Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

đặc điểm dịch tễ học và một số yếu tố liên quan của bệnh cúm a-h1n1 tại tỉnh sơn la năm 2009 - 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (571.97 KB, 60 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, trên thế giới đã xuất hiện nhiều đại dịch cúm do các tác nhân
khác nhau, nhiều bệnh mới nổi lên như SARS, cúm A/H5N1, cúm A/H1N1
gây tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng tới sức khỏe, sự phát triển kinh tế, xã hội
của mỗi quốc gia và toàn thế giới. Cũng như các vi rút cúm khác, vi rút cúm
A/H1N1 năm 2009 có tỷ lệ đột biến gen cao và kháng nguyên bề mặt luôn có
xu hướng biến đổi, tình hình dịch cúm A/H1N1 tiếp tục diễn biến phức tạp
[11]. Trong những năm gần đây (Năm 2009 - 2010), dịch cúm A/H1N1 đã
xảy ra trên diện rộng, lây truyền nhanh và ngày càng đe dọa sức khỏe cộng
đồng. Ngày 25/4/2009 WHO, tuyên bố sự bùng nổ của dịch cúm A/H1N1 là
một mối đe dọa toàn cầu. Cũng trong thời điểm này, vi rút cúm A/H1N1 được
xác định có mặt ở một số quốc gia khác trên thế giới. Theo thông báo của
WHO, đến 31/5/2009, đã có 66 nước trên thế giới xác nhận có trường hợp
dương tính với cúm A/H1N1 với 19.273 trường hợp mắc, 117 trường hợp tử
vong do căn bệnh này [10]. Ngày 11/6/2009, Tổ chức Y tế thế giới đã chính
thức công bố đại dịch cúm toàn cầu và nâng cấp báo động lên cấp 6 [14]. Từ
ngày 31/5/2009 Việt Nam ghi nhận trường hợp nhiễm vi rút cúm A/H1N1 đầu
tiên và dịch đã lan nhanh ra cộng đồng. Theo thông báo của Cục Y tế Dự
phòng và môi trường, tính đến ngày 10/12/2009, Việt Nam đã ghi nhận
11.040 trường hợp dương tính với cúm A/H1N1, trong đó 47 trường hợp đã
tử vong [13]. Không những gây thiệt hại về người và nguồn tài chính mà đại
dịch còn tác động mạnh mẽ đến nhiều hoạt động xã hội khác, gây quá tải cho
ngành Y tế về cơ sở khám chữa bệnh, thuốc, vật tư, hóa chất và nhiều nguồn
lực khác. Do vậy, việc dự đoán chính xác được khả năng lây lan của chúng
trong cộng đồng cũng như độc lực của các chủng vi rút cúm gây đại dịch sẽ
tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi sát tình hình, triển khai các biện pháp
1
khống chế dịch, giảm thiểu sự lây lan và tác hại của đại dịch, phòng chống
dịch chủ động hơn [11].
Cho đến nay, đã có một số đề tài được tiến hành nghiên cứu về bệnh
Cúm A/H1N1 tại cộng đồng, tuy nhiên các nghiên cứu này mới chỉ triển khai


ở một số tỉnh trọng điểm. Để biết được tỷ lệ mắc, đặc điểm dịch tễ học, các
yếu tố liên quan bệnh Cúm A/H1N1 tại cộng đồng nhằm góp phần phòng
chống nguy cơ lan tràn dịch bệnh trong cộng đồng và đặc biệt là góp phần
làm giảm gánh nặng cho ngành y tế nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “
Đặc điểm dịch tễ học và một số yếu
Đặc điểm dịch tễ học và một số yếu


tố liên quan của bệnh cúm A/H1N1 tại tỉnh Sơn La năm 2009 - 2010
tố liên quan của bệnh cúm A/H1N1 tại tỉnh Sơn La năm 2009 - 2010” với
các mục tiêu như sau:
Mục tiêu chung: Mô tả đặc điểm dịch tễ học của bệnh cúm A/H1N1 tại
tỉnh Sơn La năm 2009 - 2010.
Mục tiêu cụ thể:
1. Xác định tỷ lệ mắc Cúm A/H1N1 ở người theo thời gian và không
gian tại cộng đồng tỉnh Sơn La năm 2009 - 2010.
2. Mô tả đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan bệnh Cúm
A/H1N1 tại cộng đồng tỉnh Sơn La.
Câu hỏi nghiên cứu:
1. Tình hình dịch cúm A/H1N1 tại Sơn La như thế nào?
2. Dịch cúm A/H1N1 ở Sơn La có đặc điểm gì, dấu hiệu lâm sàng và cách
xử lý khi có dịch cúm tại địa phương như thế nào?
3. Những yếu tố nào có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh Cúm
A/H1N1 của cộng đồng người dân tỉnh Sơn La năm 2009 - 2010?
2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương bệnh Cúm A/H1N1.
1.1.1. Định nghĩa

Cúm A/H1N1: Là bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm thuộc nhóm
A, bệnh do vi rút cúm A/H1N1 mới. Đây là một týp vi rút mới chưa từng
được ghi nhận trước đây. Vi rút cúm mới này có các vật liệu di truyền do sự
tái tổ hợp của vi rút cúm lợn, vi rút cúm gia cầm (không phải H5) và vi rút
cúm người. Vi rút này có sức đề kháng yếu, dễ bị bất hoạt bởi bức xạ mặt trời,
tia cực tím, dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 70
o
C và các chất tẩy rửa thông thường.
Tuy nhiên, vi rút cúm A/H1N1 có thể tồn tại hàng giờ ở ngoại cảnh, đặc biệt
khi thời tiết lạnh. Cúm A/H1N1 là bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao và lây
truyền nhanh, có thể gây đại dịch. Bệnh lây truyền từ người sang người, qua
đường hô hấp, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng qua ho, hắt
hơi của người bệnh. Ngoài ra bệnh có thể lây qua tiếp xúc với một số đồ vật
có chứa vi rút và từ đó qua tay đưa lên mắt, mũi, miệng. Tỷ lệ lây lan càng
mạnh khi tiếp xúc trực tiếp và gần, đặc biệt ở nơi tập trung đông người như
trường học, nhà trẻ. Trong điều kiện thời tiết lạnh và ẩm, tế bào đường hô hấp
của người dễ bị tổn thương, làm tăng tính cảm nhiễm với bệnh. Triệu chứng
của người mắc bệnh do vi rút cúm A/H1N1 có biểu hiện bệnh cảnh lâm sàng
không điển hình, nhìn chung tương tự như hội chứng cúm thông thường (Cúm
mùa). Bệnh nhân biểu hiện với các triệu chứng lâm sàng cấp tính từ nhẹ đến
nặng tùy thuộc tính cảm nhiễm của từng bệnh nhân như: sốt, viêm long đường
hô hấp, đau họng, ho khan hoặc ho có đờm, ngoài ra có thể kèm theo các triệu
chứng khác như đau đầu, đau cơ, nôn, tiêu chảy, mệt mỏi, nhiều trường hợp
có biểu hiện bệnh cảnh nghiêm trọng như viêm phổi nặng, suy hô hấp và suy
3
đa phủ tạng hoặc tử vong [20]. Thời kỳ ủ bệnh từ 1 đến 7 ngày. Thời kỳ lây
truyền của bệnh từ 1 ngày trước cho tới 7 ngày sau khi khởi phát. Do các triệu
chứng trên không đặc hiệu đối với cúm lợn nên việc chẩn đoán phân biệt các
trường hợp có thể nhiễm cúm A/H1N1 với cúm thông thường đòi hỏi việc
khai thác tiền sử tiếp xúc với nguồn lây và các xét nghiệm đặc hiệu để xác

định phân týp kháng nguyên gây bệnh. Điều đáng lưu ý hơn đó là cúm thông
thường chủ yếu do một số týp vi rút cúm A và vi rút cúm týp B gây nên,
thường gây dịch lẻ tẻ và ít gây thành đại dịch như vi rút cúm A/H1N1 do vi
rút cúm A/H1N1 có sự biến thể và là tổ hợp gen của vi rút cúm lợn, vi rút
cúm gia cầm (không phải H5) và vi rút cúm người. Vắc xin cúm mùa trước
đây không chứa thành phần của vi rút cúm mới này, Tổ chức Y tế thế giới đã
nghiên cứu và bổ sung thành phần của vắc xin cúm để có thể dự phòng được
vi rút cúm A/H1N1 năm 2009 và điều đáng mừng là hiện nay loại vắc xin
cúm hiện nay đã có tác dụng bảo vệ chống lại vi rút cúm A/H1N1. Tuy nhiên
các nhà khoa học đã nhận định, vi rút mới này đã kháng với thuốc kháng vi rút
Amantadine và Rimantadine, nhưng còn nhạy cảm với thuốc Oseltamivir và
Zanamivir. Nếu được điều trị sớm thì có thể giảm biến chứng và tử vong [2].
1.2. Đặc điểm Dịch tễ học bệnh Cúm A/H1N1
1.2.1. Đặc điểm và cấu tạo vi rút Cúm A/H1N1
Người ta đã tìm được khoảng 200 chủng vi rút khác nhau được phát hiện
là tác nhân gây ra hội chứng cúm song phổ biến nhất là vi rút cúm Influenza
týp A- B, Rhino vi rút, vi rút Á cúm [22].
Theo nghiên cứu của CDC-US 2008 - 2009, tỷ lệ mắc hội chứng cúm do
4 tác nhân chính sau đây: vi rút cúm A (Influenza A), cúm B (Influenza B), vi
rút hợp bào đường hô hấp (hRSV), và vi rút hMPV. Vi rút cúm (Influenza)
gồm 3 týp miễn dịch: Cúm A, B, C. Vi rút cúm A, B thường gây bệnh đường
hô hấp, vi rút cúm C thường gây bệnh cảnh nhẹ. Do khả năng thay đổi các cấu
4
trúc kháng nguyên, nên vi rút cúm có khả năng dễ dàng gây bệnh cho người
và động vật. Ví dụ, vi rút cúm A/H1N1 gây bệnh cho người và cũng gây bệnh
cho lợn, A/H1N3 gây bệnh cho cá voi, A/H3N2 gây bệnh cho người, A/H4N5
gây bệnh cho hải cẩu, A/H5N1 gây được bệnh cho gia cầm và đã lây lan sang
người [1].
Đại dịch cúm 2009 còn gọi là Dịch Cúm A/H1N1 do một loại vi rút
thuộc chủng H1N1 lần đầu tiên được các cơ quan Y tế phát hiện vào tháng 4

năm 2009. Sự bùng phát căn bệnh giống như bệnh cúm đã được phát hiện lần
đầu ở 3 khu vực thuộc Mexico. Tuy nhiên, chủng vi rút mới này đã không
được xác nhận lâm sàng cho đến một tháng sau ở các ca bệnh ở bang Texas,
California, Hoa Kỳ và sự hiện diện căn bệnh này đã được nhanh chóng xác
nhận ở nhiều bang của Mexico và Thành phố Mexico. Đến tháng 4 năm 2009,
dòng vi rút mới đã được xác nhận ở Canada, Tây Ban Nha, Anh quốc và
người ta nghi ngờ chúng hiện diện ở nhiều quốc gia khác, bao gồm cả New
Zealand với 2.400 ca có thể bị nhiễm loại vi rút này [14].
Nguồn gốc gen của vi rút cúm A/H1N1 năm 2009
5
Hình 1: Hình ảnh nguồn gốc vi rút cúm A/H1N1
Ghi chú:
HA Hemagglutinin Lợn (H1) Bắc Mĩ
NA Neuraminidase Lợn (N1) Châu Âu
PA RNA polymerase subunit PA
[79][8
Chim Bắc Mĩ
PB1 RNA polymerase subunit PB1
[81]
Người 1993 H3N2 strain
PB2 RNA polymerase subunit PB2
[82]
Chim Bắc Mĩ
6
NP Nucleoprotein
[83]
Lợn Bắc Mĩ
M Matrix protein M1, M2 Lợn Âu-Á
NS/NEP
Non-structural proteins NS1,NEP (

NEP (Nuclear Export Protein)
[84][85]
Lợn
Bắc Mĩ
Nguồn: “The identity card of a composite virus”, Le Monde, 2009/04/29. (Viết bằng tiếng Pháp.)
x • t • s
Vi rút cúm A/H1N1 là loại vi rút chưa từng được ghi nhận trước đây.
Vi rút cúm mới này có vật liệu di truyền do sự tái tổ hợp của vi rút cúm lợn,
vi rút cúm gia cầm (không phải H5) và vi rút cúm người [2] và xuất hiện ở
lợn. Các chuyên gia lo ngại rằng mặc dù mới có một trường hợp duy nhất
nhưng vi rút lây từ người sang lợn có thể sẽ biến đổi thêm nữa trước khi lây
ngược trở lại sang người. Tuy nhiên tổ chức Y tế Thế giới khẳng định rằng vi
rút lây từ người sang người, chứ không phải do tiếp xúc giữa người và lợn
ốm. không giống như vi rút H5N1 lây nhiễm qua máu, qua các bộ phận và tế
bào của gia cầm, hầu hết các loại vi rút cúm A/H1N1 đều chỉ lây lan qua
đường hô hấp. Điều này có nghĩa là khả năng người lây bệnh từ lợn, nghĩa là
khoảng “1%” [19].
Đặc điểm cấu tạo vi rút cúm:
1- Hemagglutinin;
2- Neuraminidase;
3- Matrix Protein;
4- Lipido Bilayer;
7
5- Polymerase;
6- Nucleoprotein;
7- RNA.
Hình 2: Cấu trúc vi rút cúm A/H1N1
Vi rút cúm cúm A/H1N1 thuộc nhóm Orthomyxoviridae, chứa ARN, có
hình cầu đường kính 80 - 120 nm, có vỏ được cấu tạo bởi glycoprotein, lipit,
các men có 9 loại N (Neuraminidase) và 16 loại H (yếu tố ngưng kết hồng cầu

Hemaglutinin).
Cấu trúc kháng nguyên của vi rút cúm đặc biệt là týp A thường xuyên
biến đổi cấu trúc kháng nguyên tạo thành phân týp. Cấu trúc ARN của cúm A,
B phân làm 8 đoạn gen, còn cúm C phân làm 7 đoạn gen. Trên mỗi đoạn gen
có thể ghi dấu cho nhiều mật mã di truyền [12]. Ở người, thường gặp các
phân týp A/H2N2, A/H3N2 và vi rút cúm A/H1N1 gây đại dịch năm 2009
vừa qua. Bản chất của vỏ vi rút là glycoprotein, bao gồm 2 loại kháng
nguyên: kháng nguyên Haemagglutinin (H) và kháng nguyên Neuraminidase
(N) Mỗi sợi H và N dài 8-10 nm, cách nhau 8 nm. Những kháng nguyên bề
mặt này liên quan đến khả năng gây nhiễm trên vật chủ và tạo ra chủng vi rút
mới. Kháng nguyên H liên quan tới quá trình bám dính của vi rút vào tế bào,
còn kháng nguyên N hỗ trợ cho vi rút trong quá trình phá vỡ tế bào nhiễm vi
rút để giải phóng ra hàng loạt các vi rút mới. Vi rút cúm có khả năng thay đổi
kháng nguyên: trong mỗi protein có 16 kiểu phụ đã biết của H và 9 kiểu phụ
đã biết của N và chúng sẽ tạo nên 16 x 9 kiểu kết hợp khác nhau. Thực tế chỉ
có một số ít kiểu protein của vi rút có thể kết hợp được với nhau và gây bệnh
ở người. Những biến đổi nhỏ liên tục gọi là trượt kháng nguyên (antigenic
drift) thường gây nên các vụ dịch cúm giữa các đại dịch. Những biến đổi nhỏ
8
dần dần tích lại thành biến đổi lớn, tạo nên phân týp kháng nguyên mới gọi là
gẫy kháng nguyên (antigenic shift). Những phân týp kháng nguyên mới này
sẽ gây đại dịch cúm trên toàn cầu. Các đại dịch do các phân týp cúm A đã gây
ra trên thế giới trong thời gian qua (Bảng 1) [7].
Bảng 1. Các phân týp vi rút cúm A đã gây ra các các vụ dịch trên thế giới.
Thời kỳ
Phân týp
kháng nguyên
1889 - 1990 H2N8
1900 - 1903
H3N8

1918 - 1919
H1N1 (HswN1)
1933 - 1935
H0N1
1946 - 1947
H1N1
1957 - 1958
H2N2
1968 - 1969
H3N2
1977 - 1978
H1N1
Vi rút Cúm A/H1N1 cũng như các vi rút cúm týp A khác, tương đối bền
vững với nhiệt độ thấp. Từ 0-4 độ C, vi rút sống được vài tuần, ở nhiệt độ - 20
độ C và đông khô vi rút sống được hàng năm. Vi rút bị tiêu diệt ở 56 độ C,
trong môi trường hoà tan lipit, ether, formol hoặc các tia cực tím có thể bất
hoạt vi rút cúm nhưng không thể phá huỷ kháng nguyên của chúng [1].
1.2.2. Nguồn lây
Nhiễm vi rút cúm với các phân týp kháng nguyên khác nhau sẽ gây ra
cúm khác nhau xuất hiện tự nhiên ở lợn, ngựa, chồn, hải cẩu, các loài chim,
khỉ và hiện nay là cả con người. Nhưng sự lây truyền từ động vật sang
người là rất hiếm xảy ra. Theo các chuyên gia y tế, vi rút cúm A/H1N1 xuất
phát từ cùng một chủng gây ra sự bùng phát cúm theo mùa ở con người. Tuy
9
nhiên, loại vi rút mới phát hiện gây bệnh trên người có chứa có các gen của vi
rút cúm người, cúm gia cầm và từ lợn. Trong dịch bệnh, Tổ chức Y tế Thế
giới khẳng định rằng vi rút lây từ người sang người, chứ không phải do tiếp
xúc giữa người và lợn ốm. Tại Paris, Tổ chức Thú y Quốc tế đã cho rằng
"Không có bằng chứng nào về việc lợn nhiễm vi rút gây bệnh, hay việc người
bị nhiễm trực tiếp từ lợn". Trong khi các chính phủ trên khắp thế giới hết sức

lo ngại về sự xuất hiện của vi rút cúm A/H1N1, ngày 3/5/2009, người ta phát
hiện ra trường hợp nhiễm vi rút cúm A/H1N1 từ người sang lợn đầu tiên ở
Canada Khoảng 200 con lợn ở một trang trại của Canada đã bị phát hiện
nhiễm vi rút cúm A/H1N1 và theo Cơ quan Kiểm tra thực phẩm Canada, rất
có thể 200 con lợn này đã bị lây cúm từ một người Canada vừa trở về từ
Mexico.
Qua thực nghiệm nghiên cứu, đã gây nhiễm vi rút cúm A/Texas/1/77
(H3N2) phân lập từ người truyền sang cho lợn, lợn được gây nhiễm đã bị cúm
sau 2 ngày phơi nhiễm. Phân lập được vi rút này trong mũi họng của lợn bị
bệnh đem truyền sang lợn khỏe mạnh và đã cảm nhiễm với chủng cúm trên.
Như vậy kết quả là vi rút đó truyền từ người sang lợn dễ dàng hơn từ lợn sang
người [15].
Nguồn truyền bệnh chủ yếu cho người là người bệnh nhiễm Cúm
A/H1N1. Sự lây truyền bệnh gắn liền với cường độ giải phóng vi rút trong
dịch tiết của mũi họng, đặc biệt trong điều kiện thời tiết lạnh và ẩm, tế bào
đường hô hấp của người dễ bị tổn thương, làm tăng tính cảm nhiễm với bệnh.
Vi rút nhân lên trong đường hô hấp từ 4-6 ngày sau khi nhiễm vi rút và đạt
hiệu giá tối đa sau 48 giờ.
1.2.3. Đường lây truyền bệnh
Bệnh cúm A/H1N1 lây truyền trực tiếp qua đường hô hấp. Khi người
bệnh ho, hắt hơi làm phát tán hàng triệu hạt nước bọt có chứa vi rút, trong bán
10
kính khoảng 1 mét, khả năng lây truyền từ người bệnh sang người lành là rất
lớn. Vi rút cúm có sức đề kháng yếu, dễ bị bất hoạt bởi bức xạ mặt trời, tia
cực tím, dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 70
o
C và các chất tẩy rửa thông thường, tuy
nhiên sau khi ra ngoại cảnh vi rút có thể tồn tại hàng giờ trong điều kiện thời
tiết lạnh và độ ẩm thấp. Ngoài ra bệnh có thể lây qua tiếp xúc với một số đồ
vật có chứa vi rút và từ đó qua tay đưa lên mắt, mũi, miệng. Tỷ lệ lây lan càng

mạnh khi tiếp xúc trực tiếp và gần [5]. Trong điều kiện thời tiết lạnh và ẩm tế
bào đường hô hấp của người dễ bị tổn thương, làm tăng tính cảm nhiễm bệnh
[2]. Nơi hay xảy ra dịch là những nơi Người dân sinh sống và làm việc tại các
khu vực tập trung đông người như nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, ký
túc xá, nhà trẻ, trường học, nơi công cộng, những nơi có sự lưu thông không
khí kém, nhà kính, nhà sử dụng điều hòa.
Hiện nay, các nghiên cứu chỉ ra rằng vi rút cúm A/H1N1 lây truyền chủ
yếu từ người sang người thông qua đường hô hấp, còn các đường lây truyền
khác chưa được khoa học khẳng định.
1.2.4 Tính cảm nhiễm và sức đề kháng
T t c m i ng i các nhóm tu i t tr em đ n ng i l n đ u ti m            
n kh năng nhi m b nh. Sau khi m c bênh, c th se sinh ra kháng th         
mi n d ch đăc hiêu v i týp vi rút cúm gây b nh. Tuy nhiên, kháng th nay       
không b n v ng. Kháng th đ c hi u xu t hi n t 1-3 tu n sau khi m c         
b nh va đ t đ nh cao vao kho ng 2-4 tu n sau đo gi m xu ng. Tùy thuôc          
vao t ng cá th , th i gian đap ng mi n d ch khác nhau [5].        Nhóm đối
tượng nguy cơ cao thường là những người đang công tác tại các công sở, đặc
biệt người dân sinh sống và làm việc tại các khu vực tập trung đông người
11
như nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu chung cư, ký túc xá đặc biệt
những người tiếp xúc trực tiếp với người bệnh như người chăm sóc bệnh
nhân, nhân viên Y tế. Bên cạnh đó, phụ nữ có thai là đối tượng nguy cơ cao,
những người mắc bệnh mạn tính như: bệnh tim mạch, hen, lao phổi, tiểu
đường, béo phì, suy dinh dưỡng, bệnh nhân AIDS, bệnh hệ thống ), người
già, trẻ em [6].
1.2.5. Các yếu tố liên quan đến bệnh Cúm A/H1N1
Cúm A/H1N1 năm 2009 cho thấy khả năng lây truyền bệnh trong cộng
đồng rất lớn tương tự như các đại dịch trước đây. Mặc dù độc lực của vi rút
này không cao, biểu hiện lâm sàng tương tự như cúm theo mùa. Tuy nhiên,
các triệu chứng xuất hiện ở các trường hợp bệnh rất đa dạng, từ không có biểu

hiện triệu chứng đến viêm phổi, thậm chí gây suy hô hấp và gây tử vong
nghiêm trọng. Đối tượng mắc bệnh chủ yếu là lứa tuổi thanh niên dưới 30
tuổi. Có tới 1/2 số bệnh nhân nhập viện ở Mỹ, một số trường hợp tử vong ở
Mexico có kèm theo bệnh mạn tính hoặc một số yếu tố thuận lợi khác. Một
nghiên cứu lâm sàng tại một bệnh viện ở tỉnh Trabzon (nằm ở phía Đông Biển
Đen, Thổ Nhĩ Kỳ), các nhà nghiên cứu đã lấy mẫu dịch Hầu họng trên 211
bệnh nhân (Có độ tuổi trung bình là 18,5 tuổi) nhập viện từ ngày 16/11/2009
đến ngày 10/01/2010 được chẩn đoán lâm sàng là nhiễm cúm A/H1N1 trong
một trường đại học. Kết quả cho thấy 41 trường hợp dương tính với týp vi rút
cúm A/H1N1 (Chiếm 19,4%) và độ tuổi trung bình của các trường hợp này là
11,7 tuổi.
Theo báo cáo kết quả điều tra và giám sát dịch tễ học các vụ dịch cúm
A/H1N1 của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho thấy vi rút cúm A/H1N1
lây nhiễm từ người sang người rất lớn và tốc độ lây lan nhanh trong cộng
đồng. Tuy nhiên, mức độ và nguy cơ lây nhiễm vi rút cúm A/H1N1 vẫn chưa
12
được xác định và đánh giá đầy đủ. Đa số các trường hợp đã xảy ra ở trẻ em và
người lớn tuổi dưới 40 tuổi. Tuy nhiên, do có sự khác nhau về khả năng biến
đổi của vi rút, tình trạng miễn dịch và cơ địa cũng như môi trường xung
quanh đã dẫn tới sự khác nhau về khả năng lây truyền vi rút cúm A/H1N1 từ
người sang người ở các nhóm tuổi, giới tính, môi trường sống [11].
Báo cáo của CDC, Hoa Kỳ tính đến ngày 30/8/2009, có 248 trường hợp
trẻ em bị nhiễm cúm A/H1N1. Số trẻ em tử vong liên quan do nhiễm cúm
A/H1N1 chiếm 203 người (82%), 44 trường hợp được kết hợp với vi rút cúm
A mà chưa được xác định týp vi rút. Có 01 trường hợp nhiễm vi rút cúm B
[17]. Tỷ lệ tử vong tính theo nhóm tuổi như bảng 2.
Bảng 2. Tỷ lệ tử vong do cúm A/H1N1 tại Hoa Kỳ, CDC 2009.
TT Độ tuổi Số trường hợp tử vong
1 < 2 45
2 2 - 4 27

3 5 -11 92
4 12 -17 84
248
1.2.6. Tình hình bệnh cúm A/H1N1 trên thế giới và ở Việt nam
* Tình hình bệnh cúm A/H1N1 trên thế giới
Tại Tây Ban Nha, 1918-1919 đại dịch cúm gây ra bởi phân týp cúm
A/H1N1 là thảm họa y tế đối với con người. Chỉ sau một thời gian ngắn kể từ
ngày khởi phát, người nhiễm bệnh nhanh chóng bị suy hô hấp và tử vong.
Ước tính có khoảng 20-40 triệu người đã tử vong trên toàn thế giới do dịch
cúm. Trẻ em và người khoẻ mạnh trong độ tuổi từ 25-35 có tỷ lệ tử vong cao
nhất. Khoảng 25% dân số Vương quốc Anh và Mỹ đã từng bị mắc bệnh. Bệnh
đã tấn công nước Úc đầu tiên năm 1919 tại Victoria và sau đó lan tới vùng
13
New South Wales, Sydney nơi có tỷ lệ nhập viện tăng theo cấp số nhân. Đến
cuối năm 1919, khoảng 11.500 người dân Úc đã tử vong trong đại dịch này.
Vi rút tấn công chủ yếu vào người trẻ tuổi và khoẻ mạnh ở Úc, trong đó 60%
tử vong xảy ra ở độ tuổi từ 20-45 [12].
Cúm châu Á (1957-1958): Đại dịch này được gây ra bởi vi rút có tính
độc lực thấp hơn gây ra đại dịch nhẹ hơn. Ở hầu hết các quốc gia, bệnh ít
nghiêm trọng hơn đại dịch xảy ra năm 1918-1919 và thế giới đã có chuẩn bị
ứng phó tốt hơn. Năm 1977 dịch cúm tại Nga được xem là “đại dịch giả” khi
ghi nhận sự quay trở lại của phân týp kháng nguyên H1N1 trong quần thể.
Dịch tễ và tác động của phân týp này không giống đại dịch điển hình. Phân
týp H1N1 được ghi nhận trong quần thể từ những năm 1950 và tái xuất hiện
năm 1977 có kháng nguyên và cấu trúc gien tương tự như phân týp trên. Như
vậy con người đã thuận lợi hơn khi phơi nhiễm vì phần nào đã có miễn dịch
với týp này. Tuy nhiên năm 1957, phân týp kháng nguyên H1N1 bị thay thế
bởi phân týp kháng nguyên cúm Châu Á (H2N2). Vì vậy, những người sinh ra
sau thời gian này không có kháng nguyên với phân týp H1N1. Trẻ em, người
mới lớn nhạy cảm với phân týp cúm Nga. Sự quay trở lại của phân týp kháng

nguyên H1N1 đến nay vẫn còn là ẩn số. Dịch xảy ra vì các trường hợp mắc
đều nhẹ và trên phạm vi toàn cầu, nhưng được xem là “đại dịch giả” vì các
trường hợp mắc đều nhẹ và ảnh hưởng phần lớn ở lứa tuổi trẻ [7].
Sau ngày 24/4/2009 đã phát hiện hàng loạt các trường hợp có hội chứng
giống cúm tại Mỹ và Mexico và nhiều nước khác trên thế giới với các trường
hợp có triệu chứng như viêm phổi, đặc biệt với người trưởng thành trẻ tuổi.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, hầu hết những người tử vong tại Mexico đều có
độ tuổi từ 25-45 thay vì trẻ em và người già - những đối tượng dễ mắc cúm
nhất từ trước. Tính đến ngày 2/5, số trường hợp nhiễm vi rút cúm A/H1N1 tại
Mexico đã lên tới 397 ca, trong đó 16 trường hợp đã tử vong, tiếp theo là Mỹ
14
với 161 trường hợp và 1 trường hợp tử vong. Tác nhân gây dịch sau đó được
khẳng định là do vi rút cúm A/H1N1, đây là chủng vi rút cúm mới do kết hợp
giữa cúm lợn, cúm chim và cúm người. Hiện nay, vi rút cúm A/H1N1 đang
được coi là nguồn truyền bệnh tiềm tàng, là tác nhân chính gây ra các vụ dịch
cúm trên người và có khả năng gây đại dịch.
Bảng 3. Số ca nhiễm cúm A/H1N1 được xác nhận bằng xét nghiệm trên
thế giới tính đến ngày 31/7/2009 (WHO) [21].
Quốc gia Mắc Chết Chết/mắc(%)
Châu mỹ 98.242 1.008 1,03
Khu vực Thái Bình
Dương
26.661 39 0,15
Châu Âu 26.098 41 0,16
Đông Nam Á 9.858 65 0,66
Trung Cận Đông 1.301 1 0,08
Châu Phi 229 0 0,00
Tổng cộng 162.380 1.154 0,71
Bảng 4. Số ca nhiễm cúm A/H1N1 được xác nhận bằng xét nghiệm ở khu
vực Đông Nam Á tính đến ngày 6/8/2009 (WHO) [8].

Quốc gia Mắc Chết Chết/mắc(%)
Philippin 3.207 8 0,25
Campuchia 24 0 0,00
Singapo 1.217 8 0,66
Bruney 786 1 0,13
Malaysia 1.492 14 0,94
Thai lan 10.043 81 0,81
Mianma 15 0 0,00
Lào 156 1 0,64
Indonesia 662 3 0,45
15
Theo thông báo số 73 của WHO, tính đến ngày 25/10/2009, toàn thế giới
đã ghi nhận 483.300 trường hợp dương tính với cúm A/H1N, trong đó có
6.071 trường hợp tử vong [6].
Bảng 5. Tại khu vực nam bán cầu, đến ngày 25/10/2009
Một số nước ghi nhận số ca tử vong cao như [6].
Quốc gia Số ca tử vong
Australia 187
Chi Lê 140
Argentina 600
Brazil 1.368
Peru 180
Colombia 136
Bảng 6. Tại khu vực Châu Á, tính đến ngày 25/10/2009 tình hình dịch tiếp
tục diễn biến phức tạp: đã ghi nhận các trường hợp tử vong do cúm
A/H1N1 [6].
Tên nước Tử vong do Cúm A/H1N1
Ấn Độ 485
Nhật Bản 28
Hàn Quốc 48

Hồng Kụng 39
Đài Loan 27
Thái Lan 184
Philippine 30
Malaysia 77
16
* Tình hình bệnh cúm A/H1H1 tại Việt Nam
Theo thông báo của Cục Y tế Dự phòng và Môi trường đăng trên website
Bộ Y tế, tính đến 17 giờ ngày 16/08/2009 Việt Nam đã ghi nhận 1.454 trường
hợp dương tính với cúm A/H1N1 mới, trong đó có 02 ca tử vong.
Trường hợp mắc cúm A/H1N1 đầu tiên tại Việt Nam là một nam học
sinh 23 tuổi ở miền Nam, du học tại bang Wisconsin của Mỹ và trở về Việt
Nam ngày 26/5/2009. Trên đường từ sân bay Chicago về Việt Nam có quá
cảnh qua Hồng Kông. Ngày 31/5, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã xác
nhận mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân này cho phản ứng dương tính với vi rút
cúm A/H1N1. Như vậy, đây là trường hợp đầu tiên nhiễm cúm A/H1N1 tại
Việt Nam [9].
Theo báo cáo của Viện Vệ sinh Dịch tễ/Pasteur, tính đến ngày
25/10/2009, Việt Nam đã ghi nhận 10.791 trường hợp dương tính với cúm
A/H1N1, 40 trường hợp đã tử vong [6]. Như vậy, với dân số Việt Nam
khoảng 85,8 triệu người, tỷ lệ mắc là 0,0017%, trong đó tỷ lệ chết/mắc là
0,13%. So sánh với cách ước tính trên, số trường hợp mắc cúm A/H1N1 xác
định được công bố có tỷ lệ thấp hơn nhiều so với ước tính (30% ước tính,
thực tế thế giới 0,003%, thực tế Việt Nam 0,0017%), nhưng theo thông báo
của WHO, số người mắc cúm trên thực tế hiện nay cao hơn rất nhiều so với
con số được công bố và một số nước đã ngừng việc xét nghiệm cũng như
công bố số ca mắc. Tỷ lệ chết/ mắc (tử vong) hiện nay của Việt Nam 0,13%
đang trong khoảng ước tính từ 0,1- 0,35%, nhưng tỷ lệ chết/ mắc của thế giới
hiện nay 0,91% cao gấp 2,6 lần tỷ lệ ước tính (0.35%). Nếu theo ước tính
trên, với dân số Việt Nam khoảng 85,8 triệu người, sẽ có khoảng 25,7 triệu

người mắc cúm A/H1N1 (30%), trong đó: có 85.000 - 300.000 ca tử
vong (0,1 - 0,35%), 1,7 triệu người nhập viện điều trị (2%), 12,8 triệu người
có triệu chứng nặng (15%), 70 - 71 triệu người có triệu chứng nhẹ (82,7
17
-82,9%).
Bảng 7. Số trung bình mắc bệnh cúm A/H1N1 trên 100.000 người theo
vùng và theo năm tại Việt Nam năm 2009. (Chưa có thống kê)
Năm Miền Bắc
Miền
Trung
Miền Nam Tõy Nguyên Cả nước
2009
2010
Nguồn: Báo cáo thống kê quốc gia các bệnh truyền nhiễm, 2009-2010
1.3. Đặc điểm lâm sàng bệnh cúm A/H1N1
1.3.1. Chẩn đoán bệnh
Để chẩn đoán bệnh cúm A/H1N1 có thể dựa vào các yếu tố về dịch tễ
như: Trong vòng 7 ngày đã từng sống hoặc đến từ vùng có dịch cúm A/H1N1,
tiếp xúc gần với người bệnh, nguồn bệnh: nghi ngờ, có thể hoặc đã xác định
mắc cúm A/H1N1. Các triệu chứng lâm sàng giúp chẩn đoán của cúm
A/H1N1 diễn biến cấp tính với các biểu hiện lâm sàng cúm như: sốt, các triệu
chứng về hô hấp, đau họng, ho khan hoặc có đờm, ngoài ra bệnh biểu hiện với
một số triệu chứng chính khác như đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, nôn, tiêu chảy,
nhiều trường hợp có biểu hiện viêm phổi nặng, thậm chí có suy hô hấp cấp và
suy đa tạng. Bên cạnh đó tiến hành làm một số xét nghiệm công thức máu: số
lượng bạch cầu bình thường hoặc giảm nhẹ; chụp X-quang phổi có biểu hiện
của viêm phổi không điển hình.
Chẩn đoán xác định cúm A/H1N1 dựa vào phân lập vi rút cúm từ các
loại bệnh phẩm. Bệnh phẩm đường hô hấp trên gồm dịch mũi, họng; Bệnh
phẩm đường hô hấp dưới: dịch phế quản, phế nang, dịch màng phổi (lấy càng

sớm càng tốt). Trong trường hợp bệnh nhân ở giai đoạn nặng, thì việc lấy
18
bệnh phẩm đường hô hấp dưới sẽ tốt hơn và được thực hiện theo chỉ định và trợ
giúp của bác sĩ lâm sàng. Bệnh phẩm là huyết thanh cần lấy ở giai đoạn cấp và
huyết thanh giai đoạn hồi phục (10 - 14 ngày sau khi khởi bệnh). Tuy nhiên bệnh
phẩm sử dụng cho chẩn đoán nhiễm vi rút thông qua nhận diện vật liệu di truyền
(ARN), phân lập vi rút phải được thu thập trong vòng 3 ngày đầu sau khi khởi
bệnh. Ở những nơi có điều kiện, tiến hành nuôi cấy vi rút [3], [4].
1.3.2. Điều trị
Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh cúm A/H1N1. Nói
chung, để điều trị thuốc kháng vi rút, nên điều trị càng sớm càng tốt ngay sau
khi khởi phát các triệu chứng giống như cúm điển hình [16]. Nguyên tắc
chung trong điều trị là bệnh nhân phải được cách ly và thông báo kịp thời cho
cơ quan Y tế Dự phòng. Dùng thuốc kháng vi rút đơn độc hoặc kết hợp
Oseltamivir và Zanamivir càng sớm càng tốt, kể cả các trường hợp tiếp xúc
trực tiếp với người bệnh và có sốt. Điều trị phối hợp đối với những trường
hợp nặng; Điều trị tại chỗ ở những cơ sở thích hợp và yêu cầu tuyến trên giúp
đỡ đối với những trường hợp nặng [4]. Không dùng các thuốc kháng vi rút là
Amantadin và Rimantadin vì người ta đã nhận thấy rằng vi rút cúm A/H1N1
đã kháng với 2 loại thuốc này, nên giảm liều với người già trên 65 tuổi. Để
phòng tránh khả năng vi rút kháng thuốc, cần phải theo dõi quá trình điều trị
bệnh nhân, cách ly phát hiện các biến chứng nhiễm khuẩn để điều trị kịp thời
bằng kháng sinh thích hợp. Có thể sử dụng phác đồ điều trị kháng vi rút hoặc
cách phòng bệnh bằng thuốc cho những trường hợp nhiễm cúm A/H1N1
(2009) của CDC - Hoa Kỳ [9].
Bảng 8. Liều thuốc kháng vi rút được đề nghị cho điều trị hoặc cách phòng bệnh bằng
thuốc đối với các trường hợp nhiễm cúm A/H1N1, CDC, Hoa Kỳ, 2009.
19
Tên thuốc Điều trị ( 5 ngày) Phòng bệnh bằng thuốc (10 ngày)
Oseltamivir

1
(Tamifluđ)
Người lớn
75 mg ngày 2 lần 75 mg ngày một lần
Trẻ em ≥12 tháng
Cân nặng (kg)
≤15 kg 30 mg ngày 2 lần 30 mg ngày một lần
> 15 kg đến 23 kg 45 mg ngày 2 lần 45 mg ngày một lần
>23 kg đến 40 kg 60 mg ngày 2 lần 60 mg ngày một lần
>40 kg 75 mg ngày 2 lần 75 mg ngày một lần
Trẻ 3 tháng tuổi đến <12 tháng
3 mg/kg/ngày hai lần 3 mg/kg/ngày 1 lần
Trẻ từ 0 đến <3 tháng
3 mg/kg/ngày hai lần Không có chỉ định dùng
Zanamivir
4
(Relenzađ)
Người lớn
10 mg (5-mg xịt ngày
2 lần)
10 mg (5-mg ngày một lần)
Điều trị cho trẻ ≥7 tuổi hoặc người già, phòng bệnh cho trẻ ≥5
tuụi
10 mg (5-mg xịt ngày
2 lần)
10 mg (5-mg ngày một lần)
1.3.3. Phòng bệnh
Đối với nguồn truyền nhiễm và yếu tố truyền nhiễm:
Thực hiện các biện pháp cách ly và chống nhiễm khuẩn nghiêm ngặt. Khi
phát hiện các trường hợp mắc cúm A/H1N1 phải khám, phân loại và cách ly

kịp thời. Tổ chức khu vực cách ly trong bệnh viện như đối với bệnh truyền
nhiễm gây dịch nguy hiểm khác: Bố trí phòng khám sàng lọc phát hiện người
20
bệnh nghi nhiễm cúm ở khu vực khám bệnh; bố trí buồng bệnh riêng cho các
trường hợp nghi ngờ và mắc bệnh tại khoa truyền nhiễm và các khu điều trị
riêng, hạn chế và kiểm soát người ra vào khu vực cách ly. Tất cả người bệnh,
người nghi ngờ mắc bệnh phải đeo khẩu trang ngoại khoa khi ở trong buồng
bệnh cũng như khi đi ra ngoài buồng bệnh, người bệnh cần được hướng dẫn
vệ sinh đường hô hấp. Khi vận chuyển người bệnh cần báo trước cho nơi tiếp
đón, người bệnh và người chuyển người bệnh cần mang đầy đủ phương tiện
phòng hộ cá nhân, khử khuẩn các phương tiện vận chuyển sau khi dùng.
Trường hợp người nhà chăm sóc người bệnh hoặc tiếp xúc với người bệnh
phải được hướng dẫn, đăng ký và áp dụng các biện pháp phòng lây nhiễm như
nhân viên Y tế.
Đối với nhân viên y tế:
Cần thực hiện rửa tay thường quy trước và sau khi thăm khám người
bệnh bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn nhanh. Các phương tiện phòng
hộ gồm: khẩu trang ngoại khoa, khẩu trang N95, kính bảo hộ, mặt nạ che mặt,
áo choàng, giấy dùng một lần, khăn tay, mũ, bao giầy hoặc ủng. Phương tiện
phòng hộ phải luôn sẵn sàng ở khu vực cách ly, được sử dụng đúng cách và
khi cần thiết, sau khi dùng phải được xử lý theo đúng quy định. Bệnh phẩm
xét nghiệm phải đặt trong túi nilon hoặc hộp vận chuyển đóng kín theo quy
định đến phòng xét nghiệm. Cần giám sát, lập danh sách nhân viên y tế trực
tiếp chăm sóc, điều trị cho người bệnh, nhân viên làm việc tại khoa có người
bệnh và nhân viên phòng xét nghiệm xử lý bệnh phẩm. Những nhân viên này
cần được theo dõi thân nhiệt và các biểu hiện lâm sàng hàng ngày. Những
nhân viên mang thai, mắc bệnh tim phổi mạn tính cần tránh tiếp xúc với
người bệnh. Xử lý dụng cụ y tế, đồ vải và dụng cụ dùng cho người bệnh như
lau và khử khuẩn bề mặt buồng bệnh 2 lần mỗi ngày bằng dung dịch khử
khuẩn. Đối với dụng cụ y tế, những dụng cụ sử dụng lại phải khử khuẩn ngay

21
tại khu vực cách ly, sau đó chuyển về khu vực quy định để cọ rửa và khử
khuẩn. các phương tiện dùng cho người bệnh phải tẩy uế và cọ rửa bằng xà
phòng và hóa chất khử khuẩn, người bệnh dùng dụng cụ phục vụ vệ sinh và
dinh dưỡng riêng. Với các dụng cụ là đồ vải cần áp dụng các phương pháp
vận chuyển và xử lý như đồ vải nhiễm khuẩn nguy hiểm (Thu gom đồ vải
trong túi vải màu vàng trước khi vận chuyển xuống nhà giặt). Không ngâm đồ
vải tại khu vực cách ly. giặt đồ vải trong các dung dịch khử khuẩn. Trong
trường hợp phải giặt bằng tay thì trước khi giặt đồ vải phải ngâm khử khuẩn.
Khi xử lý người bệnh tử vong phải được khâm liệm theo quy định phòng
chống dịch, phải khử khuẩn bằng dung dịch khử khuẩn. chuyển tử thi đến nơi
chôn cất hoặc hỏa táng bằng xe riêng và đảm bảo đúng quy định phòng lây
nhiễm; tử thi phải được chôn cất hoặc hỏa táng trong vòng 24 giờ [4].
Đối với khối cảm nhiễm:
Hiện nay, theo hướng dẫn Bộ Y tế, cách phòng, chống hiệu quả đối với
cúm A/H1N1 là mỗi người cần làm tốt các vấn đề như: thường xuyên rửa tay
bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, vệ sinh môi trường, thông thoáng
nơi ở, nơi làm việc, lau chùi bề mặt, đồ dùng, vật dụng sinh hoạt bằng các hóa
chất sát khuẩn thông thường. Đặc biệt, để tránh các biến chứng do sử dụng
thuốc không đúng cách, người dân không nên tự ý mua và sử dụng thuốc
kháng vi rút (Tamiflu) khi chưa có chỉ định của cán bộ y tế. Tăng cường vệ
sinh cá nhân, nơi ở, sinh hoạt: Thường xuyên rửa tay kỹ bằng xà phòng với
nước sạch, tránh tối đa việc chùi tay lên mắt và mũi. Che miệng, mũi khi ho
và hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn giấy để giảm phát tán dịch theo
đường hô hấp, sau đó hủy hoặc giặt khăn thật sạch ngay sau đó. Tăng cường
vệ sinh nơi sinh hoạt, giữ nhà cửa, phòng làm việc thông thoáng bằng cách
mở cửa sổ, cửa ra vào. Hạn chế sử dụng máy lạnh, đây là một biện pháp hữu
hiệu nhất trong công tác phòng và chống bệnh cúm A/H1N1. Theo một
22
nghiên cứu được đăng trên tạp chí Heather Mayer thì việc rửa tay thường

xuyên có thể giảm 42% nguy cơ lây nhiễm.
Hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh: Tránh tiếp xúc với người bị bệnh hô
hấp cấp tính. Khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y
tế, hạn chế tập trung đông người, hội họp, đặc biệt tại những phòng chật hẹp,
không cho trẻ em dùng chung đồ chơi, hoặc đồ vật dễ bị ô nhiễm.
Tăng cường sức khỏe và khả năng phòng bệnh: Hàng ngày sử dụng các
dung dịch sát khuẩn đường mũi, họng, mắt; đảm bảo nơi ở, nơi làm việc
thông thoáng, sạch sẽ, nhiều ánh sáng, khí trời. Thường xuyên lau nền nhà,
tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng các chất tẩy rửa thông
thường như: xà phòng, nước Javel, cồn Ethanol 70 độ; ăn uống, nghỉ ngơi hợp
lý, kết hợp tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức đề kháng bảo vệ cơ
thể. Việc đeo khẩu trang chỉ là một những biện pháp phòng chống cúm
A/H1N1, chứ không phải là biện pháp duy nhất. Theo một bài viết của GS.TS
Nguyễn Văn Tuấn thì hiện nay, các cơ quan y tế của Mĩ, Úc, Anh, Canada,
v.v… đều không khuyến cáo công chúng đeo khẩu trang trong cộng đồng.
Đồng thời đã có một nghiên cứu ở Đại học New South Wales (Úc) mới công
bố trên tập san Emerging Infectious Diseases cho thấy người đeo khẩu trang
có nguy cơ bị bệnh cúm cao hơn người không đeo khẩu trang là 11%. Tuy
nhiên, đối với những người đã xác định hay nghi ngờ nhiễm vi rút cúm
A/H1N1 (có triệu chứng cúm) thì việc đeo khẩu trang là cần thiết để giảm bớt
sự phóng thích nguồn vi rút ra ngoài. Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân cúm
cũng cần đeo khẩu trang để giảm nguy cơ lây lan.
Giáo dục kiến thức phòng ngừa bệnh cho nhân viên y tế và cộng đồng.
Cần báo cáo thường kỳ các kết quả giám sát, phát hiện hội chứng cúm tại các
điểm trọng điểm và thông báo khẩn cấp các trường hợp nặng tới cơ quan y tế
Dự phòng tuyến trên nhằm quản lý chặt chẽ nguồn lây truyền bệnh, có các
23
biện pháp can thiệp dập dịch kịp thời, giảm ảnh hưởng của dịch đến sức khỏe
cộng đồng. Các biện pháp phòng bệnh chung là cần phải đeo khẩu trang ở
vùng có dịch, tăng cường rửa tay, vệ sinh cá nhân, vệ sinh hô hấp, súc miệng -

họng bằng các dung dịch sát khuẩn và tránh tập trung đông người khi có dịch
xảy ra [4].
Biện pháp dự phòng đặc hiệu và đơn giản nhất phòng lây nhiễm cúm
A/H1N1 là tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm, đây là biện pháp quan trọng để
phòng bệnh và giảm ảnh hưởng của dịch cúm A/H1N1, đặc biệt cho những
đối tượng có nguy cơ cao [2] vì theo khuyến cáo của Trung tâm kiểm soát các
bệnh truyền nhiễm thì hiện nay vắc xin cúm đã phòng được vi rút cúm H3N2,
cúm B và týp vi rút cúm AH1N1 năm 2009 [18].
Để hạn chế dịch lây lan trong cộng đồng, Bộ y tế khuyến cáo: Học sinh,
sinh viên, giáo viên, cán bộ, nhân viên công tác tại các trường học chủ động
theo dõi sức khoẻ hàng ngày để phát hiện triệu chứng cúm. Nếu có biểu hiện
bệnh (sốt, ho, đau họng…) thì không đến trường, đồng thời gia đình thông
báo cho Ban giám hiệu, y tế địa phương để được tư vấn; nếu phát hiện triệu
chứng cúm khi đang ở trường thì chủ động cách ly vào phòng riêng, thông
báo cho Ban giám hiệu, cơ quan y tế tại trường học để xử lý kịp thời, tránh
lây lan trong trường học và cộng đồng. Những người đang công tác tại các
công sở, đặc biệt người dân sinh sống và làm việc tại các khu vực tập trung
đông người như nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu chung cư, ký túc
xá nếu có biểu hiện cúm hay nghi ngờ bệnh cúm thì cần chủ động cách ly và
thông báo cho đơn vị và y tế cơ quan biết để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Phụ nữ có thai đặc biệt là phụ nữ mang thai ở giai đoạn 3 tháng cuối của thai
kỳ, phụ nữ mới sinh là đối tượng nguy cơ cao, dễ xảy ra biến chứng nặng khi
bị nhiễm cúm A/H1N1 do vậy khi có biểu hiện nghi ngờ cúm cần đến các cơ
sở y tế để được tư vấn, điều trị kịp thời, hạn chế tử vong cho cả mẹ và con.
24
Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi là đối tượng dễ cảm nhiễm với cúm A(H1N1), nguy cơ
biến chứng nặng và tử vong cao do vậy khi có biểu hiện nghi ngờ cúm cần
đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được tư vấn và có hướng xử trí theo quy định.
Những người mắc bệnh mạn tính (bệnh tim mạch, hen, lao phổi, tiểu đường,
béo phì, suy dinh dưỡng, bệnh nhân AIDS, bệnh hệ thống ), người già, trẻ

em cần được đặc biệt quan tâm tới tình trạng sức khỏe của mình, tránh tiếp
xúc với người nghi ngờ mắc bệnh, khi có biểu hiện bệnh cần đến cơ sở y tế để
được khám, điều trị kịp thời. Hiện nay, dịch cúm A/H1N1 tiếp tục lây lan
mạnh trong cộng đồng kể cả ở các khu vực nông thôn, vùng xa trung tâm
thành phố, trong đó đã có trường hợp tử vong. Bộ Y tế khuyến cáo tất cả mọi
người dân, kể các những khu vực xa trung tâm, tại vùng núi, vùng sâu, vùng
xa nếu có biểu hiện cúm cần nghĩ ngay tới cúm A/H1N1 và đến ngay cơ sở y
tế để được khám, điều trị. Mọi người dân bảo vệ bản thân và cộng đồng bằng
cách thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch như: thường xuyên rửa tay
bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, vệ sinh môi trường, thông thoáng
nơi ở, nơi làm việc, lau chùi bề mặt, đồ dùng, vật dụng sinh hoạt bằng các hóa
chất sát khuẩn thông thường, che miệng khi bị ho, không khạc nhổ bừa bãi,
đeo khẩu trang khi đến những nơi tập trung đông người. Đặc biệt, để tránh
các biến chứng do sử dụng thuốc không đúng cách, người dân không nên tự ý
mua và sử dụng thuốc kháng vi rút Tamiflu khi chưa có chỉ định của cán bộ Y
tế [6].
1.3.4. Đặc điểm tỉnh Sơn La.
Sơn La là tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam, nằm cách Hà Nội 320 km
trên trục Quốc lộ 6 Hà Nội - Sơn La - Điện Biên. Tỉnh có diện tích 14.125
km
2
, chiếm 4,27% tổng diện tích Việt Nam, đứng thứ 5 về diện tích trong số
64 tỉnh, thành phố trong cả nước. Là một tỉnh nằm sâu trong nội địa, có 2 cửa
khẩu quốc gia với Lào là Chiềng Khương và Pa Háng; có độ cao trung bình
25

×