Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

ĐẶC điểm đầu mặt CỦA một NHÓM HỌC SINH 12 TUỔI TRÊN PHIM sọ mặt NGHIÊNG từ XA THEO PHÂN TÍCH RICKETTS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 52 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TÊ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
VIỆN ĐÀO TẠO RĂNG HÀM MẶT
**************

TRẦN HOÀNG MAI

ĐẶC ĐIỂM ĐẦU MẶT
CỦA MỘT NHÓM HỌC SINH 12 TUỔI
TRÊN PHIM SỌ MẶT NGHIÊNG TỪ XA
THEO PHÂN TÍCH RICKETTS

ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
KHÓA 2010 - 2016

Người hướng dẫn khoa học:
TS. Đào Thị Hằng Nga

HÀ NỘI - 2016


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐÊ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...........................................................3
1.1. Đôi nét về tăng trưởng đầu mặt..............................................................3
1.1.1. Sự hình thành xương.......................................................................3
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng bình thường của đầu mặt.....3
1.1.3. Sự tăng trưởng của xương đầu mặt sau sinh...................................3
1.1.4. Sự tăng trưởng của mô mềm sau sinh.............................................5
1.2. Tổng quan về phim sọ nghiêng từ xa.....................................................6


1.2.1. Kỹ thuật chụp phim sọ nghiêng từ xa.............................................6
1.2.2. Các điểm mốc và số đo trên mô cứng.............................................7
1.2.3. Các điểm mốc giải phẫu và các góc trên mô mềm........................10
1.2.4. Các yếu tố gây sai số trong khi đo phim sọ-mặt từ xa..................12
1.3. Giới thiệu phân tích thẩm mỹ trên phim sọ mặt nghiêng từ xa theo
phân tích của Ricketts.........................................................................13
1.3.1. Sự phát triển của nền sọ................................................................14
1.3.2. Sự phát triển của xương hàm dưới................................................14
1.3.3. Sự phát triển của xương hàm trên.................................................14
1.3.4. Sự phát triển của cung răng...........................................................14
1.3.5. Sự phát triển của mô mềm.............................................................14
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............15
2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................15
2.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................15
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang...........................................15
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu...............................................15
2.2.3. Kỹ thuật, phương pháp, phương tiện thu thập thông tin...............15
2.2.4. Các biến số và chỉ số nghiên cứu..................................................18
2.2.5. Cách thức tiến hành nghiên cứu....................................................26
2.2.6. Xử lý và phân tích số liệu:............................................................26
2.2.7. Yếu tố gây nhiễu và sai lệch số liệu..............................................27


2.3. Đạo đức nghiên cứu.............................................................................28
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................29
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu..........................................29
3.2. Chiều dài nền sọ...................................................................................29
3.3. Khớp thái dương hàm...........................................................................30
3.4. Xương hàm dưới..................................................................................30
3.5. Xương hàm trên....................................................................................31

3.6. Chiều cao tầng mặt...............................................................................32
3.7. Răng.....................................................................................................32
3.8. Mô mềm...............................................................................................33
3.9. Tương quan giữa một số đặc điểm sọ mặt theo phân tích Ricketts......34
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN..............................................................................37
4.1. So sánh đặc điểm sọ mặt giữa nam và nữ............................................37
4.1.1. Nền sọ............................................................................................37
4.1.2. Khớp thái dương hàm...................................................................37
4.1.3. Xương hàm dưới...........................................................................38
4.1.4. Tương quan chiều cao các tầng mặt..............................................40
4.1.5. Xương hàm trên.............................................................................40
4.1.6. Đặc điểm về răng..........................................................................41
4.1.7. Mô mềm........................................................................................42
4.2. Phân tích tương quan giữa một số đặc điểm nghiên cứu.....................42
KẾT LUẬN.....................................................................................................44
KIẾN NGHI....................................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Các khoảng cách mô mềm thường được sử dụng trên phim sọ
nghiêng từ xa.................................................................................11
Bảng 2.1: Bảng các tham số dùng trong nghiên cứu.....................................25
Bảng 3.1. Chiều dài nền sọ trước và nền sọ sau theo giới.............................29
Bảng 3.2. Giá trị khoảng cách từ khớp thái dương hàm đến mặt phẳng chân
bướm theo giới..............................................................................30
Bảng 3.3. Giá trị các khoảng cách và các góc thuộc xương hàm dưới theo giới.....30
Bảng 3.4. Giá trị các khoảng cách và các góc thuộc xương hàm trên theo giới......31
Bảng 3.5. Chiều cao các tầng mặt phân bố theo giới....................................32
Bảng 3.6. Các giá trị liên quan răng phân bố theo giới.................................32

Bảng 3.7. Các giá trị liên quan mô mềm phân bố theo giới..........................33
Bảng 3.8. Tương quan giữa các đặc điểm sọ mặt theo phân tích Ricketts....34

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ đối tượng được nghiên cứu phân bố theo giới và tuổi.......29
Biểu đồ 3.2. Tương quan chiều dài sọ sau và khoảng cách Po-PtV................35
Biểu đồ 3.3. Tương quan độ nhô răng cửa hàm trên và hàm dưới..................36
Biểu đồ 3.4. Tương quan độ nhô môi trên và độ nhô răng cửa hàm trên........36
Biểu đồ 3.5. Tương quan độ nhô môi dưới và độ nhô răng cửa hàm dưới.....36


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1:
Hình 2.2.
Hình 2.3.
Hình 2.4.
Hình 2.5.
Hình 2.6.
Hình 2.7.
Hình 2.8.
Hình 2.9.
Hình 2.10.
Hình 2.11.
Hình 2.12.
Hình 2.13.
Hình 2.14.
Hình 2.15.
Hình 2.16.


Cách thiết lập tư thế đầu tự nhiên khi chụp phim sọ mặt nghiêng
từ xa.............................................................................................16
Chiều dài của Sọ trước................................................................18
Khoảng cách từ Porion đến mp PtV............................................19
Góc mặt.......................................................................................19
Góc cung hàm dưới.....................................................................20
Góc cành lên XHD......................................................................20
Độ nhô hàm trên..........................................................................20
Độ lồi mặt....................................................................................21
Vị trí răng hàm lớn hàm trên.......................................................21
Góc mặt dưới...............................................................................21
Độ nhô răng cửa hàm trên...........................................................22
Độ nhô răng cửa hàm dưới..........................................................22
Độ nghiêng răng cửa hàm dưới...................................................22
Góc mặt phẳng khớp cắn.............................................................23
Góc răng cửa...............................................................................23
Chiều dài môi trên.......................................................................23


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng trưởng đầu mặt là một trong những lĩnh vực thuộc phạm vi nghiên
cứu của ngành Răng Hàm Mặt, nhằm tìm ra quy luật của sự phát triển xương
sọ mặt và các yếu tố liên quan trên cơ thể con người. Hiện nay, các nhà khoa
học đang áp dụng hai phương pháp chính để nghiên cứu sự tăng trưởng sọ
mặt: (1) phương pháp vi thể, quan tâm đến các quá trình tế bào và mô chịu
trách nhiệm tăng trưởng; (2) phương pháp đại thể, quan tâm đến các biểu hiện
và định lượng sự tăng trưởng. Phép đo sọ trên phim tia X, đo trực tiếp, đo trên
ảnh chuẩn hóa thuộc phương pháp đại thể [1].

Trên thế giới đã công bố hàng loạt các công trình nghiên cứu tăng
trưởng đầu mặt như: Goldstein (1936), Brodie (1941), Hunter (1966), Coklica
(1977),… Nhưng hầu hết các nghiên cứu là của các nước phương Tây. Đối
với Châu Á và Châu Phi cho đến nay chưa có nghiên cứu nào về đo đạc trực
tiếp vùng đầu mặt [2].
Mặt khác, công tác dự phòng phát hiện và điều trị sớm lệch lạc răng, sai
lệch khớp cắn cho đối tượng trẻ em đang là vấn đề ngày càng được chú trọng.
Những thông số về phát triển sọ mặt ở trẻ em ngày càng phải được quan tâm
nghiên cứu, nhằm phục vụ cho quá trình điều trị chỉnh nha. Hiện tại, ở các
nước Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, các tài liệu nghiên cứu về tăng
trưởng sọ mặt trong độ tuổi phát triển của trẻ vẫn chưa được thực hiện.
Để làm sáng tỏ hơn vấn đề tăng trưởng sọ mặt của trẻ em trong độ tuổi
phát triển, nhằm phục vụ công tác dự phòng và điều trị chỉnh nha, tác giả thực


2
hiện đề tài: "Đặc điểm đầu mặt của một nhóm học sinh 12 tuổi trên phim
sọ mặt nghiêng từ xa theo phân tích của Ricketts". Với 02 mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm đầu mặt của nhóm học sinh 12 tuổi trên phim sọ mặt
nghiêng từ xa theo phân tích của Ricketts.
2. Đánh giá mối tương quan giữa một số đặc điểm trên phim sọ mặt
của nhóm đối tượng trên.


3
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đôi nét về tăng trưởng đầu mặt
1.1.1. Sự hình thành xương

Sự cân bằng giữa hiện tượng tiêu và bồi xương, tức là hiện tượng
xương cũ bị tiêu đi ở vài vùng và xương mới được hình thành ở các vùng
khác, có vai trò thiết yếu trong quá trình tăng trưởng. Nhìn chung, xương
được hình thành theo 02 cách:
- Hình thành xương từ xương màng.
- Hình thành xương từ sụn.
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng bình thường của đầu mặt
Các yếu tố quyết định và ảnh hưởng đến sự phát triển của đầu mặt bao
gồm những yếu tố: di truyền, chủng tộc, chức năng và môi trường. Hình thái
đầu - mặt là kết quả của di truyền và các yếu tố chức năng, môi trường tác
động lên các đường khớp và các trung tâm cốt hóa.
Các yếu tố toàn thân bao gồm hai nhóm chính là yếu tố nội sinh (di
truyền, chủng tộc, nội tiết) và yếu tố ngoại sinh (dinh dưỡng, xã hội - kinh tế,
bệnh lý khác). Bên cạnh đó, các yếu tố tại chỗ (chức năng) cũng phối hợp một
cách chặt chẽ và phức tạp với những ảnh hưởng toàn thân, tạo nên sự tăng
trưởng của mặt.
1.1.3. Sự tăng trưởng của xương đầu mặt sau sinh
Xương được tạo thành sẽ tăng trưởng theo 3 hướng: đắp thêm xương bề
mặt, mô liên kết giữa các xương biến thành xương, sụn cốt hóa. Quá trình
tăng trưởng được thể hiện qua ba hiện tượng chủ yếu: sự dịch chuyển, sự
xoay, sự phát triển của bộ răng.


4
Trong phức hợp đầu - mặt, có thể chia thành bốn vùng, bốn vùng này
có sự tăng trưởng khá khác biệt nhau: vòm sọ, nền sọ, phức hợp mũi hàm
trên, hàm dưới [2].

Hình 1.1: Giải phẫu các đường khớp xương trên trẻ sơ sinh [2]
1.1.3.1. Sự tăng trưởng của xương vòm sọ

Vòm sọ được cấu tạo bởi nhiều xương phẳng hình thành từ xương
màng không có chất tiền sụn. Khi mới sinh, các xương phẳng của sọ được
ngăn cách khá xa nhau bởi mô liên kết lỏng lẻo. Những khoảng trống này gọi
là thóp, có thể làm cho sọ dễ biến dạng lúc sinh. Sau khi sinh, sự bồi đắp
xương diễn ra dọc theo bờ của thóp làm mất đi những khoảng trống này khá
nhanh, nhưng các xương vẫn còn ngăn cách nhau bằng đường khớp trong
nhiều năm và cuối cùng sẽ hợp lại lúc trưởng thành. Sự bồi đắp xương ở
đường khớp là cơ chế chính của tăng trưởng vòm sọ.
1.1.3.2. Sự tăng trưởng nền sọ
Các xương nền sọ được tạo thành ban đầu dưới hình thức sụn và sau đó
được biến đổi thành xương bởi sự hình thành xương từ sụn. Sự tăng trưởng cả
hai xương hàm theo ba chiều trong không gian hoàn tất theo một thứ tự nhất
định. Sự tăng trưởng theo chiều rộng hoàn tất trước, đến sự tăng trưởng theo


5
chiều trước sau, cuối cùng là sự tăng trưởng theo chiều cao. Sự tăng trưởng
theo chiều rộng ở cả hai xương hàm bao gồm chiều rộng hai cung răng, có
khuynh hướng chấm dứt trước đỉnh tăng trưởng dậy thì và chỉ bị ảnh hương
rất ít nếu có sự thay đổi tuổi dậy thì.
Theo Nanda SK (1992), nghiên cứu dọc trên phim sọ nghiêng ở 18 nữ
(3-18 tuổi) cho thấy nền sọ trước có tốc độ tăng trưởng cao và hoàn tất sớm
hơn hàm trên và hàm dưới. 90% kích thước nền sọ trước đạt lúc 5 tuổi, chiều
dài hàm trên đạt lúc 7 tuổi và hàm dưới đạt lúc 10 tuổi. Sự thay đổi tương
quan giữa nền sọ trước, hàm trên và hàm dưới là do tốc độ và thời điểm tăng
trưởng không giống nhau giữa các thành phần sọ mặt [3].

Hình 1.2: Sự tăng trưởng của xương sọ mặt [3]
1.1.4. Sự tăng trưởng của mô mềm sau sinh
Lúc mới sinh, trẻ có khuôn mặt nghiêng lồi nhiều. Chậm lại từ tháng

thứ 6 đến 3 tuổi, giảm gần 1/2 do sự tăng trưởng rất nhanh của xương hàm
dưới. Khoảng thời gian 4-8 tuổi, nhưng thay đổi tương đối không có ý nghĩa
rồi lại tăng sau 8 tuổi tới lúc trưởng thành. Ở trẻ trai lúc 7 tuổi có 1/2 vẩu, nữ
7 tuổi có 3/4 vẩu; cho đến tuổi trưởng thành hầu như không có sự khác nhau
về giới của tư thế xương hàm dưới.
Theo D. Subtelny, nữ có biểu hiện lồi cằm nhiều hơn nam. Vào 9 tuổi,
trung bình ở nam góc cằm là 175, nữ là 174. Vào độ tuổi 18, trung bình ở
nam là 179 và ở nữ là 177 [4].


6
Sự tăng trưởng của mũi đều đặn từ 1-18 tuổi. D. Subtlny, A. Posen và
R.M. Ricketts nhận thấy chiều dài mũi trung bình ở nam lớn hơn ở nữ và điều
này đúng với mọi lứa tuổi [5]. Sơ đồ tăng trưởng giống nhau giữa môi trên và
môi dưới nhưng với cường độ gần gấp đôi với môi dưới [6].
Nếu sự tăng trưởng chiều dày mô mềm rất nhanh và khác nhau từ lúc đẻ
tới 3 tuổi, thì từ tuổi này đến tuổi dậy thì, sự phát triển sẽ đều hơn và đến tuổi
trưởng thành thì kết thúc. Chiều dày mô mềm của nam hơn nữ từ 3-4 mm.
1.2. Tổng quan về phim sọ nghiêng từ xa
Khi điều trị những vấn đề liên quan đến thẩm mỹ, chúng ta không thể
chỉ dựa vào cảm nhận qua quan sát lâm sàng mà phải kết hợp giữa quan sát
lâm sàng và những đánh giá cận lâm sàng có cơ sở khoa học. Phương pháp sử
dụng phim tia X để phân tích thẩm mỹ là một trong số những phương pháp
tồn tại lâu đời và được sử dụng phổ biến cho tới ngày nay. Phân tích phim sọ
nghiêng giúp ta xác định được dạng mặt, định hướng được điều trị nhờ phân
tích tương quan xương và tương quan mô mềm.
1.2.1. Kỹ thuật chụp phim sọ nghiêng từ xa
Khi chụp phim, chùm tia từ bóng đến vật được chụp và phim đi theo
một trường hình nón, do đó, bóng càng ở gần vật thì độ phóng đại càng lớn.
Do vậy, để giảm độ phóng đại, bóng nên đặt cách vật được chụp trung bình

khoảng 1,52m trên mặt phẳng dọc giữa. Đối tượng được chụp đứng ở tư thế
thẳng, đầu tự nhiên có hoặc không có định vị tai, hai môi khép kín, răng ở tư
thế chạm múi tối đa. Chùm tia X đi qua tai ngoài thẳng góc với phim.
Để xác định độ phóng đại khi chụp bằng X-quang thường, cần đặt một
đoạn dây kim loại thẳng có đường kính xác định khoảng 20mm lên mặt phẳng
dọc giữa trán trước khi chụp, sau đó đo lại chính xác chiều dài hình ảnh của
đoạn dây kim loại trên phim tia X. Độ phóng đại được tính là tỷ lệ % chiều


7
dài trên phim so với chiều dài thật của đoạn dây kim loại. Tất cả số liệu đo
kích thước được trả về kích thước thật sau khi trừ đi độ phóng đại.
Để xác định tư thế đầu tự nhiên, thường dùng tư thế đầu tự nhiên của
Moorree [17]: bệnh nhân đứng thẳng, mắt nhìn thẳng vào gương đặt cách
90cm ở điểm giữa hai đồng tử.
1.2.2. Các điểm mốc và số đo trên mô cứng
1.2.2.1. Các điểm mốc giải phẫu trên mô cứng
Trên phim sọ mặt từ xa, chúng ta có thể đánh dấu 220 điểm theo
Walker và Kowalski, được cải tiến bởi Schendel và CS [18]. Sau đây là một
số điểm được sử dụng:

Hình 1.3: Một số điểm mốc trên phim sọ mặt nghiêng từ xa [3]
1. Điểm Nasion (N hoặc Na): Điểm sau nhất của mô mềm vùng khớp trán
mũi theo mặt phẳng dọc giữa.
2. Điểm Xi: Trung tâm hình học của cành cao xương hàm dưới
3. Điểm Pm: Điểm nằm trên bờ trước cằm, giữa điểm B và Pog, chỗ
đường cong chuyển từ lồi sang lõm.
4. Điểm Ba: Điểm dưới nhất bờ trước lỗ chẩm.
5. Điểm DC: Điểm giữa cổ lồi cầu nơi đường nối N-Ba cắt ngang qua, đi
qua những điểm nổi bật ở mặt, mũi, cằm, gò má, môi.



8
6. Điểm CC (Center of Cranium): Điểm cắt nhau giữa trục mặt (đường đi
qua Pt-Gn) và đường N-Ba.
7. Điểm CF: Điểm cắt nhau của mặt phẳng Francfort với đường thẳng
đứng tiếp tuyến với mặt sau của khe chân bướm hàm.
8. Điểm S: Điểm giữa của hố yên xương bướm.
9. Điểm Po hoặc Pr: Điểm cao nhất của bờ trên ống tai ngoài.
10. Điểm Or: Điểm thấp nhất của bờ dưới hốc mắt.
11. Điểm ANS: Điểm gai mũi trước.
12. Điểm A: Điểm lõm nhất ở mặt ngoài xương ổ răng hàm trên.
13. Điểm B: Điểm lõm nhất ở mặt ngoài xương ổ răng hàm dưới.
14. Điểm E: Hình chiếu của điểm xa nhất của lồi cầu trên đường SN.
15. Điểm Pt: Điểm nối bờ dưới ống lỗ tròn lớn và bờ sau của khe bướm
hàm, nằm ở giữa điểm cao nhất và sau nhất của khe bướm hàm.
16. Điểm Pg hoặc Pog: Điểm trước nhất của cằm trên mặt phẳng dọc giữa.
17. Điểm Me (Meton): Điểm dưới nhất của cằm trên mặt phẳng dọc giữa.
18. Điểm Gn (Gnathion): Điểm cắt nhau của đường N-Pog và mặt phẳng MP.
19. Điểm Go (Gonion): Điểm dưới nhất và sau nhất của góc hàm dưới, là
điểm cắt nhau của đường tiếp tuyến với bờ sau của cành cao xương
hàm dưới và mặt phẳng hàm dưới (MP).
20. Điểm Cp: Điểm sau nhất của lồi cầu.
1.2.2.2. Các góc được sử dụng để đánh giá các tương quan trên mô cứng
a. Tương quan xương - xương
1. Góc SNA: Đánh giá tương quan theo chiều trước sau của xương hàm trên.
2. Góc SNB: Đánh giá tương quan theo chiều trước sau của xương hàm dưới.
3. Góc ANB: Đánh giá độ chênh lệch giữa xương hàm trên và xương hàm dưới.
4. Góc Ar-Go-Me: Góc xương hàm dưới.
5. Góc MP/SN: Góc giữa mạt phẳng hàm dưới với mặt phẳng nền sọ.



9
6. Góc FMA: Góc tạo bởi mặt phẳng FH và mặt phẳng MP.
7. Góc mặt: Góc dưới - trong tạo bởi mặt phẳng Francfort và đường NPog, đánh giá tương quan của cằm so với nền sọ.
8. Góc lồi: Góc tạo bởi đường thẳng N-A và đường A-Pog.
9. Góc tạo bởi trục Y (trục đi qua S và Gn) và mặt phẳng Francfort.
10. Góc SN/GoGn: Góc tạo bởi đường SN và đường GoGn (mặt phẳng
hàm dưới).
b. Tương quan xương - răng
1. Góc I/SN: Góc giữa trục răng cửa trên với mặt phẳng nền sọ.
2. Góc I/MP: Góc giữa trục răng cửa trên với mặt phẳng hàm dưới.
3. Góc I/NA: Góc nghiêng răng cửa trên với tầng giữa mặt.
4. Góc i/NB: Góc nghiêng răng cửa dưới với tầng dưới mặt.
5. Góc occl/FH: Đánh giá độ nghiêng của mặt phẳng cắn.
6. Góc i/MP: Góc tạo bởi trục răng cửa hàm dưới và mặt phẳng hàm dưới.
7. Độ lồi của răng cửa trên: Khoảng cách tính từ rìa cắn răng cửa trên đến
đường A-Pog.
8. I đến NA: Khoảng cách tính từ điểm trước nhất của thân răng cửa hàm
trên đến đường NA theo hướng trực giao.
9. i đến NA: Khoảng cách tính từ điểm trước nhất của thân răng cửa hàm
dưới đến đường NA theo hướng trực giao.
10. Pog đến NB: Khoảng cách tính từ điểm Pog đến đường NB theo hướng
trực giao.
c. Tương quan răng - răng
- Góc I/i (góc liên răng cửa): Góc giữa trục răng cửa trên và răng cửa dưới.
1.2.2.3. Các mặt phẳng tham chiếu của mô cứng
1. Mặt phẳng SN: Mặt phẳng đi qua điểm S và điểm N.
2. Mặt phẳng FH: Mặt phẳng Francfort đi qua điểm Po và Or.



10
3. Mặt phẳng cắn (Occ): Mặt phẳng đi qua điểm giữa độ cắn phủ của răng
hàm lớn thứ nhất và độ cắn phủ răng cửa.
4. Mặt phẳng PtV: Mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng FH và đi qua
điểm Pt.
5. Mặt phẳng nền sọ Ba-N: Mặt phẳng đi qua điểm Ba và Na.
6. Mặt phẳng khẩu cái (Pal): Mặt phẳng đi qua điểm ANS và PNS.
7. Mặt phẳng hàm dưới (MP): Có bốn cách xác định là mặt phẳng đi qua
Gn và Go; Go và Me; mặt phẳng tiếp tuyến với điểm thấp nhất của hàm
dưới song song với trục của thân xương hàm dưới; mặt phẳng Down
phía sau tiếp tuyến với góc hàm nơi thấp nhất, phía trước tiếp tuyến với
điểm thấp nhất của cằm.
1.2.3. Các điểm mốc giải phẫu và các góc trên mô mềm
1.2.3.1. Các điểm mốc mô mềm thường được sử dụng để phân tích thẩm mỹ
1. Điểm Gla': Điểm lồi nhất của trán, tương ứng với bờ trên ổ mắt theo
mặt phẳng dọc giữa.
2. Điểm N': Điểm sau nhất của mô mềm vùng khớp trên mũi theo mặt
phẳng dọc giữa.
3. Điểm Pn (Pronasale): Điểm đỉnh mũi là điểm nhô nhất của mũi.
4. Điểm Gn': Điểm dưới nhất của mô mềm vùng cằm trên mặt phẳng dọc giữa.
5. Điểm Me': Điểm dưới nhất của mô mềm vùng cằm.
6. Điểm Pg': Điểm nhô nhất của mô mềm vùng cằm.
7. Điểm Ls: Điểm môi trên, điểm nhô nhất của đường viền môi trên theo
mặt phẳng dọc giữa.
8. Điểm Li: Điểm môi dưới, điểm nhô nhất của đường viền môi dưới theo
mặt phẳng dọc giữa.
9. Điểm B': Điểm lồi nhất của môi dưới trên mặt phẳng dọc giữa.



11
1.2.3.2. Các khoảng cách mô mềm thường được sử dụng trên phim sọ
nghiêng từ xa
Bảng 1.1: Các khoảng cách mô mềm thường được sử dụng trên phim sọ
nghiêng từ xa
STT
1
2
3

Tên gọi

Kí hiệu

Chiều dài mũi
Chiều dài chân mũi
Chiều cao mặt dưới

N'-Sn
Pn-Sn
Sn-Gn'

4

Chiều cao mặt đặc Gl'-Sn

5

biệt trên
Chiều cao mặt đặc N'-Gn'


6

STT

Tên gọi

Kí

9
10
11

hiệu
Chiều dài môi trên
Sn-St
Chiều cao môi dưới
St-B
Chiều cao môi đỏ trên Ls-Li

12

môi đỏ dưới
Chiều cao môi trên môi Sn-Li

13

đỏ dưới
Khoảng cách từ điểm lồi Ls-E


biệt

nhất môi trên đến đường

Chiều cao mặt trên

E
Khoảng cách từ điểm lồi Ls-S

N'-Sto

14

nhất của môi trên đến
7

8

Chiều

cao

xương Sto-Sn'

15

đường S
Khoảng cách từ điểm lồi Li-E

hàm dưới


nhất của môi dưới đến

Chiều

đường E
Khoảng cách từ điểm lồi Li-S

cao

nhân Sn-Ls

16

trung

nhất của môi dưới đến
đường S

1.2.3.3. Các góc mô mềm thường được sử dụng trên phim sọ nghiêng từ xa
1. Góc mặt: Đường N'-Pog' và đường thẳng đứng qua N'.
2. Góc lồi mặt: Góc qua 3 điểm N'-Sn-Pog'.
3. Góc lồi mặt qua mũi (góc mũi cằm): Góc qua 3 điểm N'-Pn-Pog'.
4. Góc lồi mặt từ Gl': Góc qua 3 điểm Gl'-Sn-Pog'.
5. Góc mũi: Góc qua 3 điểm Pn-N'-Sn.


12
6. Góc mũi – mặt: Góc qua 3 điểm Pog'-N'-Pn.
7. Góc đỉnh mũi: Góc qua 3 điểm N'-Pn-Sn.

8. Góc mũi môi: Góc qua 3 điểm Cm-Sn-Ls.
9. Góc hai môi: Góc tạo bởi hai đường thẳng Sn-Ls và Li-Pog'.
10. Góc môi - cằm: Góc qua 3 điểm Li-B'-Pog'.
11. Góc cằm cổ: Góc tạo bởi đường thẳng Me-C và Pog'-Gl'.
* Đường thẩm mỹ E và đường thẩm mỹ S:
- Đường thẩm mỹ E (đường Ricketts): Đường nối đỉnh mũi với pog.
Theo tiêu chuẩn đường này cách môi dưới 2mm, môi trên 4mm.
- Đường thẩm mỹ S (đường Steiner): Đường nối điểm giữa của bờ dưới
mũi (Cm) đến Pog'.

Hình 1.4: Đường thẩm mỹ E và đường thẩm mỹ S [18].
1.2.4. Các yếu tố gây sai số trong khi đo phim sọ-mặt từ xa
1.2.4.1. Sai số do quá trình chụp phim
Trong chụp phim, vật thể sẽ bị phóng đại và biến dạng. Nguyên nhân
phóng đại là do các tia X không song song với tất cả các điểm của vật thể
được chụp. Sử dụng bóng chụp dài, khoảng cách giữa phim và vật thể ngắn
giúp giảm sai số xảy ra trong quá trình chụp. Ngoài ra có một số yếu tố khác
cũng gây ra sự biến dạng, như: đặt sai vị trí các thiết bị chụp, hệ thống cố định


13
đầu, phim và sự xoay đầu bệnh nhân ở các mặt phẳng không gian khác nhau.
Nghiên cứu của Ahlqvist và cộng sự năm 1988 đã chỉ ra nếu đầu bệnh nhân
xoay sai ở mức độ ± 5o thì góc biến dạng ≤ 0,5o [11].
1.2.4.2. Sai số trong quá trình đo
Tuy sai số khi đo bằng các thiết bị số hóa nhỏ nhưng người ta cũng chỉ
ra rằng các thiết bị số hóa cũng gây ra các sai số về tỷ lệ xích và sai số ở
những vùng không bằng phẳng. Nhìn chung, sử dụng các thiết bị số để đo đạc
sẽ chính xác hơn và kết quả thu được có độ tin cậy cao hơn so với phương
pháp thủ công rất nhiều.

1.2.4.3. Sai số trong quá trình xác định các điểm mốc
Sai số trong giai đoạn này là nguyên nhân chủ yếu gây ra sai số kết quả
đo trên phim. Có nhiều yếu tố liên quan tạo nên sai số ở giai đoạn này:
 Chất lượng phim Xquang.
 Sự chính xác của định nghĩa điểm mốc và khả năng tái lập điểm mốc
mỗi lần đo.
 Người đo và kỹ thuật xác định điểm mốc.
Do đó khi chụp phim để đo, điều đầu tiên cần phải lựa chọn hệ thống
máy chụp phim đạt chất lượng tốt. Định nghĩa các mốc giải phẫu phải rõ ràng,
dễ hiểu [13].
1.3. Giới thiệu phân tích thẩm mỹ trên phim sọ mặt nghiêng từ xa theo
phân tích của Ricketts
Ricketts cho rằng, kế hoạch điều trị cũng là một yếu tố dự đoán sự tăng
trưởng. Do vậy, phân tích tổng hợp trên các phim sọ – mặt nghiêng từ xa, từ tĩnh
trở nên động. Ricketts nghiên cứu sự tăng trưởng trong 2-3 năm dựa vào các yếu
tố chính: nền sọ, xương hàm dưới, xương hàm trên, cung răng, mô mềm.
1.3.1. Sự phát triển của nền sọ


14
Ricketts cho rằng, góc NBa, BaS ít thay đổi. Ông giữ lại mặt phẳng SN,
thấy rằng góc SNA ít thay đổi trong tương quan loại I, II khi có điều trị, mặt
phẳng SN tăng 1mm/năm và mặt phẳng Ba-Na tăng 1,5mm/năm, nhưng góc
nền sọ thì không đổi [7].
1.3.2. Sự phát triển của xương hàm dưới
Sự phát triển của vùng cằm phụ thuộc vào hướng của trục tăng trưởng
của mặt hoặc trục mặt được đo so với đường Na-Ba. Sự tăng trưởng của trục
này trung bình 2,5-3mm/năm nhưng có thể từ 5-6mm/năm nếu điều trị ở giai
đoạn hàm răng hỗn hợp hoặc giai đoạn trẻ gái dậy thì. Có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê giữa hai giới sau tuổi dậy thì: trẻ trai có thể tăng trưởng từ 812mm ở tuổi từ 12-14,5, gấp đôi so với trẻ gái. Sự phát triển lồi cầu cũng ảnh

hưởng đến sự tăng trưởng của cành lên, cành ngang và cằm [9].
1.3.3. Sự phát triển của xương hàm trên
Điểm A được đánh giá theo hai mặt phẳng: dọc giữa và thẳng đứng. Bình
thường, điểm A và gai mũi trước có thể xuống thấp và lùi sau. Độ lồi của mặt
giảm 1mm/3 năm.
1.3.4. Sự phát triển của cung răng
Ricketts sử dụng mặt phẳng nhai và mặt phẳng Apo như mặt phẳng tham
chiếu để xác định vị trí các cấu trúc răng. Răng cửa hàm dưới được đặt các
lực khác nhau để tác dụng lên nó và theo tuổi của bệnh nhân. Tùy theo vị trí
của răng dưới mà chúng ta sắp xếp vị trí của răng cửa hàm trên để đạt được sự
ổn định nhất với các cấu trúc xung quanh.
1.3.5. Sự phát triển của mô mềm
Ước tính sự tăng trưởng của mũi có thể được đánh giá với sự thay đổi
của mô mềm, cằm và môi theo tư thế mới của răng.


15
CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Là nhóm học sinh 12 tuổi, khối lớp 7, trường THCS Ngô Quyền, Hà
Huy Tập, Lê Ngọc Hân - T.P Hà Nội.
 Tiêu chuẩn lựa chọn:
 Ông bà bố mẹ là người Việt Nam thuần chủng.
 Hợp tác tốt, không mắc các vấn đề về trí tuệ, chức năng.
 Răng sữa không sâu, sâu răng đã điều trị.
 Tiêu chuẩn loại trừ:
 Học sinh có mắc các vấn đề về trí tuệ, chức năng, không điều khiển
được hành vi của bản thân.

 Học sinh không hợp tác.
 Học sinh đã chỉnh hình răng mặt trước đó.
 Học sinh có dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt.
 Thời gian, địa điểm nghiên cứu:
 Ngày 01/04/2016.
 Địa điểm: Nhà A7 - Đại học Y Hà Nội - Số 1 Tôn Thất Tùng phường Trung Tự - Quận Đống Đa - T.P Hà Nội.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu: Phương pháp chọn mẫu thuận
tiện. Lấy tất cả 80 học sinh lớp 7 trường THCS Ngô Quyền, Hà Huy Tập, Lê
Ngọc Hân - T.P Hà Nội đạt tiêu chuẩn lựa chọn.
2.2.3. Kỹ thuật, phương pháp, phương tiện thu thập thông tin


16
 Thu thập thông tin cá nhân đối tượng, tổng hợp bằng bảng Exel.
 Trang thiết bị:
Máy chụp phim: hiệu SIRONA Orthophos XG, số hiệu VD2.58.01.
Khoảng cách từ đầu đèn đến mặt phẳng dọc giữa là 1,52m.
 Các tư thế chuẩn:
Chụp theo kỹ thuật chuẩn để có thể so sánh các phim đầu tiên với các
phim về sau của cùng một bệnh nhân một cách chính xác. Trẻ được chụp
phim ở tư thế đứng, đầu ở tư thế tự nhiên sao cho mặt phẳng dọc giữa mặt
song song với cassette và mặt phẳng Francfort song song mặt phẳng đường
chân trời, mặt bệnh nhân tiếp xúc càng sát phim càng tốt để giảm ảnh hưởng
của độ phóng đại, độ méo lệch và chuẩn hóa được kỹ thuật. Trẻ được hướng
dẫn đưa răng vào vị trí lồng múi tối đa và môi ở vị trí thư giãn tự nhiên. Chùm
tia X đi qua tai vào thẳng góc với phim. Khoảng cách từ đầu côn đến mặt
phẳng dọc giữa của trẻ là l,52m.
Liều chiếu xạ cho mỗi lần chụp: <0,003mSv. Thiết bị được sử dụng là

một trong những hệ thống máy X quang Nha Khoa đa năng thuộc thế hệ mới
nhất tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu (2016). Các đơn vị đo lường công bố
trong luận văn được qui đổi theo "Bảng đơn vị đo lường hợp pháp của nước
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa" (Nghị định 186/CP ngày 26/12/1964).


17
Hình 2.1: Cách thiết lập tư thế đầu tự nhiên khi chụp phim sọ mặt nghiêng
từ xa
 Phương pháp vẽ nét trên phim sọ nghiêng:
Tất cả các phim sọ nghiêng đạt tiêu chí nghiên cứu đều do một người
nghiên cứu vẽ nét bằng phần mềm SIDEXIS (đây là phần mềm phân tích đo
sọ chuyên dụng được sản xuất bởi Sirona Dental (Đức), tương thích với hệ
điều hành Windows 10.0 và được vận hành bởi máy vi tính).
Việc vẽ nét trên phần mềm SIDEXIS vẫn áp dụng theo phương pháp
thống nhất trên toàn thế giới: đối với các cấu trúc có hai hình ảnh (ví dụ bờ
dưới ổ mắt, cành lên và bờ dưới xương hàm dưới, lỗ ống tai ngoài...) thì vẽ
đường đứt nét trên cả hai hình ảnh, sau đó vẽ “đường trung gian” giữa hai
hình ảnh bằng đường liên tục. Tất cả các điểm chuẩn của những cấu trúc có
hình ảnh kép đều được xác định trên “đường trung gian”. Để tiến hành vẽ nét
phim sọ nghiêng bằng phần mềm cần chuẩn bị: 80 phim sọ nghiêng của 80
trẻ, lưu trên ổ cứng với định dạng ảnh “.nge”, tỷ lệ 1:1.
Kỹ thuật vẽ nét phim sọ nghiêng bằng phần mềm SIDEXIS bao gồm
các bước sau:
o Bước 1: Khởi động chương trình SIDEXIS.

o Bước 2: Tạo hồ sơ bệnh nhân mới. Chọn “Exam Patient”

,


cửa sổ thông tin bệnh nhân xuất hiện. Điền đầy đủ thông tin vào các
ô trống (bao gồm số thứ tự, họ tên, giới tính, tuổi bệnh nhân, ngày
chụp phim...). Ở đây có 80 trẻ cần lập tổng cộng 80 hồ sơ.


18
o Bước 3: Nhập phim sọ nghiêng (đã scan trước đó) lên từng hồ sơ
tương ứng. Nhấp chuột phải vào biểu tượng “Register Patient”.

o Bước 4: Vẽ nét trên phim sọ nghiêng.
Nhấp chuột trái vào biểu tượng “Analysis” và chọn các công cụ phù hợp
để vẽ và kẻ phim.
Vẽ nền sọ, xoang trán và lỗ ống tai:
 Vẽ nền sọ.
 Vẽ hố yên xương bướm.
 Vẽ xương trán và xương mũi.
 Vẽ đường viền hốc mắt.
 Vẽ lỗ ống tai ngoài.
Vẽ xương hàm trên và răng trên:
Đường viền xương hàm trên: từ gai mũi trước dọc theo sàn hố mũi đến
gai mũi sau, rồi đi theo mặt khẩu cái xương hàm trên đến mặt trong xương ổ
răng xung quanh các răng cửa và mặt trước xương hàm trên. Vẽ răng cửa giữa
và răng cối lớn thứ nhất hàm trên trong tương quan cắn khớp.
Vẽ xương hàm dưới và răng dưới:
Vẽ bờ dưới và bờ sau của xương hàm dưới. Vẽ vùng cằm và xương vỏ
bên trong. Vẽ răng cửa giữa và răng cối lớn thứ nhất hàm dưới trong tương
quan khớp cắn.
2.2.4. Các biến số và chỉ số nghiên cứu
1. Chiều dài của sọ trước: Khoảng cách giữa CC và Nasion.



19

Hình 2.2. Chiều dài của Sọ trước
(Nguồn: Jacobson A.(1995).“Radiographic cephalometry”.[13]
2. Chiều dài nền sọ sau: Khoảng cách từ Cp kẻ vuông góc PtV.
3. Khoảng cách từ Porion đến mp PtV: Khoảng cách giữa Porion và
PtV.

Hình 2.3. Khoảng cách từ Porion đến mp PtV
(Nguồn: Jacobson A.(1995).“Radiographic cephalometry”.[13] )
4. Góc trục mặt: Góc giữa trục mặt (đường đi qua Pt-Gn) và Ba–Na
5. Góc mặt: Góc giữa mặt phẳng mặt (mặt phẳng đi qua Na và Pog)
và mặt phẳng Francfort. Góc mặt của Downs.

Hình 2.4. Góc mặt
(Nguồn: Jacobson A.(1995).“Radiographic cephalometry”.[13] )
6. Góc mặt phẳng hàm dưới: Góc giữa MP và FH.
7. Góc cung hàm dưới: Góc giữa trục cành ngang (đường đi qua Xi


20
và Pm) và trục cành lên (đường đi qua Xi và DC).

Hình 2.5. Góc cung hàm dưới
(Nguồn: Jacobson A.(1995).“Radiographic cephalometry”.[13] )
8. Góc cành lên XHD: Góc giữa Mặt phẳng FH và mặt phẳng CF –
Xi.

Hình 2.6. Góc cành lên XHD

(Nguồn: Jacobson A.(1995).“Radiographic cephalometry”.[13] )
9. Chiều dài thân xương hàm dưới: từ Xi đến Pm.
10. Độ nhô hàm trên: Góc tạo bởi phẳng Francfort và mặt phẳng từ
Nasion đến điểm A.

Hình 2.7. Độ nhô hàm trên
(Nguồn: Jacobson A.(1995).“Radiographic cephalometry”.[13] )
11. Độ lồi mặt: Khoảng cách giữa điểm A và mặt phẳng mặt (Na-Pog)


×