Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

Đánh giá hình dạng và màu sắc nhóm răng cửa hàm trên ở đối tượng 18 25 tuổi tại huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế và huyện kim bảng, tỉnh hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (578.03 KB, 47 trang )

11

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu thẩm mỹ của con
người ngày càng được nâng cao, đặc biệt là thẩm mĩ của gương mặt. Việc làm
đẹp không chỉ giúp làm tăng sự tự tin trong giao tiếp mà còn thể hiện sự tôn
trọng đối với người đối diện. Trong số các yếu tố tạo nên vẻ đẹp của khuôn
mặt, nụ cười là một yếu tố đóng vai trò rất quan trọng. Người ta luôn có vẻ
hấp dẫn và quyến rũ hơn với một nụ cười đẹp. Ngoài ra, đó cũng là một trong
những cách giao tiếp không lời rất quan trọng của con người. Trong đó, các
răng cửa trên là những răng được nhìn thấy trước tiên khi cười. Chính vì vậy,
hình dạng, kích thước, màu sắc và sự sắp xếp hài hòa của các răng này cần
phải được quan tâm khi muốn tạo một nụ cười đẹp. Giữa các yếu tố này, màu
sắc và hình dạng răng được xem là những yếu tố quan trọng nhất [1]. Trong
lĩnh vực phục hình thẩm mĩ, việc lựa chọn hình dạng, màu sắc đúng và tái tạo
lại những yếu tố này một cách chính xác là một thách thức cho các bác sĩ lâm
sàng, với mục tiêu đảm bảo được sự hài hòa với các răng tự nhiên, giúp phục
hình không bị nhận ra.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới ở các nước như Anh, Mĩ, Tây Ban Nha,
Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Kosovo, Pakistan và một số nghiên cứu
trong nước đã được tiến hành để xác định màu sắc và hình dạng răng bằng
nhiều phương pháp khác nhau. Đối với xác định màu sắc răng thì đó là
phương pháp so màu răng sử dụng bảng so màu có hướng dẫn hoặc phương
pháp so màu bằng máy (so màu với sự hỗ trợ của máy ảnh hoặc camera trong
miệng, so màu bằng sắc kế và phổ quang kế): [2], [3], [4], [5], [6], [7], [8],
[9], [10], [11], [12], [13], [14]. Đối với đánh giá hình thể răng thì đó là
phương pháp đánh giá dựa vào mối tương quan giữa các kích thước ngang
của thân răng hoặc phương pháp đối chiếu với răng mẫu: [15], [16], [17],


22



[18], [19], [20], [21], [22], [23]. Tuy nhiên, các nghiên cứu ở nước ngoài đều
mang tính đại diện cho từng cộng đồng nghiên cứu, khi cáp dụng cho cộng
đồng người Việt thì chưa phù hợp. Trong khi đó số lượng nghiên cứu tại Việt
Nam về hai chỉ số mang tính quyết định đến thẩm mĩ này vẫn còn hạn chế,
nhất là các nghiên cứu được tiến hành ở những vùng dân cư có mức sống
thấp, trình độ dân trí hạn chế - những nơi cần được sự quan tâm nhiều hơn
nữa của các tổ chức và dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Chính vì những lí do trên,
chúng tôi chọn đề tài: “Đánh giá hình dạng và màu sắc nhóm răng cửa hàm
trên ở đối tượng 18-25 tuổi tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế và
huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam” với các mục tiêu sau:
1

Xác định màu sắc và hình thể thân răng nhóm răng cửa hàm trên ở đối
tượng 18-25 tuổi tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế và huyện
Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

2

So sánh kết quả về màu sắc và hình dạng thân răng giữa hai huyện.


33

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Màu sắc răng :
1.1.1. Tọa độ ba chiều của màu sắc : [24]
Một màu sắc được định nghĩa bởi ba tọa độ - ba yếu tố cơ bản: độ sáng,
độ bão hòa màu và tông màu.

1.1.1.1. Độ sáng :
Độ sáng, xếp theo cấp độ quan trọng, là yếu tố đầu tiên tạo nên sự thành
công về màu sắc của một phục hình răng. Nó được định nghĩa là số lượng
màu trắng có trong một màu nào đó. Bảng so màu 3D của Vita® là bảng so
màu duy nhất được xây dựng để xác định nhanh chóng và đầu tiên răng đang
được quan sát thuộc về nhóm độ sáng nào.
1.1.1.2. Độ bão hòa màu:
Được định nghĩa là số lượng hạt màu thuần có trong một màu sắc nào
đó. Ta có thể làm giảm độ bão hòa của một màu bằng hai cách : hoặc là thêm
vào màu trắng, điều này sẽ làm cho màu gốc sáng ra và cho cảm giác màu bị
nhạt đi ; hoặc là thêm vào màu đen, điều này sẽ làm cho màu gốc bị xỉn đi.
1.1.1.3. Tông màu:
Tông màu được định nghĩa là độ dài bước sóng của ánh sáng được phản
xạ lại của một vật. Nó tương ứng với các màu khác nhau như đỏ, lục, lam hay
vàng. Nó là yếu tố ít quan trọng nhất trong việc tạo nên sự thành công về màu
sắc của răng giả.


44

1.1.2. Phổ màu Munsell: [25],[26],[27],[28]
Năm 1909, Giáo sư Albert H. Munsell đã lần đầu tiên xây dựng một hệ
thống không gian màu ba chiều mà ngày nay vẫn còn được ứng dụng rộng rãi
trong các lĩnh vực khoa học về màu sắc, được gọi là Phổ màu Munsell. Nó
giúp định nghĩa mỗi màu bằng một điểm được định vị trong một không gian
ba chiều mà các thông số chính là ba yếu tố cơ bản của màu sắc: tông màu
(Hue), độ sáng (Value) và độ bão hòa màu (Chrom). Phổ màu có hình khối
lăng trụ tròn. Trục đứng trung tâm của hình lăng trụ mang các giá trị thể hiện
độ sáng (Value) đi từ 0 (cực dưới, tương ứng với màu đen) đến 10 (cực trên,
tương ứng với màu trắng). Bán kính của khối trụ tròn mang các giá trị biểu thị

độ bão hòa màu (Chrom) đi từ 1 đến 5, với 1 là giá trị thể hiện độ bão hòa cao
nhất. Đường tròn đáy thể hiện 10 tông màu (Hue) với các cặp màu bù – là
những màu mà hỗn hợp của mỗi cặp màu này cho ra màu xám - được đặt đối
diện với nhau, mỗi tông màu được kí hiệu bằng chữ cái đầu (R, YR, Y, GR, G,
BG, B, PB, R, RP), các tông màu này chia đường tròn đáy thành 10 khoảng
đều nhau.

Hình 1.1: Phổ màu Munsell [29]


55

1.1.3. Các không gian màu:
Năm 1931, Ủy ban quốc tế về chiếu sáng – Commission Internationale
de l’Eclairage (CIE) được thành lập, đây là cơ quan chịu trách nhiệm cho các
khuyến nghị quốc tế về trắc quang và đo màu [30]. CIE đưa ra các hệ thống
màu sử dụng ba tọa độ để xác định vị trí một màu sắc trong không gian. Các
không gian màu sắc bao gồm: CIE XYZ, CIE La*b* và CIE LCh0.
1.1.3.1. Không gian màu CIE XYZ: [30],[31]
Năm 1931, CIE đưa ra cơ sở đo màu cho phép mỗi màu sắc có thể được
xác định bởi bộ 3 giá trị định hướng: X, Y, Z. Màu sắc của một vật được biểu
diễn thông qua các con số cụ thể của bộ ba X, Y, Z, từ đó cho phép phân biệt
các màu sắc khác nhau một cách khá chính xác. Mặt hạn chế chính của biểu
đồ CIE XYZ là nó không đại diện đồng nhất cho mỗi màu riêng biệt.
1.1.3.2. Không gian màu CIE La*b*: [25],[32],[33],[34],[35],[36]
Năm 1976, không gian màu đồng nhất hơn được đề xuất bởi CIE là
không gian màu Lab. Không gian màu này đã trở nên phổ biến và được ứng
dụng trong các máy đo màu. Không gian màu ba chiều này bao gồm ba trục là
: L, a* và b*. Trục tung L thể hiện độ sáng tối của đối tượng: màu đen hoàn
toàn có giá trị L = 0; L = 100 đại diện cho màu trắng. Trục a* thể hiện sự thay

đổi sắc thái của màu, đi từ xanh lá cây sang đỏ (-a = xanh lá cây; +a = đỏ).
Trục b* thể hiện sự thay đổi sắc thái của màu, đi từ xanh dương sang vàng (-b
= xanh dương; +b = vàng). Không gian màu CIE La*b* cho phép chúng ta lần
đầu tiên mô tả và xác định được màu sắc bằng những con số cụ thể, từ đó có
thể dễ dàng xác định được mức độ khác biệt giữa các màu khác nhau. Ứng
dụng trong nha khoa có thể thấy rõ trong việc đánh giá sự thay đổi màu răng
sau khi sử dụng các sản phẩm làm trắng răng.


66

1.1.3.3. Không gian màu CIE LCh0: [32]
Mặc dù không gian màu CIE La*b* được ứng dụng một cách rất hiệu
quả đối với nhiều người sử dụng, nhưng hệ thống vẫn mang tính hạn chế đối
với một số đối tượng như kĩ thuật viên labo. Các con số được biểu diễn bởi hệ
thống CIE La*b* không giúp ích được nhiều trong việc tái tạo màu sắc răng
tự nhiên. Chính vì vậy, một phiên bản mới của không gian màu CIE La*b* đã
ra đời, dựa trên ba giá trị của phổ màu Munsell cổ điển: Không gian màu CIE
LCh0. Trong đó: L luôn là trục tung, mang các giá trị thể hiện độ sáng từ 0 đến
100; C là giá trị thể hiện độ bão hòa màu, được tính bằng khoảng cách từ trục
L đến vị trí của màu được xác định; h 0 là giá trị tính góc từ trục +a đến vị trí
của màu được xác định, đại diện cho tông màu. So với không gian màu CIE
La*b*, các giá trị từ không gian màu CIE LCh 0 tạo điều kiện hơn cho các kĩ
thuật viên trong việc xác định cũng như tái tạo màu sắc răng vì chúng nêu lên
được ba yếu tố cơ bản của màu sắc.

Hình 1.2: Không gian màu CIE La*b* và CIE LCh0 [29]


77


1.1.4. Các yếu tố quyết định màu sắc răng tự nhiên:
1.1.4.1. Các yếu tố của răng: [26]
► Tính phân lớp:
Răng người tự nhiên có sự biến thiên hiệu ứng màu sắc từ vùng cổ răng
đến vùng rìa cắn. Ngà răng là phần quyết định màu sắc của răng trong khi
men răng trong mờ quyết định các hiệu ứng về ánh sáng. Sự giảm độ sáng nơi
cổ răng tương ứng với sự mỏng đi của lớp men răng khi đi dần về phía cổ
răng, làm lộ dần màu của ngà răng ở phía dưới. Ở người trẻ, hiệu ứng ánh
sáng ở phần rìa cắn được tạo ra hoàn toàn là nhờ men răng, trong khi ở người
già, sự mòn rìa cắn làm lộ ra lớp ngà và những vết nứt trên men răng ngày
càng nhiều và chúng khiến răng dễ bị nhiễm màu ngoại lai.
►Tính trong mờ:
Tính trong suốt và trong mờ của một vật liệu được thể hiện qua việc một
phần (tính trong mờ) hoặc toàn bộ ánh sáng tới (tính trong suốt) có thể truyền
qua vật liệu đó. Độ trong mờ của ngà răng là 40% trong khi của men răng là
70%. Răng ở người trẻ có độ trong mờ cao. Độ tuổi càng tăng, lớp men ngày
càng mỏng đi, răng mất dần đi hiệu ứng trong mờ, độ bão hòa cũng tăng theo
bởi vì lớp ngà lộ rõ hơn. Năm 1985, Yamamoto đã đề xuất một cách phân loại
tính trong mờ của răng, bao gồm ba type sau: [37]
-

Type A: Độ trong mờ được phân bố đều trên khắp bề mặt ngoài của
răng;

-

Type B: Tính chất trong mờ tập trung ở khu vực rìa cắn;

-


Type C: Tính chất trong mờ tập trung ở rìa cắn và về phía các mặt bên.
Thông tin về độ trong mờ của răng cần phải được trao đổi với labo để

được tái tạo trên phục hình, tốt nhất nên trao đổi thông qua ảnh kĩ thuật số.


88

Hình 1.3: Phân loại tính trong mờ của Yamamoto (1985) [38]
► Tính ánh sữa:
Tính ánh sữa là một hiệu ứng quang học được miêu tả tương tự trên đá
mắt mèo và có liên quan đến kích thước rất nhỏ của các tinh thể silicium
dioxide. Về mặt phản xạ ánh sáng, màu ngọc mắt mèo thường phản xạ lại các
chùm sáng có bước sóng ngắn, điều này khiến nó có màu phơn phớt xanh.
Kích thước rất nhỏ của các tinh thể hydroxy-apatites (0,05 đến 0,15 μm)
khiến men răng cũng có tính chất tương tự. Hiệu ứng màu phơn phớt xanh
thường được quan sát thấy ở các bờ viền của men răng trên răng người trẻ.
Phân loại của Vanini sau đây cho phép đơn giản hóa việc đánh giá và tái tạo
tính chất này: [37]
-

Type 1: Hiệu ứng ánh sữa tạo nên hình ảnh các núm với hai rãnh;

-

Type 2: Hiệu ứng ánh sữa tạo nên hình ảnh các núm với ba hay bốn
rãnh;

-


Type 3: Không có sự phân biệt thành núm rõ ràng, tạo hiệu ứng răng
lược;

-

Type 4: Hiệu ứng ánh sữa tạo thành hình ảnh một đường, tạo cảm giác
như mở một cửa sổ ở rìa cắn của răng;

-

Type 5: Bề mặt răng có quầng màu cà phê, thường ở người lớn tuổi
hoặc trên những răng có ngà bị xơ hóa với ngà và men bị ngấm màu.


99

Type 1

Type 2

Type 3

Type 4
Type 5
Hình 1.4: Phân loại về tính ánh sữa của Vanini [37]
► Hiện tượng huỳnh quang:
Có thể quan sát rất rõ hiện tượng huỳnh quang – răng mang màu trắng
phơn phớt xanh – của răng tự nhiên dưới ánh sáng tia cực tím. Hiện tượng này
gây ra bởi ngà răng. Theo sự tăng dần của tuổi, ngà răng dần mất đi tính chất

huỳnh quang của nó, điều này xảy ra do hiện tượng khoáng hóa quá mức của
ngà răng ở người cao tuổi.
► Hiệu ứng ánh xà cừ:
Hiệu ứng ánh xà cừ hay là một hiệu ứng của bề mặt cản quang có độ
sáng lớn, hơi có ánh kim loại giống như được quan sát thấy trên bề mặt xà cừ.
Hiệu ứng này đôi khi được quan sát thấy ở răng người trẻ, đặc biệt là ở những
góc nhìn nghiêng không trực diện.
► Tình trạng bề mặt:
Tình trạng bề mặt của răng tự nhiên thường rất đa dạng. Nó có ảnh
hưởng đáng kể đến sự tiếp nhận màu sắc vì chúng quyết định lượng ánh sáng
phản xạ lại và lượng ánh sáng được truyền qua răng. Răng ở người trẻ có
thường có bề mặt với nhiều hố trũng và những đường vân tăng trưởng ngang.
Theo độ tuổi tăng dần, sự mòn răng hóa học hay cơ học xóa mờ dần đi những


10
10

những chỗ lồi lõm trên bề mặt răng. Chính vì vậy, bề mặt răng của người già
thường trở nên trơn bóng.
► Đặc trưng của từng cá nhân:
Đặc tính của từng cá nhân là những đặc điểm màu sắc mang tính khu trú,
mắc phải và mang tính cấu trúc trên răng tự nhiên. Nó có thể là những đốm
trắng đục do sự hủy khoáng, những vết hoặc đám màu trắng do nhiễm màu
fluor, hiệu ứng những đám mây men màu sữa trên bề mặt răng thường được
quan sát thấy trên răng của người trẻ, những vết nứt men răng sáng màu hoặc
đã bị nhiễm màu.
1.1.4.2. Các yếu tố bên ngoài:



Nguồn sáng:
Điều kiện ánh sáng tốt nhất để thực hiện việc so màu là dưới ánh sáng

ban ngày, khi trời ít mây, với nhiệt độ màu của ánh sáng vào khoảng 5500 0K
và chỉ số hoàn màu CRI (cho biết mức độ phản ánh trung thực màu sắc các
đối tượng được chiếu sáng của một nguồn sáng) của ánh sáng là 100%. Tuy
nhiên, ánh sáng tự nhiên thường không ổn định với nhiệt độ màu dao động
trong khoảng 2000 – 270000K. Chính vì vậy, việc so màu thường được
khuyến cáo thực hiện dưới ánh sáng nhân tạo. Theo sự thống nhất của
nhiều tác giả, nguồn sáng nhân tạo lí tưởng được miêu tả như sau: nguồn
sáng đó phải chứa tất cả các bước sóng trong phổ nhìn thấy được (380 780 nm), nhiệt độ màu của nguồn sáng nằm trong khoảng 5500 – 6500 0K,
chỉ số hoàn màu CRI lớn hơn 90%. Loại đèn duy nhất hiện nay có thể đáp
ứng đầy đủ những tiêu chí trên là các đèn của hãng Gamain. Cường độ ánh
sáng phải được điều chỉnh ở mức 1200 đến 1600 lux để đảm bảo sự dễ chịu
cho mắt [39].


Nền quan sát:


11
11

Cảm nhận màu răng của người quan sát bị ảnh hưởng bời nhiều yếu tố
xung quanh. Trong đó có những yếu tố không thay đổi được như: màu lợi,
màu răng lân cận, màu da, màu mắt… và cũng có những yếu tố màu có thể
thay đổi được như: màu áo, son môi, màu nền tường quan sát… [40]. Những
yếu tố này ảnh hưởng trực tiêp tới việc so màu, gây ra hiệu ứng tương phản:
-


Về độ sáng: Nền quan sát tối hơn sẽ làm cho răng trở nên sáng hơn và

-

ngược lại.
Về tông màu: Màu sắc răng được cảm nhận khác nhau khi quan sát trên
các nền có tông màu khác nhau. Azad [40] nghiên cứu ảnh hưởng của tông
màu da đối với màu sắc răng, cho kết luận: Những người có nước da trung
bình đến tối màu thì màu răng sáng hơn, những người da trắng thì răng tối
màu hơn; nam giới có màu răng tối hơn, còn nữ giới có màu răng sáng

-

hơn.
Về độ bão hòa màu: Một nền ít màu sẽ làm cho răng có màu sắc đậm hơn
và ngược lại. Ngoài ra, nền có tông màu và độ bão hòa tương tự răng sẽ



làm cho việc phân biệt màu răng trở nên khó khăn hơn [41].
Người quan sát:
Đánh giá màu sắc răng là quá trình chủ quan vì các cá thể khác nhau có

đáp ứng khác nhau với các kích thích ánh sáng khác nhau, tại các thời điểm
khác nhau [40]. Bên cạnh đó có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng lựa
chọn màu của cá thể.
-

Tuổi: Theo thời gian, giác mạc và thủy tinh thể bị lão hóa và trở nên vàng


-

hơn, dẫn đến việc khó phân biệt giữa màu trắng và màu vàng [42].
Mệt mỏi: Khả năng phân tích màu của mắt bị giảm rất nhanh khi quan sát
vật càng lâu. Lúc đó, mắt phải tập trung vào một điểm, thường gây ra hiện
tượng mỏi mắt, màu sắc bị mờ hoặc bị nhòe, việc cảm nhận tông màu và
độ bão hòa màu thiếu chính xác [2].


12
12

-

Dinh dưỡng: Ăn nhiều chất béo bão hòa có thể thoái hóa điểm vàng dẫn
tới mất dần thị lực. Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, chất chống oxy hóa
như vitamin C, E có thể trì hoãn hoặc làm giảm mức độ nghiêm trọng của

-

bệnh [2].
Metamerism: Là hiện tượng mà hai màu có vẻ giống nhau ở nguồn sáng
này nhưng lại khác nhau dưới nguồn sáng khác. Điều này là do sự khác
nhau về hấp thụ và phản xạ ánh sáng của các vật thể đó. Thông thường,
một vật màu đỏ gạch phản xạ ánh sáng màu đỏ gạch; tuy nhiên trong vài
trường hợp nó hấp thụ ánh sáng này, phản xạ ánh sáng xanh đỏ. Vấn đề
này hay gặp trong so màu: màu răng có vẻ giống nhau ở ánh sáng phòng

-


răng nhưng lại khác nhau ở ánh sáng ban ngày [43].
Mù màu: Là một bệnh di truyền, những người bị mù màu không thể phát
hiện được màu đỏ, xanh lá cây và màu xanh dương nhưng vẫn còn khả
năng phân biệt độ sáng tối. Nguyên nhân là do sự thiếu hụt hay vắng mặt
của một hoặc hơn một trong ba loại sắc tố cảm quang phát hiện những màu
đó. Do đó, mù màu ảnh hưởng đến việc xác định tông màu, độ sáng, độ

-

bão hòa màu [4].
Thuốc: Một số thuốc có tác dụng phụ lên thị lực, các thuốc gây tăng nhãn
áp, đục thủy tinh thể, mờ giác mạc làm cho việc quan sát màu sắc thiếu
chính xác [4].

1.1.5. Các phương pháp xác định màu sắc răng:
1.1.5.1. Sử dụng bảng so màu có hướng dẫn:
-

Sử dụng bảng so màu có hướng dẫn để so màu răng ngày càng được áp
dụng phổ biến trong nha khoa. Nguyên lí so màu rất đơn giản: So sánh
bằng cách quan sát màu thẻ màu mẫu của bảng so màu với màu của răng
tự nhiên cho đến khi tìm được thẻ có màu gần nhất với màu của răng cần
so màu. Mỗi bảng so màu có cách thức sử dụng khác nhau tùy theo chỉ
định của nhà sản xuất [43].


13
13

Các bảng so màu được phân thành hai loại:



Các bảng so màu được xây dựng dựa trên các tông màu chính:
®
• Bảng so màu Vitapan Classical :
Vitapan Classical® là bảng hướng dẫn so màu cổ điển được giới thiệu vào

năm 1956 bởi hãng Vita với tên gọi Vita Lumin Vacuum®. Sau hơn 50 năm có
mặt trên thị trường, Vitapan Classical® vẫn luôn được sử dụng trong các
phòng khám nha khoa nhờ vào cách sử dụng đơn giản của nó.
Bảng so màu Vitapan Classical® bao gồm 16 thẻ màu, được phân thành bốn
nhóm tông màu (Hue) khác nhau: A (nâu đỏ), B (vàng đỏ), C (xám), D (xám đỏ).
Mỗi nhóm tông màu có 4 mức độ bão hòa màu (Chroma) từ 1 đến 4 [43].
Bảng 1.1: Phân độ màu theo thang điểm Vita [4]
B1 A1 B2 D2 A2 C1 C2 D4 A3 D3 B A3, B4 C3 A4 C4
3
1

2

3

4

5

6

7


8

9

5

10 11 12

13 14 15 16

Sáng nhất

Tối nhất

Hình 1.5: Bảng so màu Vitapan Classical® [24]



Bảng so màu Chromascop® :

Chromascop® là sản phẩm của hãng Ivoclar-Vivadent, được giới thiệu vào
năm 1990, bao gồm 20 thẻ màu, được chia thành 5 nhóm tông màu khác nhau:


14
14

100 (màu sáng), 200 (vàng cam), 300 (nâu), 400 (xám), 500 (nâu sẫm). Mỗi
nhóm tông màu bao gồm 4 mức độ bão hòa màu (10-20-30-40). So với Vitapan
Classical®, bảng so màu Chromascop® đa dạng hơn về độ bão hòa màu.


Hình 1.6: Bảng so màu Chromascop® [24]


Các bảng so màu được xây dựng dựa trên độ sáng của màu: [24]
Ở đây muốn nói đến hệ thống các bảng so màu 3D của Vita, Vita System

3D Master®.


Bảng so màu Tooth Guide 3D Master® :

Được đưa ra thị trường từ năm 1998, đây là bảng so màu đầu tiên được
xây dựng thực sự dựa trên ba tính chất cơ bản của màu sắc. Mỗi màu sẽ được
biểu diễn như sau: Số thứ nhất – Chữ cái – Số thứ hai, trong đó, số thứ nhất
đại diện cho độ sáng của màu, số thứ hai biểu thị mức bão hòa màu, còn chữ
cái tương ứng với tông màu. Tooth Guide 3D Master ® bao gồm 26 thẻ màu
được phân thành 5 nhóm độ sáng sắp xếp theo mức độ giảm dần từ nhóm 1
đến nhóm 5. Trong các nhóm 2, 3, 4, các thẻ có tông màu khác nhau được
chia thành 3 cột, kí hiệu bằng chữ: L (left) tương ứng với tông màu vàng, M
(medium) trung gian và R (right) tương ứng với tông màu đỏ. Các thẻ trong
mỗi cột lại có các độ bão hòa màu khác nhau.
Bảng so màu Tooth Guide 3D Master® ưu tiên trước hết việc lựa chọn
tính chất quan trọng nhất của màu sắc là độ sáng, sau đó mới đến độ bão hòa
và tông màu. Điều này cho phép việc so màu diễn ra một cách khoa học và
nhanh hơn so với các hệ thống so màu ở trên. Ngoài ra, sự đa dạng của các


15
15


thẻ màu cũng cho phép việc so màu được chính xác hơn. Chính vì vậy, sự ra
đời của bảng so màu Tooth Guide 3D Master ® có thể được xem như một bước
tiến lớn trong việc so màu răng bằng các bảng so màu có hướng dẫn.

Hình 1.7: Bảng so màu Tooth Guide 3D Master® [24]


Hệ thống so màu Linearguide 3D Master® :

Bảng so màu Linearguide 3D Master® được tạo thành dựa trên nguyên lí
hoàn toàn tương tự Tooth Guide 3D Master ®, nhưng cách sắp xếp các thẻ màu
thì lại hoàn toàn khác với Tooth Guide 3D Master ®. Bảng so màu Linearguide
3D Master® bao gồm 26 thẻ, được sắp xếp không phải trong duy nhất một
bảng màu mà là 6 bảng màu khác nhau. Bảng màu thứ nhất cho phép lựa chọn
độ sáng, 5 bảng màu còn lại (mỗi bảng màu tương ứng với một độ sáng) cho
phép lựa chọn độ bão hòa màu và tông màu. Sự sắp xếp các thẻ màu là khác
nhau, nhưng các bước lựa chọn thẻ màu vẫn được thực hiện tương tự như ở
bảng màu Tooth Guide 3D Master®.


16
16

Hình 1.8: Hệ thống so màu Linearguide 3D Master® [24]
1.1.5.2. So màu bằng máy:
Mặc dù phương pháp so màu răng bằng bảng hướng dẫn so màu được sử
dụng khá phổ biến trong nha khoa phục hồi, nhưng trên thực tế có một số vấn
đề liên quan đến việc so màu, đó là màu răng thật không hoàn toàn phù hợp
với hướng dẫn màu khi được so sánh. Từ những hạn chế của các hướng dẫn

màu chủ quan đã dẫn đến sự phát triển của các công cụ đo lường khách quan.
Việc so màu bằng máy chính xác và khách quan hơn so màu bằng mắt. Xác
định màu bằng máy không bị ảnh hưởng của môi trường xung quanh, kết quả
có thể tái lập được và truyền tải thành dữ liệu dễ dàng [5].


So màu với sự trợ giúp của máy ảnh kĩ thuật số: [33],[44],[45],[46],[47]
Một số tác giả trên thế giới đã mô tả một qui trình so màu răng với sự trợ

giúp của máy ảnh kĩ thuật số và phần mềm xử lí ảnh sử dụng bảng so màu
mẫu trên máy tính. Điều đó có nghĩa là nếu chúng ta muốn thực hiện việc so
màu răng bằng phương pháp này thì tất cả các hình ảnh phải được chụp trong
cùng một điều kiện ánh sáng, trong khi trên thực tế điều này rất khó đạt được.
Máy ảnh kĩ thuật số là một công cụ rất hữu ích trong việc trao đổi thông tin
với xưởng, làm hoàn thiện việc so màu răng, nhưng trong tất cả các trường
hợp, nó không thể được sử dụng đơn độc để xác định màu răng.


So màu bằng mắt được trợ giúp bởi camera trong miệng: [24]
Hãng Acteon Sopro của Pháp đã cho ra đời sản phẩm camera trong

miệng Sopro 717® với mục đích hỗ trợ việc so màu bằng mắt thông thường.
Nhờ hệ thống camera này, hình ảnh của răng sẽ được phóng to, từ đó giúp
việc so màu diễn ra thuận tiện với độ chính xác cao hơn. Ngoài ra, với hệ
thống này, màu sắc của răng không còn chịu ảnh hưởng của ánh sáng trong
phòng khám, mà nguồn sáng ở đây được cung cấp trực tiếp bởi đèn LED gắn


17
17


ở đầu của camera. Kinh phí đầu tư cho hệ thống này vẫn rẻ hơn so với hệ
thống sắc kế điện tử và phổ quang kế sẽ được nhắc đến sau đây.

Hình 1.9: Camera trong miệng Sopro 717® [24]


Sắc kế điện tử:
Sắc kế điện tử là thiết bị quang học để đo những bước sóng ánh sáng

phản chiếu đến bộ phận cảm biến [48]. Đây là thiết bị đo màu răng dựa theo
nguyên lí cảm nhận màu sắc của tế bào cảm quang ở hố mắt. Thiết bị này đưa
ra kết quả tương tự với cảm nhận màu sắc của người quan sát tiêu chuẩn,
giảm được sai số do đánh giá chủ quan của đối tượng. Tuy nhiên, đánh giá
màu bằng sắc kế sẽ gặp phải sai số gây ra bởi hiệu ứng mất rìa. Nhược điểm
khác là rất khó để kiểm soát lỗi hệ thống và điều đó có thể ảnh hưởng xấu đến
độ chính xác của máy. Đây là nhược điểm không thể khắc phục được [6].


Phổ quang kế:
Phổ quang kế là dụng cụ đo bước sóng ánh sáng phản xạ từ một vật thể ở

nhiều điểm dọc theo quang phổ khả kiến và các phép đo cho ta dữ liệu về các
phổ màu. Hình ảnh và dữ liệu quang phổ được phân tích, lưu giữ trong bộ nhớ
của máy. Hiện nay, phổ quang kế là dụng cụ đo màu sắc chính xác nhất [49].
Có rất nhiều loại phổ quang kế của các hãng khác nhau như: SpectroShade
Micro®, X-rite®, Shade-X®, Vita Easyshade®, Vita Easyshade Compact®…


18

18

Trong các thiết bị trên, chỉ có phổ quang kế của Vita đưa ra các chỉ số màu
theo Vita 2D, Vita 3D rất thuận tiện cho các nhà lâm sàng khi mà việc sử dụng
các bảng so màu Vita là phổ biến như hiện nay.

Hình 1.10: Máy Vita Easyshade Compact® [43]
1.1.6. Một số nghiên cứu màu sắc răng trên thế giới và ở Việt Nam:
1.1.6.1. Một số nghiên cứu màu sắc răng trên thế giới:
Có nhiều tác giả trên thế giới tiến hành nghiên cứu và đưa ra các chỉ số
màu sắc theo không gian màu CIE La*b*:
Cho và cộng sự [23] đánh giá màu răng bằng phổ quang kế đưa ra kết
quả theo phổ màu Munsell là: C (20,1 42) và h0 (75,5 3,1).
Bảng 1.2: Kết quả nghiên cứu của O’Brien và cộng sự [5] trên 24 răng cửa
giữa hàm trên tại Mĩ bằng phổ quang kế:
Chỉ số
VịCổ
trí răng

Vita 2D

L

a*

b*

8,9

72,6


1,5

18,4

Thân răng

6,5

72,4

1,2

16,2

Rìa cắn

3,9

71,4

0,9

12,8

Bảng 1.3: Kết quả nghiên cứu màu sắc răng cửa giữa của Hasegawa và
cộng sự [7] trên 87 bệnh nhân tuổi 13-84 ở Nhật Bản bằng phổ quang kế:


19

19

Chỉ số

L

a*

b*

Cổ răng

69,0

8,5

20,0

Thân răng

73,0

4,5

16,5

Rìa cắn

64,0


2,0

13,0

Vị trí


20
20

Bảng 1.4: Một số nghiên cứu trên thế giới về màu sắc răng cửa giữa hàm
trên tại vị trí giữa thân răng:
Tác giả

Azad et al.
[6]
Cho et al.
[4]
Douglas
[50]
Gazalo Diaz [8]
Tuncdermir
et al. [9]
Zhu et al.
[10]
Zhao – Zhu
[11]

Phương
pháp


Nội dung
Quốc
Cỡ
gia

mẫu

Phổ
quang

Pakistan

100

kế
Sắc kế
Sắc kế

Hàn

Các chỉ số màu
Tuổi

L

a*

b*


18-

62,29

1,33

8,65

35

5,45

1,34

3,44

57,8

-1,0

6,7

3,5

0,9

3,1

54,76


0,6

6,37

4,16

0,05

3,65

47

>19

Canada

7

?



120

>18

Quốc

Phổ
quang

kế
Sắc kế
Phổ
quang
kế
Phổ
quang
kế

Thổ Nhĩ

Trung
Quốc
Trung
Quốc

125

163

70

73,3
7,7

4,7 2,3

18,8
4,9


16-

82,4

-0,25

20,2

63

4,85

1,52

5,75

20-

54,91

-1,69

9,19

73

6,39

1,56


5,65

18-

51,4

0,62

0,15

70

8,02

0,14

0,02


21
21

1.1.6.2. Một số nghiên cứu màu sắc răng ở Việt Nam:
Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu màu sắc răng bình thường trong
cộng đồng còn ít. Sau đây là một số nghiên cứu trên các nhóm răng bình
thường và nhóm răng bị nhiễm sắc:
Võ Thị Phương Linh [2] nhận xét màu sắc nhóm răng phía trước trên 90
đối tượng đưa ra các chỉ số màu của nhóm răng cửa hàm trên: Vita 2D (4,6
3,7), C (19,9


4,7), h0 (94,4

5,7), L (84,6 6,8), a* (-1,25

1,9), b* (19,8

4,8).
Nguyễn Thị Châu [12] đánh giá màu sắc răng của nhóm răng cửa trên ở
78 bệnh nhân trước khi tẩy trắng cho kết quả: Vita 2D (13,2 1,8), C (27,8
4,3), h0 (79,4 4,9), L (71,0 4,2), a* (5,0 1,9), b* (27,3 4,4).
Phạm Thị Thu Hiền và cộng sự [13] đánh giá trên 10 bệnh nhân có răng
bị nhiễm màu ngoại sinh theo thang điểm Vita 2D là 11,3 và trên 20 bệnh
nhân nhiễm Tetracyclin có màu răng tính theo thang điểm Vita 2D là 14,8.
Nguyễn Trà Mi [14] nhận xét màu sắc của 60 răng vĩnh viễn hàm nhỏ
bằng phổ quang kế cho kết quả sau:
Bảng 1.5: Màu sắc răng theo không gian màu CIE La*b* trong nghiên
cứu của Nguyễn Trà Mi [14]:
Giá trị

n

L

a*

b*

Cổ răng

60


80,8 5,7

0,3 2,0

31,1 5,0

Thân răng

60

80,1 5,8

1,1 2,0

27,8 4,3

Rìa cắn

60

71,9 6,8

0,7 1,7

23,0 4,8


22
22


1.2. Hình thể răng:
1.2.1. Đặc điểm giải phẫu học các răng cửa hàm trên:
1.2.1.1. Đặc điểm chung:
Răng cửa trên có tác dụng như lưỡi cắt cố định của bộ răng. Nhìn theo
chiều ngoài trong có các đặc điểm chung như sau: [51],[52],[53]
-

To hơn các răng cửa dưới tương ứng
Răng cửa giữa lớn hơn răng cửa bên. Răng cửa bên, trừ kích thước nhỏ
hơn, trông tương tự răng cửa giữa. Có thể nói răng cửa bên là răng cửa

-

giữa bị tiêu giảm về hình thể
Gờ bên và cingulum rõ hơn răng cửa dưới. Hõm lưỡi sâu hơn răng cửa dưới
Mặt ngoài tròn hơn mặt trong khi quan sát từ phía cắn
Kích thước thân răng theo chiều gần xa lớn hơn chiều ngoài trong

1.2.1.2. Răng cửa giữa hàm trên: [53],[54],[55]
-

-

-

Là răng rộng nhất trong nhóm răng cửa
Mặt ngoài ít lồi hơn so với mặt ngoài của răng cửa bên; gần như phẳng ở
phần giữa thân răng và rìa cắn
Góc gần rìa cắn hơi nhọn, góc xa tròn

Mặt ngoài:
• Có dạng hình thang, đáy lớn ở phía cắn
• Điểm lồi tối đa thường ở một phần ba cắn
• Đường viền gần khá thẳng, đường viền xa hơi cong
• Góc gần của rìa cắn vuông, góc xa tròn
• Lồi nhiều ở một phần ba cổ răng; một phần ba giữa và một phần ba
cắn nhìn chung nhẵn
Mặt trong hay mặt lưỡi thường có hình xẻng
Đường cổ răng là một cung tròn đều đặn lồi về phía chóp

1.2.1.3. Răng cửa bên hàm trên: [56]
-

Răng cửa bên hàm trên trông gần giống răng cửa giữa hàm trên vì nó bổ
sung chức năng và hình thái thẩm mĩ cho răng cửa giữa; các kích thước

-

đều nhỏ hơn răng cửa giữa
Mặt ngoài:


23
23




Nhỏ hơn răng cửa giữa theo chiều gần xa và chiều nhai nướu
Hình dạng tương tự răng cửa giữa nhưng rìa cắn tròn hơn, góc gần

và góc xa rìa cắn cũng tròn hơn nên thân răng trông tròn hơn răng

-

cửa giữa
• Đường cổ răng cong đều đặn nhưng hẹp hơn răng cửa giữa
Mặt trong: ở người Châu Âu, hõm lưỡi răng cửa bên thường sâu hơn răng
cửa giữa. Trên người Việt thường ngược lại, hõm lưỡi răng cửa giữa

-

thường sâu hơn răng cửa bên. Đây là một đặc trưng chủng tộc
Răng cửa bên rất hay dị dạng, tỉ lệ dị dạng chỉ xếp sau răng khôn

1.2.2. Mối tương quan giữa kích thước và hình thể thân răng các răng phía
trước hàm trên với các kích thước trên khuôn mặt:
Đã có nhiều hệ thống phân loại hình dạng thân răng cửa được xây dựng
nhằm mục đích phục vụ cho việc thiết kế hình dạng răng giả sao cho gần nhất
với hình dạng của răng thật.
Ngay từ cuối thế kỉ XIX, Dalbey và Wavrin đã nhận thấy có sự liên quan
hình thái rất mật thiết giữa khung xương mặt với hình dáng của thân răng cửa
giữa hàm trên, đã chỉ ra ba loại mặt mà chúng ta sẽ thừa nhận, vì cách phân
loại này có một ý nghĩa thực dụng: loại mặt hình tam giác, hình vuông và
hình ô van. [57]
Dựa trên nhận xét của Dalbey và Wavrin, tác giả Nelson đã tập hợp
những dấu hiệu nêu rõ mối liên quan hình thái của cung răng, khuôn mặt và
thân răng cửa giữa hàm trên và gọi đó là Bộ ba Nelson (Triade de Nelson).
Ông cho rằng nếu ta chụp ảnh một chiếc răng cửa giữa của một bệnh nhân
nào đó, đem phóng đại cho vừa bằng kích thước ảnh của mặt bệnh nhân ấy thì
ta thấy đường quanh răng cửa giữa phù hợp với khuôn mặt từ trán đến cằm;

nó cũng trùng với hình thái cung răng. [57]
Năm 1913 Leon William nghiên cứu nhân trắc học hơn 1.000 hộp sọ tại
trường Đại học Georgia ông đã tìm thấy có ba hình dạng của răng cửa giữa


24
24

hàm trên đó là: hình vuông, hình trứng và hình tam giác. Ông quan sát thấy
rằng những phác thảo của khuôn mặt, khi đảo ngược, có thể tương ứng với hàm
răng cửa giữa hàm trên, kết quả trong thẩm mỹ mong muốn. Vì vậy được gọi là
“lý thuyết hình thái học” về sự phù hợp dạng của khuôn mặt và các hình dạng
thân răng cửa giữa hàm trên. Lý thuyết này mặc nhiên công nhận và phổ biến
nhất cho sự lựa chọn răng giả khi làm phục hình. Nó được đề cập ở hầu hết các
sách giáo khoa phục hình răng giả trên thế giới. Nhiều tác giả đồng ý với lý
thuyết này, nhưng một số nghiên cứu vẫn không chấp thuận [16].

Hình 1.11: Ba hình dạng thân răng theo Leon William [17]
Năm 1980, Mavroskoufis và G. M. Ritchie [58] ở trường Nha khoa Luân
Đôn đã nghiên cứu trên 70 mẫu hàm thạch cao của sinh viên, đa số là da
trắng, về mối tương quan giữa hình thể răng cửa giữa hàm trên và hình dạng
khuôn mặt. Các tác giả đã nhận thấy rằng chỉ có 31,3% trường hợp có sự
đồng dạng giữa hình thể răng cửa giữa hàm trên và hình dạng khuôn mặt. Họ
đã kết luận rằng không có mối liên quan mật thiết nào giữa hình thể răng cửa
giữa hàm trên và hình dạng khuôn mặt, và do vậy việc lựa chọn răng giả trên
cơ sở giả thiết Luật hài hòa là không có giá trị.
Năm 1988 Philip Sellen và Daryll Jagger [59] đã nghiên cứu trên 50 đối
tượng người da trắng ở độ tuổi từ 20 đến 31 để đánh giá 5 yếu tố thẩm mỹ là:
Hình dạng khuôn mặt, hình thể răng cửa giữa, hình dạng cung răng, hình dạng
vòm miệng và sự sắp xếp các răng hàm trên. Kết quả của Philip và Daryll cho



25
25

rằng mối tương quan giữa ba yếu tố hình dạng khuôn mặt, hình dạng thân
răng cửa giữa hàm trên và hình dạng cung răng là không đủ lớn để bổ trợ cho
bộ ba thẩm mỹ của Nelson.
Năm 2004, trong luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Đặng Thị Vỹ [18] đã
tiến hành nghiên cứu trên 100 sinh viên trường Đại học Y Hà Nội độ tuổi từ
18-25 nhằm xác định mối tương quan giữa hình dạng, kích thước cung răng
với hình dạng khuôn mặt và hình thể răng cửa giữa hàm trên. Kết quả thu
được cho thấy mức độ tương quan này cũng chỉ ở mức 33%.
Năm 2011 Laith Mahmoud Abdulhadi đã kiểm tra mối quan hệ giữa hình
thái khuôn mặt đảo ngược và răng cửa giữa hàm trên ở Mã Lai và Trung
Quốc. 120 tình nguyện viên đáp ứng các tiêu chí được xác định tham gia vào
nghiên cứu. Phép đo được thực hiện trực tiếp và hình ảnh kỹ thuật số chụp 15
ảnh mặt thẳng của các đối tượng nghiên cứu. Một phân tích hình ảnh được sử
dụng để phân chia hình ảnh của khuôn mặt thành 14 đường có khoảng cách
bằng nhau từ điểm trước nhất của cằm và đến điểm thấp nhất của mũi. Răng
cửa giữa hàm trên cũng được chia đều thành 14 đường co khoảng cách bằng
nhau từ cổ răng lâm sang đến vị trí rộng nhất và tiếp xúc với răng của bên.
Kết quả cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hình thái khuôn
mặt và ngược hàm răng cửa trung tâm ở Mã Lai và Trung Quốc, hay nói cách
khác rằng không có mối quan hệ giữa hình thái khuôn mặt và ngược hàm răng
cửa trung tâm ở Mã Lai và Trung Quốc. [19]
Gần đây nhất, trong năm 2015, một nghiên cứu của Alvarado và Cabello
[20] được thực hiện trên 124 đối tượng nghiên cứu là sinh viên nha khoa từ 17
đến 28 tuổi tại Lima, Peru nhằm mục đính xác định mối tương quan giữa hình
dạng khuôn mặt và hình dạng thân răng cửa giữa bên phải hàm trên theo Luật

hài hòa của Williams. Kết quả cũng chỉ cho thấy 43,5% ở phương pháp đo
lường trực tiếp và 41,1% ở phương pháp đo sử dụng máy ảnh về mức độ


×