Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

đánh giá tác dụng phục hồi chức năng vận động ở bệnh nhân nhồi máu não sau giai đoạn cấp bằng laser trên huyệt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.27 KB, 53 trang )

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tai biến mạch não (TBMN) là một trong những nguyên nhân hàng đầu
gây tử vong và tàn tật ở các quốc gia trên thế giới. Đột quỵ gây ra ước tính
khoảng 5,7 triệu người chết trong năm 2005, và 87% các ca tử vong ở các
nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình. Nếu không có sự can thiệp, số ca
tử vong trên toàn cầu dự kiến sẽ tăng lên 6,5 triệu vào năm 2015 và 7,8 triệu
vào năm 2030 [1]. Dự kiến cho tới năm 2030, TBMN vẫn là nguyên nhân thứ
ba gây tử vong trên thế giới [2]
Tại Việt Nam, kết quả điều tra dịch tễ học tại ba thành phố của Miền
Nam năm 2003, trong đó có thành phố Hồ Chí Minh, cho thấy tỷ lệ TBMN
khá cao, khoảng 6060/1.000.000 dân. Trong các trường hợp bị TBMN thì
nhồi máu não (NMN) chiếm 70-80%.
Với sự tiến bộ của y học trong thời gian gần đây, tỷ lệ mới mắc và tử
vong do TBMN đã giảm xuống, song gần một nửa số người sống sót bị
khuyết tật ở mức độ trung bình đến nặng [3], [4], [5], [6]. Điều này đã làm
ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân cũng như làm tăng gánh
nặng cho xã hội. Ở Mỹ (2008), tổng chi phí của đột quỵ ước tính vượt quá 65
tỷ USD, trong đó 67% cho các chi phí trực tiếp và 33% là chi phí gián tiếp, ở
Anh là 8,9 tỷ bảng Anh. Và ở 27 nước EU , con số này là 27 tỷ Euro [7], [8],
[9], [10]. Một nghiên cứuvề các chi phí đột quỵ cho thấy , trung bình, 0,27%
tổng sản phẩm trong nước đã được chi cho đột quỵ thông qua hệ thống y tế
quốc gia , chăm sóc và đột quỵ chiếm xấp xỉ 3 % tổng chi y tế [11]. Do đó,
phuc hồi chức năng đặc biệt là chức năng vận động cho bệnh nhân TBMMN
nói chung và nhồi máu não nói riêng trở thành một vấn đề bức bách và cần
thiết, không chỉ của ngành y tế mà của toàn xã hội.
2
Y học hiện đại đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc chẩn
đoán, điều trị, phục hồi chức năng cũng như dự phòng cho bệnh nhân
TBMMN. Bên cạnh đó Y học cổ truyền cũng đã góp phần không nhỏ trong
việc điều trị phục hồi di chứng tai biến mạch máu não, bằng các phương pháp


rất phong phú và đa dạng: thuốc, châm cứu, xoa bóp, dưỡng sinh… đã có rất
nhiều đề tài khoa học áp dụng các bài thuốc Y học cổ truyền, các phương
pháp châm cứu để điều trị di chứng do TBMMN có kết quả rất khả quan.
Hiện nay tại khoa Y học cổ truyền Bệnh viện Bạch Mai áp dụng
phương pháp laser trên huyệt bằng thiết bị laser bán dẫn hồng ngoại châm cứu
ACULASER PLUS+, kết hợp với điện châm để điều trị cho người bệnh có di
chứng TBMMN nói chung và Nhồi máu não nói riêng đạt kết quả tốt. Tuy
nhiên chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào đánh giá tác dụng của laser
trên huyệt để điều trị di chứng nhồi máu não. Trên cơ sở đó, chúng tôi thực hiện
đề tài “Đánh giá tác dụng phục hồi chức năng vận động ở bệnh nhân nhồi
máu não sau giai đoạn cấp bằng laser trên huyệt” Với hai mục tiêu cụ thể:
1. Đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị phục hồi chức năng vận động của
laser bán dẫn hồng ngoại với điện châm trên bệnh nhân nhồi máu
não sau giai đoạn cấp.
2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của laser bán dẫn hồng ngoại.
3
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ NHỒI MÁU NÃO THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
1.1.1. Tình hình tai biến mạch máu não
1.1.1.1. Tình hình tai biến mạch máu não trên thế giới
Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG), mỗi năm có hơn
4,5 triệu người tử vong do TBMMN. Riêng ở châu Á, hàng năm tử vong do
TBMMN là 2,5 triệu người [12].
Năm 2006, tỷ lệ bệnh nhân bị TBMN tại Tây Ban Nha là 176/100000
người [13]
Năm 2008, tại Hoa Kỳ ,có tổng cộng khoảng 5.800.000 trường hợp đột
quỵ, với 780.000 người đột quỵ mỗi năm [8] . Tổng số ca tử vong do đột quỵ
ở 48 quốc gia châu Âu ước tính khoảng 1.239.000 người, số ca tử vong đột
quỵ mỗi năm là 508.000 ca (508.000 ca mỗi năm trong 27 nước thành viên

Liên minh châu Âu) [9]
Trong năm 2009, ước tính có khoảng 381.400 người Úc ( 1,8% tổng
dân số ) bị đột quỵ [14] .
Theo các dữ liệu được công bố từ các nước EU , Iceland , Na Uy, và
Thụy Sĩ, tổ chức y tế thế giới WHO ước tính số lượng các sự kiện đột quỵ ở
những quốc gia trên có khả năng tăng từ 1,1 triệu người mỗi năm trong
năm 2000 lên hơn 1,5 triệu mỗi năm vào năm 2025 [15].
1.1.1.2. Tình hình tai biến mạch máu não ở Việt Nam
Tại Việt Nam, theo thống kê tại khoa thần kinh bệnh viện Bạch Mai từ
năm 1991 đến năm 1993, có 631 trường hợp TBMMN, tăng gấp 2,5 lần so
với thời kỳ từ năm 1986 đến năm 1989 [16].
4
Theo thống kê tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2004 thấy tỷ lệ mắc là
6060/1.000.000 dân, tăng hơn năm 1993 với tỷ lệ 4106/1.000.000 dân [17].
Đặng Quang Tâm (2004) tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ
học TBMMN tại thành phố Cần Thơ, kết quả cho thấy tỷ lệ hiện mắc tăng dần
hàng năm: từ 75,57 BN/100.000 dân năm 2002 lên 129,56 BN/100.000 dân
năm 2004 [18].
Nhồi máu não chiếm khoảng 70-81% các trường hợp TBMMN, gặp ở
mọi lứa tuổi, thường gặp ở những người cao tuổi [16], [19], [20].
Tỷ lệ nhồi máu não gần đây có xu hướng gia tăng ở những người trẻ
1.1.2. Định nghĩa, cơ chế bệnh sinh của nhồi máu não
1.1.2.1. Định nghĩa tai biến mạch não
Định nghĩa của TCYTTG năm 1989: “Tai biến mạch máu não là dấu
hiệu phát triển nhanh chóng trên lâm sàng của một rối loạn khu trú chức năng
của não, kéo dài trên 24 giờ và thường do nguyên nhân mạch máu” [16]
Tùy thuộc vào bản chất tổn thương, TBMN được chia thành 2 thể lớn:
Chảy máu não và nhồi máu não:
1.1.2.2. Khái niệm về nhồi máu não
 Định nghĩa:

Nhồi máu não là hậu quả của sự giảm đột ngột lưu lượng tuần hoàn não
do tắc một phần hoặc toàn bộ một động mạch não. Về mặt lâm sàng tai biến
thiếu máu não biểu hiện bằng sự xuất hiện đột ngột các triệu chứng thần kinh
khu trú, hay gặp nhất là liệt nửa người [16], [21].
 Phân loại nhồi máu não: Theo WHO năm 1989 [22], [23], [24], [25].
- Loại 1: Cơn thiếu máu não thoáng qua diễn ra dưới 24 giờ, không để
lại di chứng.
- Loại 2: Thiếu máu não cục bộ hồi phục, diễn tiến bệnh quá 24 giờ, để
lại di chứng nhẹ hoặc không có di chứng.
5
- Loại 3: Thiếu máu não cục bộ hình thành, là nhồi máu não nặng và để
lại nhiều di chứng.
- Loại 4: Nhồi máu não tiến triển, là thiếu sót thần kinh cục bộ, do thiếu
máu, tính chất nặng nề, kéo dài quá một vài giờ hoặc một vài giờ sau khởi bệnh
 Nguyên nhân của nhồi máu não
Nhồi máu não thường do 2 nhóm nguyên nhân chính: Huyết khối động
mạch và tắc mạch. Ngoài ra co thắt mạch máu cũng có thể là nguyên nhân
gây ra nhồi máu não ở người trẻ [16], [26], [27]
- Huyết khối: Các cục máu đông hình thành trong các mạch máu não,
thường do xơ vữa động mạch kết hợp với rối loạn huyết động.
- Tắc mạch: Do cục máu đông di chuyển từ tim hoặc nơi khác, hoặc do
các mảng vữa xơ ở các mạch máu bị vữa xơ động mạch ở cổ bong ra, theo
dòng máu di chuyển lên não, gây tắc mạch. Tắc các mạch máu nhỏ trong não
thường do đái tháo đường hoặc tăng huyết áp.
- Co thắt mạch: làm cản trở lưu thông máu. Co thắt mạch có thể do dị
dạng mạch máu ở người trẻ tuổi, co thắt mạch não hồi phục không rõ nguyên
nhân, co thắt mạch sau đau nửa đầu, sau sang chấn, sau sảng giật.
1.1.2.3. Các yếu tố nguy cơ của TBMN
Theo WHO, có hơn hai mươi yếu tố nguy cơ của nhồi máu não như:
Tuổi, giới, chủng tộc, các bệnh lý như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn

lipid máu, hút thuốc lá, uống rượu Trong đó, ba yếu tố quan trọng nhất là
tăng huyết áp, bệnh tim mạch và vữa xơ động mạch [16], [28].
Tăng huyết áp và vữa xơ động mạch: có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc kết
hợp với nhau, là nguy cơ hàng đầu của TBMN. Theo Bousser M, nhồi máu
não do vữa xơ động mạch chiếm 60-70%, trong đó tỷ lệ có kèm tăng huyết áp
là 40-50% [16], [29].
6
1.1.2.4. Chẩn đoán nhồi máu não
Bệnh khởi phát đột ngột, bệnh nhân có thể bị liệt nửa người, nói khó, liệt
các dây thần kinh sọ não, rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn ý thức… [16], [30]
Các triệu chứng như: Nhức đầu, buồn nôn, nôn, các triệu chứng xuất
hiện nặng ngay từ đầu, rối loạn ý thức, rối loạn cơ tròn, huyết áp khi khởi phát
tăng cao, dấu hiệu màng não âm tính Các triệu chứng này ít thấy ở bệnh
nhân nhồi máu não mà thường gặp ở bệnh nhân chảy máu não.
1.1.2.5. Xét nghiệm cận lâm sàng
* Chụp cắt lớp vi tính sọ não
- Ở giai đoạn sớm, bệnh nhân nhồi máu não có các biểu hiện rất kín đáo.
- Sau giai đoạn cấp tính, bệnh nhân nhồi máu não có các ổ giảm đậm dộ, ổ
này thường thấy rõ từ ngày thứ hai trở đi. Trường hợp điển hình: có ổ giảm đậm
độ thuần nhất, hình thang, hình tam giác đáy quay ra ngoài, hình tròn nhỏ, hình
bầu dục hoặc hình dấu phẩy phù hợp với vùng phân bố của động mạch não.
Trường hợp hội chứng ổ khuyết: có các ổ giảm đậm độ hình tròn hoặc hình bầu
dục trong chất trắng và hạch nền não, đường kính nhỏ hơn 1,5cm.
- Hình ảnh nhồi máu – chảy máu: Sự kết hợp một hình ảnh tăng tỷ
trọng tự nhiên ở trong một vùng giảm tỷ trọng.
* Hình ảnh CHT và chụp mạch CHT: Đây là phương pháp hiện đại
nhất, rõ ràng những vùng não tổn thương, có độ nhạy cao, không bị nhiễu ảnh
ở hố sau. Có thể dựng ảnh nhiều chiều, phương pháp chụp mạch cộng hưởng
từ không phải tiêm thuốc cản quang và mạch não. Nhưng có nhược điểm là:
khó phân định, dễ gây nhầm lẫn với một số tổn thương khác không do thiếu

máu não những cũng có thay đổi tương tự như u não, các tổn thương viêm
nhiễm. Hình ảnh: chủ yếu tang tín hiệu trong thì T2.
7
* Chụp động mạch não: Chụp động mạch số hóa xóa nền cho hình ảnh
động mạch não rõ nét, phát hiện được tắc, hẹp mạch máu, phình mạch, dị
dạng mạch, co thắt mạch não.
* Xạ hình tưới máu não bệnh lý trên máy chụp cắt lớp phát điện tử
dương (SPECT) và chụp cắt lớp phát photon đơn (PET): Cung cấp những
hình ảnh động học về quá trình tưới máu não, các tổn thương mạch máu não.
Giúp chẩn đoán sớm, chính xác các tổn thương mạch não, bổ sung thêm các
thông tin về hình ảnh giải phẫu và hình thái của chụp cắt lớp vi tính và cộng
hưởng từ. Ngoài ra còn giúp theo dõi sự thay đổi của các tổn thương do
TBMN theo thời gian và có thể phát hiện tốt hơn chụp CLVT và CHT các
thiếu máu cục bộ trong những giờ đầu sau khi mắc TBMN. Các kích thước
tổn thương trên chụp cắt lớp phát điện tử dương (SPECT) thông thường lớn
hơn so với chụp CLVT và chụp CHT.
* Siêu âm Doppler: Để phát hiện dấu hiệu tắc, hẹp hệ động mạch cảnh
trong và ngoài sọ.
* Xét nghiệm dịch não – tủy: Dịch não – tủy không có hồng cầu, bạch
cầu và các thành phần khác không biến đổi.
* Ghi điện não:
* các xét nghiệm khác như Xét nghiệm máu Xét nghiệm nước tiểu
Chụp X quang tim phổi Ghi điện tim và siêu âm tim mạch
1.1.2.6. Điều trị phục hồi bênh nhân sau giai đoạn cấp
 Nguyên tắc cấp cứu và điều trị [36], [51]
Điều trị theo nguyên tắc điều trị và cấp cứu TBMN nói chung nhằm
mục tiêu hồi phục chức năng thần kinh và giảm tỷ lệ tử vong. Có năm vấn đề
chính trong điều trị:
- Điều trị chung, cứu sống người bệnh trong giai đoạn cấp.
8

- Điều trị đặc hiệu, mục tiêu điều trị chủ yếu là tái lập lại tuần hoàn,
mặt khác dùng các thuốc bảo vệ thần kinh với mục đích dự phòng.
- Phòng và điều trị các biến chứng (chảy máu thứ phát, phù não ),
viêm phổi, loét do tỳ đè, tắc mạch phổi
- Phòng bệnh cấp hai nhằm giảm tỷ lệ tai biến tái phát, kiểm soát tốt
tăng huyết áp, sử dụng thuốc chống đông.
- Phục hồi chức năng sớm.
 Phục hồi chức năng ở bệnh nhân TBMN [31].
Đây được coi là yếu tố quan trọng, cầ phải được tiến hành bgay từ giai
đoạn sớm.
* Nguyên tắc:
-Điều trị phục hồi sớm ngay khi tình trạng tổn thương não đã ổn định.
- Kế hoạch phục hồi phù hợp với từng bệnh nhân.
-Phục hồi vận động là quá trình từ đơn giản đến phức tạp, cần có sự
phối hợp giữa thầy thuốc với người bệnh, gia đình.
* Những bước cơ bản trong quá trình phục hồi chức năng.
- Lượng giá và xử trí những vấn đề chung.
1.2. CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NHỒI MÁU NÃO THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
Trong YHCT không có bệnh danh TBMN nói chung và NMN nói
riêng. Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng và tính chất xuất hiện đột ngột như
trong giai đoạn cấp của YHHĐ thì YHCT xếp TBMN vào chứng Trúng
phong, giai đoạn sau cấp của YHHĐ với triệu chứng liệt nửa người nổi bật thì
YHCT xếp vào chứng Bán thân bất toại [32].
1.2.1. Quan niệm, nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh
1.2.1.1. Quan niệm và nguyên nhân của chứng trúng phong
Trúng phong là chứng bệnh phát sinh cấp, đột ngột và rất nặng. Bệnh
nhân đột nhiên ngã ra bất tỉnh hoặc vẫn còn tình, bán thân bất toại hoặc tứ chi
không cử động được, miệng méo, mắt lệch, nói khó.
9
Trúng phong là chứng bệnh được đề cập tới từ hơn 2.000 năm nay

trong các y văn cổ như Nội kinh, Kim quỹ yếu lược và qua các thời kỳ lịch sử
được bổ sung và hoàn thiện dần.
Theo Nội kinh, tà khí xâm phạm vào nửa người làm dinh vệ bị hao tổn
bên chân mất khí, chỉ còn tà khí lưu lại gây nên thiên khô. Phong khí ẩn ở
khoảng bì phu, trong không thể thông, ngoài không thể tiết.
Trương Trọng Cảnh cho nguyên nhân là lạc mạch hư rỗng, tà hí xâm
phạm vào nửa người gây miệng méo, nửa người không cử động được.
Lưu Hà Gian đưa ra quan niệm mới là chứng trúng phong do nội nhân
gây nên. Các yếu tố bên trong làm cho tâm hỏa thịnh, thận thủy suy không
chế ước được tâm hỏa mà gây ra tình trạng âm hư dương thực, làm hỏa nhiệt
bị bức trệ ở bên trong nên thần chí không tỉnh táo, chân tay không cử động
được vì vậy mà đột ngột ngã ra, mê man bất tính [1]. Nhiều người vì năm thứ
tình chí: mừng, giận, lo, nghĩ, sợ quá mức nên hình thành nhiệt ở bên trong
mà thành trúng phong. Bệnh nhẹ thì chỉ ngã ra nhưng khí huyết vẫn lưu
thông, cân mạch không co quắp. Nếu nhiệt thịnh ở trong, lại bị uất trệ, khí
huyết không thông, âm khí tuyệt trước, dương khí tuyệt sau thì chết.
Theo Lý Đông Viên, trúng phong không phải do phong tà ở ngoài
xâm nhập vòa mà là do chính khí hư, cảm phải ngoại tà gây nên. Người
ngoài 40 tuổi là lúc phần khí đã suy, hoặc do thất tình làm hao đến phần
khí thì dễ trúng phong. Có người to mà béo phì cũng dễ mắc bệnh này là do
hình thịnh mà thời khí suy.
Chu Đan Khê cho rằng trúng phong do huyết hư kết hợp với đàm thấp,
người ở phương Đông, Nam do thấp sinh đàm, đàm sinh nhiệt, nhiệt cực sinh
phong. Điều trị phải trừ đàm, thanh nhiệt, hoạt huyết với lý luận “Trị phong
tiên trị huyết, huyết hành phong tất diệt”.
10
Trương Cảnh Nhạc cho rằng nguyên nhân gây trúng phong là do thất
tình, tửu sắc quá độ làm tổn thương phần âm, làm âm dương mất cân bằng,
tinh khí rối loạn. “Khí huyết hư yếu, dinh vệ không điều hòa thì chân khí hao
tán, bì phu cơ nhục không bền chặt cho nên tà khí thừa hư xâm nhập”.

Diệp Thiên Sỹ có lý luận là do can dương cang thịnh dẫn tới can phong
nội động nên gây chứng trúng phong.
Danh y Tuệ Tĩnh (thế kỷ XIV), đã nói: “Trúng phong là đầu mối các
bệnh, biến hóa lạ thường và phát bệnh khác biệt. Triệu chứng là thình lình
ngã ra, hôn mê bất tỉnh, miệng méo mắt lệch, sùi bọt mép, bán thân bất toại,
nói năng ú ớ, chân tay cứng đờ không co duỗi được. Các chứng trạng như thế
là đều trúng phong cả” [].
Đại danh y Hải Thưỡng Lãn Ông Lê Hữu Trác (thế kỷ XVIII) mô tả
chứng trúng phong như sau: “Trúng phong là bỗng nhiên ngã vật ra, người
mắc bệnh này bảy đến tám phần do âm hư, còn do dương hư chỉ một hai
phần, bệnh phần nhiều do hư yếu bên trong mà sinh ra phong, thỉnh thoảng có
ngoại cảm mà sinh phong. Chứng bế là cắn răng tay nắm chặt, chứng thoát là
miệng há, tay xòe, mắt nhắm, đái són, mũi thở mạnh là người lạnh” [].
Bệnh danh trúng phong xuất hiện trong sách Nội kinh, ngoài ra còn có
tên gọi khác: Thiên phong, thiên khô, thiên thân bất dụng, phúc kích Trong
“Kĩm quỹ yếu lược” của Trương Trọng Cảnh cũng nêu bệnh danh trúng
phong và được dùng liên tục đến nay [8]. Căn cứ vào độ xâm nhập nông sâu
của tà khí mà chia làm bốn loại là: trúng lạc, trúng kinh, trúng phủ, trúng
tạng. Vương Lữ trong sách “Y kinh tố hồi tập” phân làm hai loại: Chân trúng
phong và Loại trúng phong. Thời nhà Thanh, Vương Thanh Nhiệm cho rằng
chứng bán thân bất toại là do huyết không thông mà gây ra. Ngày nay chủ yếu
dùng bệnh danh: Trúng phóng, bán thân bất toại và phân chia thành hai loại:
Trúng phong kinh lạc và trúng phong tạng phủ [], [], [].
11
- Ngày nay các nhà y học cổ truyền cho nguyên nhân của trúng
phong là do [], [].
+ Nội thương hao tổn: Tố chất cơ thể âm huyết suy, dương thịnh hỏa vượng,
phong hỏa dễ tích hoặc do cơ thể già yếu can thận âm suy, can dương thiên thịnh,
khí huyết thượng nghịch, thượng bít thần khiếu đột nhiên mà phát bệnh.
+ Lao dục quá độ: Hao khí thương âm dễ gây lên dương khí bạo loạn,

khí huyết thượng nghịch mà gây bệnh.
+ Ẩm thực bất tiết: Do ăn uống không điều độ, uống nhiều rượu, ăn
nhiều chất cay béo ảnh hưởng đến công năng tỳ vị, thấp nội sinh tích tụ sinh
đàm, đàm thấp sinh nhiệt, nhiệt cực sinh phong cuối cùng là phong hóa đàm,
thấp nhiệt nội thịnh phạm vào mạch lạc, thượng tắc thanh khiếu gây bệnh.
+ Tình chí thương tổn: Ví như uất nộ thương can, can khí bất hòa, khí
uất hóa hỏa, can dương bạo cang, dẫn động tâm hỏa, khí huyết thượng xung
lên não mà gây bệnh.
+ Khí xung trúng tà: Thường còn được gọi dưới tên “thốt trúng”, mà
hiện nay dễ liên hệ với trường hợp đột quỵ do xuất huyết não.
Như vậy, nguyên nhân và cơ chế gây trúng phong rất phức tạp nhưng
quy lại không ngoài sáu yếu tố là phong (nội phong, ngoại phong), hỏa
(can hỏa, tâm hỏa), đàm (phong đàm, thấp đàm, nhiệt đàm), huyết (huyết
hư, huyết ứ), khí (khí hư, khí trệ, khí nghịch) và hư (tỳ hư, thận hư, âm hư).
Trong những yếu tố đó thì can thận âm hư là căn bản. Huyết ứ thường
xuyên xảy ra, tác đọng tương hỗ lẫn nhau làm cho phong động, khí huyết
nghịch loạn, gây trúng phong [60].
Trong đó các nguyên nhân thường gặp là:
• Ngoại phong: Phong tà xâm nhập vào kinh lạc gây trúng phong kinh
lạc, trúng phong đơn kinh lạc gây khẩu nhãn oa tà, trúng phong đa kinh lạc
gây nán thân bất toại [], [].
12
• Nội phong: Do rối loạn chức năng của can gây nên, gọi là “Can
phong nội động”. Sách ‘Y Tông Kim Giám’ viết: “Trên trời là phong, dưới
đất là mộc, ở người là can do đó, can khí và phong khí có liên hệ với nhau.
Các bệnh về phong khí, đều thuộc về can” [].
Triệu chứng thường gặp là hoa mắt chóng mặt, tứ chi co giật hoặc tê bì,
run rẩy, co cứng, nặng thì có thể bất tỉnh, miệng méo, mắt xếch, bán thân bất
toại [], [], []. Nội phong do trong cơ thể sinh ra, do âm dương mất cân bằng,
chính khí suy kém làm hao tổn chân âm, ảnh hưởng đến can thận, can là tạng

thuộc phong, nếu can huyết suy kém sẽ sinh nhiệt, nhiệt hóa hỏa, hỏa thịnh thì
phong động, che lấp các khiếu, rối loạn thần minh gây nên chứng trúng
phong. Nhẹ là trúng phong kinh lạc, nặng là trúng phong tạng phủ, chữa
không kịp thời sẽ để lại chứng bán thân bất toại [], [].
Nội phong làm cho chức năng của tạng can bị rối loạn. Can chủ cân,
can khí cang thịnh gây ra co giật. Can dương vượng lên, gây ra nhức đầu,
chóng mặt, hoa mắt. Can huyết hư không nuôi dưỡng được cân cơ, sinh ra
liệt, chân tay co quắp. Can phong nội động gây hoa mắt chóng mặt, tứ chi co
giật hoặc tê bì hoặc run rẩy, co cứng, nặng hơn có thể bất tỉnh, khẩu nhãn oa
tà, bán thân bất toại [], []. Can phong thường kết hợp với đàm để gây bệnh,
đàm hỏa uất kết sinh phong hoặc can phong nội động đàm trọc cũng nhân đó
mà thượng nghịch làm cho xuất hiện triệu chứng ngất xỉu, khò khè [].
Nội phong gây trúng phong thường do: Can thận âm hư, thủy không
nuôi dưỡng được mộc làm can dương cang thịnh, can phong kết hợp với đàm
thành phong đàm đưa lên trên gây tắc trở thanh khiếu. Nhiệt cực sinh phong
do nhiệt tà quá thịnh làm tổn thương dinh huyết, thiêu đốt can kinh. Âm hư và
huyết hư làm cân mạch không được nuôi dưỡng mà gây chứng âm hư phong
động và huyết sinh hư phong [], [].
13
1.2.1.2. Cơ chế bệnh sinh
Nguồn gốc lý luận của bệnh trúng phong bắt đầu từ sách Nội kinh, Kim
quỹ yếu lược từ thời Đông Hán thế kỷ II – III sau Công nguyên, phát triển
vào thời Kim Nguyên và khá phổ biến vào thời Minh – Thanh [].
Nội kinh, Kim quỹ coi nguyên nhân gây bệnh là “Nội hư trúng tà”.
Trong Linh Khu nói: Hư tà xâm nhập nửa người, khu trú ở dinh vệ, dinh vệ
yếu thì chân khí mất, còn mình tà khí ở lại trở thành khô cứng nửa người [].
Kim quỹ yếu lược nói: “Kinh mạch hư không phong tà thừa cơ xâm nhập gây
chứng trúng phong, tùy theo bệnh nặng nhẹ mà biểu hiện chứng hậu ở kinh
lạc hay tạng phủ” [], [].
Nhìn chung từ đời Đường, Tống (618 - 1279) về trước tuy các tác giả

ghi nhận trúng phong coslieen quan đến nội hư nhưng lại coi trọng phương
diện ngoại nhân. Từ đời Kim Nguyên (1280 - 1368) về sau đối với trúng
phong các tác giả cho rằng chủ yếu là do nội phong như Lưu Hà Gian chủ về
hỏa thịnh: “Người bị tê liệt do trúng phong tâm tính nóng nảy, thận thủy hư
nhược, không kiềm chế được mà gây trúng phong”. Lý Đông Viên chủ về khí
hư: “Con người ở độ tứ tuần, khí huyết có phần suy nhược hoặc do ưu phiền,
phẫn nộ làm tổn thương thần khí, nếu người béo quá mà có bệnh này thì sinh
ra khí nhược, vậy nguyên nhân trúng phong là chính khí tự hư”. Chu Đan Khê
chủ về đàm nhiệt: “Thổ hư sinh thấp, thấp laaukeets đàm, đàm uất sinh nhiệt,
nhiệt cực sinh phong”. Trương Cảnh Nhạc đời Minh (1369 - 1644) lại nhấn
mạnh trúng phong không phải là tà của phong. Diệp Thiên Sỹ đời Thanh
(1667 - 1746) nhận thấy chủ yếu do can dương cang thịnh [], [].
1.2.2. Điều trị chứng trúng phong và phục hồi vận động sau giai đoạn cấp
1.2.2.1. Phân loại
Theo sách Kim quỹ yếu lược, các thể lâm sàng ở giai đoạn cấp tùy theo tà
khí xâm phạm ở phần nông là TPKL, ở phần sâu có hôn mê là TPTP [], [], [].
14
- Trúng phong kinh lạc: Mức độ nhẹ, liệt nửa người không có hôn mê.
Bỗng nhiên da thịt tê dại đi lại nặng nhọc, mắt miệng méo, tê liệt nửa người
rêu lưỡi trắng, mạch huyền tế hay phù sác.
- Trúng phong tạng phủ: Bệnh xuất hiện đột ngột, liệt nửa người có hôn
mê, có hai chứng:
Chứng kế: Bất tỉnh, răng cắn chặt, miệng mím chặt, hai bàn tay nắm
chặt, da mặt đỏ, tay chân ấm, không có rối loạn cơ tròn, mạch huyền lữu lực.
Chứng thoát: Bất tỉnh, mắt nhắm, miệng há, tay duỗi, chân tay lạnh, có
rối loạn cơ tròn, mạch trầm huyền vô lực.
Trúng phong được chia làm ba giai đoạn: Giai đoạn cấp tính, giai đoạn
phục hồi, giai đoạn di chứng [].
1.2.2.2. Điều trị
 Giai đoạn cấp tính: Trong giai đoạn này về cơ bản có ba trạng thái:

Không có rối loạn ý thức, hôn mê nông và hôn mê sâu [].
* Điều trị ở giai đoạn không có rối loạn ý thức, chỉ có liệt nửa người:
+ Triệu chứng: Thường xuất hiện ở trạng thái tĩnh (đang nghỉ, sau khi
làm việc mệt hoặc sáng ngủ dậy).
Do phong trúng kinh lạc làm khí huyết trong kinh lạc bị trở ngại gây nên.
+ Pháp điều trị: Khu phong dưỡng huyết thông lạc [].
+ Phương dược: Bổ dương hoàn ngũ thang gia giảm (Hoàng kỳ, đào
nhân, địa long, xích thược, đương quy, hồng hoa, xuyên khung) [], [], [].
* Điều trị ở giai đoạn hôn mê nông: Y học cổ truyền gọi là chứng bế,
thường do phong nhiệt nhiễu thanh không, đàm thấp hoặc đàm nhiệt làm bế
tắc tâm khiếu, còn gọi là trúng phong tạng phủ [].
+ Triệu chứng: Thường lúc tỉnh lúc mê, mặt đỏ, người nóng, hàm răng
cắn chặt, nằm không yên, thở thô, có nhiều đờm, đại tiểu tiện không thông,
mạch huyền sác [].
15
+ Pháp điều trị: Cấp cứu, khai bế tỉnh thần [].
+ Phương dược: An cung ngưu hoàng hoàn có thành phần chủ yếu do
11 vị thuốc tạo nên gồm: ngưu hoàng, bột sừng tê giác, xạ hương, trân châu,
chu sa, hùng hoàng, hoàng liên, hoàng cầm, chi tử, uất kim, băng phiến [], [].
+ Châm cứu: Châm chích nặn máu Bách hội, Thập tuyên để thanh nhiệt,
hạ áp. Châm kích thích mạnh Nhân trung, Thập nhị tỉnh để tỉnh thần [], [].
* Điều trị ở giai đoạn hôn mê sâu: Y học cổ truyền gọi là chứng thoát [], [].
+ Triệu chứng: Hôn mê sâu, mắt mở, vã mồ hôi, chân tay lạnh, thở yếu,
mạch vi muốn tuyệt [], [].
+ Pháp điều trị: Hồi dương cố thoát [], [].
+ Phương dược: Sâm phụ thang gia vị [], [], [].
Trong bài có nhân sâm đại bổ nguyên khí, phụ tử chế hồi dương cứu
nghịch. Hai vị phối hợp có tác dụng phấn chấn dương khí, ích khí, cố thoát
[]. Nếu ra mồ hôi không ngừng, gia hoàng kỳ, mẫu lệ, ngũ vị tử để liễm
hãn cố thoát [].

Nếu sau khi điều trị dương khí được phục hồi thì sắc mặt hồng, chân
tay còn lạnh, phiền táo không yên, mạch nhược hoặc phù đại là biểu hiện của
chân âm bị hư tổn, hư dương đưa lên thì dùng bài Địa hoàng ẩm tử gia giảm
để bồi bổ chân âm, ôn thận dương. Trong bài dùng thục địa, mạch môn, thạch
hộc, ba kích, nhục dung, ngũ vị tử để bổ thận ích tinh, tư âm liễm dịch; phụ tử
chế, nhục quế ôn thận phù chính; viễn trí, xương bồ khai khiếu trừ đàm [], [].
+ Châm cứu: Cứu cách muối Thần khuyết, hoặc cứu Quan nguyên, Khí
hải đến khi chân tay ấm, sờ thấy mạch đập [], [].
 Phục hồi sau giai đoạn cấp
Giai đoạn cấp tính của trúng phong bệnh viện chuyển rất phức tạp, nếu
điều trị tích cực bệnh chuyển sang giai đoạn phục hồi, tuy nhiên còn để lại
nhiều di chứng nặng nề như: Liệt nửa người, nói khó, miệng méo, mắt xếch.
16
Cần tích cực điều trị, nên phối hợp giữa điều trị bằng phương pháp dùng
thuốc và không dùng thuốc như châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, tập luyện. Đây
là giai đoạn can thiệp điều trị tốt nhất để phục hồi các di chứng. Ngoài nguyên
tắc tuân theo biện chứng luận trị còn cần phải kết hợp với các phương pháp
hoạt huyết hóa ứ, thông kinh lạc, ích khí. Song song với việc khôi phục công
năng tạng phủ còn cần phải đề phòng bệnh tái phát.
* Điều trị chứng trúng phong sau giai đoạn cấp bằng phương pháp
dùng thuốc
• Liệt nửa người
+ Khí hư huyết ứ, kinh lạc trở trệ:
Triệu chứng: Khí hư không vận hành được huyết, huyết không vinh
dưỡng được, khí huyết ứ trệ, mạch lạc tắc trở làm cho các chi thể không vận
động được [].
Pháp điều trị: Ích khí hoạt huyết, thông kinh hoạt lạc [].
Phương dược: Bổ dương hoàn ngũ thang gia giảm (Hoàng kỳ, đào
nhân, địa long, xích thược, đương quy, hồng hoa, xuyên khung) [], [], [].
+ Thận âm dương đều hư, thất ngôn:

Triệu chứng: Bán thân bất toại, thất ngôn, ù tai, lưng gối lạnh đau, chân
tay lạnh, chóng mặt, choáng váng, chất lưỡi nhợt, rêu trắng, mạch trầm trì [].
Pháp điều trị: Tư thận âm, bổ thận dương, khai khiếu [].
Phương dược: Địa hoàng ẩm tử (Tuyên minh luận) gia giảm: Can địa
hoàng, sơn thù, ba kích, nhục thung dung, nhục quế, phụ tử, thạch hộc, mạch
môn, ngũ vị tử, bạch linh, xương bồ, viễn trí ], [].
+ Chính khí hư, phong tà trúng vào kinh lạc:
Triệu chứng: Bán thân bất toại, miệng méo mắt xếch, lưỡi cứng nói khó
hoặc không nói được, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù hoãn [].
Pháp điều trị: Bổ chính trừ phong, điều hòa khí huyết [], [].
17
Phương dược: Tiểu tục mệnh thang (Thiên kim phương) gia giảm:
Phòng phong, phòng kỷ, hạnh nhân, cam thảo, nhân sâm, phụ tử, quế chi,
bạch thược, xuyên khung, hoàng cầm [], [], [].
+ Âm hư dương xung, mạch lạc ứ trở:
Triệu chứng: Bán thân bất toại, chân tay co cứng, hoa mắt chóng mặt,
mặt đỏ, phiền táo không yên, nói khó, tê tay chân, chất lưỡi đỏ, rêu vàng,
mạch huyền hữu lực [].
Pháp điều trị: Bình can tiềm dương, tức phong thông lạc [], [].
Phương dược: Thiên ma câu đằng ẩm (Tạp bệnh chứng trị tân nghĩa)
gia giảm: Thiên ma, câu đằng, thạch quyết minh, tang ký sinh, đỗ trọng, ích
mẫu, phục thần, dạ giao đằng, chi tử, hoàng cầm, ngưu tất [], [].
• Rối loạn ngôn ngữ:
+ Phong đàm trở trệ kinh lạc:
Triệu chứng: Lưỡi to bè, nói ngọng, nói khó, rêu lưỡi trắng mỏng, dính.
Mạch huyền tế [4].
Pháp điều trị: Tức phong thông lạc, trừ đàm tuyên khiếu [].
Phương dược: Giải ngữ đan gia giảm (Thiên ma, toàn yết, nam tinh,
bạch phụ tử, viễn trí, xương bồ, mộc hương, thiên trúc hoàng, uất kim) [], [].
+ Thận tinh hư tổn:

Triệu chứng: Không nói được, hồi hộp, đánh trống ngực, đoản khí, lưng
gối mỏi yếu, mạch trầm tế nhược [].
Pháp điều trị: Bổ thận tinh, khai âm lợi khiếu [].
Phương dược: Địa hoàng ẩm tử gia giảm (Dinh địa, ba kích, sơn thù,
bạc hà, thạch hộc, nhục dung, ngũ vị tử, sinh khương, hạnh nhân, cát cánh,
bạch linh, mạch môn, xương bồ, viễn trí, đại táo) [], [].
18
+ Miệng méo, mắt lệch:
Triệu chứng: Miệng méo mắt lệch, kèm theo chi thể tê bì, hoặc nói khó,
nhức đầu chóng mắt [].
Pháp điều trị: Khu phong hóa đàm, tức phong thông lạc [].
Phương dược: Khiên chính tán (Bạch phụ tử, cương tàm, toàn yết) [], [].
* Điều trị chứng trúng phong sau giai đoạn cấp bằng phương pháp
không dùng thuốc:
- Điều trị chứng trúng phong sau giai đoạn cấp bằng châm cứu
+ Thể châm:
Xây dựng phác đồ huyệt theo biện chứng luận trị: [], []
Phong đàm huyết ứm bế trở kinh lạc: Phong trì, Thái dương, Thiên đột, Kiên
ngung, Khúc trì, Ngoại quan, Hợp cốc, Dương lăng tuyền, Túc tam lý, Thái xung.
Phong đàm thượng nhiễu, đàm nhiệt phủ thực: Chi câu, Đại hoành,
Phong long, Trung phủ, Xích trạch, Kiên ngung, Hợp cốc, Âm lăng tuyền,
Túc tam lý, Thái xung.
Can thậm âm hư, phong dương thượng nhiễu: Thái dương, Phong trì, Thái
xung, Thái khê, Tam âm giao, Khúc trì, Ngoại quan, Dương lăng tuyền, Túc tam lý.
Khí hư huyết ứ, lạc mạch trở trệ: Trung quản, Túc tam lý, Khí hải, Đại
chùy, Kiên ngung, Ngoại quan, Hoàn khiêu, Dương lăng tuyền, Túc tam lý,
Tam âm giao.
Can dương thượng nhiễu, mạch lạc ứ trở: Can du, Thận du, Phong trì,
Kiên ngung, Khúc trì, Ngoại quan, Hợp cốc, Dương lăng tuyền, Túc tam lý.
Có liệt mặt thêm huyệt: Giáp xa, Địa thương.

Chọn huyệt ở kinh dương là chính: [], []
Huyệt chính: Kiên ngung, Khúc trì, Thủ tam lý, Ngoại quan, Dương trì,
Hợp cốc, Hoàn khiêu, Phong thị, Túc tam lý, Dương lăng tuyền, Giải khê.
Thủ pháp bổ, hoặc bình bổ bình tả.
19
Huyệt phối hợp: Âm huyết hư tổn: Châm bổ huyết hải, Tam âm giao,
Thái khê. Đàm che lấp tâm khiếu: châm tả Bách hội, Nhân trung. Liệt mặt:
Chọn các huyệt: Hạ quan, Địa thương, Giáp xa. Đàm trọc trở trệ: Châm
Liêm tuyền. Nói khó: Châm Á môn, Liêm tuyền, Thiên đột, thủ pháp bình
bổ bình tả. Bệnh lâu ngày dẫn tới thận hư, khí huyết bất túc: Châm bổ Can
du, Thận du, Quan nguyên.
Mỗi lần châm bốn đến năm huyệt chính, mọt đến hai huyệt phối hợp.
Trong thời kỳ hồi phục, đàm ứ rõ, chính khí dần hư suy, châm cứu
nhằm tăng dinh dưỡng tứ chi, bổ dương minh, hóa đàm trừ thấp, sơ thông
kinh mạch, hành khí hoạt huyết với nguyên tắc huyết hành thì phong tất diệt,
khôi phục chức năng vận động [3].
+ Mãng châm: Mãng châm phát triển từ lý luận của “Cửu châm” mà
người xưa đã ghi trong sách Linh khu (770 – 221 trước Công nguyên). Châm
tức là điều khí, khí huyết lưu thông thì không có bệnh [].
Kỹ thuật châm: Dùng kim dài và to với kỹ thuật châm Thông kinh –
Liên kinh – Thấu kinh để điều hòa khí huyết nhanh và mạnh hơn [], [].
Mãng châm trong điều trị phục hồi sau trúng phong
Bệnh do phong gây ra thường tác động vào ác kinh dương và các kinh
mạch âm dương đa khí đa huyết. trong điều trị các huyệt ở các kinh thủ túc
dương minh, kết hợp với các huyệt ở kinh đởm, tỳ và bàng quang… để khu
phong, trừ thấp, bình can, kiện tỳ, thông kinh hoạt lạc, khai khiếu, điều hòa
khí huyết. Mỗi lần châm chọn dùng thay đổi các huyệt dưới đây, lưu kim từ
20 – 40 phút, dùng thủ pháp bổ hay tả tùy theo bệnh lý [], [].
Công thức huyệt: Trật biên – Hoàn khiêu, Túc tam lý – Phong long,
Tam âm giao – Âm lăng tuyền, Huyết hải – Âm liêm, Thái xung – Giải khê,

20
Tam âm giao – Trung đô, Kiên ngung – Tý nhu, Khúc trì – Kiên ngung, Hợp
cốc – Lao cung, Ngoại quan – Tam dương lạc, Kiên chinh – Cực tuyền, Thừa
khấp – Địa thương, Quyền liêu – Nghinh hương, Toản trúc – Tình minh… [].
+ Thủy châm: Thường tiêm vào huyệt các loại thuốc vitamin nhóm B:
B1, B6, B12 [], [].
+ Đầu châm: Đây là phương pháp đặc thù chọn huyệt vị trên đầu.
Phương pháp này dựa trên cơ sở công năng của vỏ não, lớp trên da đầu có những
vùng liên hệ mật thiết với chức năng các trung khu của vỏ não, do đó khi kích
thích sẽ truyền tín hiệu tới vỏ não để đạt hiệu quả chữa bệnh. Nguyên tắc là chọn
vùng vận động trên da đầu tương ứng với khu vực tổn ở thương não [].
+ Nhĩ châm: Dùng các huyệt thần môn, tâm, thận, não, chẩm [].
+ Cứu: Khi bệnh nhân có biểu hiện của chứng hàn [].
- Điều trị chứng trúng phong sau giai đoạn cấp bằng xoa bóp bấm huyệt:
+ Kỹ thuật: Thủ thuật phải nhẹ nhàng, song có tác dụng thấm sâu vào
da thịt, làm được lâu và có sức. Tác dụng bổ tả của thủ thuật: thường làm nhẹ,
chậm rãi, thuận đường kinh, có tác dụng bổ, làm nặng, nhanh, ngược đường
kinh có tác dụng tả [], [].
+ Áp dụng xoa bóp bấm huyệt trong điều trị di chứng trúng phong [], []
Một số thủ thuật thường dùng: Xát, xoa, day, ấn, miết, hợp, véo, bấm,
đám, điểm, lăn, phát, vờn, rung, vê, vận động.
Mục đích: Tăng cường dinh dưỡng, chống teo cơ, cứng khớp, giúp
nhanh chóng phục hồi chức năng vận động lửa người bên liệt.
- Điều trị chứng trúng phong sau giai đoạn cấp bằng phương pháp
luyện tập khí công: Áp dụng cho những bệnh nhân liệt đã phục hồi hoặc hồi
phục một phần, đã tự đi lại được [], [].
21
- Điều trị chứng trúng phong sau giai đoạn cấp bằng các phương pháp
tập luyện phục hồi chức năng: Sau khi bệnh nhân bị trúng phong đã điều trị
qua giai đoạn cấp, bệnh tương đối ổn định, thường sau một đến bảy tuần có

thể luyện tập được. Luyện tập từ nhẹ rồi tăng dần theo tình trạng từng bệnh
nhân và cần kiên trì luyện tập thường xuyên,đều đặn [].
Trong điều trị trúng phong cần chú ý:
Giai đoạn cấp tính cần kết hợp YHCT và YHHĐ điều trị sớm, hạn chế
những biến chứng nguy hiểm.
Giai đoạn hồi phục: Để phục hồi chức năng tốt nhất cho người bệnh từ
vận động đến ngôn ngữ cần kết hợp nhiều phương pháp điều trị, để người
bệnh hòa nhập lại với cuộc sống gia đình và xã hội ở mức cao nhất có thể và
đồng thời luôn phòng bệnh tái phát.
1.2.3. Laser trên huyệt (Laser châm)
+ Sơ lược về laser:
Laser là tên viết tắt của cụm từ Light Amplification by Stimulated
Emission of Radiation trong tiếng Anh, có nghĩa là “khuếch đại ánh sáng bằng
phát xạ kích thích”. Nhà vật lý thiên tài Albert Einstein, người đã phát minh
hiện tượng cưỡng bức (Stimulate Emission of Radiation) vào năm 1917. Phát
minh ra nguyên lý cơ bản của máy laser dựa trên cơ sở khuyếch đại ánh sáng
bởi phát xạ cưỡng bức thuộc về nhà vật lý người Mỹ Townes và 2 nhà vật lý
Liên Xô là Prochorov và Basov, cùng đồng thời trong năm 1954 công bố các
công trình phát hiện nguyên lý laser. Thiết bị được công bố đầu tiên vào năm
1958 Cho đến nay có nhiều loại laser đã ra đời và được ứng dụng rộng rãi trong
mọi lĩnh vực của cuộc sống, đặc biệt trong lĩnh vực y sinh học, laser đã và đang
góp phần quan trọng trong chẩn đoán và điều trị nhiều loại bệnh lý.
22
Tính chất đặc trưng của chùm sáng laser
Độ định hướng cao
Tính đơn sắc rất cao
Tính kết hợp của các photon trong chùm tia laser
Tính chất từ phát liên tục đến phát xung cực ngắn
Tương tác laser với tổ chức sống
Hiệu ứng kích thích sinh học: Khi chiếu laser vào, trong tổ chức sống

xảy ra hàng loạt các thay đổi sinh học, làm tăng sinh tế bào, cải thiện tình
trạng vi tuần hoàn, giảm việc tạo các gốc oxy hóa. Qua đó có tác dụng chống
viêm, giảm phù nề, kích thích quá trình liền vết thương. Hiệu ứng tác động
này gọi là hiệu ứng kích thích sinh học, hiệu ứng này xảy ra ở các loại laser
có năng lượng thấp.
23
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. CHẤT LIỆU DÙNG TRONG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Thuốc nghiên cứu
2.1.2. Thiết bị laser bán dẫn hồng ngoại châm cứu ACULASER PLUS+
2.1.3. Các phương tiện khác: Máy điện châm kim châm cứu, bông,
cồn 70
0
, banh
2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
- Địa điểm nghiên cứu: Khoa YHCT Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội.
- Thời gian nghiên cứu:
2.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.3.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
* Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo Y học hiện đại
- Là những bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên không phân biệt giới, nghề
nghiệp. Được chẩn đoán là NMN sau giai đoạn cấp được điều trị nội trú tại
Khoa YHCT – Bệnh viện Bạch Mai.
- Lâm sàng:
+ Bệnh nhân có di chứng liệt nửa người ở các mức độ khác nhau.
+ Tỉnh táo, nghe và hiểu được lời nói.
+ Không có các biến chứng loét, bội nhiễm.
+ Các chỉ số sinh tồn: mạch, nhiệt độ, nhịp thở ổn định.
+ Huyết áp tâm thu dưới hoặc bằng 160 mmHg, huyết áp tâm trương

dưới hoặc bằng 100 mmHg.
- Cận lâm sàng:
+ CT-scan hoặc MRI sọ não – chẩn đoán xác định là nhồi máu bán cầu
não: Hình ảnh giảm tỷ trọng tại ổ nhồi máu.
24
- Đánh giá mức độ liệt theo Rankin, Barthel:
+ Theo độ Rankin: chọn bệnh nhân có di chứng độ II đến độ IV.
+ Theo chỉ số Barthel chọn bệnh nhân từ độ II (65-90đ) đến độ IV (0-25đ).
* Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo Y học cổ truyền
Bệnh nhân NMN đã được tuyển chọn theo tiêu chuẩn của YHHĐ,
sau đó tiếp tục được phân loại bằng YHCT thông qua tứ chẩn chọn những
bệnh nhân có biểu hiện chứng bán thân bất toại. Chúng tôi tập trung
nghiên cứu hai thể bệnh:
1. Khí hư huyết trệ lạc mạch ứ trở:
- Triệu chứng: Liệt nửa người, chân tay mềm vô lực, nói ngọng, miệng
mắt méo xếch, mặt vàng ải hoặc tối không tươi. Rêu trắng mỏng lưỡi tím nhợt
hoặc lệch. Mạch tế sác vô lực.
2. Can dương thịnh lên lạc mạch ứ trở:
- Triệu chứng: Liệt nửa người, chân tay cứng đờ co lại choáng nhức
đầu, mặt đỏ tai ù. Rêu lưỡi vàng mỏng. Mạch huyền có lực.
2.3.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân
- Các bệnh liệt nửa người không phải NMN như: chảy máu não, chấn
thương, u não, bệnh lý ở tim, dị dạng mạch máu não.
- NMN có kèm theo các bệnh: lao, rối loạn tâm thần, nằm trong chống
chỉ định của thuốc.
- Bệnh nhân không tuân thủ điều trị.
- Bệnh nhân áp dụng các phương pháp khác.
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu
- Thiết kế nghiên cứu: Theo phương pháp thử nghiệm lâm sàng có so

sánh với nhóm đối chứng, so sánh trước và sau điều trị.
25
- Cỡ mẫu nghiên cứu: Chọn 60 bệnh nhân được chẩn đoán NMN
điều trị ổn định sau giai đoạn cấp và đáp ứng các tiêu chuẩn khá về đối
tượng nghiên cứu.
* Chia hai nhóm: Theo phương pháp ghép cặp đồng đều về: tuổi, độ
liệt theo Rankin, thể bệnh theo YHCT.
- Nhóm đối chứng: Gồm 30 bệnh nhân được điều trị theo phác đồ nền
gồm thuốc YHHĐ, YHCT, điện châm theo phác đồ của Khoa YHCT Bệnh
viện Bạch Mai.
- Nhóm nghiên cứu: Gồm 30 bệnh nhân được điều trị theo phác đồ
nền như nhóm đối chứng, phối hợp thêm laser châm.
Phác đồ nền được áp dụng tại Khoa YHCT Bệnh viện Bạch Mai:
+ Thuốc bảo vệ và dinh dưỡng thần kinh: Citicoline, Gliatiline,
Piracetam, Praxillen, Ginkgo biloba, Cerebrolysin.
+ Ở nghiên cứu này chúng tôi dùng: Piracetam 40 mg, mỗi ngày uống 4
viên, chia làm 2 lần sáng, chiều, liên tục trong 30 ngày.
+ Thuốc chống ngưng tập tiểu cầu: Acid acetylsalicylic (Aspegic 250
mg), mỗi ngày uống 1 gói, liên tục trong 30 ngày.
+ Các thuốc điều trị bệnh kèm theo nếu có như tăng huyết áp, đái tháo
đường, rối loạn lipid máu.
2.4.2. Quy trình nghiên cứu
 Tuyển chọn bệnh nhân
- Chọn các bệnh nhân thỏa mãn các yêu cầu của đối tượng nghiên cứu
trong mục 2.3.1.
- Các xét nghiệm cận lâm sàng được thực hiện tại Bệnh viện Bạch Mai
như: xét nghiệm huyết học, sinh hóa máu, chụp cắt lớp vi tính sọ não.
 Chia nhóm
Chia các bệnh nhân đã đủ tiêu chuẩn lựa chọn vào hai nhóm:

×