Tải bản đầy đủ (.docx) (148 trang)

NGHIÊN cứu HÌNH THÁI của CHẤN THƯƠNG BỤNG TRÊN NHỮNG nạn NHÂN tử VONG DO TAI nạn GIAO THÔNG ĐƯỜNG bộ QUA GIÁM ĐỊNH y PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.65 MB, 148 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BỘ Y TẾ

NGUYỄN HỒNG LONG

NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI
CỦA CHẤN THƯƠNG BỤNG
TRÊN NHỮNG NẠN NHÂN TỬ VONG
DO TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
QUA GIÁM ĐỊNH Y PHÁP
Chuyên ngành : Giải phẫu bệnh và pháp y
Mã số

:62720105

LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Nguyễn Văn Hưng
TS Lưu Sỹ Hùng

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau
Đại học và Bộ môn Y pháp trường Đại học Y Hà Nội đã cho phép, giúp đỡ,
tạo điều kiện cho tôi học tập và hoàn thành các nội dung đào tạo của chương
trình đào tạo Tiến sỹ Y học.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn đến Đảng ủy, Ban Giám đốc, Bệnh viện Việt


Đức, Viện Pháp y Quốc gia đã cho phép, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận án này.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
- PGS. TS Nguyễn Văn Hưng - Trường Đại học Y Hà Nội, Chủ nhiệm
Bộ môn Giải phẫu bệnh, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, hết lòng giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài này.
- TS. Lưu Sỹ Hùng - Chủ nhiệm Bộ môn Y pháp Trường Đại học Y Hà
Nội, người thầy đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề
tài này.
- TS. Nguyễn Đức Nhự - Viện trưởng Viện Pháp y Quốc gia, người đã
giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài này.
- ThS. Nguyễn Sỹ Lánh - Trưởng khoa Giải Phẫu Bệnh - Bệnh viện
Việt Đức - Phó Chủ nhiệm bộ môn Y pháp Trường Đại học Y Hà Nội cùng
toàn thể các Thầy trong Hội đồng bảo vệ luận văn tốt nghiệp.
- Toàn thể các Bác sỹ, nhân viên Bộ môn Giải phẫu bệnh, Bộ môn Y
pháp và Khoa Giải Phẫu Bệnh, Bệnh viện Việt Đức đã tận tình giúp đỡ, tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp, toàn thể gia đình, bạn
bè và người thân của tôi đã giành cho tôi sự giúp đỡ động viên và ủng hộ
nhiệt tình trong suốt những năm tháng học tập.
Hà Nội, tháng năm 2017
Tác giả
Nguyễn Hồng Long


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Hồng Long, nghiên cứu sinh khóa 30 Trường Đại học Y
hà Nội, chuyên ngành Giải phẫu bệnh và pháp y, xin cam đoan:
1. Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của Thầy PGS.TS Nguyễn Văn Hưng và thầy TS Lưu Sỹ Hùng.

2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở nơi
nghiên cứu.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm với lời cam đoan của mình.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017

Nguyễn Hồng Long

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

AAST
ASEAN
CTB
CTSN

American Association for the Surgery of Trauma
(Hiệp hội ngoại khoa Hoa Kỳ)
Association of Southeast Asian Nations
(Các nước đông Nam châu Á)
Chấn thương bụng
Chấn thương sọ não


CTN
CTCS
ĐMC

Chấn thương ngực

Chấn thương cột sống cổ
Động mạch chủ

ĐCT

Đa chấn thương
European Union

EU
GĐYP
MRI
NHTSA
UBATGTQG
TMC
TNGT
WHO
WB

(Liên minh châu Âu)
Giám định Y pháp
Magnetic Resonance Imaging
(Chụp cộng hưởng từ)
National Highway Traffic Safety Administration
Ủy ban an toàn giao thông quốc gia
Tĩnh mạch chủ
Tai nạn giao thông
World Health Organization
(Tổ chức y tế thế giới)
World Bank
(Ngân hàng thế giới)



MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
Danh mục hình
Danh mục ảnh
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN..............................................................................3
1.1.Tình hình tai nạn giao thông trên thế giới và Việt Nam....................3
1.1.1. Trên thế giới....................................................................................3
1.1.2. Tại Việt Nam...................................................................................5
1.2. Nghiên cứu về chấn thương bụng do tai nạn giao thông..................6
1.2.1. Trên thế giới....................................................................................6
1.2.1. Việt Nam........................................................................................13
1.3. Phân loại chấn thương bụng...................................................14
1.3.1. Định nghĩa.....................................................................................14
1.3.2. Phân loại........................................................................................14
1.4. Một số đặc điểm giải phẫu ổ bụng và tổn thương liên quan.............16
1.5. Cơ chế chấn thương bụng và các loại hình tai nạn.........................21
1.5.1. Cơ chế chấn thương bụng .............................................................22
1.5.2. Các loại hình tai nạn giao thông đường bộ....................................22
1.6. Xu hướng nghiên cứu mới về khám nghiệm tử thi do tai nạn giao thông
có chấn thương bụng...........................................................34



CHƯƠNG 2:ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................40
2.1. Đối thượng nghiên cứu.........................................................40
2.1.1. Đối tượng.......................................................................................40
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn đối tượng............................................................40
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ.........................................................................40
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................41
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.......................................................................41
2.2.2. Mẫu nghiên cứu.............................................................................41
2.2.3. Các chỉ số nghiên cứu...................................................................41
2.2.4. Các bước tiến hành........................................................................47
2.4. Phân tích thống kê...............................................................49
2.5. Xử lý số liệu......................................................................49
CHƯƠNG 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................51
3.1. Một số đặc điểm dịch tễ học của nạn nhân bị chấn thương bụng......51
3.2. Các hình thái tổn thương giải phẫu bệnh của chấn thương bụng......53
3.2.1. Tổn thương thành bụngbên ngoài..................................................53
3.2.2. Tổn thương thành bụng (bên trong)..............................................60
3.2.3. Tổng thương các tạng trong ổ bụng..............................................63
3.3. Liên quan giữa dấu vết thương tích bên ngoài thành bụng với tổn
thương các tạng trong ổ bụng................................................82
CHƯƠNG 4:BÀN LUẬN...............................................................................85
4.1. Một số đặc điểm dịch tễ học của nạn nhân bị chấn thương bụng......86
4.1.1. Tuổi và giới của nạn nhân.............................................................86
4.1.2. Loại hình tai nạn............................................................................87
4.1.3. Thời gian xảy ra tai nạn.................................................................88
4.1.4. Thời gian sống sau tai nạn.............................................................89
4.1.5. Nguyên nhân tử vong....................................................................89


4.2. Các hình thái tổn thương giải phẫu bệnh của chấn thương bụng......90

4.2.1. Tổn thương bên ngoài...................................................................90
4.2.2 Tổn thương thành bụng..................................................................96
4.2.3. Tổn thương các tạng trong ổ bụng................................................99
4.3. Liên quan giữa dấu vết thương tích bên ngoài với tổn thương thành
bụng và các tạng trong ổ bụng.............................................113
KẾT LUẬN...................................................................................................116
KIẾN NGHỊ..................................................................................................118
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1.

Phân bố theo tuổi và giới............................................................51

Bảng 3.2.

Phân bố loại hình tai nạn.............................................................51

Bảng 3.3.

Thời gian xảy ra tai nạn..............................................................52

Bảng 3.4.

Phân bố theo thời gian sống sau tai nạn......................................52


Bảng 3.5.

Nguyên nhân tử vong ở nạn nhân có chấn thương bụng.............53

Bảng 3.6.

Phân bố tổn thương thành bụngbên ngoài...................................53

Bảng 3.7.

Phân bố chi tiết theo vị trí vết sây sát da tụ máu vùng bụng.......54

Bảng 3.8.

Phân bổ theo vị trí rách da..........................................................56

Bảng 3.9.

Tần suất vết vân lốp ôtô trên cơ thể nạn nhân.............................57

Bảng 3.10. Biến dạng cơ thể..........................................................................58
Bảng 3.11. Tần suất tổn thương thành bụng, ngực........................................59
Bảng 3.12. Tổn thương xương chậu..............................................................60
Bảng 3.13. Tổn thương xương sườn..............................................................61
Bảng 3.14. Đặc điểm tổn thương xương sườn...............................................61
Bảng 3.15. Vị trí tổn thương cột sống...........................................................63
Bảng 3.16. Tần suất tạng/cơ quantrong ổ bụng bị chấn thương....................63
Bảng 3.17. Tần suất chấn thương các tạng....................................................64
Bảng 3.18. Kết hợp chấn thương bụng với chấn thương các vùng khác của

cơ thể...........................................................................................65
Bảng 3.19. Vị trí rách cơ hoành.....................................................................65
Bảng 3.20. Đặc điểm vết rách cơ hoành........................................................66
Bảng 3.21. Tổn thương mạc nối....................................................................66
Bảng 3.22. Tổn thương gan...........................................................................67
Bảng 3.23. Vị trí tổn thương gan...................................................................68
Bảng 3.24. Kết hợp chấn thương gan với các tạng trong ổ bụng và khung
chậu.............................................................................................69
Bảng 3.25. Tổn thương lách..........................................................................70
Bảng 3.26. Tổn thương lách kết hợp với các tạng lân cận............................70


Bảng 3.27. Liên quan giữa gãy xương sườn với chấn thương gan, lách.......72
Bảng 3.28. Liên quan giữa chấn thương gan, lách với gãy xương sườn bên
phải hoặc hai bên.........................................................................71
Bảng 3.29. Liên quan giữa chấn thương gan, lách với gãy xương sườn bên
trái hoặc cả hai bên......................................................................73
Bảng 3.30. Tổn thương thận..........................................................................73
Bảng 3.31. Kết hợp tổn thương thận với tổn thương cơ quan khác..............74
Bảng 3.32. Tổn thương dạ dày......................................................................76
Bảng 3.33. Tổn thương ruột..........................................................................77
Bảng 3.34. Tổn thương mạc treo...................................................................77
Bảng 3.35. Chấn thương bàng quang............................................................79
Bảng 3.36. Tổn thương bàng quang, niệu quản kết hợp với tổn thương các
tạng lân cận.................................................................................79
Bảng 3.37: Tổn thương mạch máu lớn..........................................................80
Bảng 3.38. Chảy máu trong ổ bụng...............................................................81
Bảng 3.39. Nguyên nhân chảy máu trong ổ bụng.........................................81
Bảng 3.40. Nguyên nhân chảy máu sau phúc mạc........................................81
Bảng 3.41: Liên quan giữa dấu vân lốp ô tô ở thành bụng với các hình thái

tổn thương trong ổ bụng..............................................................82
Bảng 3.42. Liên quan giữa vết sây sát da thành bụng với các hình thái tổn
thương trong ổ bụng....................................................................83
Bảng 3.43. Liên quan giữa vết rách da thành bụng với các hình thái tổn
thương trong ổ bụng....................................................................83


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1.

Tỷ lệ chấn thương bụng kín và vết thương bụng....................56

Biểu đồ 3.2.

Tỷ lệ lóc da thành bụng...........................................................59

Biểu đồ 3.3.

Tỷ lệ biến dạng cơ thể do tai nạn ô tô, xe máy.......................59

Biểu đồ 3.4.

Phân độ chấn thương gan theo AAST.....................................67

Biểu đồ 3.5.

Phân độ tổn thương lách theo AAST......................................70

Biểu đồ 3.6.


Phân độ chấn thương thận theo AAST....................................74

Biểu đồ 3.7.

Tổn thương dạ dày..................................................................76


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1.

Các tạng trong ổ bụng nhìn toàn cảnh.....................................21

Hình 1.2.

Tầng trên mạc treo kết tràng, các vùng kết tràng thuộc tầng
dưới..........................................................................................21

Hình 1.3.

Phân vùng ổ bụng và vị trí một số tạng trong ổ bụng.............21

Hình 1.4.

Khoang sau phúc mạc..............................................................21

Hình 1.5.

Hình ảnh khám nghiệm bằng CT scanner...............................36


Hình 1.6.

Hình ảnh khí hình thành trong cơ thể sau chết có thể được xác
định trước khi khám nghiệm tử thi..........................................37

Hình 1.7.

Hình ảnh CT Scanner mạch vành sau chết..............................38


DANH MỤC ẢNH
Sơ đồ 2.1:

Sơ đồ tóm tắt các bước thực hiện............................................50

Ảnh 3.1- 3.2: Nạn nhân nữ 23 tuổi bị Ô tô - Xe máy, bên ngoài không có dấu
vết nhưng tổn thương lách, máu trong ổ bụng (YP: 80/13)....54
Ảnh 3.3.

Nạn nhân nam giới 60 tuổi bị tai nạn Ô tô - Xe máy. Sây sát da
thành bụng cho biết hướng lực tác động từ trên xuống dưới,
thành bụng tiếp súc với vật tày diện phẳng không đồng đều
(YP: 85/15)..............................................................................55

Ảnh 3.4.

Nạn nhân nam giới 36 tuổi bị tai nạn Ô tô - Xe máy. Vết sây
sát da dạng mài trượt do phần trước bụng tiếp xúc với mặt
phằng, hướng tác động từ trên xuống dưới (YP:69/14)..........55


Ảnh 3.5.

Hình ảnh vết sây sát da trên vi thể: thượng bì bong tróc, hồng
cầu trên bề mặt da và khoảng kẽ xen lẫn tổ chức liên kết dưới
da (YP:69/14)..........................................................................56

Ảnh 3.6.

Hình ảnh vết vân lốp ô tô ở lưng, thắt lưng ở nạn nhân nam
giới 33 tuổi bị tai nạn Ô tô - Xe máy (YP:95/11)...................57

Ảnh 3.7.

Hình ảnh tụ máu trong cơ: Đám hồng cầu thoát quản do chảy
máu tập trung ở khoản kẽ các sợ cơ vân (YP:95/11)..............58

Ảnh 3.8:

Gãy ngành ngồi mu và vỡ bàng quang ngoài phúc mạc ở nạn nhân
nam giới 33 tuổi bị tai nạn Xe máy - Xe máy (YP:10/15)..........61

Ảnh 3.9.

Hình ảnh gãy nhiều xương sườn bên phải ở nạn nhân nam giới
24 tuổi bị tai nạn Ô tô - Bộ hành (YP:62/12)..........................62

Ảnh 3.10.

Rách cơ hoành và tổn thương vỡ gan ở nạn nhân nam giới 24

tuổi bị tai nạn Ô tô - Xe máy (YP:48/11)................................66

Ảnh 3.11.

Hình ảnh dập, rách, vỡ thùy gan phải thành nhiều đường ở nạn
nhân nam gới 24 tuổi bị tai nạn Ô tô - Bộ hành (YP:62/12)...68


Ảnh 3.12.

Hình ảnh dập, rách vỡ gan phức tạp nhiều đường ở nạn nhân
giới 31 tuổi bị tai nạn Ô tô - Bộ hành (YP:155/14)................68

Ảnh 3.13.

Hình ảnh chảy máu vi thể trong nhu mô gan: Hông cầu thoát
mạch xen vào khoảng giữa các tế bào (YP: 89/15).................69

Ảnh 3.14.

Rách nhu mô láchở nạn nhân nam giới 51 tuổi bị tai nạn Ô tô Xe máy(YP:164/15)................................................................71

Ảnh 3.15.

Vỡ lách ở nạn nhân nữ giới 36 tuổi bị tai nạn Ô tô - Xe máy
(YP:62/12)...............................................................................71

Ảnh 3.16.

Đụng dập tụ máu thận ở nạn nhân nữ 26 tuổi bị tai nạn Ô tô

-Xe máy (YP:151/15)..............................................................75

Ảnh 3.17.

Rách, vỡ thận phải ở nạn nhân nam giới 31 tuổi bị tai nạn Ô tô
- Bộ hành (YP:155/14)............................................................75

Ảnh 3.18.

Hình ảnh vỡ dạ dày ở nạn nhân nam giới 16 tuổi bị tai nạn Xe
máy - Xe máy (YP:165/15).....................................................77

Ảnh 3.19.

Tổn thương mạc treo, tổn thương ruột non ở nạn nhân nam
giới 57 tuổi bị tai nạn Ô tô - Xe máy (YP:79/15)...................78

Ảnh 3.20.

Tổn thương ruột non đã được khâu ở nạn nhân nam giới 55
tuổi bị tai nạn Ô tô - Xe máy (YP:135/14)..............................78

Ảnh 3.21.

Đứt vỡ động mạch chủ bụng ở nạn nhân nam giới 45 tuổi bị tai
nạn Ô tô - Bộ hành (YP:134/15).............................................80


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Chấn thương bụng do tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ là một
trong những nguyên nhân gây tử vong hay gặp sau chấn thương sọ não và
chấn thương ngực. Nạn nhân bị chấn thương bụng do TNGT gia tăng từ giữa
thế kỷ 20, cùng với sự ra đời ô tô và xe máy tốc độ cao [1], [2].
Năm 1990, thế giới có khoảng 5 triệu người tử vong vì chấn thương,
ước tính đến năm 2020 có khoảng 8,4 triệu người chết vì thương tích mỗi
năm. Thương tích do TNGT đứng hàng thứ 3 và đứng thứ 2 ở các nước đang
phát triển [3].
Tại Mỹ, hàng năm có khoảng 42.443 người tử vong, trung bình 3.536
người chết/tháng, 116 người chết/ngày tương đương 4 người tử vong/giờ vì
tai nạn ô tô [4]. Nạn nhân chủ yếu bị chấn thương ngực và bụng do sử dụng
dây thắt an toàn.
Từ năm 1989-1998, tại Việt Nam số người bị thương vong do TNGT
tăng nhanh trên khắp địa bàn cả nước, nguyên nhân chủ yếu là chấn thương sọ
não (CTSN). Những năm gần đây, tăng đột biến số lượng các loại xe ô tô, xe
máy tôc độ cao cùng với quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm và sự phát triển
của hệ thống đường giao thông đã làm cho đặc điểm chấn thương do TNGT
có xu hướng chuyển từ chấn thương sọ não sang chấn thương ngực, chấn
thương bụng và các loại hình chấn thương khác [5].
Giám định Y Pháp (GĐYP) trong các vụ TNGT là xác định cơ chế hình
thành dấu vết thương tích, nguyên nhân tử vong, giúp dựng lại hiện trường vụ
tai nạn; các bệnh lý kèm theo, nạn nhân có sử dụng thuốc kích thích khi tham
gia giao thông và nghiên cứu đặc điểm tổn thương ở những nạn nhân tử vong
nhằm tìm ra nguyên nhân các vụ tai nạn, truy cứu trách nhiệm bên tham gia


2

giao thông đặc biệt ở những trường hợp TNGT không rõ hoàn cảnh và những

biện pháp phòng tránh TNGT phù hợp nhất, đồng thời giúp các thầy thuốc
lâm sàng trong cấp cứu, chẩn đoán, tiên lượng và điều trị những người bị tai
nạn được tốt hơn.
Hiện nay, luật pháp đã có quy định chức năng giám định Y pháp trong
các vụ TNGT, nhưng việc khám nghiệm tử thi không phải lúc nào cũng thực
hiện được do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, dẫn đến hậu quả
không giải thích được cơ chế hình thành dấu vết thương tích và nguyên nhân
tử vong của nạn nhân, trong đó nhiều trường hợp có CTB.
Đã có nhiều báo cáo lâm sàng về chấn thương bụng ở nước ta, tuy
nhiên, nghiên cứu về giám định Y pháp các trường hợp có chấn thương bụng
cho đến nay mới chỉ có một số công trình được công bố. Vì những lý do đó,
đề tài “Nghiên cứu hình thái của chấn thương bụng trên những nạn nhân
tử vong do tai nạn giao thông đường bộ qua giám định Y Pháp” được tiến
hành nhằm các mục tiêu:
1. Mô tả các hình thái tổn thương của chấn thương bụng ở những
nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông đường bộ.
2. Phân tích mối liên quan giữa dấu vết thương tích bên ngoài với
tổn thương bên trong ở các trường hợp tử vong do tai nạn giao thông
đường bộ.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Tình hình tai nạn giao thông trên thế giới và Việt Nam
1.1.1. Trên thế giới
Trên toàn thế giới mỗi ngày có hơn 3000 người chết và hàng triệu
người bị thương do bị tai nạn giao thông đường bộ. TNGT gây nên một gánh
nặng tới sức khỏe của nhân loại toàn cầu.Vào năm 2009, thương tích do

TNGT gây khuyết tật đứng hàng thứ 9 trong các nguyên nhân tàn tật và dự
kiến đứng hàng thứ ba vào năm 2020 [6]. Các chi phí liên quan để giải quyết
hậu quả của TNGT là rất lớn, từ xe cứu thương chở nạn nhân đến phòng cấp
cứu, bệnh viện, nhân viên y tế, phục hồi chức năng, mất thu nhập, bất ổn gia
đình và xã hội, ảnh hưởng tới nền kinh tế một cách sâu rộng.
Năm 2004, WHO và Ngân hàng thế giới (WB) đã đưa ra một báo cáo
nhờ sự nỗ lực hợp tác của hơn 100 chuyên gia của các nước và vùng miền
khác nhau trên toàn thế giới. Báo cáo nêu rõ việc phòng ngừa thương tích do
thảm kịch TNGT đường bộ liên quan đến đường đi và những thương tích ảnh
hưởng như thế nào tới sức khỏe tất cả các quốc gia. Số người chết do TNGT ở
khu vực Tây Thái Bình Dương và Đông Nam Á cao nhất thế giới với trung
bình hằng năm ở mỗi nơi có trên 300.000 người thiệt mạng [6]. Cũng theo
báo cáo này, tại 10 nước ASEAN hàng năm có tới 75000 người chết và 4,7
triệu người bị thương liên quan tới các vụ tai nạn xe cơ giới.
Theo WHO và WB, thống kê số liệu tử vong do TNGT năm 2002, tỷ lệ
cao nhất là 28,3 ở châu Phi (tính trên 100.000 dân), các nước phía đông Địa
Trung Hải là 26,4, khu vực Đông Nam Á là 19,0 và các nước châu Âu là 11.
Tính trung bình cứ 1 người chết vì TNGT thì có 15 người bị thương nặng cần
phải điều trị tại các cơ sở Y tế và 70 người bị thương nhẹ [6].


4

Theo WHO, trung bình mỗi ngày trên toàn thế giới có hơn 1000 người
dưới 25 tuổi bị thiệt mạng vì TNGT, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu
ởthanh thiếu niên trong độ tuổi 15-19. Tại các nước châu Phi, ven Địa Trung
Hải và các nước Đông nam Á,nạn nhân chủ yếu là người đi bộ, xe đạp và xe
gắn máy [6].
Tại châu Mỹ, TNGT là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ từ 5-14
tuổi, nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai ở nhóm tuổi 15-44, có tới

39% người chết vì TNGT là những người đi bộ, xe đạp, xe gắn máy và 47%
là do tai nạn ô tô, đặc biệt ở Bắc Mỹ là 74%. Tỷ lệ tử vong cho người đi bộ
khoảng 50%, trong khi ở El Salvador 63%, ở Peru 78% [7].
Tại Mỹ, theo một nghiên cứu năm 2002, đã có 42.815 người chết và
gần 3 triệu người bị thương do TNGT đường bộ là nguyên nhân gây tử vong
hàng đầu ở độ tuổi từ 1-34, đứng hàng thứ 3 về thương tích. Mỹ hiện đang giữ
kỷ lục thế giới về số lượng tử vong do tai nạn xe cơ giới và đứng thứ 27 trong
tổng số 34 nước châu Mỹ (15,6 người chết/100.000 dân). Tỷ lệ thương tật của
Mỹ vượt qua mức trung bình 11,7 người/100.000 dân [8]. Số liệu thống kê
năm 2004 cho thấy người bị chết và bị thương do TNGT trong độ tuổi từ
16-20 chiếm tỷ lệ cao nhất, lứa tuổi 5-9 có tỷ lệ tử vong thấp nhất, trẻ dưới 5
tuổi ít bị thương nhất [8].
Số nạn nhân bị TNGT có tới 80% là nam giới. Vào năm 2002, nạn nhân
nam giới chiếm 73% tổng số nạn nhân tử vong do TNGT trên toàn thế giới.
Theo Peden M, McGee K, Sharma G, số nạn nhân là nam giới tử vong hàng
ngày do TNGT ở châu Á và châu Phi cao nhất thế giới [8],[9].
TNGT không những gây nên đau do thương tích và tử vong cho nạn
nhân và gia đình, khả năng lao động và hòa nhậpvới xã hội,TNGT còn tạo ra
một gánh nặng về chi phí dịch vụ y tế và tổng thể chi phí toàn xã hội. Ở Mỹ,
chi phí liên quan đến chấn thương đã vượt quá 99 tỷ USD trong năm 2005.
Tại Brazil, một nghiên cứu tương tự năm 2005, chi phí liên quan tới TNGT
lên tới 10 tỷ USD mỗi năm, tương đương với 1,2% tổng sản phẩm quốc nội


5

(GDP). Tại Belize vào năm 2007, ước tính tổng chi phí này lên tới 11 triệu
USD, chiếm 0,9% GDP [10]. TNGT còn tác động trực tiếp tới lực lượng lao
động chính trong xã hội ở các nước đang phát triển. Trong năm 1998, một số
nghiên cứu cho thấy 51% số người thiệt mạng và 59% số người tàn tật do

TNGT là lao động chính trong xã hội [10],[11].
Tổn thất do TNGT gây ra rất nặng nề nhưng ở nhiều quốc gia trên thế
giới, đặc biệt ở các nước có thu nhập trung bình và thấp, việc tổ chức các
chương trình hành động làm giảm thiểu số vụ TNGT như giáo dục ý thức
tham gia giao thông, chấp hành luật an toàn giao thông, nâng cấp hệ thống
đường giao thông, cấp cứu người bị nạn…cũng như chi phí cho nghiên cứu về
an toàn giao thôngvẫn còn ở mức thấp so với chi phí các dịch vụ chăm sóc
sức khoẻ cộng đồng. Ước tính thiệt hại kinh tế do TNGT gây ra ở các nước có
thu nhập trung bình và thấp mỗi năm khoảng 100 tỷ USD lớn hơn nhiều mức
viện trợ hằng năm mà những nước này nhận được. Trong khi đó, tại nước
Anh, trung bình chi phí nghiên cứu phòng chống TNGT cho một trường hợp
tử vong tương đương với 1.492.910 bảng Anh và cho một nạn nhân bị thương
tích nặng là 174.520 bảng. Tổng chi phí do TNGT năm 2002 là 18 tỷ bảng
Anh, trong đó 13 tỷ bảng Anh bồi thường cho nạn nhân và 5 tỷ bảng Anh là
đền bù các phương tiện giao thông bị hư hỏng [12], [13].
Tình hình về TNGT ngày càng tăng nên từ năm 1962 và liên tục cho
đến nay, WHO đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo và vận động về ATGT trên
khắp thế giới. Năm 2004 nghị quyết WHA57.10 về “Sức khỏe và đường an
toàn” được thông qua nhằm tuyên bố tình trạng nghiêm trọng về TNGT và
kêu gọi các quốc gia cùng tham gia để giải quyết vấn đề và quyết định lấy
ngày 7 tháng 4 hàng năm là ngày ATGT trên toàn thế giới [6].
1.1.2. Tại Việt Nam
Hệ thống giao thông đường bộ tại nước ta dài hơn 2 triệu km nhưng
phần lớn chất lượng không đảm bảo tiêu chuẩn, chưa đáp ứng được yêu cầu
giao thông với số lượng các phương tiện giao thông cơ giới ngày càng tăng
cùng với sự phát triển kinh tế [14]. Theo Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia


6


(UBATGTQG), phương tiện giao thông cá nhân tăng quá nhanh, hạ tầng chưa
đáp ứng được sự gia tăng của phương tiện giao thông cùng với ý thức người
tham gia giao thông chưa cao là nguyên nhân chính gây ra tai nạn. Năm 2007,
số lượng phương tiện giao thông đăng ký mới là 133.505 ô tô và 3.105.322 xe
máy, so với năm 2006, ô tô tăng 13,7%, mô tô tăng 16,6% và là năm có số ô
tô, mô tô tăng cao nhất từ trước tới nay, mức tăng trung bình 16,5% nâng tổng
số phương tiện cơ giới đường bộ lên 1.106.617 ô tô và 21.721.282 mô tô [15].
Từ năm 2002 trở về trước, TNGT liên tục tăng, năm sau cao hơn năm
trước. Từ năm 2003 trở lại đây TNGT đã giảm trong các năm 2003, 2004 và
2005. Tuy nhiên, việc giảm TNGT chưa bền vững, số người chết vì TNGT
vẫn ở mức cao. Năm 2006, TNGT lại tăng trở lại; năm 2007 số người chết vì
TNGT vẫn tăng 3,2% [15].Về tình hình tai nạn giao thông năm 2013, cả nước
đã xảy ra 29.385 vụ, làm chết 9.369 người, bị thương 29.500 người. So với
cùng kỳ năm 2012, giảm 1.610 vụ (giảm 5,19%), giảm 55 người chết (giảm
0,58%) và giảm 3.045 người bị thương (giảm 9,36%).
Theo số liệu của một công trình nghiên cứu về tình hình tai nạn giao
thông tại Việt Nam năm 2002, tỷ lệ tử vong do TNGT ở Việt Nam là
26,7/100.000 dân, trung bình mỗi ngày có 33 người chết vì TNGT, số người
bị thương tật vĩnh viễn gấp 2-3 lần số tử vong. TNGT cũng là nguyên nhân
gây tử vong hàng đầu ở trẻ em từ 15 tuổi trở lên, với số lượng trung bình hàng
năm là 4.750 nạn nhân (13 nạn nhân /ngày) và 275.000 nạn nhân bị thương
tích (750người/ngày). Thiệt hại kinh tế do TNGT ở Việt Nam trong năm
2003-2004 khoảng 900 triệu USD [14], [16].
1.2. Nghiên cứu về chấn thương bụng do tai nạn giao thông
1.2.1. Trên thế giới
GĐYP về chấn thương đã có từ rất lâu và phản ánh xã hội có luật pháp.
Từ thế kỷ thứ V tại La Mã đã có những văn bản liên quan đến giám định
thương tích gây ra cái chết của Cesar.
Luật pháp sử dụng GĐYP là công cụ cho việc bảo vệ quyền lợi người
dân, đảm bảo tính công bằng trong xã hội, tạo niềm tin của nhân dân với thể



7

chế. Từ thế kỷ XII tại một số nước như Jordan, Israel đã qui định khám
nghiệm tử thi các vụ án mạng liên quan tới thương tích và vật gây thương
tích. Đầu thế kỷ XIII tác giả Tống Từ (Trung Quốc) viết cuốn sách Tẩy oan
tập lục” đã được dịch ra các tiếng Anh, Đức, Hà Lan. Tại nước Ý, các bác sỹ
nội khoa đã được trưng cầu giám định các vụ phá thai, trúng độc và mọi vụ
chết do thương tích. Thế kỷ XVII, thầy thuốc của Giáo hoàng là Zacchias đã
viết cuốn sách “Những vấn đề Y pháp” được sử dụng tới thế kỷ XIX, có các
chuyên mục về tử vong của trẻ sơ sinh, trúng độc, chấn thương, trong đó có
chương mô tả về CTB [17].
Nước Pháp, dưới thời Vua Hăng-ri đệ tứ qui định các bác sĩ nội khoa,
ngoại khoa và sản khoa sau khi được trưng cầu giám định những trường hợp
chết do thương tích hoặc thai nghén đều phải làm nhân chứng tại tòa án [17].
Đến thế kỷ XVIII, Pháp có nhiều nhà giải phẫu bệnh - Y pháp nghiên cứu các
vấn đề chấn thương xác định nguyên nhân chết.
Cho đến trước thế kỷ 20, nạn nhân bị CTB chủ yếu là những người lính
trong chiến tranh, một số ít nạn nhân trong các vụ án mạng, rất hiếm gặp CTB
do TNGT [18]. Đến giữa thập niên 50 và 60 của thế kỷ 20, với sự ra đời của
các loại xe ô tô và hệ thống đường cao tốc ở những nước công nghiệp phát
triển đã làm số vụ TNGT tăng nhanh trong đó số nạn nhân bị CTB tăng lên
đáng kể do trong thời kỳ này hệ số an toàn của phương tiện cũng như các thiết
bị bảo vệ chưa phát triển. Trong thời gian này, rất nhiều công trình nghiên cứu
về CTB do TNGT được thực hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới [19].
CTB nói chung và do TNGT nói riêng được nghiên cứu từ rất sớm trên
lâm sàng cũng như trong GĐYP ở nhiều nước trên thế giới nhằm mục đích có
được sự cấp cứu, điều trị tối ưu đối với nạn nhân bị TNGT và đề ra những
phương pháp giúp giảm nguy cơ chấn thương khi xảy ra tai nạn.

Năm 1956, Francis Edward Camps đã mô tả trong cuốn sách “Thực
hành GĐYP” các cơ chế, loại hình va chạm trong TNGT và đặc điểm tổn
thương tương ứng với từng loại hình va chạm ở nạn nhân là lái xe, hành
khách hoặc người đi bộ. Tác giả đã nêu và sơ đồ hoá cơ chế CTN và CTB ở


8

người lái xe khi va đập trực tiếp vào vô lăng và ảnh hưởng của dây thắt an
toàn [20].
Pringle JH (1908) đã nghiên cứu về chấn thương gan ở những quân
nhân bị thương do chiến tranh thế giới thứ I. Tác giả đi sâu phân tích, đánh
giá tổn thương gan và các tạng liên quan, cách thức phẫu thuật cầm máu và
bảo tồn gan. Sau Thế Chiến thứ II đã có nhiều nghiên cứu sâu về chấn thương
gan và cách thức quản lý bệnh nhân bị chấn thương gan. Năm 1968, Shrock
và cộng sự đã đi tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị chấn thương gan
do TNGT [21], [22].
Tại châu Âu,80-90% trường hợp chấn thương gan là do vật tày gây ra
với phần lớn các trường hợp là do TNGT, chấn thương thể thao và gã từ trên
cao [23],[24],[25]. Theo nghiên cứu Malhotra AK và cộng sự (2000), hơn
80% nạn nhân bị tổn thương gan có thể có một hoặc nhiều chấn thương kết
hợp.Trong CTB do vật tày, là chấn thương gan thường kèm theo sau gãy
xương sườn và xương chậu, các cơ quan khác trong ổ bụng (lá lách) và chấn
thương đầu [25].
Rất nhiều nhà khoa học như Lewis FR (1974), Ochsner M.G (2001),
Pachter HL (1983), Paula D Tomczak và Jane E.Buikstra (1999), Gao JM et al
(2003) đã có những công trình nghiên cứu chuyên sâu về CTB do vật tày
trong đó có nguyên nhân từ TNGT [26],[27],[28],[29]. Cũng trong thời gian
này, một số lượng lớn các công trình nghiên cứu về CTB ở nhiều quốc gia
trên thế giới đã được công bố, như:

Tại Mỹ: Theo trung tâm kiểm soát bệnh tật Mỹ thì TNGT là một trong
những nguyên nhân chính gây tử vong tại Mỹ. Hơn 2,3 triệu lái xe là người
lớn phải nhập viện vì tai nạn giao thông năm 2009 [30].
Số liệu từ Trung tâm phân tích, thống kê và Cơ quan quản lý an toàn
giao thông quốc gia Mỹ từ năm 2004-2005 cho thấy tỷ lệ TNGT gây chết
người tăng 1,9% và tỷ lệ tử vong 1,45 vụ/phương tiện đi được khoảng
160.000km.Tỷ lệ bị chấn thương đối với phương tiện đi được 160.000km


9

tăng lên 4,3% từ năm 2004 - 2005. Tỷ lệ tử vong theo người sử dụng (bao
gồm cả người lái xe máy)/100.000 dân giảm từ năm 1975 - 1992 và tăng 1,6%
từ năm 1992 - 2005. Cũng theo báo cáo này, năm 2005 có 6.100.000 vụ tai
nạn ô tô, trong đó, khoảng 1/3 vụ chỉ gây thương tích và 1% (39.189) vụ gây
tử vong. Thời gian trong ngày thường xảy ra tai nạn giao thông là khoảng 3
giờ sáng (chiếm tới 75% trường hợp) và vào thứ bảy, chủ nhật. Người lái xe
gây tai nạn tử vong thường có sử dụng rượu, bia [30].
Số liệu phân tích về phương tiện gây tai nạn được báo cáo bởi cảnh sát
Mỹ đã cho thấy hơn 94% của 11 triệu phương tiện gây tai nạn giao thông
trong năm 2005 là xe chở khách và xe tải nhẹ. Tỷ lệ xe bị lộn, lật gây chết
người (21,1%) cao gấp 4 lần so với tỷ lệ tai nạn gây thương tích và cao gấp 16
lần trong tai nạn có thiệt hại nhẹ về tài sản. Tai nạn gây cháy chiếm 0,1%
trong tổng các vụ tai nạn năm 2005. Tuy nhiên, các vụ tai nạn gây tử vong có
kèm theo cháy là 3%. Các vụ tai nạn xe máy gây chết người do va chạm với
vật cố định chiếm tỷ lệ cao nhất (26%) trong khi nguyên nhân do xe bus có tỷ
lệ thấp nhất 2,2%. Các phân tích liên quan đến người lái xe, hành khách,
người đi bộ và người đi xe đạp cho thấy, trong năm 2005 ở Mỹ, 43.443 người
bị chết do tai nạn ô tô và 2,7 triệu người bị thương, độ tuổi từ 21-24 tuổi có tỷ
lệ tử vong cao nhất và tỷ lệ chấn thương cao nhất ở độ tuổi từ 16-20. Trẻ em

dưới 5 tuổi có tỷ lệ thương tích và tỷ lệ tử vong thấp nhất. Nghiên cứu cũng
cho thấy 39% những người bị chết liên quan đến rượu [30].
Số liệu của trung tâm hồi sức cấp cứu tại Maryland cho thấy 70,9% số
nạn nhân bị CTN, CTB do TNGT, trong số này chỉ có 16,3% số nạn nhân có
CTN đơn thuần, 47,5% số nạn nhân có nhiều chấn thương kết hợp với CTB
[31]. Trên 80% số nạn nhân CTB nặng có tổn thương khác kết hợp [32]. Theo
Peter.J Shirley ở những nạn nhân bị đa chấn thương do TNGT, tỷ lệ bị CTB
chiếm khoảng 45-65% và là nguyên nhân gây tử vong cho khoảng 60% số
nạn nhân [33].
Tại Canada: Theo Hill (1991), qua nghiên cứu những nạn nhân tại một
trung tâm cấp cứu ở ngoại ô thủ đô Toronto cho thấy 96,3% trường hợp CTN và


10

CTB là do vật tày, trong đó, hơn 70% trường hợp là nạn nhân của các vụ TNGT.
Nguyên nhân tử vong do CTB là 15,7% [34].
Tại Áo: Chấn thương là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong cộng
đồng ở lứa tuổi từ 26-35, trong đó, ngoài CTN thường gặp thì CTB là tổn
thương có liên quan đến hơn 50% số nạn nhân tử vong do chấn thương [35].
Tại Tây Ban Nha:Nghiên cứu của Galan và cộng sự với 1696 nạn
nhân bị CTB, trong đó, 710 nạn nhân bị chấn thương ở mức độ nhẹ, 746 ở
mức độ trung bình và 246 nạn nhân phải nằm điều trị tại bệnh viện, nguyên
nhân chủ yếu do TNGT [36].
Tại Đan Mạch: Hằng năm rrung bình có 1.300 người phải nhập viện
điều trị CTB do TNGT, trong đó, hơn 40% số nạn nhân có chấn thương ngực
– bụng kết hợp với đa chấn thương [ 37].
Tại Anh: Số nạn nhân bị chấn thương do TNGT hằng năm khoảng
60.000 người phải nhập viện. Ở London và các tỉnh thuộc miền Đông Nam,
trung bình có khoảng 57 nạn nhân bị tử vong hoặc chấn thương nặng trên quãng

đường 100.000 km. Đặc điểm nạn nhân bị CTN và CTB trong các vụ TNGT là
tổn thương do giảm tốc độ đột ngột [38].
Tại Đức: Nghiên cứu của Martinus Richter và cộng sự về các vụ
TNGT tại Hannover trong thời gian từ 1985 đến 1998, trong số 12.310 vụ
TNGT, có tới 535 nạn nhân là người ngồi trên xe bị CTN- CTB, trong đó, 205
(38,1%) nạn nhân từ các vụ xe ô tô đâm đối đầu nhau, 106 nạn nhân của các
vụ xe ô tô bị đâm ngang và 7 trường hợp đâm từ phía sau xe ô tô, 3 trường
hợp do xe ô tô bị đổ và 214 trường hợp nhiều xe ô tô va chạm cùng lúc. Các
tác giả cũng nhận định nguy cơ nạn nhân bị CTB lớn nhất trong các vụ TNGT
xe ô tô bị đâm từ phía bên [39].
Tại Trung Quốc: Nghiên cứu của Zhao Hui và cộng sự [40] về tai nạn
do xe máy gây ra từ năm 2006 đến 2010 tại Chongqing (Trùng Khánh) đã ghi
nhận CTB chiếm 49%, trong đó, 19% nạn nhân bị tử vong. Rách vỡ gan, vỡ


11

lách, rách cơ hoành cũng như vỡ bàng quang là loại tổn thương hay gặp nhất.
CTB gây shock mất máu là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.
Tại Ấn Độ: Nghiên cứu của B. Suresh Kumar Shetty và cộng sự với 633
nạn nhân chết vì TNGT được khám nghiệm tử thi tại Khoa Y pháp trường Đại
học Y Kasturba Manipal thuộc quận Udupi của tỉnh Karnataka từ năm 2000 đến
2003, trong đó, 222 (77%) nạn nhân liên quan tới CTN vàCTB. Trong nghiên
cứu này tác giả gặp chấn thương thận chiến tỷ lệ cao nhất (33 nạn nhân), trong
khi chấn thương gan chiếm tỷ lệ thấp hơn (29 nạn nhân) [41].
Nghiên cứu của Pathak Manoj Kumar và cộng sự trên những nạn nhân
tử vong do TNGT tại Varanasi và Adjoining (Ấn Độ) cho thấy 61,76% số nạn
nhân CTN có tổn thương phổi (81,3%) và tim (43,08%), tổn thương mạch
máu lớn 21,95% [42].
Theo kết quả nghiên cứu của Khajuria B. [38], từ năm 2000 đến 2005,

với 249 nạn nhân của thành phố Jammu của Ấn Độ bị chết do TNGT được
khám nghiệm tử thi đã cho thấy 50,01% nạn nhân ở độ tuổi từ 20-40 tuổi,
18,09% nạn nhân bị bị CTN, 17,59% CTB. Một nghiên cứu về dịch tễ chấn
thương ngực - bụng ở 100 nạn nhân bị tử vong có chấn thương ngực bụng vì
tai nạn giao thông đường bộ được thực hiện tại khoa Y pháp Bệnh viện
Bangalore của Trường Đại học KIMS Ấn Độ từ giữa tháng 11/2008 đến
5/2010 có 32,65% bị rách gan, 18,37% bị rách lách, dập rách thận chiếm
12,24%, vỡ khung chậu 10,20% và chấn thương dạ dày chiếm 4,08% [43].
Nghiên cứu của tác giả Husaini Numan [43] về hình thái chấn thương
ngực - bụng ở khu vực nông thôn từ năm 2005 đến 2007 tại Đại học Loni, Ấn
Độ, gồm 173 trường hợp chấn thương ngực - bụng thì nguyên nhân TNGT
chiếm 147 (84,94%) trường hợp, trong đó, 24,38% là CTB và 30,12% chấn
thương phối hợp ngực - bụng. Ở những nạn nhân này, tổn thương gãy xương
sườn, chấn thương phổi và tổn thương gan, lách, thận rất thường gặp.
Nghiên cứu của Kumar NB và cộng sự về xu hướng chết do TNGT tại
trung tâm Ấn Độ trong 2 năm từ 2011 đến 2012 với 224 nạn nhân được khám


12

nghiệm tử thi đã phát hiện chấn thương bụng chiếm 30,35% sau chấn thương
đầu và ngực, trong đó, chấn thương gan chiến 22,76%, chấn thương lách
chiếm 13,39% [44].
Tại Nepal: Một nghiên cứu ở khoa Y pháp và Độc chất của Bệnh viện
Đông Nepal từ 14/4/2010 đến 14/4/2011 với 479 tử thi, trong đó, 122 trường
hợp tử vong do TNGT với 46 trường hợp có chấn thương gan kèm theo ở độ
tuổi thường gặp từ 16-30 tuổi [45].
Tại Maylaixia: Nghiên cứu của Mansar Abdul Halim năm 2008 về
chấn thương bụng và khung chậu ở 122 nạn nhân chết vì TNGT từ năm 2012
đến 2013 được giám định tại Bệnh viện Kuala Lumpur đã cho thấy độ tuổi bị

TNGT có chấn thương bụng từ 21-30, chiếm tỷ lệ cao nhất và thường có sự
phối hợp đa thương tích [46].
Tại Philippine: TNGT hàng năm tại Philipine làm chết khoảng 9.000
người và bị thương 493.500 người. Thiệt hại kinh tế hàng năm do TNGT ước
tính 2,6% GDP, tương đương 1,9 tỷ USD. Nghiên cứu của Rafael J. Consunji
[47] với 241 nạn nhân bị TNGT ở bệnh viện Đa Khao, Philippine, từ năm
2004 đến 2006 đã cho thấy tỷ lệ nam giới bị TNGT chiếm 83,8%, độ tuổi
trung bình là 26 tuổi, 2/3 trường hợp liên quan tới xe máy và 27% trong số
này là tự gây ra tại nạn, 38,6% liên quan tới người đi bộ. Nghiên cứu này
cũng cho thấy 12,9% nạn nhân bị chấn thương bụng.
Tại Nigeria: Ayoade B.A và cộng sự đã nghiên cứu CTB do TNGT tại
Trường Đại học Olabisi Onabanjo (Viện Trường Hospital Sagamu) thuộc
miền Tây Nam Nigeria từ năm 2002 đến 2004 với 77 nạn nhân đã cho thấy
nhóm tuổi hay gặp từ 20-40 tuổi và 40,2% nạn nhân bị CTB phối hợp với
chấn thương phủ tạng, trong đó tạng lách là thường gặp nhất [48].


×