Tải bản đầy đủ (.docx) (104 trang)

THỰC TRẠNG và một số yếu tố LIÊN QUAN đến TRẦM cảm, LO âu, STRESS ở nữ hộ SINH BỆNH VIỆN PHỤ sản TRUNG ƯƠNG năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (718.54 KB, 104 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI
--------------------

NGUYN TH LAN

thực trạng và một số yếu tố liên quan
đến
trầm cảm, lo âu, stress ở nữ hộ sinh
bệnh viện phụ sản trung ơng năm
2017
Ngnh o to

: Bỏc s Y hc d phũng

Mó ngnh

: 52720103

KHểA LUN TT NGHIP BC S Y KHOA
KHểA 2012 - 2018
NGI HNG DN KHOA HC:
TS. NGUYN NGC ANH


Hà Nội – 2018
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên em xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới


TS. Nguyễn Ngọc Anh người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cũng như động
viên em trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn các Thầy/Cô Bộ môn Sức khỏe nghề nghiệp
- Trường Đại học Y Hà Nội đã trực tiếp giảng dạy, đóng góp những ý kiến
quý báu cho em trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận.
Em xin cảm ơn các phòng, ban thuộc Viện đào tạo Y học dự phòng và
Y tế công cộng – Trường Đại học Y Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất cho em
học tập và hoàn thành khóa luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn tới Lãnh đạo và cán bộ, viên chức Bệnh viện
Phụ sản Trung ương đã tạo mọi điều kiện và tận tình giúp đỡ em trong suốt
quá trình thu thập số liệu.
Mình xin chân thành cảm ơn các bạn trong lớp đã cùng mình trao đổi,
chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức cũng như những khó khăn trong suốt quá trình
học tập và thực hiện khóa luận này.
Cuối cùng con xin gửi lời cảm ơn đến gia đình đã luôn là hậu phương
vững chắc, động viên cổ vũ con trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận
văn này.
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 04 tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Thị Lan


LỜI CAM ĐOAN

Kính gửi : Phòng Đào tạo đại học - Trường Đại học Y Hà Nội
Viện Đào tạo Y học dự phòng và y tế công cộng
Bộ môn Sức khỏe nghề nghiệp
Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp năm học 2017 – 2018

Tên tôi là Nguyễn Thị Lan – Sinh viên lớp Bác sỹ Y học dự phòng khóa
2012 – 2018 – Trường Đại học Y Hà Nội.
Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp “Thực trạng và một số yếu tố
liên quan đến trầm cảm, lo âu, stress ở nữ hộ sinh Bệnh viện Phụ sản
Trung ương năm 2017 ” là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Ngọc Anh. Các số liệu , kết quả nghiên
cứu thu được trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Hà Nội, ngày 04 tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Thị Lan


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BV
DASS

: Bệnh viện
: (Depression Anxiety Stress Scales) Bộ câu hỏi đánh giá trầm

DSM

cảm, lo âu, căng thẳng
: (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders) Hệ
thống tiêu chuẩn chẩn đoán các bệnh tâm thần

ĐTNC
ICM


: Đối tượng nghiên cứu
: (International Confederation of Midwives) Liên đoàn nữ hộ

LA

sinh Quốc tế
: Lo âu

NHS
NVYT
RLLA
RLTT
SKTT
SNN
TC
WHO

: Nữ hộ sinh
: Nhân viên y tế
: Rối loạn lo âu
: Rối loạn tâm thần
: Sức khỏe tâm thần
: Stress nghề nghiệp
: Trầm cảm
: (World Health Organization) Tổ chức Y tế Thế giới

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1 - TỔNG QUAN..............................................................................3



1.1. Một vài định nghĩa.................................................................................3
1.1.1. Trầm cảm..........................................................................................3
1.1.2. Lo âu..................................................................................................4
1.1.3. Stress.................................................................................................5
1.1.4. Định nghĩa về “Nữ hộ sinh”..............................................................6
1.1.5. Vài nét về Bệnh viện Phụ sản Trung ương........................................8
1.1.6. Công cụ đo mức độ trầm cảm, lo âu, stress.....................................10
1.2. Nguyên nhân, ảnh hưởng của các rối loạn tâm thần đối với nhân viên y tế. 12
1.2.1. Nguyên nhân của các rối loạn tâm thần đối với nhân viên y tế.....12
1.2.2. Những ảnh hưởng rối loạn tâm thần đối với nhân viên y tế...........13
1.3. Một số nghiên cứu về stress, lo âu, trầm cảm trên thế giới và tại Việt Nam.14
1.3.1. Một số nghiên cứu trên thế giới......................................................14
1.3.2. Một số nghiên cứu tại Việt Nam.....................................................16
Chương 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............19
2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................19
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu........................................................19
2.3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................19
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu.........................................................................19
2.3.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu......................................................................19
2.3.3. Biến số và chỉ số nghiên cứu..........................................................20
2.3.4. Công cụ và quy trình thu thập thông tin.........................................26
2.3.4.1. Bộ công cụ thu thập số liệu..........................................................26
2.3.4.2. Quy trình thu thập số liệu.............................................................28
2.4. Xử lý và phân tích số liệu.....................................................................29
2.5. Sai số, khống chế sai số........................................................................30
2.6. Đạo đức nghiên cứu.............................................................................31
Chương 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................32
3.1. Một số đặc điểm chung về nữ hộ sinh Bệnh viện Phụ sản Trung ương.....32



3.2. Tỷ lệ mắc trầm cảm, lo âu, stress ở nữ hộ sinh Bệnh viện Phụ sản
Trung ương..................................................................................................35
3.3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng trầm cảm, lo âu, stress ở nữ hộ
sinh Bệnh viện Phụ sản Trung ương...........................................................42
Chương 4 - BÀN LUẬN................................................................................50
4.1. Tỷ lệ trầm cảm, lo âu và stress ở nữ hộ sinh Bệnh viện Phụ sản Trung
ương năm 2017............................................................................................50
4.2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng trầm cảm, lo âu, stress của nữ
hộ sinh Bệnh viện Phụ Sản Trung ương năm 2017.....................................53
4.3. Hạn chế của đề tài.................................................................................63
KẾT LUẬN....................................................................................................64
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 01
Phụ lục 02
Phụ lục 03
Phụ lục 04


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thang đo đánh giá trầm cảm, lo âu, stress....................................27
Bảng 2.2. Đánh giá trầm cảm, lo âu, stress theo các mức độ........................28
Bảng 3.1. Một vài thông tin chung của các nữ hộ sinh Bệnh viện Phụ sản
Trung ương....................................................................................32
Bảng 3.2. Sự phân bố tỷ lệ mắc trầm cảm, lo âu và stress của các nữ hộ sinh
một số yếu tố cá nhân....................................................................41
Bảng 3.3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng trầm cảm ở nữ hộ sinh bệnh

viện Phụ Sản Trung Ương.............................................................42
Bảng 3.4. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng lo âu ở nữ hộ sinh Bệnh
viện Phụ sản Trung ương..............................................................46
Bảng 3.5. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng stress ở nữ hộ sinh Bệnh
viện Phụ sản Trung ương..............................................................48


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố về trình độ học vấn của các nữ hộ sinh.......................34
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ những nữ hộ sinh chăm sóc con nhỏ dưới 5 tuổi, chăm sóc
người già yếu/khuyết tật trong gia đình, mang lại thu nhập chính
cho gia đình...............................................................................34
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ mắc trầm cảm, lo âu, stress của các nữ hộ sinh...............35
Biểu đồ 3.4. Sự phân bố mức độ trầm cảm, lo âu, stress theo thang đo
DASS21....................................................................................36
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ nữ hộ sinh phân bố theo các nhóm trầm cảm, lo âu, stress.37
Biểu đồ 3.6. Sự phân bố tỷ lệ mắc trầm cảm, lo âu và stress của nữ hộ sinh
theo nhóm tuổi..........................................................................38
Biểu đồ 3.7. Sự phân bố tỷ lệ mắc trầm cảm, lo âu và stress của các nữ hộ
sinh theo tình trạng hôn nhân....................................................39
Biểu đồ 3.8. Sự phân bố tỷ lệ mắc trầm cảm, lo âu và stress của các nữ hộ
sinh theo trình độ học vấn.........................................................39
Biểu đồ 3.9. Sự phân bố tỷ lệ mắc trầm cảm, lo âu và stress của các nữ hộ
sinh theo số năm công tác.........................................................40


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), Sức khỏe tâm thần

là “trạng thái sức khỏe trong đó một cá nhân nhận thức được khả năng của
chính mình, có thể đối phó với những stress bình thường của cuộc sống, có
thể làm việc một cách năng suất và có thể đóng góp cho cộng đồng của mình”
[1]. Trong báo cáo “Những thông tin cơ bản về sức khỏe tâm thần 2016” Tổ
chức Sức khỏe tâm thần Mental health Foundation cảnh báo, rối loạn tâm thần
sẽ là một trong những gánh nặng bệnh tật mới của thế kỉ 21 và đây sẽ là gánh
nặng bệnh tật lớn thứ hai, chỉ đứng sau bệnh tim mạch [2]
Ở Việt Nam, theo báo cáo từ kết quả nghiên cứu “Gánh nặng bệnh tật
và chấn thương năm 2008” thuộc dự án VINE (2011) cho thấy các vấn đề về
sức khỏe tâm thần chiếm 18% trong tổng gánh nặng bệnh tật [3]. Báo cáo
chung tổng quan ngành Y tế Việt Nam năm 2014 chỉ ra rằng rối loạn tâm thần
là một trong năm nhóm bệnh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng gánh nặng bệnh
tật do các bệnh không lây gây ra [4].
Nghiên cứu của Trần Thị Thúy (2011) tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội
cho kết quả nhân viên y tế có biểu hiện stress, lo âu, trầm cảm lần lượt là
36,9%, 40,5% và 15,3; nghiên cứu tìm thấy một số yếu tố liên quan có ý
nghĩa thống kê làm tăng tỷ lệ stress là: số buổi trực ≥ 4 buổi, cảm nhận công
việc ít hứng thú, thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại, cảm nhận thấy
mối quan hệ của họ với người bệnh không tốt [5]. Kết quả nghiên cứu của
Ngô Thị Kiều My (2014) tại bệnh viện Phụ Sản – Nhi Đà Nẵng cho thấy tỷ lệ
điều dưỡng, hộ sinh khối lâm sàng bệnh viện bị stress, lo âu, trầm cảm lần
lượt là 18,1%, 33,2% và 18,4%; một số yếu tố liên quan đến trầm cảm, lo âu,
stress đã tìm được qua nghiên cứu: mối quan hệ với cấp trên không tốt, sự rõ
ràng trong phân công công việc, công việc chưa ổn định, diện tích làm việc


2

chật trội, mối quan hệ với cấp trên không tốt [6].
Bệnh viện Phụ sản Trung ương là cơ sở đầu ngành của chuyên ngành

phụ sản, sinh đẻ kế hoạch và sơ sinh phạm vi cả nước. Trung bình mỗi năm
Bệnh viện khám và điều trị ngoại trú cho khoảng 250.000 lượt bệnh nhân,
điều trị nội trú cho khoảng 40.000 người lớn và 25.000 trẻ sơ sinh. Công suất
sử dụng giường bệnh trung bình khoảng 173% [7]. Song song với sự phát
triển của Bệnh viện là gánh nặng công việc cho NVYT - đặc biệt là đội ngũ
hộ sinh luôn phải làm việc với cường độ cao và trách nhiệm nặng nề : hàng
ngày chăm sóc và theo dõi rất nhiều bệnh nhân, thường xuyên theo dõi và ghi
chép những diễn biến bệnh của người bệnh để báo kịp thời cho bác sĩ, thường
xuyên trực đêm, đặc biệt là áp lực từ phía bệnh nhân và người nhà bệnh nhân
khi nhu cầu về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngày một tăng cao. Đối tượng
chăm sóc của nữ hộ sinh chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, là những đối tượng hết
sức nhạy cảm, được xã hội quan tâm. Do đó mà các nữ hộ sinh của Bệnh viện
rất có thể có các vấn đề về sức khỏe tâm thần, có thể gây ảnh hưởng đến sức
khỏe của chính họ cũng như chất lượng chăm sóc người bệnh. Vì vậy đề tài
nghiên cứu “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến trầm cảm, lo âu,
stress ở nữ hộ sinh Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2017 ” được tiến
hành nhằm hai mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ trầm cảm, lo âu, stress ở nữ hộ sinh tại Bệnh viện Phụ
sản Trung ương năm 2017.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến trầm cảm, lo âu, stress ở nữ hộ sinh
Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2017.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Một vài định nghĩa
1.1.1. Trầm cảm
1.1.1.1. Khái niệm về trầm cảm

Theo WHO: “Trầm cảm (TC) - depression disorder - là một rối loạn
tâm thần phổ biến, đặc trưng bởi sự buồn bã, mất hứng thú hoặc niềm vui,
cảm giác tội lỗi hay tự đánh giá thấp giá trị bản thân, rối loạn giấc ngủ hoặc
chán ăn, cảm giác mệt mỏi và kém tập trung” [8].
Theo DSM V (2013): Rối loạn trầm cảm chủ yếu được đặc trưng bởi
một hay nhiều giai đoạn trầm cảm, bệnh nhân phải có ít nhất 5 triệu chứng
chủ yếu và hay gặp, trong đó có ít nhất 1 trong 2 triệu chứng chủ yếu là khí
sắc giảm và mất hầu hết các hứng thú/sở thích. Các giai đoạn trầm cảm phải
kéo dài ít nhất 2 tuần. Bệnh nhân không được có tiền sử lạm dụng chất (rượu,
ma túy, thuốc) và chấn thương sọ não [9].
1.1.1.2. Nguyên nhân của trầm cảm
Nguyên nhân trầm cảm thường không rõ ràng chính xác. Trầm cảm có
thể gây ra bởi các yếu tố tâm lý hoặc do gặp phải những biến cố trong đời
sống của mình. Trầm cảm có thể kéo dài hoặc tái phát, gây ảnh hưởng nhiều
đến công việc hàng ngày. Nghiêm trọng nhất là trầm cảm có thể dẫn tới tự tử
và hành vi tự tử. Khi mức độ trầm cảm là nhẹ thì có thể điều trị mà không cần
dùng tới thuốc nhưng khi trầm cảm là vừa hoặc nặng thì cần phải kết hợp giữa
điều trị thuốc và phương pháp tâm lý trị liệu [8].


4

Theo Tổ chức Sức khỏe tâm thần (Anh Quốc), trầm cảm có thể xảy ra
đột ngột do những biến cố trong cuộc sống như thất nghiệp, mất mát người
thân, các vấn đề gia đình hoặc các sự kiện thay đổi cuộc sống khác [10].
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, trầm cảm là nguyên nhân hàng đầu gây ra
sức khoẻ và tàn tật trên toàn thế giới. Hơn 300 triệu người hiện đang sống với
trầm cảm, tăng hơn 18% trong khoảng từ năm 2005 đến năm 2015 [8]. Bệnh
trầm cảm có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là 18-45 tuổi, phụ
nữ nhiều gấp đôi nam giới. Số liệu trong năm 2010 cho thấy tỷ lệ hiện mắc

toàn cầu hàng năm ở nam và nữ lần lượt là 5,5% và 3,2% [11].
1.1.2. Lo âu
1.1.2.1. Khái niệm lo âu
Lo âu (LA)- anxiety disorder- là một phản ứng bình thường để đối phó
với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên,
đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức gây ra các biểu hiện
run, khó thở, tim đập nhanh, vã mồ hôi, cảm giác không thực... Mặc dù những
người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết cho phép, họ cũng có
thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu
cực tới sinh hoạt của họ [12].
Lo âu thực chất là tín hiệu báo động, báo trước cho cá thể biết rằng sẽ
có sự đe dọa từ bên trong hoặc bên ngoài cơ thể (những khó khăn, thử thách,
đe dọa của tự nhiên hoặc xã hội), từ đó giúp con người tìm ra được các giải
pháp phù hợp để tồn tại và phát triển [12].
1.1.2.2. Nguyên nhân của rối loạn lo âu
Viện nghiên cứu Sức khỏe Tâm thần Quốc Gia Việt Nam (NIMH) chỉ ra
rằng các yếu tố nguy cơ đối với RLLA có thể bao gồm: là nữ giới; điều kiện


5

kinh tế khó khăn; bị ly hôn hoặc góa bụa; tiếp xúc với các sự kiện căng thẳng
trong cuộc sống… Nếu không được điều trị rối loạn lo âu có thể dẫn đến các
tình huống trầm trọng hơn về triệu chứng. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến
khả năng làm việc của chủ thể [12].
Kết quả nghiên cứu của Kessler (2005) tại Hoa Kỳ về tâm thần học tổng
quát: 5,7 % người trưởng thành có thể mắc RLLA lan tỏa trong suốt cuộc đời,
nữ giới có tỷ mắc cao hơn nam giới với tỷ lệ 3,6/1 [13]. Kết quả nghiên cứu
của Borwin Bandelow (2013) về chẩn đoán và điều trị rối loạn lo âu cho thấy
đây là một căn bệnh phổ biến và nghiêm trọng với tỷ lệ hiện mắc từ 4,3 đến

5,9% [14].
1.1.3. Stress
1.1.3.1. Khái niệm Stress
Stress là một thuật ngữ bắt nguồn từ chữ La tinh stringi, có nghĩa là “bị
kéo căng ra”. Lúc đầu, thuật ngữ stress được dùng trong vật lý học để chỉ một
sức nén mà vật liệu phải chịu đựng [15].
Walter Cannon là người đầu tiên đưa ra khái niệm về stress. Theo
Cannon, Stress là phản ứng “cài đặt sẵn” của cơ thể trước những nhân tố gây
hại nhằm huy động sức mạnh của cơ thể để ứng phó [16].
Theo J. Delay: “Stress là một trạng thái căng thẳng cấp diễn của cơ thể
buộc phải huy động các khả năng phòng vệ để đối phó với một tình huống
đang đe doạ” [16].
Dưới góc độ tâm lý học, Lazarus định nghĩa Stress như một quá trình
tương giao giữa con người và môi trường, trong đó đương sự nhận định sự
kiện từ môi trường là có tính chất đe dọa và có hại, và đòi hỏi đương sự phải
cố gắng sử dụng các tiềm năng thích ứng của mình [17].


6

Theo S. Palmer (1999) Stress có thể được định nghĩa đơn giản như sau:
Stress xuất hiện khi áp lực vượt quá khả năng thông thường của bạn để ứng
phó [18].
Nguyễn Hữu Thụ đã đưa ra khái niệm: Stress là sự tương tác đặc biệt
giữa chủ thể và môi trường sống trong đó chủ thể nhận thức, đánh giá sự kiện
(kích thích) từ môi trường (có hại, nặng nhẹ, nguy hiểm, hẫng hụt,...) nhằm
huy động các nguồn lực ứng phó đảm bảo sự cân bằng, thích nghi với môi
trường luôn thay đổi [19].
Theo Viện Quốc gia về An toàn lao động và Sức khỏe của Hoa Kỳ
(NIOSH), stress nghề nghiệp là những đáp ứng có hại về mặt tâm lý và cơ thể

xảy ra khi các yêu cầu của công việc không phù hợp với khả năng, nguồn lực
và nhu cầu của người lao động” [20].
1.1.3.2. Nguyên nhân của stress
Theo Viện Quốc gia về An toàn lao động và Sức khỏe của Hoa Kỳ, các
yếu tố làm tăng nguy cơ của Stress nghề nghiệp bao gồm [20]:
Thiết kế công việc: Nhịp độ làm việc cao, thời gian làm việc kéo dài,…
Mối quan hệ cá nhân: thiếu sự hỗ trợ và giúp đỡ của đồng nghiệp, cấp
trên; những xung đột với đồng nghiệp, cấp trên,…
Những vấn đề liên quan đến công việc: công việc không có cơ hội thăng
tiến, dễ sa thải, mất việc,…
Môi trường làm việc: ồn ào, quá nóng, tiếp xúc hóa chất độc hại,…
1.1.4. Định nghĩa về “Nữ hộ sinh”
1.1.4.1. Khái niệm “Nữ hộ sinh”

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hộ sinh bao gồm chăm sóc phụ nữ
trong thời kỳ mang thai, chuyển dạ và thời kỳ hậu sản, cũng như chăm sóc trẻ


7

sơ sinh. Nó bao gồm các biện pháp nhằm ngăn ngừa các vấn đề sức khoẻ khi
mang thai, phát hiện các điều kiện bất thường, mua sắm hỗ trợ y tế khi cần
thiết và thực hiện các biện pháp khẩn cấp khi không có trợ giúp y tế [21].
Theo định nghĩa của Liên đoàn nữ hộ sinh Quốc tế, được Tổ chức Y tế
Thế giới và Liên đoàn Phụ khoa và Sản khoa Quốc tế thông qua, nữ hộ sinh là
chuyên gia về hộ sinh , chuyên về thai nghén , sinh đẻ, sức khoẻ tình dục
và sinh sản của phụ nữ (bao gồm khám phụ khoa , kế hoạch hóa gia đình,
chăm sóc mãn kinh…) và chăm sóc trẻ sơ sinh. Nữ hộ sinh là người đã hoàn
thành chương trình giáo dục hộ sinh đã được công nhận tại quốc gia nơi đặt
trụ sở và dựa trên năng lực thiết yếu của ICM về Thực hành Sản khoa cơ bản

và khuôn khổ của Tiêu chuẩn toàn cầu về giáo dục Sản khoa của ICM; người
đã có được các bằng cấp cần thiết để được đăng ký và / hoặc được cấp phép
hành nghề Sản khoa và sử dụng tên “hộ sinh”; và người chứng tỏ năng lực
trong việc thực hiện việc hộ sinh. Khi phụ nữ mang thai đòi hỏi sự chăm sóc
vượt ra ngoài phạm vi thực hành của nữ hộ sinh, họ sẽ giới thiệu cho bác sĩ
sản khoa hoặc bác sĩ chuyên khoa nhi về các biến chứng liên quan đến thai
nghén và sinh đẻ, bao gồm phẫu thuật và dụng cụ [22].
Được sự giúp đỡ của Bộ Y Tế, Tổng hội Y học Việt Nam, bà Chieko
Nohno – hiện là Nghị sĩ Quốc hội Nhật Bản và một số cơ quan ban ngành
Trung Ương, Hội Nữ hộ sinh Việt Nam được thành lập ngày 09/12/1995 theo
quyết định số 657/TTG do Thủ tướng Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam chính thức phê duyệt ngày 16/10/1995. Ngay sau khi thành
lập, Hội chính thức gia nhập Tổng hội Y học Việt Nam và trở thành một hội
thành viên của Tổng hội Y học Việt Nam [23].


8
1.1.4.2. Phạm vi thực hành của nữ hộ sinh
Liên hiệp các nữ hộ sinh Quốc tế quy định phạm vi thực hành của nữ
hộ sinh như sau [24]:
Nữ hộ sinh được công nhận là một chuyên gia có trách nhiệm và có
trách nhiệm hợp tác với phụ nữ để hỗ trợ, chăm sóc và tư vấn cần thiết trong
thời kỳ mang thai, chuyển dạ và thời kỳ hậu sản, sinh đẻ về trách nhiệm của
người hộ sinh và chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ sơ sinh. Chăm sóc này bao gồm
các biện pháp dự phòng, khuyến khích sinh đẻ bình thường, phát hiện các
biến chứng ở mẹ và con, tiếp cận chăm sóc y tế hoặc các biện pháp khẩn cấp
khác và thực hiện các biện pháp khẩn cấp.
Nữ hộ sinh có một nhiệm vụ quan trọng trong việc tư vấn và giáo dục
sức khoẻ, không chỉ đối với phụ nữ, mà còn trong gia đình và cộng đồng.
Công việc này nên bao gồm giáo dục tiền sản và chuẩn bị cho việc làm cha

mẹ và có thể mở rộng tới sức khoẻ của phụ nữ, sức khoẻ sinh sản và tình dục
và chăm sóc trẻ em.
Một nữ hộ sinh có thể thực hành trong bất kỳ môi trường nào bao gồm
cả nhà, cộng đồng, bệnh viện, phòng khám hoặc các đơn vị y tế.
1.1.5. Vài nét về Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Bệnh viện Phụ sản Trung ương, được thành lập ngày 19/07/1955, là
bệnh viện chuyên khoa hạng I, đứng đầu cả nước về lĩnh vực Sản Phụ khoa,
trực thuộc Bộ Y tế. Bệnh viện có quy mô 1000 giường bệnh nội trú; 08 phòng
chức năng; 14 khoa lâm sàng; 09 khoa cận lâm sàng; 07 trung tâm. Bệnh viện
Phụ sản Trung ương hiện nay không chỉ là cơ sở đầu ngành của chuyên ngành
phụ sản, sinh đẻ kế hoạch và sơ sinh mà còn là cơ sở đào tạo đại học, sau đại
học; nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến và chuyển giao công nghệ về chuyên


9

ngành phụ sản, sơ sinh trong phạm vi cả nước. Bệnh viện có bề dày truyền
thống lịch sử, có đội ngũ giáo sư, bác sĩ được đào tạo cơ bản ở trong nước và
được học tập nâng cao tay nghề ở các nước tiên tiến có ngành sản phụ khoa
và chăm sóc sức khỏe sinh sản phát triển (Châu Âu, Mỹ, Nhật, Úc ...) có tay
nghề cao, được rèn luyện trong thực tế, tâm huyết với nghề nghiệp. Hệ thống
trang thiết bị phục vụ khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện được đầu tư theo
hướng hiện đại, chuyên sâu [25].
Trên thực tế, với quy mô hơn 1000 giường bệnh kế hoạch nhưng do
diện tích chật hẹp, hiện tại viện có 581 giường thực kê (chiếm gần 59%
giường kế hoạch). Trung bình mỗi năm bệnh viện khám và điều trị ngoại trú
cho khoảng 250.000 lượt bệnh nhân, điều trị nội trú cho khoảng 40.000 người
lớn và 25.000 trẻ sơ sinh. Công suất sử dụng giường bệnh trung bình khoảng
173% [7].
Sơ đồ tổ chức Bệnh viện Phụ sản Trung ương:



10

Ban giám đốc

Khối trung
tâm

Trung tâm Chăm sóc và
điều trị sơ sinh
Trung tâm Chẩn đoán
trước sinh
Trung tâm Hỗ trợ sinh sản
Quốc gia
Trung tâm Sàn chậu
Trung tâm Tế bào gốc máu
cuống rốn
Trung tâm Tư vấn SKSS &
Kế hoạch hóa gia đình
Văn phòng Trung tâm Đào
tạo - Chỉ đạo tuyến
Khối cận lâm sàng
Khoa Chẩn đoán hình ảnh
Khoa Dinh dưỡng
Khoa Dược
Khoa Giải phẫu bệnh lý
Khoa Huyết học

Khối phòng

ban

Khối lâm
sàng

Khối cận
lâm sàng

Công đoàn bệnh viện
Phòng Chỉ đạo tuyến
Phòng Công nghệ thông tin
Phòng Công tác xã hội
Phòng Hành chính Quản trị
Phòng Kế hoạch Tổng hợp
Phòng Nghiên cứu khoa học
Phòng Quản lý chất lượng
Phòng Tài chính Kế toán
Phòng Tổ chức cán bộ
Phòng Vật tư - Trang thiết
bị y tế
Phòng Đào tạo
Phòng Điều dưỡng
Đoàn Thanh niên Bệnh viện

Khoa Hồi sức cấp cứu
Khoa Khám bệnh
Khoa Khám bệnh theo
yêu cầu - 56 Hai Bà
Trưng
Khoa Phẫu thuật - gây


Khoa Phụ ngoại
Khoa Phụ nội tiết
Khoa Phụ ung thư
Khoa Sản bệnh lý
Khoa Sản nhiễm khuẩn
Khoa Sản thường
Khoa Đẻ
Khoa Điều trị theo yêu
cầu
Đơn vị Chăm sóc sức
khỏe tại nhà

Khoa Chẩn đoán hình
ảnh
Khoa Dinh dưỡng
Khoa Dược
Khoa Giải phẫu bệnh

Khoa Huyết học
Khoa Sinh hóa
Khoa Tế bào di truyền
Khoa Vi sinh
Trung tâm Kiểm soát
nhiễm khuẩn

1.1.6. Công cụ đo mức độ trầm cảm, lo âu, stress
Hiện nay có nhiều bộ công cụ được sử dụng trong các nghiên cứu khoa
học cũng như được ứng dụng trong lâm sàng giúp hỗ trợ chẩn đoán các vấn
đề SKTT như: bộ câu hỏi đánh giá stress nghề nghiệp (JSQ – Job Stress

Questions); thang đánh giá lo âu của Spielberger (STAI); thang tự đánh giá lo
âu của Zung (SAS); thang đánh giá lo âu của Beck (BID-A); thang đánh giá
trầm cảm của Hamilton (HAM-D); thang đánh giá trầm cảm của Beck (BIDD), thang đánh giá lo âu và trầm cảm AKUADS; thang đánh giá stress, lo âu,
trầm cảm của Lovibond (DASS 42 và DASS 21)… [26]. Đa số các công cụ
trên đều được sử dụng tại các bệnh viện chuyên khoa tâm thần để theo dõi các


11

tình trạng rối loạn tâm thần mạn tính. Để phát hiện, đánh giá, sàng lọc ban
đầu về trầm cảm, lo âu, stress thang đo DASS được khuyến nghị sử dụng
tại cộng đồng. Trong các nghiên cứu tại Việt Nam cũng như trên thế giới,
thang đo này đã được đánh giá có tính giá trị và độ tin cậy cao [5], [6],
[27], [28], [29].
Thang đo tự đánh giá về trầm cảm, lo âu, stress trên đối tượng vị thành
niên và người trưởng thành được phát triển bởi Livibond S.H và Livibond P.F
(1995), ký hiệu là DASS 42, gồm 42 câu hỏi. Đến năm 1997, cũng chính
nhóm các nhà khoa học này lại cho ra đời thang đo DASS 21- đây là phiên
bản rút gọn của DASS 42 nhằm tạo sự tiện lợi hơn cho người dùng, gồm 21
câu hỏi [30].
Thang đo DASS 21 đã được Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia Việt
Nam biên dịch, thử nghiệm trên một số đối tượng nghề nghiệp khác nhau.
Thang đo DASS 21 đã được nhiều nghiên cứu đánh giá về tính giá trị và độ
tin cậy và khẳng định có thể áp dụng phù hợp tại Việt Nam và nhiều nước trên
Thế giới mà không bị ảnh hưởng bởi sự khác biệt về văn hóa [31]. DASS 21
gồm 21 tiểu mục chia thành 3 nhóm: nhóm trầm cảm (Depression – D), nhóm
lo âu (Anxiety –A) và nhóm stress (Stress – S). Mỗi nhóm gồm 7 tiểu mục,
mỗi tiểu mục mô tả về triệu chứng thực thể hoặc vấn đề tinh thần mà đối
tượng nghiên cứu cảm thấy trong suốt một tuần qua. Điểm cho mỗi tiểu mục
được tình từ 0 đến 3 tùy thuộc mức độ và thời gian xuất hiện. Cụ thể:

0 điểm: không đúng chút nào cả.
1 điểm: đúng phần nào, hoặc thỉnh thoảng mới đúng.
2 điểm: đúng phần nhiều, hoặc phần lớn thời gian là đúng.
3 điểm: hoàn toàn đúng, hoặc hầu hết thời gian là đúng.


12

Sau khi cộng tổng điểm của từng nhóm 07 tiểu mục, kết quả thu được sẽ nhân
với 02, đối chiếu điểm số thu được với bảng đánh giá trầm cảm, lo âu, stress
theo mức độ, kết quả sẽ cho biết tình trạng stress, lo âu, trầm cảm đang ở mức
độ nào [32].
1.2. Nguyên nhân, ảnh hưởng của các rối loạn tâm thần đối với
nhân viên y tế.
1.2.1. Nguyên nhân của các rối loạn tâm thần đối với nhân viên y tế.
Trong những thập kỷ vừa qua, các công đoàn ngành nghề, các tổ chức
khoa học, bao gồm cả Văn phòng Lao động Quốc tế có mối quan tâm ngày
càng tăng về tác động của RLTT đối với NVYT [13], [33].
Một số nguyên nhân góp phần gây ra các RLTT ở nhân viên y tế như:
mức biên chế không đầy đủ; khối lượng công việc quá nhiều; thời gian làm
việc kéo dài; mức độ ổn định của công việc; mức độ rõ ràng của công việc;
mối quan hệ với người bệnh: thái độ của người bệnh và người nhà người bệnh,
sự mong đợi của người bệnh….; tiếp xúc với các chất lây nhiễm và độc hại; sự
căng thẳng khác nhau giữa các ngành nghề chăm sóc sức khỏe, thậm chí trong
cùng một ngành nghề lại tùy thuộc vào nhiệm vụ [34].
Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy những yếu tố sau đây liên quan đến
tình trạng RLTT của NVYT [34], [35]:
- Thiết kế công việc và khối lượng công việc: phân công công việc
mơ hồ, nhập nhằng; tình trạng quá tải công việc; thiếu kiểm soát
trong công việc; áp lực thời gian;…

- Mối quan hệ giữa các cá nhân tại nơi làm việc: xung đột với đồng
nghiệp; xung đột với bác sỹ; hành vi của bác sỹ; …
- Thiếu sự hợp tác của người bệnh, người nhà người bệnh.


13

- Thiếu sự hỗ trợ tại nơi làm việc (từ điều dưỡng trưởng, bác sỹ điều
trị trực tiếp hay người quản lý cao hơn).
- Mối quan tâm về kiến thức và kỹ năng của cá nhân.
- Tiếp xúc với các bệnh truyền nhiễm.
- Nguy cơ tổn thương do các vật sắc nhọn.
- Vấn đề phát triển sự nghiệp.
1.2.2. Những ảnh hưởng rối loạn tâm thần đối với nhân viên y tế.
Các RLTT nói chung và tình trạng căng thẳng, lo âu, trầm cảm nói
riêng không những tác động xấu cho cá nhân mà còn ảnh hưởng bất lợi cho
người xung quanh và xã hội nói chung. Chúng được xem là một trong những
nguyên nhân phổ biến nhất của nhiều căn bệnh như [36]:
- Bệnh tâm thần kinh: mất ngủ, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn
phiền, cáu gắt, loạn trí nhớ, ...
- Bệnh tim mạch: tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu
não, loạn nhịp tim, hồi hộp đánh trống ngực...
- Các bệnh về da: ví dụ như mụn sưng đỏ, phồng rộp lên hay là bệnh
zona. Da dễ bị mẩn ngứa, phát ban, chàm... hay các chứng bệnh về da có tính
kinh niên, mãn tính rất khó chữa trị.
- Bệnh tiêu hóa: viêm loét dạ dày - tá tràng, chảy máu tiêu hóa, thủng dạ
dày, tiêu chảy, khô miệng, chán ăn, ăn không tiêu, rối loạn chức năng đại
tràng…
- Bệnh tình dục: giảm ham muốn, di tinh, mộng tinh, xuất tinh sớm…
- Bệnh phụ khoa: rối loạn kinh nguyệt, rối loạn nội tiết...

- Bệnh cơ khớp: co cứng cơ, đau lưng, đau khớp, cảm giác kiến bò ở
ngón tay, máy mắt, chuột rút, run rẩy...


14
- Toàn thân: suy sụp, mệt mỏi, dễ mắc các bệnh dị ứng hay truyền nhiễm.
Tình trạng stress, lo âu, trầm cảm còn gây nên các thay đổi về hành vi,
mà phổ biến là việc lạm dụng rượu bia, thuốc lá, chất gây nghiện. Điều này
càng làm suy giảm đáng kể tình trạng thể chất, đồng thời làm tinh thần thêm
bấn loạn dẫn đến các mối quan hệ cá nhân căng thẳng, cả trong gia đình lẫn
nơi làm việc. Nếu không được điều trị kịp thời thì người bệnh sẽ mất dần sự
tự tin, mất khả năng đưa ra các quyết định chính xác và xuất hiện các hành vi
bất thường. Từ đó dẫn đến việc bị đồng nghiệp, bạn bè và người thân xa lánh,
hoặc gây ra các tổn thất về tài chính, vật chất, thậm chí xâm hại đến sức khỏe,
tính mạng của bản thân và những người xung quanh [37].
1.3. Một số nghiên cứu về stress, lo âu, trầm cảm trên thế giới và tại Việt Nam
1.3.1. Một số nghiên cứu trên thế giới
Hiện nay, trên thế giới đã có khá nhiều nghiên cứu về stress, lo âu, trầm
cảm theo nhiều hướng và trên nhiều đối tượng khác nhau như: công nhân, học
sinh-sinh viên, nhân viên lái xe buýt, cựu chiến binh… [38], [39], [40], [41].
Đối với ngành y tế một số nghiên cứu về stress, lo âu, trầm cảm cũng
đã được tiến hành. Nghiên cứu của Khalid S. Al-Gelban (2006) sử dụng thang
đo DASS 42 để đánh giá tình trạng stress, lo âu, trầm cảm trên đối tượng là
304 bác sỹ ở vùng Aseer Saudi Arabia. Kết quả cho thấy tỷ lệ cán bộ mắc
các vấn đề SKTT khá thấp với trầm cảm 7,6%, lo âu 8,6% và stress 7,2%. Ba
trạng thái trầm cảm, lo âu và stress có mối tương quan chặt chẽ với nhau.
Nghiên cứu chỉ tìm hiểu mối liên quan giữa trạng thái stress, lo âu và trầm
cảm với: tuổi, giới tính, quốc tịch, tình trạng hôn nhân, bằng cấp và số năm
kinh nghiệm. Kết quả, nghiên cứu tìm thấy hai yếu tố liên quan có ý nghĩa
thống kê với cả trạng thái stress và lo âu là giới tính và trình độ chuyên môn,

trong đó nữ giới bị stress và lo âu nhiều hơn nam giới [27].


15

Nghiên cứu của Refai Yassen Al-Hussein và Ahmed Moshirf AlMteiwty (2007) sử dụng thang đo DASS 21 để đánh giá tỷ lệ nhân viên y tế
(NVYT) bị trầm cảm, lo âu, stress tại 07 bệnh viện (BV) tại thành phố
Mosul-Iran. Mẫu của nghiên cứu gồm hai nhóm: 250 điều dưỡng và 250
NVYT khác gồm nhân viên X-quang, nhân viên phòng xét nghiệm, dược sĩ
và cán bộ vật lý trị liệu. Kết quả thu được tỷ lệ trầm cảm, rối loạn lo âu,
stress ở điều dưỡng lần lượt là 16%; 20,8% và 10% trong khi tỷ lệ này ở
nhóm nhân viên còn lại lần lượt là 7,6%; 7,6% và 6%. Nghiên cứu khẳng
định rằng điều dưỡng có nhiều nguy cơ mắc các rối loạn tâm thần hơn các
NVYT khác [42].
Nghiên cứu của Asad Zandi và cộng sự (2011) đánh giá tỷ lệ bị trầm
cảm, lo âu, stress của 272 điều dưỡng làm việc tại 29 khoa phòng thuộc một
bệnh viện quân đội bằng thang đo DASS 21, được dịch và chuẩn hóa trên một
nhóm dân cư ở Mashhad (400 người) với độ tin cậy được báo cáo là trầm cảm
0,7, lo âu 0,66 và stress 0,76. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ điều dưỡng
bị trầm cảm là 24,9%, lo âu 27,9% và stress 23,8%. Nữ giới có tỷ lệ trầm cảm
cao hơn nam giới. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa trầm cảm, lo âu,
stress với tuổi, trình độ học vấn, số giờ làm thêm và nơi làm việc của điều
dưỡng [28].
Năm 2013, 03 tác giả Mostafa A F. Abbas, Lamiaa Z. Abu Zaid, Mona
Hussaein đã tiến hành nghiên cứu khảo sát tình trạng lo âu, trầm cảm của điều
dưỡng tại các bệnh viện tại King Fahad Medical City, Vương quốc Saudi
Arabia với cỡ mẫu nghiên cứu khá lớn 715 người. Kết quả nghiên cứu cho
thấy 47% điều dưỡng có triệu chứng lo âu, trong đó 20% trường hợp là có thể
mắc rối loạn lo âu; 25% điều dưỡng có triệu chứng trầm cảm, trong đó 10%
trường hợp có thể mắc bệnh trầm cảm. Nghiên cứu chỉ ra rằng một số yếu tố



16

như ly hôn/góa, ít rèn luyện thể dục, hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ cho các
triệu chứng lo âu, trầm cảm ở điều dưỡng [43].
1.3.2. Một số nghiên cứu tại Việt Nam
Tại Việt Nam, tuy các vấn đề về SKTT đang ngày được quan tâm
nhiều hơn song các nghiên cứu về vấn đề trên đối tượng là NVYT này còn
rất hạn chế, chủ yếu là các nghiên cứu về stress nghề nghiệp hay căng thẳng
nghề nghiệp. Trong báo cáo của WHO năm 2006 về chăm sóc SKTT ở Việt
Nam, tác giả Trudy Harpham và Trần Tuấn nhận định rằng: “ Ở Việt Nam,
những bằng chứng về gánh nặng bệnh tật do các vấn đề về sức khỏe tâm
thần gây ra khá phức tạp và những nghiên cứu trên lĩnh vực này chưa được
phát triển” [44].
Lê Thành Tài và cộng sự (2008) đã tiến hành nghiên cứu đánh giá tình
trạng stress nghề nghiệp (SNN) của điều dưỡng đang làm việc tại BV đa khoa
Trung ương Cần Thơ, BV đa khoa thành phố Cần Thơ và BV đa khoa Châu
Thành – Hậu Giang. Kết quả nghiên cứu cho thấy BV đa khoa Trung ương Cần
Thơ có tỷ lệ cao nhất (53,1%), kế đến là BV đa khoa thành phố Cần Thơ
(33,9%) và thấp nhất BV đa khoa Châu Thành – Hậu Giang (32,5%). BV tuyến
trên có khuynh hướng bị SNN nhiều hơn tuyến dưới. Các yếu tố có thể gây
SNN cho điều dưỡng bao gồm thâm niên công tác, làm việc quá nhiều giờ
(>8h/ngày), công việc nhiều áp lực, không hứng thú, làm việc trong điều kiện
thiếu thốn máy móc, trang thiết bị, đông người, ồn ào, tiếp xúc nhiều mầm bệnh,
dễ bị thương tích, thường gặp phản ứng của người bệnh và người nhà, mâu
thuẫn với đồng nghiệp, cấp trên; thu nhập chưa thỏa đáng và công việc ít cơ hội
thăng tiến [45].
Nghiên cứu của tác giả Trần Thị Thúy (2011) đánh giá trạng thái stress
trên 120 NVYT khối lâm sàng tại bệnh viện Ung bướu Hà Nội với công cụ là



17

thang đo DASS 21 kết hợp đánh giá đồng thời ba trạng thái stress, lo âu, trầm
cảm. Nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ NVYT có biểu hiện stress, lo âu và trầm
cảm lần lượt là 36,9% 41,5% và 15,3%. Trong đó mức độ stress, lo âu, trầm
cảm nặng lần lượt là 0,9%, 4,5% và 1,8%. Điều dưỡng khối lâm sàng có tỷ lệ
stress, lo âu, trầm cảm cao hơn các NVYT khác. Kết quả phân tích hồi quy
logistic đa biến cho thấy một số yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê làm tăng
trạng thái stress là: số buổi trực ≥4 buổi; cảm nhận công việc ít hứng thú;
thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại; cảm nhận thấy mối quan hệ của
họ với người bệnh không tốt. Nghiên cứu chưa đánh giá hết các yếu tố có thể
ảnh hưởng đến tình trạng stress như đời sống cá nhân, gia đình, các mối quan
hệ ngoài công việc…[4].
Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Xuân Trường (2012) tiến hành tại trên
toàn bộ 175 NVYT tại BV Tâm thần Đà Nẵng nhằm đánh giá tình trạng lo âu
của các đối tượng. Kết quả cho thấy có 14,3% số NVYT có biểu hiện lo âu.
Có 04 yếu tố được xác định có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với RLLA
gồm: mắc bệnh mãn tính, đối diện với những hành động bất thường, nguy
hiểm của người bệnh, mức thu nhập và sự tôn trọng của xã hội đối với ngành
nghề. Tác giả chọn tất cả các NVYT trong BV nên mẫu mang tính đại diện
cao; nhiều yếu tố liên quan đã được đưa vào phân tích nên các khuyến nghị
đưa ra có độ tin cậy cao. Tuy nhiên do sử dụng thang đo chuyên biệt là thang
đánh giá lo âu của Zung (SAS) nên nghiên cứu chỉ đánh giá tình trạng lo âu
mà không nghiên cứu thêm được hai vấn đề SKTT thường gặp khác là stress
và trầm cảm [46].
Nghiên cứu của Đậu Thị Tuyết (2012) sử dụng thang đo DASS 21 đánh
giá tình trạng stress, lo âu, trầm cảm của NVYT khối lâm sàng tại 02 địa điểm:
một bệnh viện công là BV đa khoa thành phố Vinh và một bệnh viện tư nhân

là BV đa khoa khu vực 115 Nghệ An. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ


×