Tải bản đầy đủ (.docx) (98 trang)

THỪA cân béo PHÌ và các yếu tố LIÊN QUAN ở TRẺ EM tại một số TRƯỜNG mầm NON nội, NGOẠI THÀNH hà nội năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (724.38 KB, 98 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BỘ Y TẾ

VŨ THỊ HẠNH

THỪA CÂN BÉO PHÌ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở TRẺ EM TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON NỘI,
NGOẠI THÀNH HÀ NỘI NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

HÀ NỘI - 2016


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BỘ Y TẾ

VŨ THỊ HẠNH

THỪA CÂN BÉO PHÌ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở TRẺ EM TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON NỘI,
NGOẠI THÀNH HÀ NỘI NĂM 2015
Chuyên ngành : Dinh dưỡng


Mã số
: 60720303
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. LÊ THỊ HƯƠNG

HÀ NỘI - 2016


3

LỜI CẢM ƠN
Với tất cả sự kính trọng, tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
- Ban giám hiệu Trường Đại học Y Hà Nội, Lãnh đạo Viện đào tạo Y
học dự phòng và Y tế cộng cộng, phòng đào tạo sau đại học và Quý Thầy
Cô Bộ môn Dinh dưỡng đã tạo kiều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập
và hoàn thành luận văn.
- PGS.TS Lê Thị Hương viện trưởng, người thầy trực tiếp hướng dẫn,
tận tâm giảng dạy, giúp đỡ và chỉ bảo cho tôi những kinh nghiệm quý báu
trong học tập và quá trình thực hiện nghiên cứu
- Các thầy cô trong hội đồng chấm luận văn Viện đào tạo Y học dự
phòng và y tế công cộng, hội đồng thông qua đề cương,những người Thầy đã
đóng góp cho tôi những ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này..
- Ban Giám đốc cùng toàn thể anh chị em đồng nghiệp Bệnh Viện
Phục Hồi chức năng đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập.
- Ban giám hiệu, quý Thầy Cô của 4 trường mầm non: Trường Mầm
non Thành Công, Trường Mầm non 20/10; Trường Mầm non xã Kim Sơn và
Trường Mầm non xã Đặng Xá, đã giúp đỡ tôi khi đến lấy số liệu.
- Cuối cùng Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới Chồng và những

người thân trong gia đình đã luôn động viện giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập và là chỗ dựa vững chắc về cả vật chất lẫn tinh thần cho tôi. Cảm ơn các
anh chị em những người bạn thân thiết đã cùng tôi chia sẻ những ngày khó
khăn vất vả trong học tập và nghiên cứu.


4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Vũ Thị Hạnh, học viên cao học khoá 23 Trường Đại học Y Hà Nội,
chuyên ngành Dinh dưỡng, xin cam đoan:
1 Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện
dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Lê Thị Hương.
2 Công trình này không trùng lặp với bất kì nghiên cứu nào khác đã được
công bố tại Việt Nam.
3 Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi
nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày 25 tháng 03 năm 2016
Tác giả

Vũ Thị Hạnh


5

CÁC CHỮ VIẾT TẮT


ASEAN

: Các nước khu vực Đông Nam Á

BMI

: Chỉ số khối cơ thểcân nặng chiều cao

BP

: Béo phì

CN/CC

: Cân nặng, chiều cao

CNSS

: Cân nặng sơ sinh

OECD

: Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển

SDD

: Suy dinh dưỡng

TC, BP


: Thừa cân, béo phì

TP

: Thành phố

TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
WHO

: Tổ chức Y tế Thế giới


6

MỤC LỤC


7

DANH MỤC BẢNG


8

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


9

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong nhiều năm trở lại đây tình trạng thừa cân béo phì đang gia tăng
đặc biệt là tỷ lệ thừa cân béo phì trẻ em đang là một trong những vấn đề quan
trọng cho sức khỏe cộng đồng và là một trong những mối quan tâm hàng đầu
ở các quốc gia đã và đang phát triển. Béo phì ở trẻ em làm ngừng tăng trưởng
sớm, dễ dẫn tới những ảnh hưởng nặng nề về tâm lý ở trẻ như tự ti, nhút nhát,
kém hòa đồng, học kém. Béo phì ở trẻ em có thể là nguồn gốc thảm họa của
sức khỏe trong tương lai [1], [2].
Thừa cân béo phì là đại dịch không chỉ giới hạn ở các nước công nghiệp,
mà đến 115 triệu người thừa cân béo phì là ở các nước đang phát triển, tốc độ
gia tăng cao tại các thành thị [3], [4]. Năm 1997, Ban chuyên gia tư vấn Tổ
chức Y tế Thế giới nhận định tình hình thừa cân béo phì ở trẻ nhỏ là một vấn
đề sức khỏe phát sinh mới cần được quan tâm [5]. Nghiên cứu tại Nhật Bản
cho thấy khoảng 1/3 trẻ nhỏ thừa cân béo phì sẽ tiếp tục thừa cân béo phì đến
khi trưởng thành [6]. Thừa cân béo phì cũng là một trong các nguyên nhân
góp phần gia tăng các bệnh mạn tính ở người trưởng thành như tăng huyết áp,
đái tháo đường, là gánh nặng cho ngành y tế và cho xã hội [7].
Năm 2010, theo tạp chí dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ, điều tra ở 144
quốc gia cho thấy tỷ lệ béo phì ở trẻ em dưới 5 tuổi tăng từ 4,2% năm 1990
lên 6,7% năm 2010 và dự báo có thể tăng lên 9,1% vào năm 2020 [8].
Nguyên nhân chủ yếu của thừa cân béo phì là do sử dụng thức ăn quá
nhiều năng lượng cùng với ít vận động [9]. Ngoài ra, một số yếu tố có thể gây
ra thừa cân béo phì như di truyền, bệnh lý, thay đổi môi trường sống [10]. Các
yếu tố ảnh hưởng tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ là: khẩu phần ăn, tập quán
ăn uống, yếu tố kinh tế xã hội, tính chất gia đình, nhận thức của cha mẹ học
sinh [11].


10

Điều trị thừa cân béo phì rất khó khăn, tốn kém mà kết quả không mấy khả

quan nhưng lại có thể phòng ngừa được [12]. Ước tính thừa cân béo phì và các
hậu quả của nó làm tiêu tốn khoảng 2% đến 7% tổng chi tiêu y tế [13].
Do đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Thừa cân béo phì và một
số yếu tố liên quan ở trẻ em tại một số trường mầm non nội, ngoại thành
Hà Nội năm 2015”
Mục tiêu nghiên cứu.
1. Xác định tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ em ở một số trường mầm non
tại nội, ngoại thành Hà Nội năm 2015.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến thừa cân béo phì ở trẻ em
các trường mầm non trên.


11

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN

Tổ chức WHO định nghĩa béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và
không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới
sức khỏe.
Bệnh béo phì là hậu quả của việc mô mỡ xuất hiện và tích tụ quá nhiều,
tùy theo mức độ mà có thể là béo phì cục bộ hoặc toàn cơ thể. Béo phì là tình
trạng sức khỏe có nguyên nhân dinh dưỡng. Béo phì gây ra nhiều tác hại đến
sức khỏe, cũng như ảnh hưởng xấu đến ngoại hình. Người bị béo phì ngoài
thân hình phì, nặng nề, khó coi,... còn có thể là nguyên nhân trực tiếp hoặc là
yếu tố thuận lợi hoặc là cả hai của nhiều bệnh như rối loạn lipit máu, tăng
huyết áp, sỏi mật, đái tháo đường, xương khớp,... và thậm chí là ung thư.
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Thừa cân béo phì
Thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều

cao [15].
Béo phì là một tình trạng bệnh lý mà nguyên nhân là do cơ thể tích tụ
một lượng chất béo dư thừa đến mức nó có thể có tác động tiêu cực đến sức
khỏe, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như: tim mạch, tiểu đường, ngưng thở
khi ngủ, viêm khớp [16].


12

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thừa cân béo phì là tình trạng tích tụ
mỡ cao hoặc bất thường trong cơ thể có khả năng gây ảnh hưởng sức khoẻ.
1.1.2. Phương pháp đánh giá thừa cân /béo phì
Sự phát triển cơ thể thay đổi theo tuổi, vì vậy không thể áp dụng một
chuẩn chung để đánh giá tình trạng thừa cân béo phì cho mọi lứa tuổi, nhất là
ở trẻ em lứa tuổi tiền học đường [18], [19]. Tổ chức Y tế Thế giới chia 4
nhóm tuổi để đánh giá tình trạng dinh dưỡng: dưới 5 tuổi, từ 5-9 tuổi, từ 1019 tuổi, trên 19 tuổi [19], [20].
- Cân nặng theo tuổi: Cân nặng theo tuổi cao phản ánh tình trạng thừa
cân nói chung, chỉ tiêu cân nặng theo tuổi phản ánh tốc độ phát triển
của đứa trẻ.
- Chiều cao theo tuổi: Chỉ số chiều cao theo tuổi phản ánh tình trạng dinh
dưỡng kéo dài hoặc thuộc về quá khứ.
- Cân nặng theo chiều cao: Cân nặng theo chiều cao cao phản ánh tình
trạng dinh dưỡng ở thời kỳ hiện tại, gần đây, làm cho đứa trẻ thừa cân
hoặc béo phì . Chính vì vậy thừa cân, béo phì đươc đánh giá theo cân
nặng theo chiều cao là chỉ tiêu thích hợp nhất để đánh giá tình trạng
dinh dưỡng trẻ em.
Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index: BMI) theo tuổi và giới được sử
dụng để đánh giá thừa cân béo phì theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế
giới với quần thể tham khảo từ 6 quốc gia: Brazil, Ghana, Ấn Độ, Na Uy,
Oman và Mỹ.

BMI được tính theo công thức sau: [21]


13

Ở trẻ em, hai chỉ số thường dùng nhất để đánh giá tình trạng thừa cân
béo phì của trẻ là chỉ số cân nặng/chiều cao (CN/CC) và chỉ số BMI theo tuổi
và giới [21], [22].
Cách đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em (cho các lứa tuổi) dựa vào ZScore của các chỉ số: gồm cân nặng, chiều cao (hoặc Chiều dài nằm theo tuổi,
nếu là trẻ em dưới 2 tuổi). BMI theo tuổi với chỉ số BMI theo tuổi ở lứa tuổi
dưới 5, nếu Z-Score>2 thì trẻ thừa cân, Z-Score >3 thì trẻ béo phì [23]
1.1.3. Sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo
1.1.3.1 Đặc điểm sinh lý vận động
Sự phát triển ở trẻ em có tính chất toàn diện về thể chất, tâm thần và vận
động. Các giai đoạn phát triển này thường được chia thành sáu thời kỳ: bào
thai, sơ sinh, nhũ nhi, răng sữa, thiếu niên, dậy thì. Giai đoạn từ 1 đến 6 tuổi
(thời kỳ răng sữa) được chia làm hai thời kỳ: lứa tuổi nhà trẻ từ 1-3 tuổi và
mẫu giáo từ 4-6 tuổi. Giai đoạn mẫu giáo có đặc điểm là tốc độ lớn của trẻ
chậm dần, trẻ mất dạng mập tròn mà thon dần. Về cân nặng, mỗi năm trẻ tăng
trung bình 2000 gam. Chiều cao lúc 4 tuổi là 1m gấp đôi so với lúc mới sinh.
Tổ chức não đạt mức 100% trưởng thành lúc trẻ 6 tuổi.
1.1.3.2. Đặc điểm tâm lý
Trẻ ham thích tìm hiểu môi trường xung quanh, thích bạn bè, nói rành rọt,
biết hát, đếm số, học vẽ. Trẻ điều khiển được một số động tác, trở nên khéo léo.
Vào cuối giai đoạn mẫu giáo trẻ bắt đầu thích ăn một số thức ăn cứng và chán
thức ăn mềm. Ở giai đoạn này trò chơi là hoạt động giúp trẻ hình thành trí
tưởng tượng, nhân cách và tư duy [14].
1.2. Tình hình thừa cân béo phì trên thế giới và tại Việt Nam
1.2.1. Trên thế giới



14

Theo tài liệu của tổ chức y tế thế giới WHO công bố, số người thừa cân
béo phì đã tăng lên gấp đôi so với năm 1980. Trong năm 2014, hơn 1,9 tỷ
người, từ 18 tuổi trở lên, bị thừa cân, trong số này có hơn 600 triệu người béo
phì. Trong năm 2013 có khoảng 43 triệu trẻ em bị thừa cân béo phì. Không chỉ
gia tăng ở các quốc gia phát triển mà ở các quốc gia đang phát triển và chậm
phát triển tỷ lệ thừa cân béo phì cũng gia tăng đặc biệt ở các thành phố [17].
Thừa cân béo phì ở trẻ em đã tới mức đáng báo động trong thế kỷ 21, với
tỷ lệ tăng ở cả các nước phát triển và đang phát triển [54].
Theo WHO, xu hướng tới thừa cân béo phì sẽ thay thế tình trạng suy
dinh dưỡng, các bệnh truyền nhiễm trong các mối quan ngại chủ yếu do tính
phổ biến, chi phí điều trị và ảnh hưởng đến sức khỏe [55], [56].
Trong giai đoạn nền kinh tế tư bản phát triển bùng nổ, thừa cân béo phì
ảnh hưởng ngày càng lớn đến sức khỏe của người dân [86]. Năm 1997, WHO
chính thức cho rằng thừa cân béo phì như một đại dịch toàn cầu [57].
Tại các nước đã phát triển, thừa cân béo phì đang gia tăng đến mức báo
động và là một nạn dịch [58], [59], [60]. Tại Mỹ, giai đoạn 1986-1998 có sự
gia tăng 50% tỷ lệ trẻ em thừa cân béo phì trong một thập niên và đạt đến tỷ
lệ 21,5% ở trẻ em da đen tại Mỹ [61]. Đến năm 2002, một khảo sát ở trẻ 6 đến
19 tuổi tại Mỹ cho tỷ lệ thừa cân béo phì là 31%, trong đó béo phì là 16%
[62]. Trong năm 2003-2004 tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ 2-5 tuổi tại Mỹ là
26,2% [63]. Trong giai đọan 1999 đến 2006 tỷ lệ này không gia tăng nhiều,
điều tra năm 2007-2008 tại Mỹ các trẻ từ 2 đến 19 tuổi có tỷ lệ thừa cân béo
phì là 31,7% [64]. Thừa cân béo phì trẻ em hiện nay đang là vấn đề y tế công
cộng tại Mỹ. Tại Anh, con số tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ em nước này tăng
nhanh. Trong một thập kỷ từ 1989 đến 1998 số trẻ em thừa cân béo phì ở 3 - 4
tuổi tăng 60% và 70%. Tại Pháp, số trẻ em béo phì tăng gấp đôi trong 15 năm,
đạt mức 10-12% trẻ Pháp bị thừa cân béo phì. Tại Nhật, trẻ 6-14 tuổi Nhật có



15

tỷ lệ béo phì là 5-11% [65]. Tỷ lệ thừa cân béo phì ở người lớn Nhật năm
2005 là 18,1% ở nữ, và 27,0% ở nam. Dự báo đến năm 2015, tỷ lệ thừa cân
béo phì của Nhật ở nam và nữ trưởng thành (trên 15 tuổi) như sau: nữ 24,4%,
nam 32,7% [66]. Theo dõi thừa cân béo phì tại Nhật trong 22 năm (19741995) cho kết quả 32% trẻ trai béo phì và 41% trẻ gái béo phì tiếp tục béo phì
khi đã trưởng thành [6].
Trong báo cáo của Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD), có
một tỷ lệ không nhỏ 18% dân số thuộc các nước OECD bị béo phì, cứ 5 đứa
trẻ thì có 1 bị béo phì, tỷ lệ thừa cân béo phì trong vòng 5 năm tính đến tháng
6/2014 tăng mạnh [67].
Tại châu Á, tỷ lệ TC, BP lứa tuổi học sinh cũng gia tăng nhanh chóng.
Tại Trung Quốc, các cuộc điều tra theo 4 giai đoạn khác nhau trong khoảng từ
năm 1989 và 1997 thấy tỷ lệ thừa cân ở trẻ em từ 2 đến 6 tuổi tăng rất nhanh
từ 15% lên 29%, đặc biệt ở các vùng đô thị [28]. Ở Thái Lan, trong những
năm 1990, tỷ lệ BP ở trẻ từ 6 – 12 tuổi tăng từ 12% lên 16% chỉ trong vòng 2
năm [68]. Hiện nay, béo phì ở trẻ em đã trở thành vấn đề sức khoẻ ưu tiên thứ
hai trong phòng chống bệnh tật ở các nước châu Á và được xem như là một
trong những thách thức đối với ngành dinh dưỡng và y tế [69], một số nước
có tỷ lệ thừa cân béo phì rất cao như Brunei 63,2% ở nữ và 56,4% ở nam. Việt
Nam và Cambodia có tỷ lệ thừa cân béo phì ban đầu thấp nhưng sau 10 năm
(2005-2015) tỷ lệ này sẽ tăng lên đáng kể. Tỷ lệ thừa cân béo phì ở phụ nữ
Lào khá cao do theo văn hóa Lào hình ảnh phụ nữ mập mạp là biểu hiện của
sức khỏe và sự sung túc. Dự báo các nước khác trong khối ASEAN có hiện
tượng nữ giới gia tăng tỷ lệ thừa cân béo phì nhanh hơn nam giới. Philippine,
Thái Lan, Indonesia, Malaysia tỷ lệ thừa cân béo phì ở nam giới không tăng
nhiều nhưng ở nữ giới lại tăng từ 28,5% lên 38,8%, 35,2% lên 44,7%; 22,7%
lên 31,8%, 37,2% lên 47,2%, tương ứng [70], [71]. Trong 2 thập kỷ qua, tỷ lệ



16

TC, BP dường như đã không tăng ở Châu Mỹ La tinh (ước tính khoảng 4 triệu
trẻ bị mắc TC, BP vào năm 1990, 2000 và 2010). Trong khi đó tỷ lệ này tăng
rất cao ở Châu Phi (từ 4% năm 1990, lên 5,7% năm 2000 và 8,5% năm 2010),
số lượng trẻ em bị mắc TC, BP tăng từ 4 triệu trẻ lên 13 triệu trẻ vào năm
2010. Ở Châu Á, tuy tỷ lệ TC, BP không cao như Châu Phi, nhưng số lượng
trẻ bị TC, BP thì rất cao (tăng từ 13 triệu trẻ em năm 1990 lên 18 triệu năm
2010), cao nhất trong 3 Châu lục [72], [73].


17

1.2.2. Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, trước năm 1995, không có một công bố dịch tễ học nào
nhắc đến vấn đề béo phì ở người Việt, tỷ lệ người thừa cân rất ít. Nhưng đến
năm 2000, theo kết quả tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc thì tỷ lệ thừa cân
của phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ từ 15 – 49 tuổi là 9,2% (ở thành phố) và 3,0% (ở
nông thôn) [74].
Ở trẻ nhỏ: Theo dõi tình trạng dinh dưỡng của trẻ tại các thành phố lớn
như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Nha Trang các nghiên cứu đều cho thấy
khuynh hướng gia tăng tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ lứa tuổi mẫu giáo, học
sinh tiểu học. Năm 2000 trẻ em ở tuổi 6 – 14 có tỷ lệ thừa cân là 6,6% (ở
thành phố) và 1,2% (ở nông thôn) [74]. Đặc biệt ở trẻ em dưới 5 tuổi tỷ lệ
thừa cân béo phì gia tăng nhanh, năm 2011 tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị thừa cân
béo phì là 4,8% gia tăng gấp 6 lần so với số liệu năm 2000 [75].
Một số khảo sát gần đây tại các thành phố lớn ở Việt Nam như Hà Nội, TP.
HCM… đều cho thấy tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ em có hiện tượng gia tăng.

Tại Hà Nội, năm 2000 tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ là 5,6% [11], Năm
2003, tỷ lệ TC, BP ở trẻ em từ 7 – 12 tuổi ở nội thành TP. Hà Nội là 7,9%
(nam: 8,5%, nữ: 7,2%) và đã có rối loạn lipit máu ở trẻ bị TC, BP: 66,7% tăng
Triglyxerit máu, 10,5% tăng Cholesterol toàn phần và 5,7% tăng LDL – C
[76], đến năm 2012, tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì của trẻ từ 6 – 14 tuổi Hà Nội là
10,7% trong đó béo phì là 3% [77].
Tại TP. HCM, năm 2000, tỷ lệ trẻ 4-5 tuổi thừa cân béo phì là 3,1%, điều
tra năm 2006 trên 670 trẻ 4-5 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh của Huỳnh Thị
Thu Diệu cho thấy ở lứa tuổi tiền học đường tỷ lệ thừa cân là 20,5% và béo
phì là 16,3% [78], năm 2008, tỷ lệ trẻ 4 -5 tuổi tại Q. 5 TP HCM thừa cân béo
phì là 21,2% [79]. Năm 2000, tỷ lệ TC, BP ở học sinh từ 6 -11 tuổi tại quận
Hồng Bàng, TP. Hải Phòng là 10,4% [38], tại Nha Trang, theo dõi diễn biến


18

thừa cân béo phì ở trẻ em tiểu học thành phố Nha Trang, Bùi Văn Bảo và
cộng sự thấy tỷ lệ thừa cân béo phì tăng nhanh từ 2,7% năm 1997 lên 5,9%
năm 2001 [80], nghiên cứu tại TP. Buôn Ma Thuật, tỷnh Đắc Lắc năm 2004
thấy tỷ lệ TC, BP ở trẻ em tiểu học từ 6 – 11 tuổi là 10,4%, trong đó tỷ lệ TC,
BP ở trẻ trai là 11,1% và trẻ gái là 9,5% [81], nghiên cứu tại TP Huế năm
2007 ở trẻ từ 6 – 10 tuổi thấy tỷ lệ TC, BP là 7,98%, trong đó BP là 1,51%
[82], tỷ lệ TC, BP ở trẻ từ 11 – 15 tuổi là 8,3% [83], nghiên cứu tại Đà Nẵng
ở học sinh tiểu học năm 2006 – 2007 thấy tỷ lệ TC là 4,9% và nguy cơ TC là
8,7% [84].
1.3. Một số yếu tố liên quan tới thừa cân béo phì
1.3.1. Khấu phần dinh dưỡng và thói quen ăn uống
Cơ thể giữ được cân nặng ổn định là nhờ trạng thái cân bằng giữa năng
lượng do thức ăn cung cấp và năng lượng tiêu hao cho lao động và các hoạt
động khác của cơ thể. Cân nặng cơ thể tăng lên có thể do chế độ ăn dư thừa

vượt quá nhu cầu hoặc do nếp sống làm việc tĩnh tại ít tiêu hao năng lượng.
Người ta nhận thấy 60% - 80% trường hợp béo phì là do nguyên nhân dinh
dưỡng, bên cạnh đó còn có thể do các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể thông
qua vai trò điều tiết của hệ thống thần kinh và các tuyến nội tiết như tuyến
yên, tuyến thượng thận, tuyến giáp trạng và tuyến tụy.
Khi vào cơ thể, các chất protein, lipit, gluxit đều có thể chuyển hóa thành
chất béo dự trữ. Vì vậy không nên coi ăn nhiều thịt, nhiều mỡ mới gây béo mà
ăn quá thừa chất bột, đường, đồ ngọt đều có thể gây béo. Các hành vi ăn uống
có liên quan tới thừa cân và béo phì bao gồm tần suất ăn/ăn vặt, khẩu phần ăn
quá dư thừa, ăn thức ăn nhanh ở bên ngoài và vấn đề bú sữa mẹ hoàn toàn.
Các yếu tố dinh dưỡng bao gồm chất béo, các loại carbohydrat (bao gồm các


19

loại carbohydrat tinh chế như đường), chỉ số đường huyết của thực phẩm và
chất xơ [24].
Qua nhiều thập kỉ nghiên cứu, người ta đã phát hiện ra mối liên quan giữa
chế độ ăn và tỷ lệ TC, BP ở trẻ em. Theo Grund A và cs nghiên cứu thuần tập ở
trẻ từ 3 - 5 tuổi cho thấy tăng % mỡ ăn vào làm tăng chỉ số BMI, ngược lại
Lobstein T quan sát thấy trẻ thừa cân ăn ít năng lượng hơn trẻ bình thường
[33], [34]. Nghiên cứu của Shaw ở trẻ 3 -7 tuổi thấy những trẻ mà cơ thể có
nhiều mỡ thì tiêu thụ nhiều chất béo, nhiều năng lượng từ lipit hơn [35].
Nghiên cứu tại Mỹ cho thấy thực phẩm chế biến ngoài gia đình chứa
năng lượng, chất béo toàn phần, chất béo no, cholesterol và natri cao hơn một
cách có ý nghĩa so với thức ăn được chuẩn bị ở nhà. Người dân Mỹ thường ăn
ở nhà hàng có xu hướng BMI cao hơn những người ăn ở nhà và có tới 30 70% số trẻ em Mỹ có sử dụng thức ăn nhanh tại các nhà hàng và những trẻ
em này tiêu thụ nhiều hơn 187 kcal/ngày, 228g chất ngọt so với trẻ không sử
dụng thức ăn nhanh. Những người thường ăn ở ngoài nhiều thường tiêu thụ
thức ăn có mức năng lượng cao nhiều hơn khi ăn ở nhà [36]. Tại Mỹ, trong

suốt 2 thập kỷ qua, tỷ lệ hộ gia đình ăn ở ngoài và ăn các thức chế biến sẵn có
nhiều chất béo tăng từ 16% (năm 1977) đến 27% (năm 1995). Trẻ em từ 6 - 19
tuổi tiêu thụ thức ăn ngoài gia đình tăng từ 55% (năm 1977) lên 66% (năm
1994) [37]. Một số nghiên cứu ở Việt Nam lứa tuổi học đường cho thấy những
trẻ hay ăn bữa phụ, nhất là vào buổi tối dễ mắc béo phì [11], [38], [39], [40].
1.3.2. Hoạt động thể lực
Hoạt động thể lực và chỉ số khối cơ thể:
Cân bằng năng lượng phụ thuộc vào năng lượng ăn vào và năng lượng
tiêu hao. Ngày nay, sự gia tăng tiêu thụ các thực phẩm giầu năng lượng cùng
với giảm hoạt động thể lực của người dân thành thị đang làm gia tăng tình


20

trạng TC, BP. Để giảm cân cần phải kết hợp đồng thời giữa việc giảm năng
lượng ăn vào và tăng hoạt động thể lực.
Sahota P và cộng sự đã định nghĩa “sự duy trì cân nặng” là mức độ thay
đổi của cân nặng không quá 3% trọng lượng cơ thể. Khi mức độ này dao động
từ 3% - 5% được gọi là có sự thay đổi cân nặng nhẹ. Khi mức độ thay đổi này
đạt mức từ 5% trở lên được gọi là có sự thay đổi cân nặng rõ rệt [41].
Các nghiên cứu cho thấy hoạt động thể lực từ 13 - 26 MET một tuần có
tác dụng giảm từ 1-3% cân nặng và duy trì cân nặng ổn định. 13 MET tương
đương với khoảng đi bộ 150 phút với tốc độ 6,4 km/giờ hoặc chạy bộ 75 phút
với tốc độ 9,6 km/giờ. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng liệu pháp “hoạt động
thể lực” hoặc “chế độ ăn” đơn thuần chỉ đóng vai trò rất nhỏ trong điều trị béo
phì. Muốn giảm cân từ 5% trở lên thì phải kết hợp giữa hoạt động thể lực và
kiểm soát chế độ ăn hàng ngày.
Grund A và cộng sự khi nghiên cứu mối tương quan giữa hoạt động thể
lực và BMI thấy rằng ở các mức hoạt động thể lực 0.9, 4.8, 11.3, 22.6, 46.8
MET/một tuần tương ứng với các mức BMI 25.4, 25.3, 25.1, 24.7 và 24.4

kg/m2 [34]. Nghiên cứu của Kimm SY và cộng sự cũng chỉ rằng những người
có hoạt động thể lực trung bình ít nhất 30 phút/một ngày trong 5 ngày 1 tuần
có BMI thấp hơn một cách có ý nghĩa thống kê so với những người ít hoạt
động thể lực [42].
Hoạt động thể lực và béo phì:
Béo phì là hậu quả trực tiếp của những thay đổi môi trường sống của
con người có liên quan tới việc dễ dàng tiếp cận với các phương tiện giao
thông hiện đại, phương tiện và dụng cụ lao động không tốn nhân lực, phương
tiện giải trí sẵn có tại nhà và thực phẩm cao năng lượng. Tỷ lệ mới mắc BP
trong vòng 20 năm qua đã tăng tới 20 - 25% ở Mỹ và đang trở thành đại dịch
ở các nước đang phát triển [43]. Các bằng chứng khoa học cho thấy giảm hoạt


21

động thể lực là yếu tố chủ yếu và có tính quyết định hơn so với tăng khẩu
phần năng lượng đối với BP. Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh lợi ích của
lối sống tích cực và tăng cường hoạt động thể lực trong phòng chống béo phì.
Hoạt động làm giảm đi mức tăng cân của lứa tuổi trung niên. Luyện tập có tác
động ở mức giảm cân trung bình với người TC, BP và có tác dụng giảm cân
bổ sung với người có chế độ ăn giảm năng lượng. Hoạt động thể lực giúp
giảm một cách có hiệu quả mỡ bụng và mỡ nội tạng. Người có hoạt động
luyện tập thường xuyên thường duy trì mức giảm cân trong một thời gian dài
hơn mức giảm cân của người chỉ phụ thuộc vào việc kiểm soát khẩu phần ăn
đơn thuần [44], [45].
Những thay đổi trong mô hình ăn uống cả ở trẻ em và người lớn luôn
song hành với những thay đổi trong mô hình hoạt động thể lực. Tình trạng
thừa năng lượng của trẻ không chỉ do khẩu phần ăn quá nhiều mà còn do tình
trạng không tham gia các hoạt động thể lực, thời gian xem vô tuyến nhiều đã
làm giảm tiêu hao năng lượng ở trẻ và tăng nguy cơ mắc TC, BP ở lứa tuổi

này [46].
Hoạt động thể lực bao gồm những hoạt động hàng ngày, các công việc
liên quan với hoạt động thể lực và luyện tập thể dục thể thao. Trẻ em hoạt
động thể lực nhiều thì càng có cơ thể khoẻ mạnh, và sẽ ít liên quan đến tăng
huyết áp nhất là trẻ dưới 5 tuổi và càng có ít nguy cơ trở thành béo phì khi
lớn. Hoạt động thể thao có vai trò trong giảm tích mỡ, tăng khối nạc, tuy
nhiên sau khi ngừng tập luyện quá trình này đảo lại. Thay đổi giữa khối mỡ
và nạc có thể xảy ra mà không thay đổi về cân nặng, nhưng nếu hoạt động thể
lực được duy trì thường xuyên trong suốt cuộc đời thì việc tăng khối mỡ có
thể bị ngăn chặn [31].
Ngày nay xã hội càng phát triển, chương trình vô tuyến dành cho trẻ em
càng đa dạng và hấp dẫn, số giờ phát sóng lại liên tục trong ngày do đó trẻ


22

càng có nhiều cơ hội tiếp cận với vô tuyến. Xem vô tuyến làm giảm hoạt động
thể lực, giảm chuyển hoá cơ bản, tăng ăn vặt đặc biệt là thức ăn giàu béo
(Snack). Có tới 54,2% trẻ em 10 tuổi ở Singapore ăn ở các quán bán rong
ngoài đường, 65% trẻ tiêu thụ 2 - 3 lần thức ăn giàu béo trong một ngày như
mì tôm, nước ngọt, bánh ngọt, thức ăn rán [47]. Việc tiếp xúc nhiều với quảng
cáo thực phẩm trên vô tuyến làm tăng sở thích của trẻ đối với thức ăn như
đường ngọt, bánh kẹo dẫn đến tăng tiêu thụ các sản phẩm này và là những yếu
tố nguy cơ dễ gây TC, BP [48].
Việc tập luyện nên bắt đầu từ nhỏ, nếu đi kèm với dinh dưỡng thích hợp
sẽ tạo ra lợi ích sức khoẻ tốt nhất, tập luyện lúc nhỏ tuổi còn ngăn chặn được
BP đặc biệt trong giai đoạn trẻ phát triển nhanh. Người ta còn thấy những trẻ
hay hoạt động thể lực có điểm thể dục cao hơn trẻ ít hoạt động thể lực. Những
trẻ em béo phì thường ít hoạt động hơn những trẻ cùng lứa tuổi, chúng kém
nhanh nhẹn và đôi khi còn xấu hổ hoặc gặp khó khăn khi tham gia các hoạt

động thể thao [49].
1.3.3. Yếu tố gia đình
Một số nghiên cứu đã cho thấy thừa cân béo phì có tính gia đình: Càng
nhiều cá nhân trong gia đình bị TC thì nguy cơ TC của các thành viên khác trong
gia đình càng cao. Hiện nay đã có những bằng chứng kết luận rằng BP thường
do yếu tố môi trường tác động lên những cá thể có khuynh hướng di truyền
[25], [26], [27].
Kết quả nghiên cứu trong nước cho thấy tiền sử gia đình có BP là yếu tố
nổi bật trong các yếu tố nguy cơ của BP trẻ em. Nghiên cứu của Lê Thị Hải
năm 1998 ở học sinh tiểu học từ 6 đến 11 tuổi tại TP. Hà Nội nhận thấy nếu
trẻ có bố và mẹ béo thì nguy cơ BP gấp 4,8 lần, mẹ bị béo thì nguy cơ BP gấp
7,5 lần [11]. Nghiên cứu của Luo. J và cộng sự trên 210 trẻ BP tại Trung Quốc
cho thấy những gia đình có bố hoặc mẹ béo thì khả năng con BP cao gấp 3,7


23

lần so với gia đình không có bố mẹ BP, nếu cả bố và mẹ cùng béo thì nguy cơ
này tăng gấp 5 lần so với gia đình mà bố và mẹ không bị BP [28]. Cả 2 yếu tố
gen và môi trường đều góp phần thúc đẩy BP, nhiều nghiên cứu cho rằng trẻ
em không có cha mẹ BP thì ít hơn 10% cơ hội trở thành BP khi lớn [29], [30].
1.3.4. Yếu tố di truyền
Tương tác giữa các gen nhạy cảm với chế độ ăn và lối sống có thể dẫn
đến nguy cơ BP. Nhiều nghiên cứu đã xác định vai trò của các yếu tố di
truyền đối với sự phát triển của bệnh BP. Nghiên cứu các cặp sinh đôi và gia
đình cho thấy ảnh hưởng của yếu tố di truyền (gen) chiếm từ 40 - 70% trong
bệnh BP. Các yếu tố di truyền có thể được phân loại theo cơ chế tác động đối
với BP như: nhóm gen kích thích sự ngon miệng (Neuropeptide Y, Leptin
receptor, P proopiomelanocortin), nhóm liên quan đến tiêu hao năng lượng
(Uncoupling proteins), nhóm điều hòa chuyển hóa (Beta-2 adrenergic

receptor, Beta-3 adrenergic receptor), nhóm liên quan đến sự biệt hóa và phát
triển tế bào mỡ (Peroxisome proliferator-activated receptor, Vitamin D
receptor, Retinoid X receptor) [27], [31
Một số nghiên cứu cho thấy có sự liên quan giữa các chỉ số đánh giá BP
(BMI, cân nặng, % mỡ cơ thể, tỷ lệ vùng bụng/vùng mông) với các gen
Uncoupling protein 1 (UCP1), Uncoupling protein 2 (UCP2), Alpha -2B
adrenergic receptor (ADRA2B), Beta -3 adrenergic receptor (ADRB3), Leptin
receptor (LEPR), Vitamin D receptor (VDR), và Estrogen receptor 1 (ESR1) ở
phụ nữ sau mãn kinh. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy phụ nữ sau mãn kinh
có genotype TC của gen ESR1 thì có tỷ lệ % mỡ cơ thể cao hơn những phụ nữ
mang genotype TT (p = 0.006). Các SNP BsmI và ApaI của gen VDR có liên
quan có ý nghĩa thống kê đến TC và BP. Sự tương tác gen - gen UCP2-VDR
ApaI làm tăng sự nhạy cảm đối với TC và BP và sự tương tác này đạt tới
69,09% sự chính xác về dự đoán TC và BP (p = 0.001, Sign test) [32], [27].


24


25

1.3.5. Một số yếu tố khác
Tuổi:
Một số nghiên cứu cho thấy tuổi xuất hiện TC, BP rất sớm (từ 1- 5 tuổi),
tuy nhiên độ tuổi xuất hiện phổ biến là lứa tuổi học đường [27].
Điều kiện kinh tế văn hoá xã hội:
Các yếu tố văn hoá, dân tộc, tầng lớp xã hội, tôn giáo cũng là những yếu
tố môi trường làm ảnh hưởng đến lượng thức ăn đưa vào theo nhiều cách khác
nhau. Người ta thấy ở những nước đã phát triển, có mối liên quan nghịch giữa
tình trạng kinh tế xã hội và béo phì còn ở các nước đang phát triển thì xu

hướng này có chiều hướng ngược lại.
Các nhà tâm lý học nhất trí rằng nhiều cha mẹ nuông chiều và ân cần quá
mức trong việc ăn uống của trẻ đã sử dụng những thực phẩm không thích hợp
để làm yên lòng những đứa trẻ hiếu động, quấy khóc. Chính vì vậy đã tạo cho
trẻ thói quen đòi và tìm ăn những thực phẩm này khi buồn chán [29].
Thời gian ngủ:
Ngủ ít cũng được tìm thấy như một yếu tố nguy cơ cao của trẻ thừa cân.
Nguyên nhân chưa rõ nhưng theo một số tác giả có thể đây là một kiểu sống
gia đình thiếu điều độ từ ăn tới ngủ hoặc do sự thiếu hoạt động thể lực tạo
những nếp sóng thấp trên điện não đồ khi ngủ của trẻ, cũng có thể do hoạt
động tiêu mỡ của cơ thể là tối đa về đêm và sự ngủ ít làm giảm tiêu mỡ nói
chung [27], [50].
Cân nặng sơ sinh:
Nghiên cứu về sự liên quan giữa cân nặng sơ sinh (CNSS) cho các kết
quả không đồng nhất. Nghiên cứu trong 5 năm trên 4062 trẻ ở Úc cũngthấy
CNSS là một yếu tố dự đoán độc lập cho béo phì vừa và nặng [31]. Nghiên
cứu của Daniels SR chỉ ra rằng CNSS của trẻ béo phì không cao hơn CNSS


×