Tải bản đầy đủ (.doc) (194 trang)

THỰC TRẠNG và một số yếu tố LIÊN QUAN đến KIẾN THỨC, THỰC HÀNH rửa TAY BẰNG xà PHÒNG của các bà mẹ NGƯỜI MÔNG ĐANG NUÔI CON dưới 5 TUỔI TỈNH sơn LA và HIỆU QUẢ CAN THIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43 MB, 194 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG

------------------*-----------------

BÙI HỮU TOÀN

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
ĐẾN KIẾN THỨC, THỰC HÀNH RỬA TAY BẰNG XÀ
PHÒNG
CỦA CÁC BÀ MẸ NGƯỜI MÔNG ĐANG NUÔI CON
DƯỚI
5 TUỔI TỈNH SƠN LA VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP
CHUYÊN NGÀNH: Vệ sinh xã hội học và Tổ chức Y tế
MÃ SỐ:

62 72 01 64

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG

------------------*-----------------



BÙI HỮU TOÀN

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
ĐẾN KIẾN THỨC, THỰC HÀNH RỬA TAY BẰNG XÀ
PHÒNG
CỦA CÁC BÀ MẸ NGƯỜI MÔNG ĐANG NUÔI CON
DƯỚI
5 TUỔI TỈNH SƠN LA VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP
CHUYÊN NGÀNH : Vệ sinh xã hội học và Tổ chức Y tế
MÃ SỐ

: 62 72 01 64

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

Hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Nguyễn Huy Nga
2. GS.TS. Phùng Đắc Cam

HÀ NỘI, 2018


LỜI CẢM ƠN
Quá trình học tập nghiên cứu sinh tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đối với
tôi thực sự khó khăn, tôi sẽ không thể hoàn thành chương trình học tập và thực hiện
luận án tiến sĩ mà không có sự hỗ trợ, khuyến khích động viên của các thầy, cô,
đồng nghiệp, gia đình và bạn bè.
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn và kính trọng đến PGS.TS. Nguyễn Huy Nga
và GS.TS. Phùng Đắc Cam, là những người thầy đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo

tận tình cho tôi trong suốt quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành Luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Viện, Phòng Đào tạo Sau đại học, Bộ
môn Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế, các anh chị đồng nghiệp công tác tại Viện
Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã rất tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong quá trình học tập và hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Cục Quản lý môi trường y tế, Phòng
Hóa chất- Đánh giá tác động sức khỏe, Cục Quản lý môi trường y tế, Lãnh đạo Sở Y
tế Sơn La, anh Nguyễn Tiến Dũng- Giám đốc trung tâm y tế dự phòng tỉnh Sơn La
và anh chị em đồng nghiệp trong Trung tâm, Lãnh đạo UBND huyện Vân Hồ và
UBND huyện Mai Sơn, Ban giám đốc và các cán bộ của Trung tâm y tế huyện Mai
Sơn, Vân Hồ đã nhiệt tình ủng hộ, phối hợp, tạo mọi điều kiện thuận lợi và chia sẻ
thông tin, tài liệu cho tôi trong suốt quá trình thu thập thông tin đến khi hoàn thiện
nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến lãnh đạo các đoàn thể xã, Trạm Y tế xã, Hội
phụ nữ xã và các nhân viên y tế thôn bản trên địa bàn triển khai nghiên cứu, mặc dù
còn nhiều khó khăn, bận rộn nhưng đã nhiệt tình tham gia, phối hợp chặt chẽ và có
nhiều ý kiến đóng góp quý báu trong quá trình xây dựng chương trình can thiệp tại
địa phương.
Cuối cùng, tôi xin dành tình cảm đặc biệt và cảm ơn sâu sắc đến bố, mẹ, vợ và
con gái tôi trong thời gian qua đã động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có
thể tập trung học tập và hoàn thành luận án này.
Dù đã rất cố gắng song đề tài không thể tránh khỏi những mặt còn hạn chế nên
rất mong nhận được lời góp ý của Quý Thầy Cô, đồng nghiệp và các bạn đọc.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả
Bùi Hữu Toàn


i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, được thực hiện dưới sự
hỗ trợ của các thầy hướng dẫn khoa học.
Các số liệu, kết quả trình bày trong Luận án của tôi là trung thực và chưa từng
được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả

Bùi Hữu Toàn


ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Giải thích nghĩa

CDC

Trung tâm kiểm soát bệnh dịch

DTTS

Dân tộc thiểu số

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

ĐBSH


Đồng bằng sông Hồng

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐTV

Điều tra viên

NS&VSMT

Nước sạch và Vệ sinh môi trường

NVYT

Nhân viên y tế

NKBV

Nhiễm khuẩn bệnh viện

OR

Tỷ xuất chênh

PVS

Phỏng vấn sâu


RTBXP

Rửa tay bằng xà phòng

SCT

Sau can thiệp

TCT

Trước can thiệp

TTN

Thanh thiếu niên

TT-GDSK

Truyền thông - Giáo dục sức khỏe

TTYTDP

Trung tâm Y tế dự phòng

UBQG

Uỷ ban quốc gia

UBND


Ủy ban nhân dân

UNDP
UNICEF

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc
(Development Programme of United Nation)
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc
(International Children Fund of United Nation)

UNFPA

Quỹ Dân sô Liên hợp quốc (United Nation Population Fund)

VSTQ

Vệ sinh thường qui

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)


iii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................... iii

MỤC LỤC............................................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG.............................................................................................. vii
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ ............................................................................ ix
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ.............................................................................ix
ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN...................................................................................4
1.1. Rửa tay và rửa tay bằng xà phòng...............................................................................4
1.2. Giải phẫu sinh lý da và các phổ vi khuẩn trên da........................................................5
1.2.1. Cấu trúc, sinh lý của da........................................................................................5
1.2.2. Chức năng da........................................................................................................6
1.2.3. Các phổ vi khuẩn thường có trên da bàn tay........................................................7
1.2.4. Vi khuẩn định cư..................................................................................................7
1.2.5. Vi khuẩn vãng lai..................................................................................................8
1.3. Một số nghiên cứu về rửa tay xà phòng trên thế giới..................................................9
1.4. Các nghiên cứu về rửa tay xà phòng ở Việt Nam......................................................12
1.5. Nghiên cứu về TT - GDSK trong phòng, chống bệnh lây truyền.............................18
1.6. Nghiên cứu về TTGDSK trong cộng đồng người dân tộc ít người và người Mông. 19
1.6.1. Nguồn gốc và lịch sử, văn hóa dân tộc Mông....................................................19
1.6.2. Nghiên cứu rửa tay bằng xà phòng trong các nhóm dân tộc..............................25

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................28
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu............................................................28
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................28
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu..........................................................................................28
2.1.3. Thời gian nghiên cứu..........................................................................................29
2.2. Thiết kế nghiên cứu...................................................................................................29
2.3. Chọn mẫu và cỡ mẫu trong điều tra cắt ngang..........................................................30
2.3.1 Chọn mẫu trong điều tra cắt ngang.....................................................................30



iv
2.3.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu trong nghiên cứu can thiệp......................................32
2.4. Các nhóm biến số......................................................................................................33
2.5. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá..........................................................35
* Các khái niệm............................................................................................................35
2.6. Xây dựng nội dung và hình thức can thiệp...............................................................38
2.6.1. Xác định các vấn đề cần can thiệp.....................................................................38
2.6.2. Chương trình can thiệp tại cộng đồng................................................................39
2.7. Chỉ số đánh giá kết quả can thiệp..............................................................................41
2.7.1. Chỉ số về các hoạt động can thiệp đã thực hiện.................................................41
2.7.2. Đánh giá hiệu quả về nâng cao kiến thức và thực hành của các bà mẹ người
Mông.................................................................................................................41
2.8. Vật liệu và kỹ thuật nghiên cứu.................................................................................41
2.8.1. Công cụ thu thập số liệu.....................................................................................41
2.8.2. Điều tra viên, giám sát viên................................................................................42
2.8.3. Tiến hành điều tra và giám sát............................................................................43
2.9. Quản lý, phân tích, sử dụng số liệu...........................................................................44
2.9.1. Nhập số liệu........................................................................................................44
2.9.2. Kế hoạch làm sạch số liệu..................................................................................44
2.9.3. Phân tích số liệu.................................................................................................45
2.9.4. Quản lý số liệu và sử dụng kết quả nghiên cứu..................................................45
2.10. Đạo đức trong nghiên cứu.......................................................................................45
2.11. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục.........................................45
2.12. Yếu tố nhiễu và cách khống chế nhiễu....................................................................47

CHƯƠNG 3............................................................................................................ 48
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................................48
3.1. Thực trạng kiến thức, thực hành rửa tay bằng xà phòng của các bà mẹ Mông đang
nuôi con dưới 5 tuổi và một số yếu tố liên quan......................................................48
3.1.1. Đặc điểm về dân số học về đối tượng nghiên cứu.............................................48

3.1.2. Đặc điểm một số yếu tố liên quan đến rửa tay bằng xà phòng..........................50
3.1.3. Thực trạng kiến thức và thực hành của các bà mẹ Mông liên quan tới rửa tay
bằng xà phòng...................................................................................................57
3.1.4. Mối liên quan của một số yếu tố kiến thức và thực hành rửa tay..........................64


v
3.1.4.1. Mối liên quan giữa thực hành rửa tay bằng xà phòng với hiểu biết và nhận
thức và tính sẵn có.............................................................................................64
3.1.4.2. Liên quan giữa kiến thức và tính sẳn có với thực hành rửa tay bằng xà phòng
...........................................................................................................................66
3.2. Hiệu quả hoạt động truyền thông, GDSK.................................................................66
3.2.1. Các hoạt động can thiệp cộng đồng...................................................................66
3.2.2. Hiệu quả của các hoạt động truyền thông về RTBXP tại các xã can thiệp........68
3.2.3. Hiệu quả can thiệp của các hoạt động truyền thông...........................................70
3.3. Tình hình mắc một số bệnh có liên quan đến rửa tay bằng xà phòng.......................77

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN.....................................................................................81
4.1. Kiến thức, thực hành về rửa tay bằng xà phòng của các bà mẹ người Mông đang
nuôi con dưới 5 tuổi và một số yếu tố liên quan......................................................81
4.2. Hiệu quả các hoạt động truyền thông-GDSK nâng cao kiến thức, thực hành rửa tay
bằng xà phòng..........................................................................................................98

KẾT LUẬN..........................................................................................................102
KHUYẾN NGHỊ..................................................................................................102
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ DƯỢC CÔNG BỐ.............................104
CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN...................................104
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................105
PHỤ LỤC



vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Danh sách các bản Mông huyện Vân Hồ được chọn nghiên cứu.............32
Bảng 2.2. Danh sách các bản Mông huyện Mai Sơn được chọn vào nhóm chứng.. 33
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi và trình độ học vấn.........48
Bảng 3.2. Thời gian định cư và hoạt động canh tác của các bản Mông ở huyện Vân
Hồ........................................................................................................48
Bảng 3.3. Phân bố tỉ lệ (%) theo nghề nghiệp và thu nhập của các bà mẹ người
Mông....................................................................................................49
Bảng 3.4. Phân bố nguồn nước chính sử dụng của các hộ bà mẹ Mông..................51
Bảng 3.5. Danh sách đối tượng phỏng vấn sâu tại hai huyện điều tra......................54
Bảng 3.6. Khoảng cách đến nơi rửa tay trước khi cho trẻ ăn...................................55
Bảng 3.7. Khoảng cách đến nơi rửa tay sau khi cho trẻ đi vệ sinh...........................55
Bảng 3.8. Phân bố các loại xà phòng đang dùng tại các hộ bà mẹ Mông................56
Bảng 3.9. Nguồn thông tin về rửa tay bằng xà phòng của các bà mẹ Mông được tiếp
cận........................................................................................................57
Bảng 3.10. Kết quả các cuộc thảo luận nhóm..........................................................58
Thay đổi hành vi rửa tay trước khi cho trẻ ăn: Cũng như cộng đồng người Mông,
các bà mẹ Mông ở huyện Vân Hồ trước đây chưa có thói quen rửa tay
trước khi cho trẻ ăn, nhưng do tiếp xúc với người Kinh, đặc biệt qua lời
khuyên của cán bộ y tế xã, y tế bản họ đã biết con họ bị bệnh tiêu chảy
là do ăn phải thức ăn bẩn qua bàn tay của người mẹ, theo cán bộ chi hội
phụ nữ bản A Lang, xã Chiềng Xuân "Trước đây Người mẹ Mông
thường dùng tay bón thức ăn (cơm, thịt, cá) cho con nhỏ mà không sử
dụng thìa, thường nhiều bà mẹ làm sạch tay (nếu họ thấy bẩn) bằng
khăn, thậm chí họ lau vào váy rồi cho trẻ ăn". Theo cán bộ y tế bản Bó
Nhàng 1, xã Vân Hồ “Hiện tại nhờ tuyên truyền thói quen này đã thay
đổi, các bà mẹ rửa tay bằng nước trước khi cho trẻ ăn, hơn nữa do

nguồn nước được cung cấp có sẵn nên là yếu tố chính làm thay đổi thói
quen này "............................................................................................58
Bảng 3.11. Tỷ lệ bà mẹ biết những bệnh gây nên do bàn tay bẩn............................59
Bảng 3.12. Hiểu biết của bà mẹ người Mông về bàn tay sạch và thời điểm rửa tay 59


vii
Bảng 3.13. Tỉ lệ rửa tay của các bà mẹ trong ngày hôm trước điều tra....................61
Bảng 3.14. Liên quan giữa các yếu tố dân số học và kiến thức của bà mẹ người
Mông về RTBXP..................................................................................64
Bảng 3.15. Liên quan đơn biến giữa các yếu tố dân số học và thực hành rửa tay
bằng xà phòng các bà mẹ người Mông.................................................65
Bảng 3.16. Liên quan đơn biến giữa kiến thức và thực hành rửa tay bằng xà phòng
các bà mẹ người Mông.........................................................................66
Bảng 3.17. Kết quả các buổi thảo luận nhóm về rửa tay xà phòng tại các bản Mông
.............................................................................................................66
Bảng 3.18. Kết quả thăm hộ gia đình.......................................................................67
Bảng 3.19. Hoạt động truyền thông trên hệ thống loa đài xã, thôn/bản...................68
Bảng 3.20. Nguồn thông tin về RTBXP đã được các bà mẹ tiếp nhận sau 1 năm can
thiệp ở huyện Vân Hồ..........................................................................68
Bảng 3.21. Chỉ số hiệu quả tiếp cận các kênh truyền thông ở nhóm can thiệp........69
Bảng 3.22. Chỉ số hiệu quả về tiếp cận các kênh truyền thông ở nhóm chứng........70
Bảng 3.23. Hiệu quả can thiệp của các kênh truyền thông - GDSK........................70
Bảng 3.24. Tính sẵn có nguồn nước và xà phòng tại các hộ người Mông trước và
sau can thiệp.........................................................................................71
Bảng 3.25. Tỉ lệ hộ gia đình đủ nước dùng trước và sau can thiệp..........................71
Bảng 3.26. Hiệu quả nâng cao kiến thức RTBXP của các bà mẹ nhóm can thiệp....71
Bảng 3.27. Hiệu quả nâng cao kiến thức RTBXP của các bà mẹ nhóm chứng........72
Bảng 3.28. Hiệu quả can thiệp về kiến thức của các bà mẹ.....................................72
Bảng 3.29. Hiệu quả cải thiện rửa tay trước khi cho trẻ ăn của các bà mẹ ở nhóm

can thiệp...............................................................................................73
Bảng 3.30. Hiệu quả cải thiện rửa tay trước khi cho trẻ ăn của các bà mẹ ở nhóm
chứng...................................................................................................73
Bảng 3.31. Hiệu quả can thiệp thực hành rửa tay, rửa tay bằng xà phòng của các bà
mẹ trước khi cho trẻ ăn.........................................................................74
Bảng 3.32. Hiệu quả thực hành rửa tay sau khi cho con đi đại tiện của các bà mẹ
nhóm can thiệp.....................................................................................74
Bảng 3.33. Hiệu quả thực hành rửa tay sau khi cho con đi đại tiện của các bà mẹ
nhóm chứng..........................................................................................75


viii
Bảng 3.34. Hiệu quả can thiệp thực hành rửa tay bằng xà phòng của các bà mẹ sau
khi cho trẻ đi đại tiện............................................................................75
Bảng 3.35. Hiệu quả thực hành RTBXP sau khi cho con đi tiểu tiện của các bà mẹ
nhóm can thiệp.....................................................................................75
Bảng 3.36. Hiệu quả thực hành RTBXP sau khi cho con đi tiểu tiện của các bà mẹ
nhóm chứng..........................................................................................76
Bảng 3.37. Hiệu quả can thiệp thực hành rửa tay, rửa tay bằng xà phòng của các bà
mẹ sau khi cho trẻ đi tiểu tiện...............................................................77
Bảng 3.38. Tỉ lệ mắc tiêu chảy của trẻ em trong vòng 1 tháng qua trước và sau can
thiệp của nhóm can thiệp......................................................................77
Bảng 3.39. Tỉ lệ mắc tiêu chảy của trẻ em trong vòng 1 tháng qua trước và sau can
thiệp của nhóm chứng..........................................................................78
Bảng 3.40. Tình hình mắc bệnh tiêu chảy của trẻ dưới 6 tuổi của hai nhóm...........78
Bảng 3.41. Tình hình mắc bệnh đường hô hấp của trẻ dưới 5 tuổi của hai nhóm
nghiên cứu............................................................................................79


ix


DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 2.1. Bản đồ vị trí các xã điều tra nghiên cứu...................................28
Biểu đồ 3.1. Thực trạng về cung cấp nước tại các hộ bà mẹ Mông.....................................52
Biểu đồ 3.2. Khoảng cách để xà phòng đến nơi có nguồn nước rửa tay..............................57
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ các bà mẹ rửa tay trước khi cho trẻ ăn và sau khi cho trẻ đi vệ sinh......62
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ bà mẹ thực hành các bước rửa tay đúng cách (n=154)...........................63
Biểu đồ 3.5 Tỉ lệ trẻ mắc bệnh tiêu chảy trên 1000 trẻ của hai nhóm từ 2013-2016...........79
Biểu đồ 3.6 Tỉ lệ trẻ mắc bệnh đường hô hấp trên 1000 trẻ của hai nhóm từ 2013-2016....80


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo báo cáo của Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), hàng năm vẫn
còn có khoảng 1,9 triệu trẻ em dưới 5 tuổi ở các quốc gia nghèo chết do tiêu chảy
[114]. Thống kê các bệnh truyền nhiễm của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho thấy
khoảng một nửa các bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ mắc cao nhất là những bệnh có liên
quan tới nước sạch, vệ sinh môi trường và các hành vi vệ sinh cá nhân, trong đó có
hành vi rửa tay [10], [4].
Những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong các Chương trình mục tiêu
quốc gia về Y tế, Môi trường đã thu được những thành tựu đáng kể tỉ lệ người dân
được sử dụng nguồn nước sạch [1],[5]. Xong kiến thức, thái độ và thực hành về vệ
sinh môi trường và vệ sinh cá nhân của người dân nông thôn Việt Nam tại thời điểm
hiện tại vẫn còn nhiều yếu kém. Mức độ nghiêm trọng tăng dần theo từng vùng
miền, từ đồng bằng đến miền núi, theo nhóm người dân tộc từ đa số đến thiểu số,
theo trình độ học vấn từ cao đến thấp và theo mức độ thu nhập từ không nghèo đến
nghèo, tỷ lệ người dân được sử dụng nguồn nước và nhà tiêu hợp vệ sinh còn rất
thấp, điều kiện kinh tế ở nhiều vùng còn rất khó khăn, nhiều phong tục tập quán lạc
hậu, thói quen mất vệ sinh của người dân còn khá phổ biến, nguy cơ phát sinh, phát

triển dịch bệnh nêu trên là rất lớn. Để nhanh chóng khắc phục những khó khăn, tồn
tại trên rất cần có sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, sự phối kết hợp chặt chẽ của
các ban ngành đoàn thể từ trung ương đến địa phương và sự tham gia tích cực của
người dân trong việc cải thiện các điều kiện vệ sinh môi trường kết hợp với vệ sinh
cá nhân như là một trong các giải pháp đồng bộ nhằm từng bước khống chế và giảm
tỷ lệ mắc của các bệnh dịch này.
Rửa tay bằng xà phòng (RTBXP) được coi là cách phòng bệnh có chi phí
thấp nhất nhưng lại mang lại hiệu quả phòng các bệnh tiêu chảy, giun sán, nhiễm
khuẩn hô hấp cao hơn so với các biện pháp khác trong các chương trình can thiệp
về nước sạch và vệ sinh môi trường (NS&VSMT). Thói quen RTBXP trước khi ăn
và sau khi đại, tiểu tiện giúp loại bỏ mầm bệnh theo tay bẩn xâm nhiễm vào thức ăn,
nước uống, vào cơ thể gây ra những bệnh tật nguy hiểm cho con người [19], [113].


2

Theo số liệu điều tra của Cục Y tế dự phòng năm 2007, tỷ lệ người không rửa
tay sau khi đi tiểu là cao nhất (33,6%); tỷ lệ người không rửa tay trước khi ăn và và
sau khi đại tiện ít chênh lệch nhau (16,5% và 14,3%) [9].
Dân tộc Mông được cho là nhóm cần được quan tâm đặc biệt do đang đối
diện trước những nguy cơ rất lớn về lây nhiễm các bệnh nhiễm trùng: Tỷ lệ người
Mông mù chữ rất cao (76,8%). Tỷ lệ người dân không được tiếp cận với các
phương tiện truyền thông cao hơn các nhóm dân khác.
Tỉ lệ không rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh của người Mông khá cao
so với các nhóm dân tộc phía Bắc trong nhiều nguyên nhân chủ yếu vẫn do thói
quen và thiếu nước [3].
Sơn La là một tỉnh miền núi, là địa bàn sinh sống chủ yếu của đồng bào dân
tộc Mông. Cùng với các cộng đồng dân tộc khác, dân tộc Mông tại tỉnh Sơn La
đang phải đối diện với các vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng với điều kiện sống khó
khăn, thiếu nước sinh hoạt và tỷ lệ bệnh truyền nhiễm ngày càng gia tăng trong

những năm gần đây và không có xu hướng thuyên giảm hoặc có thì chỉ giảm rất ít.
Năm 2008- 2010, Tiêu chảy là một trong 5 bệnh luôn có số ca mắc cao nhất như
năm 2008 với 1507,9 trường hợp/100.000 dân; năm 2009 là 1441,9/100.000 dân;
năm 2010 là 1318,1 trường hợp/100.000 dân. Dân tộc Mông là dân tộc có số dân
đứng thứ 3 tại tỉnh Sơn La (147.516 người) và tỷ lệ mắc bệnh trên 100.000 dân luôn
cao nhất so với các dân tộc khác trong tỉnh. Năm 2008 tỷ lệ mắc tiêu chảy dân tộc
Mông là 2.685 trường hợp/100.000 dân, năm 2009 là 2.634/100.000 dân, năm 2010
tỷ lệ trên vẫn là 2.348/100.000 dân [12]. Tỷ lệ này luôn cao hơn tỷ lệ chung toàn
tỉnh ở tất cả các bệnh truyền nhiễm khác không riêng gì tiêu chảy. Với những lý do
trên, đưa Truyền thông- Giáo dục sức khỏe (TTGDSK) nhằm cải thiện hiểu biết và
thực hành rửa tay, rửa tay bằng xà phòng phù hợp cho dân tộc Mông, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực
hành rửa tay bằng xà phòng của các bà mẹ người Mông đang nuôi con dưới 5 tuổi
tỉnh Sơn La và hiệu quả can thiệp”.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1. Mô tả thực trạng kiến thức, thực hành rửa tay bằng xà phòng của các bà mẹ
Mông đang nuôi con dưới 5 tuổi và một số yếu tố liên quan tại tỉnh Sơn La
năm 2013.
2. Đánh giá hiệu quả can thiệp Truyền thông - Giáo dục sức khỏe đối với hành vi
rửa tay bằng xà phòng của đối tượng nghiên cứu năm 2014-2016.


4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1. Rửa tay và rửa tay bằng xà phòng
Bàn tay là công cụ đa năng nhất trong lao động và các sinh hoạt hàng ngày
của con người, nhưng nó cũng là phương tiện chính để truyền tải phát tán mầm
bệnh. Các nghiên cứu cho thấy rằng bàn tay của một người có thể mang tới 4,6 triệu
mầm bệnh. Theo đó, vi khuẩn cư trú trên bàn tay (tập trung số lượng lớn ở kẽ tay và
kẽ móng tay), đặc biệt, tụ cầu khuẩn thường xuyên có trên bề mặt da và trong niêm
mạc mũi của người khỏe mạnh, loại vi khuẩn rất nguy hiểm này truyền nhiễm sang
người khác qua tiếp xúc thông thường [15]. Các mầm bệnh trên bàn tay bao gồm:
loại bám dính, loại tạm trú, và loại thường trú. Theo sự ước lượng của các nhà khoa
học thì có vào khoảng từ 10.000 đến 100.000.000 mầm bệnh hiện diện trên hai bàn
tay và đặc biệt là dưới khe của các móng tay. Trong bối cảnh này, một số mầm bệnh
có thể tồn tại trong nhiều phút thậm chí trong nhiều giờ. Đó là trường hợp của các
loại virus gây các bệnh cảm nhiễm như cảm cúm, rối loạn tiêu hóa, bệnh feu
sauvage (herpes labial), bệnh impétigo (chốc lở) và các bệnh ngộ độc thực phẩm...
Một vài loại vi khuẩn độc hại hơn có nguồn gốc từ phân, chẳng hạn như vi khuẩn
Salmonella (gây bệnh thương hàn) cũng có thể lây nhiễm từ hai bàn tay. Mỗi khi bắt
tay với nhau là mỗi người có thể sau đó đem truyền sang cho 6 người khác… [14].
Vi khuẩn Staphylococcus là một loại vi khuẩn kị khí, thường xuyên có mặt trên bề
mặt da và trong niêm mạc mũi ở khoảng 25% người khỏe mạnh bình thường.
Staphylococcus aureus là một vi khuẩn được xem là khá nguy hiểm vì chúng có khả
năng sản xuất ra nhiều độc tố có thể làm cho người bị nhiễm dễ mắc bệnh. Các bệnh
có liên quan đến vi khuẩn S.aureus bao gồm viêm dạ dày ruột. Chúng được truyền
nhiễm sang người khác qua tiếp xúc thông thường. Chỉ khi cơ thể bị thương hoặc
giảm sức đề kháng, vi khuẩn mới có cơ hội gây bệnh [22].
Việc giữ gìn cho bàn tay luôn sạch thông qua hành vi rửa tay bằng xà phòng
có vai trò rất lớn trong việc phòng chống lây nhiễm bệnh tật. Các nhà khoa học đã
xác định, trên 1cm2 da của người bình thường chứa tới 40.000 vi khuẩn. Đặc biệt số
lượng này còn nhiều hơn ở trên da bàn tay, vốn là nơi thường xuyên tiếp xúc với đủ



5

mọi vật trong cuộc sống thường ngày [22]. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chỉ
một động tác rửa tay sạch đã làm giảm tới 35% khả năng lây truyền vi khuẩn
Shigella, vốn là nguyên nhân gây các bệnh tiêu chảy và làm tử vong hàng triệu
người mỗi năm trên thế giới [115]. Một số nghiên cứu cho thấy việc rửa tay có thể
làm giảm rủi ro nhiễm khuẩn tiêu chảy tới 47%, nhiễm khuẩn đường hô hấp tới 1945%. Theo báo cáo của UNICEF, trung bình mỗi ngày trên thế giới có khoảng 5.000
trẻ em dưới 5 tuổi chết do tiêu chảy. Còn ở Việt Nam, hai nguyên nhân chính gây tử
vong nhiều nhất ở trẻ là bệnh viêm đường hô hấp cấp và bệnh tiêu chảy. Theo số
liệu của Bộ Y tế, trong tháng 5/2008, cả nước có thêm 1.386 trường hợp mắc tiêu
chảy cấp nguy hiểm, trong đó có 170 trường hợp tả. Như vậy, tính từ đầu năm 2008
tới nay, cả nước có 3.394 ca tiêu chảy cấp nguy hiểm, trong đó có 497 trường hợp
dương tính tả [13].
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và Bộ Y tế Việt Nam: Việc không
rửa tay bằng xà phòng vào các thời điểm quan trọng như trước khi ăn, sau khi
tiểu/đại tiện, trước khi cho con ăn và sau khi chăm sóc trẻ,… đang làm gia tăng các
bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, giun sán, đây là các bệnh rất phổ biến và chiếm tỷ lệ cao trong
số các bệnh thường gặp ở các vùng nông thôn Việt Nam. Đặc biệt, năm nay với diễn
biến phức tạp của dịch cúm A (H5N1) trên thế giới và ở Việt Nam, nguy cơ có thể
gây nên một đại dịch lớn thì vấn đề nâng cao ý thức người dân về các hành vi vệ
sinh cá nhân, vệ sinh môi trường trong đó việc thực hành thường xuyên rửa tay
bằng xà phòng để phòng tránh dịch bệnh là rất cần thiết.
Theo Curtis, Motarjemi và Esrey ước tính khoảng 70% các trường tiêu chảy
trẻ em năm 2000 có liên quan đến thực phẩm và nguồn nước và phần chủ yếu
không rửa tay sau khi đi đại , tiểu tiện và trước khi ăn [51].
1.2. Giải phẫu sinh lý da và các phổ vi khuẩn trên da.
1.2.1. Cấu trúc, sinh lý của da.
Da là cơ quan bao bọc và chiếm 15% trọng lượng cơ thể. Da bảo vệ cơ thể
chống lại các tác nhân như vật lý, hoá học, cơ học, sinh học (vi trùng, vi nấm...), ở
môi trường chung quanh. Cấu trúc da thay đổi theo tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp



6

và theo vị trí. Da dày nhất là ở lòng bàn tay, lòng bàn chân: 0,8 mm, mỏng nhất ở
mí mắt: 0,6mm. Da gồm có 3 phần: thượng bì, trung bì và hạ bì [21], [25].
Thượng bì: Gồm 5 lớp tế bào [25].
Trong cùng là màng đáy chỉ có một tế bào hình trụ gọi là tế bào đáy, xen kẽ
với một số tế bào tạo ra sắc tố đen gọi là hắc tế bào, đây là lớp duy nhất có khả năng
sinh sản những tế bào mới thay thế tế bào cũ, vì vậy nếu bị loét da, mất lớp này thì
khi lành sẽ có sẹo.
Tiếp theo đó là lớp tế bào gai: đây là lớp dày nhất thượng bì, có khoảng một
chục hàng tế bào, có những cầu liên bào rất chắc giúp da dai chắc.
Kế tiếp là lớp tế bào hạt: gồm những tế bào hình thoi, chứa nhiều hạt
Keratohyalin.
Lớp sáng: chỉ có ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gồm 2 đến 3 hàng tế bào
Cuối cùng là lớp sừng: gồm những tế bào sừng, không nhân, xếp thành những
phiến mỏng chồng chất lên nhau. Bình thường, những tế bào sừng phía ngoài tách
rời rồi tróc ra liên tục tạo nên những vảy nhỏ bám vào quần áo hay lẫn mồ hôi, chất
bã. Như vậy, thượng bì luôn luôn ở tình trạng sinh sản những tế bào mới ở lớp đáy
tế bào, già cỗi ở lớp hạt, rồi tróc ra ở lớp sừng.
Trung bì: Được cấu tạo bởi các sợi keo, sợi đàn hồi, sợi lưới, các tế bào sợi,
mô bào, dưỡng bào. Lớp này có nhiều mạch máu, dây thần kinh, là bộ phận rất quan
trọng vì là nơi các thuốc điều trị theo các mạch máu thấm vào thượng bì cũng như
nang lông, tuyến mồ hôi, tuyến bã nhờn giúp da lành bệnh.
Hạ bì
Chủ yếu là các tế bào mỡ xếp thành từng thùy, có nhiệm vụ nâng đỡ da.
1.2.2. Chức năng da.
Da có những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng:
Da làm nhiệm vụ che chở cơ thể chống lại các tác nhân bên ngoài như tác

nhân vật lý, cơ học, hóa học, sinh học, da đàn hồi và chắc chắn nhờ các sợi đàn hồi
và sợi keo. bình thường da hơi căng nhưng khi bóp da sẽ thun lại. tính giãn của da


7

mạnh ở người trẻ vì lúc này da có nhiều sợi đàn hồi, khi già, độ thun của da sẽ giảm
vì số lượng sợi đàn hồi, sợi keo và mô mỡ dưới da giảm, vì vậy da người già nhão,
chảy xệ và có nhiều nếp nhăn.
Chức năng điều hòa nhiệt độ: lớp sừng và chất bã cách nhiệt rất tốt, nhưng
tùy theo nhiệt độ không khí bên ngoài mà da có thể nóng hay lạnh. Sự đổ mồ hôi
làm giảm thân nhiệt còn có các phản xạ vận mạch đưa đến hoặc một sự giãn mạch
khi nóng hoặc một sự co mạch khi lạnh [21].
1.2.3. Các phổ vi khuẩn thường có trên da bàn tay
Khi bàn tay tiếp xúc với bề mặt bất kỳ đồ vật, dụng cụ nào cũng có thể bị ô
nhiễm vi sinh vật trên đó. Các vi sinh vật tìm thấy trên bàn tay gồm vi khuẩn, vi rút,
nấm trong đó vi khuẩn là tác nhân thường gặp nhất gây ra. Khi tiếp xúc với bệnh
nhân trong các thao tác sạch như trải ga giường, bắt mạch, đo huyết áp, bàn tay có
thể bị ô nhiễm từ 100 – 1000 Vi khuẩn Klebsiella spp. Khi tiếp xúc với máu, dịch cơ
thể như hút đờm, đặt catheter tĩnh mạch, thay băng vết mổ, các đầu ngón tay nhân
viên y tế (NVYT) có thể bị ô nhiễm tới 3000 tế bào vi khuẩn [17].
Mật độ vi khuẩn trên bàn tay mỗi người đều khác nhau, nhưng ít thay đổi ở
một người. Năm 1938, Price PB chia các vi khuẩn phân lập được trên da bàn tay
làm 2 nhóm: vi khuẩn vãng lai và vi khuẩn định cư [99].
1.2.4. Vi khuẩn định cư
Trên da cơ thể người luôn có vi khuẩn định cư, da ở những khu vực khác nhau
của cơ thể có lượng vi khuẩn hiếu khí định cư khác nhau. Ví dụ, một cm2 da đầu chứa 1
x 106 vi khuẩn, tương tự 5 x 105 vi khuẩn ở da vùng hõm nách, 4 x 10 4 vi khuẩn ở da
vùng bụng, và 1 x 104 vi khuẩn trên da vùng cẳng tay. Lượng vi khuẩn trên bàn tay của
NVYT dao động từ 3,9 x 104 đến 4,6 x 106 trong 1 cm2 [100].

Nhóm vi khuẩn này gồm:
• Các cầu khuẩn Gram dương:S. epidermidis, S. aurers, S. hominis...
Nghiên cứu tại một đơn vị Hồi sức tích cực ở một Bệnh viện nước Đức thấy 18,4%
y tá và 36% bác sĩ có S. aureus thường trú trên bàn tay [63].


8

• Các vi khuẩn Gram âm:Acinetobacter, Enterobacter... Theo nghiên cứu
của Lanson, 21% NVYT có vi khuẩn Acinetobacter và các vi khuẩn thuộc nhóm
Klebsiella-Enterobacter cư trú trên bàn tay [21], [61]. Casewell và Phillips đã có
những thông báo về các vụ dịch NKBV do lây truyền Klebsiella từ tay của các nhân
viên y tế (NVYT). Vi khuẩn Gram âm thường chiếm tỷ lệ cao ở tay của nhân viên
đơn vị Hồi sức Cấp cứu, đặc biệt là ở những người rửa tay dưới 8 lần trong ngày [61].
Phần lớn các vi khuẩn định cư có độc lực thấp, ít có khả năng gây nhiễm
khuẩn trừ khi chúng xâm nhập vào cơ thể qua các thủ thuật xâm lấn như phẫu thuật,
đặt catheter tĩnh mạch [20].
Vi khuẩn định cư thường cư trú ở lớp sâu của da, có khả năng tồn tại và nhân
lên trên da, thường xuyên phân lập được trên da tay. Vi khuẩn định cư có mật độ
thay đổi tuỳ theo từng vùng trên bàn tay. Loại vi khuẩn này tập trung cao nhất ở
xung quanh móng tay, móng tay và kẽ ngón tay và khó loại bỏ bằng các biện pháp
cơ học (rửa tay với nước và xà phòng thường) khó loại bỏ được hoàn toàn các vi
khuẩn này khỏi bàn tay, nhưng có thể loại bỏ bằng hoá chất khử khuẩn. Do vậy,
trước khi thực hiện các thủ thuật xâm lấn, đặc biệt là trước khi phẫu thuật, NVYT
cần vệ sinh tay bằng hóa chất khử khuẩn như cồn hoặc chlorhexidine với thời gian
nhất định nhằm loại bỏ vi khuẩn này.
1.2.5. Vi khuẩn vãng lai
Loại vi khuẩn này xuất hiện ở bàn tay khi thăm hoặc tiếp xúc với các đồ vật
bẩn trong môi trường (chăn, ga giường, dụng cụ phương tiện sử dụng...), trong quá
trình chăm sóc và điều trị. Mức độ ô nhiễm bàn tay phụ thuộc vào loại thao tác sạch

hay bẩn và thời gian thực hiện thao tác. Các vi khuẩn vãng lai chỉ tồn tại trên da
dưới 24 giờ, không có khả năng tự nhân lên và có thể loại bỏ hầu hết các vi khuẩn
này bằng biện pháp vệ sinh thường quy (VSTQ) (với nước và xà phòng thường
hoặc chà xát tay bằng dung dịch chứa cồn) [38].
Phổ vi khuẩn vãng lai gồm mọi vi sinh vật có mặt trong môi trường (Vi khuẩn, vi
rút, nấm, ký sinh trùng), nhưng thường gặp là: liên cầu, E. coli, trực khuẩn mủ xanh. Vi
khuẩn vãng lai là thủ phạm chính gây nên [100]. Do vậy, VSTQ trước và sau khi tiếp
xúc là biện pháp đơn giản và quan trọng nhất trong phòng ngừa nhiễm khuẩn.


9

Bàn tay khi động chạm vào bất kỳ bề mặt môi trường nào cũng có thể bị ô
nhiễm vi sinh vật.
1.3. Một số nghiên cứu về rửa tay xà phòng trên thế giới
Theo các nhà khoa học Mỹ, rửa tay bằng xà phòng có thể giảm 1/2 số trẻ em
nhiễm viêm phổi, căn bệnh gây tử vong hàng đầu cho trẻ dưới 5 tuổi trên toàn thế
giới [41].
Nghiên cứu tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh dịch (CDC) Atlanta cũng cho biết
động tác đơn giản này còn có thể giảm thiểu các trường hợp mắc bệnh tiêu chảy,
chốc lở, nhiễm trùng da [44].
Mỗi ngày trên thế giới, hầu hết ở các nước đang phát triển, có tới hơn 27.000
trẻ em dưới 5 tuổi chết vì những nguyên nhân lẽ ra có thể phòng tránh được. Viêm
phổi và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cướp đi sinh mạng khoảng 2 triệu trẻ
em mỗi năm, gần 3/4 con số này là trẻ dưới 1 tuổi [61].
Tại Mỹ, trong một cuộc khảo sát qua điện thoại, kết quả cho thấy, hơn 90%
người được hỏi cho biết họ sẽ rửa tay sau khi đi vệ sinh ở nơi công cộng. Tuy nhiên,
khi các nhà nghiên cứu quan sát hành vi đi vệ sinh ở nơi công cộng thì thấy: chỉ hơn
75% nam giới và 90% phụ nữ có rửa tay sau khi ra khỏi nhà vệ sinh [59].
Mỗi năm ở Anh có khoảng 100.000 người bị nhiễm khuẩn bệnh viện và

5.000 người bị chết gây tốn kém cho hệ thống y tế Quốc gia của nước này 1 tỷ đô la
Mỹ mỗi năm. Trên 30% các nhiễm trùng bệnh viện này có thể kiểm soát được bằng
hành vi rửa tay xà phòng [70].
Rửa tay xà phòng đặc biệt quan trọng đối với trẻ em ở độ tuổi vườn trẻ,
chúng có nguy cơ lây nhiễm bệnh đường tiêu hóa rất cao và dễ dàng lây nhiễm cho
gia đình và các thành viên khác trong cộng đồng [71]. Để tránh cho trẻ bị mắc các
bệnh lây truyền theo đường tiêu hóa, cần hướng dẫn và giám sát chúng rửa tay
thường xuyên và đúng quy trình.
Tỷ lệ người dân thường xuyên rửa tay xà phòng rất cao ở các nước phát triển,
tháng 8 năm 2005, một nghiên cứu tiến hành quan sát hành vi rửa tay xà phòng của
6.336 người tại một số công trình vệ sinh công cộng ở 4 thành phố lớn của Mỹ năm


10

2005 cho thấy, tỷ lệ người dân rửa tay xà phòng sau khi sử dụng nhà vệ sinh công
cộng là 83%, tỷ lệ này cao hơn ở phụ nữ (90%) và thấp hơn ở nam giới (75%) [68].
Tỷ lệ người dân rửa tay xà phòng thường xuyên rất thấp ở các nước đang phát triển.
Ở Ghana, một nghiên cứu quan sát đã chỉ ra rằng chỉ có 4% người dân rửa tay bằng
xà phòng [39].
Nhóm do tiến sĩ Stephan Luby thuộc CDC (Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh
của Mỹ) đứng đầu đã nghiên cứu tại một khu dân cư ở thành phố Karachi (Pakistan)
đã so sánh ảnh hưởng của rửa tay xà phòng hàng ngày đối với 900 hộ gia đình sống
ở các cụm dân cư này trong vòng 1 năm. Khoảng 600 trong số 900 hộ này thường
xuyên được cung cấp xà phòng thường và xà phòng diệt khuẩn trong khi 300 hộ còn
lại (nhóm đối chứng) chỉ được trang bị các kiến thức về vệ sinh [88]. Những gia
đình này đều được ghé thăm hàng tuần và được khuyến khích giữ vệ sinh tốt hơn.
Kết quả, so với những gia đình trong nhóm đối chứng, các ca tiêu chảy và viêm
phổi giảm 50% ở những gia đình thuộc nhóm còn lại. Bệnh chốc lở da ở trẻ em dưới
15 tuổi cũng giảm 34%. Mỗi năm bệnh viêm phổi và tiêu chảy làm hơn 3,5 triệu trẻ

em trên thế giới tử vong. Như vậy thói quen đơn giản và rẻ tiền này rất cần thiết cho
những quốc gia đang phát triển. Không có sự khác biệt giữa các gia đình dùng xà
phòng thường và xà phòng diệt khuẩn. Theo Luby, để giảm thiểu mầm bệnh, rửa tay
bằng xà phòng đặc biệt quan trọng trước khi chuẩn bị đồ ăn và ăn, sau khi đi vệ sinh
và sau khi tắm cho trẻ. Thực tế đã chứng minh giữ gìn vệ sinh đôi tay nên là ưu tiên
hàng đầu trong chăm sóc sức khỏe bản thân và cộng đồng [88], [89].
Tại Colombia, nơi có tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy cao, một cuộc điều tra cơ bản
đã được tiến hành tại 500 hộ gia đình thuộc diện nghèo, phân bố đều tại các vùng
địa lý chính của Colombia, kể cả ở thành thị hay nông thôn (ít nhất một hộ gia đình
có một trẻ em dưới 5 tuổi). Cuộc điều tra xác định tỷ lệ rửa tay ở những bà mẹ và
những người chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi. Dưới đây là một số kết quả chính [40], [92]:
10% trẻ em dưới 5 tuổi có triệu chứng tiêu chảy tại ngày trước khi tiến hành cuộc
điều tra; 22% trẻ em dưới 5 tuổi có triệu chứng tiêu chảy trước hai tuần tiến hành cuộc
điều tra; Chỉ 20,7% trường hợp có rửa tay tại thời điểm quan sát; Chỉ 38% trong số
trường hợp rửa tay là có sử dụng xà phòng; Tỷ lệ rửa tay tại thời điểm sau tiểu tiện, đại


11

tiện (32,2%) cao hơn đáng kể so với tỷ lệ rửa tay trước khi ăn (17,5%); Sau khi tiếp xúc
với phân, hơn một nửa số trường hợp rửa tay bằng xà phòng. Còn tại thời điểm trước
khi ăn, chỉ dưới 1/3 số đối tượng quan sát có rửa tay bằng xà phòng.
Victor Rhee thuộc Trường Y tế cộng đồng Johns Hopkins Bloomberg và các
đồng sự đã có được số liệu từ 1 cuộc nghiên cứu quan sát trên 23.662 trẻ sơ sinh
trong suốt 28 ngày tuổi ở vùng nông thôn phía bắc Nepal từ năm 2002-2006. Các bà
mẹ của những trẻ sơ sinh được đưa những bảng câu hỏi sau khi sinh và sau đó 2
tuần để xác định các thói quen rửa tay của mẹ và người đỡ đẻ [46], [72].
Hơn 90% các trẻ được sinh ở nhà hay ngoài trời trong khi bà mẹ đang được
chuyển đến 1 nơi đầy đủ tiện nghi. Những người đỡ đẻ rửa tay trước khi đỡ thì có
59,2% trẻ sinh ra còn sống, trong khi đó chỉ có 14,8% các bà mẹ rửa tay bằng xà

phòng và nước hay chất khử trùng trước khi chạm vào đứa con. Tỷ lệ tử vong toàn
thể là có 32,1/1.000 trẻ sinh ra còn sống [48].
Những trẻ sơ sinh mà người đỡ đẻ của chúng rửa tay trước khi đỡ thì nguy cơ
tử vong thấp hơn 25% so với những trẻ mà người đỡ đẻ đã không rửa tay. Những trẻ
sơ sinh mà mẹ của chúng rửa tay trước khi sờ vào chúng thì nguy cơ tử vong của trẻ
thấp hơn 60% so với những trẻ mà mẹ của chúng đã không rửa tay trước khi chạm
vào chúng. Nói chung, tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh thấp hơn 41% nếu người đỡ đẻ
và mẹ của chúng rửa tay trước khi chạm vào chúng [51].
Ở các nước đang phát triển, nơi mà phần lớn trẻ được sinh tại nhà, thì người
ta không nhận thức rõ ràng về khái niệm rửa tay bằng xà phòng trước khi đỡ đẻ để
bảo vệ chúng khỏi mắc bệnh lây nhiễm. Các phương pháp củng cố và tăng cường
việc rửa tay của các bà mẹ và người đỡ đẻ có thể cải thiện được tỷ lệ tử vong của trẻ
sơ sinh.
Rửa tay xà phòng được coi là cách phòng bệnh có chi phí thấp nhất nhưng lại
mang lại hiệu quả phòng các bệnh tiêu chảy, giun sán, nhiễm khuẩn hô hấp cao hơn
so với các biện pháp khác trong các chương trình can thiệp về nước sạch và vệ sinh
môi trường [34]. Thói quen rửa tay xà phòng trước khi ăn và sau khi đại, tiểu tiện
giúp loại bỏ mầm bệnh theo tay bẩn xâm nhiễm vào thức ăn, nước uống, vào cơ thể


12

gây ra những bệnh tật nguy hiểm cho con người. Theo tiến sỹ Anthony Komaroff tại
đại học Harvard Health Letter (Mỹ), các nghiên cứu cho thấy, rửa tay bằng xà
phòng với nước trong 15 giây có thể loại bỏ được 90% vi khuẩn [40].
Nhìn chung, tỷ lệ người dân thường xuyên rửa tay xà phòng rất cao ở các
nước phát triển. Tháng 8 năm 2005, một nghiên cứu tiến hành quan sát hành vi rửa
tay xà phòng của 6.336 người tại một số công trình vệ sinh công cộng ở 4 thành phố
lớn của Mỹ năm 2005 cho thấy, tỷ lệ người dân rửa tay xà phòng sau khi sử dụng
nhà vệ sinh công cộng là 83%, tỷ lệ này cao hơn ở phụ nữ (90%) và thấp hơn ở nam

giới (75%) [68]. Trong khi đó, tỷ lệ người dân rửa tay xà phòng thường xuyên rất
thấp ở các nước đang phát triển. Một nghiên cứu quan sát ở Ghana đã chỉ ra rằng
chỉ có 4% người dân rửa tay bằng xà phòng [39]. Những trẻ sơ sinh mà người đỡ đẻ
của chúng rửa tay trước khi đỡ thì nguy cơ tử vong thấp hơn 25% so với những trẻ
mà người đỡ đẻ đã không rửa tay. Những trẻ sơ sinh mà mẹ của chúng rửa tay trước
khi sờ vào chúng thì nguy cơ tử vong của trẻ thấp hơn 60% so với những trẻ mà mẹ
của chúng đã không rửa tay trước khi chạm vào chúng. Nói chung, tỷ lệ tử vong của
trẻ sơ sinh thấp hơn 41% nếu người đỡ đẻ và mẹ của chúng rửa tay trước khi chạm
vào chúng [46].
1.4. Các nghiên cứu về rửa tay xà phòng ở Việt Nam
Ở Việt Nam, hành vi rửa tay xà phòng nói chung vẫn chưa được người dân
quan tâm. Theo kết quả điều tra vệ sinh môi trường tại 3 huyện Quảng Trạch, Bố
Trạch, Phú Lộc thuộc Bắc Trung bộ năm 2005, tỷ lệ đối tượng nghiên cứu trả lời
thường xuyên rửa tay xà phòng rất thấp (dưới 2%), trong đó rửa tay xà phòng trước
khi ăn là 1,7%, sau khi ăn là 1,8% [10].
Kết quả điều tra vệ sinh môi trường tại 3 huyện Quản Bạ, Yên Minh, Chiêm
Hóa thuộc khu vực miền núi phía Bắc năm 2005, hầu hết người dân ở các vùng
miền núi này đều không có thói quen rửa tay xà phòng trước khi ăn và sau khi đại
tiểu tiện. Chỉ có 0,2% đối tượng thường xuyên rửa tay xà phòng trước khi ăn và
0,8% đối tượng rửa tay xà phòng sau khi đại tiểu tiện [4].


13

Theo kết quả điều tra thực trạng quản lý phân người và kiến thức, thái độ,
thực hành của cộng đồng một số tỉnh phía Bắc của Lê Văn Chính năm 2005 cho
thấy tỷ lệ đối tượng thường xuyên rửa tay xà phòng trước khi ăn là 17,2% và sau
khi đi đại, tiểu tiện là 41%.
Kết quả điều tra của Hội chữ thập đỏ Mỹ về hành vi rửa tay xà phòng của các
bà mẹ tại 6 tỉnh Việt Nam hiện đang chăm sóc con nhỏ dưới 24 tháng tuổi ở hai thời

điểm rửa tay xà phòng sau khi đại tiện và một trong các thời điểm: sau khi rửa đít
cho con hoặc trước khi chuẩn bị bữa ăn hoặc trước khi ăn hoặc trước khi cho con ăn
chỉ đạt 17% tổng số bà mẹ được quan sát [36].
Một nghiên cứu khác là cuộc điều tra về vệ sinh môi trường do Bộ Y tế tiến
hành đầu năm 2006 trên 37.000 hộ gia đình tại 20 tỉnh đặc trưng cho vùng nông
thôn Việt Nam. Tất cả các đối tượng từ 16 - 60 tuổi trong gia đình đều được hỏi là
có rửa tay xà phòng thường xuyên hay không trước khi ăn, sau khi tiểu tiện và sau
khi đại tiện? Điều tra viên đã kết hợp phỏng vấn và trực tiếp quan sát có xà phòng
hay không tại nơi rửa tay để khẳng định tính xác thực trong hành vi rửa tay của đối
tượng. Kết quả điều tra như sau [10]: Tỷ lệ đối tượng rửa tay xà phòng rất thấp ở cả
ba thời điểm, trước khi ăn là 12%, sau tiểu tiện là 12,2% và sau đại tiện là 15,6%.
Kết quả của cuộc điều tra này cũng đã xác nhận hành vi rửa tay xà phòng chưa phải
thói quen của người dân nông thôn Việt Nam, đặc biệt là với các đối tượng học vấn
thấp, thu nhập thấp, nam giới, dân tộc thiểu số, các vùng miền núi phía Bắc, Trung
bộ và Tây Nguyên. Đối với họ, rửa tay xà phòng còn là một việc rất xa lạ.
Ở các nhóm đối tượng có trình độ học vấn cao hoặc thu nhập cao, phụ nữ,
dân tộc Kinh, các vùng ĐBSH, Đông Nam Bộ, ĐBSCL có tỷ lệ rửa tay cao hơn hẳn
so với các nhóm còn lại, tuy nhiên vẫn còn ở mức thấp. Xác suất một người thuộc
nhóm có học vấn từ trung học cơ sở trở lên có kiến thức phòng bệnh giun và tiêu
chảy bằng cách rửa tay xà phòng cao hơn 2,2 lần so với nhóm có học vấn từ tiểu
học trở xuống. Tỷ lệ phụ nữ thường xuyên có rửa tay xà phòng trước khi ăn và sau
đại tiểu tiện là gần 20%, cao hơn so với nam giới khoảng 1,5 lần. Xác suất một đối
tượng thuộc gia đình có thu nhập bình quân trên 200.000 đồng/người/tháng có rửa


×