Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

NHẬN xét kết QUẢ điều TRỊ BỆNH TRĨ BẰNG PHƯƠNG PHÁP KHÂU TRIỆT MẠCH TRĨ dưới HƯỚNG dẫn SIÊU âm DOPPLER (THD)TẠI KHOA NGOẠI BỆNH VIỆN y học cổ TRUYỀN TRUNG ƯƠNG năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (801.76 KB, 73 trang )

1
B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

PHM TH HNG GIANG

nhận xét kết quả điều trị bệnh trĩ
bằng phơng pháp khâu triệt mạch trĩ dới hớng dẫn
siêu âm doppler (thd)tại khoa ngoại bệnh viện y
học
cổ truyền trung ơng năm 2013

KHểA LUN TT NGHIP BC S A KHOA
KHểA 2011 2017

H Ni-2017


2


LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp, dưới sự hướng dẫn tận
tình của giáo viên hướng dẫn và được phía nhà trường, cũng như bộ môn Y
học gia đình trường Đại học Y Hà Nội tạo điều kiện thuận lợi, tôi đã có quá
trình nghiên cứu, học tập nghiêm túc để hoàn thành khóa luận. Có được kết
quả này, không chỉ là sự nỗ lực của cá nhân mà còn sự giúp đỡ tận tình từ quý


thầy cô, gia đình và bạn bè.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo đại học
và Bộ môn Y học gia đình trường Đại học Y Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ tình cảm và lòng biết ơn sâu sắc đến Ths Trần Việt Anh,
Giảng viên Bộ môn Y học gia đình Trường Đại học Y Hà Nội, thầy đã trực
tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn
thành khóa luận này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình thân yêu, những người thân và
bạn bè đã luôn bên cạnh giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện và trình bày khóa luận không thể tránh khỏi
những sai sót và hạn chế, vì vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét và
phê bình từ quý thầy cô và các bạn.
Kính chúc quý thầy cô và các bạn sức khỏe!
Hà Nội, ngày 27 tháng 5 năm 2017

PHẠM THỊ HƯƠNG GIANG


LỜI CAM ĐOAN

Kính gửi:
- Phòng Đào tạo – Trường Đại học Y Hà Nội.
- Bộ môn Y học gia đình.
- Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp.

Tôi xin cam đoan đã thực hiện quá trình làm khóa luận một cách khoa
học, chính xác, trung thực và tuân thủ đạo đức của người làm nghiên cứu. Các
kết quả, số liệu trong khóa luận này thu được đều là sự thật và chưa được
đăng tải trên tài liệu khoa học nào.

Hà Nội, ngày 27 tháng 5 năm 2017

PHẠM THỊ HƯƠNG GIANG


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
PHỤ LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


1. ALOHM

Áp lực ống hậu môn

2. BN

Bệnh nhân

3. KQ

Kết quả


4. PT

Phẫu thuật

5. THD

Transanal hemorrhoidal dearterialization
(Khâu triệt mạch trĩ dưới hướng dẫn siêu âm Doppler)


DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH

ơ thắt trước mao mạch co lại


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


9

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh trĩ là bệnh thường gặp trong cộng đồng với tỉ lệ khoảng 35-50%
theo các tác giả trong nước (Nguyền Đình Hối, Trần Khương Kiều, Nguyễn
Mạnh Nhâm) [1],[2],[3] và 50% theo các tác giả nước ngoài (Gogligher,
Denis, Thomson, Parks…) [4]. Đây là một bệnh lành tính, đứng đầu trong các
bệnh lí hậu môn trực tràng, không gây tử vong, nhưng ảnh hưởng nhiều đến
chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ, được chia thành 3 nhóm
chính: điều trị nội khoa, cố định bằng thủ thuật và phẫu thuật. Trong đó, phẫu
thuật được các nhà hậu môn trực tràng chấp nhận nhiều hơn. Các phương
pháp phẫu thuật kinh điển tạo nên các vết thương hở, đau nhiều và kéo dài,
thời gian liền vết thương và hồi phục của bệnh nhân sau mổ kéo dài, trong
khi đó Phẫu thuật Triệt mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm doppler (THD)
được đánh giá là: ít xâm lấn, không cắt tổ chức, bảo tồn được các đệm hậu
môn, hiệu quả, an toàn, ít đau, ít biến chứng, rút ngắn thời gian nằm viện,
khắc phục được các nhược điểm của các phương pháp phẫu thuật kinh điển.
Tuy nhiên, tại Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu về phương pháp
THD. Vì vậy , chúng tôi thực hiện đề tài “Nhận xét kết quả điều trị bệnh trĩ
bằng phương pháp Khâu triệt mạch trĩ dưới hướng dẫn siêu âm Doppler
(THD) tại khoa Ngoại bệnh viện Y học cổ truyền trung ương năm 2013” với 2
mục tiêu:
1. Nhận xét kết quả điều trị trĩ bằng phương pháp THD.
2. Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị bằng
phương pháp THD.


10

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giải phẫu vùng hậu môn
1.1.1. Phôi thai học vùng hậu môn
Về phương diện phôi thai học, đoạn cuối của ống tiêu hóa được tạo nên
bởi 2 phần:
- Ống tiêu hóa thật sự: có nguồn gốc từ nội phôi bì.
- Ống hậu môn: có nguồn gốc từ các củ hậu môn thuộc ngoại phôi bì.
Hai phần này cách nhau bởi màng ổ nhớp bình thường sẽ thủng và biến
mất trước khi vách niệu trực tràng phát triển xuống phía dưới để ngăn cách 2

cơ quan tiết niệu và tiêu hóa. Tuy nhiên, vết tích của màng ổ nhớp vẫn còn sót
lại tại thành của vùng hậu môn trực tràng, đó là các van hậu môn. Biểu mô
phía trên các van hậu môn là biểu mô trụ đơn tầng của ống tiêu hóa (nội phôi
bì), biểu mô phía dưới của van hậu môn là biểu mô lát tầng không sừng hóa
(ngoại phôi bì) [5] .
1.1.2. Các mốc giải phẫu của ống hậu môn

Hình 1.1. Ống hậu môn [5]


11

1.1.2.1. Đường hậu môn – da hay bờ ngoài của ống hậu môn
Là phần thấp nhất của ống hậu môn được xác định bởi ranh giới giữa
phần da của ống hậu môn là biểu mô vảy lát tầng không sừng hóa với da
quanh hậu môn (có các nang lông, tuyến bã, tuyến mồ hôi).
1.1.2.2. Đường lược
Được tạo nên bởi chân các cột Morgagni hay các van hậu môn, dễ nhận
biết trên lâm sàng. Đường lược cách đường hậu môn-da từ 1-2 cm.
1.1.2.3. Đường hậu môn - trực tràng hay vòng hậu môn - trực tràng
Là mốc giới hạn giữa ống hậu môn và bóng trực tràng, tương ứng với
chỗ gấp khúc của trực tràng. Nhận biết đường này bằng thăm trực tràng, là bờ
trên của khối cơ thắt hậu môn, sờ rõ ở phía sau và hai bên.
Có sự khác nhau về quan điểm ranh giới trực tràng và hậu môn giữa
các nhà giải phẫu và các nhà phẫu thuật.Theo các nhà giải phẫu, ống hậu môn
từ bờ hậu môn đến đường lược, dài khoảng 2,5-3 cm.Theo các nhà phẫu thuật
học, ống hậu môn từ bờ hậu môn đến đường hậu môn trực tràng, dài khoảng
3-4cm. Quan điểm về giải phẫu ống hậu môn của các nhà phẫu thuật học để
thuận lợi cho phân loại lâm sàng trĩ nội, trĩ ngoại, và trên cơ sở đó, hình thành
các phương pháp phẫu thuật trĩ [1],[5],[6].



12

1.1.3. Mô tả mặt niêm mạc

Hình 1.2. Niêm mạc ống hậu môn [5]
1. Tầng cơ vòng của trực tràng 8. Xoang hậu môn
2. Tầng cơ dọc

9. Dây chằng Park

3. Mạc trực tràng

10. Van hậu môn

4. Cơ nâng hậu môn

11. Hậu môn

5. Cơ thắt ngoài

12.Vùng lược

6. Lòng trực tràng

13. Đường lược

7.Cột hậu môn



13


14

1.1.3.1. Cột hậu môn
Là các nếp niêm mạc nằm dọc ở phần cuối ống tiêu hóa, phía trên
đường lược, có tác giả gọi là cột trực tràng của Morgani. Thường có 6-10, cột
hậu môn, mỗi cột chứa một nhánh tận cùng của động mạch và tĩnh mạch trực
tràng trên và các bó sợi cơ dọc. Đây là nơi các tĩnh mạch trực tràng trên của
hệ thống cửa tiếp nối với các tĩnh mạch trực tràng giữa và dưới. Giữa hai cột
hậu môn là một rãnh được gọi là xoang trực tràng hay xoang Morgagni. Niêm
mạc nơi đây thường sậm màu vì đám rối tĩnh mạch trĩ nằm bên dưới [5],[7].
1.1.3.2. Đường lược
Là đường hình răng cưa được tạo nên bởi bờ trên van hậu môn và chân
các cột hậu môn, cách bờ hậu môn khoảng 2-3 cm. Đường lược là ranh giới
giữa hai vùng biểu mô trụ tầng và niêm mạc ống tiêu hóa điển hình [5],[7].
1.1.3.3. Cơ dọc kết hợp
Ở đoạn dưới trực tràng, các sợi cơ dọc (cơ trơn) hòa lẫn vào các sợi cơ
vân của cơ nâng hậu môn (phần cơ mu trực tràng) và các mô sợi đàn hồi để
tạo nên cơ dọc kết hợp của ống hậu môn. Cơ dọc này tiếp tục đi xuống dưới,
cho ra các sợi cơ xuyên qua cơ thắt trong để hào lẫn vào lớp cơ niêm, một số
sợi tiếp tục bám chặt vào niêm mạc vùng lược, làm cho niêm mạc vùng này
bám chặt vào lớp cơ niêm. Các sợi cơ đàn hồi này được gọi là dây chằng
Parks. Vì vậy, dây chằng Parks chia khoang dưới niêm mạc tại ống hậu môn
thành hai khoang:
-

Khoang trên niêm mạc ở phía trên dây chằng Parks: nơi có đám rối tĩnh

mạch trĩ nội.

-

Khoang dưới niêm mạc ở phía dưới dây chằng Parks: nơi có đám rỗi
tĩnh mạch trĩ ngoại [5].


15

1.1.4. Mạch máu
1.1.4.1. Động mạch

Hình 1.3. Động mạch hậu môn trực tràng [8]
 Động mạch trực tràng trên
Là hai nhánh tận của động mạch mạc treo tràng dưới, đi dọc xuống hai
bên trực tràng, sau đó xuyên qua lớp cơ thành trực tràng và đi đến lớp dưới
niêm mạc ở các cột hậu môn và tận cùng ngay phía trên các van hậu môn [5],
[7].
 Động mạch trực tràng giữa
Thường không có hoặc ít phát triển và không có ý nghĩa thật sự cho
việc cấp máu cho trực tràng và hậu môn.Thường xuất phát ở mặt trước động
mạch chậu trong, đi xuống thành trước bên của phần giữa trực tràng và cho
nhành nối với động mạch trực tràng trên và dưới [5] [7].


16

 Động mạch trực tràng dưới
Xuất phát từ động mạch thẹn trong, cho các nhánh đi vào cơ thắt trong

và cơ thắt ngoài, nhánh tận cùng tưới máu cho lớp dưới niêm mạc và lớp dưới
da [5],[7].
Thomson (1975) qua nghiên cứu đã mô tả trĩ là những đệm mạch (đệm
hậu môn hoặc đệm trĩ) nằm ở khoang dưới niêm mạc ống hậu môn, là những
đám rối mạch máu được bao quanh bởi tổ chức liên kết, tổ chức sợi đàn hồi,
các sợi cơ niêm hay còn được gọi là cơ Treitz. Các đệm trĩ có ngay từ khi sinh
cũng như khi trưởng thành, có 3 đệm trĩ chính ở các vị trí phải trước phải, sau
và trái bên, sự phân bố giải phẫu này chiếm 19% trên nghiên cứu phẫu tích
xác và hầu như không có liên quan tới các nhánh tận của động mạch trĩ trên,
đa số giữa các đệm trĩ chính có thể gặp các đệm trĩ phụ. Dưới ảnh hưởng của
tuổi, lực hút của trái đất, các áp lực khác trong khung chậu có thể làm đứt
hoặc yếu các sợi cơ niêm hoặc sự ứ máu của đệm trĩ gây chảy máu từ các đệm
trĩ hoặc các đệm trĩ sa trượt ra ngoài ống hậu môn. Tình trạng này với gọi là
bệnh trĩ. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy máu chảy từ các đệm trĩ là máu động
mạch chứ không phải là máu tĩnh mạch, được chảy ra từ các tiểu động mạch
xoắn trước xoang tĩnh mạch trĩ bị tổn thương, điều này được chứng minh khi
máu trĩ có màu đỏ tươi và độ pH như pH của máu động mạch như vậy máu ở
các đệm trĩ mang vai trò chức năng hơn là vai trò dinh dưỡng. Vai trò các đệm
trĩ cũng được khẳng định trong chức năng tự chủ hậu môn, đóng kín lỗ hậu
môn, như lớp lót đàn hồi có khả năng chịu áp lực nén để bảo vệ lớp cơ thắt
hậu môn, đặc biệt khi tăng áp lực ổ bụng đột ngột gây tăng áp lực đột ngột
trong trực tràng như ho hắt hơi hay gắng sức, các đệm trĩ ứ máu phồng lên
giúp đóng kín ống hậu môn tránh được hiện tượng mất tự chủ, giúp sự hình
thành nhận cảm phân biệt được các chất khí lỏng đặc tăng phần đảm bảo chức


17

năng tự chủ của ống hậu môn, các đệm trĩ tạo nên từ 15%-20% áp lực nghỉ
của ống hậu môn [6].

1.1.4.2. Tĩnh mạch

Hình 1.4. Tĩnh mạch hậu môn trực tràng
Tĩnh mạch ở ống hậu môn trực tràng tập trung thành 2 đám rối:
 Đám rối tĩnh mạch dưới niêm mạc
Gồm hai nhóm dẫn lưu theo hai chiều ngược nhau và được ngăn cách
bởi dây chằng Parks. Nhóm trên dẫn lưu máu lên trên đổ vào tĩnh mạch trực
tràng trên đổ vào tĩnh mạch mạc treo tràng dưới, nhóm tĩnh mạch này khi giãn
tạo nên trĩ nội. Nhóm dưới dẫn lưu máu đổ vào tĩnh mạch trực tràng dưới rồi
tĩnh mạch thẹn trong, nhóm tĩnh mạch này khi giãn tạo nên trĩ ngoại [5],[7].


18

 Đám rối tĩnh mạch quanh lớp cơ
Dẫn lưu máu chủ yếu của vách trực tràng và đổ vào tĩnh mạch trực
tràng trên [5].
1.2. Cơ chế bệnh sinh
Cho đến nay vẫn chưa hoàn toàn sáng tỏ, có nhiều thuyết nhưng có hai
thuyết chính được chấp nhận và không loại trừ được lẫn nhau, đó là thuyết cơ
học và thuyết động học.
 Thuyết cơ học
Đám rỗi tĩnh mạch trĩ nằm sâu ở lớp dưới niêm mạc và được giữ tại chỗ
bởi các mô sợi đàn hồi. Khi tuổi tác tăng dần lên, các mô sợi đàn hồi thoái
hóa keo, bị chùng nhão dàn. Khi áp lực trong ổ bụng tăng, sự lỏng lẻo của tổ
chức dưới niêm mạc làm cho đám rối tĩnh mạch trĩ di chuyển nhiều hơn. Điều
này giải thích cho hiện tượng sa trĩ và bệnh trĩ có tỉ lệ mắc cao ở một số gia
đình do sự mỏng manh di truyền của mô sợi cơ đàn hồi này.
 Thuyết động học
Bệnh trĩ là sự phình giãn các tĩnh mạch ở ống hậu môn. Cơ chế của sự

phình giãn tĩnh mạch có thể do các yếu tố: đứng lâu, di truyền, mất van tĩnh
mạch, tắc nghẽn hệ thống tĩnh mạch. Gần đây các nghiên cứu về mô học và
quan sát trên kính hiển vi điện tử, người ta nhận thấy diện vi tuần hoàn của
ống hậu môn có chứa các shunt tĩnh mạch. Bình thường các shunt này đóng
đảm bảo trao đổi máu mô. Khi có kích thích chuyên biệt liên quan đến sự gia
tăng lưu lượng máu trong tĩnh mạch trĩ trên (ví dụ thay đổi áp suất trong ổ
bụng, thức ăn nhiều gia vị) dẫn đến co thắt các cơ tiền mao mạch và các shunt
động tĩnh mạch mở ra. Hậu quả là mô không được nuôi dưỡng, tăng áp lực
đột ngột trong các tĩnh mạch trĩ và làm giãn chúng. Điều này giải thích chảy


19

máu trĩ là máu đỏ tươi ( do động mạch hó tĩnh mạch). Nếu có kèm theo viêm
và huyết khối thì dòng máu tĩnh mạch càng bị tắc nghẽn nhiều hơn, búi trĩ lớn
và giãn to [5],[9],[10].
Theo Aigner F (2006),(2009), đường kính trung bình động mạch trĩ ở
bệnh nhân trĩ gấp 2 lần người bình thường, lưu lượng máu đổ về đệm trĩ ở
bệnh nhân trĩ cao gấp 3 lần so với người bình thường. Tác giả cho rằng, sự
tăng lưu lượng dòng máu đổ về đệm trĩ là nguyên nhân gây bệnh trĩ hơn là
hậu quả của bệnh trĩ. Lưu lượng máu vào và ra qua đám mạch trĩ được điều
hòa bằng hệ cơ thắt nội mạch, khi sự điều hòa giữa lượng máu chảy vào và ra
bị rối loạn là yếu tố gây bệnh trĩ [6].

Hình 1.5. Bình thường: Shunt
động tĩnh mạch đóng, cơ thắt
trước mao mạch mở [1]
1. Shunt động tĩnh mạch mở
2. Cơ thắt trước mao mạch co lại


Hình 1.6. Rối loạn chức năng:
Shunt động tĩnh mạch mở, cơ thắt
trước mao mạch co lại [1]
1. Tiểu động mạch
2. Tiểu tĩnh mạch
3. Shunt động tĩnh mạch
4. Cơ thắt ở shunt động tĩnh mạch
5. Cơ thắt trước mao mạch
6. Mao mạch


20

1.3. Lâm sàng
 Ba triệu chứng thường gặp nhất: chảy máu, khối sa hậu môn và đau.
- Chảy máu:
Chảy máu khi đi ngoài ở các mức độ khác nhau, chảy máu là triệu
chứng báo động, tần suất xuất hiện chảy máu trong bệnh trĩ từ 50 % đến 75 %
đôi khi máu chảy nhiều buộc bệnh nhân đi khám cấp cứu. Thường máu chảy
không nhiều, màu đỏ tươi, chảy rỉ ra theo phân.
-

Khối trĩ sa hậu môn:
Sa từng bó hay cả vòng trĩ khi đi ngoài hoặc gắng sức. Bó trĩ sa có thể

tự co lên, phải dùng tay đẩy lên hay sa thường xuyên kèm chảy dịch hậu môn,
ngứa…gây khó chịu.
- Đau:
Đau vùng hậu môn, tuy không thường có nhưng vẫn chiếm khoảng
15% mà nguyên nhân do sa trĩ tắc mạch [5],[9],[11].

 Tắc mạch trĩ ngoại:
Khi thăm khám thấy ở vùng rìa hậu môn một khối sung có màu phớt
xanh, kích thước to hơn hay nhỏ hơn hạt đậu. Bệnh nhân có cảm giác đau rát,
sờ vào thấy căng. Nếu được rạch ngay thì thấy bật ra một cục máu đông và
bệnh nhân thấy dễ chịu ngay.
 Tắc mạch trĩ nội:
Ít hơn so với tắc mạch trĩ ngoại. Bệnh nhân đau ở sâu, có cảm giác như
một vật lạ nằm trong lòng hậu môn. Thăm trực tràng thấy một cục cứng có
ranh giới rõ rệt.


21

 Sa trĩ tắc mạch:
Đau dữ dội vùng hậu môn, khó có thể đẩy trĩ vào lòng hậu môn, đi kèm
là hiện tượng viêm, phù nề niêm mạc vùng hậu môn trực tràng, tiến triển theo
hai hướng, triệu chứng đau giảm đi bó trĩ nhỏ lại tạo thành di tích là mảnh da
thừa hay u nhú phì đại hoặc tiếp tục tiến triển thành hoại tử [1],[3],[5],[11].
1.4. Cận lâm sàng
1.4.1. Đo áp lực ống hậu môn (ALOHM)
Là phương pháp đánh giá chức năng ống hậu môn trực tràng khách
quan, lượng hóa chức năng qua đo ALOHM. Điện cực điện tử, độ nhạy cao,
số hóa, độ chính xác cao, dễ sử dụng, thông số thống nhất toàn cầu.
 Các thông số:
Chiều dài chức năng cơ thắt OHM (chiều dài OHM chức năng) (cm),
ALOHM khi cơ thắt hậu môn ở trạng thái nghỉ, ALOHM khi cơ thắt hậu môn
ở trạng thái co tối đa, ALOHM khi ho, ALOHM khi rặn đại tiện, phản xạ ức
chế cơ thắt hậu môn trực tràng, chỉ số tống phân, ngưỡng nhận cảm của trực
tràng, thể tích duy trì muốn đại tiện, thể tích trực tràng chịu tối đa.


-

Kỹ thuật:
Tư thế bệnh nhân: Nằm nghiêng trái, hai chân co, thở đều.
Thực hiện theo qui trình kỹ thuật
Kết quả: Được tính toán và biểu hiện ở dạng bảng, biểu đồ, đồ thị,
thang màu, tùy theo phần mền chuyên dụng của nhà sản xuất [12].


22

1.4.2. Soi trực tràng hoặc khung đại tràng
Đánh giá tình trạng niêm mạc, hình thể ống hậu môn, bóng trực tràng,
các tổn thương.
1.5. Chẩn đoán
1.5.1. Trĩ nội
Phân độ trĩ có ý nghĩa trong việc đánh giá tổn thương và nghiên cứu chỉ
định điều trị, phân độ trĩ được chia theo mức độ tổn thương về lâm sàng và
giải phẫu. Tổn thương về lâm sàng và giải phẫu bệnh trĩ được nhiều tác giả
phân độ theo tiêu chuẩn của bệnh viện S’t Maks London, tuỳ theo quá trình
phát triển trĩ nội chia làm 4 độ [10] :
 Độ 1: trĩ cương tụ, có thể có hiện tượng chảy máu ( chỉ to lên trong
lòng ống hậu môn).
 Độ 2: sa trĩ khi rặn, tự co lên sau khi đi ngoài.
 Độ 3: sa trĩ khi rặn, phải dùng tay đẩy lên.
 Độ 4: trĩ sa thường xuyên, kể cả trường hợp sa trĩ tắc mạch
1.5.2. Trĩ ngoại
Do giãn quá mức đám rối tĩnh mạch trĩ ngoại. Trĩ ngoại bao giờ cũng
nằm ngoài ống hậu môn, phủ lên búi trĩ là da quanh hậu môn.
1.5.3. Trĩ hỗn hợp

Khi dây chằng Parks chùng, trĩ nội và trĩ ngoại kết hợp với nhau tại
thành trĩ hôn hợp.


23

1.5.4. Trĩ vòng
Thông thường vị trí của trĩ là vị trí của các đám rối tĩnh mạch trĩ. Lúc
mới phát sinh, các búi trĩ còn nhỏ, phân cách riêng biệt. Về sau giữa các búi
trĩ chính xuất hiện các bũi trĩ phụ. Sau nữa chúng cùng tụt ra và gặp nhau tạo
thành trĩ vòng. Tuy là vòng nhưng có chỗ to chỗ nhỏ. Đây là dấu hiệu tốt để
phân biệt trĩ vòng và sa trực tràng [1],[5],[9].
1.6. Điều trị bệnh trĩ.
1.6.1. Điều trị nội khoa
-

Chế độ ăn nhiều chất xơ

-

Thuốc hướng tĩnh mạch

-

Thuốc tọa dược và kem bôi tại chỗ

-

Thuốc điều trị táo bón


-

Phương pháp Y học cổ truyền [1],[5],[9].

1.6.2. Điều trị thủ thuật
-

Chích xơ
Thắt bằng vòng cao su
Quang đông hồng ngoại [1],[5],[9].

1.6.3. Phẫu thuật
1.6.3.1. Rạch lấy máu cục
Chỉ định: Trĩ tắc mạch
-

Khi triệu chứng không thuyên giảm.
Chủ yếu trong điều trị trĩ ngoại tắc mạch.
Không làm trước ngày 3-4: tránh tái phát, chảy máu.
Không làm sau ngày thứ 10: máu cục đã tổ chức hóa.


24

-

Không làm khi phù nề trĩ tại chỗ, sa trĩ nội tắc mạch [5].

1.6.3.2. Các phương pháp cắt trĩ
 Nhóm phẫu thuật kinh điển: gồm 2 nhóm phẫu thuật

-

Phẫu thuật cắt khoang da niêm mạc
Phẫu thuật Whitehead: Nguyên tắc là cắt khoanh niêm mạc và lớp dưới

niêm mạc có các búi tĩnh mạch trĩ, sau đó kéo niêm mạc từ trên xuống khâu
với da ở hậu môn. Phương pháp này hiện nay hầu như không được sử dụng vì
để lại nhiều biến chứng nặng nề như hẹp hậu môn, đại tiện mất tự chủ, rỉ dịch
hậu môn [13].
-

Phẫu thuật cắt rời rừng búi trĩ
Nguyên tắc phẫu thuật này cắt riêng biệt từng búi trĩ một, để lại giữa

các búi trĩ các cầu da niêm mạc. Nhóm này được chia thành:
Cắt trĩ mở: PT Milligan Morgan, PT Nguyễn Đình Hối

Cắt trĩ kín: PT Ferguson [5].
 Nhóm phẫu thuật mới


Nguyên tắc: Bảo tồn đệm hậu môn, giảm lưu lượng máu đến búi trĩ, thu
nhỏ thể tích khối trĩ.
-

Phẫu thuật Longo
Phẫu thuật này đã được Antony Longo tiến hành từ năm 1993 [14],[15].
Sử dụng máy khâu vòng để cắt một khoang niêm mạc trên đường lược

2-3 cm và khâu vòng bằng máy bấm. Khi cắt và khâu khoang niêm mạc sẽ

giảm lưu lượng máu đến đám rỗi trĩ.Ưu điểm: không đau, thời gian nằm viện
ngắn.


25

Nhược điểm: chi phí cao, chưa được đánh giá đầy đủ do thời gian theo
dõi còn ngắn [5],[16],[17].
-

Khâu treo trĩ bằng tay
Là phương pháp cải tiến của PT Longo, được các tác giả Hussein,

Nguyễn Trung Vinh báo cáo ở các hội nghị. PT thực hiện các mũi khâu tay
khâu xếp nếp niêm mạc trên đường lược 2-3 cm. Với cách này, so với PT
Longo, điều trị trĩ với giá thấp hơn nhiều [5],[18].
-

Phẫu thuật triệt động mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm Doppler.

1.6.4. Phẫu thuật triệt động mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm Doppler
(Transanal Haemorrhoidal Dearterialisation)
Do Pier Paolo Dalmonte phẫu thuật viên người Italia đưa ra vào năm
2007 trên cơ sở phẫu thuật khâu thắt động mạch trĩ. Sau khi cải tiến thiết bị và
kỹ thuật:
-

Về thiết bị: dụng cụ THD thực chất là một van hậu môn đặc biệt gồm 1
khe để lắp đầu dò siêu âm, lỗ phía trong dụng cụ THD để đút đầu kìm
mang kim, khe cửa sổ phẫu thuật ngay sát phía trên đầu dò siêu âm để


-

khâu thắt dễ dàng và chính xác động mạch trĩ đã được xác định.
Về kỹ thuật: đối với các vị trí có sa trượt niêm mạc trực tràng ra ngoài
ống hậu môn, làm đường khâu vắt dưới niêm mạc để nâng và cố định
niêm mạc sa trượt vào lớp cơ thắt trong hậu môn nhờ quá trình xơ hóa,
nhằm nâng cao hiệu quả điều trị bệnh trĩ đối với các trường hợp trĩ độ 3
và 4.

1.6.4.1. Nguyên lý
 Hạn chế lượng máu tối đa đổ về đệm trĩ


×