Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Đánh giá kết quả phục hồi chức năng khớp gối sau phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước bằng kỹ thuật “all inside” qua nội soi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 80 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Dây chằng chéo trước (DCCT) là một dây chằng lớn có vai trò giữ vững
trong các chuyển động của khớp gối bằng cách chống lại sự dịch chuyển ra
trước và chuyển động xoay của mâm chày . Đứt DCCT làm thay đổi động học
của khớp gối, làm mất vững và giảm chức năng của khớp gối. Đây cũng là tổn
thương hay gặp nhất trong chấn thương khớp gối. Theo thống kê tại Mỹ, trung
bình hàng năm có khoảng 35/100.000 người bị tổn thương DCCT , khoảng
75.000 - 100.000 người được phẫu thuật tái tạo DCCT .
Đứt DCCT nếu không điều trị sẽ gây tổn thương thứ phát như: rách sụn
chêm, lỏng khớp, bong nứt sụn lồi cầu đùi và mâm chày, teo cơ, hạn chế vận
động và đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp gối. Vì vậy phục hồi chức năng
(PHCN) sớm sau phẫu thuật tái tạo lại dây chằng này có nhiều lợi ích như:
phục hồi lại chức năng khớp gối cũng như trở lại những hoạt động thể chất ở
mức cao tránh làm hỏng thêm các thành phần khác của khớp gối ,.
Phục hồi chức năng sau phẫu thuật có hai quan điểm được sử dụng, đó là
quan điểm "bảo tồn": dùng nẹp bất động sau mổ 6- 8 tuần, đi hai nạng 12 tuần
chờ mảnh ghép lành sau đó bắt đầu tập và quan điểm "tích cực": cho tập vận
động sớm, tập đi chịu trọng lực sớm ngay sau mổ, sớm hòa nhập cuộc sống. Cả
hai quan điểm này đều có ưu điểm và nhược điểm riêng ,,.
Mục đích của PHCN khớp gối sau tái tạo DCCT nhằm đạt được: tầm vận
động khớp tối đa, không sưng nề và tràn dịch khớp, cơ lực đối kháng tốt
nhưng vẫn bảo vệ được mảnh ghép. Tuy nhiên kết quả này phụ thuộc vào kỹ
thuật mổ, chất liệu thay thế dây chằng, cách cố định mảnh ghép và phương
pháp PHCN.


2
Tại Việt Nam cũng có các báo cáo về kết quả PHCN sau tái tạo DCCT,


nhưng chỉ nói đến vật liệu được sử dụng trong phẫu thuật. Chưa có nghiên cứu
hay báo cáo nào đánh giá kết quả PHCN về một kỹ thuật tái tạo DCCT riêng.
Hiện tại khoa chấn thương chỉnh hình bệnh viện Xanh Pôn đang áp dụng
kỹ thuật tất cả bên trong (All - inside) trong tái tạo DCCT. Để đánh giá hiệu
quả hay những ưu thế của phương pháp này, chúng tôi nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá kết quả phục hồi chức năng khớp gối sau phẫu thuật tái tạo dây
chằng chéo trước bằng kỹ thuật “All inside” qua nội soi ” nhằm mục tiêu:
1- Đánh giá kết quả phục hồi chức năng khớp gối sau phẫu thuật nội
soi tái tạo dây chằng chéo trước bằng kỹ thuật (All-inside) tại bệnh
viện Xanh Pôn.
2- Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phục hồi chức năng
khớp gối sau phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước bằng
kỹ thuật (All-inside) tại bệnh viện Xanh Pôn.

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN
1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo
trước khớp gối: điều trị phẫu thuật và phục hồi chức năng
1.1.1. Trên thế giới


3
- Năm 1936, Cambell là người đầu tiên mô tả phương pháp sử dụng 1/3
trong gân bánh chè để thay thế cho DCCT .
- Năm 1994, Pinczewski đã giới thiệu kỹ thuật tất cả bên trong (allinside) sử dụng vít chèn đầu tròn 8 mm (RCI) để cố định mảnh ghép gân cơ
chân ngỗng trong đường hầm .
- Năm 1999, Sue D và cs nghiên cứu 142 bệnh nhân sau tái tạo DCCT
bằng gân bánh chè, được tập vận động và tỳ nén sớm. Sau 6 tháng phẫu thuật
cho tập thể thao nhẹ, sau 8 tháng tiến hành thi đấu được. .

- Ngày nay các tác giả cũng đề cập và khuyến cáo nên chườm lạnh ngay
sau phẫu thuật nội soi tái tạo DCCT khớp gối để giảm đau, giảm phù nề, hỗ trợ
cho quá trình tập vận động sớm đạt kết quả tốt hơn ,.
- Sử dụng kích thích điện thần kinh cơ trong điều trị giảm đau, giảm phù
nề, hồi phục lại lực cơ đùi, TVĐ gấp và duỗi khớp gối cũng được Anderson
AF và Lipscomb AB cùng một số tác giả khác khuyến cáo và áp dụng ,,.
- Ngoài ra, thời điểm tập vận động sớm hay muộn cũng được các tác giả
quan tâm, có hai quan điểm được đề cập: Quan điểm thứ nhất "bảo tồn": dùng
nẹp bất động sau mổ 6- 8 tuần, đi hai nạng 12 tuần chờ mảnh ghép lành sau đó
bắt đầu tập. Nhược điểm đó là dễ có xơ dính trong khớp làm giảm tầm hoạt
động khớp, teo cơ và rối loạn dinh dưỡng . Quan điểm thứ hai " tích cực": cho
tập vận động sớm, tập đi chịu trọng lực sớm ngay sau mổ. Tuy nhiên, quan
điểm này lại có nhược điểm dễ bị lỏng mảnh ghép và dễ bị tái chấn thương sau
mổ , .
1.1.2. Tại Việt Nam


4
- Năm 2000, Nguyễn Tiến Bình phẫu thuật nội soi tái tạo DCCT có 21 ca
dùng cơ chân ngỗng và 5 ca dùng gân bánh chè đều đạt tỷ lệ tốt trên 90% .
- Năm 2003, Nguyễn Quốc Dũng và cs nghiên cứu 50 bệnh nhân được
tái tạo DCCT tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 3/1999 9/2001, tác giả đã khẳng định: "Vật lý trị liệu- PHCN đóng vai trò quan trọng
và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả phẫu thuật" .
- Năm 2006, Nguyễn Năng Giỏi, Nguyễn Tiến Bình đánh giá kết quả
phẫu thuật nội soi 116 trường hợp đứt DCCT, phục hồi DCCT sử dụng mảnh
ghép tự thân là gân bánh chè. Kết quả tốt 91.5%, trung bình và kém 8.5%.
Biến chứng đau chỗ lấy mảnh ghép và chè đùi, gãy xương bánh chè vẫn là
vấn đề bàn luận .
- Năm 2015, Trần Trung Dũng và Lê Thành Hưng nghiên cứu 39 bệnh
nhân được tái tạo DCCT bằng gân Hamstring tại bệnh viện Việt Đức từ tháng

7/2011- 12/2012 nhận định rằng: "có sự liên quan chặt chẽ giữa điểm số
Lysholm với PHCN sau phẫu thuật" .
- Năm 2006, Bùi Xuân Thắng nghiên cứu 54 bệnh nhân được PHCN
khớp gối sau tái tạo DCCT bằng gân bánh chè qua nội soi tại bệnh viện Trung
ương Quân đội 108 cho kết quả PHCN chung sau 6 tháng có: 40% đạt rất tốt,
35,2% đạt tốt, 20,4% đạt trung bình, 3,7% đạt loại kém .
- Năm 2011, Nguyễn Hoài Nam nghiên cứu và đánh giá sau 3 tháng
PHCN cho 52 bệnh nhân sau phẫu thuật nội soi tái tạo DCCT tại bệnh viện
Trường Đại học y Hà Nội cho kết quả: 73,1% đạt tốt và rất tốt .
Ngoài ra, hiện nay tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào công bố kết quả
PHCN khớp gối sau phẫu thuật tái tạo DCCT bằng kỹ thuật tạo đường hầm tất
cả bên trong “All- inside” qua nội soi.


5
1.2. Điều trị phẫu thuật tái tạo DCCT.
- Phẫu thuật mở khớp gối: Không còn áp dụng trên thế giới và Việt Nam.
- Phẫu thuật tái tạo DCCT qua nội soi: Khi đứt hoàn toàn DCCT (độ III); độ
trượt khớp gối trước- sau > 5 mm; phối hợp với các tổn thương khác như sụn
chêm, DCCS, DCBN, DCBT...; những bệnh nhân hoạt động thi đấu thể thao
thành tích cao; những bệnh nhân trẻ tuổi thì phẫu thuật tái tạo DCCT qua nội
soi bằng các mảnh ghép khác nhau.
1.2.1. Một số kỹ thuật mổ nội soi:
- Tạo đường hầm xương đùi từ ngoài vào (outside- in) hay còn gọi kỹ
thuật hai đường rạch da (two- incision technique).
- Tạo đường hầm xương đùi từ trong ra (inside- out).
- Kỹ thuật tạo đường hầm tất cả bên trong (all- inside).

1.2.2. Kỹ thuật All- inside.
- Ưu điểm: Khoan tạo đường hầm xương đùi và xương chầy đều từ trong ra.

Cả hai đường hầm này đều chỉ đi hết một phần xương, tức là dạng đường hầm
“cụt”. Vì chỉ cần rạch da rất nhỏ để đưa 1 kim Kirchner dẫn đường cho việc
tạo đường hầm xương chầy nên phương pháp này còn được gọi là phương
pháp “không rạch da”. Do vậy đây được coi là kỹ thuật ít xâm lấn, hậu phẫu ít
đau hơn vì ít chấn thương mô mềm, tạo điều kiện PHCN và thẩm mỹ. Có thể
sử dụng các mảnh ghép ngắn (tiết kiệm được chiều dài mảnh ghép, do đó làm
tăng đường kính mảnh ghép làm cho độ vững dây chằng tăng lên), làm cho
mảnh ghép liền trên toàn bộ chu vi đường hầm ,,.


6
- Nhược điểm: Tạo điểm yếu tại miệng đường hầm, tại vị trí khâu gân. Nút
treo 2 đầu và được cố định trên chỉ siêu bền, độ chắc không đạt như các kỹ
thuật khác nên cần phải có thời gian để mảnh ghép được liền tốt.


7
CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu:
Gồm 52 bệnh nhân đã được phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước
khớp gối một bó bằng kỹ thuật “All-inside” tại khoa Chấn thương chỉnh hình
và được điều trị phục hồi chức năng ngay tại khoa. Sau đó được điều trị tiếp
ngoại trú tại khoa Phục hồi chức năng hoặc về nhà tập theo hướng dẫn. Thời
gian từ tháng 02 năm 2016 đến tháng 10 năm 2016.
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân.
- Bệnh nhân đã được phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối
một bó bằng kỹ thuật “All- inside”. Ngay sau phẫu thuật đạt độ chặt của khớp

gối (Dấu hiệu Lachman và Ngăn kéo trước âm tính).
- Có bệnh án ghi chép đầy đủ tình trạng tổn thương và phương pháp điều
trị trước đó.
- Có phim MRI trước phẫu thuật và Xquang thường sau phẫu thuật.
- Tuổi từ đủ 18 đến 50.
- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ.
- Bệnh nhân có kèm theo tổn thương não, tổn thương mạch máu, thần
kinh phối hợp.
- Bệnh nhân đa chấn thương như bị gãy xương(ở tay, đùi, cẳng chân);
Tổn thương DCCT cả hai gối; tổn thương cả DCCT và DCCS của một gối.
- Bệnh nhân không trong độ tuổi như tiêu chuẩn lựa chọn.
- Những bệnh nhân không đồng ý tham gia vào nghiên cứu.
2.2. Mẫu nghiên cứu.


8
+ Mẫu nghiên cứu được tính theo công thức:
n = Z12−α/2

P (1 − P )
.
Δ2

n: số bệnh nhân cần nghiên cứu
p: kết quả đạt được theo mong muốn với p = 0,80
z: Z = 1,96.
α = 0,05 khoảng tin cậy 95%.
∆: sai số với ∆=15%
Chúng tôi tính được n = 28(Mẫu tối thiểu cần 28 bệnh nhân).

+ Phương pháp chọn mẫu: Lấy mẫu thuận tiện gồm 52 bệnh nhân đã
được phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối bằng kỹ thuật “ Allinside” tại khoa Chấn thương chỉnh hình, được điều trị ngay sau phẫu thuật và
điều trị ngoại trú tại khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn
hay về nhà tập theo hướng dẫn từ tháng 02 năm 2016 đến tháng 10 năm 2016.
2.3. Phương pháp nghiên cứu:
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp tiến cứu can thiệp lâm sàng
không đối chứng, so sánh trước và sau điều trị.
Bệnh nhân sau khi vào viện có chỉ định phẫu thuật tái tạo DCCT bằng kỹ
thuật tất cả bên trong (All- inside), chúng tôi tiến hành thu thập thông tin từ
bệnh án, phẫu thuật viên và thăm khám bệnh nhân theo nội dung mẫu bệnh án
nghiên cứu tại thời điểm ngày đầu sau phẫu thuật (phụ lục 1).
Tiến hành PHCN theo chương trình cho bệnh nhân hàng ngày một lần tại
bệnh viện, đồng thời hướng dẫn cho bệnh nhân tự tập ở nhà (có hướng dẫn
kèm theo).
Thời gian tập tại bệnh viện 01 tuần sau phẫu thuật. Sau đó điều trị PHCN
ngoại trú và/hoặc hướng dẫn chương trình tập luyện tiếp theo sau khi ra viện,
khám lại theo hẹn.
Đánh giá kết quả sau 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng phục hồi chức năng.


9
2.3.2. Mục tiêu sau phẫu thuật:
Điều trị PHCN cần được bắt đầu ngay ngày đầu sau phẫu thuật để đạt
được các mục tiêu cuối cùng: Tầm vận động khớp tối đa; không sưng nề tràn
dịch khớp; cơ lực đối kháng tốt và bảo vệ được mảnh ghép mới tái tạo.
+ Nguyên tắc điều trị:
- Tránh gấp gối ở 300 khi ngồi.
- Không dồn trọng lượng sớm lên chân phẫu thuật trong 2 tuần đầu.
- Không tập gấp chủ động có đề kháng gối trong 6 tuần sau mổ để tạo

điều kiện lành vị trí lấy mảnh ghép gân Hamstring.
- Duỗi gối chủ động ngay ngày thứ 3 sau phẫu thuật nếu không còn đau
và duỗi gối chủ động có kháng ở cuối tầm trong 10 tuần đầu.
- Chương trình sẽ được điều chỉnh để phù hợp với các tổn thương phối
hợp như chỉnh sửa dây chằng bên trong, bên ngoài, cắt sửa sụn chêm rách.
2.3.3. Chương trình cụ thể.
2.3.3.1. Vật lý trị liệu phối hợp:
+ Chườm lạnh: Đắp túi chườm lạnh trong 72h đầu sau phẫu thuật, ngày
làm 3 lần, mỗi lần 15 phút.


10

+ Điện xung kích thích cơ: Dòng TENS (máy Physiomed) cường độ trung
bình 30 mA ngày một lần, mỗi lần điều trị 15 phút, trước các bài tập vận động.

2.3.3.2. Chương trình tập luyện PHCN sau phẫu thuật.
*Ngày 1 –14 sau mổ.
+ Ngày 1 sau phẫu thuật: Nẹp cố định gối ở tư thế duỗi 10 0 bằng nẹp gối
H3 của ORBE, ngay cả khi ngủ. Kê cao chân trên gối để chống phù nề. Ngày
đầu nên nghỉ ngơi nhiều tại giường.
- Vận động chủ động khớp cổ chân, tập vận động chủ động khớp háng
(gấp, duỗi, dạng, khép) có nẹp giữ gối.


11

- Duỗi gối thụ động; Gồng cơ nhóm cơ gấp và duỗi gối.

+ Từ ngày thứ 2 trở đi: Tập tiếp các bài tập như ngày 1 và thêm các bài:

- Gấp thụ động gối 100 - 600 trong 3 ngày đầu, gấp thụ động không quá
900 trong tuần đầu và gấp thụ động 1200 đạt được cuối tuần thứ 2.

+ Ngày thứ 3: Duỗi gối chủ động có trợ giúp đến cuối tầm vận động ở tư
thế ngồi (nếu không đau). Ưu tiên duỗi hết TVĐ trong tuần đầu.


12

+ Di động xương bánh chè, tập duỗi gối chủ động có trợ giúp, kéo giãn
cơ nhị đầu cẳng chân.


13

+ Từ tuần thứ 2 có thể cho tập xe đạp tại chỗ, tập thụ động 1/2 vòng để
gia tăng dần tầm vận động gấp khớp gối. Tập đi nạng nách không tỳ.

+ Tập duỗi gối chủ động không kháng và tăng dần có kháng ở cuối tầm
vận động.

+ Tập tại nhà:
- Duỗi gối thụ động bằng đặt gót chân trên một gối nhỏ để trọng lượng
của chân rơi tự do; duỗi gối chủ động có hỗ trợ của chân lành đến cuối tầm
vận động khi ngồi sát mép giường.


14
- Gấp gối thụ động được tiến hành bằng cách trượt chân trên mặt tường
khi nằm (hỗ trợ bằng chân lành). Kéo giãn cơ sinh đôi cẳng chân bằng một

chiếc khăn quấn quanh bàn chân và dùng tay kéo.
- Tập gấp duỗi gối trên ghế tập (tại phòng tập Gym).

* Tuần thứ 3 đến tuần thứ 6.
+ Tập tiếp các bài tập như ở tuần 1,2 nhưng tăng về thời gian và cường
độ (lặp di lặp lại nhiều lần).
+ Bắt đầu chịu trọng lượng một phần lên chân phẫu thuật từ tuần thứ 3,
chịu trọng lượng hoàn toàn vào cuối tuần thứ 4 với nẹp H3; di chuyển bằng
hai nạng nách.
+ Từ tuần thứ 5 bỏ nạng nách và đi lại có hỗ trợ bằng nẹp gối H3, tập
bước lên bước xuống 1 rồi 2, 3 bậc cầu thang.
+ Bỏ nẹp H3, thay bằng nẹp mềm hỗ trợ gối H1 ORBE ở tuần thứ 6.
+ Tập vận động thụ động hết tầm vận động gấp gối.


15
* Chú ý: Trong giai đoạn từ sau phẫu thuật đến hết 6- 8 tuần không được
tập chủ động gấp khớp gối (không kháng hoặc có kháng) để có thời gian hồi
phục nơi lấy gân Hamstring.
+ Vận động chủ động khớp cổ chân, tập vận động chủ động khớp háng
(gấp, duỗi, dạng, khép).
+ Tập kháng trở tăng tiến với cơ tứ đầu đùi(nhưng vẫn có sự hỗ trợ chân
lành đến cuối tầm), tập thụ động với cơ gấp gối tư thế nằm hoặc ngồi sát mép
giường tập để gia tăng TVĐ gấp gối.
+ Ngồi xổm trên hai chân có vịn tay.

+ Tập cảm thụ bản thể với đứng hai chân trên mặt phẳng, trên đệm từ
tuần thứ 5, đứng 1 chân. Sau đó đứng hai chân trên bàn thăng bằng 2 chân,
bàn thăng bằng 1 chân. Không dùng bàn xoay để tập thăng bằng.
+ Đạp xe tập tại chỗ không có cản kháng hoặc cản kháng nhẹ với mục

đích làm mạnh cơ và tăng cường TVĐ khớp gối.
* Tuần thứ 7 đến tuần thứ 12
+ Tiếp tục duy trì các bài tập ở giai đoạn trên. Đạp xe đạp lực kế tăng dần.


16
+ Tập chủ động có đề kháng cơ gấp gối từ tuần thứ 9 (cơ Hamstring).
+ Luyện tập đi bộ.
+ Nếu có điều kiện, tập nhún nhảy trong nước có độ sâu ngang thắt lưng.
* Chú ý: Nếu đau hoặc sưng khớp gối sau tập vẫn dùng đá lạnh chườm
xung quanh khớp gối để giảm đau, giảm sưng nề.
* Tuần thứ 13 đến 6 tháng.
+ Nâng cao các bài tập ở trên. Có thể tập mạnh cơ tại phòng tập thể dục thể
hình hàng ngày.
+ Tập bơi.
+ Chạy bộ chậm và đi bộ nhanh trên mặt phẳng bằng, chống trượt.
+ Tập leo cầu thang, dần dần tập chạy bộ lên xuống cầu thang.
+ Tập ngồi xổm, ép chân tựa lưng vào tường.

+ Nhảy dây với hai chân, nhảy bật dưới sự hướng dẫn và kiểm soát của
kỹ thuật viên. Khởi đầu là nhảy hai chân sau đó là một chân. Tăng dần độ cao
và độ dài của bước nhảy bật.


17
+ Từ tuần thứ 15 trở đi, các hoạt động thể thao nhẹ có thể tập lại nếu
không có tràn dịch gối, vững gối (test Lachmann âm tính), tầm vận động
không hạn chế và cơ lực gấp, duỗi gối ≥ 75% so với bên chân lành.
* Sau 6 tháng.
Bệnh nhân quay lại tập luyện và thi đấu thể thao ở mức như trước tổn

thương nếu cơ lực chân phẫu thuật ≥ 90% bên chân lành.
Khi phải chạy hoặc tập trên những đường vòng (hình số 8, hình tròn,
đường zích zắc). Nên tập với vòng có chu vi lớn và tốc độ thấp, sau đó giảm
dần chu vi và tăng dần tốc độ.
2.3.4. Phương pháp đánh giá kết quả:
Bệnh nhân được theo dõi và đánh giá kết quả sau 1 tháng, 3 tháng và 6
tháng điều trị PHCN theo thang điểm của hiệp hội khớp gối quốc tế (IKDC)
(1993), Lysholm Score (1985) ,,,.
2.3.4.1. Đánh giá theo IKDC:
* Đánh giá các triệu chứng.
Dựa theo IKDC để lượng giá các triệu chứng đau, sưng nề, tính không
ổn định của khớp gối sau phẫu thuật.
Đánh giá kết quả qua 4 mức độ hoạt động mà không xuất hiện triệu
chứng. Nếu xuất hiện triệu chứng ở mức nào, thì kết quả được đánh giá mức
độ thấp hơn kế tiếp, theo thứ tự: A- Rất tốt, B- tốt, C- Trung bình, D- Kém.
- Hoạt động tích cực (mạnh): nhảy, xoay trụ hay chạy zích zắc mạnh, nhanh.
- Hoạt động vừa phải: công việc chân tay, chơi quần vợt, trượt tuyết.
- Hoạt động nhẹ: làm công việc nhẹ, chạy lắc lư hay chạy thể dục nhẹ.


18
- Hoạt động tại chỗ (ít hoạt động): Công việc nhà, các hoạt động hàng ngày.
* Đo tầm vận động gấp- duỗi khớp gối:
+ Đo tầm vận động duỗi khớp gối: Để lượng giá mức độ duỗi khớp gối.
Dựa trên phương pháp đo và ghi tầm hoạt động của khớp do Viện hàn
lâm các nhà phẫu thuật chỉnh hình của Mỹ được hội nghị Vancouver ở Canada
thông qua 1964 và hiện nay được quốc tế thừa nhận đó là phương pháp Zero,
nghĩa là ở vị trí giải phẫu, mọi khớp được quy định là 00.
Vị trí giải phẫu của cơ thể là một tư thế đứng thẳng, mặt hướng về phía
trước, hai tay buông ở hai bên, gan bàn tay hướng về phía trước với các ngón

tay và các ngón cái duỗi.
Dụng cụ đo: Thước đo góc 1 cành cố định và mặt tròn chia độ (0 0- 3600
hoặc 00- 1800) và 1 cành di động.
- Thước đo: Vật liệu bằng nhôm mạ Inox, sản xuất tại Việt Nam.
Cách đo: Người bệnh nằm ngửa trên giường hoặc ngồi trên ghế. Dùng
thước đo góc đo TVĐ duỗi của khớp gối bên phẫu thuật và khớp gối bên lành,
rồi so sánh mức độ giảm TVĐ khớp gối bên phẫu thuật. TVĐ duỗi khớp gối
bình thường là 00.
+ Đo tầm vận động gấp khớp gối.
Lượng giá mức độ gấp khớp gối.
Cách đo: giống như đo TVĐ duỗi khớp gối.
TVĐ gấp khớp gối bình thường là 1400.
* Lượng giá dây chằng chéo trước (Bằng dụng cụ đo KT-1000 Arthrometer).
Chúng tôi dùng dấu hiệu ngăn kéo trước và dấu hiệu Lachmann để
khám, chẩn đoán và lượng giá sự tổn thương DCCT khớp gối bằng thước đo


19
KT-1000 Arthrometer. Nếu vận động dịch chuyển đó từ 0- 2 mm được xác
định là DCCT bình thường; nếu ≥ 3 mm thì DCCT có thể bị tổn thương ,.


20
Bảng 2.1: Lượng giá dây chằng chéo trước.
Các dấu hiệu

Đánh giá

Ngăn kéo trước


Lachman

0- 2 mm

0- 2 mm

Rất tốt

3- 5 mm (+)

3- 5 mm (+)

Tốt

6- 10 mm (++)

6- 10 mm (++)

Trung bình

> 10 mm (+++)

> 10 mm (+++)

Kém

* Đo lực cơ đùi: (cơ gấp và duỗi gối).
Nhằm lượng giá sức cơ đùi, dựa theo phương pháp thử cơ bằng tay theo
Tổ chức y tế Thế giới, chia ra làm 6 bậc như sau:
+ Bậc 0: Khi kích thích không có dấu hiệu co cơ, cơ liệt hoàn toàn.

+ Bậc 1: Cơ co rất yếu, chỉ sờ thấy co gân của cơ đó hoặc nhìn thấy co
cơ cục bộ nhẹ, không thực hiện được động tác.
+ Bậc 2: Cơ co thực hiện được hết tầm vận động với điều kiện loại bỏ
trọng lực chi thể.
+ Bậc 3: Cơ co thực hiện được hết tầm vận động và thắng được trọng lực
chi thể.
+ Bậc 4: Cơ co thực hiện được hết tầm vận động và thắng được trọng lực
chi thể và thắng được sức cản vừa phải từ bên ngoài.
+ Bậc 5: Cơ co hoàn toàn bình thường, thực hiện được hết tầm vận động,
thắng được trọng lực chi thể và thắng được sức cản mạnh từ bên ngoài.
Đánh giá: Bậc 5= Rất tốt; Bậc 4= Tốt; Bậc 3= Trung bình; Bậc 1,2= Kém.


21
* Đo độ teo cơ đùi.
Để lượng giá mức độ teo các cơ ở đùi bên khớp gối bị phẫu thuật, dùng
thước đo chu vi đùi cả 2 bên, lấy từ đỉnh xương bánh chè mỗi bên lên 15 cm
rồi đo chu vi đùi và so sánh chu vi đùi bên phẫu thuật với bên lành . Đơn vị
đo: cm (centimete).
- Dụng cụ đo chu vi: Thước dây có chia vạch theo mm (minimete) và cm
(centimete). Sản xuất tại Việt Nam.
Đánh giá: Teo< 1 cm= Rất tốt; Teo từ 1- 2 cm= Tốt; Teo từ >2-4 cm= Trung
bình; Teo > 4 cm= Kém.
* Test chức năng một chân (One- Leg- hop test).
Dùng để đánh giá chức năng chân phẫu thuật. Đây là phương pháp nhảy
lò cò trên mặt bằng với độ dài bước chân như nhau trên quãng đường 6 mét,
hai tay để sau lưng. Mỗi chân nhảy 3 lần và tính thời gian trung bình. Tính
thương số phần trăm giữa chân phẫu thuật và chân lành ,.
Đánh giá: Rất tốt: > 90%; Tốt: 76- 90%; Trung bình: 75- 50%; Kém: < 50%.
2.3.4.2. Đánh giá theo Lysholm:

Dựa theo Lysholm J và cộng sự (1985), lập thành bảng hỏi phỏng vấn
bệnh nhân (Phụ lục 2).
Đánh giá kết quả qua 4 mức độ A, B, C, D. Trong đó:
A: Rất tốt

95 – 100 điểm.

B: Tốt

84 – 94 điểm.

C: Trung bình 65 – 83 điểm.
D: Kém

< 65 điểm.


22
2.3.4.3. Đánh giá kết quả chung.
Dựa vào bảy thông số trên để đánh giá kết quả cho từng bệnh nhân qua 4
mức độ: rất tốt, tốt, trung bình, kém.
* Thời điểm đánh giá.
- Đánh giá đợt 1: sau 1 tháng
- Đánh giá đợt 2: sau 3 tháng
- Đánh giá đợt 3: sau 6 tháng.
2.4. Phương pháp xử lý số liệu.
- Số liệu được nhập và xử lý theo chương trình SPSS 16.0.
- Kết quả thu được thể hiện dưới dạng: Giá trị trung bình và tỷ lệ phần
trăm (%).
- Sử dụng test χ2 để so sánh sự khác nhau giữa hai tỷ lệ phần trăm.

- Sử dụng test T- Student để so sánh sự khác nhau giữa hai giá trị trung bình.
- Kết quả nghiên cứu được coi là có ý nghĩa thống kê khi p< 0,05.
2.5. Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu.
- Nghiên cứu chỉ được tiến hành với sự thống nhất giữa người nghiên
cứu và đối tượng nghiên cứu.
- Đối tượng tham gia nghiên cứu đồng ý tham gia nghiên cứu, đồng thời
được tư vấn về cách điều trị, phương pháp tập luyện phục hồi chức năng sau mổ,
các thông tin do đối tượng nghiên cứu cung cấp được tôn trọng và giữ bí mật.
- Kết quả nghiên cứu sẽ được phản hồi cho đối tượng nghiên cứu, đối
tượng nghiên cứu được tư vấn, hỗ trợ giải đáp thắc mắc về tình trạng bệnh.
- Các chương trình áp dụng trong nghiên cứu này đã được ứng dụng và thu
được nhiều kết quả tốt trên thế giới và nhằm đạt kết quả tốt cho người bệnh.
2.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.
+ Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 02 đến tháng 10 năm 2016.


23
+ Địa điểm: Tại khoa Chấn thương chỉnh hình và khoa Phục hồi chức
năng Bệnh viện Xanh Pôn.
2.5. Phương pháp xử lý số liệu.
- Số liệu được nhập và xử lý theo chương trình SPSS 16.0.
- Kết quả thu được thể hiện dưới dạng: Giá trị trung bình và tỷ lệ phần
trăm (%).
- Sử dụng test χ2 để so sánh sự khác nhau giữa hai tỷ lệ phần trăm.
- Sử dụng test T- Student để so sánh sự khác nhau giữa hai giá trị trung bình.
- Kết quả nghiên cứu được coi là có ý nghĩa thống kê khi p< 0,05.
2.6. Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu.
- Nghiên cứu chỉ được tiến hành với sự thống nhất giữa người nghiên
cứu và đối tượng nghiên cứu.
- Đối tượng tham gia nghiên cứu đồng ý tham gia nghiên cứu, đồng thời

được tư vấn về cách điều trị, phương pháp tập luyện phục hồi chức năng sau mổ,
các thông tin do đối tượng nghiên cứu cung cấp được tôn trọng và giữ bí mật.
- Kết quả nghiên cứu sẽ được phản hồi cho đối tượng nghiên cứu, đối
tượng nghiên cứu được tư vấn, hỗ trợ giải đáp thắc mắc về tình trạng bệnh.
- Các chương trình áp dụng trong nghiên cứu này đã được ứng dụng và thu
được nhiều kết quả tốt trên thế giới và nhằm đạt kết quả tốt cho người bệnh.


24

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm của nhóm bệnh nhân nghiên cứu.
3.1.1. Tuổi và giới:
Bảng 3.1: Phân bố theo tuổi và giới (n= 52).
Tuổi

Giới

Tổng

Nam

Nữ

Số lượng Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %


Số lượng

18- 29

18

34,6

5

9,6

23

30- 39

15

28,8

6

11,5

21

40- 49

5


11,5

3

5,8

8

Tổng số

38

70,1%

14

29,9

52

Tỷ lệ %
44,2 %.
40,4 %
15,4 %.
100%

+ Nhận xét: Nam có 38 bệnh nhân, chiếm 70,1%. Nữ có 14 bệnh nhân, chiếm
29,9%. Nam bị tổn thương DCCT nhiều hơn Nữ. Sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê với p< 0,001.

- Tuổi từ 18- 29 có 23 bệnh nhân chiếm 44,2 %. Tuổi từ 30- 39 có 21
bệnh nhân chiếm 40,4 %. Tuổi từ 40- 49 có 8 bệnh nhân chiếm 15,4 %. Bệnh
nhân ít tuổi nhất là 19 tuổi, nhiều tuổi nhất là 46 tuổi. Tuổi trung bình là 30,87
± 6,74 tuổi.


25
3.1.2. Nghề nghiệp.
Bảng 3.2: Phân bố bệnh theo nghề nghiệp(n= 52).
Nghề nghiệp

Số bệnh nhân

Tỷ lệ %

Thể dục thể thao

3

5,8%

Lao động chân tay

19

36,5%

Nhân viên văn phòng

24


46,2%

Học sinh, sinh viên

6

11,5%

Tổng số

52

100%

Nhận xét:
- Bệnh nhân làm công việc liên quan đến thể dục thể thao có 3 người,
chiếm 5,8%. Bệnh nhân làm công việc liên quan đến lao động chân tay có 19
người, chiếm 36,5%. Bệnh nhân làm công việc văn phòng có 24 người, chiếm
46,2%. Bệnh nhân là học sinh- sinh viên có 6 người, chiếm 11,5%.
3.1.3. Nguyên nhân chấn thương.
Bảng 3.3: Nguyên nhân gây tổn thương DCCT(n= 52).
Nguyên nhân

Số lượng

Tỷ lệ %

Tai nạn thể dục thể thao


33

63,5%

Tai nạn giao thông

13

25,0%

Tai nạn sinh hoạt

5

9,6%

Tai nạn lao động

1

1,9%

Tổng số

52

100%

Nhận xét.
- Tai nạn thể dục thể thao là nhiều nhất(33/52 bệnh nhân = 63,5%).

- Tai nạn giao thông chiếm thứ 2(13/52 bệnh nhân = 25%).
Nguyên nhân tổn thương DCCT do tai nạn thể dục thể thao chiếm tỷ lệ
cao nhất, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p< 0,001.
3.1.4. Vị trí bên tổn thương.


×