Tải bản đầy đủ (.docx) (141 trang)

ĐẶC điểm HÌNH THÁI KHUÔN mặt TRÊN PHIM sọ NGHIÊNG từ XA và ẢNH NGHIÊNGCHUẨN hóa ở HỌC SINH 7 TUỔI NGƯỜI VIỆTTẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.33 MB, 141 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BỘ Y TẾ

LÊ THU HÀ

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI KHUÔN MẶT TRÊN
PHIM SỌ NGHIÊNG TỪ XA VÀ ẢNH NGHIÊNG
CHUẨN HÓA Ở HỌC SINH 7 TUỔI NGƯỜI VIỆT
TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

LÊ THU HÀ

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI KHUÔN MẶT TRÊN
PHIM SỌ NGHIÊNG TỪ XA VÀ ẢNH NGHIÊNG
CHUẨN HÓA Ở HỌC SINH 7 TUỔI NGƯỜI VIỆT
TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG
Chuyên ngành : Răng hàm mặt
Mã số
: 60720601


LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
Cán bộ hướng dẫn 1: PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Phương
Cán bộ hướng dẫn 2: TS. Nguyễn Thế Hạnh


HÀ NỘI - 2018
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Sau Đại học, Trường
Đại học Y Hà Nội; Ban lãnh đạo, Phòng Đào tạo và QLKH, Viện Đào tạo
Răng Hàm Mặt đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Phương và
TS. Nguyễn Thế Hạnh, người thầy đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Võ Trương Như Ngọc đã đóng góp cho
tôi những ý kiến quý báu để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị em đồng nghiệp và bạn bè đã
quan tâm động viên, giúp đỡ tôi.
Cuối cùng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến bố mẹ kính yêu,
những người thân trong gia đình đã thông cảmchia sẻ, động viên tôi trong quá
trình học tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!


TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
VIỆN ĐÀO TẠO RĂNG HÀM MẶT

BẢN CAM KẾT


Tên tôi là:

LÊ THU HÀ

Học viên lớp:

Cao học Răng Hàm Mặt

Khóa: 25

Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung trong đề cương luận văn cũng như
nội dung luận văn này là của tôi, không hề có sự sao chép của người khác.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Người viết cam đoan

LÊ THU HÀ


CHỮ VIẾT TẮT

KTS

: K: KT TT Tm


P

: M::K: KT TT Tm đ

SD

: Đ: l: KT TT T

TQX

: Tương quan xương

XHD

: Xương hàm dư d

XHT

: Xương hàm trên

XQ

: Xquang

: Giá trangngm trênrKTS

:

P


:

Mức độ khác biệt

SD

:

Độ lệch chuẩn

TQX

:

Tương quan xương

XHD

:

Xương hàm dưới

XHT

:

Xương hàm trên

XQ


:

Xquang

:

Giá trị trung bình

Kỹ thuật số


: Giá trị trung bình
P

: Mức độ khác biệt

SD

: Độ lệch chuẩn

KTS

: Kỹ thuật số

TQX

: Tương quan xương

XHD


: Xương hàm dưới

XHT

: Xương hàm trên

XQ

: Xquang

PHẦN NÀY VIẾT THEO THỨ TỰ ABC


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................11
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN...........................................................................33
1.1. Sự tăng trưởng của khuôn mặt..............................................................33
1.1.1. Sự tăng trưởng của xương sọ và nền sọ..........................................33
1.1.2. Sự tăng trưởng của xương hàm trên................................................44
1.1.3. Sự tăng trưởng của xương hàm dưới..............................................55
1.1.4. Sự tăng trưởng mô mềm vùng đầu mặt...........................................77
1.2. Sự hình thành và phát triển bộ răng......................................................77
1.2.1. Các giai đoạn hình thành phát triển bộ răng...................................77
1.2.2. Đặc điểm bộ răng của trẻ 7 tuổi......................................................88
1.3. Các phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái khuôn mặt...............88
1.3.1. Phương pháp đo trực tiếp trên cơ thể sống.....................................88
1.3.2. Phương pháp đo trên ảnh chụp chuẩn hóa......................................99
1.3.3. Phương pháp đo trên phim chụp từ xa........................................1212
1.4. Các nghiên cứu về đặc điểm hình thái khuôn mặt trong và ngoài nước. 2424
1.4.1. Các nghiên cứu về các phương pháp phân tích chỉ số hình thái khuôn

mặt trong và ngoài nước...............................................................2424
1.4.2. Mối tương quan giữa các phép đo trên ảnh nghiêng chuẩn hóa và
trên phim sọ nghiêng từ xa..........................................................2626
1.4.3. Đặc điểm chung về địa điểm nghiên cứu....................................2727


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........2828
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.....................................................2828
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu...................................................................2828
2.1.2. Thời gian nghiên cứu..................................................................2828
2.2. Đối tượng nghiên cứu........................................................................2828
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn....................................................................2828
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ......................................................................2828
2.3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................2929
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu.....................................................................2929
2.3.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu...................................................................2929
2.3.3. Tiêu chuẩn chọn ảnh...................................................................3030
2.3.4. Tiêu chuẩn chọn phim.................................................................3030
2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu.........................................................3030
2.5. Phương tiện nghiên cứu....................................................................3030
2.5.1. Chuẩn bị các dụng cụ thăm khám, sàng lọc đối tượng nghiên cứu
.....................................................................................................3030
2.5.2. Dụng cụ chụp ảnh chuẩn hóa và đo đạc trên ảnh chuẩn hóa......3131
2.5.3. Dụng cụ chụp phim X Quang từ xa............................................3131
2.6. Kỹ thuật chụp ảnh.............................................................................3232
2.7. Kỹ thuật chụp phim sọ-mặt kỹ thuật số nghiêng từ xa......................3333
2.8. Các điểm mốc giải phẫu cần xác định...............................................3434
2.8.1. Các điểm mốc giải phẫu, kích thước chỉ số cần đo trên ảnh mặt nghiêng
.....................................................................................................3535
2.8.2. Các điểm mốc giải phẫu, kích thước cần đo trên phim sọ nghiêng......3737

2.9. Mối tương quan giữa hai phương pháp đo........................................4040
2.10. Phương pháp thu thập số liệu..........................................................4141
2.11. Xử lý số liệu....................................................................................4343
2.12. Dự kiến sai số và cách khống chế sai số.........................................4343
2.13. Đạo đức nghiên cứu........................................................................4343


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................4444
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.......................................4444
3.1.1. Phân bđối tượnợng nghiên cứu theo giới....................................4444
3.1.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tương quan xương..............4444
3.2. Một số kích thước đầu-mặt trên ảnh nghiêng chuẩn hóa và phim sọ
nghiêng từ xa.....................................................................................4545
3.2.1. Một số kích thước, chỉ số đầu-mặt trên ảnh nghiêng chuẩn hóa.4545
3.2.2. Một số kích thước, chỉ số đầu-mặt trên phim sọ nghiêng từ xa........4747
3.3. Đánh giá mối tương quan giữa hai phương pháp đo đạc trên ảnh chuẩn
hóa nghiêng KTS và phim sọ nghiêng từ xa.....................................5454
3.3.1. So sánh giữa hai phương pháp đo trên ảnh nghiêng và trên phim sọ
nghiêng khi đánh giá mô mềm vùng đầu mặt.............................5454
3.3.2. Mối tương quan giữa mô mềm và mô cứng giữa hai phương pháp đo
.....................................................................................................5858
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN..........................................................................6161
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.......................................6161
4.2. Một số chỉ số đầu-mặt trên ảnh nghiêng chuẩn hóa và phim sọ nghiêng
từ xa...................................................................................................6363
4.2.1. Một số kích thước, chỉ số đầu-mặt trên ảnh nghiêng chuẩn hóa.6363
4.2.2. Một số kích thước, chỉ số đầu-mặt trên phim sọ nghiêng từ xa.. 6666
4.3. Mối tương quan giữa hai phương pháp đo đạc trên ảnh chuẩn hóa
nghiêng KTS và phim sọ nghiêng từ xa............................................7171
4.3.1. Tương quan giữa các chỉ số mô mềm trên ảnh chuẩn hóa nghiêng

KTS và phim sọ nghiêng từ xa....................................................7171
4.3.2. Tương quan giữa các chỉ số mô mềm và mô cứng.....................7474
KẾT LUẬN.................................................................................................7576
KIẾN NGHỊ....................................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN....................................................................................3
1.1. Sự tăng trưởng của khuôn mặt...........................................................................3
1.1.1. Sự tăng trưởng của xương sọ và nền sọ...........................................................3
1.1.2. Sự tăng trưởng của xương hàm trên...............................................................4
1.1.3. Sự tăng trưởng của xương hàm dưới..............................................................5
1.1.4. Sự tăng trưởng mô mềm vùng đầu mặt ...........................................................7
1.2. Sự hình thành và phát triển bộ răng.....................................................................7
1.2.1. Các giai đoạn hình thành phát triển bộ răng......................................................7
1.2.2. Đặc điểm bộ răng của trẻ 7 tuổi.....................................................................8
1.3. Các phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái khuôn mặt ......................................8
1.3.1. Phương pháp đo trực tiếp trên cơ thể sống......................................................8
1.3.2. Phương pháp đo trên ảnh chụp chuẩn hóa.......................................................9
1.3.3. Phương pháp đo trên phim chụp từ xa..........................................................12
1.4. Các nghiên cứu về đặc điểm hình thái khuôn mặt trong và ngoài nước ........................24
1.4.1. Các nghiên cứu về các phương pháp phân tích chỉ số hình thái khuôn mặt trong và
ngoài nước..........................................................................................24
1.4.2. Mối tương quan giữa các phép đo trên ảnh nghiêng chuẩn hóa và trên phim sọ
nghiêng từ xa.......................................................................................26
1.4.3. Đặc điểm chung về địa điểm nghiên cứu........................................................27
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................28

2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu......................................................................28
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu................................................................................28
2.1.2. Thời gian nghiên cứu................................................................................28
2.2. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................28
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn.................................................................................28
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ...................................................................................28
2.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................29
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu..................................................................................29
2.3.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu................................................................................29
2.3.3. Tiêu chuẩn chọn ảnh................................................................................30


2.3.4. Tiêu chuẩn chọn phim...............................................................................30
2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu.........................................................................30
2.5. Phương tiện nghiên cứu.................................................................................30
2.5.1. Chuẩn bị các dụng cụ thăm khám, sàng lọc đối tượng nghiên cứu ........................30
2.5.2. Dụng cụ chụp ảnh chuẩn hóa và đo đạc trên ảnh chuẩn hóa ...............................31
2.5.3. Dụng cụ chụp phim X Quang từ xa...............................................................31
2.6. Kỹ thuật chụp ảnh.........................................................................................32
2.7. Kỹ thuật chụp phim sọ-mặt kỹ thuật sô nghiêng từ xa .............................................33
2.8. Các điểm mốc giải phẫu cần xác định..................................................................34
2.8.1. Các điểm mốc giải phẫu, kích thước chỉ sốcần đo trên ảnh mặt nghiêng .................35
2.8.2. Các điểm mốc giải phẫu, kích thước cần đo trên phim sọ nghiêng. ........................37
2.9. Mối tương quan giữa hai phương pháp đo..........................................................40
2.10. Xử lý số liệu...............................................................................................41
2.11. Dự kiến sai số và cách khống chế sai số.............................................................41
2.12. Đạo đức nghiên cứu.....................................................................................42
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................43
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu..........................................................43
3.1.1. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu theo giới............................................................43

3.1.2. Phân bố tương quan xương theo giới............................................................43
3.2. Một số kích thước đầu-mặt trên ảnh nghiêng chuẩn hóa và phim sọ nghiêng từ xa. ........44
3.2.1. Một số kích thước, chỉ số đầu-mặt trên ảnh nghiêng chuẩn hóa ...........................44
3.2.2. Một số kích thước, chỉ số đầu-mặt trên phim sọ nghiêng từ xa. ...........................46
3.3. Đánh giá mối tương quan giữa hai phương pháp đo đạc trên ảnh chuẩn hóa nghiêng KTS và
phim sọ nghiêng từ xa...................................................................................53
3.3.1. So sánh giữa hai phương pháp đo trên ảnh nghiêng và trên phim sọ nghiêng khi đánh
giá mô mềm vùng đầu mặt.......................................................................53
3.3.2. Mối tương quan giữa mô mềm và mô cứng giữa hai phương pháp đo ...................57
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN............................................................................................60
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu..........................................................60
4.2. Một số chỉ số đầu-mặt trên ảnh nghiêng chuẩn hóa và phim sọ nghiêng từ xa ...............62


4.2.1. Một số kích thước, chỉ số đầu-mặt trên ảnh nghiêng chuẩn hóa ...........................62
4.2.2. Một số kích thước, chỉ số đầu-mặt trên phim sọ nghiêng từ xa ............................65
4.3. Mối tương quan giữa hai phương pháp đo đạc trên ảnh chuẩn hóa nghiêng KTS và phim sọ
nghiêng từ xa..............................................................................................70
4.3.1. Tương quan giữa các chỉ số mô mềm trên ảnh chuẩn hóa nghiêng KTS và phim sọ
nghiêng từ xa........................................................................................70
4.3.2. Tương quan giữa các chỉ số mô mềm và mô cứng.............................................73
KẾT LUÂN............................................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1:
Bảng 1.2:
Bảng 1.3:

Bảng 1.4:
Bảng 1.5:
Bảng 1.6:
Bảng 3.1:
Bảng 3.2:
Bảng 3.3:
Bảng 3.4:
Bảng 3.5:
Bảng 3.6:
Bảng 3.7:
Bảng 3.8:
Bảng 3.9:
Bảng 3.10:
Bảng 3.11:
Bảng 3.12:
Bảng 3.13:
Bảng 3.14:

Các mốc giải phẫu trên ảnh chuẩn hóa nghiêng .....................1010
Các góc, khoảng cách và tý lệ trên ảnh chuẩn hóa nghiêng....1111
Các điểm mốc điểm mốc trên mô cứng..................................1515
Các điểm mốc trên mô mềm ..................................................1616
Các góc và khoảng cách, tỷ lệ mô cứng trên phim sọ mặt nghiêng
.................................................................................................1717
Các góc, khoảng cách mô mềm trên phim sọ nghiêng từ xa...2020
Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu theo giới......................................4444
Phân bố tương quan xương theo giới......................................4545
Giá trị trung bình của kích thước ba tầng mặt theo trên ảnh
nghiêng chuẩn hóa (mm).........................................................4545
Giá trị trung bình của kích thước từ môi đến các đường thẩm mỹ

trên ảnh nghiêng chuẩn hóa (mm)...........................................4646
Giá trị trung bình của các góc nghiêng mô mềm trên ảnh nghiêng
chuẩn hóa (0)............................................................................4646
Giá trị trung bình một số tỷ lệ trên ảnh nghiêng chuẩn hóa....4747
Giá trị trung bình một số kích thước của mô cứng trên phim sọ
nghiêng từ xa (mm).................................................................4747
Giá trị trung bình một số góc của mô cứng trên phim sọ nghiêng.4848
Giá trị trung bình một số tỷ lệ của mô cứng trên phim sọ nghiêng
từ xa.........................................................................................4848
Giá trị trung bình một sổ chỉ số của mô cứng trên phim sọ
nghiêng theo tương quan xương ............................................4949
Giá trị trung bình của độ nghiêng răng cửa trên phim sọ
nghiêng theo tương quan xương.............................................5050
Giá trị trung bình một số góc mô mềm trên phim sọ nghiêng từ xa. 5151
Giá trị trung bình của kích thước từ môi đến các đường thẩm mỹ
trên phim sọ nghiêng theo tương quan xương .......................5353
So sánh giá trị trung bình một số kích thước khi đo bằng phương
pháp ảnh chụp nghiêng chuẩn hóa và phim sọ nghiêng .........5454


Bảng 3.15: Tương quan giữa các giá trị trung bình một số kích thước khi đo
bằng phương pháp ảnh chụp nghiêng chuẩn hóa và phim sọ
nghiêng....................................................................................5555
Bảng 3.16: Tương quan giữa các giá trị trung bình các góctrên mô mềm khi đo
bằng phương pháp ảnh nghiêng chuẩn hóa và phim sọ nghiêng5656
Bảng 3.17: Tương quan giá trị trung bình khoảng cách từ môi đến các đường
thẩm mỹ khi đo bằng phương pháp ảnh nghiêng chuẩn hóa và
phim sọ nghiêng .....................................................................5656
Bảng 3.18: Các phương trình hồi qui của các chỉ số mô mềm trên ảnh và
phim........................................................................................5757

Bảng 3.19: Mối tương quan các tầng mặt trên ảnh nghiêng chuẩn hóa và trên
phim sọ nghiêng.......................................................................5858
Bảng 3.20: Mối tương quan giữa các chỉ số mô cứng đến độ nhô môi trên
.................................................................................................5959
Bảng 3.21: Mối tương quan giữa các chỉ số mô cứng đến độ nhô môi dưới
.................................................................................................6060
Bảng 4.1: Tỉ lệ sai khớp cắn so với các nghiên cứu khác........................6262
Bảng 4.2. So sánh kích chiều cao tầng mặt trên ảnh nghiêng với nghiên cứu
khác.........................................................................................6363
Bảng 4.3: So sánh độ nhô môi dưới với các nghiên cứu khác.................6666
Bảng 4.4: So sánh chiều cao tầng mặt với các nghiên cứu khác.............6666
Bảng 4.5: Mối tương quan giữa các chỉ số mô cứng đến độ nhô môi dưới
.................................................................................................7574
Bảng 1.1. Các mốc giải phẫu trên ảnh chuẩn hóa nghiêng..........................10
Bảng 1.2. Các góc, khoảng cách và tý lệ trên ảnh chuẩn hóa nghiêng........11
Bảng 1.3. Các điểm mốc điểm mốc trên mô cứn........................................15
Bảng 1.4. Các điểm mốc trên mô mềm.......................................................16
Bảng 1.5. Các góc và khoảng cách, tỷ lệ mô cứng trên phim sọ mặt nghiêng
.....................................................................................................17
Bảng1.6. Các góc, khoảng cách mô mềm trên phim sọ nghiêng từ xa.......20
Bảng 3.1: Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu theo giới..........................................43
Bảng 3.2: Phân bố tương quan xương theo giới..........................................44
Bảng 3.3: Giá trị trung bình của kích thước ba tầng mặt theo trên ảnh
nghiêng chuẩn hóa (mm).............................................................44


Bảng 3.4:
Bảng 3.5:
Bảng 3.6:
Bảng 3.7:

Bảng 3.8:
Bảng 3.9:
Bảng 3.10:
Bảng 3.11:
Bảng 3.12:
Bảng 3.13:
Bảng 3.14:
Bảng 3.15:

Bảng 3.16:

Bảng 3.17:

Bảng 3.18.
Bảng 3.19:

Giá trị trung bình của kích thước từ môi đến các đường thẩm mỹ
trên ảnh nghiêng chuẩn hóa (mm)...............................................45
Giá trị trung bình của các góc nghiêng mô mềm trên ảnh nghiêng
chuẩn hóa (0)...............................................................................45
Giá trị trung bình một số tỷ lệ trên ảnh nghiêng chuẩn hóa........46
Giá trị trung bình một số kích thước của mô cứng trên phim sọ
nghiêng từ xa (mm).....................................................................46
Giá trị trung bình một sổ góc của mô cứng trên phim sọ nghiêng
(0)................................................................................................47
Giá trị trung bình một số tỷ lệ của mô cứng trên phim sọ nghiêng
từ xa.............................................................................................47
Giá trị trung bình một sổ chỉ số của mô cứng trên phim sọ
nghiêng theo tương quan xương(0).............................................48
Giá trị trung bình của độ nghiêng răng cửa trên phim sọ nghiêng

theo tương quan xương...............................................................49
Giá trị trung bình một số góc mô mềm trên phim sọ nghiêng từ
xa.................................................................................................50
Giá trị trung bình của kích thước từ môi đến các đường thẩm mỹ
trên phim sọ nghiêng theo tương quan xương (mm)...................52
So sánh giá trị trung bình một số kích thước khi đo bằng phương
pháp ảnh chụp nghiêng chuẩn hóa và phim sọ nghiêng..............53
Tương quan giữa các giá trị trung bình một số kích thước khi đo
bằng phương pháp ảnh chụp nghiêng chuẩn hóa và phim sọ
nghiêng........................................................................................54
Tương quan giữa các giá trị trung bình các góctrên mô mềm khi
đo bằng phương pháp ảnh nghiêng chuẩn hóa và phim sọ nghiêng
(0)................................................................................................55
Tương quan giá trị trung bình khoảng cách từ môi đến các đường
thẩm mỹ khi đo bằng phương pháp ảnh nghiêng chuẩn hóa và
phim sọ nghiêng (mm)................................................................55
Các phương trình hồi qui của các chỉ số mô mềm trên ảnh và
phim............................................................................................56
Mối tương quan các tầng mặt trên ảnh nghiêng chuẩn hóa và trên
phim sọ nghiêng..........................................................................57


Bảng 3.20:
Bảng 3.21:
Bảng 4.1:
Bảng 4.2.
Bảng 4.3:
Bảng 4.4:
Bảng 4.5:


Mối tương quan giữa các chỉ số mô cứng đến độ nhô môi trên..58
Mối tương quan giữa các chỉ số mô cứng đến độ nhô môi dưới.59
Tỉ lệ sai khớp cắn so với các nghiên cứu khác............................61
So sánh kích chiều cao tầng mặt trên ảnh nghiêng với nghiên cứu
khác.............................................................................................62
So sánh độ nhô môi dưới với các nghiên cứu khác.....................65
So sánh chiều cao tầng mặt với các nghiên cứu khác.................65
Mối tương quan giữa các chỉ số mô cứng đến độ nhô môi dưới.74


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu theo tương quan xương............4444
Biểu đồ 4.1: Tương quan sn-gn trên phim và trên ảnh.............................7373
Biểu đồ 4.2: Tương quan Li-E trên phim và trên ảnh...............................7373
Biểu đồ 3.1: ...................Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu theo tương quan xương
...................................................................................................43
Biểu đồ 4.1: ....................................Tương quan sn-gn trên phim và trên ảnh
...................................................................................................71
Biểu đồ 4.2: ......................................Tương quan Li-E trên phim và trên ảnh
...................................................................................................72

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1:

Các thóp của trẻ em ....................................................................3

Hình 1.2:

Sự tăng trưởng của hàm trên ......................................................4


Hình 1.3:

Sự tăng trưởng của hàm dưới .....................................................5

Hình 1.4:

Sơ đồ chụp phim sọ mặt nghiêng .............................................12

Hình 1.5:

Các mốc giải phẫu trên mô cứng và mô mềm trên phim sọ
nghiêng .....................................................................................14

Hình 1.6:

Đường thẩm mỹ E và S ............................................................16

Hình 1.7:

Tam giác Tweed ........................................................................21

Hình 1.8:

Các góc trong phân tích Down .................................................21

Hình 1.9:

Các điểm và mặt phẳng trong phân tích Steiner .......................22


Hình 1.10:

Phân tích Wits ...........................................................................23


Hình 2.1:

Máy ảnh: Nikon D700...............................................................31

Hình 2.2:

Máy chụp phim X Quang kỹ thuật số Orthophos XG5.............31

Hình 2.3:

Vị trí khi chụp ảnh chuẩn hóa nghiêng.....................................32

Hình 2.4:

Tư thế chụp ảnh đối tượng nghiên cứu......................................32

Hình 2.5:

Căn chỉnh thước thủy bình trên giá kẹp....................................33

Hình 2.6:

Chân đế máy ảnh.......................................................................33

Hình 2.7:


Tư thế chụp phim từ xa bằng máy X Quang KTS.....................34

Hình 2.8:

Các điểm mốc giải phẫu khi đo trên ảnh nghiêng chuẩn hóa....35

Hình 2.9:

Các điểm mốc giải phẫu trên phim sọ nghiêng.........................37

Hình 2.10:

Giao diện phần mềm VNCEPH.................................................42

Hình 2.11:

Chuẩn hóa kích thước ảnh trên phần mềm VNCEPH...............42

Hình 2.12:

Chuẩn hóa kích thước phim trên phần mềm VNCEPH.............42

34512141621212223313132323333343537
BO SUNGHình 1.1. ..............................................................Các thóp của trẻ em
.......................................................................................................3
Hình 1.2.
Sự tăng trưởng của hàm trên.........................................................4
Hình 1.3.
Sự tăng trưởng của hàm dưới........................................................5

Hình 1.4.
Sơ đồ chụp phim sọ mặt nghiêng................................................12
Hình 1.5:
Các mốc giải phẫu trên mô cứng và mô mềm trên phim sọ
nghiêng........................................................................................14
Hình 1.6:
Đường thẩm mỹ E và S...............................................................16
Hình 1.7.
Tam giác Tweed...........................................................................21
Hình 1.8.
Các góc trong phân tích Down....................................................21
Hình 1.9.
Các điểm và mặt phẳng trong phân tích Steiner..........................22
Hình 1.10. Phân tích Wits..............................................................................23
Hình 2.1:
Máy ảnh: Nikon D700.................................................................31
Hình 2.2:
Máy chụp phim X Quang kỹ thuật số Orthophos XG5...............31
Hình 2.3:
Vị trí khi chụp ảnh chuẩn hóa nghiêng........................................32
Hình 2.4:
Tư thế chụp ảnh đối tượng nghiên cứu........................................32
Hình 2.5:
Căn chỉnh thước thủy bình trên giá kẹp.......................................33
Hình 2.6:
Chân đế máy ảnh.........................................................................33


Hình 2.7:
Hình 2.8:

Hình 2.9:

Tư thế chụp phim từ xa bằng máy X Quang KTS.......................34
Các điểm mốc giải phẫu khi đo trên ảnh nghiêng chuẩn hóa......35
Các điểm mốc giải phẫu trên phim sọ nghiêng...........................37


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội, chất lượng cuộc sống được
cải thiện thì nhu cầu của con người cũng ngày càng nâng cao, một trong
những nhu cầu được quan tâm hàng đầu hiện nay đó là thẩm mỹ, đặc biệt là
thẩm mỹ khuôn mặt. Để nhận diện một khuôn mặt đẹp đạt chuẩn không thể
chỉ dựa vào cảm quan mà cần phải căn cứ vào các chỉ số đo đạc cụ thể. Vì
vậy, phân tích đặc điểm hình thái khuôn mặt ngày càng được các bác sỹ răng
hàm mặt, đặc biệt là các bác sỹ trong chuyên ngành chỉnh hình răng mặt quan
tâm nghiên cứu. Hiện nay, có ba phương pháp phân tích được sử dụng là:
phương pháp đo trực tiếp trên cơ thể sống, đo gián tiếp trên ảnh chuẩn hóa và
đo gián tiếp trên phim X Quang chụp từ xa.
Phương pháp đo trực tiếp trên cơ thể sống cho biết chính xác kích
thước thật, chỉ số trung thực hơn. Tuy nhiên, sử dụng phương pháp này mất
nhiều thời gian và cần nhiều kinh nghiệm để xác định điểm mốc chuẩn trên
khuôn mặt [1],[2]. Trong khi đó, phương pháp đo gián tiếp trên ảnh chuẩn hóa
và trên phim Xquang chụp từ xa ngày càng được sử dụng rộng rãi. Khi sử
dụng hai phương pháp này kết hợp với nhau, chúng ta không chỉ đánh giá
được cấu trúc mô mềm, mà thông qua phim Xquang chúng ta có thể đánh giá
các cấu trúc xương mà mắt thường không quan sát được.
Trên thế giới và Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu nhân trắc học phân

tích các vấn đề liên quan đến đặc điểm hình thái sọ mặt. Có thể kể đến như:
Kyu Ho Yang (1998), Ajayi E.O. (2005), Lê Võ Yến Nhi (2009), Võ Trương
Như Ngọc (2010) và Trần Tuấn Anh (2017) [3],[4],[5],[6],[7]. Phần lớn các tác
giả tiến hành nghiên cứu ở đối tượng trong độ tuổi dậy thì và trưởng thành,
trong khi số lượng các nghiên cứu về đối tượng 7 tuổi hiện còn rất hạn chế.


2

Bảy tuổi là thời điểm bắt đầu bộ răng hỗn hợp, răng hàm lớn thứ nhất
mọc lên và chạm khớp với răng đối diện. Giai đoạn này có rất nhiều lệch lạc
khớp cắn có thể xảy ra [8],[9]. Đây cũng là thời điểm trẻ bắt đầu đi học, trẻ có
nhiều sự thay đổi lớn về tâm sinh lý, thể chất, tinh thần và cùng với quá trình
tăng trưởng, dẫn đến nhiều sự thay đổi trong hình thái khuôn mặt của trẻ. Vì
vậy, mặc dù không phải là giai đoạn tăng trưởng mạnh nhất, nhưng 7 tuổi lại
là giai đoạn bắt đầu xuất hiện những sai lệch xương và răng ban đầu, mang
đến những sự thay đổi tương đối trên khuôn mặt của mỗi cá nhân. Sự khác
biệt về hình thái khuôn mặt được thể hiện rất rõ nét khi nhìn nghiêng. Do đó,
phân tích đặc điểm khuôn mặt của trẻ trên ảnh nghiêng chuẩn hóa và phim sọ
nghiêng từ xa đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán và tiên lượng sự phát
triển để giúp bác sỹ lập kế hoạch điều trị phù hợp.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Đặc điểm hình thái khuôn mặt trên phim sọ nghiêng từ xa và ảnh
nghiêng chuẩn hóa ở học sinh 7 tuổi người Việt tại tỉnh Bình Dương” với
2 mục tiêu sau:
1. Xác định một số kích thước sọ mặt trên phim sọ nghiêng từ xa và ảnh
nghiêng chuẩn hóa ở học sinh 7 tuổi người Việt tại tỉnh Bình Dương
năm 2017.
2. Nhận xét mối tương quan giữa hai phương pháp đo trên phim sọ
nghiêng từ xa và đo trên ảnh nghiêng chuẩn hóa ở nhóm đối tượng

nghiên cứu trên.
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN
1.1. Sự tăng trưởng của khuôn mặt


3

1.1.1. Sự tăng trưởng của xương sọ và nền sọ
Từ khi sinh ra, xương sọ là một xương xốp được bao bọc bởi màng
xương. Vào tuần thứ 12 thai kỳ, trung tâm cốt hóa đã xuất hiện trong cấu trúc
màng liên kết lỏng lẻo, hình thành cấu trúc xương sọ, xương sọ liên kết với
nhau bởi các đường khớp và các thóp, dần dần các thóp cốt hóa trở thành
xương sọ hoàn chỉnh (hình 1.1) [10].

Hình 1.1. Các thóp của trẻ em [10]
Xương sọ tăng trưởng dựa vào hai hiện tượng:
- Sự đắp xương bề mặt: Xương sọ có hiện tượng bồi đắp xương ở mặt
ngoài làm tăng thể tích khối lượng xương sọ. Tuy vậy, do sự gia tăng khối
lượng não bộ bên trong nên có hiện tượng tiêu mặt trong xương sọ.
- Sự tạo xương ở các đường khớp.
Xương nền sọ cũng được hình thành ban đầu dưới hình thức sụn về sau
cốt hóa. Sự tăng trưởng của nền sọ chủ yếu tại khớp sụn giữa hai xương bướm,
giữa xương bướm và xương sàng, khớp xương bướm và xương chẩm, và vùng
sụn mặt trong xương chẩm. Đường khớp sụn này có vùng tăng sản tế bào ở giữa,
nhóm tế bào sụn trải dài ở hai đầu mà sau này sẽ được thay thế bởi xương.
1.1.2. Sự tăng trưởng của xương hàm trên



4

Hình 1.2. Sự tăng trưởng của hàm trên [11]
Sự tăng trưởng của xương hàm trên ảnh hưởng lớn đến tầng giữa mặt.
Xương hàm trên là xương màng được tăng trưởng theo hai cơ chế:
 Sự bồi đắp tại đường khớp nối giữa xương hàm trên và nền sọ
của xương sọ.
 Sự bồi đắp và tiêu xương trên bề mặt xương hàm trên.
Xương hàm trên tăng trưởng theo 3 chiều trong không gian:
- Chiều rộng:
Sự tăng trưởng của đường khớp xương ở giữa: là sự đắp thêm xương
mới ở hai bên đường dọc giữa.
Sự bồi xương ở mặt ngoài thân xương hàm và sự tạo xương ổ răng cho
răng mọc.
- Chiều cao:
Có sự phối hợp của nhiều yếu tố giúp tăng chiều cao mặt như: sự phát
triển của nền sọ, sự tăng trưởng của vách mũi, các đường khớp xương: trán và
hàm trên, gò má và hàm trên, chân bướm khẩu cái.
Chủ yếu là do sự tăng trưởng của xương ổ răng về phía mặt nhai. Cùng
lúc có sự phát triển xuống dưới của mấu khẩu cái xương hàm trên và mấu
ngang xương khẩu cái.
- Chiều trước - sau:


5

Chịu ảnh hưởng của sự di chuyển ra trước của nền sọ, ngoài ra còn chịu
ảnh hưởng gián tiếp của các đường khớp.
Sự đắp xương bề mặt, nhất là đắp xương mặt sau của nền hàm để cung
cấp chỗ cho răng hàm lớn vĩnh viễn. Đặc biệt, do sự bồi đắp xương ở mặt

ngoài và tiêu xương ở mặt trong của lồi củ tạo ra sự di chuyển ra sau của vỏ
xương và phát triển xoang. Sự di chuyển này gọi là di chuyển tiên phát, giúp
tăng trưởng xương hàm ra sau.
1.1.3. Sự tăng trưởng của xương hàm dưới

Hình 1.3. Sự tăng trưởng của hàm dưới [12]
Sự tăng trưởng xương hàm dưới ảnh hưởng đến tầng dưới mặt. Xương
hàm dưới phát triển theo 3 chiều trong không gian.
- Chiều rộng:
Khác với xương hàm trên, sự tăng trưởng xương hàm dưới theo chiều
rộng chủ yếu do sự đắp thêm xương ở mặt ngoài.
Do có sự đắp thêm xương ở bờ sau cành lên xương hàm dưới diễn ra
nhanh hơn sự tiêu xương ở bờ trước và cành lên xương hàm dưới (có hướng
nghiêng từ trong ra ngoài) làm xương hàm dưới phát triển theo chiều rộng
nhiều hơn về phía sau.


6

- Chiều cao:
Sự tăng trưởng chiều cao xương hàm dưới là sự kết hợp của những yếu
tố: sự tăng trưởng của xương ổ răng và sự đắp xương ở mặt ngoài (bờ dưới
xương hàm dưới, ở bờ trên cành lên xương hàm dưới). Chiều cao của mặt
được phát triển đúng mức và cân đối do sự phát triển đồng thời và hòa hợp
của: hai nhánh đứng xương hàm dưới, sự phát triển về mặt nhai xương hàm
trên và xương hàm dưới, xương ổ răng của hai hàm cùng với sự ăn khớp của
hai hàm răng, sự phát triển của nền sọ.
- Chiều trước - sau:
Một trong những dáng vẻ quan trọng của tăng trưởng xương hàm dưới
là sự di chuyển ra trước và xuống dưới. Ở cành lên, xương hàm dưới có sự

đắp xương ở bờ sau, tiêu xương ở bờ trước, nhưng sự tiêu xương xảy ra với
tốc độ chậm hơn (do độ nghiêng của cành lên xương hàm dưới theo hướng từ
trong ra ngoài).
Ở trẻ sơ sinh cành lên ở khoảng vị trí răng hàm sữa thứ nhất sẽ mọc. Sự
tạo hình lại ở phía sau do hiện tượng bồi xương/ tiêu xương tạo thêm khoảng
cho răng hàm sữa thứ hai và sau đó cho các răng hàm vĩnh viễn. Tuy nhiên sự
tăng trưởng này thường chấm dứt trước khi có đủ chỗ cho răng hàm vĩnh viễn
thứ 3, làm cho răng này thường mọc ngầm trong cành lên xương hàm dưới.
Do góc tạo bởi nhánh đứng và nhánh ngang xương hàm dưới, đầu lồi
cầu nghiêng ra ngoài và sau, nên sự tạo xương ở đầu lồi cầu làm tăng kích
thước của nhánh đứng xương hàm dưới theo chiều trước sau nhiều hơn là
chiều cao.
Tăng trưởng gián tiếp do hai đường khớp ở nền sọ: bướm - chẩm,
giữa hai xương bướm.


×