Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

KIẾN THỨC về LOÃNG XƯƠNG và một số yếu tố LIÊN QUAN của BỆNH NHÂN SAU PHẪU THUẬT CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH tại KHOA NGOẠI a, BỆNH VIỆN đại học y hà nội năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (712.71 KB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BỘ Y TẾ

----------

NGUYỄN THỊ QUỲNH CHI

KIẾN THỨC VỀ LOÃNG XƯƠNG
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA BỆNH NHÂN SAU
PHẪU THUẬT CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH TẠI KHOA
NGOẠI A, BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NĂM 2016

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA
KHÓA 2013 - 2017


HÀ NỘI - 2017

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BỘ Y TẾ

----------

NGUYỄN THỊ QUỲNH CHI

KIẾN THỨC VỀ LOÃNG XƯƠNG
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA BỆNH NHÂN SAU


PHẪU THUẬT CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH TẠI KHOA
NGOẠI A, BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NĂM 2016

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA
KHÓA 2013 - 2017
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:

TS.BS. Nguyễn Thị Hương Lan


HÀ NỘI - 2017

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn: Ban giám
hiệu, phòng Đào tạo đại học, Bộ môn Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm Trường Đại học Y Hà Nội; Ban giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội; Ban
lãnh đạo và các anh, chị y bác sỹ khoa Ngoại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. BS. Nguyễn Thị
Hương Lan cán bộ giảng dạy tại Bộ môn Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm
- Trường Đại học Y Hà Nội, người thầy đã hết lòng dạy bảo, dìu dắt tôi trong
suốt quá trình học tập và trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Với lòng kính trọng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. BS.
Nguyễn Huy Bình cán bộ giảng dạy tại Bộ môn Sinh lý học -Trường Đại học
Y Hà Nội đã tận tình hướng dẫn và góp ý cho tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới BSNT. Đào Thanh Hải, đã giúp
đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong Hội đồng chấm khoá
luận đã cho tôi nhiều ý kiến quý báu để hoàn thiện luận văn.
Cuối cùng, tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới gia
đình và những người thân yêu nhất đã dành cho tôi sự yêu thương, đã động
viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và

hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Sinh viên làm khoá luận

Nguyễn Thị Quỳnh Chi


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu c ủa riêng tôi. Các s ố
liệu, kết quả được nêu trong luận văn này là trung th ực và ch ưa đ ược
công bố trong bất kỳ một nghiên cứu nào khác.

Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Sinh viên làm luận văn

Nguyễn Thị Quỳnh Chi


MỤC LỤC
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
LX
CXĐ

CSTL
DEXA

Loãng xương
Cổ xương đùi
Cột sống thắt lưng
Dual Energy X -ray Absorptiometry

IOF

(Phương pháp đo hấp thụ tia X năng lượng kép)
International Osteoporosis Foundation

HRT

(Hiệp hội loãng xương quốc tế)
Hormon Replacement Therapy

MĐX
NOF

(Liệu pháp thay thế hormon)
Mật độ xương
National Osteoporosis Foundation

OPQ

(Hiệp hội loãng xương Mỹ)
Osteoporosis Questionnaire


WHO

(Câu hỏi về loãng xương)
World Health Organization

PTTT
KT
SD
CĐLX
THPT

(Tổ chức y tế thế giới)
Phương tiện truyền thông
Kiến thức
Sử dụng
Chẩn đoán loãng xương
Trung học phổ thong

DANH MỤC CÁC BẢNG



DANH MỤC BIỂU ĐỒ

DANH MỤC HÌNH VẼ


9

ĐẶT VẤN ĐỀ


Loãng xương là bệnh lý phổ biến nhất của hệ xương [1], ảnh
hưởng tới rất nhiều người, cả nam và nữ, thuộc mọi chủng tộc. Loãng
xương với hậu quả nghiêm trọng nhất là gia tăng tỷ lệ tử vong và gia
tăng tỷ lệ tàn phế, giảm chất lượng cuộc sống do biến ch ứng gãy x ương.
Do vậy đây là một vấn đề đang được toàn th ế giới quan tâm. Loãng
xương và gãy xương do loãng xương ảnh hưởng đến ch ất l ượng cu ộc
sống của bệnh nhân, và là một gánh nặng đối với nền kinh tế c ủa nhiều
nước, đặc biệt khi tuổi thọ của người dân ngày càng cao. Số liệu của th ế
giới cho thấy đối với bệnh loãng xương, có 10 triệu người m ắc bệnh
hàng năm, chi phí 17,03 tỷ USD/năm [2], với bệnh hen là 12,7 t ỷ USD [3],
và bệnh tim là 22,55 tỷ USD/ năm [4].
Châu Á hiện được Tổ chức Y tế Thế giới dự báo là tâm điểm của
loãng xương trong thế kỷ XXI cùng với tuổi thọ ngày m ột tăng và thay
đổi trong lối sống, chế độ dinh dưỡng... [5]. Nghiên cứu dịch tễ h ọc giúp
các nhà nghiên cứu đưa ra dự đoán rằng đến năm 2050, h ơn 50% số ca
gãy cổ xương đùi do loãng xương sẽ xảy ra ở châu Á [6].
Năm 2006, ở nước ta có khoảng 2,5 triệu người bị loãng x ương,
trong đó 1,9 triệu người là phụ nữ, số người bị gãy x ương do loãng
xương khoảng 152.000 (phụ nữ là 92.000 người). Dự báo đến năm 2030,
số người mắc bệnh loãng xương sẽ là 4,5 triệu, trong đó có 3,4 tri ệu là
phụ nữ, số người bị gãy xương do loãng xương khoảng 262.650 (ph ụ n ữ
là 162.650 người) [7]. Tại Việt Nam, chi phí đi ều tr ị cho m ỗi ca gãy c ổ
xương đùi tại bệnh viện ít nhất vào khoảng 30 triệu đồng [8]. Nh ư v ậy,
chi phí cho điều trị biến chứng của loãng xương rất l ớn, nh ưng có


10
khoảng 20% trường hợp gãy cổ xương đùi do loãng x ương có th ể t ử
vong trong vòng một năm sau đó, 30% bị tàn phế hoàn toàn, 40% ph ụ

thuộc vào người khác và 80% không thể tái hòa nhập cộng đ ồng [9],[10].
Loãng xương gây ra các hậu quả nặng nề nhưng lại khó phát hiện
sớm vì bệnh thường diễn biến thầm lặng. Đặc biệt có rất nhiều bệnh
nhân gần như không có triệu chứng nào cho tới khi xảy ra biến ch ứng là
gãy xương hoặc xẹp cột sống [11]. Vì vậy, việc phát hiện các bệnh nhân
có nguy cơ loãng xương để theo dõi, tư vấn và phòng bệnh là v ấn đ ề
quan trọng. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra hiểu biết kiến th ức về
bệnh loãng xương của người dân Việt Nam còn th ấp. Theo th ống kê thì
khoảng 80% phụ nữ Việt Nam có nghe nói đến bệnh loãng x ương thông
qua báo, đài và các phương tiện thông tin khác nhưng chỉ có 49% phụ n ữ
có kiến thức đúng về loãng xương [12].
Bệnh nhân phẫu thuật xương khớp thường đã bị loãng x ương
hoặc có nguy cơ cao bị loãng xương. Vì vậy, kiến thức về loãng xương
(kiến thức chung, phòng chống, điều trị và biến chứng) của bệnh nhân sẽ
giúp phòng ngừa hoặc giảm nhẹ các biến chứng do loãng xương gây ra
trước mắt và lâu dài. Hiện tại ở Việt Nam, có rất ít các nghiên cứu đánh giá
kiến thức về loãng xương của bệnh nhân sau phẫu thuật xương khớp. Do
vậy, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Kiến thức về loãng xương và một
số yếu tố liên quan của bệnh nhân sau phẫu thuật chấn thương
chỉnh hình tại khoa Ngoại A, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm
2016” với mục tiêu sau:
1. Mô tả kiến thức về loãng xương của bệnh nhân sau phẫu thu ật
chấn thương chỉnh hình đang điều trị tại khoa Ngoại A, B ệnh vi ện
Đại học Y Hà Nội năm 2016.


11
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến kiến thức về loãng xương c ủa
bệnh nhân sau phẫu thuật chấn thương chỉnh hình đang điều trị tại
khoa Ngoại A, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2016.



12

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Đại cương về xương
Hệ xương là tổ chức có các chức năng nâng đỡ cơ th ể, bảo v ệ và
làm chỗ dựa cho các cơ quan và vận động (cùng hệ cơ - khớp); bộ xương
còn là nơi tạo huyết và kho dự trữ chất khoáng.
1.1.1. Phân loại
Theo hình dáng xương được chia thành các loại: xương dài, xương
ngắn, xương dẹt và xương không đều.
Theo đặc điểm mặt cắt, xương được chia thành x ương đ ặc và
xương xốp [13].
1.1.2. Thành phần, cấu trúc của xương
Xương là một mô liên kết đặc biệt bao gồm các tế bào x ương,
chất căn bản (bone matrix) và các sợi [13].
Chất căn bản xương gồm 2 thành phần chính là: Chất nền hữu cơ
và muối vô cơ
- Muối vô cơ chủ yếu là calci và phospho dưới dạng các tinh th ể
hydroxyapatid Ca10 (PO4)6(OH)2.
- Chất nền hữu cơ: 95% collagen và glycosamin glycan. Sự liên kết gi ữa
hydroxyapatid và sợi collagen ở chất cơ bản đã làm cho mô xương trở
nên cứng rắn.
Thành phần sợi: trong mô xương chủ yếu là những xơ collagen,
những cơ này có thể thấy sau khi đã khử muối vôi, chúng làm gi ảm l ực
cơ học tác động vào xương.
Tế bào xương: gồm 4 loại



13
- Tiền tạo cốt bào: là những tế bào gốc của mô x ương, chưa biệt hóa,
tham gia vào quá trình tạo xương, chúng tham gia vào quá trình s ửa
chữa, hàn gắn các tổn thương xương và biệt hóa thành tạo cốt bào.
- Tạo cốt bào: tạo ra nền protein và tham gia vào việc lắng đ ọng muối
khoáng để hình thành chất căn bản xương.
- Cốt bào: có nguồn gốc là tạo cốt bào, vùi trong chất căn bản x ương.
- Hủy cốt bào: thường xuất hiện ở những vùng xương đang bị phá h ủy, có
nhiệm vụ hủy muối khoáng, tiêu hủy nền protein của các ch ất căn b ản
nhờ các enzym.
1.1.3. Sự phát triển của xương
Xương được tạo ra từ thời kỳ bào thai và liên tục đ ược đ ổi m ới,
phát triển, sửa chữa nhờ quá trình tái tạo xương (bone remodeling),
nghĩa là thay thế mô xương già bằng mô xương mới. Quá trình tái t ạo
xương gồm hai hoạt động trái ngược nhau là huỷ xương và lắng đọng
xương. Hoạt động huỷ xương là do huỷ cốt bào th ực hiện còn tạo xương
là do tạo cốt bào thực hiện.
Quá trình tái tạo xương diễn ra với tốc độ khác nhau tuỳ từng
vùng của cơ thể, và tuỳ từng độ tuổi khác nhau. Ở trẻ em, s ự tái tạo
xương xảy ra mạnh hơn sự huỷ xương làm cho xương tăng cả v ề kích
thước và khối lượng. Ở người trưởng thành, hai quá trình này diễn ra cân
bằng nhau. Đến tuổi trung niên, nhất là thời kỳ mãn kinh ở ph ụ n ữ, s ự
huỷ xương diễn ra mạnh hơn sự tạo xương nên khối lượng x ương gi ảm
đi.


14


Hình 1.1. Sự phát triển và thoái hoá của xương theo tuổi[14]
Xương đạt khối lượng lớn nhất vào khoảng 18-25 tuổi. Khối
lượng xương đỉnh của mỗi người phụ thuộc vào nhiều yếu tố: di truyền,
dinh dưỡng, nội tiết, hoạt động thể lực và sức khoẻ của cá th ể trong
thời kỳ phát triển [15].
Sau 30 tu ổi, ph ụ n ữ b ắt đ ầu b ị gi ảm kh ối l ượ ng x ương, ch ủ
y ếu do m ất ch ất khoáng. T ừ 35-40 tu ổi s ự m ất x ương x ảy ra ch ậm,
ch ỉ khoảng 0,1-0,5%/ năm. Đến thời kỳ mãn kinh (45-55 tuổi), sự mất
xương xảy ra nhanh chóng, khoảng 25-30% trong vòng 5-10 năm do
nồng độ estrogen giảm đột ngột, sau đó là một giai đoạn mất x ương
chậm hơn với tỷ lệ ổn định khoảng 0,5 -1%/năm [11].
Ở nam giới, sự mất xương muộn hơn rất nhiều, khoảng 60 tuổi
mới xảy ra hiện tượng này. Hơn nữa, nam giới không có th ời kỳ m ất
xương nhanh, mà mật độ xương giảm từ từ với một tỷ lệ ổn đ ịnh vì s ự


15
giảm androgen và testosterone ở nam giới xảy ra chậm và không nhi ều
[11],[16].
1.2. Loãng xương
1.2.1. Định nghĩa
Theo WHO-1993: Loãng xương là một bệnh lý của xương, được
đặc trưng bởi sự giảm khối lượng xương kèm theo hư biến cấu trúc của
xương, dẫn đến tăng tính dễ gãy của xương, tức là có nguy c ơ gãy x ương
[11].
Theo WHO-2001: Loãng xương được đặc trưng bởi sự thay đổi
sức mạnh của xương. Sức mạnh này được đặc tr ưng bởi mật độ x ương
và chất lượng xương. Chất lượng xương được đánh giá b ởi các thông số:
cấu trúc của xương, chu chuyển xương, độ khoáng hóa, tổn th ương tích
lũy, tính chất các chất cơ bản xương [11].


Hình 1.2. Mô xương bình thường và mô xương bị loãng xương
Các thông số về sức mạnh xương còn đang được nghiên c ứu đ ể
tìm ra các chỉ số có thể ứng dụng trên lâm sàng. Hiện nay, việc ch ẩn


16
đoán loãng xương dựa vào đo mật độ xương (MĐX), và WHO đ ịnh nghĩa
loãng xương là tình trạng MĐX dưới -2,5 độ lệch chuẩn (SD) so v ới m ật
độ xương đỉnh [17],[18].
Cần phân biệt loãng xương với nhược xương và nhuyễn xương.
Nhược xương là tình trạng khối lượng xương th ấp h ơn đ ơn thu ần so v ới
người cùng tuổi và giới. Nhuyễn xương là tình trạng xốp xương, rối loạn
quá trình lắng đọng chất khoáng do thiếu vitamin D.
1.2.2. Phân loại loãng xương
Dựa vào nguyên nhân, loãng xương được chia thành 2 loại là
loãng xương nguyên phát và loãng xương thứ phát [11].
- Loãng xương nguyên phát: là loại loãng xương không tìm thấy nguyên
nhân nào khác ngoài tuổi tác và/hoặc tình trạng mãn kinh ở phụ n ữ:
+ Loãng xuơng nguyên phát typ 1 (loãng xương sau mãn kinh)
nguyên nhân chính là do sự thiếu hụt estrogen, thường gặp ở những phụ
nữ đã mãn kinh vài năm.
+ Loãng xương nguyên phát typ 2 (loãng xương do tuổi già) gặp ở cả
nam và nữ, thường trên 70 tuổi, liên quan đến 2 yếu tố quan trọng là giảm
hấp thu calci và giảm chức năng tạo cốt bào dẫn đến tình trạng cường cận
giáp thứ phát.
- Loãng xương thứ phát: là loại loãng xương tìm thấy nguyên nhân do một
số bệnh hoặc một số thuốc gây nên như cường vỏ thượng thận, dùng
nội tiết tố vỏ thượng thận kéo dài, cường cận giáp, cường giáp tr ạng,
bệnh suy sinh dục rối loạn hấp thu, thiếu calci, bất động dài ngày, đi ều

trị bằng heparin kéo dài.
1.2.3. Triệu chứng của loãng xương
1.2.3.1. Triệu chứng lâm sàng:


17
Loãng xương là một căn bệnh thầm lặng thường không gây ra
triệu chứng cho đến khi gãy xương. Những bi ểu hiện lâm sàng ch ỉ xu ất
hiện khi mật độ xương giảm trên 30% [19].
- Đau là triệu chứng chính trong loãng xương, th ường đau ở nh ững vùng
xương chịu tải của cơ thể (cột sống thắt lưng, chậu hông), đau nhiều
sau chấn thương, đau âm ỉ nếu là tự phát.
- Hội chứng kích thích rễ thần kinh với các dấu hiệu chèn ép rễ thần kinh
như đau dọc theo dây thần kinh liên sườn, thần kinh toạ... nh ưng không
bao giờ gây hội chứng ép tuỷ.
- Biến dạng cột sống biểu hiện bằng mất đường cong sinh lý nh ư gù ở
vùng lưng, thắt lưng, có thể là CSTL quá ưỡn về phía tr ước, gù ở m ức độ
nặng gây ra tình trạng còng lưng.
- Chiều cao của cơ thể bị giảm do các vi gãy xương cột sống không tri ệu
chứng kéo dài nhiều năm.
- Gãy xương do loãng xương thường là những gãy xương t ự nhiên hoặc
sau một sang chấn rất nhỏ như hắt hơi, ngã nhẹ... Nh ững loại gãy x ương
chủ yếu gặp ở người già gồm gãy xương cẳng tay, gãy đốt sống, gãy
xương chậu và gãy cổ xương đùi (CXĐ). Trong đó gãy CXĐ là lo ại gãy
xương đáng phải lưu tâm nhất do tỷ lệ tử vong do gãy CXĐ cao, gây m ất
vận động nghiêm trọng và đòi hỏi phải chi phí nhiều trong việc điều tr ị.
1.2.3.2. Triệu chứng cận lâm sàng:
- X- quang: Chụp X- quang cột sống có thể thấy hình ảnh tăng thấu
quang, mất phần thớ ngang của bè xương, chỉ nhìn rõ thớ dọc, có thể nhìn
thấy hình ảnh lún đốt sống dạng hình chêm, lõm hai mặt hoặc hình lún ép

đốt sống. Tuy nhiên X - quang chỉ có thể phát hiện loãng xương ở giai đoạn
muộn [19].


18
- Đo mật độ xương: có nhiều phương pháp để đo mật độ xương,
mỗi phương pháp có giá trị ứng dụng khác nhau. Máy đo m ật đ ộ x ương
dùng siêu âm có giá trị tầm soát. Máy đo mật độ xương sử d ụng tia X
năng lượng kép (DEXA) thì có giá trị chẩn đoán [19].
- Các xét nghiệm hoá sinh: calci máu và phospho máu đều bình
thường, phosphotase kiềm bình thường hoặc tăng ở giai đoạn đ ầu ở
bệnh nhân xẹp đốt sống. Calci niệu có thể tăng ở th ời kỳ mãn kinh sau
đó bình thường hoặc thấp khi tình trạng loãng x ương đó lâu năm. Nh ững
sản phẩm phân huỷ collagen tăng, osteocalci có thể tăng [19].
- Sinh thiết xương: sinh thiết xương tại vị trí xương cánh chậu
sẽ thấy tình trạng giảm khối xương, huỷ cốt bào tăng và nh ững r ối lo ạn
ở tuỷ xương. Tuy nhiên nó không phải là một xét nghiệm th ường quy
[19].
1.2.4. Chẩn đoán xác định loãng xương
Phương pháp đo mật độ xương sử dụng tia X năng lượng kép
DEXA ((Dual- Energy X-ray Absorptionmetry) được IOF (Hiệp hội loãng
xương quốc tế), WHO (Tổ chức Y tế thế giới), NOF (Hiệp h ội loãng
xương Mỹ) và một số tổ chức y tế lớn trên thế giới công nhận là tiêu
chuẩn vàng để chẩn đoán loãng xương, DEXA thường đo mật độ x ương
ở cổ xương đùi, cột sống. Đánh giá loãng xương thông qua ch ỉ số T-Score
[19].

xương.

+ MĐX bình thường: T-Score ≥ -1

+ Giảm MĐX: -1 > T-Score > -2,5
+ Loãng xương: T-Score ≤ -2,5
+ Loãng xương nặng: T-Score ≤ -2,5 và có một hoặc nhiều gãy


19
1.2.5. Điều trị bệnh loãng xương
1.2.5.1. Các biện pháp điều trị không dùng thuốc
Chế độ luyện tập: hoạt động thể lực rất quan trọng đối v ới vi ệc
củng cố chất lượng bộ xương. Cần duy trì bài tập thể dục thông th ường
chịu đựng sức nặng của xương (đi bộ, chạy bộ, khiêu vũ....), các bài t ập
tăng cường sức mạnh của cơ (bài tập kháng lực, nh ấc v ật n ặng...) n ếu
không có chống chỉ định [19].
Chế độ ăn: cần đảm bảo chế độ ăn giàu calci và đủ dinh dưỡng
trong suốt cuộc đời, kể từ khi còn trong bụng mẹ, th ời niên thi ếu, hay
bất kỳ độ tuổi nào. Không bao giờ là muộn khi th ực hiện chế đ ộ ăn đ ủ
calci. Tránh sử dụng thuốc lá và rượu [19]. Cung cấp đầy đ ủ calci và
vitamin D hàng ngày là cách an toàn và ít tốn kém giúp giảm nguy c ơ gãy
xương. Cung cấp đầy đủ calci trong suốt cuộc đời sẽ giúp đạt đ ược đỉnh
khối lượng xương và duy trì sức mạnh của xương tốt [15]. Theo Vi ện
Dinh Dưỡng Quốc Gia thì nhu cầu calci phụ thuộc vào lứa tuổi và gi ới
tính; người trưởng thành 20-49 tuổi và nam giới 50-69 tuổi là 800
mg/ngày, nữ giới 50-69 tuổi là 900 mg/ngày, người ≥ 70 tuổi là 1000
mg/ngày. Nhu cầu vitamin D ở trẻ em từ 1 tuổi trở lên và người trưởng
thành < 50 tuổi là 600 IU/ngày, ở người trưởng thành từ 50 tu ổi tr ở lên
và phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú là 800 IU/ ngày [20].
Tránh té ngã trên những bệnh nhân có loãng xương: cần đánh giá
trên mỗi bệnh nhân cụ thể để loại trừ các yếu tố nguy cơ gây té ngã
(tình trạng cơ lực, thần kinh, thị lực...). Cần thiết có th ể mặc “quần đùi”
để bảo vệ khớp háng, tránh gãy cổ xương đùi [19].



20
1.2.5.2. Các thuốc dùng trong điều trị loãng xương:
* Calci và vitamin D3: Bổ sung calci qua đường ăn uống là biện
pháp hữu hiệu, bổ sung calci có hiệu quả chống mất xương ở nh ững ph ụ
nữ sau mãn kinh. Hiện nay, mọi phác đồ điều trị loãng x ương đ ều c ần
cung cấp đủ calci trung bình 1g/ngày. Nếu chế độ ăn không cung c ấp đ ủ
thì cần phải bổ sung thêm bằng thuốc. Đối với người cao tuổi nên cung
cấp calci (1g/ngày) kết hợp với vitamin D3 (800 IU/ngày) [21].
* Nhóm bisphotphonate: Hiện tại nhóm bisphotphonate vẫn được
lựa chọn đầu tiên trong chỉ định điều trị bệnh loãng xương. Chúng có tác
dụng ức chế hoạt động huỷ xương thông qua ái lực hoá h ọc m ạnh v ới
các tinh thể calci và liên kết ngẫu nhiên trên bề mặt xương. Làm gián
đoạn các hoạt động của tế bào huỷ xương thông qua một số ch ất trung
gian, ngoài ra còn kích thích hoạt động của đại th ực bào và t ạo c ốt bào
[22].
* Liệu pháp thay thế hormon: thường được dùng xem xét sử dụng
trong những trường hợp phụ nữ mãn kinh sớm (trên 45 tuổi) và nh ững
trường hợp có những biểu hiện rối loạn sau mãn kinh. Tác d ụng c ủa
hormon thay thế là phòng mất xương, giảm nguy cơ gãy xương. Tuy
nhiên, thuốc có khả năng gây xuất huyết âm đạo, nguy cơ ung th ư vú, n ội
mạc tử cung, huyết khối [22].
* Calcitonin: thuốc được FDA chấp nhận cho sử dụng trong điều trị
loãng xương ở phụ nữ mãn kinh trên 5 năm khi các thuốc đi ều tr ị khác
không thích hợp [15].
* Strontium ranelate: hướng dẫn điều trị của châu Âu đã công nh ận
thuốc có tác dụng trong ngăn ngừa gãy xương trên cả xương đốt sống và



21
xương ngoài đốt sống. Thuốc rất an toàn, nhưng cần th ận trọng v ới các
trường hợp huyết khối tĩnh mạch [21].
* Hormon cận giáp trạng (PTH- parathyroid hormon) : đây là loại
thuốc chống loãng xương mới, có khả năng tạo xương. Thuốc có hiệu
quả điều trị tốt, giảm 65% nguy cơ loãng xương đốt sống và 54% nguy
cơ loãng xương ngoài đốt sống [21].
1.2.6. Các yếu tố nguy cơ
o Chủng tộc: ở Mỹ phụ nữ da trắng và phụ nữ nguồn gốc Châu Á có tỷ lệ loãng
xương cao hơn những phụ nữ da đen, thực tế những phụ nữ da đen này có
khối lượng xương cao hơn [19].
o Tuổi càng cao mật độ xương càng giảm [21].
o Giới tính: phụ nữ có nguy cơ loãng xương cao hơn nam giới gấp 4 lần. Ở tuổi
70, có 50% phụ nữ sau mãn kinh có biểu hiện mất xương trong khi ở nam giới
chỉ có 25% có biểu hiện mất xương ở tuổi 80 [21].
o Sau mãn kinh hoặc cắt buồng trứng: sự sụt giảm estrogen sau mãn kinh hoặc
cắt buồng trứng làm tăng tốc quá trình mất xương.
o Cân nặng: những người cân nặng thấp có nguy cơ mất xương lớn hơn người
cân nặng cao [23].
o Tiền sử gãy xương: tiền sử gãy xương ở tuổi từ 50 trở lên là một yếu tố nguy
cơ cho lần gãy xương sắp tới.
o Di truyền: tiền sử gia đình về bệnh loãng xương là một y ếu tố nguy c ơ
gây tăng tỷ lệ mắc bệnh loãng xương. Có ít nhất 30 gen liên quan đ ến
hình thành bệnh loãng xương.
o Uống quá nhiều rượu làm giảm sức mạnh của xương và tăng nguy c ơ
ngã [24].
o Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ cao gây giảm mật độ x ương ở nam gi ới.
Nam giới hút thuốc lá có tỷ lệ bị giảm mật độ x ương tăng g ấp 3,66 l ần
so với nam giới không hút thuốc lá [25].



22
o Dinh dưỡng kém: chế độ ăn cung cấp không đủ các vitamin D, A, E, K và
C, các khoáng chất calci, phospho, magnesium, sắt, flo … là nguy c ơ gây
loãng xương [26].
o Tình trạng vận động: ít vận động hoặc không th ể vận đ ộng là y ếu t ố
nguy cơ loãng xương (foundation 2014).
o Chỉ số số khối cơ thể (BMI) thấp cũng là yếu tố nguy cơ loãng xương
[15].
o Các bệnh ảnh hưởng đến mật độ xương: cường giáp, cường cận giáp,
hội chứng Cushing, đái tháo đường, sau cắt dạ dày-ruột, rối loạn tiêu
hóa kéo dài, suy thận, xơ gan, viêm khớp mạn tính [21].
o Các thuốc ảnh hưởng đến mật độ xương: glucocorticoid, heparin…
o Ngã do các nguyên nhân khác nhau cũng là một yếu tố nguy c ơ của bệnh
loãng xương và gãy xương do loãng xương.
1.3. Các nghiên cứu về kiến thức bệnh loãng xương trên thế giới và
tại Việt Nam
1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Năm 2005, K. Pande và cộng sự tiến hành nghiên cứu “Sự kém hiểu
biết về bệnh loãng xương của phụ nữ Ấn Độ có h ọc th ức” trên 73 n ữ
giảng viên bằng bộ câu hỏi về loãng xương (OPQ). Kết quả nghiên c ứu
cho thấy đa phần phụ nữ Ấn Độ có học thức có th ể đ ịnh nghĩa đúng v ề
loãng xương, nhưng lại bị thiếu về kiến thức chung, kiến thức về yếu tố
nguy cơ, kiến thức về biến chứng và kiến thức về điều trị của bệnh
loãng xương [27],[28].
Năm 2009, H. Liza và cộng sự nghiên cứu “Kiến thức về loãng
xương của phụ nữ Brunei đang điều trị tại khoa ch ỉnh hình” ở 100 ph ụ
nữ Brunei trên 40 tuổi. Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi OPQ đ ể đánh giá
kiến thức loãng xương. Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng điểm trung



23
bình là 0,92 (tối đa 20 điểm), với điểm cao nhất là 10 và thấp nhất là - 8.
Nghiên cứu cho thấy phụ nữ Brunei còn thiếu kiến thức về bệnh loãng
xương [29].
1.3.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Năm 2009, Nguyen V. Nguyen và cộng sự tiến hành nghiên cứu
“Nhận thức và kiến thức về loãng xương của phụ nữ Việt Nam” trên 217
bệnh nhân nữ tuổi từ 13 - 100 tuổi đang điều trị tại bệnh viện đa khoa
Đà Nẵng hay trung tâm tái khám sức khỏe Đà Nẵng trong th ời gian
nghiên cứu. Bộ câu hỏi nghiên cứu gồm 30 câu về: định nghĩa, nguyên
nhân, triệu chứng, yếu tố nguy cơ, chẩn đoán, điều trị, biến ch ứng, tiên
lượng và phòng bệnh loãng xương. Kết quả của nghiên c ứu chỉ ra r ằng
phụ nữ < 70 tuổi có nhận thức cao hơn về bệnh loãng x ương so v ới
những phụ nữ > 70 tuổi và những người có học thức, làm vi ệc ở trung
tâm chăm sóc sức khỏe, có tiền sử gia đình bị bệnh loãng xương có nhận
thức cao hơn nhóm còn lại [12].
Năm 2015, Đào Thanh Hải đã tiến hành nghiên cứu “Kiến thức về
loãng xương của bệnh nhân sau phẫu thuật đường tiêu hoá tại khoa
Ngoại, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội” trên 100 bệnh nhân tại khoa Ngoại
B, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi OPQ đã
được Việt hoá gồm 20 câu hỏi để đánh giá kiến th ức loãng x ương. Kết
quả của nghiên cứu cho thấy điểm trung bình của đối tượng nghiên c ứu
là 5,68 ± 4,47 (cao nhất là 16 điểm, thấp nhất là -6 đi ểm) [30].
Hiện nay, tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu đánh giá kiến th ức
loãng xương trên bệnh nhân sau phẫu thuật chấn thương chỉnh hình.


24


Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Địa điểm nghiên cứu
Khoa Chấn thương chỉnh hình - Khoa ngoại A, Bệnh viện Đại học Y
Hà Nội, số 1 Tôn Thất Tùng, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.
2.2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 7 năm 2016 đến tháng 10 năm 2016
2.3. Đối tượng nghiên cứu
2.3.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nghiên cứu
- Bệnh nhân nội trú đang điều trị tại khoa Chấn th ương - Ngoại A ,
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
- Các bệnh nhân nghiên cứu tự nguyện tham gia nghiên cứu sau
khi được nghe giải thích rõ về mục đích nghiên cứu.
2.3.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân có thái độ không hợp tác.
- Bệnh nhân không thuộc nội trú của khoa ch ấn th ương- Ngoại A ,
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
2.4. Phương pháp nghiên cứu


25
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.4.2. Mẫu nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành lấy mẫu thuận tiện với cỡ mẫu được tính
bằng công thức:

Trong đó:
 n là cỡ mẫu nhỏ nhất phải đạt được.
 Z là hệ số tin cậy, ở mức xác suất 95%, Z=1,96.

 p là tỷ lệ trả lời đúng trung bình của bộ câu hỏi,
p=0,492 theo Đào Thanh Hải [29].
 q = 1- p = 0,508.
 d là độ chính xác mong muốn, d= 0,1.
Do đó, từ công thức trên tính được cỡ mẫu tối thiểu là 96. Th ực
tế, có 115 bệnh nhân được thu thập vào nghiên cứu.
2.5. Công cụ nghiên cứu
2.5.1. Bộ câu hỏi
Để đánh giá các đặc điểm của bệnh nhân và kiến th ức loãng
xương của bệnh nhân nghiên cứu chúng tôi sử dụng bộ câu hỏi ( xin xem
phụ lục) gồm 2 phần:
* Phần thông tin chung của bệnh nhân gồm các câu hỏi về: tuổi,
giới, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, địa chỉ, nguồn kiến th ức loãng
xương, phương pháp điều trị, số lần phải vào viện vì bệnh đó, ti ền s ử
loãng xương của gia đình, tình trạng sử dụng sữa của bệnh nhân.
* Phần câu hỏi đánh giá kiến th ức loãng xương , chúng tôi sử dụng
bộ câu hỏi OPQ (Osteoporosis Questionnaire) do Ketan C. Pande và c ộng
sự phát triển năm 2000 đã được Việt hóa. Bộ câu hỏi gồm 20 câu hỏi


×