Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

NHẬN THỨC VAI TRÒ của YOGA đối với sức KHỎE và THỰC HÀNH YOGA của SINH VIÊN đại học y hà nội năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.02 KB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

LƯƠNG MAI HƯƠNG

NHẬN THỨC VAI TRÒ CỦA YOGA
ĐỐI VỚI SỨC KHỎE VÀ THỰC HÀNH
YOGA CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
NĂM 2018

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
KHÓA 2012 - 2018

HÀ NỘI – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

LƯƠNG MAI HƯƠNG

NHẬN THỨC VAI TRÒ CỦA YOGA
ĐỐI VỚI SỨC KHỎE VÀ THỰC HÀNH
YOGA CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
NĂM 2018



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
KHÓA 2012 - 2018

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. KIM BẢO GIANG

HÀ NỘI – 2018


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và các thầy cô Trường Đại học Y
Hà Nội và đặc biệt là Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng đã dìu dắt
em suốt 6 năm học qua, cho em những kiến thức bổ ích, những bài học chuyên
ngành ý nghĩa và đầy hấp dẫn.
Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn các thầy cô giáo bộ môn Giáo dục sức
khỏe vì những kiến thức quí báu trong suốt thời gian học tập vừa qua, cũng
như sự giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình làm khóa luận tốt nghiệp
của em.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô PGS. TS Kim Bảo Giang đã
tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong thời gian thực hiện khóa luận tốt
nghiệp, không chỉ là kiến thức mà còn là những lời khuyên chân thành về
cuộc sống và công việc.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới những người bạn đồng môn đã
giúp đỡ, động viên và hỗ trợ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Đặc biệt tôi
xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới hai người bạn cộng tác cùng Câu lạc bộ Tổ
chức sự kiện EOC đã cho tôi sự hỗ trợ và nhiều kinh nghiệm quý giá khi thực
hiện nghiên cứu này.
Cuối cùng, tôi xin gửi tấm lòng biết ơn tha thiết và sâu sắc nhất tới gia

đình thân yêu cùng những người bạn trong lớp đã luôn luôn sát cánh, ủng hộ
và khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập.
Hà Nội, ngày 08 tháng 5 năm 2018
Sinh viên
Lương Mai Hương


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan toàn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu thu được trong
khóa luận này là trung thực, chưa từng công bố trong bất kì một tài liệu nào
khác. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về tính chính xác của những thông tin và
số liệu đưa ra.
Hà Nội, ngày 08 tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Lương Mai Hương

CHỮ VIẾT TẮT
BMI

: Chỉ số khối cơ thể

CAM

: Thuốc bổ sung và thay thế

ĐTNC

: Đối tượng nghiên cứu


GDSK

: Giáo dục sức khỏe

HBM

: Mô hình niềm tin sức khỏe (Health Belief Model)

NCHS

: Trung tâm Thống kê Y tế Quốc gia

YHDP

: Y học dự phòng

YTCC

: Y tế công cộng

MỤC LỤC


ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................................3
1.1. Yoga và lịch sử phát triển của Yoga....................................................................3
1.1.1. Khái niệm....................................................................................................3
1.1.2. Lịch sử phát triển của Yoga.........................................................................3
1.1.3. Một số quan niệm sai lầm về Yoga và phương pháp tập luyện Yoga...........5
1.2. Một số nghiên cứu khoa học về vai trò của Yoga đối với sức khỏe và các yếu tố

liên quan:............................................................................................................5
1.2.1. Lợi ích của Yoga đối với sức khỏe thể chất con người:...............................6
1.2.2. Lợi ích của Yoga đối với sức khỏe tinh thần con người:.............................7
1.2.3. Lợi ích của Yoga trong việc thay đổi thói quen tích cực và cải thiện
quan hệ xã hội:...........................................................................................8
1.3. Thực trạng sức khỏe sinh viên Y khoa và một số nghiên cứu về vai trò của Yoga
đối với sức khỏe trên sinh viên Y :.....................................................................9
1.4. Một số mô hình hành vi sức khỏe.....................................................................11
1.4.1. Mô hình niềm tin sức khỏe (Health Belief Model - HBM)........................11
1.4.2. Mô hình các giai đoạn của sự thay đổi hành vi sức khỏe..........................13
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................16
2.1. Địa điểm nghiên cứu.........................................................................................16
2.2. Thời gian nghiên cứu........................................................................................16
2.3. Các đối tượng nghiên cứu.................................................................................16
2.4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................16
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang....................................16
2.4.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu.........................................................................16
2.4.3. Phương pháp chọn mẫu.............................................................................16
2.4.4. Phát triển công cụ thu thập số liệu.............................................................17
2.4.5. Biến số và chỉ số nghiên cứu.....................................................................18
2.4.6. Xử lý và phân tích số liệu..........................................................................20
2.4.7. Sai số và cách khống chế sai số.................................................................20
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu:...............................................................................21
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................22
3.1. Đặc điểm chung nhóm đối tượng tham gia nghiên cứu:....................................22


3.2. Nhận thức về vai trò đối với sức khỏe của Yoga của sinh viên Y Hà Nội.........23
3.3. Các yếu tố thúc đẩy và cản trở thực hành Yoga của sinh viên Trường Đại học Y
Hà Nội..............................................................................................................31

3.4. Các yếu tố liên quan đến thực trạng thực hành Yoga của sinh viên Trường Đại
học Y Hà Nội....................................................................................................37
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN......................................................................................40
4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu........................................................40
4.2. Nhận thức về lợi ích đối với sức khỏe của Yoga của sinh viên Y Hà Nội:........40
4.3. Những yếu tố thúc đẩy và cản trở hành vi thực hành yoga và một số yếu tố liên
quan của sinh viên Đại học Y Hà Nội...............................................................41
4.3.1. Thực trạng hành vi thực hành Yoga của sinh viên Đại học Y Hà Nội........41
4.3.2. Những yếu tố thúc đẩy và cản trở hành vi thực hành yoga và một số yếu
tố liên quan của sinh viên Đại học Y Hà Nội.............................................42
4.4. Một số hạn chế của nghiên cứu:........................................................................45
KẾT LUẬN.............................................................................................................46
KIẾN NGHỊ............................................................................................................47

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 2.1:

Biến số/ Chỉ số chung........................................................................18

Bảng 2.2:

Biến số/Chỉ số cho mục tiêu 1............................................................19

Bảng 2.3:


Biến số/Chỉ số cho mục tiêu 2............................................................19

Bảng 3.1:

Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu...............................................22

Bảng 3.2:

Nhận thức về định nghĩa yoga của sinh viên Đại học Y Hà Nội........23

Bảng 3.3:

Nhận thức về phương pháp tập yoga của sinh viên Đại học Y Hà Nội ....24

Bảng 3.4:

Nhận thức về thời gian phù hợp để tập yoga của sinh viên Đại học Y Hà Nội .....24

Bảng 3.5:

Nhận thức về thời gian hiệu quả nhất cho mỗi lần tập yoga của sinh
viên Đại học Y Hà Nội.......................................................................25

Bảng 3.6:

Nhận thức về không gian phù hợp tập yoga của sinh viên Đại học Y Hà Nội . . .26

Bảng 3.7:

Nhận thức về lợi ích của Yoga đối với sức khỏe thể chất của sinh viên

Đại học Y Hà Nội...............................................................................27

Bảng 3.8:

Nhận thức về lợi ích của Yoga đối với sức khỏe tinh thần của sinh viên
Đại học Y Hà Nội...............................................................................28

Bảng 3.9:

Nhận thức về lợi ích của Yoga đối với các mối quan hệ xã hội của sinh
viên Đại học Y Hà Nội.......................................................................29

Bảng 3.10:

Nhận thức về Yoga của 240 sinh viên Đại học Y Hà Nội...................30

Bảng 3.11:

Những nhóm lý do dẫn đến việc không tập hoặc bỏ tập Yoga của 168
sinh viên không tập hoặc từ bỏ tập của trường Đại học Y Hà Nội....32

Bảng 3.12:

Những lý do dẫn đến việc không tập hoặc bỏ tập Yoga của 168 sinh
viên Đại học Y Hà Nội.......................................................................33

Bảng 3.13:

Những nhóm lý do dẫn đến việc nên tập Yoga của 72 sinh viên Đại
học Y Hà Nội.....................................................................................35


Bảng 3.14:

Lý do dẫn đến việc nên tập Yoga của 72 sinh viên Đại học Y Hà Nội.. .36

Bảng 3.15:

Các yếu tố liên quan đến thực trạng thực hành Yoga..........................37


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Thực trạng thực hành Yoga của sinh viên Y Hà Nội............................31


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bắt nguồn từ nền văn hóa cổ truyền 5000 năm từ phương Đông, Yoga cũng như
các môn tập thiền định khác như: khí công, thái cực quyền.. từ xa xưa đã được biết đến
như là một phương pháp luyện tập giúp con người đạt được trạng thái sức khỏe và nội
tâm cân bằng. Đến thời kì cận đại, Yoga được con người tìm hiểu và sử dụng như một
can thiệp trị liệu và thực hành bảo vệ sức khỏe rộng rãi trong cộng đồng.
Ngày nay, ở nhiều quốc gia trên thế giới, Yoga được xem như là phương
pháp trị liệu bổ sung và thay thế thuốc nhằm cải thiện sức khỏe và nâng cao chất
lượng cuộc sống. Trong năm 2002 và 2007, Trung tâm Thống kê Y tế Quốc gia
(NCHS) tại Hoa Kỳ đã tiến hành điều tra phỏng vấn sức khoẻ quốc gia (NHIS), bao
gồm bổ sung thuốc bổ sung và thay thế (CAM). Báo cáo của NHIS cho thấy Yoga là
một trong 10 loại “thuốc” được sử dụng phổ biến nhất và được thử nghiệm bởi hơn
13 triệu người trưởng thành ở Hoa Kỳ. Hơn nữa, dữ liệu của NHIS năm 2007 cho

thấy việc sử dụng yoga đã có một trong những sự gia tăng lớn nhất trong các liệu
pháp CAM từ năm 2002 (5,1 %) đến năm 2007 (6,1%)[1]. Nghiên cứu tương tự tại
Úc vào năm 2005 cho thấy sự tham gia vào yoga như là một liệu pháp điều trị bằng
CAM là 6,8% người trưởng thành và 12,0% trong số đó sử dụng yoga bao gồm thực
hành tại nhà và đến các lớp hướng dẫn [2]. Các công trình nghiên cứu ảnh hưởng
của Yoga trong việc cải thiện sức khỏe qua các thử nghiệm lâm sàng đem lại kết quả
hứa hẹn về thể chất và tinh thần cũng như tạo lối sống lành mạnh cho người tập.
Những lợi ích sức khỏe của yoga được kể đến như: giảm đau lưng mạn tính [3],
giảm mệt mỏi và rối loạn giấc ngủ [4], góp phần vào chế độ giảm cân và
cholesteron máu [5][6] tăng cường chức năng hô hấp, bỏ hút thuốc lá và rượu bia,
thay đổi chế độ ăn lành mạnh nhờ tập luyện Yoga [7][8].
Những năm trở lại đây, Yoga ngày càng được quan tâm và phổ biến không
chỉ ở các nước phương Đông mà còn lan cả trong người phương Tây như: Ấn Độ,
Mỹ, Úc, Canada và Việt Nam. Thống kê gần đây nhất của Yoga Journal cho thấy,
số học viên yoga người Mỹ đã tăng lên hơn 36 triệu vào năm 2016, tăng 76% so với


2

20,4 triệu trong năm 2012 [5]. Tại Úc, các nghiên cứu khảo sát sự tham gia vào các
hoạt động thể dục thể thao báo cáo mức độ tham gia tập luyện yoga tăng từ 1,7%
đến 2,9% dân số trưởng thành trong giai đoạn 2005-2006 [2]. Tại Việt Nam, mặc dù
chưa có số liệu thống kê quốc gia về thực hành yoga, tuy nhiên trong một khảo sát
“Nhu cầu tập luyện thể dục thể thao của người dân ở các thành phố lớn” năm 2012
của Vinaresearch cho thấy Yoga là một trong bốn loại hình tập luyện thể thao phổ
biến nhất (chiếm 26,2%) tại các cơ sở và phòng tập [6].
Ngành Y là một ngành nghề đặc thù với nhiều áp lực trong thực hành chuyên
môn và áp lực từ dư luận xã hội. Và sinh viên Y khoa ngay từ khi còn ngồi trên ghế
nhà trường cũng đang phải đối mặt với tình trạng sức khỏe của bản thân dưới áp lực
học tập với sự cảnh báo về: tình trạng căng thẳng, lo âu và trầm cảm, kiệt sức và ý

định hành vi tự sát [7] [8]. Câu hỏi được đặt ra là phương pháp nào có thể giúp cải
thiện chất lượng cuộc sống và sức khỏe tinh thần của sinh viên y khoa. Thực hành
Yoga được cho là có tác dụng đáng kể trong việc giúp sinh viên thư giãn và giảm
mức độ căng thẳng, giúp kiểm soát cảm xúc tốt hơn và giúp các bạn sinh viên cảm
thấy tự tin và cân bằng hơn [9]. Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam chưa có nghiên
cứu khoa học nào tìm hiểu nhận thức về Yoga và lợi ích sức khỏe của Yoga trên đối
tượng học sinh sinh viên cũng như những yếu tố thúc đẩy hay cản trở họ thực hành
Yoga trong chăm sóc sức khoẻ. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với hai
mục tiêu sau:
1.

Mô tả nhận thức về vai trò của yoga đối với sức khỏe của sinh viên Đại
học Y Hà Nội.

2.

Mô tả những yếu tố thúc đẩy và cản trở hành vi thực hành yoga và một
số yếu tố liên quan của sinh viên Đại học Y Hà Nội.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Yoga và lịch sử phát triển của Yoga
1.1.1. Khái niệm
Có nhiều khái niệm về yoga được các tác giả đưa ra trên các trang ấn phẩm
khác nhau. Theo tác giả Ishwar V. Basavaraddi “Yoga thực chất là một môn rèn
luyện tinh thần mang tính khoa học vô cùng tinh tế, tập trung vào việc mang lại sự

hài hòa giữa tâm trí và cơ thể. Từ “Yoga” có nguồn gốc từ tiếng Phạn 'Yuj', có
nghĩa là 'tham gia' hoặc 'hợp nhất'. Theo thánh thư Yogic, thực hành Yoga tạo nên
sự kết hợp giữa ý thức cá nhân với ý thức chung, cho thấy sự hòa hợp hoàn hảo
giữa tâm trí và thân thể, giữa con người và thiên nhiên. Sống với tự do trong tất cả
các lĩnh vực của cuộc sống, sức khoẻ và sự hài hòa là những mục tiêu chính của
thực hành Yoga” [10]
Theo kết quả của một nhóm nghiên cứu khác của Trung tâm quốc gia về sức
khỏe bổ sung và tích hợp Hoa Kỳ, các tác giả đã đưa ra nhận định về khái niệm
Yoga: là “sự kết hợp của các tư thế thể dục, tập thở, thiền, và những triết lý tinh
thần khác biệt”. Nhóm này cũng kể đến rất nhiều kiểu yoga khác nhau. Trong đó,
Hatha yoga thường được thực hành phổ biến ở Hoa Kỳ và Châu Âu, nhấn mạnh các
tư thế asanas, bài tập thở và thiền định. Các kiểu yoga Hatha bao gồm Ananda,
Anusara, Ashtanga, Bikram, Iyengar, Kripalu, Kundalini, Viniyoga.[11]
1.1.2. Lịch sử phát triển của Yoga
Về quá trình phát triển Yoga, chuyên gia Yoga - Dr. Ishwar V. Basavaraddi
cho rằng: Lịch sử Yoga đã bắt đầu cùng lúc với nền văn minh của nhân loại. Khoa
học về yoga có nguồn gốc từ hàng ngàn năm trước, rất lâu trước khi các tôn giáo
đầu tiên hay hệ thống niềm tin ra đời. Trong truyền thuyết yoga, Shiva được xem là
yogi hoặc Adiyogi, và Guru hoặc Adi Guru đầu tiên. Các nhân vật này đã mang


4

khoa học yogic tới các khu vực khác nhau trên thế giới, bao gồm Châu Á, Đông
Phi, Nam Phi, Bắc Phi và Nam Mỹ ...vv. Tuy nhiên, hệ thống yoga đã được phát
hiện một cách đầy đủ nhất tại Ấn Độ.
Một số dấu tích và hóa thạch của nền văn minh thung lũng Indus Saraswati
với động cơ Yogic và các con số Yoga Sadhana tìm được đã cho thấy sự xuất diện
của Yoga ở Ấn Độ cổ đại. Khoảng thời gian từ năm 500 TCN đến 800 TCN được
coi là giai đoạn cổ điển, đây là giai đoạn thịnh vượng và nổi bật nhất trong lịch sử

phát triển của Yoga. Khoảng thời gian từ năm 1700 đến 1900 được coi là thời kỳ
hiện đại mà trong đó Yogacharyas-Ramana Maharshi, Ramakrishna Paramhansa,
Paramhansa Yogananda, Vivekananda vv.. đã đóng góp cho sự phát triển của Raja
Yoga. Đây cũng là thời kỳ Vedanta, Bhakti yoga, Nathayoga hay Hatha-yoga phát
triển. [10]. Đến thời kì cận đại, Yoga bắt đầu phổ biến ở phương Tây vào cuối thế
kỷ 19 với sự bùng nổ số lượng người quan tâm đến các tư thế yoga vào những năm
1920 và 1930, yoga xuất hiện đầu tiên ở Ấn Độ và sau đó lan sang các nước phương
Tây. Trong những năm 1980, yoga đã trở nên phổ biến như là một hệ thống thể dục
thể thao trên khắp khu vực châu Âu. Theo Wikipedia, ngày 1 tháng 12 năm 2016,
Yoga được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể.
Cùng với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật và nâng cao dân trí, Yoga được
xem như là phương pháp trị liệu bổ sung và thay thế thuốc nhằm cải thiện sức khỏe
và nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong năm 2002 và 2007, Trung tâm Thống kê Y
tế Quốc gia (NCHS) tại Mỹ đã tiến hành điều tra phỏng vấn sức khoẻ quốc gia
(NHIS), bao gồm các loại thuốc bổ sung và thay thế (CAM). Báo cáo của NHIS cho
thấy Yoga là một trong 10 loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất được thử nghiệm
bởi hơn 13 triệu người trưởng thành ở Hoa Kỳ. Dữ liệu của NHIS năm 2007 cho
thấy việc sử dụng yoga đã có một trong những sự gia tăng lớn nhất trong các liệu
pháp CAM từ năm 2002 (5,1 %) đến năm 2007 (6,1%) [1]. Nghiên cứu tương tự tại
Úc vào năm 2005 cho thấy sự tham gia vào yoga như là một liệu pháp điều trị bằng
CAM là 6,8% người trưởng thành tham gia thực hành (ví dụ tham gia lớp yoga) và
12,0% trong số đó thực hành yoga tại nhà và đến các lớp hướng dẫn [2].


5

Trong 10 năm trở lại đây, yoga ngày càng được quan tâm và phổ biến không
chỉ ở các nước phương Đông mà còn lan cả trong người phương Tây như: Ấn Độ,
Mỹ, Úc, Châu Âu và Việt Nam. Thống kê gần đây nhất của tạp chí Yoga Journal
cho thấy, số học viên yoga người Mỹ đã tăng lên hơn 36 triệu vào năm 2016, tăng

76% so với 20,4 triệu trong năm 2012 [5]. Tại Úc, các nghiên cứu khảo sát sự tham
gia các hoạt động thể dục thể thao báo cáo mức độ tham gia tập luyện yoga tăng từ
1,7% đến 2,9% dân số trưởng thành trong giai đoạn 2005-2006[12]. Tại Việt Nam,
mặc dù chưa có số liệu thống kê quốc gia về thực hành yoga, tuy nhiên trong một
khảo sát “Nhu cầu tập luyện thể dục thể thao của người dân ở các thành phố lớn”
năm 2012 của Vinaresearch cho thấy yoga là một trong bốn loại hình tập luyện thể
thao phổ biến nhất (chiếm 26,2%) tại các cơ sở và phòng tập [6]
1.1.3. Một số quan niệm sai lầm về Yoga và phương pháp tập luyện Yoga
Trong thực tế, có rất nhiều người chưa hiểu hết và hiểu đúng về yoga và
phương pháp tập luyện yoga. Sai lầm phổ biến thứ nhất là yoga chỉ giới hạn trong
vấn đề rèn luyện thể chất, tập trung vào các tư thế. Nhưng thực chất quá trình luyện
tập lại tập trung vào cảm nhận cơ thể, hơi thở và tâm trí [10].
Sai lầm phổ biến thứ hai đó là yoga gắn liền với một dạng tín ngưỡng hay tôn
giáo. Nhưng thực tế, yoga không tuân theo bất cứ tôn giáo, hệ thống tín ngưỡng hay
cộng đồng nào. Bất cứ ai thực hành yoga đúng cách đều có thể thu được những lợi
ích của nó, bất kể đức tin, sắc tộc hay văn hoá của mình. Có nhiều trường phái Yoga
truyền thống khác nhau như: Jnana-yoga, Bhakti-yoga, Karma-yoga, Dhyana-yoga,
Patanjala-yoga, Kundalini-yoga, Hatha-yoga, Mantra-yoga, Laya-yoga, Raja-yoga,
Jain-yoga, Bouddha-yoga vv.. Mỗi trường phái có các nguyên tắc và thực hành
riêng của mình để đạt tới mục tiêu của yoga [10].
1.2. Một số nghiên cứu khoa học về vai trò của Yoga đối với sức khỏe và các
yếu tố liên quan:
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, khái niệm “sức khỏe” là “trạng thái thoải mái
toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội và không phải chỉ bao gồm có tình trạng
không có bệnh hay thương tật”. Việc thực hành yoga cũng được xem như có thể đáp


6

ứng được ba khía cạnh của việc đảm bảo sức khỏe con người bao gồm: sức khỏe thể

chất, sức khỏe tinh thần và cải thiện các mối quan hệ xã hội. Ngày nay, thực hành
yoga càng được các nhà khoa học quan tâm như là một hành vi có lợi cho sức khỏe
để khuyến khích sử dụng rộng rãi trong cộng đồng.
1.2.1. Lợi ích của Yoga đối với sức khỏe thể chất con người:
Yoga giúp con người cải thiện sức khỏe thể chất đã được nhiều nghiên cứu
khoa học chứng minh. Một khảo sát quốc gia được tiến hành trên 1045 người tập
yoga tại 15 cơ sở thực hành Yoga tại Mỹ của tác giả Alyson Ross và cộng sự cho
thấy hơn 60% có báo cáo đang có ít nhất một vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe hoặc
mắc các bệnh mãn tính nhưng phần lớn báo cáo cho rằng tình trạng sức khỏe chung
của họ rất tốt (46,3%) hoặc tuyệt vời (38,8%). Bên cạnh đó, tỉ lệ người tập yoga
đồng ý rằng yoga đã cải thiện cân nặng chiếm 57,3% và năng lượng tích cực chiếm
84,5% [13].
Một nghiên cứu khác của tác giả Shirley Telles được tiến hành trên một
nhóm người bị thừa cân béo phì. Các chỉ số cơ thể được đánh giá trước và sau khi
tham gia chương trình tập luyện yoga và thay đổi chế độ ăn kiêng trong vòng 6
ngày. Kết quả cho thấy chỉ số khối cơ thể (BMI) giảm, chu vi vòng eo và hông
giảm, sự ổn định tư thế và sức mạnh của tay nắm tốt hơn, đồng thời nồng độ leptin
huyết thanh và tổng lượng cholesteron trong máu giảm [14]. Nghiên cứu tương tự
của tác giả Neumark-Sztainer D năm 2017 cũng chỉ ra lợi ích của yoga trong việc
kiểm soát cân nặng một cách lành mạnh trên đối tượng người trẻ tuổi qua việc đánh
giá sự thay đổi chỉ số BMI qua 5 năm theo dõi [15].
Bên cạnh đó, yoga cũng được khuyến cáo như một phương pháp trị liệu bổ
sung dành cho các căn bệnh mạn tính. Theo P.Tekur và cộng sự, một chương trình
yoga chuyên sâu trong vòng 7 ngày có tác dụng giảm đau và cải thiện tầm vận động
cột sống trên các bệnh nhân đau lưng mạn tính, nghiên cứu so sánh với nhóm bệnh
nhân thực hiện các phương pháp tập luyện thể dục thông thường cho thấy tập luyện
yoga cũng cho hiệu quả trị liệu tốt hơn [3]. Một nghiên cứu khác của tác giả
V.Venugopal và cộng sự cho rằng yoga là một công cụ hiệu quả trong việc kiểm



7

soát bệnh đái tháo đường typ 2 và tiền đái tháo đường. Kết quả nghiên cứu trên 896
bệnh nhân cho thấy chỉ số FPG (nồng độ glucose trong máu khi đói) giảm một cách
đáng kể chỉ trong 10 ngày thực hiện chương trình yoga ngắn hạn [16].
Trên hệ miễn dịch, một nghiên cứu tổng quan hệ thống do R. I. Falkenberg
và cộng sự công bố vào đầu năm 2018 đã kết luận với những bằng chứng cận lâm
sàng cho thấy tập luyện yoga có tác dụng giảm thiểu sự hoạt hóa các cytokines gây
viêm, do đó có khả năng điều trị bổ sung và phòng ngừa các bệnh liên quan đến
viêm [17].
1.2.2. Lợi ích của Yoga đối với sức khỏe tinh thần con người:
Một nghiên cứu tổng quan hệ thống do hai nhà nghiên cứu M. S. Reddy và
M. Starlin Vijay tiến hành năm 2016 đã kết luận rằng liệu pháp tập luyện yoga có
khả năng điều trị các bệnh tâm lý như: trầm cảm và lo âu, rối loạn ăn uống, tâm thần
phân liệt và cải thiệy được các nhà nghiên cứu đánh giá chính là khả năng cân bằng
cảm xúc, giảm thiểu sự căng thẳng, lo âu và trầm cảm trên các lứa tuổi khác nhau
bao gồm: trẻ em và thanh thiếu niên [18], người trưởng thành [19] và người cao tuổi
[20]. Sự căng thẳng, lo âu và trầm cảm cũng góp một phần ảnh hưởng không nhỏ
đến nhiều bệnh mạn tính và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh ngay cả
khi điều trị thuốc. Các nỗ lực đang được tiến hành để tìm ra các liệu pháp không
dùng thuốc làm giảm căng thẳng và lo lắng cho người bệnh, và yoga là một lựa chọn
mà kết quả được cho là đầy hứa hẹn, đặc biệt là ở các nhóm đối tượng có nguy cơ trầm
cảm cao như: phụ nữ đang mang thai [21] và bệnh nhân ung thư [22].
Một nghiên cứu của Elizabeth Visceglia và Stephen Lewis chỉ ra rằng liệu
pháp Yoga được coi như là một phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh tâm thần phân liệt.
Những người tham gia chương trình yoga điều trị kéo dài 8 tuần có sự cải thiện đáng
kể về bệnh tâm thần và chất lượng cuộc sống so với nhóm không tập. Các triệu chứng
dương tính và âm tính của tâm thần phân liệt, bao gồm điểm số của PANSS trên các
hội chứng dương tính (t = - 2,64, p = 0,02), hội chứng âm tính (t = - 3,04, p <0,01) (t =
- 3,74, p <0,00), bệnh hoang tưởng (t = - 2,89, p <0,01) và trầm cảm (t = - 2,62, p

<0,02). Tổng số điểm của PANSS cũng giảm đối với nhóm thử nghiệm yoga (t = -


8

4,54, p <0,00). Yoga đã cải thiện được chất lượng cuộc sống ở thể chất (t = 2.38, p
<0.04) và các lĩnh vực tâm lý (t = 2.88, p <0.01) trên bệnh nhân tâm thần phân liệt [23].
Yoga cũng đóng góp những cải thiện tích cực trong đời sống tinh thần của
con người. Cũng theo tác giả Alyson Ross, PhD, 86,5% số người tham gia nghiên
cứu đồng ý rằng tập yoga khiến họ cảm thấy hạnh phúc hơn [13]. Bên cạnh đó, một
khảo sát toàn diện về yoga và học viên yoga tại Mỹ năm 2016 của tạp chí Yoga
Journal và Yoga Alliance đã báo cáo rằng: Các học viên yoga có một cái nhìn tích
cực về khả năng của họ hơn so với người không tập. 80% học viên tự báo cáo rằng
họ có sự cân bằng cảm xúc tốt hơn so với 64% không phải là học viên. Các học viên
đều cảm thấy mình có trí tuệ minh mẫn hơn, 86% học viên báo cáo có ý thức rõ
ràng về sự rõ ràng về tinh thần so với 77% người không tập yoga [5].
Một nghiên cứu của Sethi.JK và cộng sự tiến hành trên 60 nữ sinh có hoàn
cảnh khó khăn trong độ tuổi 15. Sau 5 ngày tham gia một chương trình yoga tích
hợp (IYM), các chỉ số đánh giá cho thấy tác dụng cải thiện rõ rệt vào sự tập trung và
sự tự tin vào bản thân của những học sinh này. Yoga có thể giúp họ nâng cao sức
khỏe tinh thần và hứa hẹn những cải thiện trong thành tích học tập [24]. Lợi ích của
yoga trong việc đề cao sự tập trung và chú ý của sinh viên cũng được chỉ ra trong 1
nghiên cứu của tác giả Sheela và cộng sự trên 66 sinh viên đại học trong độ tuổi từ
18 – 37 với sự tham gia của một chương trình Yoga tích hợp (IYM) trong vòng 21
ngày [25].
1.2.3. Lợi ích của Yoga trong việc thay đổi thói quen tích cực và cải thiện quan
hệ xã hội:
Những nghiên cứu gần đây nhất đã phát hiện và chứng minh tác dụng của
yoga trong việc vận động những thói quen tích cực và thúc đẩy các mối quan hệ xã
hội. Khảo sát của tạp chí Yoga Journal và Yoga Alliance cho thấy yoga có mối

tương quan chặt chẽ với việc tạo dựng hình ảnh tích cực cho bản thân người tập.
Các học viên rất quan tâm đến sức khoẻ, môi trường và cộng đồng. Một nửa số học
viên nói rằng họ sống “xanh”, ăn uống khoa học và dành nhiều thời gian cho cộng
đồng của họ. 79% các học viên yoga báo cáo rằng họ hòa nhập trở lại với cộng đồng
tốt hơn so với 59% những người không tập yoga [5]. Một cuộc điều tra quốc gia về
thực hành yoga tại Úc năm 2012 được tiến hành với hơn 3892 người tập yoga tham
gia khảo sát. Kết quả cho thấy Yoga có tác động đáng kể trong việc thay đổi những


9

thói quen tích cực có lợi cho sức khỏe. Đa số người tập yoga có xu hướng tham gia
thêm các hoạt động thể chất khác. Trong số năm hoạt động thể dục hàng đầu ở Úc,
những người tập yoga được khảo sát có khả năng đi bộ (92%), bơi lội, đi xe đạp và
chạy bộ gấp ba lần so với dân số khác nói chung. Về lựa chọn chế độ ăn uống và lối
sống tích cực, những người tập yoga đã lựa chọn ăn chay (22,6%), không hút thuốc
lá (83,5%) và ăn các thực phẩm hữu cơ (50%) trong số những lựa chọn lối sống
lành mạnh khác. Một số báo cáo rằng thực hành yoga đã ảnh hưởng đến sự lựa chọn
của họ. Cụ thể, gần một phần ba người trả lời về ăn chay cho biết rằng quyết định
ăn chay của họ đã bị ảnh hưởng bởi thực hành yoga. Trong số 83,5% tỉ lệ người tập
yoga không hút thuốc, cứ 9 người không hút thuốc thì có 1 người nói rằng yoga đã
ảnh hưởng đến quyết định của họ. Tương tự, trong khoảng 24% người tham gia
khảo sát không uống rượu có đến 20% nói rằng quyết định không uống rượu của họ
là nhờ tập luyện yoga [12].
Theo một số tác giả, yoga đang ngày càng đóng một vai trò như một can
thiệp có lợi cho sự thúc đẩy lối sống lành mạnh hơn trong giới trẻ. Một báo cáo
khoa học của tác giả Georgine R. Berent và cộng sự được thực hiện ở hai trường đại
học tại Central Illinois, Hoa Kỳ – nơi có tình trạng sử dụng và lạm dụng chất gây
nghiện phổ biến. Các khóa học yoga được giới thiệu và đưa vào chương trình giảng
dạy chính quy cho sinh viên. Các phản hồi tích cực từ nhóm sinh viên tham gia thử

nghiệm cho thấy hiệu quả tích cực của yoga trong việc kiểm soát hành vi sử dụng
và lạm dụng chất gây nghiện cũng giúp những sinh viên này tự tin hơn trong việc
đối mặt với khủng hoảng tâm lý và tận hưởng cuộc sống tốt hơn [26].
1.3. Thực trạng sức khỏe sinh viên Y khoa và một số nghiên cứu về vai trò của
Yoga đối với sức khỏe trên sinh viên Y :
Ngành Y là một ngành nghề đặc thù với nhiều áp lực trong thực hành chuyên
môn và áp lực từ dư luận xã hội. Vì vậy, ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường,
các sinh viên y khoa đã phải tự thích nghi với những áp lực từ học tập và kì vọng
của gia đình xã hội đối với nghề nghiệp của bản thân. Mặc dù là người hiểu rõ về
bệnh tật nhưng chính sinh viên y khoa cũng đang phải đối diện với các vấn đề sức
khỏe của bản thân mình.


10

Một nghiên cứu tổng quan hệ thống về sức khỏe toàn diện của sinh viên Y
năm 2008 tại Mỹ đã cảnh báo: tình trạng sức khỏe của sinh viên Y có thể bị ảnh
hưởng bởi sự căng thẳng, trầm cảm, kiệt sức, lạm dụng các chất kích thích và ý định
hành vi tự sát. Các vấn đề sức khỏe tâm thần này của sinh viên Y biểu hiện trong
suốt quá trình học tập đại học và kể cả sau đại học của họ [27]. Một nghiên cứu
khác nhằm kiểm tra mối liên quan giữa trầm cảm và các triệu chứng thể chất của
các sinh viên y khoa ở Bahrain năm 2017 cho thấy: gần 19% những người tham gia
có trầm cảm vừa đến nặng, và 42,2% có triệu chứng thể chất vừa đến nặng. Những
người tham gia báo cáo các triệu chứng thể chất khác nhau với các vấn đề về giấc
ngủ chiếm 40%; thờ ơ chiếm 31,9%; và đau đầu chiếm 23,8%. Sự liên quan giữa
trầm cảm và các triệu chứng thể chất là cao đáng kể giữa các sinh viên y khoa ở
Bahrain [28].
Tại Việt Nam, các nghiên cứu về sức khỏe toàn diện trên đối tượng sinh viên
Y đặc biệt là sức khỏe tâm thần ngày càng được quan tâm và tiến hành. Năm 2013
có 19% sinh viên Đại học Y dược Cần Thơ có nguy cơ trầm cảm, 7% sinh viên trầm

cảm nhẹ và 19% sinh viên trầm cảm thực sự theo thang đo CES-D. Nghiên cứu này
đã chỉ ra hơn một phần tư số sinh viên trầm cảm, tỷ lệ trầm cảm phân bố không đều
theo ngành và thời gian học. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ trầm cảm bao gồm:
các ngành học y khoa, áp lực học tập cao, hoàn cảnh gia đình nghèo, mồ côi cha mẹ
và làm thêm ngoài giờ [7]. Nghiên cứu tương tự tại Trường đại học Y Hải Phòng
cũng cho kết quả hết sức báo động. Tác giả Nguyễn Thị Minh Ngọc và cộng sự báo
cáo rằng: tỷ lệ chung sinh viên chuyên khoa hệ 6 năm có dấu hiệu trầm cảm là 46%.
Tỷ lệ sinh viên có dấu hiệu trầm cảm thuộc chuyên ngành Y học dự phòng là
41,7%, sinh viên Răng Hàm Mặt là 51,3%. Tỷ lệ có dấu hiệu trầm cảm ở sinh viên
năm thứ 1 và năm thứ 4 cao nhất (52%) [29]. Còn tại Trường đại học Y Hà Nội,
nghiên cứu của Vũ Khắc Lương và Phạm Thị Huyền Trang năm 2013 cho thấy: tỉ lệ
stress ở SV ĐHYHN là 63,6% cao hơn SV ở các trường không phải là Y. Tỉ lệ này ở
nhóm SV nữ là 66,5% cao hơn nhóm nam (59,6%) nhưng không có ý nghĩa thống
kê. Theo ngành học, SV ngành kỹ thuật y học có tỉ lệ này cao nhất (79%). Theo
năm học, SV năm thứ III (Y3) có tỷ lệ stress cao nhất (72,6%)[8].


11

Tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần không ổn định được đánh giá là có
mối liên quan có ý nghĩa thống kê với giới tính, ngành học, nơi sống, mối quan hệ
với bạn bè, gia đình và áp lực học tập. Câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để cải
thiện chất lượng cuộc sống cho sinh viên và giúp họ sẵn sàng đối mặt với những áp
lực đó đang được nhiều nhà nghiên cứu nỗ lực tìm kiếm. Thực hành yoga được cho
là có tác dụng tích cực cho vấn đề này. Bằng chứng từ một nghiên cứu thử nghiệm
tại trường đại học McGill University, Canada cho thấy sự cải thiện nhanh chóng và
lâu dài về sức khỏe tổng quát, nhận thức sự căng thẳng và các triệu chứng trầm cảm
trong số các sinh viên y khoa sau lớp học yoga 16 tuần với sự đánh giá trước, trong
và sau khóa học. Các học sinh báo cáo sau can thiệp yoga rằng: “Chương trình yoga
thực sự thư giãn mức độ căng thẳng của tôi” Tôi cảm thấy kiểm soát nhiều hơn và

tôi có nhiều điều thiết thực hơn để đối phó với sự lo lắng và mệt mỏi “; “Tôi cảm
thấy thoải mái hơn, tự tin và cân bằng hơn” [9]. Về nhận thức của sinh viên Y đối
với yoga và những lợi ích sức khỏe của yoga, kết quả nghiên cứu của tác giả
Hedgen SV và cộng sự đăng tải đầu năm 2018 cho thấy 70,5% sinh viên y khoa
nhận thấy lợi ích sức khoẻ của yoga. Gần ba phần tư các đối tượng nghiên cứu đã
từng thực hành yoga; một số lượng sinh viên lớn hơn mong đợi sẽ thực hành yoga
trong tương lai. Khoảng 95,5% số sinh viên nghiên cứu tiền lâm sàng đã từng thực
hành yoga và hiện đã ngưng việc thực hành. Nhận thấy những rào cản đối với việc
thực hành yoga là thiếu thời gian, thiếu điều kiện vật chất, thiếu người đồng hành và
thiếu sự quan tâm đúng mức [30].
1.4. Một số mô hình hành vi sức khỏe
1.4.1. Mô hình niềm tin sức khỏe (Health Belief Model - HBM)
1.4.1.1. Xuất xứ của mô hình:
Theo hai tác giả Elvis E. Tarkang và Francis B. Zoto tổng hợp qua một công
trình nghiên cứu: HBM là một trong những mô hình đầu tiên về hành vi thúc đẩy
sức khỏe và đến nay đây vẫn là một trong những khung khái niệm được công nhận
rộng rãi nhất về hành vi sức khỏe. HBM giải thích và dự kiến các hành vi sức khỏe


12

từ quan điểm của các nhà tâm lý xã hội, sử dụng lý thuyết về giá trị kì vọng (đối với
những lợi ích của việc thay đổi hành vi) và tự quyết định (có hành động hay không).
HBM được phát triển lần đầu tiên vào đầu những năm 1950 ở Mỹ (Mỹ) bởi các nhà
tâm lý học Godfrey Hochbaum, Irwin Rosenstock và Stephen Regels làm việc trong
dịch vụ y tế công cộng của Hoa Kỳ. Mô hình này được phát triển để đáp ứng với sự
thất bại của một chương trình sàng lọc chống lao miễn phí. Khi có ít người trưởng
thành sử dụng dịch vụ miễn phí, các nhà tổ chức chương trình bắt đầu điều tra lý do
tại sao nhiều người không làm như vậy. Tuy nhiên, Hochbaum đã bắt đầu nghiên cứu
những gì thúc đẩy họ ít sử dụng dịch vụ sàng lọc sức khỏe miễn phí đó. Ông nhanh

chóng biết được rằng nguy cơ mắc bệnh của họ và lợi ích nhận thức của hành động là
những yếu tố quan trọng thúc đẩy động lực hành vi của họ. Từ đó, HBM được biết
đến và vận dụng vào các nghiên cứu để khám phá sự khác nhau trong hành vi sức
khỏe ngắn hạn và dài hạn, thường gặp nhất là các hành vi tình dục có nguy cơ lây
truyền HIV/AIDS [31].
1.4.1.2. Những nội dung chính của mô hình
Mô hình niềm tin sức khỏe (HBM) xác định 6 yếu tố của sự đánh giá này:
 Nhận thức được mối đe doạ:
- Nhận thức được sự nhạy cảm của vấn đề sức khỏe (Perceived
Susceptibility)
- Sự trầm trọng trong nhận thức về vấn đề sức khỏe đe dọa.( Perceived severity)
 Nhận thức được lợi ích: niềm tin về các chiến lược được thiết kế làm giảm
nguy cơ ( Perceived Benefits).
 Nhận biết các rào cản: một số hành vi tác động đến thể lực, tâm lý, tài
chính ( Perceived Barriers).
 Các tín hiệu cho hành động: triệu chứng bệnh, thông tin từ các phương
tiện thông tin ( Cues to action).
 Yếu tố khác (tâm lý, địa lý, cấu trúc xã hội) có ảnh hưởng đến nhận thức
tác động đến hành vi ( Other Factor).


13

 Tin vào khả năng của cá nhân: niềm tin vào sự thành công khi thực hiện

hành vi là tiền đề cho thành công (Self-efficacy) [32]
1.4.1.3. Vận dụng mô hình niềm tin sức khỏe trong nghiên cứu hành vi sức khỏe
Nghiên cứu mô hình HBM được sử dụng để khám phá những khía cạnh khác
nhau của hành vi sức khỏe trong các cộng dồng dân cư khác nhau. Ví dụ, các nhà
nghiên cứu đã áp dụng mô hình HBM để nghiên cứu và cố gắng giải thích cũng như

dự kiến sự tham gia của cá nhân trong chương trình nghiên cứu giai đoạn ủ bệnh
của bệnh cúm, sàng lọc bệnh cao huyết áp, hút thuốc lá, sử dụng dây bảo hiểm an
toàn, tập thể dục, dinh dưỡng và tự thăm khám vú phát hiện ung thư sớm [32]
Với các nghiên cứu về HIV/AIDS, HBM là một lý thuyết thích hợp được sử
dụng trong nghiên cứu phòng chống HIV/AIDS và nghiên cứu sức khỏe cộng đồng.
Trong nghiên cứu của tác giả Elvis E. Tarkang và cộng sự đã sử dụng HBM làm
khuôn khổ cho nghiên cứu để khám phá các yếu tố liên quan đến việc sử dụng bao
cao su phù hợp để phòng ngừa HIV/AIDS trong số những học sinh nữ cấp 2 phân
vùng Mbonge ở nông thôn Cameroon. Sáu cấu trúc của HBM (nhận thức tính nhạy
cảm với HIV/AIDS, được nhận thức mức độ nghiêm trọng của HIV/AIDS, lợi ích
nhận thức của việc sử dụng bao cao su, các rào cản nhận thức khi sử dụng bao cao
su, tín hiệu để sử dụng bao cao su và sử dụng bao cao su tự hiệu quả) và các yếu tố
sửa đổi đã được xác định và áp dụng làm khung lý thuyết cho nghiên cứu[31]
1.4.2. Mô hình các giai đoạn của sự thay đổi hành vi sức khỏe
1.4.2.1. Xuất xứ và ý nghĩa của mô hình
Năm 1992, các nhà tâm lý đã phát triển lý thuyết về “Các giai đoạn thay đổi”
để so sánh những người hút thuốc được điều trị và những người tự thay đổi với các
hành vi thay đổi tiếp diễn qua các giai đoạn khác nhau. Theo tác giả Elaine M.
Murphy tổng hợp: Mô hình " các giai đoạn của quá trình thay đổi " phát sinh từ việc
cai thuốc lá và điều trị nghiện rượu và thuốc phiện ở Hoa Kỳ, nhưng mô hình này đã
được áp dụng cho nhiều hành vi sức khoẻ khác. Giả thuyết cơ bản là thay đổi hành vi
là một quá trình chứ không phải là một sự kiện. Người ta thấy các mức độ động cơ,
sự sẵn sàng thay đổi khác nhau ở các cá thể khác nhau. Con người tại các điểm khác
nhau của quá trình thay đổi có thể được tác động bởi các can thiệp khác nhau, phù
hợp với giai đoạn của họ. Năm giai đoạn khác nhau được xác định trong mô hình các


14

giai đoạn của thay đổi: tiền suy nghĩ; suy nghĩ; quyết định (chuẩn bị cho hành động);

hành động và duy trì. Mặc dù các giai đoạn này được liệt kê, nhưng không nhất thiết
phải trải qua theo thứ tự này. Đây là một mô hình vòng tròn, không phải đường thẳng.
Con người không phải trải qua tất cả các giai đoạn đó, họ có thể bắt đầu và thoát ra
tại bất kỳ thời điểm nào, và thường quay trở lại vào giai đoạn trước đó [33]
1.4.2.2. Cấu trúc của mô hình các giai đoạn của sự thay đổi hành vi
Theo các tác giả Prochaska, Diclemente và Norcross năm 1992, các giai đoạn
và quá trình diễn ra được trình bày như sau [32]:
 Giai đoạn tiền suy nghĩ: Cá nhân có vấn đề (có thể họ nhận ra hoặc không
nhận ra) và chưa có ý định thay đổi.
 Giai đoạn suy nghĩ: Các cá nhân nhận ra vấn đề và suy nghĩ nghiem túc về
các thay đổi.
 Giai đoạn chuẩn bị cho hành động: Cá nhân nhận ra vấn đề và có ý định
thay đổi hành vi trong thời gian tới.
 Giai đoạn hành động: Cá nhân hành động thay đổi hành vi nhất quán trong
khoảng thời gian ít nhất 6 tháng.
 Giai đoạn duy trì: Cá nhân duy trì hành vi mới trong thời gian 6 tháng hoặc
lâu dài hơn nữa.
1.4.3. Vận dụng hai mô hình hành vi sức khỏe vào nghiên cứu này:
Mặc dù yoga đã xuất hiện tại Việt Nam từ khá lâu, tuy nhiên việc áp dụng thực
hành yoga trong chăm sóc sức khỏe trong cộng đồng học sinh, sinh viên vẫn còn rất
mới mẻ. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với khung lý thuyết dựa trên mô
hình niềm tin sức khỏe nhằm tìm hiểu các khía cạnh khác nhau của hành vi thực hành
yoga (bao gồm: nhận thức lợi ích sức khỏe của yoga, các yếu tố thúc đẩy cản trở thực
hành yoga) và mô hình các giai đoạn của sự thay đổi hành vi sức khỏe nhằm khảo sát
thực trạng tìm hiểu và thực hành yoga trong đối tượng sinh viên y khoa.

1.5. Một số đặc điểm về trường Đại học Y Hà Nội (địa điểm nghiên cứu)
Trường Đại học Y Hà Nội luôn được biết đến là một trong những ngôi trường
đào tạo y khoa hàng đầu trong cả nước và khu vực. Trường được thành lập năm
1902, là một trường đại học lớn và có bề dày lịch sử lâu đời trong các trường Đại

học hiện có ở Việt Nam. Trong hơn một thế kỷ hình thành và phát triển vừa qua.


15

Nhà trường đã đóng góp một vai trò quan trọng trong việc đào tạo nhân lực cho
ngành y tế, có nhiều thành tích đáng kể trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, phục vụ
xã hội và phát triển đất nước, cả trong thời bình cũng như trong các cuộc kháng
chiến của dân tộc. Trường Đại học Y Hà Nội luôn là một trong những trường đại
học y tế hàng đầu của nền giáo dục Việt Nam với nhiều công trình khoa học được
công bố và các giải thưởng cao quý được trao tặng. Đến nay Nhà trường đã đào tạo
trên 17.000 bác sĩ chính qui, khoảng 10 ngàn học viên sau đại học. Đây cũng chính
là nguồn nhân lực quan trọng đóng góp cho ngành Y tế của nước nhà.
Hằng năm, nhà trường tuyển sinh hơn 1000 sinh viên các ngành đào tạo, tuy
nhiên tỉ lệ sinh viên hệ Bác sĩ vẫn luôn chiếm một lượng lớn với chương trình đào
tạo đại học 6 năm. Ngành Y vốn dĩ luôn là một ngành nghề đặc thù với khối lượng
công việc và áp lực nghề nghiệp tương đối lớn. Những năm gần đây, sinh viên Y
ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường đã và đang được Nhà trường quan tâm,
tạo điều kiện để hoàn thiện và phát triển tốt cả về chất lượng học tập cũng như tình
trạng sức khỏe toàn diện cho các bạn sinh viên.

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại Trường Đại học Y Hà Nội.
2.2. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 12 năm 2017 đến tháng 5 năm 2018
2.3. Các đối tượng nghiên cứu
Sinh viên hệ bác sĩ 3 khối: Y1, Y3 và Y6 năm học 2017 – 2018.
Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu : Đây là những sinh viên có thể đại diện

cho 3 nhóm: nhóm sinh viên mới vào trường, nhóm đã có trải nghiệm về môi trường
sống và học tập và nhóm đã trải nghiệm gần hết thời gian học tập tại trường.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.4.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu

Cỡ mẫu được tính theo công thức cho một tỷ lệ trong
nghiên cứu mô tả:


16

N=
Trong đó:
P: Tỷ lệ sinh viên y khoa được khảo sát trả lời rằng đang trong các giai
đoạn đã và đang thực hành yoga. Tỷ lệ này được rút ra từ một nghiên cứu gần
tương đồng tại Mỹ năm 2015 với p = 0,172. [34]
d : Sai số ước lượng, trong nghiên cứu này chọn d = 0,05
α : Mức ý nghĩa thống kê (Chọn α = 0,05)
(Tra theo bảng chuẩn)
Cỡ mẫu cần thiết cho nghiên cứu là 219. Theo nguyên tắc, để giảm sai
số khi lấy mẫu, chúng tôi lấy thêm 10% cỡ mẫu cần thiết. Như vậy, tổng số
mẫu cần thu thập là 240.
2.4.3. Phương pháp chọn mẫu
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên mỗi khối 80 bạn sinh
viên theo phương pháp:
- Chọn ngẫu nhiên 8 tổ mỗi khối theo danh sách tổ (trong đó có 5 tổ sinh viên
hệ Bác sĩ Đa khoa, 3 ngành còn lại gồm: Bác sĩ Răng Hàm Mặt, Bác sĩ Y học cổ
truyền, Bác sĩ Y học dự phòng, mỗi ngành 1 tổ đại diện)
- Hướng dẫn các tổ trưởng chọn ngẫu nhiên 10 bạn sinh viên trong tổ tham

gia trả lời bộ câu hỏi tự điền theo danh sách tổ. Người từ chối trả lời bộ câu hỏi sẽ
lựa chọn người kế tiếp thay thế theo danh sách cho đến khi đủ số liệu.
(Thực tế số liệu thu được 79 sinh viên Y1, 84 sinh viên Y3 và 77 sinh viên Y6.
Tổng 240 phiếu)
2.4.4. Phát triển công cụ thu thập số liệu
Nội dung thu thập số liệu qua bộ câu hỏi phỏng vấn gồm:
- Thông tin cá nhân (tuổi, giới, ngành học, năm học, nơi ở, thu nhập, chi
tiêu, làm thêm)
- Nhận thức về yoga (kiến thức chung, phương pháp tập, thời gian, không gian tập).
- Nhận thức lợi ích sức khỏe của yoga (sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần,
cải thiện quan hệ xã hội)
- Các giai đoạn của quá trình tìm hiểu và thực hành yoga.
- Những nguyên nhân rào cản và thúc đẩy thực hành yoga.
- Nhận thức về việc đưa yoga vào chương trình học ngoại khóa.


17

- Khảo sát việc tìm hiểu những môn tập liên quan khác ngoài yoga.
Bộ câu hỏi:
Dựa trên những kiến thức tổng hợp về Yoga được các nhà khoa học công
nhận và phổ biến, chúng tôi xây dựng bộ câu hỏi về kiến thức liên quan đến Yoga,
sử dụng thang đo 5 mức độ gồm: Rất không đồng ý, Không đồng ý, Phân vân, Đồng
ý, Rất đồng ý. Theo đó, sinh viên có kiến thức đúng về một nội dung khi có lựa
chọn đồng ý hoặc rất đồng ý với những lựa chọn đúng đồng thời rất không đồng ý,
không đồng ý hoặc phân vân với những nội dung không đúng.
- Bộ câu hỏi được thiết kế dựa trên khung lý thuyết của mô hình niềm tin sức
khỏe (với các phần mục liên quan đến nhận thức vai trò sức khỏe của yoga, các lý do
thúc đẩy và cản trở) và mô hình các giai đoạn của sự thay đổi hành vi sức khỏe (với
câu hỏi liên quan đến thực trạng thực hành Yoga của sinh viên Đại học Y Hà Nội).

- Phần câu hỏi liên quan đến các lý do thúc đẩy và cản trở thực hành Yoga của
đối tượng sinh viên Đại học Y Hà Nội dựa trên một phần bộ câu hỏi có sẵn của một
khảo sát được tiến hành tương đồng trên sinh viên y khoa tại Mỹ năm 2015 [34]
Điều tra viên:
- Là tổ trưởng các tổ sinh viên hệ bác sĩ được chọn trong mẫu nghiên cứu.
- Các tổ trưởng được hướng dẫn về phương pháp nghiên cứu khoa học và
được tập huấn trước khi tham gia điều tra.
2.4.5. Biến số và chỉ số nghiên cứu
Bảng 2.1: Biến số/ Chỉ số chung

1

Biến
số/Chỉ số
Tuổi

Độ tuổi trung bình của ĐTNC bằng:

2

Giới

Tỷ lệ ĐTNC giới nam/ nữ băng:

3

Ngành học

Tỷ lệ ĐTNC thuộc chuyên ngành A bằng:


4

Năm học

Tỷ lệ ĐTNC thuộc năm học thứ n bằng:

5

Nơi ở hiện
tại
Thu nhập
TB/tháng
Đi làm

Tỷ lệ ĐTNC có nơi ở tại (X):

STT

6
7

Định nghĩa/Cách tính

Thu nhập TB hàng tháng của tất cả ĐTNC bằng:
Tỷ lệ ĐTNC có/không đi làm thêm bằng:


×