Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả để nhận thức và giải quyết vấn đề “thiên tai, lũ lụt và khai thác tài nguyên ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.06 KB, 12 trang )

MỞ ĐẦU
Từ xa xưa cho tới nay, những vấn đề về tự nhiên đang còn là dấu chấm hỏi lớn đối
với khả năng nhận thức của con người. Tự chúng ta cũng đang dần tìm hiểu về quy luật
tiến hóa của tự nhiên và sự vận động của nó. Quy luật vận động này bao hàm cả yếu tố
nguyên nhân kết quả. Phạm trù nguyên nhân kết quả phản ánh mối quan hệ sản sinh ra
nhau giữa các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan. Giữa chúng có mối liên hệ
vô cùng mật thiết và có sự tác động qua lại lẫn nhau, là căn cứ để hình thành các sự vật,
hiện tượng trong cuộc sống. Để làm sâu sắc và rõ ràng hơn điều đó, bài tiểu luận này em
xin lựa chọn đề tài: “Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù
nguyên nhân và kết quả và vận dụng cặp phạm trù này trong hoạt động thực tiễn”.
Với kiến thức còn hạn chế, bài tiểu luận này chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót. Mong
nhận được sự chỉ bảo, góp ý của thầy cô để em hoàn thiện kiến thức của mình hơn.

NỘI DUNG
I, Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân và kết
quả trong phép biện chứng duy vật.
1, Phạm trù nguyên nhân và kết quả.
Nguyên nhân là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự tác động qua lại giữa các
mặt, các bộ phận, các thuộc tính trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra
những biến đổi nhất định.
Nguyên cớ là những sự vật, hiện tượng xuất hiện đồng thời với nguyên nhân
nhưng chỉ có quan hệ bề ngoài ngẫu nhiên chứ không sinh ra kết quả.
Kết quả là một phạm trù triết học dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do tác
động qua lại giữa các mặt, các bộ phận, các thuộc tính cùng một sự vật, hoặc giữa các
sự vật với nhau.
Điều kiện là điều kiện cần thiết để nguyên nhân phát huy tác dụng. Trên cơ sở
đó gây nên một biến đổi nào đó, nhưng bản thân chúng không gây nên biến đổi ấy. Các
điều kiện cùng với các hiện tượng khác có mặt khi nguyên nhân gây ra kết quả được gọi
là hoàn cảnh.
Ví dụ: Cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản là nguyên nhân
đưa đến kết quả là cuộc cách mạng vô sản nổ ra.



1


Không nên hiểu nguyên nhân và kết quả nằm ở hai sự vật hoàn toàn khác nhau.
Chẳng hạn giai cấp vô sản là nguyên nhân của cuộc cách mạng vô sản…Nếu hiểu
nguyên nhân và kết quả như vậy sẽ dẫn đến chỗ cho rằng nguyên nhân của một sự vật,
hiện tượng nào đấy luôn nằm ở ngoài sự vật, hiện tượng đó và cuối cùng nhất định sẽ
phải thừa nhận rằng nguyên nhân của thế giới vật chất nằm ngoài thế giới vật chất, tức
là nằm ở thế giới tinh thần.
Cần phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ và nguyên nhân với điều kiện.
Nguyên cớ và điều kiện không sinh ra kết quả, mặc dù nó xuất hiện cùng với nguyên
nhân.
2, Tính chất mối liên hệ nhân quả.
Phép biện chứng duy vật khẳng định mối liên hệ nhân quả có tính khách quan,
tính phổ biến và tính tất yếu.
Tính khách quan thể hiện ở chỗ: mối liên hệ nhân quả là cái vốn có của bản thân
sự vật, không phụ thuộc vào ý thức của con người. Dù con người biết hay không biết thì
các sự vật vẫn tác động lẫn nhau và sự tác động đó tất yếu gây nên sự biến đổi nhất
định. Con người chỉ phản ánh vào trong đầu óc mình những tác động, những biến đổi,
tức là mối liên hệ nhân quả của hiện thực, chứ không sáng tạo ra mối liên hệ nhân quả
của hiện thực từ trong đầu mình. Quan điểm duy tâm không thừa nhận mối liên hệ nhân
quả tồn tại khách quan trong bản thân sự vật. Họ cho rằng, mối liên hệ nhân quả là do
Thượng đế sinh ra hoặc do cảm giác con người quy định.
Tính phổ biến thể hiện ở chỗ: mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và trong xã
hội đều có nguyên nhân nhất định gây ra. Không có hiện tượng nào không có nguyên
nhân, chỉ có điều là nguyên nhân đó đã được nhận thức hay chưa mà thôi. Không nên
đồng nhất vấn đề nhận thức của con người về mối liên hệ nhân quả với vấn đề tồn tại
của mối liên hệ đó trong hiện thực.
Tính tất yếu thể hiện ở chỗ: Cùng một nguyên nhân nhất định, trong những điều

kiện giống nhau sẽ gây ra kết quả như nhau. Tuy nhiên trong thực tế không thể có sự vật
nào tồn tại trong những điều kiện, hoàn cảnh hoàn toàn giống nhau. Do vậy tính tất yếu
của mối liên hệ nhân quả trên thực tế phải được hiểu là: Nguyên nhân tác động trong
những điều kiện, hoàn cảnh càng ít khác nhau bao nhiêu thì kết quả do chúng gây ra
càng giống nhau bấy nhiêu.

2


3, Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả.
a, Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn luôn có trước
kết quả, còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau khi nguyên nhân đã xuất hiện.
Tuy nhiên không phải hai hiện tượng nào nối tiếp nhau về mặt thời gian cũng là
quan hệ nhân quả. Ví dụ: ngày kế tiếp đêm nhưng không sinh ra đêm. Cái phân biệt
quan hệ nhân quả với quan hệ kế tiếp về mặt thời gian là ở chỗ nguyên nhân và kết quả
có quan hệ sản sinh ra nhau. Nguyên nhân của ngày đêm là do sự tự quay quanh trục
của Trái đất. Vì vậy ngày không phải là nguyên nhân sinh ra đêm.
Nguyên nhân sinh ra kết quả rất phức tạp, bởi vì nó còn phụ thuộc vào nhiều
điều kiện hoàn cảnh khác nhau. Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra. Ví dụ:
Mất mùa có thể do hạn hán, có thể do lũ lụt hay sâu bệnh hại,… Mặt khác, một nguyên
nhân trong những điều kiện khác nhau cũng có thể sinh ra những kết quả khác nhau.
Nếu nhiều nguyên nhân cùng tồn tại và tác động cùng chiều trong một sự vật thì chúng
sẽ gây ảnh hưởng cùng chiều đến sự hình thành kết quả, làm cho kết quả xuất hiện
nhanh hơn. Ngược lại nếu nguyên nhân tác động đồng thời theo các hướng khác nhau,
thì sẽ cản trở sự tác dụng của nhau, thậm chí triệt tiêu tác dụng của nhau. Điều đó sẽ
ngăn cản sự xuât hiện kết quả. Do vậy trong hoạt động thực tiễn cần phân tích vai trò
của từng loại nguyên nhân, để có thể chủ động tạo ra điều kiện thuận lợi cho những
nguyên nhân quy định sự xuất hiện của kết quả phát huy tác dụng.
b, Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân.
Kết quả do nguyên nhân sinh ra, nhưng sau khi xuất hiện, kết quả lại có ảnh

hưởng trở lại đối với nguyên nhân. Sự ảnh hưởng đó có thể diễn ra theo hai hướng:
Thúc đẩy sự hoạt động của nguyên nhân (hướng tích cực) hoặc cản trở sự hoạt động của
nguyên nhân (hướng tiêu cực). Ví dụ: Trình độ dân trí thấp là do nền kinh tế kém phát
triển, ít đầu tư cho giáo dục. Nhưng dân trí thấp lại là nhân tố cản trở việc áp dụng tiến
bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, vì vậy lại kìm hãm sản xuất phát triển.
c, Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau.
Điều này có nghĩa là một sự vật, hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là
nguyên nhân, nhưng trong mối quan hệ khác lại là kết quả và ngược lại. Vì vậy
Ph.Ăngghen nhận xét rằng: “nguyên nhân và kết quả là những khái niệm chỉ có ý nghĩa
là nguyên nhân và kết quả khi được áp dụng vào một trường hợp riêng biệt nhất định”.
Nhưng một khi chúng ta nghiên cứu trường hợp riêng biệt ấy trong mối liên hệ chung
của nó với toàn thế giới, thì những khái niệm ấy lại gắn với nhau trong một khái niệm
về sự tác động qua lại một cách phổ biến, trong đó nguyên nhân và kết quả luôn thay
3


đổi vị trí cho nhau. Chuỗi nhân quả là vô cùng, không có bắt đầu và không có kết thúc.
Một hiện tượng nào đấy được coi là nguyên nhân hay kết quả bao giờ cũng ở trong một
quan hệ xác định cụ thể.
4, Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả.
Mối liên hệ nhân quả có tính khách quan và tính phổ biến, nghĩa là không có sự
vật, hiện tượng nào trong thế giới vật chất lại không có nguyên nhân. Nhưng không phải
con người có thể nhận thức ngay được mọi nguyên nhân. Nhiệm vụ của nhận thức khoa
học là phải tìm ra nguyên nhân của những hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy
để giải thích được những hiện tượng đó. Muốn tìm nguyên nhân phải tìm trong thế giới
hiện thực, trong bản thân các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới vật chất chứ không
được tưởng tượng ra từ trong đầu óc của con người, tách rời thế giới hiện thực.
Vì nguyên nhân luôn có trước kết quả nên muốn tìm nguyên nhân của một hiện
tượng nào đấy cần tìm trong những sự kiện, những mối liên hệ xảy ra trước khi hiện
tượng đó xuất hiện.

Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra. Những nguyên nhân này có vai
trò khác nhau đối với việc hình thành kết quả. Vì vậy, trong hoạt động thực tiễn chúng
ta cần phân loại các nguyên nhân, tìm ra nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân chủ yếu,
nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên ngoài, nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân
khách quan,…Đồng thời phải nắm bắt được chiều hướng tác động của các nguyên nhân,
từ đó có biện pháp thích hợp tạo điều kiện cho nguyên nhân có tác động tích cực đến
hoạt động và hạn chế sự hoạt động của nguyên nhân có tác động tiêu cực.
Kết quả có tác động trở lại đối với nguyên nhân. Vì vậy trong hoạt động thực tiễn
chúng ta cần khai thác, tận dụng các kết quả đã đạt được để tạo điều kiện thúc đẩy
nguyên nhân phát huy tác dụng, nhằm đạt được mục đích.

II. Vận dụng nội dụng và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù “ nguyên
nhân và kết quả ” vào vấn đề thiên tai, lũ lụt và khai thác tìa nguyên ở Việt Nam
hiện nay
1, Tình trạng và nhận thức về tình trạng thiên tai, lũ lụt và khai thác tài
nguyên ở Việt Nam hiện nay

4


a, Tình trạng khí hậu nước ta hiện nay
Khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hóa đa dạng. Đây là
một đặc điểm mang lại nhiều lợi ích về kinh tế xã hội song cũng mang lại những khó
khăn nhất là thiên tai. Biến đổi khí hậu toàn cầu đã ảnh hưởng không nhỏ tới nước ta,
gây ra mất cân bằng sinh thái làm diễn biến thiên tai ngày càng bất thường và gây khó
khăn về mọi mặt đời sống. Những thiên tai ở nước ta: bão , lũ lụt, hạn hán, triều cường,
xâm nhập mặn, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất…
Từ đầu năm 2018 đến nay, trên cả nước đã xảy ra 14 loại hình thiên tai bao gồm:
2 cơn bão, 2 ATNĐ, 88 trận dông, lốc sét, 7 trận lũ quét, sạt lở đất, 7 đợt gió mạnh trên
biển, 4 đợt rét đậm, rét hại… trong đó đặc biệt là đợt rét từ ngày 28/01- 7/2/2018 có

nhiệt độ xuống rất thấp dưới 3 độ C; mưa đá, dông lốc trên diện rộng từ 14-15/4/2018.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, chưa năm nào tháng 6 mưa dồn dập, đặc biệt
tập trung tại một số tỉnh miền núi phía Bắc như năm nay. Trận mưa quá lớn kéo dài
trong 2 ngày gây sạt trượt diện rộng tại tỉnh Lai Châu, cả vùng chè bao năm bình ổn sau
trận mưa sạt lở.
Cũng chưa năm nào có đợt nắng nóng kéo dài liên tiếp 8 ngày với nền nhiệt trên
40 độ C tại các tỉnh phía Bắc và miền Trung. Ghi nhận tại Tĩnh Gia (Thanh Hóa) nhiệt
độ cao nhất 41,6 độ C; tại Sơn Tây (Hà Nội) 40 độ C.
Trong những tháng đầu năm, thiên tai đã có xuất hiện nhiều biểu hiện bất thường,
khó lường, cực đoan cả về mưa lũ, nắng nóng, dông lốc, mưa đá, sạt lở bờ sông, bờ
biển… Một số khu vực trên cả nước, công tác khôi phục, tái thiết sau thiên tai năm 2017
và những tháng đầu năm 2018 vẫn đang trong quá trình thực hiện. Một vài nơi, người
dân vẫn chưa ổn định chỗ ở. Nhiều khu vực nguy cơ thiên tai gia tăng so với trước đây.
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, tình hình
thiên tai 6 tháng cuối năm 2018 Việt Nam chịu ảnh hưởng từ 12 - 13 cơn bão, trong đó
trực tiếp từ 4 - 5 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền; nhiều đợt lũ lớn xuất hiện
trong thời gian ngắn, lũ quét, sạt lở đất xảy ra tại nhiều sông suối nhỏ. Bên cạnh đó, tình
hình thiên tai đang diễn biến rất phức tạp, bất thường, phạm vi rộng, nghiêm trọng tại
nhiều nơi trên thế giới.
b, Tình trạng khai thác tài nguyên:
Việt Nam là nước được biết đến là nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong
phú đa dạng “ rừng vàng, biển bạc”. Tài nguyên thiên nhiên là một lợi thế lớn đối với
việc phát triển kinh tế của nước ta. Tuy nhiên hiện nay việc khai thác tài nguyên còn

5


chưa hợp lý gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nhất là ảnh hưởng tới khí hậu, gây ô
nhiễm môi trường làm tăng tính thất thường của thiên tai.
Cụ thể như là tài nguyên rừng đang bị thu hẹp theo từng ngày, diện tích rừng tự

nhiên che phủ giảm dần do khai thác trái phép, đất rừng bị chuyển qua đất nông công
nghiệp, các loài sinh vật quý hiếm thì đứng trước nguy cơ tuyệt chủng rất cao (Theo
thống kê thì ở Việt Nam có khoảng 100 loài thực vật và gần 100 loài động vật đang
đứng trước nguy cơ tuyệt chủng).
Tình trạng ô nhiễm nguồn nước là vấn đề nghiêm trọng nhất đối với tài nguyên
nước của chúng ta và theo dự báo đến năm 2025, 2/3 người trên thế giới có thể sẽ phải
sống trong những vùng thiếu nước trầm trọng.
Tài nguyên khoáng sản đang dần cạn kiệt sau việc khai thác quá mức và sử dụng
lãng phí. Tài nguyên đất thì cũng đang gặp rất nhiều khó khăn như đất nông nghiệp
đang bị chuyển dần qua đất phục vụ cho công nghiệp và dịch vụ, đất bị nhiễm mặn, bị
sa mạc hóa ngày một tăng.
c, Nhận thức về thiên tai, lũ lụt và khai thác tài nguyên thiên nhiên:
Những thiệt hại nặng từ thiên tai trong năm 2017, ngoài nguyên nhân khách quan là
tình hình thiên tai ngày càng lớn cả về cường độ, số lần xuất hiện và trái quy luật; khó
dự báo, cảnh báo, nhiều tình huống bất ngờ, vượt quá năng lực chống chịu, thì cũng có
một phần không nhỏ là do nguyên nhân chủ quan.
Tuy nhiên, trước hiện tượng thiên tai ngày càng bất thường, không chỉ người dân mà
chính quyền nhiều địa phương còn chủ quan, chưa quyết liệt và chưa có kinh nghiệm
trong ứng phó với bão lớn, nhất là những nơi ít xảy ra thiên tai. Khánh Hòa, vùng đất đã
20 năm nay không có bão vào, có tới 45 người chết, chiếm tới một nửa số người thiệt
mạng trong bão số 12, cũng bởi vì còn thiếu kinh nghiệm phòng chống bão.
Mặt khác, phương án ứng phó của một số địa phương còn chưa sát với thực tế, nhất
là phương án sơ tán, di dời dân ở những nơi không an toàn. Lực lượng, trang thiết bị,
phương tiện cứu hộ, cứu nạn còn thiếu, chưa phù hợp với thực tế; bố trí sắp xếp neo đậu
tàu làm công tác cứu hộ, cứu nạn chưa hợp lý nên khi có sự cố cần tổ chức cứu nạn thì
chưa kịp thời, không di chuyển được do không có đường ra phía biển.
Việc tham mưu xây dựng kế hoạch, phương án phòng chống thiên tai, nhất là với
bão mạnh của các địa phương còn xa rời thực tế, không áp dụng được khi có tình huống
thiên tai xảy ra. Bên cạnh đó, nhận thức, hiểu biết, kỹ năng phòng chống thiên tai của
của nhiều bộ phận dân cư còn yếu kém, nên nhiều khi tự gây rủi ro thiên tai cho bản

thân, gia đình và cơ sở sản xuất. Nhiều người dân còn giữ thói quen làm nhà tại khu vực
6


sát bờ sông suối, chân sườn núi, luôn tiềm ẩn rủi ro thiên tai nhưng không phòng, tránh
kịp thời; sản xuất không đúng thời vụ…
Nhưng một nguyên nhân sâu xa hơn có thể nhìn thấy được, là nạn khai thác tài
nguyên khoáng sản bừa bãi, chặt phá rừng phòng hộ… đang ngày đêm góp phần ngày
một lớn vào những hậu quả nặng nề của thiên tai.
Người dân phải nâng cao hiểu biết của mình về thiên tai cũng như cách phòng
chống khi xảy ra thiên tai, đồng thời hiểu rõ mối quan hệ giữa việc khai thác tài nguyên
thiên nhiên với thiên tai bão lũ để nâng cao í thức bảo vệ và khai thác hợp lí nguồn tài
nguyên, ngăn chặn và hạn chế đến mức tối thiểu các thiên tai và mức độ của nó, đó cũng
chính là việc làm mà người dân đang tự bảo vệ chính bản thân và xã hội.
2, Nguyên nhân và kết quả của tình trạng thiên tai, lũ lụt và khai thác tài
nguyên.
a, Nguyên nhân
Yếu tố nguyên nhân (còn gọi được gọi là tác nhân, yếu tố môi trường, yếu tố thành
phần, yếu tố khống chế) là những điều kiện làm cho địa chất, địa hình, địa mạo, các điều
kiện tự nhiên khác. Yếu tố kích hoạt là yếu tố chính làm cho sườn dốc bị tổn thương dẫn
đến mất ổn định, là sự kiện duy nhất cuối cùng khởi phát sự cố/thảm họa sạt lở đất. Yếu
tố kích hoạt có thể là các yếu tố ngoại sinh (mưa, bão, lũ, lụt, các quá trình phong hóa
đất đá, …), các yếu tố nội sinh (động đất), hoặc các yếu tố nhân sinh (phá rừng, nổ mìn,
khai thác khoảng sản, san lấp, cắt, xẻ sườn đồi, núi, …). Ở Việt Nam, mưa được coi là
yếu tố kích hoạt tự nhiên chủ yếu của các thiên tai sạt lở đất. Các tác động từ hoạt động
của con người vào đất có ảnh hưởng đến đặc tính đất, làm đất xói mòn và do đó ảnh
hưởng đến quá trình hình thành lũ quét, sạt lở đất. Việc khai thác làm rừng nguyên sinh
và phòng hộ bị tàn phá; khai thác khoảng sản, lấn chiếm lòng suối để xây dựng công
trình, nhà cửa, đường giao thông làm giảm hoặc thậm chí mất hành lang thoát lũ là nhân
tố quan trọng tạo ran nguy cơ nứt núi, lở đất, lũ quét. Xây dựng công trình hồ chứa (đặc

biệt loại do nhân dân tự làm), đập thủy điện không đủ an toàn tạo ra nguy cơ vỡ đập gây
ra dòng lũ quét nhân tạo. Mưa lớn là nguyên nhân kích hoạt lũ quét, sạt lở đất. Các hình
thế thời tiết điển hình gây mưa lớn, mưa diện rộng, đồng thời yếu tố địa hình ở các lưu
vực tạo khả năng hội tụ gió ẩm làm tăng đáng kể lượng mưa và cường độ mưa gây nên
lũ quét. Không chỉ mưa cường độ rất lớn trong thời gian ngắn có thể gây lũ quét, sạt lở
đất mà trường hợp mưa kéo dài nhiều ngày làm bão hòa lớp đất, không còn khả năng trữ
nước và kết dính nên chỉ cần một đợt mưa không lớn sẽ cuốn theo cây cối, đất đá cũng
có khả năng gây lũ quét, sạt lở đất. Ngoài ra, biến đổi khí hậu làm tăng xu hướng các
trận mưa có cường độ lớn ở Việt Nam, diễn biến mưa phức tạp khó đoán định dẫn đến
tăng nguy cơ lũ quét và khó khăn trong công tác dự báo.
7


b, Kết quả
Gây thiệt hại nhiều tài sản về người và của: nhiều người bị thương, mất tích, có thể
dẫn đến cái chết, gia đình ly tán, thiệt hại lớn về tinh thần, ảnh hưởng đến môi trường
sinh thái, thiếu nước sinh hoạt hoặc ô nhiễm nguồn nước, kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm
trọng và ảnh hưởng cực lớn đến đời sống của nông dân, các hoạt động nông nghiệp.
3, Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả của vấn đề thiên tai, lũ
lụt và khai thác tài nguyên.
Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả
Theo quan điểm biện chứng duy vật mối liên hệ nhân – quả là mối liên hệ khách
quan của bản thân các sự vật. Nó tồn tại ngoài ý muốn của con người không phụ thuộc
vào việc ta có nhận thức được nó hay không.
- Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả còn thể hiện ở chỗ: 1 hiện
tượng nào đó trong đó mối quan hệ này là nguyên nhân thì trong mối quan hệ khác lại
là kết quả và ngược lại.
- Thực tiễn cho thấy cùng một nguyên nhân có thể gây nên nhiều kết quả khác
nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể.
VD: Khai thác tài nguyên khoáng sản, rừng nguyên sinh quá mức trong thời gian

dài là nhân tố gây ra hiện tượng sạt lở đất, lũ quét, lũ lụt
Theo đó, kết quả tác động trở lại với nguyên nhân, sau khi xuất hiện kết quả có tác động
ảnh hưởng đến nguyên nhân sinh ra 2 hướng tích cực hoặc tiêu cực
VD: Vấn đề thiên tai lũ lụt là do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân
khai thác quá mức tài nguyên do sự quản lí lỏng lẻo của các cơ quan chức năng dẫn tới
việc sạt lở đất, nước chảy mạnh gay lũ lụt. Thiên tai, lũ lụt là nhân tố dẫn tới sự mất
mùa, làm suy giảm kinh tế thiệt hại cho xã hội, kìm hãm sự phát triển của đất nước.
Ngược lại, vấn đề thiên tai, lũ lụt giảm 1 phần là kết quả quan tâm vào cuộc của cơ quan
có thẩm quyền, sự quan tâm của nhà nước tới vấn đề này. Việc thiên tai lũ lụt hạn chế
thì góp phần ổn định nền kinh tế, xã hội ít gây thiệt hại cho người dân. Từ đó tác động
tích cực đến sự phát triển của đất nước
Trong thực tiễn mối liên hệ nhân quả biểu hiện rất phức tạp. Nguyên nhân sinh ra
kết quả, cho nên nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết quả, còn kết quả bao giờ cũng
xuất hiện sau nguyên nhân. Tuy nhiên, chỉ có mối quan hệ tất yếu về mặt thời gian mới
là quan hệ nhân quả.
Tính phức tạp của mối quan hệ nhân quả. Một nguyên nhân có thể sinh ra một hay
nhiều kết quả, và một kết quả có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân tạo nên. Nếu các
nguyên nhân tác động cùng chiều thì xu hướng hình thành kết quả nhanh hơn, còn nếu
tác động ngược chiều thì sẽ hạn chế hoặc triệt tiêu sự hình thành kết quả.
8


Nếu các nguyên nhân xuất hiện cùng chiều thì sự vật, hiện tượng hình thành kết
quả nhanh hơn, còn nếu tác động ngược chiều thì sẽ hạn chế hoặc triệt tiêu sự hình
thành kết quả. Có rất nhiều yếu tố tác động làm giảm tình trạng lũ lụt mà Đảng và Nhà
nước đang quan tâm như: trồng lại rừng bị tàn phá, nạo vét dòng chảy ở các lòng sông,
xây hồ nhân tạo, kêu gọi người dân xây nhà cao hơn mặt sông.Muốn phát huy được tác
dụng của các yếu tố đó để hướng tới một xã hội ổn định, kinh tế phát triển,giảm thiệt hại
thì phải tạp điều kiện cho các yếu tố đó được triển khai một cách có hiệu quả trên thực
tế mà trước tiên phải tăng cường vai trò quản lí của Nhà nước, nâng cao ý thức trách

nhiệm của người dân,... Nếu không như vậy xã hội sẽ thường xuyên gặp nguy hiểm, gây
mất ổn định, các yếu tố thúc đấy đó sẽ có thể triệt tiêu lẫn nhau.Do vậy cần tìm hiểu kĩ
vị trí, vai trò của từng nguyên nhân.
Phân loại nguyên nhân: Do tính chất và vai trò của nguyên nhân đối với việc
hình thành kết quả khác nhau nên có nhiều loại nguyên nhân khác nhau:
- Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng lũ lụt là do biến đổi khí hậu, nguyên nhân
chủ yếu gây ra khai thác tài nguyên quá mức là do ý thức con người.
- Nguyên nhân thứ yếu gây ra lũ lụt là do hệ thống sông hồ còn hạn hẹp chủ yếu là
sông nhỏ.
- Nguyên nhân chủ quan, nguyên nhan khách quan: Nguyên nhân khách quan gây
ra lũ lụt là do khí hậu, biến đổi thời tiết. Nguyên nhân chủ quan là do cách phòng
tránh, ứng phó của người dân chưa thật hiệu quả.
Sự thay đổi vị trí giữa nguyên nhân và kết quả. Vị trí, mối liên hệ nhân quả có
tính tương đối cho nên trong mối quan hệ này nó đóng vai trò là nguyên nhân thì trong
mối quan hệ khác nó lại là kết quả. Do đó mối quan hệ nhân quả chỉ có ý nghĩa khi
đước áp dụng vào một trường hợp nhất định. Trong vấn đề thiên tái lũ lụt và khia thác
tài nguyên ở Việt Nam hiện nay thì nguyên nhân gây lũ lụt chính là nguyên nhân như đã
phân tích ở trên, mà tình trạng lũ lụt lại là nguyên nhân gây thiệt hại người và của, kìm
hãm sự phát triển của đất nước.

4, Liên hệ ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả
để đề xuất một số giải pháp góp phần giải quyết tình trạng thiên tai, lũ lụt và khai
thác tài nguyên.

1, Giải pháp phi công trình
a/ Giải pháp trồng và bảo vệ rừng:

9



Giải pháp phi công trình trước tiên phải nói đến là trồng và bảo vệ rừng đầu
nguồn. Việc bảo vệ rừng đầu nguồn giải quyết một lúc nhiều mục đích khác nhau như:
- Giảm dòng chảy mặt, hạn chế tối đa hiện tượng lũ quét, bảo vệ tính mạng, tài sản
và sản xuất nông nghiệp, chống sạt lở, bảo vệ các công trình xây dựng cơ bản
. - Chống xói mòn, điều hoà nguồn nước, tăng lượng dòng chảy ngầm hạn chế hán
xảy ra hàng năm, tăng cường dòng chảy mùa cạn trong sông góp phần chống nước mặn
xâm nhập vào vùng của sông.
- Đảm bảo nguồn nước cho các hồ đập thuỷ lợi lớn nhỏ trong khu vực.
b/ Quy hoạch mùa vụ sản xuất và giống cây trồng thích hợp với từng khu vực
trong vùng nhằm lách, tránh lũ chính vụ
Để bố trí mùa vụ canh tác hợp lý cần nắm bắt được quy luật mưa, lũ , úng ngập xẩy ra
theo thời gian từ đó bố trí cây trồng và mùa vụ hợp lý.
c/ Xây dựng phương án dự báo, cảnh báo lũ và xây dựng bản đồ cảnh báo ngập
lụt.
-Việc xây dựng một phương án dự báo lũ chính xác có vai trò quan trọng trong
việc phòng chống và giảm nhẹ thiên tai. Dựa vào kết quả dự báo khả năng lũ xẩy ra, kết
hợp với việc xây dựng bản đồ ngập lụt, hệ thống các mốc cảnh báo ngập lụt ở những
khu vực đông dân cư, các cơ quan điều hành phòng chống lụt bão có thể đưa ra các
phương án phòng chống những nơi xung yếu, phương án sơ tán dân các vùng thấp, các
vùng có khả năng vận tốc dòng chảy lớn, hạn chế đi lại.
d/ Quy hoạch phát triển kinh tế như: các khu công nghiệp, dân cư, kinh tế tập
trung đồng thời phải gắn với xây dựng các phương án phòng tránh lũ bão. Đồng thời các
tỉnh cũng cần phải xây dựng các phương án phòng tránh lũ, bão cụ thể số dân cần di
chuyển ra khỏi vùng lũ, các vị trí di chuyển đến, các phương tiện cần dùng để 3 di
chuyển, thời gian di chuyển trong bao lâu, cần huy động nhân tài vật lực như thế nào.
Các phương án phải đề ra cụ thể hệ thống tránh bão, lũ và dự trữ lương thực thuốc men,
phương tiện cứu trợ trên sông, trên biển khi gặp thiên tai.
Để các phương án này khả thi thì công tác tuyên truyền, đào tạo nâng cao nhận
thức của cộng đồng là rất quan trọng.
2. Giải pháp công trình


10


a/ Mở rộng các lòng sông thoát lũ và tăng cường khả năng thoát lũ cho các
cửa sông nhờ nạo vét, cải tạo, gia cố, nắn dòng. Đây là một trong những giải pháp công
trình được đề cập đến trong ‘‘ Chiến lược và chương trình hành động Quốc gia giảm nhẹ
thiên tai ở Việt Nam” --- Mở rộng lòng sông tăng lưu lượng khả năng thoát lũ có thể
làm tăng lưu lượng dòng chảy như vậy sẽ giảm thiểu khả năng dẫn đến ứ đọng dòng
chảy, nước sông k thể kịp thời thoát vào các mùa mưu lũ nước mưa nước sông đổ về
các lòng sông là nguyên nhân chính dẫn đến lũ lụt, ngập úng, vỡ đê …
b/ Xây dựng các công trình và đê ngăn mặn kết hợp cho lũ tràn quat nam .
- Đây là một trong những giải pháp nhân tạo lâu nay chúng ta vẫn hay dùng
mang tính hiệu quả cao không những có thể giảm thiểu đc tình trạng lũ lụt, lũ quét, ngập
úng,... mà còn điều hòa được nguồn nước giảm thiểu tình trạng hạn hán , xâm nhập
mặn, biển lấn,... Xong vẫn còn nhiều vấn đề nhưu trình độ xây dựng nước ta còn yếu
chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu thích ứng vưới những biến đổi của khí hậu cần phải nâng
cao về mặt chuyên môn, đầu tư đúng mức cho vấn đề này.
c/ Xây dựng hệ thống các hồ chứa cắt lũ trên lưu vực sông:
Mục tiêu của hồ chứa là trữ nước trong thời gian có mưa lũ lớn để cung cấp
nước cho thời gian khô hạn mặt khác các hồ chứa còn có tác dụng điều tiết lũ và giảm lũ
xuống hạ lưu. Đây là biện pháp công trình không chỉ được đề cập đến trong ‘‘Chiến
lược và chương trình hành động quốc gia giảm nhẹ thiên tai của Việt Nam” mà còn
được nghiên cứu và đề xuất xây dựng trong rất nhiều nghiên cứu mà cụ thể là nghiên
cứu “Phát triển và quản lý tài nguyên nước quốc gia của 14 lưu vực sông lớn của Việt
Nam” do JIC A và Bộ Nông nghiệp và PTNT thực hiện.
3. Giải pháp tránh lũ và sống chung với lũ (giải pháp kết hợp):
- Để thưc hiện giải pháp này ta chú ý các vấn đề sau:
a. Xác định mức độ ngập lụt các vùng để quy hoạch dân cư và phương án phòng
tránh lũ cho từng vùng dân cư cụ thể.

b. Để đảm bảo an toàn cho tính mạng người dân ban chỉ đạo phòng chống lũ phải
thực hiện kiên quyết việc chỉ đạo sơ tán dân khi có lũ lớn. Ngoài ra để sống chung với
lũ cần có sự đầu tư cơ sở hạ tầng kiên cố, ví dụ như ở tỉnh Bình Định đã đầu tư bê tông
hoá các tuyến đường giao thông liên huyện liên xã vùng đồng bằng sông Kôn - Hà
Tranh, tạo điều kiện đi lại cho dân sau khi lũ đã đi qua, tránh đường đất lầy lội như
trước.

Kết luận

11


Để giảm việc thiên tai, lũ lụt và khai thác tài nguyên ở nước ta hiện nay thì cần
phải chủ động xây dựng các phương án phong chống lũ báo hàng năm từ huyện, xã,
thôn xóm và hộ gia đình sát với tình hình thực tế ở 1 số địa phương thường xuyên xảy
ra bão lũ.Tổ chức lại và tăng cường hệ thống phát thanh, truyền thanh, thông tin liên lạc
từ huyện, xã đến người dân nhằm cảnh báo sớm và phổ biến kịp thời các thông tin lũ
lụt. Nhân rộng những bài học kinh nghiệm hay của các địa phương về xây dựng nhà,
chòi, bè tránh, vượt lũ, các công trình phụ làm chuồng trại tránh lũ cho gia súc, gia cầm.
Còn đối với việc khai thác tài nguyên thì cần phải có những kế hoạc khai thác hợp lí và
cần có những biện pháp mạnh tay, răn đe xử lý việc khai thác tài nguyên trái phép,
tuyên truyền giáo dục ý thức người dân về “tài nguyên khoáng sản là có hạn”.

12



×