1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Công văn số 5358/BGDĐT- GDTrH ngày 12 tháng 8 năm 2011 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã khẳng định mỗi giáo viên khi thực hiện hoạt động dạy
học cần: “… chủ động thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lí hoạt động của
giáo viên và học sinh; khắc phục lối dạy học thuần túy đọc- chép; chú trọng tổ
chức cho học sinh làm việc cá nhân và theo nhóm hợp lí (…) phát huy tính tích
cực, hứng thú trong học tập của học sinh và vai trò chủ đạo của giáo viên trong
tổ chức dạy học (…) Chú trọng việc dạy học thực hành trong giờ chính khóa;
bảo đảm cân đối giữa việc truyền tải kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho học
sinh”.
Phòng Giáo dục và Đào tạo Yên Định cũng hướng dẫn các trường một số
nội dung thực hiện Cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình
huống thực tiễn dành cho học sinh trung học. Mục đích của cuộc thi nhằm:
Khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức của các môn học khác nhau để giải
quyết các tình huống thực tiễn; tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp, khả
năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh; Thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết
và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống; đẩy mạnh thực hiện dạy
học theo phương châm "học đi đôi với hành"; Góp phần đổi mới hình thức,
phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; thúc đẩy sự
tham gia của gia đình, cộng đồng vào công tác giáo dục.
Từ thực tiễn dạy học bộ môn Ngữ văn 6 ở bậc THCS và tầm quan trọng
được nêu ra trong nhiệm vụ năm học của ngành, tôi nhận thấy việc vận dụng
nguồn văn học ngoài sách giáo khoa để dạy học trong nhà trường là hướng làm
phù hợp, tác động tích cực tới bản thân giáo viên và ảnh hưởng tốt đối với học
sinh, nhất là hứng thú học tập cũng như khả năng hoạt động và mức độ nhận
thức của các em; có hiệu quả thiết thực nhằm tăng cường tính thực hành, giảm lí
thuyết, gắn học với hành, gắn kiến thức với thực tiễn hết sức phong phú, sinh
động của cuộc sống. Các nguồn ngữ liệu trên chỉ tận dụng các từ khóa để tạo
nên mối liên hệ lô- gíc nên học sinh có thể khái quát kiến thức bằng một vài
dòng thơ, câu văn, ghi nhớ bằng những câu đố gợi mở. Cách làm này là một
phương pháp ghi nhớ hiệu quả, nhanh chóng bởi thông qua nó, chúng ta sẽ giúp
học sinh sáng tạo hơn, tiết kiệm thời gian hơn, ghi nhớ tốt hơn và có cái nhìn
tổng thể về những đơn vị kiến thức cũng như các mối liên hệ của nó. Với ý
nghĩa đó, tôi xin được góp một tiếng nói nhỏ về “Liên hệ nguồn ngữ liệu văn
học ngoài sách giáo khoa để dạy học sinh động môn Ngữ văn 6, tập một”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Sáng kiến kinh nghiệm này tập trung nghiên cứu để đạt những mục đích cụ
thể sau:
- Gợi ý một cách làm, giải pháp thích hợp để giúp công việc dạy học có hướng
đi mới mẻ hơn.
- Khai thác những nguồn ngữ liệu văn học ngoài sách giáo khoa để đưa vào làm
phong phú thêm nội dung bài dạy học cụ thể.
1
- Nghiên cứu và thực hiện nội dung sáng kiến để tự bản thân rút kinh nghiệm,
tích lũy kĩ năng nghiệp vụ để ngày càng đóng góp được nhiều hơn vào sự nghiệp
của ngành.
- Đóng góp một tiếng nói, trao đổi một kinh nghiệm của cá nhân cùng với các
đồng nghiệp để được chia sẻ, góp ý trong công việc.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Liên quan đến nội dung đề tài đã lựa chọn, sáng kiến kinh nghiệm hướng đến
những đối tượng sau:
- Học sinh khối lớp 6, trường THCS Quý Lộc.
- Môn Ngữ văn 6 THCS (tập trung ở học kì I).
- Các văn bản trong phân môn Văn và các đơn vị kiến thức của phân môn
Tiếng Việt, Tập làm văn.
- Một số nguồn ngữ liệu văn học của đồng nghiệp, nguồn từ mạng Internet,
nguồn ngữ liệu của bản thân sưu tầm được và tự làm.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành bản sáng kiến kinh nghiệm, tôi sử dụng những phương pháp
nghiên cứu chủ yếu sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết (thực hiện khi nghiên cứu
về các hướng dẫn của ngành về hướng dẫn công tác viết sáng kiến kinh nghiệm
và nghiên cứu khoa học).
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin (sử dụng chủ yếu khi
khảo sát, thu thập thông tin về học sinh để có căn cứ tìm giải pháp, khai thác
thích hợp khi dạy học môn Ngữ văn 6 tại trường THCS Quý Lộc).
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu (thực hiện trước, trong và sau khi thực
nghiệm sáng kiến kinh nghiệm. Từ đó có cơ sở để vận dụng hoặc điều chỉnh nội
dung sáng kiến một cách phù hợp).
2
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
Lao động hăng say, tích cực luôn đưa chúng ta đến những sáng tạo bất ngờdù những phát minh từ những sáng tạo ấy có thể là rất nhỏ. Kinh nghiệm của
bản thân tôi và thực tế cuộc sống chỉ ra rằng: ta dễ thuộc những lời bài hát hơn
là câu hội thoại trong vở kịch nói nào đó; cùng là truyện nhưng Truyện Kiều của
Nguyễn Du- một tác phẩm truyện thơ- khiến người ta say mê hơn, thích ngâm
ngợi hơn là tác phẩm truyện văn xuôi Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài
Nhân; hoặc ngay bản thân những học sinh đang hằng ngày gần gũi bên chúng ta,
các em có thể thuộc rất nhanh một bài thơ dài hơn là phải ghi nhớ một đoạn văn
có dung lượng ngắn, v.v... Điều đó xuất phát từ quy luật tư duy của trí não: ghi
nhớ chủ động một cách lô- gic và có vần điệu, nhịp điệu những đơn vị kiến thức.
Nắm bắt được xu thế, rất nhiều cách làm tích cực được đề xuất để phục vụ
mục đích ấy như: sử dụng tranh ảnh trực quan; tạo tình huống đặc biệt để ghi
nhớ; dùng sơ đồ tư duy để khái quát, v.v... Rất nhiều đồng nghiệp giáo viên của
chúng ta cũng có những cách làm thú vị, rất sáng tạo. Tôi đã vô cùng thích thú
khi bắt gặp bài thơ sau của thầy giáo Đào Xuân Thắng (trường THCS Nghĩa
Dân, huyện Kim Động, Hưng Yên) chia sẻ trên internet:
48 "Làng" mới ra đời,
"Đồng chí" xuất hiện cùng thời gian trên.
58 đánh cá ban đêm,
62 mẹ hát êm êm “Con cò”.
63 "Bếp lửa" tuổi thơ,
66 “Chiếc lược ngà” từ đạn bom.
69 xe kính không còn,
70 vẻ đẹp tâm hồn Sa Pa.
71 khúc hát thiết tha,
Ngôi sao lấp lánh nhưng mà xa xôi.
76 viếng Bác, Bác ơi!
77 vẻ đẹp đất trời "Sang thu".
78 đẹp "Ánh trăng" thơ,
80 xứ Huế đợi chờ mùa xuân.
85 cha dặn ân cần,
"Bến quê" lưu giữ nhiều vần thơ vui.
Tiếng nói văn nghệ em ơi,
Nguyễn Đình Thi chính là người viết ra.
Phong cách của Lê Anh Trà.
Hành trang thế ki chắc là Vũ Khoan.
Để cho học sinh dễ dàng ghi nhớ năm sáng tác và một số tác giả của các
văn bản trong chương trình Ngữ văn 9, thầy Đào Xuân Thắng đã làm bài thơ
như trên. Không chỉ gói gém đầy đủ thông tin bằng hệ thống từ khóa được sắp
xếp khoa học mà thơ của thầy còn khá hay, gợi mở được vài ý tứ liên quan đến
3
giá trị, nội dung tư tưởng của tác phẩm. Chẳng hạn, đọc bài thơ ta có thể hiểu
nhanh:
71 khúc hát thiết tha,
Ngôi sao lấp lánh nhưng mà xa xôi.
Tức là truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" của nữ nhà văn Lê Minh Khuê
ra đời năm 1971. Hình ảnh "những ngôi sao xa xôi" tượng trưng cho vẻ đẹp lấp
lánh, còn lẩn khuất đâu đó giữa cuộc đời rất đỗi bình thường này mà chúng ta
chưa bao giờ khám phá hết. Có thể nói đây là cách làm sáng tạo, thông minh và
chắc chắn học sinh sẽ vô cùng ấn tượng, thích thú.
Từ một số căn cứ của thực tế và gợi ý ấy, tôi nghĩ mỗi giáo viên và cả bản
thân mình nếu cố gắng, chịu khó tìm tòi, có năng khiếu một chút cũng sẽ làm
được điều độc đáo tương tự. Sáng kiến “Liên hệ nguồn ngữ liệu văn học ngoài
sách giáo khoa để dạy học sinh động môn Ngữ văn 6, tập một” được hình thành
từ cơ sở ấy.
2.2. Thực trạng vấn đề
Ngành Giáo dục đã cải tiến và đầu tư nhiều cho đổi mới phương pháp dạy
học nhằm mang đến luồng gió mới, nguồn sinh khí mới nhưng thực tế có vẻ diễn
ra chưa như mong muốn. Chúng ta không thể phủ nhận sự khác biệt tích cực mà
phương pháp dạy học mới mang lại, càng không thể quy hoàn toàn trách nhiệm
cho học sinh vì chểnh mảng trong học tập hay không có năng khiếu dẫn đến kết
quả học tập chưa cao. Vậy phải chăng còn lại lí do: một bộ phận trong số chúng
ta đã vận dụng nhưng chưa đúng hoặc chưa linh hoạt phương pháp dạy học tích
cực? Điều đó là hoàn toàn có cơ sở.
Trong việc học Ngữ văn hiện nay, không ít học sinh tỏ ra mệt mỏi và khó
khăn khi tiếp thu bài học. Công việc của chúng ta là phải làm sao để mỗi giờ dạy
học Ngữ văn là một giờ học mở, sinh động, học sinh đón nhận kiến thức một
cách hứng thú để các em được cuốn hút mình vào trong giờ học. Một trong
những phương pháp để tạo nên sự khác biệt tích cực chính là đổi mới cách khai
thác nội dung bài học.
Học sinh của chúng ta đã quen ghi theo từng dòng, từ trái sang phải và ghi
nhớ máy móc, học vẹt. Cách ghi nhớ này đảm bảo cơ bản kiến thức nhưng gây
lãng phí thời gian, khiến học sinh mệt mỏi và chắc chắn không có tác dụng hoàn
toàn tích cực bởi nếu cách ghi này thật sự đem lại lợi ích như mong muốn thì
nhiều học sinh đã không gặp khó khăn trong việc ghi nhớ bài.
Trong khi đó, ghi nhớ, liên hệ bằng những câu thơ có vần điệu giúp bản
thân người dạy có hứng thú và người học tiết kiệm được thời gian trong mỗi tiết
học vì nó chỉ tận dụng các từ khóa, các hình ảnh có chất thơ, những mạch tư duy
lô- gíc và một khối lượng kiến thức lớn có thể dễ dàng được cô đọng chỉ trong
một vài đơn vị từ ngữ mà không bỏ sót những thông tin quan trọng. Tuy nhiên
hiện nay, rất nhiều giáo viên vẫn lúng túng không biết để làm sao cho học sinh
ghi nhớ kiến thức dễ dàng nhất. Kết quả điều tra, khảo sát mà tôi thu được đối
với học sinh lớp 6 trường THCS Quý Lộc như sau:
4
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT
THÁI ĐỘ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH ĐỐI VỚI MÔN NGỮ VĂN 6
(Đầu học kì 1, năm học 2018- 2019)
Thái độ học tập của học sinh
Lớp
Sĩ số
6B
6C
Trung
bình
Chưa tích cực
SL
TL %
Tích cực
SL
TL %
Rất tích cực
SL
TL %
39
37
13
16
33,4
43,2
20
17
51,2
46
6
4
15,4
10,8
76
29
38,2
37
48,7
10
13,1
KẾT QUẢ KHẢO SÁT
HỌC LỰC CỦA HỌC SINH ĐỐI VỚI MÔN NGỮ VĂN 6
(Đầu học kì 1, năm học 2018- 2019)
Học lực của học sinh
Lớp
Sĩ số
6B
6C
39
37
3
9
Trung
bình
76
12
Yếu, kém
SL
TL %
Trung bình
SL
TL %
Khá
SL
TL %
Giỏi
SL
TL %
7,7
24,3
15
20
38,5
54,1
18
8
46,1
21,6
3
0
7,7
0
15,8
35
46,1
26
34,2
3
3,9
Câu nói: “Người thầy giáo bình thường truyền đạt chân lí, người thầy giáo
giỏi dạy cách tìm ra chân lí” là hoàn toàn chính xác. Một trong những hướng
tích cực mà chúng ta có thể khai thác để học sinh “tìm ra chân lí” trong giờ dạy
học Ngữ văn và cả ở các bộ môn khác đó là người giáo viên cần có sự đầu tư,
chuẩn bị, biết vận dụng những nguồn ngữ liệu sinh động sẵn có và biết tìm tòi,
đổi mới. Vận dụng và phát huy thế mạnh của chính văn chương trong dạy học
Ngữ văn là một gợi ý thiết thực giúp chúng ta có khả năng đạt được mục đích
ấy. Xuất phát từ thực trạng trên, tôi đã trăn trở để tìm ra giải pháp phù hợp cho
công việc của mình.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp
Qua thực trạng và những kết quả khảo sát nêu trên, bắt đầu từ học kì 1 năm
học 2018- 2019, tôi đã tìm hiểu và vận dụng một vài câu thơ, bài thơ phục vụ
một số giờ dạy học Ngữ văn 6 tại trường THCS Quý Lộc. Để làm được điều đó,
tôi thực hiện theo các giải pháp sau:
- Khảo sát một số nội dung bài học có thể vận dụng ngữ liệu văn học
- Sưu tầm, lựa chọn, tự làm các nguồn ngữ liệu phù hợp với nội dung bài
học
- Vận dụng ngữ liệu văn học vào bài dạy học cụ thể
2.4. Các biện pháp tổ chức thực hiện
2.4.1. Khảo sát một số nội dung bài học có thể vận dụng nguồn ngữ liệu
văn học
Khảo sát nội dung các bài học có thể vận dụng thơ để đưa vào bài dạy là một
bước rất quan trọng bởi một bài học bao giờ cũng tập trung xoay quanh một
5
phạm vi kiến thức cụ thể nào đó. Không xác định được trọng tâm của bài thì
không thể bám sát kiến thức trong suốt cả một bài dạy cũng như không giải
quyết được vấn đề đặt ra trong bài học ấy. Trọng tâm kiến thức mà chúng ta cần
hướng dẫn học sinh khai thác chính là trung tâm mà chúng ta muốn học sinh ghi
nhớ, nắm vững. Khi vận dụng, giáo viên có thể xác định trọng tâm của nội dung
kiến thức thông qua sách hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng, thông
qua sách giáo viên, các tài liệu tham khảo và phần ghi nhớ sau mỗi bài học.
Khảo sát ở chương trình Ngữ văn 6, tôi nhận thấy một số tiết có thể vận dụng ca
dao, tục ngữ, thành ngữ, ca dao, thơ và câu đố vào bài. Chẳng hạn như:
Tiết
Tên bài
1
Đọc thêm:
"Con Rồng cháu
Tiên"
2
Đọc thêm:
"Bánh chưng,
bánh giầy"
3
Từ và cấu tạo
của từ tiếng Việt
Ngữ liệu có thể vận dụng
* Giới thiệu chi tiết truyện:
Cha Long Quân, mẹ Âu Cơ
Cội nguồn dân tộc đến giờ còn nguyên.
Cùng chung nòi giống Rồng Tiên
Mà nên tiếng gọi thiêng liêng: "Đồng bào!"
* Đố là truyện gì?
Bánh giầy tròn, bánh chưng vuông,
Hình tượng Trời- Đất muôn phương tụ về.
Sơn hào hải vị sá gì,
Tấm lòng hiếu thảo diệu kì biết bao!
(Đáp án: Bánh chưng, bánh giầy)
* Giúp em ghi nhớ:
Từ đơn chi gồm 1 tiếng.
Từ phức: 2 tiếng trở lên
Nó gồm từ ghép, từ láy
Các em nhớ kĩ đừng quên.
Từ ghép quan hệ về nghĩa
Các tiếng gắn bó với nhau.
Từ láy thì âm láy lại:
Thẫn thờ, nho nhỏ, nâu nâu...
* Đố em:
9,
10
39
Sơn Tinh, Thủy Tinh
Ếch ngồi đáy giếng
Ai người chuyển núi, dời đồi
Chế ngự bão lụt, đời đời nhớ ơn?
(Đáp án: Sơn Tinh)
* Gợi nhắc đến truyện nào?
Ếch ngồi đáy giếng nhìn trời
Bật cười rồi bảo: "Ối giời, lạ chưa!
Ông trâu cứ bảo trời to
Hóa ra nhỏ thế, chi vừa cái vung!"
(Đáp án: Ếch ngồi đáy giếng)
v.v…
6
Ngoài những bài dạy có thể vận dụng ngữ liệu văn học nêu trên, người giáo
viên nếu chịu khó tìm tòi, sáng tạo một chút thì đều ít nhiều tìm ra những bài
học có thể vận dụng vào những đơn vị kiến thức cụ thể phù hợp. Cách làm này
tạo nên bức tranh nhiều màu sắc, sinh động, tác động mạnh tới tư duy của người
học. Không chỉ khiến các em tập trung tại thời điểm giáo viên ra câu đố mà còn
gây hứng thú, lôi cuốn các em suốt cả tiết học ấy và chờ đợi câu đố của giáo
viên ở các buổi học sau. Điều quan trọng là người giáo viên phải chịu khó đọc,
tìm hiểu các nguồn ngữ liệu thông qua sách báo, mạng internet… rồi từ đó thống
kê, khảo sát các bài học có thể vận dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ, ca dao, thơ
và câu đố. Làm được việc này chính là người dạy đã đầu tư chất xám cùng một
lúc cho chính bản thân mình và các học sinh.
2.4.2. Sưu tầm, lựa chọn, tự làm các nguồn ngữ liệu phù hợp với nội
dung bài học
Có ba cách để mỗi giáo viên tự tạo cho mình một kho ngữ liệu phong phú,
giàu có để chuẩn bị cho mỗi bài dạy.
Cách 1: Tra cứu thông tin, ngữ liệu trên sách báo, nguồn internet.
Cách 2: Hỏi các bậc cao niên và học tập các đồng nghiệp.
Cách 3: Tự làm.
Trong 3 cách làm này, cách 1 là nguồn tài nguyên học liệu giàu có nhất.
Chúng ta có thể vào trang web để tra cứu. Bản thân
tôi thường tra cứu trên trang web này bằng cách tìm theo chủ đề. Chẳng hạn:
Với từ khóa “Truyện thơ Thạch Sanh”, tôi tìm được khoảng 74.300 kết
quả trong 0,40 giây từ trang web . Sau khi chọn lọc,
tôi có thể vận dụng các kiến thức vừa tìm được vào bài dạy truyện cổ tích Thạch
Sanh. Hay với chủ đề: “Thơ hay về nhân vật Thánh Gióng”, tôi lập tức tìm được
khoảng 174.000 kết quả trong 0,43 giây và nguồn ngữ liệu này được tôi chọn và
sử dụng vào bài Thánh Gióng.
Ví dụ:
Ai ơi mùng chín tháng tư,
Không đi hội Gióng cũng hư một đời.
(Ca dao)
Thuở ấy làng Phù Đổng
Có một chuyện kỳ khôi
Cậu bé tên là Gióng
Ba tuổi, chưa nói cười
Một hôm loa vang gọi
Của sứ giả: - Loa loa!
Ai là người tài giỏi
Mau ra cứu nước nhà!
Gióng đang nằm trên võng
Lắng nghe, bật dậy ngay
Vội bảo với mẹ Gióng:
7
- Mẹ mời sứ vào đây!
(i)
v.v…
Ngoài tra cứu nguồn tư liệu trên mạng, giáo viên có thể đọc sách để tìm hiểu
thêm. Từ những tài liệu tham khảo kể trên, giáo viên có thể sưu tầm và hệ thống
được một số câu hỏi, kiến thức thú vị, góp phần hỗ trợ cho tiến trình dạy học
Ngữ văn 6. Đồng nghiệp cũng sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong việc sưu tầm
nguồn tư liệu. Đây là một đoạn thơ của đồng nghiệp gửi cho tôi để có thể vận
dụng độc đáo vào quá trình dạy học môn Ngữ văn 7:
Lý Lan: Cổng trường mở ra,
A- mi- xi chắc chắn là Mẹ tôi.
Búp bê đã chia tay rồi,
Mà Khánh Hoài vẫn còn ngồi buồn hiu.
Trần Quang Khải một buổi chiều,
Về kinh phò giá, nhắc điều ngàn thu.
Thiên Trường- phủ của nhà vua,
Trần Nhân Tông ngắm thẫn thờ cò bay.
Về thăm Nguyễn Trãi hôm nay,
Côn Sơn xanh thẳm thông lay chập chờn.
Chia li... chinh phụ mỏi mòn
Đoàn Thị Điểm- Đặng Trần Côn khóc đời.
Qua Đèo Ngang thật ngậm ngùi,
Bỗng thương Bà Huyện giữa trời cô đơn.
Bánh trôi nước- Hồ Xuân Hương,
Thân phận phụ nữ vẫn thường lênh đênh.
Bạn đến chơi nhà vắng tanh,
Cụ Nguyễn Khuyến vẫn nặng quanh chữ tình.
v.v...
Trong 3 cách, cách 1 phổ biến, thông dụng, thuận lợi và tiết kiệm được thời
gian. Hai cách còn lại đòi hỏi người làm cần đầu tư thời gian, công sức nhiều
hơn. Đặc biệt cách thứ 3 cần đòi hỏi một chút năng khiếu. Nhưng với tinh thần
nhiệt huyết, lòng yêu nghề sâu sắc, tôi tin rằng các đồng nghiệp cũng sẽ tìm thấy
niềm vui, sự bổ ích từ những nguồn từ liệu quý giá mà chúng ta chưa khai thác.
2.4.3. Vận dụng ngữ liệu văn học vào một vài bài dạy học cụ thể
Để minh họa cho kinh nghiệm dạy học của bản thân, tôi xin nêu một số ví dụ
về việc vận dụng văn học vào dạy đơn vị kiến thức trong chương trình Ngữ văn
lớp 6. Minh họa này đã được tôi thực nghiệm khá thành công tại trường THCS
Quý Lộc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa trong năm học 2018- 2019, cụ thể:
VÍ DỤ MINH HỌA 1
TIẾT 3: TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT
(Ngữ văn 6, trang 13)
Đây là một bài có những kiến thức cơ bản đối với học sinh nên các em cần
nắm vững kiến thức ban đầu để tạo tiền đề cho những tiết học sau. Vì vậy, sau
khi khảo sát đặc điểm của bài, sưu tầm, tự làm và chọn lọc ngữ liệu, tôi đã đưa
8
các nguồn ngữ liệu văn thơ vào thiết kế bài dạy học. Ngoài một số đơn vị kiến
thức được triển khai theo phương pháp dạy học quen thuộc, sau khi học sinh
quan sát và ghi lại những kiến thức ở mục I. Từ là gì?, giáo viên ra câu đố:
Đơn vị ngôn ngữ từ lâu
Em hay dùng để đặt câu là gì?
Học sinh lập tức chủ động trả lời đáp án là "Từ". Cách làm này đã khiến học
sinh vừa bất ngờ, vừa thích thú vì các em không nghĩ một kiến thức khô khan:
“Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu” (kiến thức sách giáo khoa)
lại có thể ghi nhớ uyển chuyển và dễ dàng đến thế.
Tiếp đó, để ghi nhớ mục II. Từ đơn và từ phức, giáo viên đọc cho học sinh
nghe đoạn thơ khái quát do mình tự làm:
Tiếng thì để tạo nên từ
Từ lại dùng để bây giờ đặt câu.
Từ phức nhiều tiếng nhớ mau
Từ đơn 1 tiếng, trong đầu khắc ghi.
Hoặc để học sinh có thể phân biệt rõ ràng hơn giữa từ đơn với từ phức, nhận
biết đặc điểm quan hệ của từ ghép, từ láy, giáo viên có thể lựa chọn đoạn:
Từ đơn chi gồm 1 tiếng.
Từ phức: 2 tiếng trở lên
Nó gồm từ ghép, từ láy
Các em nhớ kĩ đừng quên.
Từ ghép quan hệ về nghĩa
Các tiếng gắn bó với nhau.
Từ láy thì âm láy lại:
Thẫn thờ, rộn rã, nâu nâu...
Với hai đoạn ngữ liệu, học sinh đã không khó để ghi nhớ được kiến thức của
mục II. Từ đơn và từ phức. Vài dòng thơ đã giúp học sinh nắm bắt cơ bản về từ,
tiếng, từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy,... Sử dụng hệ thống từ khóa và tư duy
thuận chiều như trên giúp học sinh ít gặp khó khăn khi nắm bắt kiến thức.
Chính những vần thơ nôm na nhưng độc đáo ấy đã giúp các em thích thú,
hứng khởi và ghi nhớ một cách chủ động kiến thức về Từ và cấu tạo của từ
tiếng Việt. Những câu thơ trên cũng chính là nội dung khái quát của phần lớn
kiến thức bài học được nhấn mạnh ở phần ghi nhớ (trang 14, SGK Ngữ văn 6).
Ví dụ, đọc bài thơ trên, học sinh sẽ liên tưởng nhanh và hiểu:
* Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ.
* Từ chi gồm một tiếng là từ đơn. Từ gồm hai hoặc nhiều tiếng là từ phức.
* Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau
về nghĩa được gọi là từ ghép. Còn những từ phức có quan hệ láy âm giữa các
tiếng được gọi là từ láy.
(Kiến thức sách giáo khoa)
Cả một đoạn ghi nhớ rất dài, nhưng khi được ghi nhớ bằng các câu thơ có
vần điệu thì học sinh sẽ nhớ nhanh và rất tốt. Đó là mặt tích cực, tác dụng rõ rệt
của cách làm này.
9
VÍ DỤ MINH HỌA 2:
Ngoài những sự liên hệ đã nêu ở trên, ví dụ 2 này được dùng để minh họa
cho các tiết 4, tiết 5- 6, tiết 7, tiết 9- 10, tiết 13, tiết 21- 22, tiết 23, tiết 35, tiết 45
(Ngữ văn 6, tập một). Để tránh sa đà quá mức dẫn đến giảng dạy sai với phương
pháp của đặc trưng bộ môn Ngữ văn, tôi xin minh họa việc vận dụng rất ít
nhưng hiệu quả ngữ liệu văn học để học sinh ghi nhớ hoặc liên hệ đến nội dung
bài học:
TIẾT
TÊN BÀI
LIÊN HỆ, GHI NHỚ
NGỮ LIỆU VĂN HỌC VẬN DỤNG
4
Giao tiếp,
văn bản và
phương
thức biểu
đạt
6 kiểu văn bản tương
ứng với 6 phương thức
biểu đạt thường gặp
Tự sự, miêu tả, thuyết minh
Biểu cảm, nghị luận chúng mình nhớ lâu
Còn hành chính- công vụ đâu?
Đơn, từ, đề nghị,... trong đầu đừng quên.
5- 6
Thánh
Gióng
Hình tượng Thánh
Gióng với nhiều màu
sắc thần kỳ là biểu
tượng rực rỡ của ý thức
và sức mạnh bảo vệ đất
nước, đồng thời là sự
thể hiện quan niệm và
ước mơ của nhân dân ta
ngay từ buổi đầu lịch sử
về người anh hùng cứu
nước chống ngoại xâm
Giữ gìn sự trong sáng
của tiếng Việt.
7
Từ mượn
910
Sơn Tinh,
Thủy Tinh
Nhớ nhân vật và đặc
điểm của nhân vật trong
tác phẩm
13
Sự tích
hồ Gươm
- Tích hợp với kiến thức
môn Lịch sử.
- Ghi nhớ về ý nghĩa chi
tiết Lê Lợi trả gươm.
2122
Thạch
Sanh
- Một số hành động của
nhân vật văn học.
Ý thức và sức mạnh
Của dân tộc chúng ta
Qua hình tượng Thánh Gióng
Đẹp rực rỡ, chan hòa.
Ước mơ của người xưa
Về người tài cứu nước
Gửi gắm đến muôn đời
Em nào còn nhớ được?
Tiếng Việt trong sáng vô cùng
Ta cùng gìn giữ chứ đừng lãng quên.
- Ai người xinh đẹp tuyệt trần
Về nơi non Tản cùng thần Sơn Tinh?
(Đáp án: Mị Nương)
- Ai người đến muộn, cuồng ghen
Cuồn cuộn dâng nước sông lên báo thù?
(Đáp án: Thủy Tinh)
- Ai người chuyển núi, dời đồi
Chế ngự bão lụt, đời đời nhớ ơn?
(Đáp án: Sơn Tinh)
* Đố em: Đây là cuộc khởi nghĩa nào? Ở
đâu?
Tư tưởng chính nghĩa làm đầu
Là cuộc khởi nghĩa ở đâu quê mình?
Mười năm chiến thắng giặc Minh
Trả gươm- khát vọng hòa bình ngàn thu.
(Đáp án: Khởi nghĩa Lam Sơn,
ở Thanh Hóa)
- Niêu cơm chan chứa nghĩa tình,
Tiếng đàn khao khát hòa bình nhân gian,
Trài bao oan khuất, lầm than
10
- Tính cách của nhân
vật trong tác phẩm.
- Chi tiết Thạch Sanh
dẹp yên quân mười tám
nước chư hầu.
23
và
26
Chữa lỗi
dùng từ
35
Ông lão
đánh cá và
con cá
vàng
45
Chân, Tay,
Tai, Mắt,
Miệng
Các lỗi thường gặp khi
dùng từ
- Chi tiết 5 lần mụ vợ
đòi cá vàng đáp ứng
yêu cầu của mình.
- Ý nghĩa của truyện.
Nội dung,
ý nghĩa truyện
Lấy tình nghĩa thắng hung tàn, là ai?
(Đáp án: Thạch Sanh)
- Kẻ nào được cá quên nơm,
Tham công bỏ nghĩa vấy oan hại người?
(Đáp án: Lý Thông)
- Nghe tin các nước gần xa
Nước nào nước ấy binh gia chập chùng.
Đi bộ: núi lở tan không,
Đi thủy: nước chảy khô sông, lạ dường!
(...)
Đàn kêu: tích tịch tình tang,
Tiếng ti, tiếng trúc cung đàn đua vui.
Đàn kêu hơn thiệt mọi lời,
Nhân duyên phu phụ số trời đã xe.
Đàn kêu: ta dỗ thì nghe,
Nên đem binh lại, hàng về chưng nay.
Đàn kêu, nghe thấy lạ thay!
Cùng nhau cá nước, rồng mây phải
thời.
Đàn kêu: chớ có lược lời,
Trước là tổn tướng, sau thời hại binh.
Đàn kêu: thương kẻ hành chinh,
Rằng: đi chiến trận tử sinh khôn lường;
Chư quân nghe tiếng đàn vang,
Khác nào như nước cành dương tưới
nhuần.
Đàn kêu thực nghĩa thực nhân,
Thánh tha thánh thót, muôn phần
giá cao.
(Truyện thơ Thạch Sanh)
Lặp từ- em mắc hay chưa?
Lại còn lẫn lộn các từ gần âm
Dùng không đúng nghĩa- sai lầm
Ba lỗi thường gặp nhủ thầm đừng quên.
Trước đòi cái máng lợn lành
Sau đòi nhà cửa để dành dưỡng thân.
Rồi làm nhất phẩm phu nhân,
Làm nữ hoàng có muôn quân đứng hầu.
Mà nào đã chịu thỏa đâu
Đòi làm chúa tể đứng đầu Long Cung.
Lòng tham đáng sợ vô cùng
Cái máng sứt mẻ đi xong lại về.
Pu- skin nhắn ai kia:
Tham lam, bội bạc nữa thì cực thân.
Nhân hậu: đức tính rất cần
Lòng biết ơn lại muôn phần quý hơn!
Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
Sống gắn bó từ đầu
Chi vì sự tị nạnh
11
Mà mâu thuẫn lẫn nhau.
Chuyện chẳng đâu vào đâu
May kịp thời tinh mộng
Sống đoàn kết suốt đời
Cần hợp tác, tôn trọng.
Ở phần III. Các biện pháp tổ chức thực hiện, tôi đã trình bày theo thứ tự các
giải pháp đề ra và cụ thể hóa những giải pháp ấy với các nội dung: 1. Khảo sát
nội dung các bài học có thể vận dụng nguồn ngữ liệu văn học; 2. Sưu tầm, lựa
chọn, tự làm các nguồn ngữ liệu văn học phù hợp với nội dung bài học; 3. Vận
dụng ngữ liệu văn học vào bài dạy học cụ thể.
Để kết thúc phần III.3, tôi xin đưa ra một nguồn tư liệu minh họa sinh động
khác để đồng nghiệp tham khảo. Nguồn minh họa này được tôi sử dụng và tổ
chức học sinh thực hiện để khái quát kiến thức phần Văn học của môn Ngữ văn
6, tập một:
Đố em:
NỘI DUNG NGỮ LIỆU
Truyện gì gà gáy "Ó… o…
Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về?"
Truyện nào dưới gốc đa kia,
Có chàng dũng sĩ lạ kì tài năng?
Truyện nào trong một đêm trăng
Hoàng tử mơ thấy bánh chưng, bánh giầy?
Truyện nào chú bé thơ ngây
Lên ba đòi mẹ diệt bầy giặc Ân?
Truyện nào có Lạc Long Quân,
Và bọc trăm trứng muôn phần thiêng liêng?
Truyện nào gươm báu "Thuận Thiên",
Giúp vua khởi nghĩa từ miền Lam Sơn?
Truyện nào chuyển núi, dời non
Sông Đà, núi Tản vẫn còn đến nay?
Truyện nào con bác thợ cày,
Bốn lần giải đố lòng đầy tươi vui?
Truyện nào địa chủ hại người,
Bút thần trừng phạt tàn đời tham lam?
Truyện nào chiếc máng lợn ăn,
Đi rồi trở lại thêm phần khổ đau?
Truyện nào thầy bói cãi nhau?
Truyện nào con ếch mày chau nhìn trời?
Truyện nào áo mới mặc rồi,
Mà con lợn cưới vẫn thời chạy xa?
Truyện nào biển mới treo ra?
Truyện nào ganh ghét sẽ là nhọc thân?
ĐÁP ÁN
Sọ Dừa
Thạch Sanh
Bánh chưng, bánh giầy
Thánh Gióng
Con Rồng cháu Tiên
Sự tích Hồ Gươm
Sơn Tinh, Thủy Tinh
Em bé thông minh
Cây bút thần
Ông lão đánh cá và con cá vàng
Thầy bói xem voi
Ếch ngồi đáy giếng
Lợn cưới, áo mới
Treo biển
Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
12
Truyện nào hổ biết báo ân?
Truyện nào hiền mẫu ân cần dạy con?
Truyện nào đức sáng, lòng son
Lương y thầy thuốc giúp muôn vạn người?
Bao nhiêu câu chuyện em ơi,
Bấy lời vàng ngọc cuộc đời cho ta!
Con hổ có nghĩa
Mẹ hiền dạy con
Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm
lòng
Đoạn ngữ liệu trên được bản thân tôi xây dựng nhằm phục vụ cho các hoạt
động: ôn tập kiến thức phân môn Văn; tổ chức trò chơi; thi tìm kiểu kiến thức
văn hóa và hiểu biết xã hội, v.v... Với cách làm đó, tiến trình giảng dạy của giáo
viên vẫn sẽ đi đúng hướng, đúng trình tự mà không gây nhàm chán hoặc để
hổng kiến thức, tạo điều kiện cho học sinh khắc sâu, nhớ dễ và nhớ kĩ nội dung
bài học. Thông qua những câu đố, vần thơ... bài học sẽ giàu màu sắc, thêm sinh
động, tạo nên mối liên hệ lô- gíc, gắn kết chặt chẽ các đơn vị kiến thức với nhau.
Thực trạng ngại học Văn phải có nguyên nhân của nó mà phương pháp dạyphương pháp học chưa thật hấp dẫn là nguyên nhân hàng đầu, ảnh hưởng trực
tiếp. Để khắc phục thực trạng ấy, nhằm đạt kết quả tốt hơn trong dạy học Ngữ
văn 6, tôi xin chia sẻ cùng các đồng chí, đồng nghiệp kinh nghiệm của mình để
góp phần dạy học Ngữ văn 6 đạt hiệu quả cao hơn. Nội dung đề tài này tập trung
vào một cách làm không mới nhưng ít người dám thực hiện, được hình thành
trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn, tham khảo đồng nghiệp và đúc rút trong quá
trình giảng dạy của bản thân.
2.4.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Bắt đầu từ học kì 1 của năm học 2018- 2019, tôi đã vận dụng văn thơ (gồm
ca dao, tục ngữ, thành ngữ, câu đố, thơ) vào quá trình giảng dạy bộ môn Ngữ
văn 6. Điều đáng phấn khởi đó là học sinh của tôi đã được tiếp cận với một cách
làm tích cực, chủ động do đó các em cũng độc lập và sáng tạo hơn trong tư duy
của mình. Các em tránh được cách học vẹt, tránh được lối học thụ động, ghi
chép tràn lan mà không tập trung được vào trọng tâm kiến thức. Học sinh đã có
nhiều hơn thời gian và cơ hội để trí não được nghỉ ngơi do đó chất lượng học tập
sẽ cao hơn, không rơi vào tình trạng quá tải kiến thức. Đến thời điểm này của
học kì 2 năm học 2018- 2019, học sinh khối 6 trường THCS Quý Lộc đã có
những chuyển biến tích cực. So sánh về thái độ, hứng thú học tập và chất lượng
học tập của học sinh đối với môn Ngữ văn 6 ở hai lớp 6B, 6C tại thời điểm này
với thời điểm đầu học kì I, tôi thu được kết quả như sau:
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT
THÁI ĐỘ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH ĐỐI VỚI MÔN NGỮ VĂN 6
(Giữa học kì 2, năm học 2018- 2019)
Thái độ học tập của học sinh
Lớp
Sĩ số
6B
39
Chưa tích cực
SL
TL %
8
20,6
Tích cực
SL
TL %
Rất tích cực
SL
TL %
21
10
53,8
25,6
13
6C
37
10
27,0
20
54,1
7
18,9
Trung
bình
76
18
23,7
41
53,9
17
22,4
KẾT QUẢ KHẢO SÁT
HỌC LỰC CỦA HỌC SINH ĐỐI VỚI MÔN NGỮ VĂN 6
(Giữa học kì 2, năm học 2018- 2019)
Học lực của học sinh
Lớp
Sĩ số
6B
6C
39
37
1
4
Trung
bình
76
5
Yếu, kém
SL
TL %
Trung bình
SL
TL %
Khá
SL
TL %
2,6
10,9
11
18
20
14
6,6
29
28,2
48,6
38,2
34
51,3
37,8
44,7
Giỏi
SL
TL %
7
1
8
17,9
2,7
10,5
Kết quả trên cho thấy, đến thời điểm tháng 3, năm học 2018- 2019:
- Về thái độ học tập:
+ Tỉ lệ học sinh chưa tích cực học tập môn Ngữ văn chỉ còn 23,7% (giảm
14,5% so với đầu năm học).
+ Tỉ lệ học sinh tích cực và thực sự hứng thú học tập môn Ngữ văn là 76.3%.
Trong đó, riêng học sinh rất tích cực học môn Ngữ văn đã tăng thêm 9,3%.
- Về chất lượng học tập của học sinh:
+ Tỉ lệ học sinh yếu, kém môn Ngữ văn chỉ còn 6,6% (giảm 9,2% so với đầu
học kì I).
+ Tỉ lệ học sinh khá, giỏi đạt 55,% (tăng thêm 17,1%với đầu học kì I).
Kết quả trên là một tín hiệu đáng mừng bởi đã có nhiều học sinh chăm chỉ
hơn trong học tập do đó chất lượng giáo dục được nâng cao rõ rệt. Có được
thành công ấy là nhờ ở công sức, nỗ lực học tập của học sinh và sự tích cực đổi
mới phương pháp dạy học của giáo viên, trong đó có việc vận dụng hiệu quả văn
thơ vào dạy học. Điều đó không những giúp các em tiết kiệm thời gian, nắm
vững kiến thức bài học mà còn rèn luyện cho các em về kĩ năng sống, khả năng
tích hợp liên môn để các em phát triển toàn diện hơn.
14
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Vận dụng ngữ liệu văn học trong dạy học Ngữ văn 6 không phải là sự gò ép,
bắt buộc; cũng không phải là yếu tố quyết định đến chất lượng dạy của giáo viên
và chất lượng học tập của học sinh. Tuy nhiên, trong phạm vi nào đó, đôi khi đó
là điều cần thiết bởi cùng với các phương pháp dạy học khác, cách làm này góp
phần tạo ra sự mới mẻ, khơi gợi được hứng thú của người học. Tuy nhiên, khi
thực hiện cách làm này cần chú ý một số điều:
- Đây là một cách làm không hoàn toàn mới. Điều đó ai trong số chúng ta
cũng đã từng gặp qua những câu thơ dễ nhớ, dễ thuộc ở các môn học khác như
môn Toán:
+ Muốn tính diện tích hình thang
Đáy lớn đáy bé ta mang cộng vào
Rồi đem nhân với chiều cao
Chia đôi lấy nửa thế nào cũng ra.
+ Diện tích tam giác sao ta?
Chiều cao nhân đáy chia ra hai phần.
+ Bình hành diện tích không sai
Chiều cao nhân đáy ai ai cũng làm.
Môn Hóa:
Kali, Iôt, Hidro
Natri với Bạc, Clo một loài
Là hóa trị I em ơi
Nhớ ghi cho kĩ kẻo rồi phân vân.
V.v...
Nhưng người giáo viên khi vận dụng cách làm này và hướng dẫn học sinh
học Ngữ văn cần có sự đầu tư về thời gian, tích cực tự học, tự nghiên cứu, vận
dụng uyển chuyển, khéo léo. Trong mỗi tiết học, cần điều tiết, phân phối thời
gian hợp lý.
- Cách làm này không phải là công cụ vạn năng với một bài học nên nó
không thể thay thế hoàn toàn các phương pháp dạy học khác cũng như những
thiết bị, đồ dùng dạy học cho nên không nên lạm dụng ngữ liệu văn học quá
nhiều, tránh xa rời phương pháp đặc trưng của bộ môn. Cần phối hợp linh hoạt
giữa các cách làm để bài học vừa sinh động, vừa đảm bảo trọng tâm kiến thức
bài học.
- Cũng như các môn học khác, việc dành quá nhiều thời gian để chau chuốt
cho một giờ dạy học Văn sẽ gây tác dụng ngược, khiến lãng phí thời gian, mất
nhiều công sức mà không tập trung được vào mục đích của bài học. Khi đã vận
dụng cách làm này thì cần có định hướng để vận dụng ở mức độ vừa phải, chính
15
xác, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng “Đầu Ngô mình Sở”; “Râu ông nọ cắm
cằm bà kia”...
Trên đây là một số kinh nghiệm vận dụng nguồn ngữ liệu văn học ngoài
sách giáo khoa trong dạy học môn Ngữ văn 6. Qua việc tìm hiểu và vận dụng,
tôi nhận thấy cách làm này đã góp phần đáng kể đem lại kết quả tích cực trong
công tác giảng dạy của người giáo viên và quá trình học tập của học sinh, bước
đầu đã giảm bớt được tâm lý ngại học Văn, khơi gợi trong học sinh tình yêu đối
với môn học, đồng thời đem đến cho các em cái nhìn mới, tư duy mới về môn
học này. Đôi khi, sự kết hợp giữa các môn học hoặc các phân môn trong cùng
môn học, liên hệ bài dạy học với thực tế đời sống- dạy học liên môn, tích hợpcó thể tạo nên những điều thú vị và hiệu quả bất ngờ. Hi vọng kinh nghiệm
“Liên hệ nguồn ngữ liệu văn học ngoài sách giáo khoa để dạy học sinh động
môn Ngữ văn 6, tập một” sẽ góp phần hữu ích đối với quá trình dạy học của các
đồng chí, đồng nghiệp.
Quý Lộc, ngày 31tháng 3 năm 2019
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của bản thân,
không sao chép nội dung của người khác.
Phạm Hồng Đức
Trần Thị Nhân
16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.
6.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công văn số 5358/BGDĐT- GDTrH, 2011
i
Nguyễn Đổng Chi, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, NXB Trẻ, 2010
17