Tải bản đầy đủ (.docx) (109 trang)

Đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh HIVAIDS điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa huyện mường la, tỉnh sơn la năm 2019 và một số yếu tố liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (766.45 KB, 109 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (Acquired
Immunodeficiency Syndromes – AIDS) do virus gây suy giảm
miễn dịch ở người (Human Immunodeficifncy Virus – HIV) ngày
nay đã trở thành đại dịch toàn cầu. Theo số liệu của Tổ chức y
tế thế giới (WHO) năm 2017, có 36,9 triệu người sống chung với
HIV, có 21,7 triệu người sống chung với HIV về điều trị kháng
virus, có 1,8 triệu người mới nhiễm HIV, và có khoảng 940,000
người chết do các bệnh liên quan đến AIDS [39].
Tại Việt Nam theo báo cáo công tác, phòng chống
HIV/AIDS trong 9 tháng đầu năm 2017 cả nước phát hiện mới là
6,833 trường hợp nhiễm HIV, số bệnh nhân chuyển sang giai
đọan AIDS là 3,484 trường hợp, số bệnh nhân tử vong là 1,260
trường hợp [7].
Nhằm mục đích phòng ngừa tự bùng phát của HIV và kéo
dài cuộc sống cho người bệnh hiện nay là thuốc kháng virus
(ARV). Tính đến tháng 7/2017, trên toàn quốc có trên 119,000
người nhiễm HIV đang được điều trị bằng thuốc ARV [8].
Việc tối ưu hóa việc chăm sóc cho người nhiễm HIV đòi hỏi
sự hiểu biết về các yếu tố góp phần vào sức khỏe thể chất,
hạnh phúc tâm lý, các mối quan hệ xã hội và chất lượng cuộc
sống. Chất lượng cuộc sống đã được coi là đồng nghĩa với tình
trạng sức khỏe, tình trạng chức năng, hạnh phúc tâm lý, hạnh
phúc với cuộc sống, sự hài lòng của nhu cầu, và đánh giá cuộc
sống của chính mình. Đánh giá chất lượng cuộc sống đã trở
thành một thước đo kết quả quan trọng trong quản lý HIV / AIDS
và phản ánh sự cải thiện hiệu quả, can thiệp về sức khỏe và sự
hài lòng với việc chăm sóc bệnh nhân nhiễm HIV.



2
Sơn La – được xem là một trong những tỉnh trọng điểm về
tỷ lệ nhiễm HIV [6] tính đến ngày 14/09/2018, số người nhiễm
HIV lũy tích toàn tỉnh là 8,431 người (Trong số nhiễm HIV lũy
tích có 73 trường hợp đã di chuyển đi tỉnh khác sinh sống, 142
trường hợp thời điểm xác minh không xác định được thông tin
cư trú) [16].
Huyện Mường La, tỉnh Sơn La là một trong những huyện có
số người nhiễm HIV cao, tính đến ngày 30/09/2018 có 542 bệnh
nhân HIV/AIDS đang điều trị ARV, chiều hướng lây truyền HIV
chủ yếu là qua quan hệ tình dục không an toàn và dùng chung
bơm kim tiêm khi tiêm chích. Tháng 4 năm 2011 Bệnh viên đa
khoa huyện Mường la được mở phòng khám ngoại trú điều trị
ARV cho bệnh nhân HIV/AIDS do quỹ toàn cầu về phòng chống
HIV tài trợ. Từ đó đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về đo
lường chất lượng cuộc sống của người bệnh HIV/AIDS. Vì vậy
chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá chất lượng
cuộc sống của người bệnh HIV/AIDS điều trị ngoại trú tại
bệnh viện Đa khoa huyện Mường La, tỉnh Sơn La năm
2019 và một số yếu tố liên quan” với 2 mục tiêu chính như
sau:
1. Đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh HIV/AIDS
điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Khoa huyện Mường La,
tỉnh Sơn La năm 2019.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống
của đối tượng nghiêu cứu.


3



4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quát về HIV/AIDS
1.1.1.

Khái niệm HIV/AIDS

HIV là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Human
Immunodeficiency Virus" là virus gây suy giảm miễn dịch ở
người, làm cho cơ thể suy giảm khả năng chống lại các tác nhân
gây bệnh [9].
AIDS là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Acquired
Immune Deficiency Syndrome" là hội chứng suy giảm miễn dịch
mắc phải do HIV gây ra, thường được biểu hiện thông qua các
nhiễm trùng cơ hội, các ung thư và có thể dẫn đến tử vong [9].
1.1.2.

Các phương thức lây truyền HIV

Đến hiện nay nhờ những nghiên cứu về labo và dịch tễ học
người ta biết HIV có 3 cách truyền bệnh qua đường tình dục,
đường máu và từ mẹ sang con [3].
- HIV truyền qua đường tình dục chiếm khoảng 70% tổng
số nhiễm HIV trên thế giới. Nói một cách khác nhiễm HIV là
bệnh của đường tình dục. Phần lớn sự nhiễm HIV của thế giới
xảy ra qua đường tình dục nam và nữ hoặc đồng giới. Sự nhiễm
HIV theo đường này tiếp tục tăng lên. Sự lây nhiễm qua luyến ái

đồng giới nam có phần lớn các nước trên thế giới, mặc dù ở các
nước phát triển, sự nhiễm HIV theo đường này đã ít xảy ra do
các biện pháp an toàn của luyến ái đồng giới nam.
- HIV cũng có thể lây truyền qua đường máu, ví dụ như do
sự truyền máu hoặc các sản phẩm của máu. HIV có thể truyền
qua các dụng cụ tiêm chích không vô trùng, vấn đề này xảy ra ở
các cơ quan y tế (chủ yếu là nhiễm trùng bệnh viện từ bệnh
nhân tới bệnh nhân). Vấn đề nguy hiểm hơn ở các nước đã và


5
đang phát triển là HIV lây truyền qua các dụng cụ tiêm chích bị
nhiễm trùng do dùng chung các chất ma túy. Việt Nam số người
bị nhiễm HIV do tiêm chích ma túy chiếm từ 60-70%.
- Đường lây truyền HIV từ mẹ qua con xảy ra cả ở trong lúc
mang, đẻ và nuôi con. Khoảng 1/3 trẻ sơ sinh của các bà mẹ
nhiễm HIV đã bị nhiễm virus này. Phần lớn sự nhiễm HIV tự mẹ
qua con xảy ra trong giai đoạn có thai và đẻ, mặc dù một số các
trường hợp bị nhiễm virus này do bú sữa mẹ.
Các kết quả nghiên cứu của labo và dịch tễ học khẳng định
rằng HIV không lây nhiễm bởi sự tiếp xúc hàng ngày như bắt
tay, hôn, bắt hơi. HIV cũng không lây qua nước và thực phẩm
hoặc muỗi đốt.
1.1.3.

Điều trị HIV/AIDS

Để chống lại sự nhân lên của HIV và kéo dài cuộc sống cho
người bệnh thứ thuốc duy nhất hiện nay là thuốc kháng virus
(ARV). Đến tháng 6/2015, Việt Nam đã đạt mốc điều trị cho

100,000 người nhiễm HIV và đến cuối năm 2015 điều trị cho
106,423 bệnh nhân, vượt mục tiêu kế hoạch quốc gia đề ra là
105,000 bệnh nhân. Tiếp đà thành công, chương trình điều trị
ARV đã được mở rộng liên tục, đến tháng 7/2017, trên toàn
quốc có trên 119,000 người nhiễm HIV đang được điều trị bằng
thuốc ARV [8].
Khái niệm tuân thủ điều trị trong điều trị ARV: Theo Tổ
chức Y tế thế giới, tuân thủ điều trị nghĩa là sử dụng thuốc, áp
dụng lối sống và chế độ ăn phù hợp với hướng dẫn của nhân
viên y tế [41].
Về mặt lý thuyết, tuân thủ điều trị thuốc ARV được hiểu là
“việc người bệnh uống đúng thuốc, đúng liều, đúng giờ, đúng
cách theo chỉ định của thầy thuốc, đến khám và làm xét nghiệm


6
theo lịch hẹn” nhưng trên thực tế, các nghiên cứu sử dụng định
nghĩa “không nhỡ hoặc thiếu liều” trong một khoảng thời gian
nhất định, thường là 1 tuần trước đó.
Tuân thủ điều trị thuốc ARV là một quá trình phức tạp chịu
sự chi phối của nhiều yếu tố. Các yếu tố đó có thể là (1) các yếu
tố liên quan đến phác đồ điều trị; (2) các yếu tố xã hội và tâm
lý; (3) các yếu tố nguồn lực của cơ sở điều trị; và (4) các yếu tố
mang tính cá nhân. Bên cạnh đó, các nguồn lực hạn chế, kể cả
nguồn lực tài chính và nhân lực của cơ sở điều trị cũng ảnh
hưởng đáng kể đến sự tuân thủ điều trị. Vậy sự tuân thủ trong
điều trị ARV của người bệnh là yếu tố quyết định thành công.
1.2. Tình hình nhiễm HIV/AIDS
1.2.1.


Trên Thế giới

HIV/AIDS mới xuất hiện từ đầu năm 1980 nhưng đã nhanh
chóng lan ra toàn cầu. HIV xuất hiện ở nhóm đối tượng, nhưng
chủ yếu là thanh niên, phụ nữ và trẻ em. Tính đến ngày
30/10/2002, toàn cầu có khoảng 42 triệu người nhiễm HIV/AIDS,
tăng 15% so với năm 2001, trong đó có khoảng 38,6 triệu người
lớn (từ 15 – 49 tuổi), phụ nữ 19,2 triệu, 3,2 triệu trẻ em (dưới 15
tuổi) [12].


7

Hình 1 1. Tỷ lệ mắc HIV ở người trưởng thành từ 15 đến 49 tuổi,
2017
theo khu vực của WHO
Nguồn: WHO data [40]

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO),
tính đến cuối năm 2017 [39]. 36,9 triệu [31,1 triệu - 43,9 triệu]
người trên toàn cầu đang sống chung với HIV trong năm 2017.
21,7 triệu [19,1 triệu - 22,6 triệu] triệu người đang tiếp cận điều
trị bằng thuốc kháng virus trong năm 2017. 1,8 triệu [1,4 triệu 2,4 triệu] người mới bị nhiễm HIV vào năm 2017. 940,000 [670
0001,3 triệu] người chết vì các bệnh liên quan đến AIDS năm
2017. 77,3 triệu [59,9 triệu - 100 triệu] người đã bị nhiễm HIV
kể từ khi bắt đầu dịch. 35,4 triệu [25,0 triệu - 49,9 triệu] người
đã chết vì các bệnh liên quan đến AIDS kể từ khi bắt đầu dịch.
Người nhiễm HIV: Trong năm 2017, có 36,9 triệu [31,1
triệu - 43,9 triệu] người nhiễm HIV. 35,1 triệu [29,6 triệu - 41,7
triệu] người lớn. 1,8 triệu [1,3 triệu - 2,4 triệu] trẻ em (<15

tuổi). 75% [55-92%] trong số tất cả những người nhiễm HIV đã


8
biết tình trạng HIV của họ trong năm 2017. Khoảng 9,4 triệu
người không biết rằng họ đang sống với HIV.
Nhiễm HIV mới: Nhiễm HIV mới đã giảm 47% kể từ mức
đỉnh điểm năm 1996. Trong năm 2017, đã có 1,8 triệu [1,4 triệu
- 2,4 triệu] người nhiễm HIV mới, so với 3,4 triệu người [2,6 triệu
- 4,4 triệu] vào năm 1996. Kể từ năm 2010, số ca nhiễm HIV
mới ở người trưởng thành đã giảm khoảng 16%, từ 1,9 triệu [1,5
triệu - 2,5 triệu] người xuống còn 1,6 triệu [1,3 triệu - 2,1 triệu]
người trong năm 2017. Kể từ năm 2010, số ca nhiễm HIV mới ở
trẻ em đã giảm 35%, từ 270,000 [170,000 – 400,000] trong
năm 2010 xuống còn 180,000 [110 000 – 260,000] trẻ em trong
năm 2017 [39].
Những người nhiễm HIV đang điều trị bằng thuốc
kháng virus: Trong năm 2017, 21,7 triệu [19,1 triệu - 22,6
triệu] người nhiễm HIV đã được điều trị bằng thuốc kháng virus,
tăng 2,3 triệu kể từ năm 2016 và tăng 8 triệu [7,1 triệu - 8,3
triệu] trong năm 2010. Trong năm 2017, 59% [44% -73%] trong
số tất cả những người nhiễm HIV được điều trị. Trong đó, 59%
[44% - 73%] người lớn từ 15 tuổi trở lên sống chung với HIV
được tiếp cận điều trị và 52% [37% - 70%] trẻ em từ 0 đến 14
tuổi. 65% [49-80%] phụ nữ từ 15 tuổi trở lên được tiếp cận điều
trị, tuy nhiên, chỉ 53% [38-66%] nam giới từ 15 tuổi trở lên được
tiếp cận. Trong năm 2017, 80% [61%->95%] phụ nữ mang thai
nhiễm HIV đã được sử dụng thuốc kháng virus để ngăn ngừa lây
truyền HIV cho em bé [39].
Phụ nữ: Mỗi tuần, có khoảng 7,000 phụ nữ trẻ từ 15 tuổi

24 tuổi bị nhiễm HIV. Ở châu Phi cận Sahara, ba trong bốn ca
nhiễm mới ở thanh thiếu niên từ 15 tuổi19 là ở trẻ em gái. Phụ
nữ trẻ từ 15 tuổi 24 tuổi có khả năng sống chung với HIV cao


9
gấp đôi so với nam giới. Hơn một phần ba (35%) phụ nữ trên
toàn thế giới đã trải qua bạo lực thể xác và / hoặc tình dục tại
một số thời điểm trong cuộc sống của họ. Ở một số vùng, phụ
nữ bị bạo lực có nguy cơ nhiễm HIV cao gấp rưỡi [39].
Quần thể chính: Các quần thể chính và các đối tác tình
dục của họ chiếm: 47% nhiễm HIV mới trên toàn cầu. 95% các
trường hợp nhiễm HIV mới ở Đông Âu và Trung Á và Trung Đông
và Bắc Phi. 16% trường hợp nhiễm HIV mới ở miền đông và
miền nam châu Phi [39].
1.2.2.

Tại Việt Nam

Trường hợp nhiễm HIV đầu tiên ở nước ta được phát hiện
vào tháng 12 năm 1990 tại thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng thực
sự dịch HIV/AIDS đã bắt đầu bùng nổ từ năm 1993 trong nhóm
những người nghiện chích ma túy tại thành phố Hồ Chí Minh.
Sau đó dịch bắt đầu lan ra các tỉnh. Đến cuối tháng 12/1998,
toàn bộ 61 tỉnh, thành trực thuộc Trung Ương (sau đây gọi
chung là tỉnh) trong cả nước đều đã phát hiện có người bị nhiễm
HIV. Tính đến tháng 13/12/2002, theo số liệu báo cáo của các
tỉnh thành, cả nước đã phát hiện 58,490 trường hợp nhiễm HIV,
8,718 trường hợp biến chuyển thành bệnh AIDS và 4,834 trường
hợp đã tử vong [2].

Dịch HIV ở Việt Nam vẫn tập trung ở những quần thể có
nguy cơ cao nhất (như người tiêm chích ma túy, người bán dâm
và nam quan hệ tình dục đồng giới). Sự lây nhiễm HIV ở phụ nữ
chủ yếu là từ bạn tình của họ, là những người thuộc nhóm quần
thể đã nêu. Hệ thống giám sát trọng điểm huyết thanh học HIV
được bắt đầu triển khai tại Việt Nam từ năm 1994, và tính đến
nay đã có 10 tỉnh có báo cáo về tỷ lệ nhiễm hiện HIV ở cả sáu
nhóm đối tượng đích. Từ năm 1996 hệ thống giám sát trọng


10
điểm HIV đã được triển khai ở 20 tỉnh/thành phố, đến năm 2001
triển khai tại 30 tỉnh/thành phố và từ năm 2003 tăng lên 40
tỉnh/thành phố. Năm 2009, Hà Tây được sáp nhập vào Hà Nội,
nên có 39 tỉnh/thành phố tiến hành giám sát trọng điểm HIV
hàng năm.
Các quần thể được giám sát bao gồm người tiêm chích ma
túy, nữ giới bán dâm, bệnh nhân đến các cơ sở điều trị lây
nhiễm qua đường tình dục (STI) và cơ sở điều trị lao, phụ nữ
mang thai đến khám ở các cơ sở sản khoa và nhóm thanh niên
khám tuyển nghĩa vụ quân sự. Việc bổ sung thêm các nhóm đối
tượng khác để thực hiện giám sát trọng điểm sẽ do chính quyền
địa phương quyết định. Từ năm 2011, nhóm đối tượng nam
quan hệ tình dục đồng giới đã được đưa vào là một trong các
nhóm đối tượng đích trong giám sát trọng điểm ở một số
tỉnh/thành phố [34].
Trong 9 tháng đầu năm 2017, cả nước xét nghiệm phát
hiện mới 6,883 trường hợp nhiễm HIV, số bệnh nhân chuyển
sang giai đoạn AIDS 3,484, số người bệnh tử vong 1,260 trường
hợp [36].

Trong số những người được báo cáo xét nghiệm mới phát
hiện nhiễm HIV trong 9 tháng đầu năm 2017, nữ chiếm 22%,
nam chiếm 78%, lây qua đường tình dục chiếm 58%, lây qua
đường máu chiếm 32%, mẹ truyền sang con chiếm 2,6%, không
rõ chiếm 8%. Về phân bố theo nhóm tuổi 40% người nhiễm HIV
mới phát hiện trong năm 2017 trong độ tuổi 30 – 39, 30% người
nhiễm trong độ tuổi từ 20 – 29, 19% người nhiễm trong nhóm
tuổi từ 40 – 49, Trên 50 tuổi chiếm 6%, nhóm tuổi từ 14 – 19
tuổi chiếm 3% và nhóm trẻ em từ 0-13 tuổi là 2%. Phân bố
người nhiễm HIV theo giới, tuổi không có khác biệt so với năm


11
2016, lây truyền qua đường tình dục tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn
trong những năm trở lại đây [13].
So sánh số liệu nhiễm HIV/AIDS, tử vong báo cáo năm
2016, số trường hợp nhiễm HIV phát hiện mới giảm 1,1%, số
bệnh nhân AIDS giảm 39% và người nhiễm HIV tử vong giảm
15%.
Trong quý 3 năm 2017, số trường hợp các tỉnh báo cáo
phát hiện trùng lặp và không tìm thấy địa chỉ thực tế được các
tỉnh đề xuất loại bỏ 3,368 trường hợp. Số người nhiễm HIV hiện
được báo cáo đang còn sống là 208,371 trường hợp, tuy nhiên
số quản lý được chỉ 80%, số người bệnh AIDS trong số người
nhiễm HIV là 90,493 trường hợp [13].
Kết quả giám sát trọng điểm năm 2016, tỷ lệ nhiễm HIV
trong nhóm nghiện chích ma túy là 9,53%, phụ nữ bán dâm
2,39% và MSM là 7,36%. tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm MSM đã
tăng từ 5.1% năm 2015 lên 7,36% năm 2016.
Nhìn chung số liệu dịch HIV phát hiện năm 2017 có xu

hướng giảm so với cùng kỳ cuối năm 2016, tuy nhiên số liệu
phát hiện tùy thuộc vào khả năng triển khai công tác tư vấn xét
nghiệm, trong khi kinh tế cắt giảm, ngân sách quốc gia không
có cho hoạt động xét nghiệm phát hiện người nhiễm HIV,các
tỉnh được đầu tư công tác xét nghiệm phát hiện HIV vẫn phát
hiện được người nhiễm HIV ở mức cao, các tỉnh khác phần lớn
người nhiễm HIV được phát hiện tình cờ từ hệ thống bệnh viện
trong đó chủ yếu các bệnh nhân giai đoạn AIDS, mắc các bệnh
liên quan đến suy giảm miễn dịch, các bệnh Lao, bệnh nhiễm
khuẩn đường tình dục hoặc xét nghiệm sàng lọc HIV cho phụ nữ
mang thai, một số tỉnh có tỷ lệ người nhiễm HIV là phụ nữ mang
thai cao trên 10% là do triển khai xét nghiệm phát hiện nhiễm
HIV hạn chế. Về nguy cơ lây truyền HIV, lây truyền qua đường
tình dục ngày càng chiếm tỷ trọng chính trong lây truyền HIV,


12
trong đó tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm MSM, đặc biệt nhóm tuổi
trẻ là cảnh báo quan trọng về nguy cơ lây truyền HIV trong
nhóm này sẽ chiếm tỷ trọng chính trong tương lai. Các địa
phương cần quan tâm về dự báo về nguy cơ lây truyền HIV của
mỗi địa phương để có can thiệp phù hợp dịch với tình hình thực
tế.
Dịch HIV/AIDS vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ trong cộng đồng,
những nơi được đầu tư mạnh của các tổ chức quốc tế vẫn còn
có thể phát hiện thêm nhiều người nhiễm HIV. Dự báo vẫn còn
nhiều người nhiễm HIV không thuộc nhóm nguy cơ cao do đó rất
khó phát hiện sớm, các trường hợp này thường chẩn đoán muộn
giai đoạn AIDS. Do đó các địa phương cần có các biện pháp xét
nghiệm phát hiện phù hợp để có thể hỗ trợ người nhiễm HIV

sớm biết tình trạng HIV/AIDS của bản thân [36].
1.2.3.

Tại Sơn La

Từ ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện năm 1998 tại Sơn
La, số người nhiễm HIV/AIDS vẫn không ngừng gia tăng qua các
năm. Kết quả rà soát xác minh tại cộng đồng tính đến ngày
14/09/2018, số nhiễm HIV lũy tích trong toàn tỉnh là 8,431
(Trong số ca nhiễm HIV lũy tích có 73 trường hợp đã chuyển đi
tỉnh khác sinh sống, 142 trường hợp thời điểm xác minh không
xác định được thông tin cư trú) [16].
Số nhiễm HIV phát hiện mới là 189 người, số nhiễm HIV lũy
tích là 8.494 người, tử vong 86 người, lũy tích tử vong là 3,715
người, số nhiễm HIV còn sống có mặt tại tỉnh Sơn La 4,564
người, số nhiễm HIV đang được điều trị HIV tại các phòng khám
ngoại trú HIV là 4.271 người (chốt số liệu trên phần mềm Infor
HIV 3.0 ngày 10/01/2019) [16].


13
Số người nhiễm HIV hiện mới tập trung tại một số huyện:
Mường La 26 người chiếm 13,76%; Mai Sơn 24 người chiếm
12,7%; Quỳnh Nhai 21 người chiếm 11,11%; Thuận Châu 21
người chiếm 11,11%; Yên Châu 20 người chiếm 10,58%; Mộc
Châu 16 người chiếm 8,47%; Sông Mã, Sốp Cộp mỗi huyện 15 –
16 người chiếm 7,49%; Phù Yên, Vân Hồ mỗi huyện trên 10
người chiếm 5,29%; các huyện còn lại, mỗi huyện 5 người
chiếm 2,69%.
-


Tỷ lệ mắc mới HIV chủ yếu ở lứa tuổi 20 – 39: 123 người
chiếm tỷ lệ 65,08%; trẻ em: 12 người chiếm tỷ lệ 6,35%;
trên 40 tuổi: 54 người chiếm tỷ lệ 28,57%.

-

Số người phát hiện nhiễm HIV ở nam giới 117 người chiếm
61,9%, nữ giới 72 người chiếm tỷ lệ 38,1%.

-

Tỷ

lệ

người

nhiễm

HIV

lũy

tích/dân

số:

0,69%


HIV

còn

sống/dân

số:

0,37%

sống

của

người

bệnh

nhiễm

(8.494/1.236.601).
-

Tỷ

lệ

người

nhiễm


(4.564/1.236.601).
1.3. Chất

lượng

cuộc

HIV/AIDS
1.3.1.

Khái niệm chất lượng cuộc sống

Chất lượng cuộc sống là một thuật ngữ được sử dụng để
đánh giá chung nhất về các mức độ tốt đẹp của cuộc sống đối
với các cá nhân và trên phạm vi toàn xã hội cũng như đánh giá
về mức độ sự sảng khoái, hài lòng (well-being) hoàn toàn về thể
chất, tâm thần và xã hội. Chất lượng cuộc sống là thước đo về
phúc lợi vật chất và giá trị tinh thần. Trong thời đại ngày nay,
việc không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người
là một nỗ lực của các nhà nước (Chính phủ), xã hội và cả cộng
đồng quốc tế [22].


14
Theo WHO đã đưa ra tiêu chí chất lượng cuộc sống (Quality
of life-100) gồm 100 câu hỏi trắc nghiệm để đo một số tiêu chí
là:
- Mức độ sảng khoái về thể chất gồm:
 Sức khỏe

 Tinh thần
 Ăn uống
 Ngủ, nghỉ
 Đi lại (giao thông, vận tải)
 Thuốc men (y tế, chăm sóc sức khỏe)
- Mức độ sảng khoái về tâm thần
 Yếu tố tâm lý
 Yếu tố tâm linh (tín ngưỡng, tôn giáo)
- Mức độ sảng khoái về xã hội gồm:
 Các mối quan hệ xã hội kể cả quan hệ tình dục
 Môi trường sống (bao gồm cả môi trường xã hội: an
toàn, an ninh, kinh tế, văn hóa, chính trị… và môi
trường thiên nhiên).
Trên cơ sở đó chất lượng cuộc sống được định nghĩa như
một cảm nhận có tính cách chủ quan của cá nhân đặt trong bối
cảnh môi trường xã hội và thiên nhiên[22].
Một khái niệm khác theo nghiên cứu của tiến sĩ Nguyễn
Hữu Nguyên (CLCS) là tổng hòa của nhiều yếu tố trong đời sống
vật chất và tin thần của con người có thể phân làm 3 nhóm
chính như sau:
- Nhóm 1 là mức sống vật chất gồm: ăn, ở mặc, đi lại, điều
kiện và cường độ lao động…


15
- Nhóm 2 là mức sống tinh thần gồm trật tự an toàn xã hội,
bình đẳng, công bằng xã hội, hưởng thụ văn hóa, hưởng
thu giáo dục…
- Nhóm 3 là môi trường sinh thái tự nhiên gồm: khí hậu thời
tiết, mức độ ô nhiễm không khí, nguồn nước, mặt đất,

tiếng ồn…
Như vậy cần khảo sát tất cả các nội dung nêu trên mới đủ
cơ sở để đánh giá tổng hòa về “chất lượng cuộc sống”[5].
1.3.2.

Một số công cụ đánh giá chất lượng cuộc sống

(CLCS)
Một số công cụ đo lường chất lượng cuộc sống:
-

EQ-5D-5L: Chất lượng cuộc sống Châu Âu với 5 kích thước
và 5 cấp độ, mô tả EQ-5D và thang đo trực quan EQ (EQ
VAS), bao gồm 5 lĩnh vực: di chuyển, tự chăm sóc, hoạt
động bình thường, đau / khó chịu và lo lắng / trầm cảm với
5 cấp độ: Vô cùng khó khăn/ không thể làm được, khó khăn
rất nhiều, tương đối khó khăn, có khó khăn chút ít, không hề
khó khăn [33].

-

EQ-5D-3L: Chất lượng cuộc sống Châu Âu với 5 kích thước
và 3 cấp độ, mô tả EQ-5D và thang đo trực quan EQ (EQ
VAS), bao gồm 5 lĩnh vực: di chuyển, tự chăm sóc, hoạt
động bình thường, đau / khó chịu và lo lắng / trầm cảm với
3 cấp độ: Không thể làm được, một chút khó khăn, Vô cùng

-

khó khăn [33].

15D: Thang đo 15D bao gồm 15 câu hỏi (đi lại, thị giác,
thính giác, hô hấp, ngủ, ăn uống, nói, tiết niệu, hoạt động
thông thường, chức năng tâm thần, các khó chịu và triệu
chứng thể chất, trầm cảm, lo lắng, sức sống, hoạt động tính
dục). Mỗi câu hỏi có 5 câu trả lời (chỉ chọn 1 câu trả lời duy
nhất) [29].


16
-

WHO-QOL BREF: Thang đo WHO-QOL BREF bao gồm 26
tiêu chí (chất lượng cuộc sống, sức khỏe, sự đau đớn, cảm
thấy vui vẻ, ý nghĩa, khả năng tập trung, cảm thấy an toàn,
hình dáng bên ngoài, đủ tiền tiêu, các hoạt động giải trí,
khả năng vận động đi lại, đời sống tình dục….). Trả lời theo
thang điểm từ 1-5: 5 là cao nhất và 1 là thấp nhất [42].

-

WHO-QOL BREF HIV: Thang đo lường chất lượng cuộc
sống cho người bệnh HIV được phát triển dựa trên WHOQOL BREF bao gồm 31 tiêu chí (chất lượng cuộc sống, sức
khỏe, sự đau đớn, hỗ trợ y tế, lo lắng, khả năng làm
việc…). Trả lời theo thang điểm từ 1-5: 5 là cao nhất và 1
là thấp nhất [43].
Việc sử dụng các thang đo tùy thuộc vào mục đích nghiên

cứu, phạm vi nghiên cứu một bệnh, một hiện tượng hay các can
thiệp cụ thể nào đó.
1.3.3.


Chất lượng cuộc sống của người bệnh HIV/AIDS

Nhiều bệnh nhân HIV phải đối mặt với nhiều vấn đề xã hội
như kỳ thị, nghèo đói, trầm cảm, lạm dụng dược chất và niềm
tin văn hóa có thể ảnh hưởng đến CLCS của họ không chỉ từ
khía cạnh sức khỏe thể chất và cả về sức khỏe tâm thần và xã
hội, nhiều vấn đề trong hoạt động và lợi ích của người bệnh.
Đánh giá chất lượng sức khỏe liên quan đến cuộc sống là lợi ích
cung cấp thông tin gánh nặng của người bệnh mắc bệnh mạn
tính, theo dõi những thay đổi về sức khỏe theo thời gian, đánh
giá hiệu quả điều trị, những phát hiện liên quan đến các khía
cạnh khác nhau của CLCS ở người bệnh HIV [51].
Một số nghiên cứu nước ngoài:
Một nghiên cứu cắt ngang dựa trên cơ sở y tế được tiến
hành tại Gurh, nằm ở thị trấn Gondar ở phía tây bắc của


17
Ethiopia. Đối tượng người bệnh HIV/AIDS trên 18 tuổi và đã đến
nhà thuốc Gurh HAART để lấy HAART trong thời gian nghiên
cứu. Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng
4 năm 2014 đến tháng 5 năm 2014, cỡ mẫu cuối cùng là 403
và một số câu hỏi mở đã được sử dụng thang đo BREF
WHOQOL-HIV. Người bệnh được yêu cầu đánh giá nhận thức của
họ về chất lượng cuộc sống tổng thể, sử dụng thang điểm từ rất
thấp (1 điểm) đến rất tốt (5 điểm). Một nửa số người bệnh
(50%) đánh giá tổng thể CLCS của họ là không tốt và kém, bằng
cách đưa ra giá trị điểm số 3. Số người bệnh cao hơn (32,75%)
đánh giá tổng thể CLCS của họ là tốt so với những người bệnh

đánh giá tổng thể của họ nhận thấy CLCS là thấp (14,5%) hoặc
rất thấp (2,75%). Từ đó, chất lượng cuộc sống tổng thể của
người bệnh nhiễm HIV/AIDS là 62,55% [48].
Một nghiên cứu khác về người bệnh nhiễm HIV/AIDS. Có 60
bệnh nhân Na Uy bị nhiễm HIV / AIDS từ hai bệnh viện, các tác
giả đã so sánh điểm số, đánh giá các hiệp hội với hệ thống bệnh
và đánh giá độ tin cậy và độ đáp ứng của các thiết bị. Kết quả
tính trung bình, 15D cho điểm số tiện ích cao hơn so với hai
biện pháp khác, điểm số tiện ích trung bình là: 15D là 0,86, SF6D là 0,73 và Chỉ số EQ-5D là 0,77. Độ tin cậy kiểm tra lại được
chấp nhận cho tất cả các biện pháp, với hệ số tương quan 0,78
và 0,94. Sự tương quan giữa các điểm của 3 thang đo là đáng
kể (p = 0,74-0,80). Không có sự khác biệt lớn về sự đáp ứng
giữa các biện pháp [45].
Nghiên cứu tìm hiểu xem liệu HAART có hiệu quả trong
việc cải thiện chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe
trong một nhóm người bệnh nhiễm HIV/AIDS trong các giai đoạn
3 và 4 của WHO trong một cộng đồng. Một thiết kế đo lường lặp
đi lặp lại, thử nghiệm và tương lai được sử dụng để theo dõi


18
CLCS theo thời gian ở những người tham gia được tuyển dụng
vào một chương trình HAART hiện có. CLCS của 117 người tham
gia được xác định thông qua việc sử dụng phiên bản Xhosa của
EQ-5D và các phép đo được thực hiện tại thời điểm ban đầu,
một, sáu và 12 tháng. Kết quả điểm trung bình về đánh giá tình
trạng sức khỏe toàn cầu tăng đáng kể (p <0,001) từ mức trung
bình 61,7 (SD = 22,7) lúc ban đầu lên 76,1 ở 12 tháng (SD =
18,5) [49].
Một số nghiên cứu tại Việt Nam:

Tại Việt Nam một nghiên cứu cắt ngang dựa trên bệnh viện
được tiến hành từ tháng 1/2017 đến tháng 4 năm 2017 với 158
người mục đích chọn lọc những bệnh nhân HIV dương tính,
những người đang tham dự các phòng khám ARV tại bệnh viện
khu vực Volta (VRH) và bệnh viện thành phố Hồ Chí Minh. Sử
dụng công cụ Bref WHOQoL-HIV được quản lý tại thời điểm
phỏng vấn để đánh giá từng người tham gia nghiên cứu. Những
người tham gia nghiên cứu được lựa chọn từ một nhóm người
bệnh từ 18 đến 70 tuổi, những người sống ở thành phố Hồ Chí
Minh. Trong số người nghiên cứu, 126 (79,75%) được xếp loại
với một CLCS tổng thể tuyệt vời, 14 (8,86%) được trình bày với
CLCS tốt và 18 (11,39%) đã bị ảnh hưởng tiêu cực bởi căn bệnh
này. Về vấn đề hài lòng về sức khỏe của người nhiễm HIV, 123
(77,85%) đánh giá sức khỏe của họ là tuyệt vời, 11 (6,96%)
đánh giá sức khỏe của họ là tốt, và 24 (15,19%) đánh giá sức
khỏe của họ là thấp [52].
Nghiên cứu nhằm mô trả sự thay đổi điểm số chất lượng
sống ở bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV tại bệnh
viện Nhân Ái năm 2014 của Lê Văn Học và cộng sự, giữa hai lần
điều tra cách nhau 1 tháng. Nghiên cứu theo dõi tiến hành trên


19
bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS đang được điều trị ARV tại bệnh viện
Nhân Ái từ tháng 05 đến tháng 10 năm 2014. Chất lượng cuộc
sống được thu thập bằng bộ câu hỏi WHOQOL-BREF. Kết quả xét
nghiệm tế bào CD4 mới nhất trong vòng 6 tháng kể từ ngày
điều tra cũng được thu thập. Trong 143 bệnh nhân nhiễm
HIV/AIDS đủ tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu, chỉ có 131 người
trả lời đầy đủ hai lần điều tra. Tuổi trung bình của bệnh nhân

nhiễm HIV/AIDS là 33,61 tuổi, trung vị là 33, số tế bào CD4
trung bình là 231/mm3, trung vị 188, giai đoạn lâm sàng 3 và 4
chiếm 83,97%, tỉ lệ nam là 72,51%, học vấn ≥ cấp 2 chiếm
67,94%, lao động tự do là 40,47%. Điểm chất lượng cuộc sống
lần điều tra sau cao hơn lần trước. Sự thay đổi về điểm chất
lượng cuộc sống qua 2 lần điều tra có ý nghĩa thống kê. Sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê giữa điểm chất lượng cuộc sống với
nhóm tuổi, giới tính và giai đoạn lâm sàng giữa 2 lần điều tra.
Xác nhận sự thay đổi điểm số chất lượng cuộc sống ở bệnh
nhân nhiễm HIV/AIDS thường xuyên và xem như là một trong
những kiểm nghiệm cuối cùng về chất lượng chăm sóc và điều
trị cho bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS tại bệnh viện [4].
Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện nhằm mô tả sự thay
đổi về chất lượng cuộc sống của bệnh nhân HIV/AIDS điều trị
thuốc kháng retro virus (ARV) của Trần Xuân Bách tại Hà Nội và
Nam Định và phân tích một số yếu tố liên quan năm 2013. Tổng
cộng có 1054 bệnh nhân điều trị ART tại 8 cơ sở điều trị được
tuyển vào nghiên cứu. Kết quả cho thấy, sau điều trị, 89,1%
bệnh nhân cho rằng CLCS tốt hơn và 60,8% cho rằng tốt hơn từ
50% trở lên so với trước điều trị. Tình trạng kinh tế gia đình có
liên quan chặt chẽ đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Bệnh nhân điều trị tại các cơ sở tuyến trung ương có CLCS thấp
hơn tuyến tỉnh, huyện. Kết quả nghiên cứu gợi ý cần đảm bảo


20
sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân và giảm kì thị trong cộng
đồng, từ đó giúp nâng cao CLCS cho người bệnh HIV/AIDS đang
điều trị ART [1].
Một nghiên cứu khác “Chất lượng cuộc sống của bệnh

nhân điều trị ARV tại một số cơ sở điều trị ngoại trú ở Hà Nội và
Nam Định” của Nông Minh Vương năm 2015. Sử dụng thang đo
EQ-5D-5L, kết quả cho thấy, về vận động, có 20,48% gặp các
khó khăn khi tự đi lại. 9,71% bệnh nhân gặp khó khăn trong
việc tự chăm sóc bản thân, 16,59% gặp khó khăn khi làm các
công việc thường ngày. Có tới 37,69% có các biểu hiện đau đớn
và khó chịu trong cơ thể. Và 44,92% bệnh nhân có các dấu hiệu
lo lắng, buồn phiền và trầm cảm.
Như vậy, có thể thấy tại Việt Nam khá ít nghiên cứu về
chất lượng cuộc sống, các nghiên cứu trước đây còn ít sử dụng
các thang đo thỏa dụng, đánh giá về chất lượng dịch vụ và mức
độ hài lòng về cơ sở vật chất tại nơi điều trị. Các nghiên cứu chỉ
phân tích, đánh giá chất lượng cuộc sống với các yếu tố cá nhân
như tình trạng sức khỏe, các hành vi gây nguy cơ gây hại cho
sức khỏe, chưa xem xét, đánh giá về chất lượng cuộc sống tác
động đến chất lượng dịch vụ y tế và một số yếu tố khác trong
cộng động.
1.4. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống
của người bệnh HIV/AIDS điều trị ngoại trú
Một số yếu tố liên quan đến CLCS tốt hơn ở những người
bệnh nhiễm HIV đã được báo cáo trong các tài liệu quốc tế, và
chủ yếu là, tác động của HIV đối với CLCS thuộc bốn lĩnh vực
chính: Đặc điểm nhân khẩu học như giới tính nam, tình trạng
kinh tế xã hội, việc làm, và tải lượng virus HIV thấp hơn, số
lượng tế bào CD4 lớn hơn có liên quan đến cải thiện CLCS.


21
Ngoài ra, bệnh nhân không gặp khó khăn trong việc dùng
thuốc, những người sử dụng phác đồ với số lượng thuốc thấp

hơn, và những người tuân thủ điều trị kháng virus có xu hướng
cải thiện CLCS sau khi bắt đầu điều trị.
1.4.1.

Đặc điểm nhân khẩu học – kinh tế – xã hội

Một nghiên cứu khác ở Hoa Kỳ cho thấy CLCS là một khái
niệm đa chiều và năng động cũng được công nhận trong việc
đánh giá CLCS của các cá nhân sống chung với HIV/AIDS. Một
số yếu tố đã được xác định là yếu tố quyết định của CLCS đến
quần thể nhiễm HIV, nhưng những yếu tố quyết định này bị ảnh
hưởng một phần bởi cỡ mẫu nghiên cứu. Một số yếu tố quyết
định của CLCS ở những người nhiễm HIV ở Hoa Kỳ và các nước
có thu nhập cao là tuổi, chủng tộc / dân tộc, giới tính, trình độ
học vấn, mức thu nhập, tình trạng kinh tế xã hội, tiếp cận bảo
hiểm y tế, điều trị ARV, tiêm chích ma túy, sự hiện diện của các
bệnh kèm theo về tâm thần và y tế, sự hiện diện của các bệnh
xác định AIDS, số lượng tế bào CD4, tải lượng vi rút huyết tương
(pVL),…Tình trạng hôn nhân cũng đã được chứng minh là có liên
quan đến CLCS [47].
Nghiên cứu này đánh giá CLCS và dự đoán CLCS ở nam
giới và phụ nữ nhiễm HIV / AIDS. Chúng tôi tiến hành nghiên
cứu cắt ngang 155 bệnh nhân (36,8% phụ nữ, tuổi trung bình =
31,4) đăng ký điều trị kháng virus tại Bệnh viện đa khoa Uông
Bí Việt Nam - Thụy Điển, tỉnh Quảng Ninh. Phân tích nhân tố
được áp dụng để đánh giá của phép đo. Sáu lĩnh vực chính của
BREF WHO-HIV Việt Nam đã được xác định, cụ thể là thể chất;
bệnh tật; môi trường; tâm lý; và hỗ trợ xã hội. Độ tin cậy dao
động từ 0,52 đến 0,71. Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến, xác
định các yếu tố dự báo khác nhau về điểm số CLCS ở nam giới



22
và phụ nữ nhiễm HIV / AIDS. Kết quả cho thấy nam giới có điểm
số cao hơn hoặc tốt hơn về bệnh tật (p = 0,02), môi trường (p =
0,07) và tâm lý (p = 0,02). Sử dụng ma túy đã dự đoán tiêu cực
kết đến CLCS ở cả nam và nữ. Việc làm có liên quan đến CLCS ở
nam giới tốt hơn, và tình trạng về thể chất ở phụ nữ tốt hơn.
Người bệnh nữ có con bị ảnh hưởng về hỗ trợ xã hội, tâm lý, và
việc làm [46].
1.4.2.

Hành vi sử dụng chất gây nghiện

Nhiễm HIV và rối loạn sử dụng chất là những bệnh mãn
tính có đóng góp phức tạp liên quan đến sức khỏe. Nhóm
nghiên cứu của Nguyễn Thành Long và cộng sự năm 2003, đã
thực hiện một cuộc khảo sát cắt ngang 951 người trưởng thành
nhiễm HIV được chăm sóc tại 14 địa điểm nghiên cứu HIV vào
năm 2003 để ước tính mối liên quan giữa CLCS và việc sử dụng
nghiện chất cụ thể ở người bệnh nhiễm HIV. Nhóm nghiên cứu
đã sử dụng hồi quy tuyến tính để ước tính mối liên quan được
điều chỉnh giữa CLCS và việc sử dụng cần sa, thuốc giảm đau,
heroin, amphetamine, cocaine, thuốc an thần, thuốc hít, rượu
độc hại / rượu và mức độ nghiêm trọng của việc sử dụng ma túy.
Sử dụng ma túy bất hợp pháp hiện nay được báo cáo có 37%
đối tượng. CLCS tinh thần đã giảm cho người dùng hiện tại [hệ
số beta được điều chỉnh -9,66, khoảng tin cậy 95% [(CI]) -13,4,
-5,94] [31].
1.4.3.


Đặc điểm lâm sàng

Nhiều người sống chung với HIV / AIDS cảm thấy khó khăn
khi tham gia các công việc sinh hoạt hàng ngày, tham gia các
hoạt động thể chất vừa phải, hoặc không có đủ năng lượng hoặc
sức sống để tham gia vào một cuộc sống xã hội tích cực trong
khi điều trị HIV / AIDS. Mệt mỏi hoặc năng lượng thấp có liên


23
quan đến cả bệnh tật về thể chất và tâm lý và CLCS kém ở
những người nhiễm HIV / AIDS. Bên cạnh đó, sự mệt mỏi và một
tế bào T-CD4 dưới 500 được kết hợp với những hạn chế về thể
chất và khuyết tật. Bệnh nhân dương tính, tiến triển của bệnh
có liên quan đến giảm năng lượng và tăng khó khăn với các
hoạt động hàng ngày và đau [50].
1.4.4.

Một số yếu tố khác

Phân biệt đối xử
Sự kỳ thị, phân biệt đối xử có thể làm giảm nghiêm trọng
chất lượng cuộc sống của những người nhiễm HIV / AIDS với tình
trạng đó những người bệnh thường ít quan tâm đến thông tin
việc điều trị và chất lượng chăm sóc. Điều này ảnh hưởng đến
việc tuân thủ điều trị và do đó có khả năng làm tăng nguy cơ
lây truyền
Trong nghiên cứu của tác giả Holzemer và nhóm cộng sự
tiến hành nghiên cứu sự đóng góp của các biến số nhân khẩu

học, triệu chứng và sự kỳ thị đối với chất lượng cuộc sống trong
một mẫu gồm 726 người nhiễm HIV. Sự kỳ thị đã độc lập đóng
góp đáng kể 5,3% của sự khác biệt được giải thích về chất
lượng cuộc sống, sau khi loại bỏ sự đóng góp của các triệu
chứng liên quan đến HIV và mức độ nghiêm trọng của bệnh tật.
Nghiên cứu này dựa trên kinh nghiệm các tài liệu nhận thấy sự
kỳ thị HIV có tác động tiêu cực đáng kể đến chất lượng cuộc
sống đối với một mẫu người nhiễm HIV [32].
Một nghiên cứu khác của tác giả Bimal Charles và cộng sự
tại Nam Ấn Độ về kỳ thị, phân biệt đối xử và chất lượng cuộc
sống của những người nhiễm HIV/AIDS năm 2012, mẫu gồm 400
người bệnh nhiễm HIV. Kết quả cho thấy có tới 27% bị phân biệt
đối xử, trầm cảm lo âu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống tới


24
34%, với những người bệnh bị kỳ thị, phân biệt đối xử hầu như
có chất lượng cuộc sống kém và ít biết thông tin về quá trình
điều trị ARV và dẫn đến trầm cảm, lo âu [32].
Sự hỗ trợ của gia đình
Một trong những vấn đề cần quan tâm trong các chương
trình can thiệp dành cho người bệnh nhiễm HIV hiện nay là làm
thế nào để có thể huy động các nguồn lực khác nhau nhằm cải
thiện khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ điều trị nghiện chất
và điều trị HIV của các đối tượng. Các nghiên cứu gần đây đã
chứng minh hỗ trợ gia đình là một yếu tố thúc đẩy việc duy trì
điều trị người bệnh nhiễm HIV và thiếu sự hỗ trợ của gia đình
khiến việc tiếp cận dịch vụ điều trị ARV của các đối tượng này
gặp khó khăn. Nghiên cứu của Lùng Bích ngọc và cộng sự năm
2016 [18] đã nghiên cứu về các khía cạnh về sự giúp đỡ hỗ trợ

của gia đình đối với người bệnh nam tiêm chích ma túy (gia đình
hỗ trợ tài chính và vật chất, hỗ trợ về tình cảm và cảm xúc, hỗ
trợ thông tin liên quan đến điều trị HIV, hỗ trợ liên quan đến
chăm sóc sức khỏe), tất cả các yếu tố đều liên quan và ảnh
hưởng trực tiếp đối với người bệnh.
Một số nghiên cứu khác của Jun-Fang Xu và cộng sự tại
Trung Quốc sự hỗ trợ gia đình ảnh hưởng đến chất lượng cuộc
sống ở những người bệnh nhiễm HIV đang điều trị ARV (2017)
nghiên cứu được kéo dài trong 2 năm cho thấy kết quả 90,4%
bệnh nhân đã nhận được hỗ trợ của gia đình lúc ban đầu; 91,8%
sau 6 tháng, 95,5% sau 12 tháng và 94,3% sau 24 tháng. Hầu
hết người bệnh (55,2% và 84,5%) đã nhận được sự khích lệ
cũng như hỗ trợ về tâm lý, tài chính và chăm sóc thể chất từ gia
đình của họ tại đường cơ sở và tại cuộc khảo sát 24 tháng [44].


25
Vậy việc được sự hỗ trợ của gia đình về tài chính, chăm
sóc, tâm lý, thông tin điều trị là rất quan trọng đối với người
bệnh để đạt được chất lượng cuộc sống tốt hơn và đạt hiệu quả
cao trong quá trình điều trị ARV.
Sự hài lòng của người bệnh đối với dịch vụ điều trị HIV
Đối với lĩnh vực chăm sóc y tế, có thể nói chất lượng dịch
vụ chăm sóc y tế của một cơ sở khám, chữa bệnh phụ thuộc
vào các yếu tố, đó là: đội ngũ thầy thuốc, nhân viên y tế; cơ sở
vật chất, trang thiết bị và thái độ phục vụ. Trong đó, thái độ
phục vụ là yếu tố quan trọng hàng đầu trong sự đánh giá của
bệnh nhân, sự hài lòng của người bệnh được cho là cấu phần
quan trọng và tiêu chí đánh giá chất lượng chăm sóc y tế.
Theo nghiên cứu “Mô tả sự hài lòng của người bệnh về

chất lượng dịch vụ tại một phòng khám ngoại trú HIV/AIDS tại
Hà Nội giai đoạn 2013-2015”. Phương pháp nghiên cứu áp dụng
nghiên cứu mô tả cắt ngang thông qua bộ câu hỏi phỏng vấn
925 bệnh nhân HIV/AIDS tại 4 cơ sở y tế. Kết quả nghiên cứu
cho thấy điểm trung bình 10 cấu phần sự hài lòng của bệnh
nhân là 9,57 điểm. Trong đó bệnh nhân hài lòng nhất là sự tôn
trọng và giữ bí mật cá nhân với trung bình điểm là 9,73. Bệnh
nhân hài lòng với Bác sỹ và nhân viên y tế sẵn sàng giải đáp
thắc mắc của bệnh nhân (9,66 điểm). Cấu phần ít được sự hài
lòng nhất là Chất lượng chung của dịch vụ y tế (9,45 điểm); Sự
phối hợp giữa các khoa phòng và nhân viên y tế (9,47 điểm). Sự
hài lòng của bệnh nhân HIV/AIDS với dịch vụ ARV ở mức cao. Sự
hài lòng của người bệnh phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, những
người có điều kiện kinh tế khá hơn ít hài lòng về chất lượng,
mong muốn chất lượng phải tốt hơn nữa.Sự hài lòng phụ thuộc


×