu
ở các túi quanh răng sâu [21].
Cả P.g và A. a có khả năng tấn công các tế bào tự bảo vệ của cơ thể, có
liên quan với thể tiến triển của viêm quanh răng mạn tính [22].
1.2.3. Phân loại bệnh viêm quanh răng
Việc phân loại bệnh quanh răng có ý nghĩa quan trọng trong việc chẩn
đoán và điều trị. Có nhiều cách phân loại bệnh quanh răng nhưng theo xu
hướng chung và các quan điểm hiện tại, người ta chia các bệnh quanh răng ra
làm hai loại chính là các bệnh của lợi và các bệnh cấu trúc nâng đỡ răng.
a. Phân loại theo WHO năm 1999: Chia thành 8 nhóm bệnh
- Các bệnh lợi
+ Do mảng bám răng
+ Không do mảng bám răng
- Viêm quanh răng mạn tính
+ Thể khu trú
+ Thể toàn bộ



12

- Viêm quanh răng tiến triển
+ Thể khu trú
+ Thể toàn bộ
- Viêm quanh răng như là biểu hiện của bệnh toàn thân
+ Do các rối loạn về máu
+ Do các rối loạn di truyền
- Các bệnh quanh răng hoại tử
+ Viêm lợi loét hoại tử
+ Viêm quanh răng loét hoại tử
- Viêm quanh răng kết hợp với sang thương nội nha
- Apce quanh răng
+ Áp xe lợi
+ Áp xe quanh răng
+ Áp xe quanh thân răng
- Những dị dạng do mắc phải hay do phát triển [23].
b. Phân loại theo viện hàn lâm bệnh học quanh răng Mỹ (APP) 1999
Bệnh vùng quanh răng có: Viêm lợi và viêm quanh răng.
Trong viêm quanh răng chia thành:
- Viêm quanh răng mãn tính ở người lớn.
- Viêm quanh răng tiến triển nhanh ở người lớn có thể do sai sót về phản
ứng miễn dịch.
- Viêm quanh răng cấp vị thành niên.
- Viêm quanh răng cấp trước tuổi dậy thì thường do sai sót về phản ứng
miễn dịch.
Trong đó viêm quanh răng ở người lớn lại chia thành 3 giai đoạn:
+ Viêm quanh răng sớm (APP II): Có túi lợi bênh lý trên 3 mm, mất bám
dính trên 2 mm, tiêu xương ổ răng ít, răng chưa lung lay.

+ Viêm quanh răng mãn (APP III): Túi sâu 4-5 mm, mất bám dính trên 4
mm, tiêu xương ổ răng rõ ràng luôn luôn độ 1.


13

+ Viêm quanh răng tiến triển (APP IV): Túi > 5 mm, tiêu xương ổ răng
nhiều, răng lung lay độ 2, 3 [24].
Viêm quanh răng mạn tính có đặc điểm sau (Flemming 1999):
+ Bệnh thường gặp ở người trưởng thành
+ Có biểu hiện viêm lợi mạn tính
+ Có túi lợi bệnh lý và mất bám dính quanh răng
+ Răng lung lay ở các mức độ khác nhau
+ Có nhiều mảng bám, cao răng trên lợi và dưới lợi.
+ Có hình ảnh tiêu xương ổ răng trên phim XQ
+ Mức độ phá hủy xương phù hợp với sự hiện diện của các yếu tố tại chỗ
+ Tốc độ phát triển chậm hoặc trung bình nhưng cũng có những thời kì
tiến triển nhanh [25].
1.2.4. Các tổn thương vùng quanh răng trong viêm quanh răng
a. Túi lợi bệnh lý:
- Rãnh lợi là một rãnh nông quanh răng được tạo bởi bề mặt chân răng
trong, lớp biểu mô lót của lợi tự do ở ngoài và đáy là lớp biểu mô bám dính răng
lợi bình thường có độ sâu từ 0,5 đến 2 mm, trong rãnh lợi có chứa dịch lợi.
Trong quá trình bệnh lý, lớp biểu mô bám dính bị phá hủy và dịch
chuyển phía chân răng, kết hợp với sự phá hủy tổ chức quanh răng làm cho
rãnh lợi sâu xuống tạo thành túi trong có chứa các tổ chức hoại tử và mảng
bám vi khuẩn gọi là túi lợi bệnh lý (hay còn gọi là túi quanh răng). Trên lâm
sàng, độ sâu túi lợi bệnh lý chỉ phản ánh mức độ trầm trọng của bệnh mà
không đánh giá được mức độ hoạt động của bệnh. Mức giảm độ sâu túi quanh
răng có thể cho phép đánh giá hiệu quả của việc điều trị bệnh.

Tùy theo các thể tiêu xương ổ răng mà chia ra túi lợi bệnh lý trên xương
tạo ra do quá trình tiêu xương ngang và túi lợi bệnh lý trong xương tạo ra do
quá trình tiêu xương dọc và tiêu xương chéo [26], [27].


14

b. Tiêu xương ổ răng:
- Tiêu xương ổ răng là đặc điểm quan trọng nhất của bệnh viêm quanh
răng vì mức độ tiêu xương ổ răng phản ánh tình trạng tiến triển của bệnh.
Mảng bám răng và thành phần vi khuẩn gây bệnh cho nó tích tụ trong túi lợi
bệnh lý, giải phóng lipopolysaccaride và các sản phẩm chuyển hóa vào rãnh
lợi làm ảnh hưởng đến cả tế bào miễn dịch cũng như các tạo cốt bào. Các yếu
tố IL-1α, IL-1β, IL-6, Prostaglandin E2 được tạo nên bởi các vi khuẩn làm tăng
quá trình hình thành các tế bào hủy xương, hoạt hóa hủy cốt bào và ức chế chức
năng của tạo các tế bào tạo xương, ức chế chức năng của các tế bào này và kết
quả là gây quá trình tiêu xương [28].
Trên lâm sàng, mức độ tiêu xương ổ răng được phản ánh gián tiếp qua độ
mất bám dính lâm sàng và mức độ lung lay răng. Trên phim X - quang, chiều
cao của mào xương ổ răng bình thường ở dưới các đường nối men - xương
răng từ 0,5 đến 1 mm. Hình ảnh trên phim X - Quang cho phép đánh giá
tương đối lượng xương bị tiêu và dạng tiêu xương [26].
Tiêu xương được chia làm 2 thể:
- Tiêu xương ngang: là tiêu mào xương ổ răng. Trên phim XQ: thể hiện
bằng các hình ảnh như phẳng, lõm hình đáy chén, lõm hình đĩa. Khi khám thấy
túi quanh răng trên xương có nghĩa là đáy túi nằm trên mào xương ổ răng.
- Tiêu xương chéo: là tổn thương lá cứng nhiều hơn. Khi khám thấy túi
quanh răng trong xương, đáy túi nằm thấp hơn về phía cuống răng so với mào
xương ổ răng liền kề, túi nằm giữa chân răng và xương ổ răng.
Trên thực tế có thể thấy tiêu xương đơn thuần là tiêu xương ngang hoặc

chéo nhưng cũng có thể kết hợp cả hai.
c. Mất bám dính quanh răng lâm sàng:
Mức mất bám dính quanh răng lâm sàng là khoảng cách từ đường nối
men - xương răng đến đáy túi lợi. Mất bám dính quanh răng lâm sàng là yếu
tố quan trọng để đánh giá mức độ phá hủy tổ chức quanh răng và gián tiếp
phản ánh mức độ tiêu xương ổ răng [24].


15

d. Tổn thương chẽ chân răng:
Quá trình tiêu xương ở răng nhiều chân sẽ tạo ra một vấn đề đặc biệt đó là
tổn thương vùng chẽ giữa các chân răng. Thường thì quá trình tiêu xương, áp
xe quanh răng, mất bám dính quanh răng và tăng độ sâu túi lợi bệnh lý nhanh
thường có liên quan đặc biệt với hở chẽ chân răng [24], [27].
e. Răng lung lay hoặc di lệch:
Lung lay răng hoặc di lệch răng bệnh lý là một triệu chứng của viêm quanh
răng nặng tiến triển. Sang chấn khớp cắn cũng làm tăng độ lung lay răng trong
VQR. Thêm vào đó là sang chấn khớp cắn do hậu quả của quá trình di lệch răng
trong VQR cũng làm răng lung lay nhiều hơn [16], [24].
1.2.5. Điều trị viêm quanh răng
Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh mà có thể điều trị bằng phương
pháp bảo tồn hay phương pháp phẫu thuật.
a. Điều trị bảo tồn:
Bao gồm điều trị khởi đầu, điều trị duy trị và kháng sinh tại chỗ, toàn thân
* Điều trị khởi đầu: Do viêm quanh răng mạn tính nguyên nhân chủ yếu
là do mảng bám răng nên các phương pháp điều trị tại chỗ rất quan trọng [29].
Điều trị khởi đầu bao gồm các biện pháp điều trị tại chỗ
- Loại bỏ kích thích tại chỗ: [30]
+ Lấy sạch cao răng và mảng bám răng

+ Kiểm soát mảng bám răng:
* Hướng dẫn vệ sinh răng miệng
* Chải răng
* Các biện pháp làm sạch kẽ răng
Dùng chỉ tơ nha khoa
Dùng bàn chải kẽ răng
Dùng tăm nước


16

* Làm sạch kẽ răng bằng phương pháp hóa học: dùng nước xúc miệng
chlohexidin
+ Loại trừ các yếu tố tại chỗ khác: Các yếu tố này thuận lợi cho việc hình
thành và tích tụ mảng bám răng như hàn các răng sâu, sửa lại các răng hàn
hoặc cầu chụp sai quy cách, sửa chữa khoảng cách lệch lạc hay phẫu thuật cắt
phanh môi, má bám thấp.
-

Kích thích hoạt hóa hệ thống tuần hoàn tổ chức quanh răng:

Xoa nắn lợi: xoa bằng tay hoặc bằng bàn chải có cao su góp phần cải
thiện tuần hoàn máu, tăng cường sức đề kháng, làm dầy lớp biểu mô, tăng
sừng hóa.
Phun nước dưới áp lực
Lý liệu pháp tại chỗ
* Điều trị duy trì: tái khám định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần để kiểm tra về:
- Mảng bám răng và cao răng
- Tình trạng lợi: tình trạng túi lợi và viêm lợi
- Tình trạng khớp cắn

- Mức độ lung lay răng
- Các thay đổi bệnh lý khác [30], [31].
* Điều trị toàn thân
- Viêm quanh răng mạn tính được coi là một bệnh nhiễm khuẩn nên
ngoài việc loại bỏ các kích thích tại chỗ còn kết hợp với kháng sinh tại chỗ và
toàn thân. Việc dùng kháng sinh làm cải thiện tốt một vài chỉ số lâm sàng, đặc
biệt giảm độ sâu túi lợi và giảm chảy máu khi thăm dò [32].
- Chống viêm bằng đường toàn thân
- Giải mẫn cảm
- Tăng cường sức đề kháng của cơ thể và kích thích phản ứng của cơ thể


17

Điều trị toàn thân được dùng để bổ sung cho các biện pháp tại chỗ và
dùng với các mục tiêu riêng như sau:
+ Kiểm soát các biến chứng toàn thân trị nhiễm trùng cấp
+ Hóa trị liệu để ngăn ngừa các ảnh hưởng có hại của nhiễm trùng máu
sau điều trị.
+ Liệu pháp dinh dưỡng hỗ trợ.
+ Kiểm soát các bệnh toàn thân mà làm nặng thêm tình trạng quanh răng
+ Trường hợp viêm quanh răng là biểu lộ của bệnh toàn thân thì phải
điều trị các bệnh toàn thân phối hợp các biện pháp điều trị tại chỗ [30].
b. Điều trị phẫu thuật
Là việc sử dụng các kỹ thuật giúp cho việc loại bỏ yếu tố bệnh sinh và
mô bệnh lý, tăng khả năng lành thương của mô quanh răng bằng việc hình
thành tái bám dính.
Theo quan điểm chung, điều trị bảo tồn có thể thực hiện được ở những
túi lợi bệnh lý nông. Khi các túi sâu (> 5,5 mm) hoặc viêm quanh răng tiến
triển thì hiệu quả không cao, không giải quyết được triệt để. Vì vậy phương

pháp phẫu thuật được thực hiện để cải thiện môi trường quanh răng, hỗ trợ
cho việc loại bỏ yếu tố căn nguyên và bệnh lý.
Các phương pháp phẫu thuật khác nhau như: nạo túi lợi, cắt lợi, phẫu
thuật lật vạt, ghép xương ổ răng và ghép lợi tự do, phẫu thuật tái sinh mô có
hướng dẫn…[33].
1.3. Kết quả điều trị bằng Laser
1.3.1. Khái niệm
- Laser: Viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Light Amplification by
Stimulated Emission of Radiation" có nghĩa là "khuếch đại ánh sáng bằng bức
xạ kích thích".
- Tia laser, sản phẩm của thiết bị này, có bản chất ánh sáng, nhưng là một
ánh sáng đặc biệt.


18

1.3.2. Lịch sử và sự hình thành ngành y học laser
- Năm 1917, nhà vật lý thiên tài người Đức là Albert Einstein đã phát
minh ra hiện tượng phát xạ cưỡng bức.
- Năm 1954, nhà vật lý Mỹ Townes và hai nhà bác học Liên xô là
Prokhorow và Basov đồng thời công bố các công trình độc lập về việc phát hiện
ra nguyên lý laser dựa trên việc khuếch đại ánh sáng bằng phát xạ cưỡng bức.
- Năm 1960 nhà vật lý người Mỹ là Maiman đã chế tạo thành công thiết
bị laser đầu tiên trên thế giới trên cơ sở sử dụng oxyt nhôm (Al 2O3) tinh khiết
có pha icon Crom. Đó là laser Ruby. Chính laser ruby cũng đóng vai trò đột
phá trong laser y học khi sử dụng trong nhãn khoa để hàn bong võng mạc
thành công.
- Năm 1961 đã chế tạo thành công laser dùng hỗn hợp khí Heli và Neon
(laser He-Ne).
- Năm 1964 laser tinh thể bán dẫn Gallium Arsenid, laser tinh thể

Yttrium Aluminium Garnet (Laser YAG).
- Năm 1966 các chất màu pha lỏng khác nhau cũng được sử dụng để chế
tạo laser, đó là laser màu [34].
Ngày nay, laser đã trở thành một công cụ không thể thiếu được trong
nhiều lĩnh vực nghiên cứu khoa học cũng như ứng dụng kỹ thuật. Trước đây
chúng ta vẫn quan niệm rằng laser phải là những thiết bị cồng kềnh với một
loạt linh kiện quang học được điều chỉnh trên bàn quang học đặc biệt chống
rung và dao động nói chung. Nhưng ngay từ năm 1960, nhờ sự kết hợp tài
tình giữa laser (quang học) và điện tử người ta chế tạo ra laser bán dẫn hay
laser diode [6], [34].
1.3.3. Phân loại các thiết bị laser y học
Theo trạng thái hoạt chất laser chứa trong buồng cộng hưởng mà người
ta gọi theo tên hoạt chất: laser khí (He-Ne, CO 2…) laser rắn (Al2O3), laser bán
dẫn (laser diode), laser màu, laser hơi kim loại…..


19

Trong điều trị lâm sàng laser được phân thành hai nhóm chính: laser
công suất thấp được dùng trong vật lý trị liệu và laser công suất cao được sử
dụng trong ngoại khoa.
* Laser công suất thấp:
- Phổ biến nhất là laser He-Ne. Đó là một laser khí, phát tia laser có màu
đỏ, bước sóng 632,8 nm. Khả năng sử dụng rộng rãi: chiếu diện, chiếu điểm,
hay chiếu ngay trong lòng mạch máu.
- Loại laser năng lượng thấp thứ hai được sử dụng nhiều trong y học là
laser bán dẫn (thường là diode GaAs). Bước sóng của laser này là 830 hay
890 nm, độ phổ rộng (0,3 - 10 A), có công suất phát nằm trong khoảng 4-15
mw (liên tục) hay 5-30 mw (phát xung).
* Laser công suất cao: Phân loại theo tương tác của bức xạ với tổ chức

sống. Có bốn nhóm:
- Nhóm phổ biến nhất hiện nay gồm laser dùng hiệu ứng nhiệt để quang
đông hoặc bốc bay tổ chức
- Nhóm dựa trên hiện tượng quang hoạt hóa của bức xạ laser. Thiết bị
này tạo ra một nguyên lý mới trong chuẩn đoán và điều trị các bệnh
- Nhóm dựa trên hiệu ứng quang bóc lớp. Thành phần chủ lực là laser
eximer, có bước sóng nằm ở vùng cực tím và phát xung cực ngắn. Được dùng
như dao mổ.
- Nhóm các laser công suất rất cao, có độ rộng xung rất nhỏ, dùng để tán
sỏi. Nhóm laser công suất cao sử dụng thông dụng nhất trong các bệnh viện là
laser CO2 [34], [35].
1.3.4. Những ứng dụng laser trong y học
Laser được dùng trong nhiều chuyên ngành khác nhau
* Ứng dụng laser công suất thấp trong điều trị: Laser công suất thấp có
tác dụng kích thích sinh học nên điều trị bằng laser công suất thấp gọi là vật
lý trị liệu.


20

- Da liễu: Điều trị các bệnh ngoài da chủ yếu do dị ứng và điều trị bệnh
cứng bì.
Những nhiễm trùng có mủ và vết loét lâu liền sẹo.
- Răng hàm mặt: Bệnh của niêm mạc khoang miệng và mô quanh răng.
Phẫu thuật mô mềm trong miệng.
- Tai mũi họng: Cấp tính và mãn tính
- Cơ, xương khớp: Viêm khớp dạng thấp, hư xương – sụn gian đốt sống,
thoái hóa xương khớp biến dạng
- Tim mạch: Laser nội mạch trong điều trị thiếu máu cơ tim, viêm nội
tâm mạc

- Y học cổ truyền: Châm cứu
* Ứng dụng laser công suất cao trong điều trị
- Dao mổ để cắt bỏ những khối u, ung thư trong ngoại khoa
- Nhãn khoa: Phẫu thuật giác mạc, tật khúc xạ
- Thần kinh: Điều trị u thần kinh
- Thận tiết niệu: Tán sỏi
- Tim mạch: Điều trị nhịp nhanh thất, tạo hình mạch bằng laser chọc qua
da, nối vi phẫu động mạch
- Phẫu thuật thẩm mĩ: Tạo hình nếp nhăn trên khuôn mặt lão hóa, điều trị
sẹo lồi, điều trị tổn thương sắc tố da
- Phụ khoa: Bệnh màng trong tử cung lạc chỗ, khoét chóp tử cung....
Ngoài ra có thể dùng laser trong chuẩn đoán
- Răng hàm mặt: Dùng kính hiển vi quét laser đồng tiêu đề phát hiện sớm
sâu răng
- Máy dopler thăm dò, đo dòng máu
- Máy chụp cắt lớp laser [35], [36], [37].


21

1.3.5. Ứng dụng của laser trong răng hàm mặt
Laser trong nha khoa được chia thành 2 nhóm cơ bản là laser điều trị và
laser dùng để chẩn đoán.
a. Với những laser điều trị người ta phân thành 2 nhóm: nhóm điều trị
cho mô mềm và nhóm điều trị cho mô cứng.
• Laser điều trị cho mô mềm:
- Ưu điểm:
+ Có khả năng cầm máu tốt
+ Phong bế dây thần kinh và hệ thống mạch bạch huyết
+ Làm giảm đau sau phẫu thuật

+ Làm giảm viêm
+ Làm giảm lượng vi khuẩn
+ Không cần phải khâu đóng vết mổ
Những laser có ánh sáng chọn lọc được mô sinh học hấp thụ, đông đặc,
khử khuẩn và đặc biệt là có tính kích thích sinh học nên việc sử dụng laser
luôn được lựa chọn khi điều trị.
- Một số chỉ định của laser trong điều trị nha khoa:
+ Cắt lợi thẩm mỹ làm dài thân răng lâm sàng
+ Cắt u lợi, những tổn thương sớm do ung thư hoặc tổn thương do u xơ
+ Bộc lộ implant
+ Hoàn thiện đường hoàn tất trước khi lấy dấu
+ Lấy bỏ mô bệnh lý trong xương (tổ chức u hạt hoặc apxe)
+ Trong điều trị nội nha có thể lấy bỏ tủy răng. Người ta sử dụng laser
như 1 công cụ hỗ trợ, nó có tác dụng cầm máu tốt và loại bỏ vi khuẩn.
+ Sinh thiết tổ chức các tổn thương sớm trong khoang miệng
Loại laser hay sử dụng nhất là Laser diode [5], [38], [39].
• Laser điều trị cho mô cứng:
- Hiện nay chỉ có laser erbium điều trị cho mô cứng. Laser erbium hấp thụ
tốt carbonate hydroxyapatite (là một thành phần cấu tạo nên tổ cứng của xương


22

và răng). Vì vậy nó có thể cắt bỏ được xương và tổ chức cứng của răng. Sự cắt bỏ
tổ chức cứng là kết quả của sự bốc hơi vi thể khi nhiệt độ tăng và bốc hơi tự phát
của nước. Ngoài ra nó còn có khả năng loại bỏ chất hàn như composit.
- Một số chỉ định trong điều trị:
+ Tạo lỗ hàn
+ Làm dài thân răng thân răng lâm sàng: khi lấy bỏ cả mô mềm lẫn mô cứng.
+ Dùng laser Argon (bước sóng 488nm) để đánh bóng composit [40], [41].

b. Laser trong chẩn đoán
- Phát hiện sâu răng và cao răng: Lake Zuzick đã sử dụng để phát hiện
cao răng ở chân răng và sâu ở rãnh mặt nhai. Vì những hạt photon của laser sẽ
được hấp thụ vào nơi tồn tại của vi khuẩn ở trên răng bệnh nhân. Laser chẩn
đoán này được gọi là laser huỳnh quang [40], [41].
* Ứng dụng laser trong điều trị bệnh viêm quanh răng:
- Laser CO2: dùng laser CO2 để cắt bỏ mô mềm bệnh lý hay bị viêm
nhiễm. Loại laser này có tác dụng diệt khuẩn và cầm máu tốt, tuy nhiên chưa
được dùng rộng rãi trong điều trị bệnh viêm quanh răng. Nhược điểm của
loại này là sinh nhiệt cao, dễ gây tổn thương nhiệt và đốt cháy bề mặt chân
răng. Laser CO2 hấp thụ khoảng 0,5 mm. Giá thành tương đối cao [38].
- Laser Ebrium: Dùng đầu tip Laser đưa vào túi quanh răng để lấy cao răng
và điều trị túi quanh răng. Loại laser này có hiệu lực cao để diệt hai loại vi
khuẩn gây bệnh viêm quanh răng là P. g và A.a. Một số điểm hạn chế của loại
laser này là:
+ Đầu laser khó thao tác quanh bề mặt chân răng
+ Năng lượng laser không tác động lên hết bề mặt chân răng
+ Bề mặt xương răng không đồng đều sau khi lấy cao răng bằng laser
+ Không có tác dụng cầm máu vì máu không hấp thụ loại laser này.
+ Giá thành cao
+ Ebrium chỉ hấp thụ vào mô với độ sâu rất nhỏ (khoảng 0,5 micron) [40]


23

- Laser Nd:YAG: Dùng đầu tip laser tác động vào túi quanh răng, có tác
dụng làm giảm đáng kể các loại vi khuẩn gây bệnh, lấy bỏ các sản phẩm do
quá trình viêm gây ra và cầm máu. Loại laser này không có tác dụng lấy cao
răng vì nó không bị cao răng hấp thụ và nó sinh nhiệt nhiều khi tác động vào
những chất sẫm màu. Giá thành loại máy này tương đối cao[40].

- Laser diode: Dùng đầu tip laser chiếu vào mô quanh răng và túi
quanh răng nhằm lấy bỏ các sản phẩm do quá trình viêm gây ra. Nhiều nghiên
cứu cho thấy loại laser này có tác dụng làm giảm đáng kể các loại vi khuẩn
gây bệnh và cầm máu rất tốt. Laser diode có hệ thống ống truyền dẫn tia laser
bằng sợi quang mềm, đầu phát tia laser nhỏ nên sử dụng an toàn, dễ thao
trong túi quanh răng và có thể dễ dàng di chuyển vòng quanh chân răng. Bước
sóng của laser này không được các tinh thể apatit hấp thụ, truyền qua môi
trường nước tốt nhưng bị hấp thụ nhiều bởi mô viêm nhiễm và vi khuẩn màu
đậm. Laser diode và Nd:YAG có thể hấp thụ vài mm. Giá thành của loại máy
này không cao, vì vậy loại laser này là sự lựa chọn tốt trong điều trị bệnh
viêm quanh răng [42].
1.3.6. Laser diode
1.3.6.1. Nguyên tắc hoạt động

Hình 1.2. Cấu tạo laser diode [2]


24

Diode là từ ghép mang nghĩa "hai điện cực" với di là hai và ode là bắt
nguồn từ electrode, có nghĩa là điện cực. Khi ghép một bán dẫn điện âm với
một bán dẫn điện dương lại với nhau ta được một diode.
Laser diode (laser bán dẫn) là loại laser dùng môi trường hoạt tính là chất
bán dẫn kép, bao gồm một chất bán dẫn điện dương và một chất bán dẫn điện
âm. Chất bán dẫn là vật liệu trung gian giữa chất dẫn điện và chất cách điện.
Chất bán dẫn hoạt động như một chất cách dẫn điện ở nhiệt độ thấp và có tính
dẫn điện ở nhiệt độ cao.
Có hai loại chất bán dẫn:
+ Chất bán dẫn loại P (Positive, bán dẫn dương) dẫn điện chủ yếu bằng các lỗ
+ Chất bán dẫn loại N (Negative, bán dẫn âm) dẫn điện chủ yếu bằng

các electron.
- Chúng chuyển xung điện thành xung ánh sáng. Chúng bức xạ ánh
sáng ở miền bước sóng mà ở đó các sợi quang học truyền qua.
- Người ta thường sử dụng bán dẫn điện (+) là Gali và chất bán dẫn điện
âm là aseni.
1.3.6.2. Các thông số kỹ thuật cơ bản của laser diode
- Bước sóng: Bước sóng của laser diode từ 635-980 nm. Một phần nằm
trong phổ màu xanh lục (635 - 700 nm) một phần nằm trong quang phổ hồng
ngoại (700 - 980 nm).
- Công suất: Là mức hiệu suất năng lượng hoạt động của máy. Đơn vị đo
công suất là watt (W).
- Năng lượng: Là thông số cơ bản nói lên khả năng làm việc của thiết bị.
Đơn vị chính là June (J).
- Diện tác động: Được điều chỉnh bằng hệ thống kính hội tụ hoặc việc
dịch chuyển xa, gần của hệ thống tay cầm. Tùy theo mục đích sử dụng mà ta
thay đổi diện tác động.


25

- Xung laser: Năng lượng của laser từ chỗ phát ra một cách liên tục cũng
có thể được chia thành các đợt ngắt quãng. Có nhiều loại xung khác nhau, tùy
thuộc vào thời gian mỗi xung. Có thể là xung dài được tính bằng giây, đến
xung ngắn: 0,1s; 0,01s [6].
1.3.6.3. Tác dụng của laser diode trong răng hàm mặt
Laser diode có hoạt động gần với vùng hồng ngoại, các bước sóng của laser
diode sẽ hấp thụ tốt những sắc tố ở mô mềm (hemoglobin, melanin), vì thế laser
diode thích hợp cho phẫu thuật mô mềm, nội nha, vùng quanh răng. Ở cấp độ tế
bào nó giúp làm tăng quá trình trao đổi chất, kích thích sản sinh ra ATP
(Adenosin triphotphat- loại nhiên liệu giúp tăng cường cho tế bào). Sự tăng

năng lượng này làm thúc đẩy quá trình làm lành mô [43], [44].
- Ở mức năng lượng thấp khi tác động vào đối tượng sinh học sẽ gây ra
hiện tượng đáp ứng sinh học [34].
Đáp ứng của tổ chức và cơ thể:
+ Đáp ứng của phản ứng viêm: Không viêm đau
+ Đáp ứng của phản ứng đau
+ Đáp ứng của tổn thương tế bào
+ Đáp ứng tái sinh: Tái tạo lại tổ chức bị tổn thương
+ Đáp ứng của hệ miễn dịch
Ngoài ra laser diode còn dùng để loại bỏ vi khuẩn và tổ chức hoại tử nên
được dùng để hỗ trợ điều trị nội nha có tác dụng làm sạch ống tủy [45], [46],
[47]. Đặc biệt laser diode có hiệu quả trong bệnh viêm quanh răng, khử trùng bề
mặt implant khi bộc lộ implant [48], [49].
- Ở mức năng lượng cao laser diode cũng được sử dụng để làm phẫu
thuật vì nó có nhiều ưu điểm sau [43], [50]:
+ Tác dụng cắt
+ Cầm máu tốt


×