Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

NGHIÊN cứu đặc điểm lâm SÀNG, cận lâm SÀNG và CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG sức KHỎE BỆNH PHỔI tắc NGHẼN mạn TÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.12 MB, 97 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là một bệnh phổ biến có thể
phòng ngừa và điều trị được, đặc trưng bởi sự tắc nghẽn luồng khí thở mạn
tính, thường tiến triển nặng dần liên quan đến đáp ứng viêm mạn tính quá
mức ở đường hô hấp và nhu mô phổi với các phần tử hoặc chất khí độc hại.
Đợt cấp và các bệnh đồng mắc làm tăng mức độ nặng chung của bệnh ở mỗi
bệnh nhân .
Hiện nay BPTNMT đang là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ tư.
WHO dự đoán số người mắc bệnh sẽ tăng 3 - 4 lần trong thập kỷ này, gây ra
2,9 triệu người chết mỗi năm và đến năm 2020 BPTNMT sẽ là nguyên nhân
gây tử vong đứng hàng thứ 3 , . Tại Việt Nam, theo điều tra công bố 2010,
BPTNMT ở người lớn trên 40 tuổi là 4.2% . Trong vòng 40 năm tới, tỷ lệ tử
vong do bệnh tim mạch, tai biến mạch máu não và ung thư sẽ giảm đều đặn,
trong khi tỷ lệ tử vong do COPD lại tăng lên. Với tính chất tiến triển trầm
trọng như vậy BPTNMT đang trở thành mối lo ngại về sức khỏe và là mục
tiêu quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới.
Việc đánh giá toàn diện BPTNMT là rất cần thiết và chất lượng cuộc
sống (CLCS) là một thông số quan trọng. Các thử nghiệm lâm sàng lớn đánh
giá hiệu quả của một biện pháp điều trị BPTNMT như thử nghiệm TORCH,
UPLIFT đều dùng thông số CLCS như một thước đo hữu ích. Chất lượng
cuộc sống kém liên quan chặt chẽ đến tiên lượng xấu của bệnh nhân
BPTNMT. Chúng ta đã biết nhiều bộ câu hỏi lượng giá chất lượng cuộc sống
bệnh nhân BPTNMT: Medical Outcomes Study 36 - term shot Form: SF - 36,
CRQ (Chronic Respiratory Questionaire), SGRQ (Saint George Respiratory
Questionaire), SIP (Sickness Impact Profile) ,. Các thang đo này thường được
sử dụng trong nghiên cứu hơn là trên thực tế lâm sàng vì mất nhiều thời gian
và tính điểm phức tạp ,.



2

GOLD 2015 khuyến cáo đánh giá triệu chứng hiện tại có thể được đánh
giá qua các bộ câu hỏi mMRC (modified Medical Research Council) để đánh
giá khó thở ; Trắc nghiệm đánh giá BPTNMT CAT (COPD Assessment Test) để
đánh giá ảnh hưởng của BPTNMT lên chất lượng cuộc sống bệnh nhân ; và bộ
câu hỏi lâm sàng BPTNMT CCQ (COPD Clinical Questionaire) để đánh giá
lâm sàng BPTNMT . Cho tới nay khuyến cáo cũng chưa nêu rõ ưu tiên sử
dụng bảng câu hỏi nào .
Mặc dù các bộ câu hỏi (CAT, CCQ) đã được dịch sang tiếng việt và sử
dụng ở Việt Nam để đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân BPTNMT. Đặc
biệt bộ câu hỏi CCQ đã được chứng minh là công cụ có giá trị và tin cậy như bộ
câu hỏi SGRQ đánh giá chất lượng cuộc sống BPTNMT nhưng lại đơn giản và
khả thi hơn nhiều trên lâm sàng. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài với mục đích:
1.

Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính.

2.

Đánh giá chất lượng cuộc sống sức khỏe bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính bằng bộ câu hỏi CAT, CCQ.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ BPTNMT

1.1.1. Định nghĩa BPTNMT
Nhiều định nghĩa COPD trước đây đã nhấn mạnh các thuật ngữ "khí phế
thũng" và "viêm phế quản mạn tính", các thuật ngữ này không được nhắc tới
trong định nghĩa sử dụng trong báo cáo này hoặc các báo cáo trước kia của
GOLD. Khí phế thũng hoặc phá hủy các bề mặt trao đổi khí của phổi (phế
nang), là một thuật ngữ thường xuyên được sử dụng trên lâm sàng (nhưng
không chính xác) và chỉ mô tả được một trong số các bất thường cấu trúc ở
bệnh nhân COPD. Viêm phế quản mạn tính, hoặc ho và khạc đờm ít nhất 3
tháng/năm trong hai năm liên tiếp, vẫn còn là một thuật ngữ lâm sàng và dịch
tễ học hữu ích. Tuy nhiên, cần biết rằng ho khạc đờm mạn tính (viêm phế
quản mạn tính) là một bệnh độc lập có thể xuất hiện trước hoặc sau khi xuất
hiện sự tắc nghẽn luồng khí thở và có thể kết hợp với sự xuất hiện và/hoặc gia
tăng tắc nghẽn luồng khí thở cố định. Viêm phế quản mạn tính có thể gặp ở
những bệnh nhân có chức năng hô hấp bình thường.
GOLD 2016 định nghĩa: “Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một
bệnh phổ biến có thể phòng ngừa và điều trị được, đặc trưng bởi sự tắc nghẽn
luồng khí thở mạn tính, thường tiến triển nặng dần liên quan đến đáp ứng
viêm mạn tính quá mức ở đường hô hấp và nhu mô phổi với các phần tử hoặc
chất khí độc hại. Đợt cấp và các bệnh đồng mắc làm tăng mức độ nặng chung
của bệnh ở mỗi bệnh nhân .
1.1.2. Cơ chế sinh bệnh học
Cơ chế bệnh sinh của BPTNMT khá phức tạp và ngày càng có những
hiểu biết mới, nhất là với những thành tựu của sinh học phân tử (hình 1.1).
Quá trình viêm trong đường hô hấp của bệnh nhân COPD là đáp ứng viêm đã


4

bị biến đổi của đường hô hấp đối với kích thích mạn tính như khói thuốc lá.
Cơ chế gây đáp ứng viêm quá mức này chưa được biết rõ nhưng có thể quyết

định bởi yếu tố di truyền. Rõ ràng bệnh nhân có thể mắc COPD mà không hút
thuốc lá, nhưng bản chất của đáp ứng viêm ở những bệnh nhân này chưa được
hiểu rõ. Stress oxy hóa và tăng các proteinase trong phổi làm biến đổi phản
ứng viêm ở phổi. Các cơ chế này dẫn tới thay đổi bệnh học đặc trưng trong
COPD. Đáp ứng viêm ở phổi còn tồn tại sau khi bỏ thuốc lá nhưng không rõ
cơ chế, mặc dù các tự kháng nguyên và các vi sinh vật tồn tại dai dẳng có thể
đóng vai trò quan trọng .
1.1.3. Dịch tễ BPTNMT
Theo WHO năm 1990 trên thế giới có khoảng 210 triệu người mắc
BPTNMT; đến năm 2010, con số này là khoảng 340 triệu người. Hầu hết các
dữ liệu quốc gia cho thấy dưới 6% dân số trưởng thành được chẩn đoán
COPD .
Hiện nay ở Việt Nam BPTNMT đang đứng hàng thứ 6 trong 10 bệnh
thường gặp. Theo nghiên cứu của Ngô Quý Châu và cộng sự (2006) nghiên
cứu trên 2583 đối tượng tại Hà Nội thấy tỷ lệ mắc chung cho cả 2 giới là
2,0%, trong đó tỷ lệ mắc ở nam là 3,4% và nữ 0,7% , Từ năm 1996 - 2000 tỷ
lệ các bệnh nhân mắc BPTNMT vào điều trị tại khoa Hô Hấp bệnh viện Bạch
Mai là 25,1%, đứng đầu các bệnh lý về phổi .
Theo Đinh Ngọc Sỹ và cộng sự , trong điều ưa dịch tễ ĐPTNMT toàn
quốc năm 2006, tỷ lệ BPTNMT trong cộng đồng dân cư từ 40 tuổi trở lên là
4,2%; nam 7,1%, nữ 1,9%; khu vực nông thôn 4,7%, thành thị 3,3%, miền núi
3,6%; miền Bắc 5,7%, miền Trung 4,6%, miền Nam 1,9%.
1.1.4. Các yếu tố nguy cơ
Thuốc lá, thuốc lào yếu tố nguy cơ hàng đầu của BPTNMT. Người hút
thuốc có nguy cơ bất thường ở chức năng phổi nhiều hơn. Theo thống kê của
Hiệp hội Lồng ngực Mỹ, 15% số những người hút thuốc có triệu chứng lâm


5


sàng của BPTNMT và 80 - 90% bệnh nhân BPTNMT đều có hút thuốc. Theo
Craig A.P và cộng sự (2000) thấy rằng những người hút thuốc có tỷ lệ mắc
BPTNMT cao hơn những người không hút thuốc, tốc độ sụt giảm FEV1 ở
những người hút thuốc nhanh hơn ở những người không hút thuốc [16].
COPD là kết quả từ mối tương tác giữa gen và môi trường. Trong số
những người có tiền sử hút thuốc như nhau, không phải tất cả sẽ mắc COPD
do sự khác biệt trong yếu tố di truyền, hoặc thời gian sống. Những yếu tố
nguy cơ đối với COPD cũng có thể liên quan theo nhiều cách phức tạp hơn.
Ví dụ, giới tính có thể ảnh hưởng đến việc một người có hút thuốc lá hoặc
không, hoặc phơi nhiễm với các yếu tố nghề nghiệp hoặc môi trường nhất
định; tình trạng kinh tế xã hội có thể liên quan đến trọng lượng sơ sinh của trẻ
(như ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của phổi và tiếp đó thích ứng
đến việc phát triển của bệnh); và tuổi thọ dài hơn sẽ cho phép thời gian sống
tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ lâu hơn.
1.1.5. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng BPTNMT
1.1.5.1. Đặc điểm lâm sàng
- Bệnh nhân tuổi thường trên 40, có tiền sử hút thuốc hoặc nghề nghiệp
có tiếp xúc với khói, bụi ô nhiễm.
* Triệu chứng cơ năng:
+ Ho: Có đờm, kéo dài, nặng dần theo thời gian.
+ Khó thở: Gắng sức, mạn tính, nặng dần theo thời gian. Bệnh nhân
COPD điển hình mô tả triệu chứng khó thở của họ là cảm giác gắng sức để
thở, sự nặng nề, thiếu không khí, hoặc thở hổn hển.
+ Khò khè và tức ngực: Là triệu chứng không đặc hiệu và có thể thay đổi
theo từng ngày và trong ngày.
+ Các đặc điểm khác khi bệnh nặng. Mệt mỏi, sút cân và kém.
+ Triệu chứng trầm cảm và/hoặc lo âu hay gặp trong COPD và liên quan
đến tăng nguy cơ gây đợt cấp và tình trạng sức khỏe kém.



6

* Triệu chứng thực thể:
+ Hội chứng suy hô hấp mạn: Môi xanh tím, thở chúm môi, kéo dài thì
thở ra.co kéo cơ hô hấp phụ.
+ Hội chứng ứ khí phế nang: Lồng ngực hình thùng (đường kính trước
sau ≥ đường kính ngang lồng ngực ở mức đo dưới vú 1 cm), khoảng gian
sườn giãn rộng (đặt lọt 1 ngón tay cửa bệnh nhân), rì rào phế nang giảm ở cả
hai phổi, gõ vang khắp phổi.
+ Hội chứng tắc nghẽn đường hô hấp dưới: Ran rít, ran ngáy nghe rõ hơn
ở vùng ngoại vi phổi, chủ yếu vào cuối thì hít vào và đầu thì thở ra.
+ Biểu hiện của tâm phế mạn: Phù mắt cá chân, gan to, tĩnh mạch cổ nổi,
dấu hiệu Hatzer (+) cho thấy có lớn thất phải.
1.1.5.2. Đặc điểm cận lâm sàng
* Đo CNHH:
- Kết quả đo CNHH phù hợp BPTNMT là hội chứng tắc nghẽn luồng khí
không phục hồi hoàn toàn với FEV/FVC sau test hồi phục phế quản < 0,7 .
- Test hồi phục phế quản: được thực hiên khi có: Rối loạn thông khí tắc
nghẽn (FEV1/FVC < 70%). Tiến hành khí dung hoặc hít qua buồng đệm
400mcg salbutamol, nghỉ 15 phút và đo lại CNHH.
- Đánh giá kết quả sau test: Hồi phục hoàn toàn hay không hoàn toàn
(HPHT: FEV1/FVC ≥ 70%); Test dương tính (FEV1 tăng > 200ml và hoặc
12%); Mức độ tắc nghẽn (giảm FEV1).

A. CNHH người bình thường

B. CNHH của bệnh nhân tắc nghẽn đường
thở



7

Hình 1.1. Đo chức năng thông khí
* Chụp X-quang tim phổi thẳng và nghiêng:
Ở giai đoạn đầu đa số bình thường, giai đoạn sau có các biểu hiện:
- Tăng đậm các nhánh phế huyết quản, hình ảnh "phổi bẩn".
- Dấu hiệu của khí phế thũng (giãn phế nang): Biểu hiện bằng tam chứng
kinh điển là:
+ Phim phổi thẳng:
(1) Dấu hiệu căng giãn: Kích thước lồng ngực tăng, cơ hoành bên phải
dẹt phẳng hoặc hình bậc thang, vòm hoành hạ thấp dưới cung sườn sau của
xương sườn thứ 11 và cung sườn trước của xương sườn thứ 7. Có khi cơ
hoành vồng xuống thành hình lòng chảo, các xương sườn nằm ngang. Bóng
tím hẹp lại, dài da (tim hình giọt nước).
(2) Dấu hiệu mạch máu phổi: Giảm tuần hoàn ngoại vi, các động mạch
phổi ở trung tâm tăng kích thước, chỉ số Johnson - Wood (đường kính động
mạch thùy dưới bên phải) >16mm (có giá trị chẩn đoán).
(3) Dấu hiệu bóng khí: Thường ít gặp trên phim phổi chuẩn, tuy nhiên lại
có giá trị chẩn đoán cao trong giãn phế nang (có thể đứng riêng lẻ hay nhiều
chiếc, thành mỏng).
+ Dấu hiệu trên phim phổi nghiêng: Khoảng sáng sau xuơng ức được
tính từ sau xuơng ức tới bờ truớc của quai động mạch chủ > 2,5cm, vòm
hoành phẳng, dẹt.
* Điện tâm đồ:
Có thể thấy các dấu hiệu của dày nhĩ phải: P phế ở DII, DIII, AVF (P cao
> 2.5 mm, nhọn, đối xứng). Dày thất phải (theo WHO): ít nhất 2/5 tiêu chuẩn
sau: (1) Trục phải α > 110; (2) R/S ở V5, V6 < 1; (3) Sóng S chiếm ưu thế ở
DI hoặc block nhánh phải không hoàn toàn;(4) T đảo ngược ở V1 tới V4 hoặc
V2 và V3; (5) P > 2mm ở DII .
* Siêu âm Doppler tim:



8

Đánh giá tình trạng tăng áp lực động mạch phổi, giãn thất phải, suy tim
trái, bệnh lý van tim phối hợp.
Siêu âm Doppler tim qua thành ngực cho phép ước tính được áp lực
tâm thu động mạch phổi. Bình thường áp lực động mạch phổi lúc nghỉ là
15 mmHg, mỗi năm tăng thêm 1 mmHg, gọi là TAĐMP khi áp lực động mạch
phổi trung bình ở người lớn > 25 mmHg (khi nghỉ).
Brast R J, McGoon M, Torbicki và cộng sự (2004) phân độ mức độ tăng
áp động mạch phổi ở thì tâm thu như sau: Mức độ nhẹ: 25 - 45 mmHg, mức
độ vừa: 46 - 65 mmHg và mức độ nặng: > 65 mmHg.
1.1.6. Tiêu chí chẩn đoán BPTNMT theo GOLD 2015
GOLD 2015 đã tóm tắt các tiêu chí chẩn đoán này trong bảng 1.1 .
Bảng 1.1. Các yếu tố then chốt gợi ý chẩn đoán BPTNMT
Xem xét khả năng mắc BPTNMT và khẳng định điều này bằng cách chỉ
định đo CNHH cho bất kỳ người nào lớn hơn 40 tuổi có bất kỳ một trong
các yếu tố gợi ý dưới đây. Tự các yếu tố này không giúp chẩn đoán, nhưng
sự hiện diện nhiều yếu tố giúp tăng khả năng chẩn đoán BPTNMT. Đo
CNHH là bắt buộc phải làm để chẩn đoán với trị số FEV1/FVC sau test hồi
phục phế quản < 0,70 cho thấy có hạn chế luồng khí mạn tính phù hợp
BPTNMT .
Khó thở: Khi gắng sức, mạn tính và nặng dần theo thời gian.
Ho kéo dài: Có thể gián đoạn thành đợt và có thể là ho khan.
Tiền sử tiếp xúc yếu tố nguy cơ: Hút thuốc lá (kể cả các thuốc lá sản xuất
tại chỗ /thuốc lào), khói do nấu nướng, sưởi ấm, bụi khói hóa chất nghề
nghiệp.
Tiền sử gia đình có người mắc BPTNMT.
1.1.7. Đánh giá bệnh đồng mắc

Vì COPD thường xuất hiện ở người hút thuốc nhiều năm tuổi trung niên,
bệnh nhân thường có các bệnh khác liên quan đến tình trạng hút thuốc hoặc
tuổi . Bệnh nhân COPD cũng có những bệnh lý ngoài phổi như sút cân, rối
loạn dinh dưỡng và rối loạn chức năng cơ xương. Rối loạn chức năng cơ


9

xương đặc trưng bởi tình trạng mất tế bào cơ và rối loạn chức năng của những
tế bào cơ còn lại . Điều đó dẫn tới tác động nhiều mặt (giảm hoạt động, chế độ
ăn kém, phản ứng viêm, giảm oxy) góp phần làm giảm khả năng gắng sức và
giảm tình trạng sức khỏe ở bệnh nhân COPD.
Bệnh đồng mắc hay gặp ở bệnh nhân COPD là bệnh tim mạch, rối loạn
chức năng cơ xương, rối loạn chuyển hóa, loãng xương, trầm cảm và ung thư
phổi. Bệnh đồng mắc có thể xảy ra với bệnh nhân có giới hạn lưu lượng khí
thở nhẹ, trung bình và nặng, tác động lên tỷ lệ nhập viện và tử vong một cách
độc lập và xứng đáng với các điều trị đặc hiệu. Vì thế, bệnh đồng mắc nên
được đánh giá thường quy và được điều trị thích hợp ở mọi bệnh nhân COPD.
Tần suất bệnh đồng mắc trên BPTNMT cao hơn dân số chung . Luis
García-Olmos thấy 90% BPTNMT tại cơ sở chăm sóc ban đầu ở Madrid có
bệnh đồng mắc; mỗi bệnh nhân có trung bình 4 bệnh đồng mắc; hay gặp nhất
là suy tim, bệnh gan mạn, hen, xơ vữa động mạch, loãng xương, thiếu máu
cơ tim, bệnh tuyến giáp, trầm cảm lo âu, rối loạn nhịp tim, béo phì . Theo
Aryal S và cộng sự (2012): 22 - 40% bệnh nhân mắc bệnh hô hấp: Giãn phế
quản, nhiễm khuẩn; 13 - 60% bệnh tim mạch: Bệnh mạch vành, suy tim, tăng
huyết áp; nhóm bệnh chuyển hóa: Đái tháo đường typ 2 (2 - 19%), rối loạn
mỡ máu (9 - 51%), mất chức năng các cơ vận động (14 - 42%); các bệnh ác
tính: 7 - 38% nguyên nhân gây tử vong; tâm thần: 8 - 35% .
Tại Việt Nam, Cao Thị Minh Tâm, Đỗ Quyết, Cao Tiến Đức ghi nhận tỷ
lệ bệnh nhân BPTNMT có trầm cảm đánh giá bằng điểm Hamilton trong và

ngoài đợt cấp lần lượt là 84,9% và 81,1%, có lo âu đánh giá bằng điểm Zung
trong và ngoài đợt cấp lần lượt là 73,5% và 64,2% . Chu Thị Hạnh và Cs
nghiên cứu bệnh đồng mắc tim mạch tại phòng khám quản lý BPTNMT thấy
trong 164 bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có 43,3% tăng huyết áp,
26,2% tâm phế mạn, 40,8% rối loạn nhịp tim.
Nghiên cứu giá trị điểm CCQ đánh giá bệnh đồng mắc, Josefin Sundh
nhận thấy điểm CCQ cao kết hợp bệnh tim mạch, trầm cảm, suy kiệt .


10

1.1.8. Đánh giá đợt cấp
Theo định nghĩa của GOLD (2015): Đợt cấp BPTNMT được định
nghĩa là diễn biến tự nhiên của bệnh, biểu hiện bằng sự thay đổi cấp tính của
các triệu chứng khó thở, ho khạc đờm vượt ra ngoài sự thay đổi bình thường
hằng ngày của bệnh nhân và đòi hỏi phải thay đổi điều trị .
Chẩn đoán đợt cấp theo tiêu chuẩn của Anthonisen N. R (1987) : Khó
thở tăng, tăng số lượng đờm khạc ra, đờm chuyển thành mủ.
Tác động của đợt cấp lên người bệnh là rất nặng nề, ảnh hưởng xấu đến
chất lượng cuộc sống bệnh nhân, mất nhiều thời gian hồi phục lâm sàng và
chức năng hô hấp, tần suất đợt cấp càng nhiều thì bệnh càng nhanh dẫn đến
suy hô hấp và suy tim, tăng gánh nặng kinh tế cho gia đình và xã hội, tăng tỷ
lệ tử vong. Tiền sử đợt cấp là yếu tố đơn dự báo mạnh nhất nguy cơ mắc các
đợt cấp trong tương lai (độc lập với giai đoạn của GOLD) .
Trong đợt cấp, hiện tượng viêm đường thở tăng, phế quản co thắt và ứ
đọng đờm nhớt làm tăng hạn chế luồng khí, kháng lực đường thở, ứ khí phế
nang. Công hô hấp tăng sẽ nhanh chóng làm mỏi cơ hô hấp. Cơ hô hấp
mỏi không đáp ứng được nhu cầu thông khí tăng sẽ gây nên cảm giác khó
thở. Nhịp thở nhanh và nông làm giảm hiệu quả của quá trình thông khí,
thông khí phế nang không đủ, làm nặng thêm bất xứng thông khí - tưới

máu. Hậu quả cuối cùng là PaO2 giảm và PaCO2 tăng thêm so với giai đoạn
ổn định. Co thắt động mạch phổi do thiếu oxy làm tăng áp lực động mạch
phổi và tăng gánh thất phải hơn nữa .
Nguy cơ vào đợt cấp phân bố không đều: Bệnh nhân có đợt cấp ≥ 2 lần/
năm được định nghĩa là nhóm có đợt cấp thường xuyên .
Brusse - Keizer M và cộng sự (2011) nghiên cứu 121 BN BPTNMT từ
trung bình đến nặng cho thấy tăng điểm SGRQ cho mỗi đơn vị kết hợp tăng
3% đợt cấp . Trong khi đó Mackay A và cộng sự nghiên cứu 161 bệnh nhân
BPTNMT cho thấy nhóm BN có đợt cấp thường xuyên có điểm CAT cao hơn
nhóm không có đợt cấp thường xuyên (p = 0,025) .


11

1.1.9. Đánh giá mức độ nặng của giới hạn lưu lượng khí thở
GOLD 2015 đánh giá mức độ nặng tắc nghẽn luồng khí theo bảng 1.2
Bảng 1.2. Đánh giá mức độ tắc nghẽn luồng khí theo GOLD 2015
Mức độ rối loạn thông khí tắc nghẽn
GOLD I (Mức độ nhẹ)
GOLD II (Mức độ trung bình)
GOLD III (Mức độ nặng)
GOLD IV (Mức độ rất nặng)

Giá trị FEV1 sau test giãn PQ
FEV1 ≥ 80% trị số lý thuyết
50% ≤ FEV1 < 80% trị số lý thuyết
30% ≤ FEV1 < 50% trị số lý thuyết
FEV1 < 30% trị số lý thuyết

Mức độ nặng của tắc nghẽn luồng khí phản ánh sự suy giảm chức năng

phổi trong BPTNMT nhưng không phản ánh được bộ mặt thật của bệnh nhân.
Thực tế cho thấy, chỉ có một sự tương quan yếu giữa FEV1, triệu chứng và sự
suy giảm chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe. Điều này được thể
hiện trong biểu đồ 1.1, ở đó chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe là
đường biểu diễn ngược lại với chỉ số FEV1 sau test phục hồi phế quản với
phân loại COPD dựa trên chức năng hô hấp. Biểu đồ thể hiện rằng, bệnh nhân
trong bất kỳ nhóm nào cũng có khả năng được dự báo tình trạng sức khỏe tốt
một cách tương đối.

Biểu đồ 1.1. Tương quan giữa chất lượng cuộc sống liên quan đến sức
khỏe, FEV1 sau test phục hồi phế quản và phân loại GOLD


12

1.1.10. Phân loại BPTNMT GOLD 2015
GOLD 2015 phân loại BPTNMT thành các nhóm A, B, C, D (Hình 1.2):
- Bệnh nhân nhóm A - nguy cơ thấp, ít triệu chứng. Bệnh nhân điển
hình trong nhóm này tắc nghẽn luồng khí mức độ nhẹ hay trung bình (GOLD 1
hoặc 2); và/hoặc có 0 - 1 đợt cấp trong 12 tháng qua; và không có đợt cấp nào
cần phải nhập viện điều trị; và điểm CAT < 10 hoặc điểm mMRC từ 0 - 1.
- Bệnh nhân nhóm B - nguy cơ thấp, nhiều triệu chứng. Bệnh nhân điển
hình trong nhóm này tắc nghẽn luồng khí mức độ nhẹ hay trung bình (GOLD 1
hoặc 2); vả/hoặc có 0 - 1 đợt cấp trong 12 tháng qua; và không có đợt cấp nào
cần phải nhậpviện điều trị; và điểm CAT > 10 hoặc điểm mMRC > 2.
- Bệnh nhân nhóm C - nguy cơ cao, ít triệu chúng. Bệnh nhân điển
hình trong nhóm này tắc nghẽn luồng khí mức độ nặng hay rất nặng (GOLD 3
hoặc 4); và/hoặc có >2 đợt cấp trong 12 tháng qua; hoặc > 1 đợt cấp cần phải
nhập viện điều trị; và điểm CAT < 10 hoặc điểm mMRC từ 0 - 1.
- Bệnh nhân nhóm D - nguy cơ cao, nhiều triệu chứng. Bệnh nhân

điển hình trong nhóm này tắc nghẽn luồng khí mức độ nặng hay rất nặng
(GOLD 3 hoặc 4); và/hoặc có > 2 đợt cấp trong 12 tháng qua; hoặc > 1 đợt
cấp cần phải nhập viện điều trị; và điếm CAT > 10 hoặc điểm mMRC > 2 .

Hình 1.2. Phân loại BPTNMT theo GOLD 2015


13

1.2. TỔNG QUAN VỀ CLCS VÀ CLCS - SK BỆNH NHÂN BPTNMT
1.2.1. Khái niệm CLCS và CLCS - SK
Chất lượng cuộc sống là một khái niệm đã được nghiên cứu trong nhiều
lĩnh vực khác nhau: Y học, kinh tế và chính trị học, triết học, tâm lý, xã hội
học. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra bốn nhóm quan niệm khác nhau về chất
lượng cuộc sống : Một là, quan niệm mang tính khách quan dựa vào điều kiện
sống vật chất và không có bệnh tật; hai là, quan niệm mang tính chủ quan coi
chất lượng cuộc sống biểu hiện ở mức độ hài lòng hoặc cảm nhận về cuộc
sống hạnh phúc; ba là, khái niệm tích hợp coi chất lượng cuộc sống mang
đồng thời quan niệm chủ quan và quan niệm khách quan, chẳng hạn khái
niệm được đề xuất bởi Tổ chức y tế thế giới “Chất lượng cuộc sống là nhận
thức mà cá nhân có được trong đời sống của mình, trong bối cảnh văn hoá, và
hệ thống giá trị mà cá nhân sống, trong mối tương tác với những mục tiêu,
những mong muốn, những chuẩn mực, và những mối quan tâm. Đó là một
khái niệm rộng phụ thuộc vào hệ thống phức hợp của trạng thái sức khỏe thể
chất, trạng thái tâm lý hay mức độ độc lập, những mối quan hệ xã hội và môi
trường sống của mỗi cá nhân” ; bốn là, khái niệm tích hợp linh hoạt coi “chất
lượng cuộc sống là sự đánh giá đa chiều của cá nhân về những mối quan hệ
mà cá nhân tương tác với môi trường theo những tiêu chuẩn đồng thời khách
quan và chủ quan” .
“Chất lượng cuộc sống” là một khái niệm rộng và liên quan đến rất

nhiều lĩnh vực. Do đó, khi xem xét trên khía cạnh chăm sóc sức khỏe, người
ta thường có khuynh hướng giới hạn những ghi nhận về chất lượng cuộc sống
trên các khía cạnh thể chất, tinh thần và xã hội. Chính vì thế, các nhà y học
thấy cần phải tách riêng khái niệm chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe,
bởi vì không thể bao quát hết mọi vấn đề của định nghĩa chất lượng cuộc sống
vào những nghiên cứu sức khỏe. Từ đó thuật ngữ “Chất lượng cuộc sống liên
quan sức khỏe” (CLCS-SK) đã ra đời.


14

Kể từ khi WHO đưa ra định nghĩa về sức khỏe vào năm 1948 “Sức khỏe
là một tình trạng sảng khoái về vật chất, tinh thần và xã hội chứ không phải
chỉ là không có bệnh tật” thì CLCS-SK được quan tâm nhiều hơn trong thực
hành cũng như trong lĩnh vực nghiên cứu y khoa. Theo đó, đánh giá sức khỏe
của một con người không thể chỉ dựa vào chuyện có hay không có bệnh tật;
và cũng vậy, không thể đánh giá sức khỏe của một cộng đồng mà chỉ dựa vào
tỷ lệ bệnh tật, tỷ lệ tử vong, số giường bệnh, số bác sĩ… Người thầy thuốc chỉ
quan tâm chữa trị bệnh tật là chưa đủ, mà phải quan tâm đến chất lượng cuộc
sống của người bệnh. Nói khác đi, người bệnh sống không phải chỉ là sống
sót, tồn tại, mà phải là sống có ý nghĩa, có hạnh phúc ở một mức độ tốt nhất
có thể được. Các lĩnh vực của CLCS - SK được quan tâm là: Thể chất, tinh
thần, xã hội .

Hình 1.3. Các lĩnh vực của CLCS - SK
Mỗi lĩnh vực được xem xét trên CLCS-SK nhiều khía cạnh; các khía
cạnh của lĩnh vực thể chất là triệu chứng, chức năng và tàn tật; các khía cạnh
của lĩnh vực tinh thần là: Suy nghĩ tích cực, suy nghĩ tiêu cực và hành vi. Các



15

khía cạnh của lĩnh xã hội là công việc, địa vị và quan hệ cá nhân . Điều dễ
thấy là cách đo đạc CLCS-SK đặt trọng tâm lên cảm nhận cá nhân của từng
người, cho thấy có cái nhìn khác xưa đối với bệnh tật và sức khỏe lâu nay chủ
yếu dựa vào “cảm nhận” của thầy thuốc! Do vậy, đánh giá bệnh tật sẽ không
chỉ dựa trên kết quả các xét nghiệm máy móc mà còn trên những cảm nhận
chủ quan, quan điểm riêng của từng cá nhân về bệnh tật của họ, về sự sảng
khoái của họ trong cuộc sống thường ngày, trong bối cảnh văn hóa và môi
trường thiên nhiên quen thuộc của họ.
Với những khái niệm có tính chất trừu tượng và tổng quát của CLCS-SK
nên việc tiếp cận khảo sát và lượng giá không phải dễ dàng. Vì vậy, một yêu
cầu được đặt ra là tìm những biện pháp cụ thể, khoa học và có độ tin cậy cao
để đo lường CLCS-SK. Từ những năm 60 đến nay, các thang đo về CLCS-SK
ngày càng được nghiên cứu và phát triển. Có nhiều cách phân loại thang đo,
nhưng hiện nay các tác giả thường chia ra hai loại thang đo CLCS-SK chủ
yếu là thang đo tổng quát và thang đo chuyên biệt . Sự lựa chọn thang đo tùy
thuộc vào mục tiêu, đối tượng nghiên cứu, cũng như những tính chất và giá trị
của thang đo.
* Thang đo tổng quát:
Thang đo tổng quát đo lường những lĩnh vực của CLCS-SK mà những
lĩnh vực này thích hợp với nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau như: Khỏe
mạnh, bệnh lý cấp tính, bệnh lý mạn tính. Thang đo tổng quát giúp đánh giá
gánh nặng bệnh tật trên dân số những người mắc một bệnh nào đó so với dân
số bệnh nhân mắc bệnh khác hoặc so với dân số chung Tuy nhiên, chúng
không đại diện cho một bệnh cụ thể nào và kém đáp ứng với các thay đổi điều
trị. Các thang đo tổng quát thường sử dụng ở bệnh nhân BPTNMT là:
Sickness Impact Profile (SIP), Nottingham Health Profile (NHP), Medical
Outcome Study Short Form (SF-36) .



16

* Thang đo chuyên biệt:
Thang đo chuyên biệt khảo sát các lĩnh vực của CLCS-SK mà các lĩnh
vực này chuyên biệt cho một bệnh nào đó. Do các lĩnh vực được khảo sát là
đặc thù cho một bệnh lý cụ thể nên các thang đo chuyên biệt chính xác hơn và
có độ nhạy cao hơn khi đo lường hiệu quả điều trị. Hiện tại, có rất nhiều thang
đo CLCS-SK chuyên biệt giành cho BPTNMT như: Chronic Respiratory
Disease Questionnaire (CRQ), St George’s Respiratory Questionnaire (SGRQ) .
Những bộ câu hỏi gần đây ngắn gọn hơn và được áp dụng phổ biến trên lâm
sàng là COPD Clinical Questionnaire (CCQ), COPD Assessment Test (CAT),
Patient-centred COPD Questionnaire (PCQ).
1.2.2. Đánh giá chất lượng cuộc sống sức khỏe BPTNMT
BPTNMT là bệnh toàn thân ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức
khỏe bệnh nhân. Sơ đồ sau của Paul Jones (2009) cho thấy diễn biến và hậu
quả của bệnh ảnh hưởng trực tiếp lên chất lượng cuộc sống sức khỏe bệnh
nhân từ giai đoạn còn rất sớm:

Hình 1.4. Sơ đồ diễn biến và hậu quả của BPTNMT
CLCS là một trong những kết quả chính cần được xem xét khi điều trị
BPTNMT và điểm CLCS được dùng để đánh giá hiệu quả của các thuốc giãn
phế quản, corticoid dạng hít, các chương trình giáo dục sức khỏe và phục hồi
chức năng.


17

Giảm CLCS liên quan mật thiết gánh nặng bệnh tật, xuất hiện phổ biến ở
mọi giai đoạn tiến triển của BPTNMT . Do BPTNMT không thể điều trị khỏi,

đánh giá CLCS và điều trị tăng chất lượng cuộc sống là then chốt trong quản
lý BPTNMT .
Chất lượng cuộc sống trong BPTNMT có thể được đánh giá qua rất
nhiều thang điểm tổng quát hay chuyên biệt khác nhau như đã trình bày ở trên
. Thực tế có 80 thang đo đánh giá COPD trong đó 42 thang đo đánh giá CLCS
- SK. Việc dùng thang đo nào nhiều khi rất khó khăn nên cần xếp loại để các
thầy thuốc lâm sàng có căn cứ lựa chọn. Năm 2010, nhóm chăm sóc y tế ban
đầu về hô hấp quốc tế (IPCRG) xếp loại các thang đo đánh giá BPTNMT ,
dựa trên 6 tiêu chí: Giá trị/tin cậy, đáp ứng lâm sàng, chăm sóc sức khỏe ban
đầu, dễ sử dụng, áp dụng trong các nghiên cứu và đa ngôn ngữ (bảng 1.3):
Bảng 1.3. So sánh các thang đo đánh giá BPTNMT


18

Dựa trên các tiêu chí trên bộ câu hỏi CCQ xếp thứ nhất, tiếp theo là các
bộ câu hỏi CAT, mMRC SGRQ, CRQ… Như chúng ta biết, SGRQ là bộ câu
hỏi kinh điển, toàn diện nhất. Tuy đã ra đời đã hơn 20 năm nhưng SGRQ
dùng hạn chế hơn trong lâm sàng mà chủ yếu dùng trong nghiên cứu vì quá
phức tạp, mất nhiều thời gian hoàn thành và tính điểm cũng như phân tích. Vì
thế, nhu cầu cần bộ câu hỏi toàn diện như SGRQ nhưng ngắn gọn, đơn giản
và dễ sử dụng đã được đặt ra. Từ các cập nhật của GOLD 2013 về sau, CAT,
mMRC và CCQ đã được khuyến cáo thay thế SGRQ trong đánh giá lâm sàng.
1.2.2.3. Thang điểm mMRC
Là thang điểm khó thở đánh giá tình trạng sức khỏe và nguy cơ tử vong
trong tương lai của Hội đồng nghiên cứu Y Khoa Anh Quốc (Modified
Medical reseach Council), chia 5 mức độ , :
Độ 0: Khó thở khi gắng sức nhiều.
Độ 1: Khó thở khi leo cầu thang một tầng, đi nhanh hoặc leo dốc.
Độ 2: Khó thở khi đi chậm hơn người cùng tuổi.

Độ 3: Khó thở khi đi bộ 100m.
Độ 4: Khó thở khi gắng sức nhẹ như thay quần áo.
Bộ câu hỏi mMRC được cải biên từ bộ câu hỏi MRC , cho điểm tương
ứng từ 0 đến 4, điểm càng cao, khó thở càng nhiều, chất lượng cuộc sống sức
khỏe càng thấp . Mặc dù được sử dụng phổ biến song mMRC chỉ đề cập đến
một khía cạnh của tình trạng sức khỏe bệnh nhân COPD nên cần phối hợp với
các thang điểm khác.
Bác sỹ yêu cầu bệnh nhân đọc và chọn mức độ khó thở phù hợp nhất với
họ trong thời gian vừa qua .
MCID của bộ câu hỏi mMRC là 1 . Điểm giới hạn của thang điểm
mMRC không thể tính được vì điểm giới hạn khó thở đơn thuần không tương
đương với điểm giới hạn triệu chứng toàn diện. Phần lớn bệnh nhân với điểm


19

SGRQ từ 25 trở lên sẽ có điểm mMRC từ 2 trở lên; tuy nhiên bệnh nhân có
điểm mMRC < 2 cũng có thể có nhiều triệu chứng khác của COPD. Khi sử
dụng mức mMRC ≥ 2 là điểm giới hạn có thể thích hợp cho đánh giá khó thở,
nó cũng dùng để phân loại bệnh nhân với các triệu chứng khác ngoài khó thở
là nhóm có ít triệu chứng. Điểm mMRC > 2 vẫn được sử dụng như điểm giới
hạn để phân loại “khó thở nhiều” và “khó thở ít” .
1.2.2.5. Bộ câu hỏi CAT
Bộ câu hỏi CAT (COPD Assessment Test: 8 câu hỏi đánh giá về suy
giảm sức khỏe của BN COPD) được xây dựng bởi Paul W Jones và cộng sự
vào năm 2009, đã được dịch sang tiếng Việt với sự đồng thuận của tác giả.
CAT là bộ câu hỏi để đánh giá ảnh hưởng của BPTNMT lên sức khỏe
bệnh nhân và cải thiện trao đổi bác sỹ - bệnh nhân. CAT giúp người bệnh tự
điền nhanh và dễ dàng. CAT cung cấp khung thảo luận với người bệnh, giúp
thầy thuốc hiểu và đánh giá được mức độ tác động của bệnh trên cuộc sống

người bệnh. Từ đó giúp thầy thuốc có nhiều thông tin hơn trong việc lập kế
hoạch điều trị. CAT được áp dụng cho các giai đoạn của GOLD, CAT không
phải là công cụ chẩn đoán nên không thể thay thế cho đo CNTK. CAT và
đo CNTK có thể bổ xung lẫn nhau trong đánh giá lâm sàng, từ đó đảm bảo
rằng người bệnh được quản lý tối ưu. Nội dung bộ câu hỏi CAT gồm có 8
câu hỏi chia ba phần: (1) triệu chứng (ho, khạc đờm, nặng ngực, khó thở); (2)
tình trạng hoạt động (sinh hoạt hàng ngày, giấc ngủ); (3) trạng thái tâm thần
kinh (tự tin, thoải mái). Mỗi câu hỏi có 6 khả năng trả lời, cho điểm từ 0 đến
5. Tổng điểm từ 0 đến 40. Điểm 0 là không ảnh hưởng, điểm 5 là ảnh hưởng
nặng cuộc sống. Tổng điểm tối đa là 40 điểm. Trong đó tổng điểm ≤ 10
bệnh không ảnh hưởng đến sức khỏe, từ 11 - 20 điểm: Bệnh gây ảnh hưởng
mức độ nhẹ, từ 21 - 30 điểm: Bệnh gây ảnh hưởng mức độ trung bình, từ
31- 40 điểm: Bệnh gây ảnh hưởng nặng .


20

Theo ý kiến chuyên gia, MCID của bộ câu hỏi CAT là 2 . Bệnh nhân tự
đọc và trả lời các câu hỏi trong CAT phù hợp với tình trạng bệnh tại thời điểm
đánh giá. Bác sỹ và người nhà không được phép can thiệp .
CAT được kiểm định bằng ba nghiên cứu lớn với cỡ mẫu n = 1503.
Nghiên cứu đầu tiên BPTNMT giai đoạn ổn định tại Hoa Kỳ nhằm chọn ra
các câu hỏi từ bộ 21 câu hỏi ban đầu để đưa vào CAT. Kết quả, 3 câu bị loại
hiệu ứng trần quá cao, 1 câu bị loại vì tương quan thấp với điểm số tổng cộng,
3 câu bị loại vì tương quan quá cao với nhau, 6 câu bị loại vì không tương
hợp với mô hình toán học Rasch . Nghiên cứu thứ hai gồm bệnh nhân
BPTNMT tại Hoa Kỳ có một đợt cấp trong thời gian nghiên cứu. Cả nghiên
cứu thứ nhất và hai bệnh nhân đều trả lời câu hỏi hai lần cách nhau 2 tuần để
kiểm định tính tin cậy. Kết quả, hệ số tương quan nội tại Cronbach’s giữa 8
câu hỏi còn lại là 0,88; hệ số tương quan cùng nhóm ICCC là 0,8; tất cả 8 câu

đều ổn định để đánh giá BPTNMT cả trong và ngoài đợt cấp . Nghiên cứu thứ
ba ở châu Âu khảo sát tương quan giữa CAT và SGRQ để khảo sát tính giá
trị của CAT . Kết quả, điểm CAT tương quan tốt với điểm SGRQ trong và
ngoài đợt cấp với hệ số tương quan lần lượt là r = 0,78 (n = 67) và r = 0,8
(n = 227) .
Ở Việt Nam, Đỗ Quyết (2009) sử dụng bộ câu hỏi CAT nghiên cứu tình
trạng sức khỏe 101 bệnh nhân BPTNTM điều trị nội trú tại Khoa Lao và
bệnh phổi, bệnh viện 103 cho thấy điểm trung bình sau điều trị (BPTNTM
trong giai đoạn ổn định) là 18,59, cải thiện tương đối so với trước khi điều
trị (29,96 điểm). Điểm trong các lĩnh vực theo thang điểm CAT cũng có sự
thay đổi đáng kể giữa trước và sau điều trị. Điểm chênh lệch cho từng triệu
chứng 2 điểm là có ý nghĩa thì các triệu chứng: Ho, khạc đờm, khó thở, hạn
chế hoạt động, yên tâm rời nhà mặc dù có bệnh, sức khỏe được cải thiện rõ
rệt. Các triệu chứng nặng ngực, giấc ngủ được cải thiện ít hơn .


21

Năm 2012, Lê Thị Tuyết Lan sử dụng bộ câu hỏi CAT đánh giá CLCS
bệnh nhân BPTNMT thấy có sự tương quan trung bình giữa thang điểm CAT
với thang đo SGRQ, thang khó thở MRC. Có sự tương quan giữa thang điểm
CAT với giá trị FEV1 nhưng chỉ ở mức yếu .
CAT ngắn gọn, cách tính điểm đơn giản, thời gian trả lời ngắn (2 phút)
và hầu như không cần bác sỹ trợ giúp vì thế khả thi cao trong lâm sàng .
1.2.2.6. Bộ câu hỏi CCQ
Năm 2003, Thys Van Der Molen giới thiệu CCQ (COPD Clinical
Questionnaire ) dùng trong đánh giá lâm sàng BPTNMT . Bộ câu hỏi lâm
sàng CCQ được thiết kế để bệnh nhân tự đánh giá lâm sàng BPTNMT. Đến
nay CCQ đã được dịch ra hơn 60 ngôn ngữ trên thế giới (có sẵn tại trang web:
www.ccq.nl) và được áp dụng trong rất nhiều nghiên cứu. CCQ có 10 câu hỏi,

2 version (7 ngày và 24h), chia làm 3 phần: Phần 1 là các câu 1, 2, 5, 6 đề cập
triệu chứng; phần 2 là các câu 7, 8, 9, 10 đề cập tình trạng chức năng; phần 3
là các câu 3, 4 đề cập trạng thái tâm thần. Mỗi câu có 7 khả năng trả lời cho
điểm từ 0 - 6 theo mức độ nặng dần ảnh hưởng của bệnh lên cuộc sống với
điểm càng cao cho thấy tình trạng sức khỏe càng kém . CCQ ngoài được dùng
để đánh giá tình trạng sức khỏe BPTNMT còn được dùng để đo lường tác
động của các chương trình can thiệp sức khỏe ban đầu, đánh giá hiệu quả
phục hồi chức năng hô hấp dự báo đợt cấp và tử vong ở nhóm bệnh nhân
COPD nhẹ đến trung bình hay tiến triển .
Kết quả của điểm CCQ được trình bày dưới dạng CCQ toàn bộ, CCQ
triệu chứng, CCQ chức năng và CCQ tâm thần. Điểm CCQ toàn bộ là trung
bình cộng của 10 câu hỏi, điểm CCQ thành phần là trung bình cộng của các
câu hỏi trong từng phần. Hai điểm CCQ toàn bộ và thành phần đều được qui
về thang điểm 0 - 6 . MCID của bộ câu hỏi CCQ là 0,4 . Điểm giới hạn tương
đương cho thang điểm CCQ vẫn chưa được xác định, nhưng vào khoảng 1,0 1,5 .


22

Bệnh nhân tự đọc và trả lời các câu hỏi trong CCQ, bác sỹ và người nhà
không được can thiệp.
Tính tin cậy của bộ câu hỏi CCQ được kiểm định trên 20 bệnh nhân trả
lời bộ câu hỏi CCQ hai lần cách nhau 2 tuần để tính hệ số tương thích giữa 2
lần . Kết quả, hệ số Cronbach’s lần lượt là 0,91; 0,78; 0,89 và 0,80 cho điểm
CCQ toàn bộ, CCQ triệu chứng, CCQ chức năng và CCQ tâm thần kinh giữa
hai lần trả lời. Hệ số tương quan cùng nhóm ICCC (Intraclass correlation
Coefficient) 0,94 .
Tính giá trị của bộ câu hỏi CCQ được kiểm định bằng cách tính hệ số
tương quan giữa điểm CCQ với chức năng hô hấp, điểm SF-36, điểm SGRQ
trên 119 người. Kết quả, điểm CCQ toàn bộ tương quan có ý nghĩa thống kê

lần lượt với FEV1 (r = - 0,49; p < 0,01), với điểm hoạt động thể lực của thang
điểm SF-36 (r = 0,69, p < 0,01), với điểm SGRQ toàn bộ (r = 0,71; p < 0,01);
điểm số CCQ triệu chứng tương quan mạnh với điểm số SGRQ triệu chứng
(r = 0,75; p < 0,01), điểm CCQ chức năng tương quan với điểm SGRQ hoạt
động (r = 0,69, p < 0,01) .
Dựa trên các hướng dẫn điều trị và kinh nghiệm lâm sàng, Janwillem
Kocks và cộng sự (2013) đưa ra ptotocol của nghiên cứu MARCH khuyến
cáo điều trị cụ thể theo mỗi mức suy giảm tình trạng sức khỏe dựa trên điểm
số CCQ toàn bộ và các thành phần . Theo đó điểm CCQ toàn phần được đề
nghị chia làm 4 mức theo mức độ suy giảm tình trạng sức khỏe hay CLCS-SK
cũng giống như các tác giả Ioanna G Tsiligianni và cộng sự (2010) phân
loại: CCQ < 1: Tình trạng sức khỏe ở mức chấp nhận được (bình thường);
1 ≤ CCQ < 2: Tình trạng sức khỏe chấp nhận được chỉ với bệnh nhân COPD
giai đoạn III, IV (nhẹ); 2 ≤ CCQ < 3: Tình trạng sức khỏe không ổn định
(trung bình); CCQ ≥ 3: Tình trạng sức khỏe rất không ổn định (nặng). Các
điểm CCQ thành phần nào cao nhất sẽ có khuyến cáo điều trị tương ứng như
hình 1.5 dưới đây:


23

Hình 1.5. Điều trị dựa theo điểm CCQ
Đây là một nghiên cứu can thiệp, thử nghiệm mù đôi ngẫu nhiên và có
nhóm chứng với thời gian theo dõi 2 năm. Tuy kết quả chưa được công bố
nhưng các tác giả mong muốn cải điều trị COPD có thể thực hiện được thông
qua lý thuyết điều trị dựa trên bộ câu hỏi sức khỏe đơn giản.
CCQ được dùng để đánh giá đáp ứng chương trình phục hồi chức năng
hô hấp, các đợt cấp, phát hiện các đợt cấp chưa được báo cáo và chương trình
cai thuốc lá. Nghiên cứu của Jaap CA Trappenburg và Cs (2010) cho thấy
khác biệt điểm CCQ toàn bộ sau 1 tuần ở nhóm đợt cấp là 0,35 ± 0,69 so với

nhóm COPD giai đoạn ổn định là 0,04 ± 0,37 (p < 0,001). Eléonore F van
Dam van Isselt và Cs (2014) thấy rằng điểm CCQ cải thiện sau khi phục hồi
CNHH và rất nhạy với những thay đổi đáp ứng của bệnh nhân COPD. Bằng


24

chứng là điểm CCQ toàn bộ trước can thiệp là 3,5 cho thấy suy giảm tình
trạng sức khỏe mức độ nặng nhưng sau khi phục hồi chức năng hô hấp điểm
CCQ toàn bộ của bệnh nhân cải thiện đáng kể là 2,2 (p < 0,0001). Nghiên cứu
của Tashkin DP và Cs (2011) thấy điểm CCQ ở tuần 12 giảm nhiều hơn ở
nhóm cai thuốc lá (1,04) so với nhóm còn hút thuốc (0,53) có ý nghĩa thống
kê với p < 0,0001.
CCQ có khả năng dự báo nguy cơ tử vong. Nghiên cứu của Josefin
Sundh và Cs (2012) khi theo dõi 1111 bệnh nhân COPD thấy tỷ suất tử vong
chuẩn hóa của nhóm CCQ < 1 là 1,87 (95% CI: 1,18 - 2,80) tăng lên 6,05
(95% CI: 4,94 - 7,44) ở nhóm CCQ ≥ 3.
Về khả năng phát hiện trầm cảm và lo âu ở BN COPD, mặc dù điểm
CCQ tâm thần kinh không được đánh giá cao nhưng quan trọng trong đánh
giá tổng thể bệnh nhân COPD. Cleland và Cs (2007) báo cáo có sự tương
quan mạnh giữa điểm trầm cảm lo âu (HADS) với điểm CCQ (r = 0,71 - trầm
cảm; r = 0,69 - lo âu; p < 0,001); CCQ có thể dự báo các triệu chứng trầm
cảm và lo âu ở người bệnh COPD. Khả năng xuất hiện trầm cảm và lo âu ở
nhóm CCQ ≥ 3 gấp 10 lần và 19 lần nhóm CCQ ≤ 3.
Tại Việt Nam, năm 2012 Lê Khắc Bảo nghiên cứu giá trị bảng điểm
đánh giá lâm sàng COPD (CCQ) trong đánh giá bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
cho thấy có sự tương quan có ý nghĩa thống kê giữa điểm số CCQ với điểm số
SGRQ với hệ số tương quan cao r = 0,712, tương quan trung bình đến yếu với
r = 0,2 - 0,3 giữa điểm số CCQ với FEV1, TLC và RV. Tác giả kết luận sử
dụng CCQ bản tiếng việt để đánh giá lâm sàng BPTNMT nên được khuyến

cáo mạnh mẽ .
Như vậy, CCQ ngắn gọn, tin cậy được khuyến cáo mạnh, cách tính điểm
đơn giản, thời gian trả lời ngắn (3 phút), hầu như không cần bác sỹ giúp, vì
thế khả thi cao trong lâm sàng .


25

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
- Địa điểm: Tại phòng khám quản lý BPTNMT - Bệnh viện Bạch Mai.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/2016 đến tháng 10/2016.
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
- Bệnh nhân được chẩn đoán BPTNMT theo tiêu chuẩn chẩn đoán của
GOLD 2015.
* Tiêu chuẩn chẩn đoán BPTNMT :
 Lâm sàng: có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào, ho, khạc đờm mạn tính,
khó thở tăng dần.
 Cận lâm sàng: kết quả đo CNHH là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác
định BPTNMT: Rối loạn thông khí tắc nghẽn không hồi phục hoàn
toàn sau test hồi phục phế quản (FEV1/FVC < 70% sau test hồi phục
phế quản).
- Bệnh nhân BPTNMT mọi giai đoạn đang trong tình trạng ổn định,
không có đợt cấp nào trong vòng 1 tháng trước.
- Tuân thủ điều trị tốt, tái khám hàng tháng.
- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ



Hội chứng chồng lấp hen và COPD (ACOS).



Bệnh nhân không đo được CNHH, bệnh nhân đang trong đợt cấp
BPTNMT.


×