Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Khoá luận tốt nghiệp không gian nghệ thuật trong tập truyện ngắn những gặp gỡ không ngờ của lê minh hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (606.51 KB, 52 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

PHẠM THỊ MỸ LINH

KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN
NHỮNG GẶP GỠ KHÔNG NGỜ
CỦA LÊ MINH HÀ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học

HÀ NỘI - 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

PHẠM THỊ MỸ LINH

KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN
NHỮNG GẶP GỠ KHÔNG NGỜ
CỦA LÊ MINH HÀ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Người hướng dẫn khoa học



TS. NGUYỄN THỊ KIỀU ANH

HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến GV- TS Nguyễn Thị Kiều
Anh, người đã trực tiếp đồng hành cùng tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn, đặc
biệt là các thầy cô giáo tổ Lí luận của trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã
giảng dạy, cung cấp kiến thức, tạo điều kiện giúp đỡ chúng tôi trong suốt 4
năm đại học.
Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn ở
bên, động viên khích lệ tôi trong suốt quá trình làm khóa luận.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Sinh viên

Phạm Thị Mỹ Linh


LỜI CAM ĐOAN
Người viết khóa luận xin cam đoan:
1.


Khóa luận Không gian nghệ thuật trong tập truyện ngắn

Những gặp gỡ không ngờ của Lê Minh Hà là kết quả nghiên cứu của
riêng tôi, có sự tham khảo của người đi trước và sự giúp đỡ khoa học
của giáo viên hướng dẫn.
2.

Khóa luận không phải là sao chép.

3.

Kết quả nghiên cứu ít nhiều có sự đóng góp nhất định của

tác giả.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Sinh viên

Phạm Thị Mỹ Linh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1.Lí do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................. 2

3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 5
4.Mục đích của nghiên cứu ............................................................................... 6
5.Nhiệm vụ của nghiên cứu .............................................................................. 6
7.Đóng góp của khóa luận................................................................................. 6
8.Cấu trúc của khóa luận ................................................................................... 7
NỘI DUNG ....................................................................................................... 8
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ KHÔNG GIAN
NGHỆ THUẬT VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA LÊ MINH HÀ ......... 8
1.1.Những vấn đề lí luận chung ........................................................................ 8
1.1.1. Khái niệm không gian ............................................................................. 8
1.1.2.Khái niệm không gian nghệ thuật ............................................................ 8
1.2.2. Các hình thức không gian nghệ thuật trong văn học ............................ 12
1.2.2.1. Không gian thần thoại ........................................................................ 12
1.2.2.2. Không gian sử thi ............................................................................... 12
1.2.2.3. Không gian cổ tích ............................................................................. 12
1.2.2.4. Không gian trong văn học viết trung đại ........................................... 13
1.2.2.5. Không gian trong văn học cận đại, hiện đại....................................... 13
1.2.2.6. Không gian trong tiểu thuyết của chủ nghĩa hiện đại ........................ 14
1.2.Tác giả Lê Minh Hà và hành trình sáng tác .............................................. 14
1.2.1.Tác giả Lê Minh Hà ............................................................................... 14
1.2.2.Hành trình sáng tác của Lê Minh Hà ..................................................... 15


Chương 2: CÁC KIỂU KHÔNG GIAN TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN
NHỮNG GẶP GỠ KHÔNG NGỜ CỦA LÊ MINH HÀ................................. 18
2.1. Không gian bối cảnh hiện thực ở nước Đức ............................................ 18
2.2. Không gian thiên nhiên ............................................................................ 24
2.3. Không gian tâm lí với những hồi tưởng, trăn trở của người xa xứ ......... 30
2.4. Không gian sự kiện .................................................................................. 38
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 43

TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Thi pháp học là một lĩnh vực nghiên cứu có ảnh hưởng lớn trong ngành
nghiên cứu văn học. Trong một tác phẩm văn học, có nhiều hướng tiếp cận.
Nhưng tìm hiểu tác phẩm văn học từ góc độ thi pháp không gian nghệ thuật
luôn thu hút sự quan tâm của nhiều người trong quá trình nghiên cứu. Bất kì
tác phẩm nào khi sáng tác cũng đều không tách khỏi yếu tố không gian.
Không gian nghệ thuật là một hiện tượng của văn học. Theo cuốn Dẫn
luận Thi pháp học, nhà phê bình văn học Bêlinxki từng nhận định: “Mọi sản
phẩm của thế giới nghệ thuật đều là một thế giới riêng mà khi đi vào đó, ta
buộc phải sống theo các quy luật của nó” [13, tr.15].
Nhà văn Sơđơrin cũng từng nói: “Tác phẩm văn học là một vũ trụ thu
nhỏ, mỗi sản phẩm nghệ thuật là một thế giới khép kín trong bản thân nó” (
Thi pháp học) [13, tr.17]. Không gian nghệ thuật ở trên vốn đã bao hàm cả
phạm trù không gian. Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nhà
văn, thể hiện sự cảm nhận không gian của con người. Tìm hiểu không gian
nghệ thuật trong một tác phẩm văn học chính là tìm hiểu cách cảm nhận về
cuộc sống qua lăng kính thẩm mĩ chủ quan của người nghệ sĩ, đồng thời cảm
nhận sâu sắc thấu đáo về nội dung tư tưởng tác phẩm.
Nghiên cứu một tác phẩm văn học cũng là một cách để tìm ra và khẳng
định phong cách nghệ thuật độc đáo của nhà văn. M. B Khrapchencô trong
cuốn Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học có viết:
“Những thủ pháp, những phương pháp kết cấu, những cách cấu tạo để tạo
nên, tổ chức nên tính chất đặc biệt của không gian và thời gian là một trong
những dấu hiệu biểu hiện của phong cách nghệ thuật” [6, tr.23]. Do vậy,
nghiên cứu về không gian nghệ thuật cũng là một cách thức để tìm hiểu rõ
hơn về phong cách nghệ thuật của tác giả văn học.


1


Lê Minh Hà là một cái tên quen thuộc trong văn học đương đại với sự
sáng tạo mang dấu ấn riêng thật đặc biệt ở nhiều thể loại khác nhau như:
truyện ngắn, tản văn, tiểu thuyết. Lê Minh Hà từng là sinh viên trường Đại
học Sư phạm Hà Nội, sau đó giảng dạy tại một trường chuyên nổi tiếng ở Hà
Nội. Do hoàn cảnh riêng, Lê Minh Hà rời Hà Nội tới định cư ở Đức và viết
văn.
Những gặp gỡ không ngờ là một trong những tập truyện ngắn của Lê
Minh Hà. Với mong muốn được đóng góp thêm một hướng tiếp cận cho tác
phẩm, đồng thời trang bị cho bản thân kiến thức về nghiên cứu khoa học,
người viết lựa chọn đề tài “Không gian nghệ thuật trong tập truyện ngắn
Những gặp gỡ không ngờ của Lê Minh Hà”. Tiếp cận tác phẩm ở góc độ
không gian nghệ thuật trong truyện ngắn là niềm say mê, thích thú của chúng
tôi khi bước đầu tìm hiểu.
2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ngay từ khi xuất hiện, truyện ngắn của Lê Minh Hà luôn hấp dẫn thu
hút người đọc, giới nghiên cứu phê bình văn học bởi cách kết nối các mảnh
vỡ rời rạc để hình thành cấu tứ trong từng truyện.
Truyện ngắn Lê Minh Hà thường xoay quanh hai mảng đề tài chính:
“Đó có thể là những mảnh đời tại quê nhà và những mảnh đời tha hương nơi
đất khách”. Trong bài phỏng vấn Lê Minh Hà của nhà báo Lê Quỳnh Mai
thực hiện (Phát thanh ngày 27/5/2001 trong chương trình Văn học Nghệ thuật
Đài tiếng nói Việt Nam FM 103.3 Montreal- Canađa), nhà báo đã có những
nhận định sâu sắc, giản dị gần gũi về các mảng đề tài trên. Văn của Lê Minh
Hà khi thì gọi về một mùa thu Hà Nội xao xác cũ, khi thì gợi nhớ về một mùa
đông nước Đức trắng trời đất.
Tác giả T.H trong bài viết Truyện cổ tích viết lại- những góc nhìn mới

giữa cổ tích và đời thường (31/05/2006) đã tìm ra những điểm mới, độc đáo.

2


Đọc Truyện cổ viết lại của Lê Minh Hà và Lê Đạt, tác giả cho rằng phải
chăng mỗi truyện trong 19 truyện ngắn được in trong Truyện cổ viết lại thể
hiện sự trải lòng nghiền ngẫm, phân tích và viết lại những tình huống hệ lụy
sau cuộc đời huyền thoại của các nhân vật bước ra từ các câu chuyện cổ:
“Dưới ngòi bút của nhà văn Lê Minh Hà, những người phụ nữ của truyện cổ
Việt Nam được đặt giữa hiện thực xã hội, chứ không ở thế giới đơn giản và
trong trẻo của cổ tích. Truyện cổ tích là cái cớ để tác giả bộc lộ cái nhìn nhân
hậu, đầy trắc ẩn với thân phận người phụ nữ trong xã hội “trọng nam khinh
nữ” xưa.
Trong bài viết Truyện ngắn Lê Minh Hà và những của sổ đóng kín
(Wednesday, March 07, 2012 1:48:04 pm) Du Tử Lê khẳng định: “Nhờ được
sống, thở không khí tự do của người nước ngoài nên Lê Minh Hà có cơ hội
gửi tới độc giả của mình những mảnh đời đen tối, phần chìm lấp, dưới tầng
sâu của những tảng băng hiện thực xã hội hôm nay”[tr.31]. Du Tử Lê đánh
giá rất cao tài năng của nhà văn Lê Minh Hà, chị đã ghi nhận từng sự kiện,
từng bước chân trong hành trình lao động thời đại mới. Có thể nói rằng:
“Bằng vào kinh nghiệm sống và óc quan sát tinh tế của một nhà văn, khi chọn
cho mình con đường văn chương hiện thực xã hội, Lê Minh Hà đã viết một
cách điềm tĩnh, dễ dàng như thò tay vào túi lấy ra một vật vốn sẵn đấy”[tr.31].
Trong bài phỏng vấn Lê Minh Hà với dòng kí ức nơi xa xứ
(11.04.2012 14:53- Nhịp cầu TG online), Minh Thư và Trọng Tuấn thực hiện
với chủ đề Thương thế ngày xưa, tác giả đã đưa người đọc trở về với hoài
niệm, có lúc êm dịu nhưng đa phần là khắc khoải và chua xót về những ngày
khó nhọc, đói nghèo của một tuổi trẻ khó khăn thời chiến tranh và hậu chiến
tranh ghì sát đất nhưng vẫn không từ bỏ khát khao. “Truyện ngắn, tản văn và

tiểu thuyết của cô, bởi thế, luôn bàng bạc nỗi hoài nhớ về một thời. Nhà phê

3


bình Phạm Xuân Nguyên từng nhận xét: xao xác, xót xa rất nhiều trên những
trang sách này” [tr.51].
Nhà văn Nguyễn Việt Hà trong bài giới thiệu tập truyện Cổ tích cho
ngày mới đã đồng cảm với cái nhìn của Lê Minh Hà về những câu chuyện cổ
khi nhận xét: “Cổ tích cho ngày mới vẫn nồng nàn một kiểu buốt nhói đương
đại riêng có ở Lê Minh Hà”. Điều đó có được là nhờ “cái hằng số tính nữ luôn
tinh tế, đậm chất trong văn của Hà” và “một giọng điệu huyễn hoặc phức tạp
dĩ ngoa truyền ngoa chỉ riêng có ở những thị dân. Nó bất chấp những cái kết
có hậu của sâu xa truyền thống”[tr.14]. Đó cũng là những lời đánh giá tuyệt
vời của những nhà văn đồng lứa dành cho nhau.
Luận án tiến sĩ của Lê Thị Hồng Ly với đề tài Đặc điểm truyện ngắn
của Lê Minh Hà, luận án tập trung nghiên cứu những đặc điểm thuộc nội
dung và nghệ thuật của truyện ngắn Lê Minh Hà. Và luận văn thạc sĩ của
Nguyễn Thị Thủy với đề tài Nhân vật nữ trong truyện ngắn Lê Minh Hà,
nghiên cứu về thế giới nhân vật nữ trong truyện ngắn của Lê Minh Hà.
Ngoài ra còn một số bài viết khác như đánh giá của Linh Thoại về
Thương thế ngày xưa, Những giọt trầm (Báo tuổi trẻ…) hay lời tâm sự của
chính tác giả Lê Minh Hà: “Tôi viết văn trên tinh thần lụy tiếng Việt” (Báo
thể thao và văn hóa…)
Như vậy qua khảo sát có thể thấy đã có khá nhiều nhà nghiên cứu tìm
hiểu về tập truyện ngắn của Lê Minh Hà. Tuy nhiên về mảng không gian nghệ
thuật trong các tập truyện ngắn của Lê Minh Hà vẫn chưa có nhiều nhà
nghiên cứu đến. Trên cơ sở kế thừa ý kiến trên của các nhà nghiên cứu trước
đó, khóa luận của chúng tối tập trung nghiên cứu đề tài “Không gian nghệ
thuật trong tập truyện ngắn Những gặp gỡ không ngờ của Lê Minh Hà” với

hi vọng sẽ tìm ra được những đặc điểm mới mẻ trong không gian nghệ thuật

4


gắn với những truyện ngắn trong tập truyện. Đồng thời thấy được sự đóng
góp của tác giả đối với nền văn học Việt Nam.
3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1.Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận tập trung đi sâu vào nghiên cứu không gian nghệ thuật trong
tập truyện ngắn Những gặp gỡ không ngờ của Lê Minh Hà.
3.2.Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận đi sâu vào nghiên cứu không gian nghệ thuật qua tập truyện
ngắn Những gặp gỡ không ngờ (NXB trẻ, 2012) bao gồm 24 truyện ngắn:
1.

Gió biếc

2.

Những gặp gỡ không ngờ

3.

Huệ

4.

Giai điệu Nga


5.

Có chồng

6.

Những ký họa dang dở

7.

Khoảng giữa những cơn mơ

8.

Thiên đường

9.

Thành sương

10.

Bài hát cũ bây giờ ai hát nữa

11.

Tầng có năm phòng

12.


Opa, con chó và tôi

13.

Có con sóc chạy trong thành phố

14.

Trăng suông

15.

Cu (Q) ám

16.

Mùa tử đinh hương cho những ngày bó tay

17.

Nơi ấy, Trăng

18.

Đảo chết

5


19.


Gửi một người tình cũ

20.

Không nhìn một hướng

21.

Sốt ở thành phố biển

22.

Chiều cà phê quán nhỏ

23.

Kiến văn

24.

Chuyện kể ngàn năm sau

4.Mục đích của nghiên cứu
Khóa luận cần làm rõ những đặc điểm của không gian nghệ thuật trong
tập truyện ngắn Những gặp gỡ không ngờ của Lê Minh Hà để từ đó thấy
được nội dung- tư tưởng của tác phẩm, phong cách và những đóng góp của
tác giả với nền văn học Việt Nam.
5.Nhiệm vụ của nghiên cứu
Dựa trên nền tảng những lí thuyết về không gian nghệ thuật và hành

trình sáng tác của Lê Minh Hà, chúng tôi tập trung tìm hiểu về không gian
nghệ thuật trong tập truyện ngắn Những gặp gỡ không ngờ để thấy được
những nét độc đáo trong không gian nghệ thuật.
6.Phương pháp nghiên cứu
Căn cứ vào nội dung và mục đích của khóa luận này, người nghiên cứu
khóa luận lựa chọn sử dụng những phương pháp nghiên cứu chủ yếu:
-

Phương pháp phân tích

-

Phương pháp tổng hợp

-

Phương pháp hệ thống

-

Phương pháp thống kê

7.Đóng góp của khóa luận
-

Hệ thống những vấn đề liên quan đến lí thuyết không gian nghệ

thuật

6



-

Làm rõ được đặc điểm không gian nghệ thuật trong tập truyện

ngắn của Lê Minh Hà.
-

Khẳng định phong cách, tài năng và những đóng góp của nhà văn

với nền văn học Việt Nam.
8.Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, khóa luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của khóa luận bao gồm 2 chương chính:
-

Chương 1: Những vấn đề lí luận chung về Không gian nghệ thuật

và hành trình sáng tác của Lê Minh Hà .
-

Chương 2: Các kiểu không gian nghệ thuật trong tập truyện ngắn

Những gặp gỡ không ngờ của Lê Minh Hà.

7


NỘI DUNG

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ KHÔNG
GIAN NGHỆ THUẬT VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA
LÊ MINH HÀ
1.1.Những vấn đề lí luận chung
1.1.1. Khái niệm không gian
Không gian là một phạm trù của triết học, là hình thức tồn tại của vật
chất. Trong cuộc sống không có gì có thể tồn tại ngoài không gian và thời
gian”. Bất cứ một tác phẩm văn học nào cũng gắn liền với yêu tố không gian
và thời gian.
Không gian là một định lượng để xác định quá trình tồn tại, vận động
và phát triển của mọi sự vật, sự việc trong thế giới nghệ thuật. Không gian là
hình thức tồn tại cơ bản của thế giới vật chất. Ở trong đó có thể được quan sát
dưới nhiều góc độ khác nhau: nhìn ngắm, đo đạc, thậm chí sờ mó được vào
không gian một cách trực tiếp, có thể được cảm nhận một cách cụ thể chân
thực bằng trực giác. Tuy nhiên, đó có thể chưa hẳn là không gian nghệ thuật
mà chỉ là không gian cụ thể, không gian vật chất.
Không gian là hình thức tồn tại của hình tượng, nó là nền, là cảnh để
cho nhân vật sự việc, phát ngôn theo ý định chủ quan của nhà văn hoặc ý định
của các nhà văn hoặc nhà thơ. Mặt khác, không gian là sự thể hiện quan niệm
của thế giới về thế giới.
Việc tìm hiểu không gian nghệ thuật của tác phẩm cho phép khám phá
phẩm chất, cá tính sáng tạo, phong cách nghệ thuật của nhà văn.
1.1.2.Khái niệm không gian nghệ thuật
Bên cạnh các yếu tố: quan niệm nghệ thuật về con người, thời gian
nghệ thuật, tác giả… thì không gian nghệ thuật cũng là một trong những yếu
tố quan trọng của nghiên cứu thi pháp học.

8



Không gian nghệ thuật là một hiện tượng của văn học, không gian nghệ
thuật là sản phẩm sáng tạo của nhà văn, thể hiện sự cảm nhận không gian của
con người, có chức năng biểu nghĩa và có giá trị thẩm mĩ. Do vậy, tiếp xúc tác
phẩm văn học từ góc độ không gian nghệ thuật là một cách thức hữu hiệu để
tìm hiểu nội dung, tư tưởng của tác phẩm.
Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật,
không có hình tượng nghệ thuật nào không có không gian nghệ thuật, không
có nhân vật nào lại tồn tại trong một nền cảnh nhất định nào đó.
Theo cách hiểu của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong
Từ điển thuật ngữ văn học thì không gian nghệ thuật là: “Hình thức bên
trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự miêu tả
trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra
trong trường hợp nhất định qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính bộc lộ
toàn bộ quán tính của nó; cái này bên cạnh cái kia, liên tục, cách quãng, tiếp
nối, cao thấp, xa gần, rộng, dài tạo thành viễn cảnh nghệ thuật. Không gian
nghệ thuật gắn với cảm thụ về không gian, nên mang tính chủ quan”[4;
tr.160]. Ngoài không gian vật thể, có không gian tâm tưởng. Do vậy, không
gian nghệ thuật có tính độc lập tương đối, không qui vào được không gian địa
lí. Không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học có tác dụng mô hình hóa
các phạm trù thời gian như bước đường đời, con đường cách mạng. Không
gian nghệ thuật có thể mang tính cản trở, để mô hình hóa các kiểu tính cách
con người. Không gian nghệ thuật có thể là không có tính cản trở như trong
cổ tích, làm cho ước mơ công lí được thực hiện dễ dàng. Ngôn ngữ trong
không gian nghệ thuật rất phong phú và đa dạng.
Không gian trong tác phẩm văn học có tác dụng mô hình hóa các mối
quan hệ của bức tranh thế giới như: Thời gian, xã hội, đạo đức, tôn ti trật tự.

9



Ngoài ra, không gian nghệ thuật còn có thể mang tính địa điểm, tính phân
giới, tính cản trở.
Trong cuốn Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê lí giải về không gian như
sau: “Không gian là khoảng không bao trùm lên tất cả sự vật, hiện tượng xung
quanh đời sống con người”. “Không gian nghệ thuật gắn liền với cảm thụ về
không gian nên mang tính chủ quan”[11; tr.23]. Trong tác phẩm văn học
ngoài không gian vật chất vốn có không gian tâm tưởng.
Không gian trong văn học thường được tác giả xây dựng dựa vào
không gian có thật và những quan niệm về không gian sinh hoạt trong cuộc
sống. Mỗi nhà văn đều xây dựng cho mình những không gian nghệ thuật khác
nhau tùy hoàn cảnh thông qua ngôn từ để làm sao có thể thể hiện được cái
nhìn của họ.
Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của hình tượng nghệ thuật.
Đó là không gian tồn tại, sinh hoạt của nhân vật. Đồng thời là bối cảnh để
nhân vật có thể tự do bộc lộ tính cách, suy nghĩ, hành động. Không gian nghệ
thuật còn là nền, là cảnh cho những sự kiện… Không gian nghệ thuật vừa là
một lĩnh vực quan trọng thể hiện đặc điểm tư duy nghệ thuật và khả năng
chiếm lĩnh thế giới văn học.
GS. Trần Đình Sử cũng nêu ra rằng: “Không gian nghệ thuật là sản
phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan
điểm nhất định về cuộc sống. Do đó không thể qui không gian nghệ thuật về
sự phản ánh đơn giản không gian địa lí, không gian vật chất”. Và “không gian
nghệ thuật là mô hình thời gian của tác giả cụ thể, được biểu hiện bằng ngôn
ngữ của các biểu hiện không gian”[13; tr.108-109].
Trong cuốn Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, GS. Trần Đình Sử lại
đưa ra một cách hiểu khác về không gian nghệ thuật: “Không gian nghệ thuật
là phạm trù của hình thức nghệ thuật, là phương thức tồn tại và triển khai thơi

10



gian nghệ thuật. Nếu thời gian nghệ thuật là thời gian của cái nhìn và mang ý
nghĩa thì không gian nghệ thuật là trường nhìn của cái nhìn”[14; tr.31].
Không gian nghệ thuật không đồng nhất với không gian vật chất bên
ngoài. Do gắn với điểm nhìn, trường nhìn, môi trường hoạt động nên không
gian nghệ thuật đã trở thành phương tiện chiếm lĩnh đời sống.
I.U. Lôman cho rằng: “Việc chú ý đến những vấn đề không gian nghệ
thuật là hệ quả của những quan niệm coi tác phẩm như một trong những
không gian được khu biệt theo một cách nào đó, phản ánh trong cái hữu hạn
của mình một đối tượng vô hạn”[6; tr.376].
Nhìn chung, không gian nghệ thuật không phải là không gian hiện thực,
không gian vật lý mà là hình tượng không gian, là hình thức tồn tại của hình
tượng con người trong thế giới nghệ thuật. Không gian nghệ thuật gắn liền là
hình thức tồn tại của sự sống con người, gắn với ý niệm về giá trị và sự cảm
nhận về giới hạn giá trị của con người. Không gian nghệ thuật gắn với quan
niệm về con người và góp phần biểu hiện cho quan niệm ấy.
Không gian nghệ thuật là mô hình không gian của thế giới nghệ thuật.
Sự đối lập và liên hệ của các yếu tố không gian, các miền phương vị: caothấp, xa- gần; các chiều: sâu- cao- rộng… tạo thành các ngôn ngữ nghệ thuật
để biểu hiện thế giới quan niệm của tác phẩm. Sự lặp lại cả các hình thức
không gian đó tạo thành tính loại hình của không gian nghệ thuật.
Dẫn luận thi pháp học cũng khẳng định thêm: “Không gian nghệ thuật
là hình tượng không gian có tính chủ quan và tượng trưng” [13; tr.6]. Thế giới
không gian nghệ thuật có thể chia thành các tiểu không gian, giữa các tiểu
không gian thường có những đường ranh giới không thể vượt qua được. Đó
có thể là không gian điểm nhìn, không gian tuyến hoặc không gian mặt
phẳng…

11



Việc tìm hiểu không gian nghệ thuật của một tác giả, trong mỗi tác
phẩm văn học có tầm quan trọng lớn, cho phép người đọc khám phá phong
cách và cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ.
1.2.2. Các hình thức không gian nghệ thuật trong văn học
1.2.2.1. Không gian thần thoại
Không gian nghệ thuật trong văn học là một hiện tượng lịch sử. Thần
thoại là hiện tượng văn hóa- nghệ thuật phổ biến có ảnh hưởng sâu rộng tới
tư duy nghệ thật của đời sau, nó là một phạm trù của thi pháp học lịch sử.
Không gian thần thoại là yếu tố của thế giới trong thần thoại nguyên
thủy, có nét khu biệt quan trọng với các quan niệm không gian khác. Đặc
điểm của không gian thần thoại là không thuần túy, đồng chất, liên tục và vô
hạn mà gắn liền với thời gian, mang tính nhân hóa, tính thiên vị rõ rệt.
Không gian thần thoại chia làm ba giới với các tính chất khác nhau
(Thượng giới, trần thế, âm phủ). Không gian thần thoại có các mô hình khác
nhau (Trục Đông Tây, trục Nam Bắc).
1.2.2.2. Không gian sử thi
Sử thi có rất nhiều loại: sử thi cổ sơ, sử thi anh hùng, sử thi văn học.
Mỗi loại có đặc điểm riêng. Không gian vừa tự nhiên vừa là thần hóa, luôn
gây trở ngại cho nhân vật theo ý chí của thần linh. Không gian vừa tự nhiên,
vừa thuần hóa, có thể là bãi chiến trường hoặc là nơi nhân vật phải khắc phục.
Trong nhiều sử thi có màu sắc tôn giáo, không gian nghệ thuật có ba
tầng: Thượng giới, trần gian và địa ngục, có chiều tâm linh hướng vào thế
giới siêu hình ở phía bên kia thực tại.
1.2.2.3. Không gian cổ tích
Không gian cổ tích bao gồm hai không gian: không gian người kể
chuyện và không gian được kể. Không gian được kể luôn luôn là một không
gian khác hẳn với nơi ta đang kể về nó. Không gian được kể của truyện cổ

12



tích, nhất là cổ tích thần kì, kế thừa cấu trúc không gian thần thoại, có mô
hình cấu trúc hai không gian.
Không gian cổ tích thường là thảo nguyên, rừng sâu, đồng cỏ,… Không
gian cổ tích xuất hiện theo hành động của nhân vật, hành động đến đâu,
không gian xuất hiện đến đấy.
Không gian trong truyện cổ tích được mở ra đến vô hạn, nhưng luôn
luôn gắn liền với hành động của con người. Nhưng không gian này không có
quan hệ với không gian thực tại. Đây có thể là một không gian khép kín.
Không gian truyện cổ tích có tính chất trái ngược với không gian trong
tiểu thuyết. Nếu không gian trong tiểu thuyết luôn gây khó khăn, cản trở cho
nhân vật, thì trái lại, không gian trong truyện cổ tích luôn tạo điều kiện cho
nhân vật vượt qua khó khăn.
1.2.2.4. Không gian trong văn học viết trung đại
Trung đại là một phạm trù văn học lớn, có sự đa dạng của không gian
nghệ thuật trong các thể loại và tác giả, tác phẩm.
Không gian vũ trụ được tạo thành bởi nhật, nguyệt, sao, mây, gió,…
Các yếu tố này tạo thành không gian tồn tại và biểu hiện của con người.
Không gian vũ trụ đặc trưng bởi bốn bể- bốn phương, tạo thành cái nhìn siêu
cá thể trong thơ văn. Văn học trung đại thường đối lập không gian cố hương
và tha hương.
Không gian trong văn học chính là không gian tâm hồn người. Đó là
những không gian đậm màu quan niệm và lí tưởng.
1.2.2.5. Không gian trong văn học cận đại, hiện đại
Cận hiện đại là một thời gian dài tính từ Phục hưng cho đến hiện nay.
Bước sang thế kỉ XX, các hình thức không gian trong tác phẩm hiện đại
đã thay đổi về chất và cực kì đa dạng.

13



1.2.2.6. Không gian trong tiểu thuyết của chủ nghĩa hiện đại
Từ những năm 20, các nhà văn đã sáng tạo ra các kiểu không gian mới.
Đó có thể là hình thức không gian huyền thoại. Một số không gian khác được
tạo ra trong tiểu thuyết bằng cách đảo lộn trật tự thời gian, xóa bỏ cốt truyện,
các mảng thời gian khác nhau được đặt bên nhau theo lối cắn dán. Ngoài ra
còn có hình thức lồng hộp, là hình thức bắt nguồn từ truyện Nghìn lẻ một
đêm, hình thức vòng tròn thể hiện rõ nhất trong tiểu thuyết Trăm năm cô
đơn…
Các hiện tượng nghệ thuật trên cho thấy muốn thay đổi hình thức
không gian trong tiểu thuyết thì người ta buộc phải đồng thời thay đổi thời
gian, rút ngắn, xáo trộn… thì mới tạo được hiệu quả, bởi không gian và thời
gian không tách rời nhau.
Hình thức không gian làm cho văn bản nghệ thuật trở nên đa nghĩa.
1.2.Tác giả Lê Minh Hà và hành trình sáng tác
1.2.1.Tác giả Lê Minh Hà
Nhà văn Lê Minh Hà sinh năm 1962 tại Hà Nội, tốt nghiệp Khoa Ngữ
văn trường Đại học Sư phạm năm 1983. Trước khi sang định cư tại Cộng hòa
Liên bang Đức, cô đã có 8 năm giảng dạy tại trường PTTH Hà Nội Amsterdam. Mãi đến năm 1994, cô mới theo chồng xuất cảnh theo diện “Xuất
cảnh lao động, và hiện đang cư ngụ tại thành phố Lingurg, Tây Đức”. Lê
Minh Hà đã hiện diện trong đời sống văn học được gần 20 năm. Cô đã sáng
tác khi còn ở trong nước và cũng có cộng tác với nhiều tạp chí văn nghệ hải
ngoại như “Hợp Lưu”, “Văn”, “Văn học”, “Gió Đông” trước khi cho đời tác
phẩm đầu tiên năm 1998.
Văn chương của cô được công chúng Việt Nam ở hải ngoại nhiệt liệt cổ
vũ và nhận nhiều giải thưởng văn nghệ trong nước. Sách của cô cũng được
các nhà xuất bản trong nước tái bản nhiều lần và có những hiệu ứng tích cực.

14



Nhà văn Lê Minh Hà đã có một số tác phẩm được ấn hành: “Trăng
góa” (Tập truyện ngắn, Thanh Văn, Mỹ, năm 1998); “Gió biếc” (Tập truyện
ngắn, Văn Mới, Mỹ, năm 1999); “Thương thế, ngày xưa” (Tản văn, Văn Mới,
Mỹ, năm 2001); “Gió tự thời khuất mặt” (tiểu thuyết, NXB Hội Nhà Văn, Hà
Nội 2005); “Thương thế ngày xưa & Những giọt trầm” (tản văn và truyện
ngắn, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội 2005); “Sâm cầm” (tập truyện ngắn,
in chung với Phạm Hải Anh, NXB Phụ nữ, Hà Nội 2004); “Truyện cổ viết
lại” (in chung với Lê Đạt, NXB Trẻ, TP HCM 2006)
Và một số tác phẩm sắp được in: Sông sẽ còn chảy mãi, Gió tự thời
khuất mặt.
1.2.2.Hành trình sáng tác của Lê Minh Hà
6 tuổi, Lê Minh Hà đã biết làm thơ, lớp 6 đã có truyện đăng báo. Cô tốt
nghiệp với tấm bằng xuất sắc của trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Ra
trường, Lê Minh Hà được phân công công tác tại trường THPT Đan Phượng.
Mấy năm sau, do đạt được nhiều thành tích trong giảng dạy, cô được chuyển
công tác về trường chuyên Amsterdam, một cơ sở đào tạo năng lực học đường
nổi tiếng của thành phố Hà Nội.
Năm 1997, tập Trăng góa được giải thưởng trong nước.
Các tác phẩm của Lê Minh Hà nổi bật với ba chủ đề: hồi ức về thời kì
chiến tranh, cuộc sống xa xứ và Hà Nội. Giọng điệu của cô được đánh giá là
có sự pha trộn giữa nhiều yếu tố: nhẹ nhàng, hài hước mà không kém phần
sắc sảo, triết lí.
Lê Minh Hà là nhà văn của những hoài niệm, có lúc êm dịu nhưng đa
phần là khắc khoải và chua xót, từ những năm cuối của cuộc chiến và thập
niên đầu thời hậu chiến. Truyện ngắn, tản văn và tiểu thuyết của cô thông qua
những trải nghiệm cùng năm tháng và thời thế, luôn bàng bạc nỗi hoài nhớ về
một thời “xao xác, xót xa rất nhiều trên những trang sách”.

15



Lê Minh Hà nổi lên giữa những người viết văn hơn mười lăm năm qua
nhờ biệt tài vận dụng ngôn ngữ tinh tế và những cảm xúc cồn cào chất chứa
trong những câu chữ đôi lúc quá kỹ càng. Đó là cái kĩ càng của một cô giáo
dạy văn ở Hà Nội chứa những ngấm ngầm nổi loạn, dục vọng của một tâm
hồn sáng tạo. Tập truyện của Lê Minh Hà luôn sôi sục những nỗi niềm về
giấc mơ đã bị đánh mất, về một tuổi trẻ Hà Nội những năm tháng chiến tranh
hào hùng và lưu lạc nơi xứ người. Những câu chuyện ấy vừa đầy ắp sự nhân
hậu, vừa xen lẫn vào đó là bi kịch thân phận.
Tuy nhiên, truyện Lê Minh Hà thỏa mãn những khía cạnh thưởng thức
của bạn đọc, đánh thức nhiều giác quan của trí tưởng tượng. Văn của cô gọi
về một mùa thu Hà Nội xao xác cũ, một mùa đông nước Đức trắng trời đất,
trong những không gian gần gũi như hơi thở mà miên man vô tận những liên
tưởng và hồi ức.
Truyện ngắn là một thể loại chính mà Lê Minh Hà thường hay lựa
chọn. Truyện ngắn thường bắt đầu từ một vài chi tiết lơ mơ, vụn vặt, vô tình
thấy vô nghĩa nghe nhưng không tài nào đẩy ra khỏi trí nhớ như Mùa tử đinh
hương, Thành sương, Những gặp gỡ không ngờ…
Bên cạnh những mảng tản văn, truyện ngắn cô còn viết một loạt những
“truyện cổ hay truyền thuyết viết lại”. Những sáng tác hình như ngẫu hứng
nhưng thực ra cũng là một sự bùng nổ của sự tích tụ những chủ đề, đề tài
được tích tụ từ một độ nào đó. Hoặc cũng có thể ngược lại, ý thức về một vấn
đề khi tới một độ nào đó sẽ làm bật ra chủ đề và tư tưởng của chủ đề.
Tiểu thuyết thì có đặc thù thể loại luôn ám ảnh đối với người viết, cũng
giống như thơ. Khi viết tiểu thuyết, cô không tự đặt ra cho mình mục đích,
đây thực sự là chuyện nội dung tự đi tìm hình thức cho mình. Để bao quát cả
một thời đại lịch sử, truyện ngắn không đủ sức, dù ở truyện ngắn thành công,
bao giờ người đọc cũng thấy được bóng dáng của thời đại qua nhân vật.


16


Trong một buổi phỏng vấn Lê Minh Hà đã đưa ra quan niệm về văn
chương của mình: “Giá trị của tác phẩm phải được xem xét ở thuộc tính của
nó, mà trong đó có tính giải trí, khả năng gây ngủ”. Xem xét điều này phải
quay lại quan niệm văn học của từng nhóm đối tượng mà văn học hướng tới.
Với riêng Lê Minh Hà, một tác phẩm có giá trị không nhất thiết phải được
đông đảo các bạn đọc đón nhận, ca ngợi, nhưng nó có thể buộc người đọc
buông sách xuống và nghĩ tiếp, dù sự nghĩ ấy là cực nhọc và nhiều khi rất
buồn.

17


Chương 2: CÁC KIỂU KHÔNG GIAN TRONG TẬP TRUYỆN
NGẮN NHỮNG GẶP GỠ KHÔNG NGỜ CỦA LÊ MINH HÀ
Với Lê Minh Hà, viết truyện không đơn giản là kể một câu chuyện hấp
dẫn mà còn là một hành trình tỉ mẩn mổ xẻ gan ruột mình. Cái nôn nao của
một thời Hà Nội chuyển đổi cơ chế làm quay cuồng con người như nắng rát
mưa dầm xứ này. Cái bức bối của những không gian sống tập thể chật chội
hôi hám nhưng vẫn không che lấp đi những tình cảm chất phác ngày thường
và vẫn có chỗ cho những cảm xúc sáng tạo ánh lên, như tiếng hát từ những
bài hát đi suốt thời con gái của những nhân vật chính.
24 truyện ngắn trong tập Những gặp gỡ không ngờ có thể xem như
bức chân dung khá hoàn chỉnh và sinh động về một Việt Nam đã tự thấy mình
khác xưa, một Hà Nội dẫu khác nhiều nhưng vẫn cố cựu các giá trị và định
kiến.
Truyện Lê Minh Hà đã gặp được sự đồng cảm từ nhiều phía. Những
người Việt trong nước gặp lại một không gian Hà Nội thời dĩ vãng đầy sống

động mà chính họ từng bước ra ở đó.
2.1. Không gian bối cảnh hiện thực ở nước Đức
Văn học là một thể chế của xã hội, sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện
biểu đạt và cũng là một tạo vật của xã hội. Không gian trong một tác phẩm
văn học bất kì nào cũng có một ranh giới phân biệt với không gian vật chất
bên ngoài. Trong cuốn Những vấn đề thi pháp của truyện, nhà nghiên cứu
Nguyễn Thái Hòa đã đưa ra: “Không gian bối cảnh là “môi trường hoạt động
của nhân vật, một địa điểm có tên riêng hay không có tên riêng, trong đó có
đủ cả thiên nhiên, xã hội, con người. Nó là điều kiện cần thiết cho mọi sự
kiện, mọi hoạt động, mọi phạm vi thế giới không thể thiếu… Bối cảnh xã hội
bao gồm cuộc sống của những lớp người và cá nhân này với cá nhân khác. Có
khi lại là những phong tục, tập quán, luật lệ ở một địa phương, có khi là

18


những quan hệ “có vẫn đề” giữa cá nhân này với các nhân khác hoặc được
biểu hiện cụ thể, hoặc được che giấu kín đáo” [5; tr.88-89].
Không gian bối cảnh xã hội trong tập truyện ngắn Những gặp gỡ
không ngờ của Lê Minh Hà, có khi là cả một không gian rộng lớn của nước
Đức phức tạp, nhưng cũng có khi là không gian của một tỉnh lẻ, một thành thị
nào đó được thu hẹp trong một trường học, góc phố, hay thậm chí là trong
một khu vườn nhà bên… Không gian xã hội giúp nhà văn thể hiện được con
người trong những mối quan hệ rộng hơn. Đồng thời qua đó cũng giúp người
đọc nắm bắt được không khí xã hội ở một thời điểm nào đó.
Văn chương là tấm gương phản ánh hiện thực. Nhưng vấn đề quan
trọng là hiện thực nào, con người nào sẽ được phản ánh qua văn học. Viết về
hiện thực, mỗi nhà văn lại có một cái nhìn khác nhau, cách nhìn nhận, đánh
giá về xã hội cũng khác nhau. Ví dụ như ở tiểu thuyết của Lê Lựu, người đọc
dễ dàng bắt gặp một không gian hiện thực xã hội nghèo đói, lam lũ, tăm tối

qua một số tác phẩm tiêu biểu: Thời xa vắng, Chuyện làng Cuội,… Qua
không gian hiện thực xã hội, Lê Lựu đã đi sâu vào khai thác bi kịch của con
người, nạn nhân của những hủ tục, đồng thời như một lời cảnh tỉnh, đem đến
những giá trị nhân văn cao đẹp. Với Ma Văn Kháng, không gian hiện thực
trong tác phẩm của ông được xây dựng cũng là một không gian tù túng, ngột
ngạt, ở đó có sự bon chen, đố kị, tranh giành quyền lợi.
Nếu trong tác phẩm Phố vẫn gió, Lê Minh Hà ưu ái, thủy chung có cho
mình một không gian Hà Nội, một Hà Nội cũ trong ngôi biệt thự trên phố,
với những thứ ánh sáng dịu dàng êm ái. Một không gian Hà Nội mới của
những khu tập thể thời hậu chiến giống như một bản tổng phổ hỗn loạn những
hình dạng xấu xí, âm thanh chói gắt và đặc biệt là những thứ mùi không sao
định nghĩa nổi. Khác với không gian trong Phố vẫn gió, không gian hiện thực
trong tập truyện ngắn Những gặp gỡ không ngờ của Lê Minh Hà hầu hết là

19


×