Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

câu 5 tr 150 hai phương thức sản xuất giá trị thặng dư và ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.75 KB, 3 trang )

Câu 5 (Tr 150): Hai phương thức sản xuất giá trị thặng
dư. Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu.
Mục đích của các nhà tư bản là sản xuất ra giá trị thặng dư tối
đa. Vì vậy, các nhà tư bản dùng nhiều phương pháp để tăng tỷ
suất và khối lượng giá trị thặng dư. Khái quát có hai phương
pháp để đạt được mục đích đó là sản xuất giá trị thặng dư tuyệt
đối và sản xuất giá trị thặng dư tương đối.
- Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối
Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được bằng
cách kéo dài ngày lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu
trong khi năng suất lao động, thời gian lao động tất yếu và giá trị
sức lao động không đổi.
Ví dụ ngày lao động có độ dài 8 giờ thời gian lao động tất
yếu là 4 giờ, thời gian lao động thặng dư là 4 giờ, giá trị thặng dư
tuyệt đối được tạo ra trong thời gian lao động thặng dư là 4 giờ,
tỷ suất giá trị thặng dư sẽ là 100% nếu ngày lao động kéo dài
thành 10 giờ trong khi năng suất lao động, thời gian lao động tất
yếu và giá trị sức lao động không đổi. Giá trị thặng dư tuyệt đối
được tạo ra trong thời gian lao động thặng dư là 6 giờ và tỷ suất
giá trị thặng dư sẽ tăng lên thành 150%.
Để có được giá trị thặng dư tuyệt đối có thể sử dụng các
biện pháp như kéo dài ngày lao động vượt quá thời gian lao động
tất yếu càng dài càng tốt hoặc tăng cường độ lao động. Do đó
sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối bị giới hạn bởi thời gian trong
ngày và tình hình sức khỏe tâm sinh lý của người công nhân.
Việc áp dụng các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt
đối thường gây ra sự phản kháng của công nhân làm thuê.
- Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối.
Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được = cách
rút ngắn thời gian lao động tất yếu nhờ đó kéo dài thời gian lao
động thặng dư trong khi ngày lao động có thể không đổi hoặc


thậm chí rút ngắn.
Ví dụ ngày lao động có độ dài 8 giờ, thời gian lao động tất yếu
là 4 giờ, thời gian lao động thặng dư là 4 giờ, giá trị thặng dư
tuyệt đối được tạo ra trong thời gian lao động thặng dư là 4 giờ,
tỷ suất giá trị thặng dư sẽ là 100%. Nếu ngày lao động không
đổi, thời gian lao động tất yếu giảm xuống còn 3 giờ thì tỷ suất
giá trị thặng dư sẽ tăng lên thành 160%. Nếu ngày lao động rút


ngắn còn 7 giờ, thời gian lao động tất yếu giảm xuống còn 2 giờ
thì tỷ suất giá trị thặng dư sẽ tăng lên thành 250%.
Để thu được giá trị thặng dư tương đối, cần rút ngắn thời gian
lao động tất yếu. Để rút ngắn thời gian lao động tất yếu cần phải
hạ thấp giá trị sức lao động. Mà muốn hạ thấp giá trị sức lao
động thì phải tìm cách hạ giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái
sản xuất sức lao động thông qua các biện pháp tăng năng suất
lao động trong những ngành sản xuất tư liệu sản xuất vật chất
để sản xuất tư liệu sinh hoạt và trong những ngành sản xuất tư
liệu sinh hoạt.
Quá trình tăng năng suất lao động diễn ra trong thực tế trước
hết ở một hoặc một số doanh nghiệp.
Những doanh nghiệp đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ
mới cải tiến quản lý hay tận dụng được những điều kiện sản xuất
thuận lợi sẽ tăng năng suất lao động cá biệt, giảm giá trị cá biệt
của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường, từ đó sẽ thu được một
số giá trị thặng dư vượt trội so với các doanh nghiệp khác. Phần
giá trị thặng dư trội hơn đó là giá trị thặng dư siêu ngạch.
Đối với từng doanh nghiệp, giá trị thặng dư siêu ngạch là một
hiện tượng tạm thời xuất hiện rồi mất đi Nhưng xét toàn bộ xã
hội tư bản thì giá trị thặng dư siêu ngạch lại là hiện tượng tồn tại

thường xuyên nó có thể mất đi chỗ này lúc này nhưng lại xuất
hiện chỗ khác lúc khác. Giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực
mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản ra sức cải tiến kỹ thuật tăng
năng suất lao động. Hoạt động riêng lẻ đó của từng nhà tư bản
đã dẫn đến kết quả làm tăng năng suất lao động xã hội hình
thành giá trị thặng dư tương đối, thúc đẩy lực lượng sản xuất
phát triển.
Trong thực tiễn lịch sử để thu được giá trị thặng dư tương đối,
giai cấp tư bản đã thực hiện ba cuộc cách mạng nhằm không
ngừng nâng cao năng suất lao động:
Thứ nhất, cách mạng về tổ chức quản lý lao động thông qua 3
hiệp tác lao động giản đơn tư bản chủ nghĩa ra đời. Trong đó
hoạt động lao động của một số công nhân làm thuê để sản xuất
cùng một loại hàng hóa, diễn ra trong cùng một thời gian, trên
cùng một địa điểm, dưới sự điều khiển của cùng một nhà tư bản.


Thứ hai, cách mạng về sức lao động thông qua phân công
trong công trường thủ công.
Thứ ba, cách mạng về công cụ lao động thông qua cách mạng
công nghiệp với kết quả là sự hình thành cơ sở vật chất kỹ thuật
của chủ nghĩa tư bản nền đại công nghiệp cơ khí.
 Ý nghĩa:
Nếu gạt bỏ mục đích và tính chất của chủ nghĩa tư bản thì
các phương pháp sản xuất thặng dư, nhất là phương pháp sản
xuất giá trị thặng dư tương đối và sản xuất giá trị thặng dư
siêu ngạch có tác dụng mạnh mẽ kích thích các cá nhân và
tập thể người lao động ra sức cải tiến kỹ thuật cải tiến quản lý
sản xuất, tăng năng suất lao động, lực lượng sản xuất phát
triển nhanh.




×