Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Tình hình kinh tế huyện tuyên hóa từ khi tái lập tỉnh đến nay (1989 2018)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 82 trang )

Lời Cảm Ơn

Lờ i đầ u tiên em xin bày tỏ

lòng biế t ơ n chân

thành và sâu sắ c nhấ t đế n ThS. Lê Trọ ng Đạ i là
ngư ờ i đã tậ n tình chỉ

bả o, hư ớ ng dẫ n, giúp

đỡ cho em trong suố t quá trình thự c hiệ n và hoàn
thành khóa luậ n này.
Xin chân thành cả m ơ n các thầ y cô giáo Trư ờ ng
Đạ i họ c Quả ng Bình, cả m ơ n Khoa Khoa họ c xã
hộ i; Lãnh đạ o huyệ n Tuyên Hóa đã tạ o điề u kiệ n
tố t cho em hoàn thành tố t khóa luậ n tố t nghiệ p.
Cả m ơ n gia đình và tậ p thể
Đạ i họ c sư

phạ m Lị ch sử

- K57 đã luôn độ ng

viên, an ủ i, giúp đỡ , chia sẻ
gian

họ c

tậ p




thự c

lớ p

trong suố t thờ i

hiệ n

khóa

luậ n

tố t

nghiệ p.
Mặ c dù bả n thân đã có nhiề u cố
việ c thự c hiệ n đề

gắ ng trong

tài như ng do điề u kiệ n về

thờ i gian, năng lự c còn hạ n chế

nên khóa luậ n

không tránh khỏ i nhữ ng thiế u sót. Em rấ t mong
nhậ n đư ợ c nhữ ng sự góp ý củ a thầ y cô để


khóa

luậ n đư ợ c hoàn thiệ n hơ n.
Em kính chúc các thầ y cô giáo sứ c khỏ e, thành
công trong công việ c và cuộ c số ng cũng như trong
sự nghiệ p trồ ng ngư ờ i.
Em xin chân thành cả m ơ n.
Quả ng Bình, tháng 5 năm 2019
Sinh viên
i


Hồ Thị

ii

Thúy Hằ ng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản khóa luận là công trình nghiên cứu khoa học, độc
lập của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và có nguồn
gốc rõ ràng.
Tác giả khóa luận

Hồ Thị Thúy Hằng

iii



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ iii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ vii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................. viii
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 5
4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................. 5
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 5
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .............................................. 6
7. Đóng góp của đề tài ........................................................................................ 6
8. Cấu trúc của khóa luận ................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: TIỀM NĂNG KINH TẾ CỦA HUYỆN TUYÊN HÓA ........... 8
1.1. Tiềm năng về tự nhiên ................................................................................. 8
1.1.1.Vị trí địa lý ................................................................................................ 8
1.1.2. Địa hình .................................................................................................... 9
1.1.3. Khí hậu ..................................................................................................... 9
1.1.4. Đặc điểm thủy văn .................................................................................. 10
1.1.5.Tài nguyên đất ......................................................................................... 10
1.1.6.Tài nguyên nước ...................................................................................... 13
1.1.7.Tài nguyên rừng và đất rừng .................................................................... 14
1.1.8. Tài nguyên khoáng sản ........................................................................... 15
1.1.9. Tài nguyên du lịch .................................................................................. 16
1.2. Tiềm năng về xã hội .................................................................................. 17
CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH KINH TẾ HUYỆN TUYÊN HÓA TỪ KHI TÁI
LẬP TỈNH ĐẾN NAY (1989 - 2018) ............................................................. 19


iv


2.1. Vài nét tình hình kinh tế huyện Tuyên Hóa trước khi chia tách huyện (giai
đoạn 1977 - 1989) ............................................................................................ 19
2.2. Tình hình kinh tế huyện Tuyên Hóa từ khi chia tách huyện năm 1990 đến
năm 2018 ......................................................................................................... 25
2.2.1. Kinh tế huyện Tuyên Hóa giai đoạn 1990 - 1995 .................................... 25
2.2.1.1.Nông - Lâm - Ngư nghiệp ..................................................................... 27
2.2.1.2. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp....................................................... 28
2.2.1.3. Thương mại, dịch vụ ............................................................................ 28
2.2.2. Kinh tế huyện Tuyên Hóa giai đoạn 1996 - 2000 .................................... 29
2.2.2.1. Nông - Lâm nghiệp .............................................................................. 30
2.2.2.2. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp....................................................... 30
2.2.2.3. Thương mại, dịch vụ ............................................................................ 30
2.2.3. Kinh tế huyện Tuyên Hóa giai đoạn 2001 - 2005 .................................... 31
2.2.3.1. Nông - Lâm - Ngư nghiệp .................................................................... 31
2.2.3.2. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp....................................................... 32
2.2.3.3. Thương mại, dịch vụ ............................................................................ 33
2.2.4. Kinh tế huyện Tuyên Hóa giai đoạn 2006 - 2010 .................................... 34
2.2.4.1. Nông - Lâm - Ngư nghiệp .................................................................... 34
2.2.4.2. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp....................................................... 37
2.2.4.3. Thương mại, dịch vụ ............................................................................ 38
2.2.5. Kinh tế huyện Tuyên Hóa giai đoạn 2011 - 2015 .................................... 39
2.2.5.1. Nông - Lâm nghiệp .............................................................................. 40
2.2.5.2. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp....................................................... 42
2.2.5.3. Thương mại, dịch vụ ............................................................................ 43
2.2.6. Kinh tế huyện Tuyên Hóa giai đoạn 2016 - 2018 .................................... 43
2.2.6.1. Nông - Lâm - Ngư nghiệp .................................................................... 44

2.2.6.2. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp....................................................... 47
2.2.6.3. Thương mại, dịch vụ ............................................................................ 47
2.3. Hạn chế và nguyên nhân ............................................................................ 48
2.3.1. Hạn chế .................................................................................................. 48
v


2.3.2. Nguyên nhân .......................................................................................... 49
2.4. Đánh giá tổng quan và bài học kinh nghiệm .............................................. 50
3.1. Căn cứ để Tuyên Hóa xác định mục tiêu, quan điểm phát triển kinh tế ...... 52
3.2. Quan điểm, mục tiêu và phương hướng phát triển kinh tế của huyện Tuyên
Hóa từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 .......................................... 53
3.2.1. Quan điểm .............................................................................................. 53
3.2.2. Mục tiêu ................................................................................................. 55
3.2.3. Phương hướng phát triển kinh tế ............................................................. 56
3.3. Xây dựng quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế từ nay đến năm 2030,
tầm nhìn đến năm 2035 .................................................................................... 58
3.3.1. Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ............................................................ 58
3.3.2. Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ......................................... 58
3.3.3. Phát triển thương mại dịch vụ, du lịch .................................................... 59
3.4. Một số giải pháp để phát triển kinh tế huyện Tuyên Hóa ........................... 59
3.4.1. Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn .......................................... 59
3.4.2. Giải pháp về vốn và sử dụng vốn ............................................................ 60
3.4.3. Giải pháp về thị trường ........................................................................... 62
3.4.4. Giải pháp về khoa học công nghệ ........................................................... 63
3.4.5. Giải pháp về cơ chế chính sách ............................................................... 65
3.4.6. Giải pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ....................................................... 68
3.4.7. Tích cực bảo vệ môi trường sinh thái trong phát triển kinh tế ............... 69
3.4.8. Tăng cường và nâng cao năng lực quản lý nhà nước của chính quyền địa
phương trong phát triển kinh tế ........................................................................ 70

KẾT LUẬN ..................................................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 73

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT

Chữ viết tắt

Giải nghĩa

1

CN - TTCN

Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp

2

KH

Kế hoạch

3

TN & MT


Tài nguyên và Môi trường

4

UBND

Ủy ban nhân dân

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng
1.1.
1.2.
1.3.

Tên bảng
Diện tích đất của huyện Tuyên Hóa
Diện tích và cơ cấu đất nông nghiệp huyện Tuyên
Hóa năm 2017
Diện tích và cơ cấu đất phi nông nghiệp huyện

Trang
11
11
12

Tuyên Hóa năm 2017
1.4.


Hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất lâm nghiệp

viii

14


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh lịch sử thế giới có nhiều biến động, công cuộc đổi mới của
Việt Nam đã được khởi động (từ năm 1986, đến năm 1989) Việt Nam đã bước
đầu đạt được một số thành tựu quan trọng (từ một quốc gia thiếu lương thực
Việt Nam bắt đầu xuất khẩu được 1,5 triệu tấn gạo). Ngày 01 tháng 7 năm 1989,
tỉnh Quảng Bình được tái lập với địa giới và tên gọi cũ. Ngày 01 tháng 6 năm
1990, Huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình được tách thành 2 huyện Tuyên Hóa
và Minh Hóa. Huyện Tuyên Hóa mới được thành lập bao gồm hầu hết các xã
của huyện Tuyên Hóa trong những năm 1964 - 1977 (riêng 2 xã Phù Hóa và
Cảnh Hóa vẫn trực thuộc huyện Quảng Trạch). Sau khi điều chỉnh lại địa giới,
bộ máy của huyện Tuyên Hóa mới trở nên gọn nhẹ hơn đã nhanh chóng đi vào
ổn định. Trong gần 30 năm tái lập Huyện (1990 - 2019), với tinh thần đoàn kết,
sáng tạo, Đảng bộ và nhân dân Tuyên Hóa đã từng bước giải quyết những khó
khăn đưa nền kinh tế, xã hội của địa phương phát triển một cách toàn diện, duy
trì tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên, đời sống
nhân dân từng bước được cải thiện, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung
của tỉnh nhà. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, nền kinh tế của
Tuyên Hóa qua 29 năm thực hiện công cuộc đổi mới còn nhiều mặt hạn chế, bất
cập cần sớm được khắc phục.Vì vậy việc nghiên cứu tổng kết lí luận và thực tiễn
qua 29 năm tái lập tỉnh, đổi mới và phát triển kinh tế (1989 - 2018), để từ đó đề
ra những giải pháp góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Tuyên Hóa trong

xu thế hội nhập là cần thiết.
Với mong muốn đóng góp một phần hiểu biết của mình vào việc đánh giá
tiềm năng kinh tế của huyện Tuyên Hóa và đề xuất một số giải pháp góp phần
phát triển kinh tế của huyện nhà, mà tôi chọn vấn đề “Tình hình kinh tế huyện
Tuyên Hóa từ khi tái lập tỉnh đến nay (1989 - 2018)” làm đề tài khóa luận tốt
nghiệp của mình.

1


2. Lịch sử vấn đề
Trên thế giới, việc nghiên cứu về tình hình kinh tế và các học thuyết về
kinh tế đã được quan tâm từ rất lâu, nhất là các nước tư bản phát triển. Khái
niệm kinh tế học và phân tích sơ khai về kinh tế đã xuất hiện từ rất sớm trong
lịch sử, được tìm thấy đầu tiên trong các tác phẩm của những triết gia cổ Hy Lạp
nổi tiếng như: Aristote và Platon (khoảng thế kỷ thứ IV và V trước công
nguyên). Nhưng chỉ từ khi xuất hiện tác phẩm kinh tế học nổi tiếng của A.
Smith "Nghiên cứu về nguồn gốc và bản chất sự giàu có của các dân tộc" (năm
1776). Kinh tế học mới thực sự phát triển và được hệ thống hóa một cách khoa
học.
Ở Việt Nam, nhận thấy rõ tầm quan trọng của phát triển kinh tế đối với sự
nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa, trong quá trình thực hiện sự nghiệp cách
mạng và đặc biệt là sau hơn 33 năm đổi mới (kể từ năm 1986), nền kinh tế nước
ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đưa Việt Nam từ nước chậm phát
triển trở thành nước có thu nhập trung bình thấp. Cùng với toàn Đảng, toàn dân
trong quá trình phát triển đất nước, các nhà khoa học, các nhà kinh tế đã có
những đóng góp to lớn trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước thông qua
các chương trình nghiên cứu, các đề tài khoa học về vấn đề này. Trong những
năm gần đây, từ các góc độ tiếp cận khác nhau, các nhà khoa học đã có rất nhiều
công trình nghiên cứu về vấn đề phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế

ngành nông nghiệp, nông thôn trong quá trình đổi mới, Công nghiệp hoá - Hiện
đại hoá và hội nhập kinh tế thế giới, dưới nhiều góc độ khác nhau, được công bố
dưới dạng chuyên đề, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, các kỷ yếu đề tài cấp bộ,
các bài viết đăng trên các báo, tạp chí…
Liên quan đến đề tài khóa luận ở mức độ lý luận về kinh tế tôi đã tham
chiếu những công trình dưới đây:
Ngô Tuấn Nghĩa (2018), Kinh tế chính trị Mác - Lênin, Nhà xuất bản Lý
luận chính trị, đã trình bày một cách sâu sắc về sự hình thành, phát triển, nội
dung cốt lõi, đối tượng, phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác Lênin. Trên cơ sở đó, hiểu được mối liên hệ giữa kinh tế chính trị Mác - Lênin
với dòng chảy tư tưởng kinh tế của nhân loại.
2


Nguyễn Đình Hương trong công trình Phát triển các loại thị trường trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nhà xuất bản
Lý luận chính trị trình bày về vai trò của kinh tế thị trường trong việc phát triển
nền quan hệ sản xuất, phát triển lực lượng sản xuất trong giai đoạn quá độ lên
chủ nghĩa xã hội ở nước ta và tính đồng bộ giữa các loại thị trường trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Đề cập tới các tiềm năng thiên nhiên là nguồn lực quan trọng cho phát
triển kinh tế của huyện Tuyên Hóa, hai tác giả Nguyễn Xuân Tuyến và Nguyễn
Đức Lý trong công trình “Quảng Bình tài nguyên khoáng sản” nhà xuất bản
Khoa học kỹ thuật, đã giới thiệu tiềm năng tự nhiên của huyện Tuyên hóa dựa
trên kết quả tổng hợp các công trình nghiên cứu về địa chất, địa mạo, về khí
tượng thủy văn, về động thực vật ở mức độ khái quát. Đặc biệt công trình này đã
giới thiệu khá cụ thể nguồn tài nguyên khoáng sản của huyện Tuyên Hóa. Đây là
cơ sở để huyện Tuyên Hóa xem xét hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã
hội của mình.
Lịch sử Đảng bộ huyện Tuyên Hóa tập 3 (1975 - 2000), nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia - Sự thật, nội dung chính của sách viết về: Lịch sử Đảng bộ

tuy nhiên có để cập ở mức độ sơ lược đến tình hình kinh tế của Huyện trong
những năm 1975 - 2000. Nội dung chính của sách phản ánh khách quan các sự
kiện lịch sử của huyện Tuyên Hóa trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh
tế xã hội trong những năm 1975 - 2000.
Báo cáo tình hình kinh tế- xã hội của Tỉnh Quảng Bình năm 2017 - 2018
có đề cập vài nét về tình hình kinh tế của huyện nhưng chỉ dừng lại ở mức độ
chung. Một số công trình nói trên đã đi sâu phân tích những đặc điểm, vai trò,
thực trạng, tính chất của nền kinh tế Việt Nam hoặc tỉnh Quảng Bình nói chung
và đề xuất những giải pháp để phát triển kinh tế của quốc gia và của tỉnh Quảng
Bình còn kinh tế Tuyên Hóa còn ở mức sơ lược.
Ở mức độ gần với đề tài khóa luận hơn qua khảo sát, tôi thấy trong những
năm từ năm 2000 đến 2018, UBND huyện Tuyên hóa đều có báo cáo tình hình
kinh tế xã hội của Tuyên Hóa đánh giá thực trạng phân tích thành tựu, hạn chế,
3


vạch ra nguyên nhân ưu điểm, hạn chế và định hướng phát triển năm sau. Trong
Lịch sử Đảng bộ huyện Tuyên Hóa Tập 3 (1975 - 2000) đã giới thiệu tình hình
kinh tế và xã hội của huyện Tuyên Hóa theo từng giai đoạn năm từ 1975 đến
1990 và 1990 đến 2000.
Đặc biệt ông Hoàng Minh Đề - Bí thư huyện ủy trong bài viết “Huyện
Tuyên Hóa - 30 năm đổi mới và phát triển trên lĩnh vực kinh tế xã hội (1989 2019)” đăng ký yếu Hội thảo Quảng Bình 30 năm đổi mới và phát triển, được
nhà xuất bản Hồng Đức ấn hành đã dành 20 trang khổ 19 x 27 để giới thiệu sự
phát triển kinh tế và xã hội của huyện Tuyên hóa với những số liệu được rút ra
từ sự so sánh 2 lĩnh vực này tại 2 thời điểm từ 1990 và 2018. Bài viết đã đánh
giá sự phát triển, những thành tựu, hạn chế chính cả về kinh tế lẫn xã hội đồng
thời phân tích nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế rút ra 4 bài học kinh nghiệm
và nêu lên định hướng mục tiêu nhiệm vụ từ 2019 đến 2030 tầm nhìn 2035. Đây
là những tài liệu quan trọng mà tác giải khóa luận tham chiếu để thực hiện đề
tài.

Tóm lại, Các công trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập một số vấn đề lý
luận và thực tiễn của quá trình phát triển kinh tế và xã hội của huyện Tuyên Hóa
có tính khái quát, hoặc theo giai đoạn nhưng thường giới thiệu chung cả kinh tế
và xã hội của Huyện.
Tuy vậy, cho đến nay chưa có công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu
một cách có hệ thống tình hình kinh tế ở huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình từ
lúc tái lập tỉnh vào năm 1989 đến nay. Từ thực tiễn đó đòi hỏi phải có một đề tài
nghiên cứu mang tính sâu sắc về nội dung trên. Vì vậy, trên cơ sở kế thừa có
chọn lọc các kết quả nghiên cứu đã công bố, khóa luận này sẽ tái hiện lại bức
tranh kinh tế cụ thể hơn, đi sâu phân tích tiềm năng thế mạnh, các thành tựu và
hạn chế trong phát triển kinh tế của huyện. Mặt khác dựa trên thực trạng tình
hình phát triển kinh tế đó để vạch rõ nguyên nhân thành công, hạn chế của quá
trình phát triển kinh tế huyện Tuyên Hóa những năm 1989 - 2018, rút ra bài học
kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp để định hướng phát triển kinh tế huyện
Tuyên Hóa một cách hợp lý, tận dụng được các nguồn lực góp phần đưa Tuyên
Hóa vươn lên thành một huyện có nền kinh tế khá ở tỉnh Quảng Bình.
4


3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tái hiện lại bức tranh toàn cảnh về quá trình phát triển kinh tế
của huyện Tuyên Hóa từ 1989 đến 2018. Mặt khác khóa luận mạnh dạn đề xuất
các giải pháp hợp lý để phát triển kinh tế ở huyện Tuyên Hóa trong những năm
tiếp theo. Hoàn thành đề tài với hy vọng khóa luận của tôi cung cấp được một tài
liệu tham khảo cho lãnh đạo các ban ngành của huyện Tuyên Hóa và các địa
phương trực thuộc, giúp người đọc đánh giá đúng thực trạng kinh tế Tuyên Hóa
từ khi tái lập tỉnh năm 1989 đến nay.
4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Kinh tế xã hội của huyện Tuyên Hóa

4.2. Đối tượng nghiên cứu
Tình hình kinh tế huyện Tuyên Hóa
4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: khóa luận chủ yếu tập trung nghiên cứu ở huyện
Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.
- Phạm vi thời gian: đề tài xác định phạm vi thời gian nghiên cứu là 30
năm từ khi tái lập tỉnh Quảng Bình (1989 - 2018).
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những thành tựu và hạn chế của công cuộc đổi mới trên lĩnh
vực kinh tế của huyện Tuyên Hóa từ khi tái lập tỉnh cho đến nay (giai đoạn 1989
- 2018).
- Đi sâu phân tích, đánh giá những thành tựu và hạn chế chỉ ra nguyên
nhân ưu điểm và hạn chế để rút ra bài học kinh nghiệm từ quá trinh phát triển
kinh tế của huyện Tuyên Hóa.
- Đề xuất những giải pháp góp phần thúc đẩy sự phát triểnkinh tế của
huyện Tuyên Hóa giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 một cách toàn
diện và bền vững.

5


6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận
Cơ sở phương pháp luận của đề tài là dựa trên quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, quan điểm, đường lối của
Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế, đặc biệt là sự
vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới vào thực tiễn địa phương của Đảng bộ
Tuyên Hóa.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgic: Thể hiện được tính

hệ thống theo thời gian về sự chuyển biến của nền kinh tế huyện Tuyên Hóa
trong phạm vi không gian như đã xác định; nhìn nhận một cách tổng quát những
vấn đề đã trình bày trong mối quan hệ tác động lẫn nhau, từ đó rút ra những
nhận xét, đánh giá về quá trình chuyển biến về mọi mặt, đồng thời nêu được
khuynh hướng phát triển đi lên về kinh tế của Tuyên Hóa trong công cuộc đổi
mới.
- Phương pháp tổng hợp, thống kê, định lượng, so sánh, phân tích nhằm
đánh giá, làm nổi bật sự phát triển trên các lĩnh vực.
- Phương pháp dự báo, trên cơ sở thực tiễn (kết quả đạt được, tiềm năng,
lợi thế của địa phương, tình hình thế giới trong nước; những hạn chế, khó khăn,
thách thức) đưa ra triển vọng phát triển của địa phương đến năm 2035.
7. Đóng góp của đề tài
1) Thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế huyện
Tuyên Hóa, tập hợp được một danh mục tài liệu tham khảo khá đầy đủ cho
những ai quan tâm nghiên cứu tình hình kinh tế huyện Tuyên Hóa của tỉnh
Quảng Bình trong những năm từ 1989 đến nay.
2)Tái hiện lại bức tranh toàn cảnh về tinh hình kinh tế của huyện Tuyên
Hóa giai đoạn 1998 - 2018, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của
thành công và hạn chế đó.
3) Khóa luận đề xuất được những giải pháp mang tính khoa học và khả thi
nhằm góp phần định hướng phát triển kinh tế trong thời kỳ quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện Tuyên Hóa trong thời gian tới (2020 - 2035).
6


4) Hoàn thành khóa luận ngoài việc tập dượt nghiên cứu khoa học, vận
dụng kiến thức kỹ năng đã học vào việc thực tiễn còn giúp cho tác giả nâng cao
và bổ sung thêm kiến thức của bản thân làm hành trang nghề nghiệp và cuộc
sống sau này.
8. Cấu trúc của khóa luận

Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, thì nội
dung chính của Khóa luận được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Tiềm năng kinh tế của huyện Tuyên Hóa.
Chương 2: Tình hình kinh tế huyện Tuyên Hóa từ khi tái lập tỉnh đến nay
(giai đoạn 1989 - 2018).
Chương 3: Các giải pháp định hướng phát triển kinh tế huyện Tuyên Hóa
từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035.

7


CHƯƠNG 1: TIỀM NĂNG KINH TẾ CỦA HUYỆN TUYÊN HÓA
1.1. Tiềm năng về tự nhiên
1.1.1.Vị trí địa lý
Huyện Tuyên Hóa là huyện miền núi nằm về phía Tây Bắc tỉnh Quảng
Bình, có ranh giới: Phía Bắc giáp huyện Hương Khê, huyện Kỳ Anh và huyện
Cẩm Xuyên của tỉnh Hà Tĩnh, phía Tây giáp huyện Minh Hóa và nước bạn Lào,
phía Nam giáp huyện Bố Trạch, phía Đông giáp huyện Quảng Trạch của tỉnh
Quảng Bình.
Toàn huyện có 20 đơn vị hành chính, trong đó có Thị trấn Đồng Lê và 19
xã: Lâm Hóa, Hương Hóa, Thanh Hóa, Thanh Thạch, Kim Hóa, Sơn Hóa, Lê
Hóa, Thuận Hóa, Đồng Hóa, Thạch Hóa, Nam Hóa, Đức Hóa, Phong Hóa, Mai
Hóa, Ngư Hóa, Tiến Hóa, Châu Hóa, Cao Quảng, Văn Hóa. Theo số liệu thống
kê năm 2016, dân số Tuyên Hóa có 79.469 người (trong đó nữ 39.845 người),
với mật độ 70 người/km2. Toàn huyện có 7 dân tộc cùng chung sống. Ngoài dân
tộc Kinh chiếm đại đa số còn có dân tộc Bru - Vân Kiều, dân tộc Tày và các dân
tộc như Mường, Sách, Chứt, Mã Liềng.
Tổng diện tích tự nhiên huyện Tuyên Hóa (theo số liệu năm 2017) là
112.869,38 ha, chiếm 14,27% và xếp thứ 5 so với toàn tỉnh. Trong số 20 xã, thị
trấn của huyện thì xã Kim Hóa có diện tích tự nhiên lớn nhất là 18.488,77 ha

chiếm 16,38%; thị trấn Đồng Lê có diện tích nhỏ nhất 1.075,18 ha, chiếm 0,95%
diện tích toàn huyện.
Tuyên Hóa có tuyến đường sắt Bắc - Nam; tuyến đường Xuyên Á (12C),
nối từ Vũng Áng đến biên giới Việt - Lào đi qua thị trấn Đồng Lê, đây là con
đường nối liền ba nước Việt Nam - Lào - Thái Lan; đường Quốc lộ 12A nối liền
huyện Quảng Trạch với Tuyên Hóa; hệ thống đường tỉnh lộ; cùng hệ thống đường
sông (Sông Gianh, với 2 nhánh: Rào Trổ và Rào Nậy; sông Ngàn Sâu; Sông Nan)
chảy qua.
Với vị trí như vậy, Tuyên Hóa có nhiều cơ hội để tiếp nhận những tác
động tích cực từ bên ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của
huyện.
8


1.1.2. Địa hình
Tuyên Hóa nằm về phía Tây - Nam dãy Hoành Sơn, giáp với dãy Trường
Sơn, có địa hình hẹp, độ dốc giảm (nghiêng) dần từ Tây sang Đông và bị chia
cắt bởi nhiều sông, suối, núi đá; cao trình vùng thấp từ 2 - 6 m, cao trình vùng
cao từ 25 - 100 m. Địa hình phía Tây Bắc là núi cao và thấp dần về phía Đông Nam. Toàn huyện có thể chia thành 3 dạng địa hình chính:
- Địa hình núi cao trung bình: Phân bổ chủ yếu ở ranh giới phía Tây Bắc
huyện, ở các xã Hương Hóa, Thanh Hóa, Thanh Thạch, Kim Hóa, Ngư Hóa,
Lâm Hóa, Thuận Hóa giáp với tỉnh Hà Tĩnh và xã Cao Quảng ở vùng phía Nam
huyện giáp với huyện Bố Trạch. Địa hình vùng này có đặc điểm là núi có độ cao
trung bình 300 - 400 m, một số đỉnh có độ cao trên 700 m; địa hình bị chia cắt
mạnh, sườn núi có độ dốc lớn với các khe hẹp, lớp phủ thực vật chủ yếu là rừng
nghèo và trung bình.
- Địa hình vùng gò đồi đan xen các thung lũng: Phân bổ chủ yếu dọc sông
Gianh (Rào Nậy, Rào Trổ). Bao gồm: Lê Hóa, Đồng Hóa, Thạch Hóa, Sơn Hóa,
Nam Hóa, Đồng Lê. Đặc điểm địa hình gồm các đồi có độ cao từ 20 - 50 m có
nguồn gốc hình thành từ phù sa cổ nên sườn dốc khá thoải từ 5 - 15% đan xen

các thung lũng nhỏ.
- Địa hình vùng đồng bằng: Chủ yếu phân bổ ở các xã phía Đông Nam
huyện gồm: Đức, Phong, Mai, Tiến, Châu và Văn Hóa. Đồng bằng của huyện có
đặc điểm nhỏ hẹp ven sông, hàng năm thường ngập lũ nên được phù sa bồi đắp;
đây là vùng trọng điểm lúa, màu và là nguồn cung cấp lương thực chính của
toàn huyện.
1.1.3. Khí hậu
Tuyên Hóa nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, mỗi năm có 2
mùa chính, lượng mưa hàng năm bình quân khoảng 2.300 - 2.400 mm, cao nhất
toàn tỉnh; nhiệt độ bình quân 22 - 23oC.
Mùa khô thường bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 9. Mùa mưa thường bắt
đầu từ giữa tháng 9 đến tháng 02 năm sau. Tổng số ngày mưa trung bình là 169
ngày/năm, chủ yếu từ giữa tháng 9 đến tháng 11 hàng năm.
9


* Tuyên Hóa chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chính:
+ Mùa đông có gió mùa Đông Bắc thịnh hành thổi theo hướng Bắc - Đông
Bắc.
+ Mùa hè chủ yếu gió Tây Nam khô nóng xuất hiện từng đợt, bắt đầu từ
tháng 4 và kết thúc vào tháng 7.
1.1.4. Đặc điểm thủy văn
Thủy văn: Toàn huyện chịu ảnh hưởng bởi lưu vực hệ thống Sông Gianh
(Rào Nậy, Rào Trổ), Sông Nan, Ngàn Sâu, Khe Nét, Khe Núng, Khe Hà, Khe
Dong, Khe Tre, khe Hồ Bẹ… Sông ngòi của huyện có đặc điểm là ngắn và dốc
nên tốc độ dòng chảy rất lớn. Về mùa khô, nước mặn dâng lên xâm nhập đến
Minh Cầm gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp. Do có nhiều lưu vực sông lớn
nên vùng thượng nguồn có thể xây dựng nhiều cụm thủy điện công suất 5 15MW như Khe Rôn, Khe Nét, Rào Nan. Đoạn Sông Gianh từ Phong Hóa về
biển khá sâu và rộng đủ điều kiện cho các loại tàu thủy có tải trọng đến 1.000
tấn hoạt động.

Tuy nguồn nước dồi dào nhưng do địa hình không thuận lợi cho việc xây
dựng các hồ chứa nước lớn nên mùa khô vùng đồi núi thường bị thiếu nước.
1.1.5.Tài nguyên đất
Theo báo Quy hoạch sử dụng đất, toàn huyện có 112.869,38 ha. Trong đó
có 3 nhóm chủ yếu sau:
- Nhóm đất feralit có nguồn gốc từ đá mẹ được hình thành nội sinh hoặc
sa diệp thạch chủ yếu phân bố ở vùng đồi núi có độ dốc cao, phía trên có thảm
thực vật là rừng tự nhiên che phủ, tuy bị xói mòn mạnh nhưng độ phì tự nhiên
vẫn còn khá nên khả năng tái sinh tự nhiên bằng khoanh nuôi bảo vệ hoặc xúc
tiến tái sinh rừng tốt. Nhóm đất này thích hợp với các loại cây công nghiệp dài
ngày (cây thông), cây ăn quả (mít, xoài…), cây lấy gỗ (keo, tràm…), trồng cỏ
phát triển chăn nuôi gia súc ở quy mô vừa và nhỏ.
- Nhóm đất phù sa cổ và đất feralit chủ yếu phân bố ở các địa hình núi
thấp hoặc gò đồi ở các xã Thanh, Hương, Kim, Đồng, Lê Hóa và Cao Quảng.
Tuy bị xói mòn mạnh và bạc màu do tập quán canh tác tự phát, nhưng nhiều đất
có tầng dày khá, nếu canh tác khoa học có thể trồng cây công nghiệp ngắn ngày,
trồng màu, cây ăn quả hoặc đồng cỏ chăn nuôi gia súc tốt.
10


- Nhóm đất phù sa bồi đắp hàng năm phân bổ chủ yếu các vùng ven sông
chính và các thung lũng đan xen ở vùng gò đồi. Nhờ hàng năm được phù sa bồi
đắp nên đất có độ phì tự nhiên cao, tầng dày lớn, phù hợp cho việc gieo trồng
lúa, ngô hoặc các loại hoa màu, rau đậu.
Tổng diện tích tự nhiên huyện Tuyên Hóa (theo số liệu năm 2017) là
112.869,38 ha. Trong đó: Đất nông nghiệp: 102.925,93 ha, chiếm 91,2%; đất phi
nông nghiệp: 6.184,78 ha, chiếm 5,5%; đất chưa sử dụng: 3.758,67 ha, chiếm
3,3%.
Bảng 1.1. Diện tích đất của huyện Tuyên Hóa
Tỷ trọng


Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2017

TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN

Ha

112.869,38

100.00

1

Đất nông nghiệp

Ha

102.925,93

91,2

2

Đất phi nông nghiệp

Ha


6.184,78

5,5

3

Đất chưa sử dụng

Ha

3.758,67

3,3

STT

(%)

* Hiện trạng sử dụng đất
Đất nông - lâm - ngư nghiệp: Tổng diện tích 102.925,93 ha chiếm 91,2%
diện tích đất tự nhiên của huyện. Trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp có
8.501,57 ha, chiếm 8,260%; đất lâm nghiệp có 94.362,06 ha, chiếm 91,80%; đất
nuôi trồng thủy sản có 58,51 ha, chiếm 0,057%; đất nông nghiệp khác có 3,79
ha, chiếm 0,004% so với diện tích đất nông nghiệp.
Bảng1.2. Diện tích và cơ cấu đất nông nghiệp huyện Tuyên Hóa năm 2017
ĐVT

Năm 2017


Tỷ trọng (%)

Đất nông nghiệp

Ha

102.925,93

100

1

Đất sản xuất nông nghiệp

Ha

8.501,57

8,260

2

Đất lâm nghiệp

Ha

94.362,06

91,680


3

Đất nuôi trồng thuỷ sản

Ha

58,51

0,057

4

Đất nông nghiệp khác

Ha

3,79

0,004

STT

Chỉ tiêu

11


- Đất sản xuất nông nghiệp có 8.501,57 ha, chiếm 4,21% diện tích tự
nhiên toàn huyện và chiếm 8,260% trên tổng diện tích đất nông - lâm - ngư
nghiệp. Trong đó: Đất trồng lúa có 1.765,45 ha, chiếm 20,77%; Đất trồng cây

hàng năm có 2.717,03 ha, chiếm 31,96%; đất trồng cây lâu năm có 4.019,09 ha,
chiếm 47,28%.
- Đất lâm nghiệp có 94.362,06 ha, chiếm 83,6% diện tích đất tự nhiên
toàn huyện và chiếm 91,68% trên tổng diện tích đất nông - lâm - ngư nghiệp.
Trong đó: Đất rừng sản xuất có 61.558,69 ha, chiếm 65,24 %; đất rừng phòng hộ
32.803,37 ha, chiếm 34,76%. Đối với Tuyên Hóa, rừng đang là ưu thế cho tiềm
năng phát triển kinh tế của huyện.
- Đất nuôi trồng thủy sản chỉ có 58,51 ha, chiếm 0,057% diện tích đất
nông - lâm - ngư nghiệp. Nhưng Tuyên Hóa có hệ thống sông ngòi chằng chịt
với diện tích sông suối và mặt nước chuyên dùng 2.369,99 ha chưa khai thác, là
tiềm năng rất lớn về nuôi trồng thủy sản nước ngọt của huyện.
Đất phi nông nghiệp: Có 6.184,78 ha, chiếm 5,5% diện tích đất tự nhiên
của huyện. Trong đó: Đất ở có 698,67 ha, chiếm 11,3%; đất chuyên dùng có
2.770,68 ha, chiếm 44,8%; đất sông suối và mặt nước chuyên dùng có 2.369,99
ha, chiếm 38,32%; đất nghĩa trang nghĩa địa có 333,41 ha, chiếm 5,39%; đất cơ
sở tôn giáo, tín ngưỡng có 12,03 ha, chiếm 0,19%.
Bảng 1.3. Diện tích và cơ cấu đất phi nông nghiệp huyện Tuyên Hóa
năm 2017
Chỉ tiêu

Tỷ trọng

ĐVT

Năm 2017

Đất phi nông nghiệp

Ha


6.184,78

100

1

Đất ở

Ha

698,67

11,3

2

Đất chuyên dụng

Ha

2.770,68

44,8

3

Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng

Ha


12,03

0,19

4

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

Ha

333,41

5,39

Ha

2.369,99

38,32

STT

5

Đất sông suối và mặt nước chuyên
dung
12

(%)



Đất chưa sử dụng
Có 3.758,67 ha, chiếm 3,3% diện tích đất tự nhiên của huyện. Trong đó
phân bố rải rác ở các xã Kim Hóa: 909,11 ha; Cao Quảng: 708,83 ha; Lâm Hóa:
629,59 ha; Thạch Hóa: 554,02 ha…
Tóm lại: Tuyên Hóa là huyện có diện tích đất lâm nghiệp có tỷ trọng
chiếm 91,68% trên tổng diện tích đất nông nghiệp, cho thấy điều kiện phát triển
các nghề rừng của huyện còn lớn. Đất sản xuất nông nghiệp chỉ có 8.501,57 ha,
nhưng hầu hết diện tích đã đưa vào khai thác nên khả năng mở rộng sản xuất
nông nghiệp rất hạn hẹp. Hiện nay chỉ còn một số diện tích đất chưa sử dụng,
chủ yếu là đất gò đồi phù hợp với trồng cây công nghiệp dài ngày. Vì vậy huyện
cần lưu ý hạn chế việc chuyển đất sản xuất nông nghiệp, nhất là đất trồng lúa
vào mục đích khác.
1.1.6.Tài nguyên nước
Với số lượng sông suối phân bố dày đặc và rộng lớn, huyện Tuyên Hóa có
tiềm năng về nguồn nước ngọt rất lớn. Hiện tại huyện có 3 dòng sông lớn chảy
qua: Sông Gianh (hai nhánh: Rào Trổ, Rào Nậy); Sông Nan; sông Ngàn Sâu và
có nhiều suối nhỏ. Nguồn tài nguyên này trong thời gian qua vẫn chưa được
khai thác sử dụng đúng mức, chỉ mới sử dụng một lượng nhỏ phục vụ cho tưới
tiêu trong nông nghiệp. Các sông suối của huyện có trữ lượng nước lớn, độ dốc
cao, có khả năng để xây dựng các nhà máy thủy điện. Hiện trên địa bàn đã xây
dựng nhà máy thủy điện Hố Hô và đang tiếp tục khảo sát để xây dựng nhà máy
thủy điện Rào Trổ, Khe Nét. Tài nguyên nước của huyện thể hiện như sau:
- Nguồn nước mặt: Phụ thuộc chủ yếu vào lượng mưa tự nhiên, bình quân
2.181 mm/năm, một phần được lấy từ Sông Gianh, sông Rào Trổ,... Ngoài ra
còn có các hồ đập nhỏ khác phục vụ cho sinh hoạt và tưới tiêu của nhân dân.
- Nguồn nước ngầm: Nước ngầm ở đây thường sâu và dễ bị cạn kiệt vào
mùa khô, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của nhân dân trong vùng.

13



1.1.7.Tài nguyên rừng và đất rừng
Bảng 1.4. Hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất lâm nghiệp
ĐVT

Năm 2017

Tỷ trọng (%)

Đất lâm nghiệp

Ha

94.362,06

100

1.1

Đất rừng phòng hộ

Ha

32.803,37

34,8

1.2


Đất rừng sản xuất

Ha

61.558,69

65,2

2

Diện tích trồng rừng tập trung

Ha

815

0,86

3

Diện tích chăm sóc rừng

Ha

2.000

2,11

4


Quản lý bảo vệ rừng

Ha

47.000

49,8

5

Tỷ lệ độ che phủ rừng

%

76

STT

Chỉ tiêu

Theo tài liệu kiểm kê đất đang sử dụng đến ngày 31/12/2017, huyện
Tuyên Hóa có 94.362,06 ha đất lâm nghiệp, chiếm 91,68% trong tổng diện tích
đất nông nghiệp. Trong đó: Rừng phòng hộ 32.803,37 ha, chiếm 34,8%; rừng
sản xuất 61.558,69 ha, chiếm 65,2% so với diện tích đất lâm nghiệp.
Diện tích rừng trồng tập trung của huyện năm 2017 đạt 815 ha, chiếm
0,86% so với diện tích đất lâm nghiệp; diện tích rừng được khoanh nuôi, phục
hồi đạt 2.000 ha, chiếm 2,11 %; diện tích rừng được bảo vệ đạt 47.000 ha, chiếm
42,6%tổng diện tích đất lâm nghiệp. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 76%.
Diện tích rừng được phân bố ở tất cả các xã và thị trấn trong huyện, song
phân bố nhiều ở các xã Cao Quảng: 9.516,13 ha; Ngư Hóa: 5.789,39 ha; Thạch

Hóa 4.119,31 ha; Thanh Hóa: 3.291,27 và Lâm Hóa: 3.856,9 ha... Diện tích rừng
của huyện góp phần giữ nước đầu nguồn, hạn chế quá trình dòng lũ xói mòn đất,
duy trì cảnh quan và bảo vệ môi trường.
Thảm thực vật ở đây rất đa dạng và phong phú, trong đó có nhiều loại gỗ
quý như lim xanh, đinh, gụ, pơmu… và nhiều loại thú quý hiếm như dê sừng
thẳng, trĩ sao, gà lôi, các loại bò sát và các loài thú móng guốc khác.
Rừng Tuyên Hóa có hệ động thực vật quý hiếm, nằm trong hệ vườn Quốc
gia Phong Nha - Kẻ Bàng là di sản thiên nhiên thế giới, không những có tiềm
năng về phát triển kinh tế mà còn có khả năng mở rộng phát triển du lịch sinh
thái, du lịch thám hiểm.
14


1.1.8. Tài nguyên khoáng sản
Theo số liệu điều tra của ngành Địa chất thì Tuyên Hóa là huyện có nhiều
loại khoáng sản quý hiếm và quan trọng, có loại có trữ lượng rất lớn. Tỉnh đã có
quyết định số 68/2005/QĐ-UBND ngày 30/12/2005 của UBND tỉnh Quảng
Bình về việc phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản trên
địa bàn tỉnh Quảng Bình đến năm 2015, theo đó huyện Tuyên Hóa có nhiều loại
khoáng sản được phép thăm dò, khai thác. Cụ thể như sau:
- Nhóm khoáng sản kim loại:
+ Mỏ vàng: Có ở Khe Nang (Kim Hóa) có trữ lượng khoảng 3.555 kg;
Khe Đập (Thuận Hóa) có trữ lượng khoảng 3.263 kg; khe Đá Trắng (Thuận
Hóa) có trữ lượng khoảng 3.154 kg; Suối Kim (Ngư Hóa) có trữ lượng khoảng
1.627 kg. Hiện nay tỉnh đã có chủ trương cho Công ty Quảng Thông thăm dò
khảo sát.
+ Mỏ sắt: Có ở Xóm Trúc (Tiến Hóa), Kim Lũ (Kim Hóa); Thôn 4 xã
Đức Hóa, trữ lượng khoảng 0,015 triệu tấn; Đường 15 xã Hương Hóa, trữ lượng
khoảng 0,06 triệu tấn; Đường 15 xã Kim Hóa, trữ lượng khoảng 0,028 triệu tấn.
Riêng quặng sắt ở Xóm Trúc có hàm lượng trên 40% Fe 203 với trữ lượng

khoảng 98.000 tấn và đang được khai thác để làm phụ gia sản xuất xi măng
+ Mangan: Kéo dài từ Kim Hóa đến Nam Hóa khoảng 25 km, rộng
khoảng vài trăm mét, dày khoảng 2,5 m. Hàm lượng mangan trung bình khoảng
30%, với trữ lượng khoảng 122.000 tấn.
- Nhóm khoáng sản phi kim:
+ Đá vôi: Có trên 2.100 ha, chủ yếu là các mỏ đá vôi có hàm lượng
CaCO3 cao trên 55%, làm nguyên liệu để sản xuất xi măng và bột đá vôi chất
lượng cao, được phân bố chủ yếu dọc theo nguồn sông Rào Nậy. Theo quy
hoạch xi măng đến năm 2020 và theo đề xuất của các nhà đầu tư, UBND tỉnh đã
cấp giấy phép sản xuất xi măng ở khu vực Phong, Mai, Tiến, Văn Hóa với quy
mô đến 10 triệu tấn/năm; có 2 nhà đầu tư sản xuất bột CaCO 3 chất lượng cao với
công suất mỗi nhà máy 200.000 - 250.000 tấn/năm.
+ Sét xi măng: Có ở Mai Hóa, với trữ lượng khoảng 13,281 triệu tấn; có ở
xã Cao Quảng với trữ lượng khoảng 0,12 triệu tấn.
15


+ Đá xây dựng: Có thể nói Tuyên Hóa là nguồn cung cấp đá xây dựng cho
thị trường Bắc Quảng Bình. Các mỏ đá xây dựng được phân bổ dày và rải đều
trên nhiều vùng của huyện Tuyên Hóa. Theo Quyết định số 32/2011/QĐUBND, ngày 22 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân tỉnh Quảng Bình thì các
mỏ sau đây được đưa vào quy hoạch: Lèn Ông Bắc, xã Hương Hóa; hung Cá
Tràu, xã Kim Hóa; lèn Minh Cầm, xã Phong Hóa; lèn Lâm Hóa, xã Lâm Hóa;
hung Ba Tâm, xã Thuận Hóa; Xuân Canh, xã Thuận Hóa; Lèn Ong, xã Đồng
Hóa; lèn Cụt Tai, xã Đức Hóa; lèn Cây Trỗ (hung Mè), xã Thạch Hóa; lèn
Thống Lĩnh, xã Hương Hóa; Lèn Vịnh, xã Văn Hóa; Lèn Hung, xã Châu Hóa;
hung Đồng Thọ, xã Cao Quảng; Thượng Lào, xã Thuận Hóa; lèn Minh Cầm, xã
Châu Hoá; lèn Đồng Hung, xã Cao Quảng.
+ Cát xây dựng: Với lượng cát hàng năm được bổ sung trên dòng Sông
Gianh khá lớn, do đó Tuyên Hóa có nguồn cát đáp ứng cho nhu cầu xây dựng
trong huyện và cung cấp cho Quảng Trạch và Minh Hóa. Theo Quyết định số

32/2011/QĐ-UBND, ngày 22 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân tỉnh Quảng
Bình về việc điều chỉnh quy hoạch khoáng sản thì Tuyên Hóa có một số mỏ cát
được phép khảo sát thăm dò và khai thác như sau: Mỏ cát Ba Tâm, Đồng Lào xã
Thuận Hóa; mỏ cát Thượng nguồn Thác Dài, Khe Còi xã Đồng Hóa; mỏ cát Hạ
Đình, Bãi Nèng, Cồn Sỏi xã Thạch Hóa; mỏ cát Sảo phong, Minh Cầm xã
Phong Hóa; mỏ cát Đuồi 27 xã Mai Hóa; mỏ cát Bãi Bơi xã Tiến Hóa; mỏ cát
Bãi Rì Rì xã Văn Hóa; mỏ cát Rào Trổ xã Ngư Hóa.... Đây là ưu thế tốt của
huyện.
+ Phosphorit: Có tại Kim Lũ, xã Kim Hoá, hiện nay đang được nghiên cứu.
- Ngoài ra trên địa bàn xã Đức Hóa có mỏ đá cao silic với trữ lượng
khoảng 0,3 triệu tấn; Wonfram ở Kim Lũ xã Kim Hóa đang được nghiên cứu...
Tóm lại Tuyên Hóa là huyện có lượng khoáng sản đa dạng và nhiều loại
có trữ lượng lớn, cho phép phát triển các ngành công nghiệp đa dạng.
1.1.9. Tài nguyên du lịch
Tuyên Hóa là một huyện miền núi với nhiều địa danh đã đi vào huyền
thoại như Cao Mại, Minh Cầm, Đồng Lê, Kim Lũ, chợ Cuồi... cùng với các di
16


tích lịch sử như Lèn Hà, lèn Khe Vi,... là điều kiện thuận lợi để phát triển du
lịch. Tuyên Hóa có lễ hội đua thuyền truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc,
có ý nghĩa lớn về mặt lịch sử văn hóa, có tác dụng giáo dục truyền thống yêu
nước, yêu quê hương, động viên lao động và hấp dẫn khách du lịch. Tuyên Hóa
có nguồn tài nguyên văn hóa độc đáo giàu chất dân gian như: Hò Kiều, ca trù…
Rừng Tuyên Hóa có thảm thực vật đa dạng, với hệ thống núi đá vôi hiểm
trở là nơi sinh sống của nhiều loài động vật hoang dã, do đó rất có khả năng phát
triển du lịch sinh thái, du lịch thám hiểm…
1.2. Tiềm năng về xã hội
Nguồn nhân lực và chất lượng lao động đóng vai trò chủ đạo trong sự
phát triển của toàn bộ xã hội nói chung cũng như của nền kinh tế nói riêng. Dân

số trung bình của huyện là 79.469 người (năm 2016) dân số lại phân bố không
đồng đều, với mật độ trung bình là 70 người/km2 nhưng có nơi chỉ có 9
người/km2 như xã Lâm Hóa, xã Ngư Hóa, có nơi mật độ dân số lại khá lớn như
thị trấn Đồng Lê là 527 người/km2, hay xã Châu Hóa là 304 người/km2. Với sự
phân bố không đồng đều như vậy đã gây ra khó khăn trong việc quản lý và quy
hoạch phát triển của địa phương, đồng thời nó cũng tạo ra các lợi thế và khó
khăn riêng cho mỗi vùng trong việc phát triển kinh tế xã hội.
Theo thống kê của phòng thống kê huyện Tuyên Hoá nguồn nhân lực khá
dồi dào và không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 2003 có lực lượng lao động
trong độ tuổi là 37.600 người, trong đó có 35.700 người làm việc trong các
ngành nghề kinh tế. Đến năm 2016, với tổng số 79.469 khẩu trong 18.407 hộ
dân, với tổng số 43.474 lao động trong đó có 38.704 người làm việc trong các
ngành kinh tế, gồm:
- Nông lâm nghiệp: 31.970 người, chiếm 82,6%.
- Công nghiệp, dịch vụ: 4.845 người, chiếm 12,5%.
- Ngành khác: 1.889 người, chiếm 4,9%
Với lực lượng lao động như vậy đã cung cấp cho huyện một lợi thế lớn về
nguồn nhân lực. Song vấn đề đặt ra là trình độ và chất lượng lao động ở đây còn
khá thấp so với yêu cầu phát triển trong thời đại hiện nay. Lao động chủ yếu còn
17


×