Tải bản đầy đủ (.docx) (120 trang)

TỔNG QUAN về hội CHỨNG mệt mỏi mạn TÍNH và các THUỐC y học cổ TRUYỀN DÙNG CHO BỆNH NHÂN hư LAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (529.56 KB, 120 trang )

F

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BỘ Y TẾ

LƯƠNG THỊ MỸ HẠNH

TỔNG QUAN VỀ HỘI CHỨNG MỆT MỎI MẠN TÍNH
VÀ CÁC THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN DÙNG CHO
BỆNH NHÂN HƯ LAO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
KHÓA 2013 – 2019

HÀ NỘI – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BỘ Y TẾ

LƯƠNG THỊ MỸ HẠNH

TỔNG QUAN VỀ HỘI CHỨNG MỆT MỎI MẠN TÍNH
VÀ CÁC THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN DÙNG CHO
BỆNH NHÂN HƯ LAO
Ngành đào tạo


: Bác sĩ Y học cổ truyền

Mã ngành

: 52720101

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
KHÓA 2013 – 2019

Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN VĂN PHÚC

HÀ NỘI – 2019


LỜI CẢM ƠN
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, đầu tiên, em xin gửi lời
cảm ơn sâu sắc nhất từ tận đáy lòng tới TS.Nguyễn Văn Phúc– người thầy
đáng kính, đã luôn tận tình giúp đỡ em trong quá trình làm khóa luận tốt
nghiệp này.

LỜI CẢM ƠN


Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Văn Phúc- người thầy
đáng kính đã hướng dẫn em tận tình trong suốt quá trình làm khóa luận. Em
xin cảm ơn các Thầy Cô giáo trường Đại học Y Hà Nội và đặc biệt là các
Thầy Cô giáo khoa Y học cổ truyền đã dạy dỗ, truyền đạt cho em những kiến
thức quý báu trong 6 năm học tại trường.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ Thư viện Đại học Y Hà Nội,
thư viện Quốc gia Việt Nam, thư viện Viện Dược Liệu, thư viện Học viện
Quân Y đã tạo điều kiện, cung cấp cho em những tài liệu cần thiết trong khi
làm khóa luận.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, những người đã luôn
ở bên, ủng hộ em trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian thực
hiện khóa luận.
Mặc dù đã rất cố gắng, song vì kiến thức bản thân còn hạn chế, chưa
có kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, kiến thức luôn là mới mẻ,
em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp của các Thầy Cô giáo để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày /
Sinh viên

/2019

Lương Thị Mỹ Hạnh


LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi
 Phòng Đào tạo đại học – Trường Đại học Y Hà Nội
 Khoa Y học cổ truyền – Trường Đại học Y Hà Nội.
 Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp.
Tên em là: Lương Thị Mỹ Hạnh– sinh viên chuyên ngành Y học cổ
truyền, trường Đại học Y Hà Nội, khóa 2013-2019.
Em xin cam đoan đây là nghiên cứu do em thực hiện dưới sự hướng
dẫn của thầy TS. Nguyễn Văn Phúc.
Các dữ liệu và kết luận được trình bày trong khóa luận chưa từng được

công bố ở những nghiên cứu khác.
Em xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Sinh viên
Lương Thị Mỹ Hạnh


DANH MỤC VIẾT TẮT
BPD
NXB
HCMMMT
YHCT

: Bộ phận dùng.
: Nhà xuất bản.
: Hội chứng mệt mỏi mạn tính.
: Y học cổ truyền.

YHHĐ

: Y học hiện đại.

NCKH

: Nghiên cứu khoa học

CFS

: Chronic Fatigue Syndrome ( hội chứng mệt mỏi mạn tính )

NICE


: The National Institutes for Health and care excellence

RCT

: Randomized Controlled clinical Trial

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC VIẾT TẮT
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................3
1.1. Tổng quan về hội chứng mệt mỏi mạn tính............................................3
1.1.1. Định nghĩa.........................................................................................3
1.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán........................................................................4
1.1.3. Nguyên nhân gây bệnh.....................................................................4
1.1.4. Điều trị.............................................................................................6
1.2. Tổng quan về hư lao..............................................................................15
1.2.1. Khái niệm........................................................................................15
1.2.2. Nguyên nhân gây bệnh....................................................................15


1.2.3. Đặc điểm bệnh................................................................................16
1.2.4. Diễn biến bệnh................................................................................17
1.2.5. Nguyên tắc điều trị..........................................................................18
1.2.6. Các thể bệnh Hư lao theo y học cổ truyền và pháp, phương điều trị
theo từng thể...................................................................................19
1.2.7. 7 dược liệu có tác dụng sinh học chống mệt mỏi............................20
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........25

2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................25
2.2. Phương pháp nghiên cứu tổng quan tài liệu..........................................25
2.2.1. Thu thập tài liệu và thống kê dữ liệu...............................................25
2.2.2. Chon lọc, phân tích, tổng hợp dữ liệu.............................................25
2.2.3. Bàn luận, từ đó đưa ra kết luận và đề xuất......................................26
2.2.4. Tiêu chuẩn chọn tài liệu..................................................................26
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................27
3.1. Hội chứng mệt mỏi mạn tính theo y học hiện đại.................................27
3.1.1. Định nghĩa và phân loại Hội chứng mệt mỏi mạn tính...................27
3.1.2. Các triệu chứng mệt mỏi mạn tính..................................................28
3.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán......................................................................29
3.1.4. Điều trị hội chứng mệt mỏi mạn tính..............................................29
3.2. Hư lao theo y học cổ truyền..................................................................32
3.2.1. Phế khí hư.......................................................................................32
3.2.2. Tỳ khí hư........................................................................................32
3.2.3. Phế thận khí hư...............................................................................32
3.2.4. Tâm tỳ khí hư..................................................................................33
3.2.5. Tâm huyết hư.................................................................................34
3.2.6. Can thận âm hư...............................................................................34


3.2.7. Tỳ thận dương hư............................................................................35
3.2.8. Tâm thận dương hư.........................................................................36
3.2.9. Khí huyết lưỡng hư.........................................................................36
3.2.10. Thận âm dương lưỡng hư..............................................................37
3.2.11. Thận tinh hao khát.........................................................................38
3.3. 7 dược liệu của tác dụng sinh học chống mệt mỏi đã được công bố............38
3.3.1 . Nhân sâm........................................................................................41
3.3.2. Tam thất...........................................................................................44
3.3.3. Sâm ngọc linh..................................................................................46

3.3.4. Đinh lăng:........................................................................................48
3.3.5. Ngũ gia bì chân chim......................................................................49
3.3.6. Ngũ gia bì gai..................................................................................51
3.3.7. Ngũ vị tử.........................................................................................53
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN............................................................................56
4.1. Bàn về hội chứng mệt mỏi mạn tính theo y học hiện đại......................56
4.1.1. Liệu pháp dùng thuốc......................................................................56
4.1.2. Liệu pháp không dùng thuốc...........................................................58
4.1.3. Vai trò của các yếu tố dinh dưỡng trong điều trị suy nhược cơ thể........59
4.2. Bàn về chứng hư lao theo y học cổ truyền và hệ thống hóa các vị thuốc,
dược liệu bài thuốc trong điều trị hư lao..................................................62
KẾT LUẬN....................................................................................................65
KIẾN NGHỊ...................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 : Một số nghiên cức lâm sàng trong điều trị CFS..........................13
Bảng 1.2 : Các thể bệnh trong hư lao............................................................19
Bảng 3.1 : Phân loại hội chứng mệt mổi mạn tính........................................27
Bảng 3.2:

Dấu hiệu và triệu chứng hội chứng mệt mỏi mạn tính................28

Bảng 3.3:

Phương pháp điều trị hội chứng mệt mỏi mạn tính.....................30


Bảng 3.4:

7 dược liệu có tác dụng sinh học chống mệt mỏi........................39

Bảng 4.1:

Các bài thuốc điển hình điều trị hư lao........................................64


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội chứng mệt mỏi mạn tính là một tình trạng mệt mỏi kéo dài và dai
dẳng, không được cải thiện khi nghỉ ngơi [1] . Theo trang healthline.com trang web quốc tế hàng đầu về chăm sóc sức khỏe : CFS ảnh hưởng đến 836.000
đến 2,5 triệu người Mỹ. Ước tính 84% - 91% những người mắc CFS chưa được
chẩn đoán, có nghĩa là sự thật tỷ lệ hiện mắc CFS là không rõ nhưng con số hiện
tạo là rất cao. CFS ảnh hưởng đến phụ nữ thường xuyên hơn nam giới. Tuổi khởi
phát trung bình là 33, mặc dù CFS đã được báo cáo ở những bệnh nhân trẻ hơn
10 tuổi và già hơn 70 tuổi. Bệnh nhân CFS bị giảm năng suất và chi phí y tế cao
góp phần vào tổng số gánh nặng kinh tế từ 17 đến 24 tỷ đô la hàng năm.

Hiện tại chưa có biện pháp đặc hiệu để điều trị suy nhược cơ thể. Các
biện pháp chủ yếu là liệu pháp tâm lý, tránh các sang chấn tinh thần trong
cuộc sống kết hợp với luyện tập thể thao [3]. Thêm vào đó, bệnh nhân có
thể sử dụng một số thuốc để cải thiện triệu chứng và tăng cường sức khỏe.
Nhưng đến nay chưa có một loại thuốc nào có khả năng điều chỉnh đồng
thời các triệu chứng của suy nhược cơ thể [2]. Bệnh lí này không quá mới
mẻ và trong thời gian dài nó được coi là một bệnh khó hiểu và ít phương
pháp để điều trị [3]. Hiện nay, suy nhược cơ thể đang có xu hướng tăng lên.
Bằng chứng là ngày càng ghi nhân nhiều case lâm sàng được chẩn đoán

hơn. Có lẽ do thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, áp lực công việc ngày
càng lớn. Cũng đã có những nghiên cứu cả trong Y học hiên đại và Y học
cổ truyền về suy nhược cơ thể cũng như những thuốc hỗ trợ điều trị cải
thiện bệnh lí này với mong muốn mang đến cho người bệnh chất lượng
cuộc sống, làm việc tốt hơn.
Theo Y học cổ truyền, HCMMMT thuộc chứng hư lao. Hư lao là một
bệnh danh chỉ tình trạng cơ thể hư nhược đã lâu mà chưa hồi phục, biểu hiện


2
trên lâm sàng bằng các triệu chứng bằng các triệu chứng sinh ra do chức năng
của các tạng phủ trong cơ thể suy giảm [2]. Hư lao là tên gọi chung cả ngũ
lão, thất thương [38]. Sách Nạn Kinh có nói về chứng hư tổn và định cách
chữa chứng này. Sách Kim quỹ yếu lược đem chứng này đặt thành một thiên
riêng, lại còn bàn rộng thêm, về cách phân biệt mạch, chứng và xử phương
dụng được, thời đại Kim - Nguyên thì Lý Đông Viên và Chu Đan Khê đều có
ý kiến độc đáo về chứng lao quyện nội thương; Lý Đông Viên sở trường thuốc
ôn bổ trung khí, Chu Đan khê giỏi dùng thuốc tư âm để giáng hỏa. Sau đó lại
xuất hiện rất nhiều sách, như đời Nguyễn thì có sách Thập thần hư của Cát
Khả Cửu, đời Minh có sách Lý hư nguyên giám của Ý thạch, đời Thanh có
Bất cư tập của Ngô Trửng làm cho lý luận và cách chữa chứng hư lao càng
thêm phong phú [38].
Đây là một chứng bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra và bệnh nhân
thường có biểu hiện phối hợp của sự suy giảm chức năng của các tạng phủ
cũng như khí huyết, âm dương đều hư suy, ảnh hưởng rất nặng nề đến chất
lương sống. Nên các chứng hậu, chứng trạng cũng như pháp, phương điều trị
sẽ phụ thuộc vào từng thể bệnh.
Đề đề tài này sẽ là một cái nhìn tổng quan về hội chứng mệt mỏi mạn
tính theo Y học hiện đại và Y học cổ tryền; về nguyên tắc sử dụng như các vị
thuốc, bài thuốc cổ truyền và những nghiên cứu dược lý hiện đại một số dược

liệu dùng cho những bệnh nhân suy nhược cơ thể với mục tiêu:
1. Thu thập thông tin và hệ thống hoá các phương pháp, thuốc điều
trị HCMMMT và các dược liệu vị thuốc cổ truyền, bài thuốc cổ
truyền thường dùng điều trị bệnh hư lao
2. Tổng hợp thông tin về tác dụng sinh học, đặc biệt tác dụng chống
mệt mỏi có thể ứng dụng trong điều trị bệnh suy nhược cơ thể của
7 dược liệu.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tổng quan về hội chứng mệt mỏi mạn tính
1.1.1. Định nghĩa
Hội chứng mệt mỏi mạn tính (Chronic Fatigue Syndrome) đã được báo
cáo trên thế giới từ ít nhất từ 200 năm nay. Đây được cho là căn bệnh liên
quan đến nhiều yếu tố như môi trường, trạng thái bệnh tật, sự trao đổi chất,
tình trạng nhiễm trùng và sự rối loạn tâm thần [1]. Nhà thần kinh học George
Miller Beard người Mỹ là người đầu tiên mô tả hội chứng này vào năm 1860.
Ông gọi đây là “Hội chứng suy nhược thần kinh” vì ông cho rằng đó là các rối
loạn tâm thần với các triệu chứng suy nhược và mệt mỏi. Từ đó đến nay có rất
nhiều các công trình nghiên cứu khoa học đã được tiến hành để có thế đưa ra
định nghĩa, nguyên nhân và cách điều trị HCMMMT cơ thể. Mặc dù,
HCMMMT vẫn còn là một thách thức với các nhà khoa học thế giới nhưng
định nghĩa của hội chứng này đã được thống nhất. Theo Trung tâm phòng và
kiểm soát bệnh tật tại Hoa Kỳ, HCMMMT được định nghĩa là tình trạng phức
tạp được đặc trưng bởi mệt mỏi không cải thiện khi nghỉ ngơi kéo dài trên sáu
tháng, có thể trầm trọng hơn sau hoạt động thể lực hoặc những sang chấn về

tinh thần [2].
Theo Viện Chăm sóc sức khỏe Quốc gia của Anh (NICE- The National
Institutes for Health and care excellence) năm 2007 và Tổ chức Nghiên cứu
và giáo dục Y học của Mỹ (Mayo Foundation for medical education and
research) năm 2001 dựa trên một số đặc điểm điển hình của HCMMMT để
đưa ra định nghĩa: HCMMMT là một hội chứng rối loạn có đặc điểm suy
nhược không liên quan đến nghỉ ngơi và có thể xấu đi cùng với các hoạt động
cơ thể và các hoạt động nặng nhọc. Bệnh lí do nhiều nguyên nhân gây ra (môi


4
trường, trạng thái bệnh tật, nhiễm trùng, rối loạn trao đổi chất) với những biểu
hiện đa dạng như: lo âu, mệt mỏi, gầy sút cân, làm việc năng suất giảm, ảnh
hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống [1].
1.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán
Các dấu hiệu lâm sàng chính là mệt mỏi, có cảm giác như bất lực hoàn
toàn và chán nản vô cùng. Đi kèm theo là triệu chứng bệnh các cơ quan hô
hấp, tiêu hóa, tiết niệu, thần kinh cơ và các triệu chứng tâm thần rất đa dạng.
Hiện nay, các bác sĩ thường áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán của CDC/NIH
(Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ):
1. Mệt mỏi kéo dài không giải thích được nguyên nhân, tái phát nhiều lần
làm ảnh hưởng đến khả năng làm việc và học hành.
2. Kèm theo ít nhất là 4 trong các triệu chứng sau (có thời gian kéo dài
trên 6 tháng):
 Rối loạn trí nhớ và sự tập trung.
 Đau họng, loét trong miệng (nhiệt miệng)
 Hạch cổ và hạch nách gây đau.
 Đau cơ.
 Đau nhiều khớp nhưng không sưng, không đỏ.
 Nhức đầu.

 Ngủ không yên giấc.
 Uể oải sau làm việc gắng sức ít nhất 24 giờ.
1.1.3. Nguyên nhân gây bệnh


5
Nguyên nhân của suy nhược cơ thể khá đa dạng. Mặc dù đã có nhiều
nghiên cứu nhưng các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên
nhân của tình trạng suy nhược cơ thể. Phần lớn các công trình nghiên cứu cho
thấy sự phát triển của suy nhược cơ thể có liên quan đến các yếu tố sau:
Nhiễm khuẩn, nhiễm virus, suy giảm miễn dịch, suy giảm chức năng hệ tiêu
hóa, rối loạn chức năng hệ nội tiết, thiếu hụt dinh dưỡng [1].
- Nhiễm virus:
Một số tác giả cho rằng một hoặc một số virus là tác nhân gây bệnh
tiềm tàng, trong đó có một số virus Retrovirus và entrovirus. Một số dẫn
chứng đã nêu ra rằng hội chứng suy nhược cơ thể có thể bị thúc đẩy do nhiễm
virus Epstein-Barr [3].
- Suy giảm miễn dịch:
Có bằng chứng cho thấy có sự khác biệt về tình trạng miễn dịch trên
bệnh nhân suy nhược cơ thể như tăng nồng độ kháng thể kháng các loại virus
nói trên, giảm Globulin miễn dịch ở mức độ vừa phải, giảm tăng sinh các tế
bào lympho sản xuất mitogen trong ống nghiệm và trong giải phóng Cytokin
xảy ra sau đó [3].
- Giảm chức năng hệ tiêu hóa:
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng trên các bệnh nhân này có tình trạng
thiếu hụt các vitamin nhóm B, lysin, sắt, acid folic… Ngoài ra, tình trạng
giảm hấp thu đường tiêu hóa, thiếu hụt năng lượng trường diễn, sự phát triển
quá mức của vi khuẩn đường ruột, các bệnh đại tràng kích thích… cũng
thường thấy trên các bệnh nhân suy nhược cơ thể mạn tính [3].
- Rối loạn chức năng hệ nội tiết:



6
Các nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh nhân mắc hội chứng suy nhược cơ thể
có sự bất thường về chức năng nội tiết: giảm sản xuất Corticotropin ở vùng
dưới đồi, giảm độ tập trung cortisol trung bình, tăng nồng độ ACTH… Có giả
thiết cho rằng những bất thường về nội tiết - thần kinh có thể góp phần làm
ảnh hưởng tới năng lượng và khí sắc của bệnh nhân [3].
- Rối loạn đồng hồ sinh học :
Trong cơ thể sống dù là thực vật hay động vật, tất cả các tiến trình sinh
học hay sinh lí đều thay đổi theo chu kỳ (nghĩa là có thể dự đoán được) trong
vòng 24h hay lâu hơn .Những thay đổi theo nhịp này có đặc điểm là sự xen kẽ
giữa vùng đỉnh ( acrophase) và những vùng lõm. Gần 200 loại nhịp được phát
hiện ở loài người. Việc phân bố những vùng đỉnh và lõm không xảy ra ngẫu
nhiên mà chúng có tính tổ chức về mặt thời gian. Đó là tiến trình thích nghi
với sự thay đổi chu kỳ của môi trường nghĩa là các thay đổi về ngày/đêm, ồn
ào/im lặng, nóng/ lạnh... [4].
Những nhịp này được được điều hòa bởi đồng hồ sinh học. Chúng
được điều chỉnh theo thời gian mỗi ngày cũng như thoe các dấu hiệu có tính
chu kỳ của môi trường như hoàng hôn và rạng đông và các đặc điểm hoạt
động của con người và/ hay động vật. Những tín hiệu này điều hòa những
nhịp sinh học của chúng ta. Nếu không có những tín hiệu điều hòa này thì
đồng hồ sinh học sẽ tiếp tục chạy những những giai đoạn của chúng sẽ khác
về mặt ngày đêm [4].
Như vậy khi rối loạn đồng hồ sinh học, nhịp sinh học bị đảo lộn, cơ thể
dần không thể thích nghi dẫn đến suy nhược.
1.1.4. Điều trị


7

Hiện tại, có rất ít thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng đánh giá các
phương pháp điều trị dược lý cho CFS / ME. Các thuốc được sử dụng có tác
dụng cải thiện triệu chứng là chính.
1.1.4.1. Liệu pháp dùng thuốc
- Thuốc giảm đau và thuốc chống viêm không steroid (NSAID)[1][3].
Các thuốc chống viêm không steroid đều có tác dụng chống viêm, hạ sốt,
giảm đau. Thuốc ức chế cyclo-oxygenase nên ức chế tổng hợp prostaglandin và
thromboxan. Có hai dạng cyclo-oxygenase, COX-1 cần thiết để tổng hợp
prostaglandin (bảo vệ niêm mạc dạ dày) và thromboxan cần thiết cho tiểu cầu
kết dính, và COX-2 tham gia tạo ra prostaglandin khi có viêm. Các thuốc
chống viêm không chọn lọc ức chế cả hai loại COX-1 và COX-2, bao gồm
ibuprofen, indometacin, naprox- en, piroxicam, diclofenac, ketoprofen. Các
thuốc NSAID ức chế chọn lọc COX-2 gồm có ketorolac, parecoxib,
celecoxib, meloxicam, rofecoxib… Sự khác nhau giữa các thuốc NSAID chủ
yếu là tỷ lệ và các biểu hiện của tác dụng không mong muốn. Các thuốc có
tính chọn lọc ít gây các tác dụng phụ, còn tác dụng chống viêm, giảm đau
giống như các thuốc không chọn lọc cũ.
- Thuốc chống trầm cảm ba vòng và các thuốc tái hấp thu chọn lọc
serotonin [2,3].
Các thuốc chống trầm cảm ba vòng và các thuốc ức chế tái hấp thu
chọn lọc serotonin (SSRI) gần đây là những thuốc được sử dụng rộng rãi nhất
trong điều trị trầm cảm. Thuốc chống trầm cảm ba vòng và các thuốc có liên
quan có thể được chia thành những loại có tác dụng an thần nhiều hay ít.
Những loại thuốc có tác dụng an dịu như amitriptylin và loại ít an dịu như
imipramin. Những thuốc này có hiệu quả nhất trong điều trị trầm cảm có phối
hợp với các rối loạn tâm lý vận động và sinh lý. Đối với liệu pháp điều trị


8
bệnh nhân mệt mỏi mạn tính thì liều dùng thường thấp hơn liều điều trị bệnh

nhân trầm cảm.
- Thuốc hướng tâm thần [2,3].
Trên lâm sàng hiện nay, sulbutiamin được sử dụng cho các bệnh nhận
suy nhược cơ thể. Sulbutiamin là dẫn xuất của thiamin nhưng cấu trúc khác
với vitamin B1 nên tan mạnh trong lipid và dễ dàng đi qua hàng rào máu não.
Sulbutiamin tác động lên hệ cholinergic và serotonergic của hệ thần kinh
trung ương do đó có tác dụng điều hòa cảm xúc, trí nhớ và đóng vai trò quan
trọng trong chu kì thức ngủ của người.
- Thuốc tăng cường miễn dịch cho cơ thể và thuốc kháng virus [2,3].
Thuốc human normal immunoglobulin có tác dụng tăng cường hệ miễn
dịch của cơ thể để giảm nguy cơ nhiễm trùng ở những người suy giảm miễn
dịch. Thuốc này được điều chế từ máu người khỏe mạnh có nồng độ một số
kháng thể cao, giúp chống nhiễm trùng. Human normal immunoglobulin cũng
được sử dụng để tăng tiểu cầu ở những người mắc rối loạn máu (xuất huyết
do giảm tiểu cầu vô căn) vì tiểu cầu cần thiết để ngăn chặn chảy máu và hình
thành huyết khối.
1.1.4.2. Liệu pháp không dùng thuốc
-

Chế

độ

luyện

tập:

Mặc dù quá trình vận động gắng sức làm nặng thêm tình trạng mệt mỏi,
nhưng nếu không vận động thì không cải thiện được các triệu chứng và có
nguy cơ trầm cảm. Do đó bệnh nhân cần có chế độ vận động thể lực hợp lí,

vừa sức. Chế độ vận động thể lực cần tăng dần về thời gian và cường độ [3].
- Điều hành hoạt động hàng ngày.
Chậm lại và để tránh quá nhiều căng thẳng về thể chất và tâm lý. Tuy
nhiên, nghỉ ngơi quá nhiều có thể làm cho yếu hơn, các triệu chứng xấu đi lâu
dài. Mục tiêu nên được để duy trì một mức độ vừa phải các hoạt động hàng


9
ngày và nhẹ nhàng tăng sức chịu đựng theo thời gian.
- Nhận thức hành vi liệu pháp [93]
Điều này điều trị thường sử dụng kết hợp với tập thể dục, đã được chứng
minh giúp cải thiện các triệu chứng của hội chứng mệt mỏi mãn tính. Trong liệu
pháp hành vi nhận thức, làm việc với bác sỹ chuyên khoa tâm thần để xác định
suy nghĩ tiêu cực và hành vi trì hoãn thay thế bằng sự lành mạnh, tích cực.
- Điều chỉnh đồng hồ sinh học [4].
Sinh hoạt hang ngày đúng giờ theo lịch cá nhân ( bao gồm cả,ngủ, thể
dục tùy sức vui chơi, giải trí…)
1.1.4.3. Vai trò của các yếu tố dinh dưỡng trong điều trị
suy nhược cơ thể [4].
- Acid folic:
Là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình tạo hồng cầu và các hoạt
động của tế bào thần kinh. Ở phụ nữ có thai, thiếu hụt acid folic có thể gây ra
các dị tật về thần kinh. Ngoài ra, acid folic giúp tăng cường cơ bắp và ổn định
các rối loạn tinh thần, cảm xúc.
Một số nghiên cứu cho thấy trên bệnh nhân suy nhược cơ thể có tình
trạng thiếu acid Folic. Nồng độ acid folic huyết thanh có liên quan tới nồng
độ folic trong dịch não tủy. Do đó, khi nồng độ acid folic huyết thanh thấp
dẫn tới tình trạng nồng độ acid folic trong dịch não tủy giảm gây ra giảm sút
các hoạt động của tế bào não.
Một số giả thuyết cho rằng các triệu chứng mệt mỏi và trầm cảm, giảm

miễn dịch cũng có liên quan tới thiếu hụt acid folic trong cơ thể. Một số
nghiên cứu chỉ ra rằng việc bổ sung acid folic cho hiệu quả trong việc cải
thiện tình trạng tâm lí ức chế của bệnh nhân.
- Vitamin B12 [5,9]


10
B12 là một coenzyme tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa của cơ
thể đặc biệt là 2 quá trình chuyển hóa acid folic và tổng hợp AND nên cần cho
sự sản sinh hồng cầu, chu trình Kreb tạo năng lượng, chuyển hóa lipid và duy
trì hoạt động của hệ thần kinh.
Khi thiếu vitamin B12 ngoài gây ra thiếu máu hồng cầu to và viêm
nhiều dây thần kinh, rối loạn cảm giác và vận động còn gây ra các rối loạn về
trí nhớ và tâm thần.
Trong nghiên cứu của Regland B và Andersson M năm 1997 cho thấy
30% bệnh nhân Suy nhược cơ thể thiếu hụt vitamin B12. Khi sử dụng vitamin
B12 với liều 1000mcg/1 tuần kéo dài 1 tháng liên tục làm giảm đáng kể các
triệu chứng mệt mỏi, đau các dây thần kinh (trong thoái hóa cột sống) và cải
thiện trí nhớ cho bệnh nhân.
- Các vitamin nhóm B khác:
Một số nghiên cứu cũng chỉ ra sự thiếu hụt vitamin nhóm B khác trên
bệnh nhân CFS như: riboflavin, thiamine và pyridoxine làm ảnh hưởng tới
nồng độ NADH và giảm các chuyển hóa của tế bào.
- Vitamin C [3]:
Là một vitamin có tác dụng tăng cường sức đề kháng của cơ thể, chống
oxy hóa tế bào. Việc thiếu hụt vitamin C có thể gây ra mệt mỏi, tuy nhiên có
nghiên cứu nào có nghiên cứu nào chỉ ra mức độ thiếu hụt vitamin C có mối
tương quan với mức độ của tình trạng suy nhược cơ thể. Tuy nhiên, trên các
bệnh nhân có tình trạng nhiễm khuẩn kéo dài, liệu pháp bổ sung vitamin C lại
được chứng minh là có hiệu quả tăng cường sức đề kháng.

- Muối Magne [3]:
Là một trong những khoáng chất rất quan trọng đối với cơ thể. Nó có
tác dụng duy trì cơ bắp, ổn định chức năng thần kinh, tăng cường hệ thống
miễn dịch khỏe mạnh, duy trì nhịp tim và xây dựng xương chắc khoẻ. Magiê
cũng tham gia vào ít nhất 300 phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Khi cơ thể


11
thiếu magiê sẽ gây tăng kích thích thần kinh cơ, co giật, rối loạn tim mạch…
Một số nghiên cứu cho thấy có tình trạng giảm nồng độ magne huyết tương
trên khoảng 45% bệnh nhân suy nhược mạn tính. Ngoài ra, những người có
nguy cơ thiếu hụt magne bao gồm:
+ Bệnh nhân có bệnh về đường tiêu hóa: phẫu thuật đường tiêu hóa, hội
chứng ruột kích thích…
+ Người hay nôn và tiêu chảy
+ Một số thuốc: lợi tiểu, kháng sinh (giảm khả năng hấp thu của ống
tiêu hóa)
+ Bệnh nhân đái tháo đường
+ Tuổi cao.
- Kẽm :
+ Các vi chất dinh dưỡng, kẽm là một vi khoáng được chứng minh có
vai trò quan trọng đặc biệt cho phát triển chiều cao, cơ bắp, thần kinh và miễn
dịch của trẻ những năm đầu đời.
+ Kẽm tham gia vào thành phần của trên 300 enzyme kim loại, trong đó có
những enzyme rất quan trọng như cacboxypeptidase A, L-glutamat dehydrogenase,
cacbonic anhydrase, cytochrom C–oxydoreductase, alcoldehydrogenase, lactat
dehydrogenase, phosphorusglyceraldehyt dehydrogenase, alkalin phosphatase. Kẽm
được coi là chất xúc tác không thể thiếu được của ARN-polymerase. Do đó
Kẽm có vai trò quan trọng trong quá trình nhân bản ADN và tổng hợp protein.
+ Vai trò của kẽm trong hoạt động của một số hormone : Kẽm giúp

tăng cường tổng hợp FSH (foline stimulating hormone) và testosterol. Hàm
lượng kẽm huyết thanh bình thường có tác dụng làm tăng chuyển hoá
glucose của insulin. Các hợp chất của kẽm với protein trong các chế phẩm
của insulin làm tăng tác dụng của thuốc này trong thực hành lâm sàng.


12
+ Kẽm có ảnh hưởng tốt đến sự phát triển của cơ thể, ảnh hưởng này có
thể giải thích trên nhiều tác dụng như: tăng hấp thu, tăng tổng hợp protein,
tăng cảm giác ngon miệng và tác động lên hormone tăng trưởng (GH –
Growth Hormon), hormone IGF-I.
+ Kẽm đóng vai trò làm tăng cường miễn dịch: Hệ thống miễn dịch đặc
biệt nhạy cảm với tình trạng kẽm của cơ thể. Theo Shankar AH, thiếu kẽm
gây suy giảm miễn dịch. Shankar đã nhận thấy rằng thiếu kẽm làm ảnh hưởng
xấu tới sự phát triển và chức năng của hầu hết các tế bào miễn dịch, bao gồm
cả tế bào T, tế bào B và đại thực bào. Tác giả đã phát hiện thấy rằng ở chuột
bị thiếu kẽm có biểu hiện thiểu sản lách và tuyến ức, giảm sản xuất các
globulin miễn dịch, bao gồm cả IgA, IgM và IgG.
+ Dấu hiệu thiếu kẽm thường thấy là ăn không ngon, vị giác bất
thường, rụng tóc, tiêu chảy kéo dài, thương tổn ở da và mắt, chậm lớn, cơ
quan sinh dục chậm trưởng thành và bất lực. Thiếu kẽm cũng gây ra sụt cân,
thiếu máu, chậm lành vết thương và kém minh mẫn…
+ Một nghiên cứu lâm sàng trên 1300 bệnh nhân suy nhược cơ thể, có
khoảng 30% số bệnh nhân có tình trạng thiếu kẽm. Mặt khác, tuy chưa có kết
quả nghiên cứu nào chỉ ra sự cải tiến của bệnh nhân khi bổ sung kẽm nhưng
với mức bổ sung 135mg kẽm/ ngày ở người bình thường cũng làm tăng sức
bền, tăng sức cơ.
- Một số yếu tố dinh dưỡng khác: L- Tryptophan, L-Carnitin, CoEnzym
Q10, acid béo
+ Tryptophan là một tiền chất của Serotonin có liên quan tới tâm trạng.

Nồng độ tryptophan thấp có thể làm tái phát tình trạng giảm hưng phấn.
+ Carnitine và este của nó ngăn chặn chất độc tích lũy trong ty thể và tế
bào chất của tế bào. Bản thân nó cũng tham gia cung cấp Acetyl coA cho ti
thể sản xuất năng lượng.


13
Nhìn chung, có nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng thiếu hụt các yếu
tố dinh dưỡng trên bệnh nhân suy nhược cơ thể. Dinh dưỡng góp phần quan
trọng trong cơ chế làm giảm sự mệt mỏi, tăng cường năng lượng cho cơ thể,
tăng cường hoạt động của hệ thần kinh và miễn dịch.

1.1.4.4. Một số nghiên cứu lâm sàng điều trị CFS
Bảng 1.1: Một số nghiên cức lâm sàng trong điều trị CFS
TT

1

2

Tên thuốc
Hydrocortisone
+Fludrocortisone

Hydrocortisone

Nhóm thuốc

Dạng nghiên
cứu/n bệnh

nhân

Kết
quả

Corticoid

RCT/ 80 bệnh
nhân, 6 tháng

Corticoid

RCT/65 Bệnh
nhân,
3 tháng

Tốt

Tốt

Tốt

3

Immunoglobulins

Kháng thể

RCT/30 bệnh
nhân, 6 tháng

theo dõi

4

Isoprinosine

Immunovir

RCT/ 16 bệnh
nhân, 3 tháng

Kém

5

Acetyl-L-carnitine
(ALC) kết hợp
Propionyl
L-carnitine (PLC)

Acid amin

RCT/ 90 bệnh
nhân, 6 tháng

Tốt

6

Rituximab

(RTX; Nghiên
cứu thí điểm)

Kháng thể
đơn dòng

7

Rituximab
(KTS-1-2008)

Kháng thể
đơn dòng

Nguyên cứu
thuần tập,
nghiên cứu
mở/3 bệnh
nhân, 10 tháng
Nghiên cứu
RCT nhỏ, giai
đoạn 2/30 bệnh
nhân, 12 tháng

Tốt

Tốt

Tác giả, năm
Blockmans và

đồng nghiệp
năm 2003
McKenzie và
đồng nghiệp
năm
1998
Peterson và
đồng nghiệp
năm
1998
Diaz-Mitoma
và đồng nghiệp,
2003
Vermeulen và
Scholte, 2004
Fluge và Mella,
2009

Fluge và đồng
nghiệp, 2011


14

8

Rituximab
(KTS-2-2010)

Kháng thể

đơn dòng

Nghiên cứu
không mù,
không ngẫu
nhiên giai đoạn
2/29 bệnh nhân
, 15 tháng ,
điều trị 36
tháng

9

Valganciclovir
(EVOLVE)

Thuốc kháng
virus

10

11

12

13

14

Magnesium


Vitamin B12

Vitamin B12

Vitamin B12

Vitamin B12 kèm
theo acid folic

15

NADH( nghiên
cứu ENADA)

16

NADH

21

NADH

Tốt

Fluge và đồng
nghiệp, 2015

RCT/ 30 bệnh
nhân, 48 tuần


Tốt

Montoya và
đồng nghiệp ,
2013

Vi lượng

RCT/32 bệnh
nhân( không
thiếu Mg) 1,5
tháng theo dõi

Tốt

Cox và đồng
nghiệp 1991

Cobalamin

Nghiên cứu
chéo RCT/29
bệnh nhân, 1.5
tháng

Cobalamin

Nghiên cứu
chéo RCT/ 15

bệnh nhân theo
dõi NR

Kém

Kaslow và đồng
nghiệp 1989

Cobalamin

Báo cáo case/
2 phụ nữ với
CFS theo dõi
NR

Tốt

Wiebe 1996

Cobalamin

Khảo sát cắt
ngang/ 38 bệnh
nhân nữ theo
dõi NR

Tốt

Regland và
đồng nghiệp

2015

Nghiên cứu
chéo RCT/ 26
bệnh nhân, 3
tháng

Tốt

Forsyth và đồng
nghiệp 1999

Coenzyme

RCT/31 bệnh
nhân, 24 tháng

Tốt

Santaella và
đồng nghiệp
2004

Coenzyme

RCT/77 bệnh
nhân 3 tháng

Tốt


Alegre và đồng
nghiệp 2010

Ellis và Nasser,
1973


15

22

CoQ10 + NADH

Coenzyme

Bằng chứng về
khái niêm,
RCT/ 80 bệnh
nhân, 2 tháng

Tốt

Castro-Marre và
đồng nghiệp
2016


×