Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG của NGƯỜI BỆNH TĂNG sản LÀNH TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆT SAU điều TRỊ BẰNG bài THUỐC “NIỆU HV”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

LƯƠNG THỊ THẮNG

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
CỦA NGƯỜI BỆNH TĂNG SẢN LÀNH TÍNH
TUYẾN TIỀN LIỆT SAU ĐIỀU TRỊ BẰNG
BÀI THUỐC “NIỆU HV”

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC


HÀ NỘI - 2017

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

LƯƠNG THỊ THẮNG

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
CỦA NGƯỜI BỆNH TĂNG SẢN LÀNH TÍNH
TUYẾN TIỀN LIỆT SAU ĐIỀU TRỊ BẰNG
BÀI THUỐC “NIỆU HV”
Chuyên ngành: Y học cổ truyền


Mã số: 67.20.20.01

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
1. TS.BS. ĐẬU XUÂN CẢNH
2. TS.BS. ĐOÀN MINH THỤY


HÀ NỘI - 2017

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ALT: Alanin
AST
EGF
fPSA
FSH
ICSmaleSF

aminotransferase
: Aspartat aminotransferase
: Epithelial Growth Factor - Yếu tố tăng trưởng biểu bì
: Free Prostate Specific Antigen - PSA tự do
: Follicle Stimulating Hormon - Hormon kích thích nang trứng
: International Continence Society male short form questionnaire –
(Bộ câu hỏi dạng rút ngắn đánh giá về tiểu tiện ở nam giới
của hội tiểu tự chủ quốc tế)
IGF
: Insulin - like Growth Factor - Yếu tố tăng trưởng giống Insulin

IPSS
: International Prostate Symptomatic Scores
(Thang điểm triệu chứng tuyến tiền liệt quốc tế)
LH
: Lutenizing Hormon - Hormon kích thích hoàng thể
LUTS
: Lower urinary tract symptoms
(Các triệu chứng của đường niệu dưới)
PSA
: Prostate Specific Antigen
(Kháng nguyên đặc hiệu của tuyến tiền liệt)
Q0L
: Quality of Life - Thang điểm chất lượng cuộc sống
tPSA
: Total Prostate Specific Antigen: PSA toàn phần
TSLTTTL
: Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt
TTL
: Tuyến tiền liệt
TURP
: Transurethral Resection of the Prostate
(Phẫu thuật nội soi cắt u TSLTTTL qua đường niệu đạo)
YHCT
: Y học cổ truyền
YHHĐ
: Y học hiện đại
QOL
: Quality of Life – Chất lượng cuộc sống.
QLQ
: Quality of Life Questionnaire

(Bảng câu hỏi về chất lượng cuộc sống)
SF-36Short - Form 36 – Dạng câu hỏi ngắn.


WHOQOL

: World Health Organization Quality of Life
(Chất lượng cuộc sống của Tổ chức y tế thế giới)

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................3
1.1. Đặc điểm giải phẫu hình thể...................................................................3
1.1.1. Hình thể.........................................................................................3
1.1.2. Giải phẫu vùng của tuyến tiền liệt.................................................4
1.1.3. Mạch máu, thần kinh.....................................................................6
1.2. Cơ chế bệnh sinh....................................................................................7
1.3. Sinh lý bệnh tăng sản lành tính tuyến tiền liệt.....................................10
1.4. Bí đái cấp và nhiễm trùng niệu trong tăng sản lành tính tuyến tiền liệt. . .11
1.4.1. Bí đái cấp.....................................................................................11
1.4.2. Nhiễm khuẩn niệu.......................................................................12
1.4.3. Sự liên quan giữa bí đái cấp và nhiễm khuẩn niệu......................14
1.5. Các phương pháp điều trị tăng sản lành tính tuyến tiền liệt.................14
1.5.1. Điều trị nội khoa..........................................................................15
1.5.2. Các phương pháp điều trị ít sang chấn........................................16
1.5.3. Điều trị ngoại khoa......................................................................17
1.6. Quan niệm của y học cổ truyền về tăng sản lành tính tuyến tiền liệt...17
1.6.1. Quan niệm của các y văn cổ........................................................17
1.6.2. Quan niệm hiện nay.....................................................................19

1.6.3. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh theo y học cổ truyền.................21
1.6.4. Biện chứng luận trị thể bệnh theo y học cổ truyền......................22
1.6.5. Các bài thuốc y học cổ truyền điều trị tăng sản lành tính tuyến
tiền liệt...........................................................................................25
1.7. Chất lượng cuộc sống của người bệnh TSLTTTL................................26


1.7.1. Khái niệm chất lượng cuộc sống (Quality Of Life)....................26
1.7.2. Khái niệm chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe...........28
1.7.3. Chất lượng cuộc sống của người bệnh TSLTTTL.......................29
1.7.4. Phương pháp đánh giá chất lượng cuộc sống..............................30
1.7.5. Giới thiệu về thang đo đánh giá chất lượng cuộc sống cho người
bệnh TSLTTTL theo bộ câu hỏi SF-36.........................................32
1.8. Các nghiên cứu điều trị TSLTTTL trong và ngoài nước......................33
1.9. Tổng quan về viên nang Niệu HV........................................................36
1.9.1. Nguồn gốc...................................................................................36
1.9.2. Thành phần..................................................................................36
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........42
2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................42
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân.........................................................42
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ.......................................................................42
2.1.3. Chỉ tiêu nghiên cứu.....................................................................43
2.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................43
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.....................................................................43
2.2.2. Cỡ mẫu........................................................................................43
2.3. Phương pháp tiến hành nghiên cứu......................................................44
2.3.1. Cách thu nhận bệnh nhân............................................................44
2.3.2. Đánh giá chất lượng cuộc sống...................................................44
2.3.3. Phương pháp đánh giá thể bệnh theo YHCT...............................46
2.3.4. Mối liên quan giữa các triệu chứng lâm sàng đến chất lượng cuộc

sống người bệnh TSLTTTL sau uống bài thuốc Niệu HV............47
2.4. Điều tra viên và giám sát viên..............................................................47
2.5. Phương pháp phân tích số liệu.............................................................47
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu....................................................................48
2.7. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số............48
2.7.1. Hạn chế của nghiên cứu..............................................................48


2.7.2. Sai số và biện pháp khắc phục sai số...........................................48
Chương 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ.................................................................50
3.1. Đặc điểm của chung bệnh nhân nghiên cứu.........................................50
3.2. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu:....................................................53
3.3. Chất lượng cuộc sống của người bệnh TSLTTTL sau điều trị thông qua
SF-36...................................................................................................54
3.3.1. Đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh qua bộ câu
hỏi SF-36......................................................................................54
3.3.2. Điểm trung bình các lĩnh vực sức khỏe về chất lượng cuộc sống
(CLCS) sau điều trị theo SF-36.....................................................55
3.3.3. Đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh qua bảng điểm
IPSS...............................................................................................57
3.4. Kết quả thay đổi thể tích tiền liệt tuyến................................................61
3.5. Kết quả thay đổi thể tích nước tiểu tồn dư...........................................63
3.6. Một số yếu tố liên quan đến người bệnh TSLTTTL.............................65
Chương 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN...............................................................66
4.1. Bàn luận về đặc điểm phân bố bệnh nhân............................................66
4.2. Bàn luận về thời gian mắc bệnh bệnh nhân liên quan đến độ tuổi, nghề
nghiệp..................................................................................................66
4.3. Bàn luận về triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nhân
TSLTTTL............................................................................................66
4.4. Bàn luận về chất lượng cuộc sống người bệnh TSLTTTL bằng bộ câu

hỏi SF-36, SPSS, siêu âm đầu dò trực tràng sau điều trị bằng bài thuốc
Niệu HV...............................................................................................66
4.5. Bàn luận về mối liên quan các triệu chứng lâm sàng đến chất lượng
cuộc sống của người bệnh TSLTTTL sau điều trị bằng bài thuốc Niệu
HV........................................................................................................66
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Đặc điểm của đối bệnh nhân nghiên cứu theo nhóm tuổi và nơi ở
.....................................................................................................50

Bảng 3.2.

Đặc điểm của đối bệnh nhân nghiên cứu theo kinh tế và tập thể
dục...............................................................................................51

Bảng 3.3.

Đặc điểm của đối bệnh nhân nghiên cứu theo trình độ học........51

Bảng 3.4.

Đặc điểm lao động của bệnh nhân nghiên cứu............................52


Bảng 3.5.

Đặc điểm của bệnh nhân nghiên cứu theo tình trạng hôn nhân và
BHYT..........................................................................................52

Bảng 3.6.

Đặc điểm của bệnh nhân nghiên cứu theo thời gian bị bệnh......52

Bảng 3.7.

Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân nghiên cứu...........................53

Bảng 3.8.

Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân nghiên cứu.....................53

Bảng 3.9.

Phân loại theo y học cổ truyền của bệnh nhân nghiên cứu.........54

Bảng 3.10. Bảng điểm theo SF-36 sau điều trị 4 tuần...................................54
Bảng 3.11. Bảng điểm theo SF-36 sau điều trị 8 tuần...................................55
Bảng 3.12. Điểm trung bình các lĩnh vực sức khỏe sau điều trị và điểm tổng
quát CLCS của người bệnh ĐTL sau điều trị 4 tuần theo SF-36 55
Bảng 3.13. Điểm trung bình các lĩnh vực sức khỏe sau điều trị và điểm tổng
quát CLCS của người bệnh ĐTL sau điều trị 8 tuần theo SF-36 56
Bảng 3.14. Mức độ rối loạn tiểu tiện theo thang điểm IPSS trước và sau điều
trị của nhóm dùng viên nang Niệu HV 4 tuần.............................57
Bảng 3.15. Mức độ rối loạn tiểu tiện theo thang điểm IPSS trước và sau điều

trị của nhóm dùng viên nang Niệu HV 8 tuần.............................58
Bảng 3.16. Mức độ rối loạn tiểu tiện theo thang điểm IPSS trước và sau điều
trị của nhóm dùng viên Xatral 4 tuần..........................................59


Bảng 3.17. Mức độ rối loạn tiểu tiện theo thang điểm IPSS trước và sau điều
trị của nhóm dùng viên Xatral 8 tuần..........................................60
Bảng 3.18. Thể tích tuyến tiền liệt của bệnh nhân TSLTTTL trước và sau 4
tuần điều trị nhóm dùng viên Niệu HV.......................................61
Bảng 3.19. Thể tích tuyến tiền liệt của bệnh nhân TSLTTTL trước và sau 8
tuần điều trị nhóm dùng viên Niệu HV.......................................61
Bảng 3.20. Thể tích tuyến tiền liệt của bệnh nhân TSLTTTL trước và sau 4
tuần điều trị nhóm dùng viên Xatral...........................................62
Bảng 3.21. Thể tích tuyến tiền liệt của bệnh nhân TSLTTTL trước và sau 8
tuần điều trị nhóm dùng viên Xatral...........................................62
Bảng 3.22. Thể tích nước tiểu tồn dư bệnh nhân TSLTTTL trước và sau 4
tuần điều trị nhóm dùng viên Niệu HV.......................................63
Bảng 3.23. Thể tích nước tiểu tồn dư bệnh nhân TSLTTTL trước và sau 8
tuần điều trị nhóm dùng viên Niệu HV.......................................63
Bảng 3.24. Thể tích nước tiểu tồn dư bệnh nhân TSLTTTL trước và sau 4
tuần điều trị nhóm dùng viên Xatral...........................................64
Bảng 3.25. Thể tích nước tiểu tồn dư bệnh nhân TSLTTTL trước và sau 8
tuần điều trị nhóm dùng viên Xatral...........................................64
Bảng 3.26. Điểm trung bình chất lượng cuộc sống với một số đặc điểm cá
nhân.............................................................................................65


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1:


Thiết đồ đứng dọc giữa qua chậu hông.........................................4

Hình 1.2:

Giải phẫu vùng TTL......................................................................6

Hình 1.3:

Động mạch cấp máu tuyến tiền liệt...............................................6

Hình 1.4:

Cơ chế tác động của nội tiết tố nam..............................................8


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt (TSLTTTL) sự tăng sinh sản lành tính
một hay một số loại tế bào cấu thành nên tuyến tiền liệt, làm tăng thể tích và
trọng lượng tuyến, gây chèn ép làm hẹp niệu đạo và biến dạng cổ bàng quang,
gây ra các rối loạn tiểu tiện như tiểu đêm, tiểu khó, bí tiểu...[6].
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy, có trên 50%
nam giới ở độ tuổi từ 60 - 70 tuổi bị TSLTTTL, tỷ lệ này lên đến 88% ở
những người 80 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh và mức độ trầm trọng của bệnh thường
gia tăng theo độ tuổi [7].
Lựa chọn phương pháp điều trị như thế nào tùy thuộc vào mức độ, tình
trạng rối loạn tiểu tiện của bệnh nhân và thể tích của tiền liệt tuyến. Hai nhóm
thuốc được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là thuộc nhóm ức chế alpha 1, có

tác dụng làm giãn cơ trơn thành mạch, cơ trơn tiền liệt tuyến và cổ bàng
quang giúp làm giảm bớt tình trạng tắc nghẽn niệu đạo giúp đi tiểu dễ dàng,
tác dụng phụ có thể gặp là mệt mỏi, tụt huyết áp tư thế, chóng mặt, nhức đầu,
khô miệng, xuất tinh ngược dòng...[2]; thuốc ức chế 5 alpha reductase có tác
dụng trên các tế bào tuyến của tuyến tiền liệt làm nhỏ kích thước tuyến,
nhưng tác dụng phụ có thể gặp: giảm khả năng tình dục, nữ hóa tuyến vú, che
lấp các triệu chứng của ung thư tuyến tiền liệt tiềm ẩn [2].
Các phương pháp can thiệp được chỉ định khi bệnh nhân có bí tiểu,
nhiễm trùng tiết niệu...có thể gặp các biến chứng như xuất tinh ngược, liệt
dương, hoặc tăng sản tái phát... Nói chung mỗi phương pháp đều có những tai
biến, biến chứng nhất định.
Trong điều trị tăng sản lành tính tuyến tiền liệt vấn đề đặt ra, không
phải chỉ tác động vào bệnh mà còn phải nâng cao chất lượng cuộc sống


2

(CLCS). Chất lượng cuộc sống bệnh nhân TSLTTTL bao gồm 4 tiêu chí lớn:
Sức khỏe thể chất, sức khỏe chức năng, yếu tố tâm sinh, yếu tố gia đình và xã
hội. Nghiên cứu về CLCS sẽ giúp chúng ta hiểu được bức tranh toàn diện về
sự phục hồi của người bệnh. Biết được các yếu tố liên quan đến CLCS của
người bệnh sẽ giúp cho chúng ta đưa ra được các chiến lược để nâng cao chất
lượng cuộc sống cho người bệnh TSLTTTL.
Y học cổ truyền đã và đang điều trị rất tốt tăng sản lành tính tuyến tiền
liệt bằng bằng các bài thuốc cổ phương hay nghiệm phương ứng dụng rất lâu
đời. Bài thuốc “Niệu HV” là một trong số đó. Bên cạnh đó CLCS của người
bệnh, các yếu tố liên quan đến CLCS của người bệnh tăng sản lành tính tuyến
tiền liệt là một mối quan tâm mà chưa có nghiên cứu nào tại bệnh viện đề cập
đến. Hiện nay tại Việt Nam đã có một vài nghiên cứu đánh giá một số khía
cạnh của bệnh nhân TSLTTTL nhưng chưa có nghiên cứu về CLCS của bệnh

nhân tăng sản lành tính tuyến tiền liệt một cách tổng quát, vì vậy chúng tôi
tiến hành nghiên cứu: “Đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh
tăng sản lành tính tuyến tiền liệt sau điều trị bằng bài thuốc Niệu HV”.
Với hai mục tiêu:
1.

Khảo sát chất lượng cuộc sống của người bệnh tăng sản lành tính
tuyến tiền liệt sau điều trị bằng bài thuốc “Niệu HV” theo bộ câu hỏi
SF-36 và bảng điểm IPSS.

2.

Khảo sát mối liên quan giữa các triệu chứng lâm sàng của tăng sản
lành tính tuyến tiền liệt với chất lượng cuộc sống của bệnh nhân
nghiên cứu.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm giải phẫu hình thể
1.1.1. Hình thể
Tuyến tiền liệt (TTL) là một tuyến sinh dục phụ ở nam giới, bao gồm
nhiều tuyến nhỏ nằm ở lớp hạ niêm mạc phần niệu đạo sát cổ bàng quang bao
quanh niệu đạo dài 2,5 cm [13].
Tuyến tiền liệt có màu trắng ngà, mật độ chắc hình tháp tứ giác ngược
đỉnh ở dưới cụt, đáy ở trên và các góc tù gồm:
- Mặt trước hơi phẳng hoặc lồi ở mặt ngang hướng về trước và hơi lên
trên [13].

- Mặt sau chúc về phía dưới và ra trước, lồi có rãnh để ngăn cách hai
thuỳ bên, rất rõ ở phía trên [13].
- Hai mặt bên lồi ở hai chiều.
- Mặt đáy phía trên có gờ ngang, mép trước ống dẫn tinh chia ra hai sườn.
+ Sườn phía trước hoặc bàng quang, chạy chéo xuống dưới và ra trước,
có lỗ niệu đạo sau chạy qua, bao quanh nó là cơ thắt vân [13].
+ Sườn phía sau hoặc còn gọi là túi tinh, chạy chéo xuống dưới và ra sau
chia hai phần bởi vết đứt chạy ngang ở sâu, hình cong lõm ở trước, ở đó là các
ống túi tinh đổ vào các ống dẫn tinh hợp thành ống xuất tinh. Chỗ lõm đó bao
gồm: ở phía trước là mép trước các ống dẫn tinh và phía sau là một gờ ngang
là mép sau của ống dẫn tinh, chạy ở giữa là rãnh giữa của TTL.
- Đỉnh ở phía dưới hay là mỏm tiền liệt tuyến có niệu đạo chạy ra ở mặt sau.
Tiền liệt tuyến ở người lớn có: chiều cao 30 milimet và ở đáy rộng
35milimet và dày 25milimet, nặng độ 20g. Bao quanh là bao xơ tế bào liên


4

kết mảnh, có nhiều sợi cơ và đàn hồi, có các dải đi vào sâu phân chia các nhân
tuyến [13].
- Tuyến tiền liệt nằm sau xương mu, mặt sau TTL liên quan với túi tinh
ống dẫn tinh và ngăn cách với trực tràng bởi cân Denonvilliers, Cân này có
hai lớp dính vào nhau (lá trước và lá sau), trải dài từ túi cùng Douglas đến
nhân xơ của tầng sinh môn [13].

Hình 1.1: Thiết đồ đứng dọc giữa qua chậu hông [22]
1.1.2. Giải phẫu vùng của tuyến tiền liệt
Có nhiều quan điểm khác nhau về mô tả giải phẫu nhu mô phân chia các
vùng TTL, nhưng trước hết TTL không phải chỉ là một khối các tổ chức tuyến
hợp thành [8], [13].



5

- Lowsley 1912 cho rằng: TTL có 5 thuỳ mà nguồn gốc từ bào thai đã
phân biệt được: thuỳ sau, hai thuỳ bên, một thuỳ trước và một thuỳ trung gian
chỉ có ở bào thai sẽ teo mất đi sau khi sinh.
- Quan điểm này được Frank công nhận năm 1954.
- Gil vernet đã mô tả và coi như là giải phẫu hiện đại của TTL, ông cho
rằng tuyến này không đồng nhất nó chia ra hai phần đầu và đuôi, ngăn cách
bởi một vùng chuyển tiếp hay trung gian.
- Mc Neal chia TTL thành 5 vùng, có ý nghĩa về mặt cấu trúc hình thái,
chức năng và bệnh lý riêng [13], [32].
+ Vùng trung tâm:chiếm 20 - 25% khối lượng của tuyến tạo thành phần
trên sau của tuyến, trong đó có hai ống xuất tinh. Đó là nơi phát sinh 5 - 8%
ung thư TTL.
+ Vùng ngoại vi: chiếm 70% khối lượng của tuyến, tạo thành phần sau
dưới và ở bên, là nơi các ống xuất tinh đổ vào phần dưới ụ núi (phần lớn ung
thư TTL ở vùng này).
+ Vùng chuyển tiếp: chiếm khoảng 5 - 7% khối lượng của tuyến, có
nhiều tổ chức đệm, có hai thuỳ ở hai bên đoạn niệu đạo gần. Các ống tuyến đổ
vào ụ núi ngay phía trên chỗ đổ vào của các ống xuất tinh. Đây là nơi phát
sinh UTSLTTTL.
+ Vùng quanh niệu đạo: chiếm gần 1% khối lượng nằm xung quanh niệu
đạo gần từ cổ bàng quang đến ụ núi làm vai trò cơ thắt nhẵn (còn gọi là cơ
thắt trong).
+ Tổ chức xơ cơ ở phía trước Làm nhiệm vụ ngăn cản chắc chắn chống
ung thư xâm lấn.



6

ZP: Vùng ngoại vi

ZC:Vùng trung tâm

SL: Cơ thắt nhẵn

ZT:Vùngchuyển tiếp

SFMA: Mảng tổ chức xơ cơ phía trước

Hình 1.2: Giải phẫu vùng TTL [10]
(Theo Mc Neal J.E. (1981) “The zona anatomy of the prostate”)
1.1.3. Mạch máu, thần kinh
* Động mạch
Tuyến tiền liệt được nuôi dưỡng bởi các nhánh của động mạch chậu
trong gồm [13]:

Hình 1.3: Động mạch cấp máu tuyến tiền liệt


7

- Động mạch sinh dục bàng quang: bắt nguồn từ nhánh trước động
mạch chậu trong hoặc là nhánh chung với động mạch thẹn trong, chạy ở
hố chậu xuống dưới ra trước và vào trong phân chia ra:
+ Động mạch túi tinh, thừng tinh: chạy ở trong lớp cân Denonvilliers để
phân nhánh vào túi tinh và phần cuối của ống dẫn tinh và chỉ một phần cho
tiền liệt tuyến;

+ Một nhánh chạy trong rãnh bàng quang - tiền liệt tuyến phân
nhánh cho bàng quang;
+ Một nhánh chính chạy vào tiền liệt tuyến ở phía dưới và trong góc sau
ngoài tiền liệt tuyến;
+ Một nhánh không thường xuyên ở phía sau đi áp sát vào mặt sau
tiền liệt tuyến.
- Động mạch trực tràng giữa cho nhánh ở nền bàng quang, các túi
tinh và mặt sau tiền liệt tuyến.
* Tĩnh mạch:
Các tĩnh mạch TTL cùng với tĩnh mạch mu dương vật, tĩnh mạch mu,
tĩnh mạch bàng quang dưới tao nên đám rối Santorini bao quanh mặt trước và
hai bên tuyến tiền liệt. Từ đám rối này tách ra tĩnh mạch thẹn trong và các
tĩnh mạch bên TTL chạy về tĩnh mạch chậu trong. tĩnh mạch chảy vào tĩnh
mạch hạ vị [13], [36].
1.2. Cơ chế bệnh sinh
Cho đến nay việc xác định cơ chế bệnh sinh của TSLTTTL vẫn còn
nhiều ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn các tác giả đều thừa nhận rằng:
Sự phát triển của TSLTTTL cần đến sự có mặt của androgen tinh hoàn trong
suốt quá trình phát triển của TTL từ tuổi dậy thì đến lúc già (Mc. Conell,
1995, Marcelli và Cunningham, 1999). Bằng chứng là ở những người đã cắt
bỏ tinh hoàn trước tuổi dậy thì sẽ không bị TSLTTTL, ngoài ra nội tiết tố nữ,


8

chất prolactin, tuổi cao… ảnh hưởng đến sự phát sinh phát triển của
TSLTTTL [21], [32].
- Cơ chế tác động của nội tiết tố nam đối với TTL.

Hình 1.4: Cơ chế tác động của nội tiết tố nam [5]

Testosterone được sản xuất chủ yếu từ tế bào Leidig của tinh hoàn và
một phần rất nhỏ từ các tuyến thượng thận. Testosteron tự do không gây ra
TSLTTTL nhưng dưới tác dụng của 5α – reductase chuyển thành DTH
(Dihydrotestosteron). DTH kết hợp với các thụ thể androgen trong nhân tế
bào và thông tin gen chuyển mệnh lệnh tăng trưởng và biệt hóa tế bào.
- Vai trò của nội tiết tố nữ:
Estrogen có rất ít ở nam giới (khoảng 100ng/l) từ hai nguồn chủ yếu từ
hiện tượng ướp thơm (aromatisation) của testosteron, còn phần rất ít bài tiết từ
các tế bào Sertoli của tinh hoàn, hoạt hoá bởi chất FSH (folliculo stimuline
hormone) ở dưới đồi [15]. Từ tuần thứ 20 của bào thai, estrogen của người mẹ
và của nhau thai đã thúc đẩy quá trình biệt hoá của TTL trong bào thai.
Các chất nội tiết tố nữ kích thích trực tiếp đến sự phát triển của TTL,
đồng thời hiệp đồng với nội tiết tố nam.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, ở tuổi già lượng testosteron trong máu giảm,
trong khi đó lượng estrogen lại tăng. Mà chính estrogen lại làm tăng sự nhạy


9

cảm của các thụ cảm thể androgen, do đó tác động của testosteron tự do càng
lớn đối với mô tuyến. Theo Mc Neal (1979) cho rằng quá trình tăng sản của
tuyến tiền liệt là sự “thức tỉnh” quá trình hình thành tự nhiên của TTL như
trong thời kỳ bào thai. Ở tuổi già thì TTL càng nhạy cảm với androgen.
- Tuổi cao, bắt đầu từ 45 tuổi trở lên, ở độ tuổi này có sự mất cân bằng
giữa androgen và estrogen. Estrogen tăng lên nhờ sự chuyển hóa ngoại vi của
testosteron gây kích thích quá trình tăng sản mô đệm và biểu mô TTL, dưới
ảnh hưởng của điều hòa nội tiết các trung gian Fibroblast Growth Factor
(FGF) và Epidermal Growth Factor (EGF).
Isaass (1990), Tenniswood (1986) cũng nêu lên một sự mất cân bằng
khác ở tuổi già, giữa khu vực tế bào đang tăng trưởng và khu vực tế bào định

hướng chết theo chương trình (apoptosis). Chính các yếu tố tăng trưởng đã
làm mất sự hằng định (homeostatic) của mô tuyến làm cho các “tế bào gốc”
phát triển nhanh trong khi quá trình chết theo chương trình của tế bào biệt hóa
bị chậm lại. Hiện tượng này có thể tăng lên do viêm hay do các yếu tố miễn
dịch. Kết quả là số tế bào mầm tăng trưởng nhanh hơn là sự chết theo chương
trình (apoptosis) của tế bào còn lại.
- Vai trò của prolactine
Prolactine được bài tiết ở dưới đồi, nhưng chỉ có vai trò thứ yếu đối với
sự phát triển của TTL thông qua cơ chế:
+ Kích thích để hình thành các nội tiết tố nam.
+ Có tác dụng làm tăng khả năng liên kết giữa testosterone với các tế
bào biểu mô của TTL mà ở đó có các tiếp nhận, tác động hiệp đồng với nội
tiết tố nam.
Ngoài ra còn phải kể đến vai trò của yếu tố tăng trưởng GH (growth
hormone). Các nguyên nhân khác như viêm, tinh dịch trào ngược…hệ thống
miễn dịch dưới tác động của các tế bào Lympho T hoạt hóa có thể sản xuất
các loại yếu tố tăng trưởng khác gây nên tăng sản [12].


10

1.3. Sinh lý bệnh tăng sản lành tính tuyến tiền liệt
Tuyến tiền liệt bao gồm các tuyến nhỏ nằm ở lớp hạ niêm sát cổ bàng
quang, khi TTL to làm chít hẹp cổ bàng quang, niệu đạo sau bị kéo dài ra
khúc khuỷu và chít hẹp lại, cổ bàng quang bị đội lên phía trên sàn. Trương lực
của cơ trơn bao xơ tuyến tiền liệt và cổ bàng quang tăng làm cho bàng quang
tống nước tiểu ra ngoài khó khăn [15], [17].
Thể hiện trên lâm sàng là đái khó:
+ Khi đái bệnh nhân phải rặn mạnh
+ Tia tiểu nhỏ, yếu, thậm chí không thành tia mà nhỏ thành từng giọt

ngay dưới mũi bàn chân.
+ Bệnh nhân cảm giác muốn đi tiểu nhưng chưa đi được ngay, đang đi
tiểu không thể ngừng đái ngay mà còn nhỏ giọt ở cuối bãi tiểu, cảm giác đi
không hết nước tiểu.
- Bàng quang phải tăng co bóp mỗi khi rặn tiểu làm cho lớp cơ của bàng
quang phì đại ở giai đoạn còn bù, có chỗ dày lên thành các cột cơ. Thành
bàng quang dày lên còn các điểm yếu của lớp cơ cùng với niêm mạc sẽ bị
thoát vị tạo thành các túi thừa. Ở người cao tuổi khi mà các lớp cơ thành bụng
rất yếu thì túi thừa bàng quang có thể thoát vị qua ống bẹn xuống hạ nang tạo
thành bàng quang hai ngăn. Những hình ảnh trên gọi là hình ảnh bàng quang
chống đối mà ta có thể thấy được khi soi bàng quang. Nếu tình trạng tắc
nghẽn kéo dài lớp cơ bàng quang bị biến đổi thành các sợi tạo keo, các tận
cùng thần kinh giao cảm thưa dần trong khi các tận cùng thần kinh giải phóng
adrenalin tăng, thành bàng quang dãn mỏng không còn khả năng co bóp gây
nên ứ đọng nước tiểu trong lòng bàng quang.
- Bình thường các niệu quản đổ vào bàng quang theo đường xuyên vát
tạo thành một đường ở lớp dưới niêm mạc (đoạn trong thành bàng quang)
có tác dụng như một hệ thống van ngăn không cho nước tiểu trào ngược từ


11

bàng quang lên niệu quản. Do cổ bàng quang bị tắc nghẽn, thành bàng
quang dãn mỏng nên hệ thống van khép ở lỗ niệu quản bị yếu hoặc mất tác
dụng. Áp lực gia tăng ở trong bàng quang lan truyền lên niệu quản, lên các
xoang đài, bể thận làm cho nó bị phì đại bù trừ và sau đó dãn ứ niệu [15].
- Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt làm tắc nghẽn lưu thông nước tiểu,
lượng nước tiểu tồn dư trong bàng quang tăng dần đó là nguy cơ gây nhiễm
khuẩn niệu, nhất là khi đã có biến chứng bí đái cấp phải đặt sonde tiểu.Túi
thừa bàng quang, nước tiểu tồn dư, nhiễm khuẩn niệu đó là điều kiện thuận lợi

cho việc hình thành sỏi không những ở bàng quang mà còn dễ tạo thành sỏi ở
đài bể thận.
- Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt chèn ép vào các mạch máu nuôi
dưỡng chính nó, tạo nên các vùng nhồi máu và thiếu máu. Hiện tượng này gây
ra đái máu hoặc bí đái cấp một phần hay toàn bộ [15].
1.4. Bí đái cấp và nhiễm trùng niệu trong tăng sản lành tính tuyến tiền liệt
Quá trình phát triển của TSLTTTL đã gây nên các biến chứng: Bí đái,
nhiễm khuẩn, túi thừa bàng quang, sỏi bàng quang, dãn niệu quản, dãn đài bể
thận, suy thận, cao huyết áp.....
1.4.1. Bí đái cấp
Bí đái cấp (Acute urinary retention - AUR) là biến chứng hay xảy ra, nó
là tình trạng đột ngột bàng quang không thể tống được nước tiểu dẫn đến đau
đớn, bàng quang căng đầy nước tiểu và ngay lập tức cần phải giảm áp lực
trong bàng quang bằng thông tiểu [11].
Verhamme KM đã tiến hành điều tra 56958 nam giới (tuổi trung bình 58
trong 2,8 năm) cho thấy tỷ lệ bí đái cấp do TSLTTTL là 2,2/1000 người trên
năm, tỷ lệ này tăng theo tuổi, tuổi 40 - 49 là 2,2/1000, 11/1000 ở độ tuổi trên
80 [81].
* Cơ chế
Ngày nay có nhiều giả thuyết lý giải cho bí đái cấp ở người bị TSLTTTL.


12

- Yếu tố cơ học
+ Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt to làm chít hẹp cổ bàng quang, niệu
đạo sau bị kéo dài ra khúc khuỷu và chít hẹp lại. Cổ bàng quang bị đội lên
phía trên sàn, nhất là khi TTL to cả ba thuỳ làm tắc lưu thông niệu đạo gây ra
bí đái cấp.
+ Sỏi bàng quang, cục máu đông làm cho cổ BQ bị phù nề. Nhiễm khuẩn

niệu làm tăng sinh mạch máu, tăng thể tích TTL làm tắc nghẽn gây bí đái cấp.
+ Tuyến tiền liệt bị nhồi máu, xung quanh chỗ nhồi máu phù nề làm cho
thể tích tuyến to lên chít hẹp cổ bàng quang gây bí đái cấp [15].
- Những yếu tố chức năng
Do tác động của hệ thần kinh giao cảm thông qua thụ cảm thể α1 (thụ
cảm thể này tập trung nhiều ở niệu đạo, TTL đặc biệt ở cổ BQ) làm căng các
sợi cơ trơn ở niệu đạo, TTL và cổ bàng quang. Trong khi cơ thắt bàng quang
lại suy giảm, không đủ sức tống nước tiểu ra ngoài gây nên bí đái cấp.
Cơ thắt BQ suy giảm thường xảy ra sau một thời gian dài, do tắc nghẽn lâu,
BQ mất trương lực và bị căng dãn hoặc do người bệnh dùng thuốc như: Atropin,
thuốc chống trầm cảm, thuốc dãn cơ (myorelaxamts hoặc ganlioplegiques).
Như vậy bí đái cấp xảy ra do nhiều nguyên nhân trên cơ địa đã có tổn
thương thực thể, làm tắc nghẽn cơ học, tăng trương lực cơ trơn ở (cổ BQ,
TTL, NĐ), cơ thắt BQ suy giảm [15].
1.4.2. Nhiễm khuẩn niệu
* Nguyên nhân NKN niệu thường là do VK nhưng trong một số trường
hợp nấm… VK thưòng gặp nhất trong NKN là: E. coli, P. mirabilis, P.
aeruginosa……
* Cơ chế bệnh sinh của NKN:
- Tuổi đời cao ở bệnh nhân TSLTTTL có sự suy giảm miễn dịch tế bào,
thay đổi cơ chế bảo vệ BQ do cản trở đường dẫn niệu, tăng nhạy cảm của tế


13

bào biểu mô đường tiết niệu, giảm các yếu tố kháng khuẩn của TTL (thay đổi
pH nước tiểu, giảm chất nhày đường niệu, thay đổi về hormon) [17].
- Tắc nghẽn và ứ đọng nước tiểu, trào ngược nước tiểu tạo điều kiện cho vi
khuẩn gây viêm, nhiễm khuẩn tại chỗ và nhiễm khuẩn ngược dòng [15], [17].
- Dị vật đường tiết niệu: đặt thông tiểu là nguyên nhân chính gây NKN

ngược dòng [19].
* Tiêu chuẩn chẩn đoán NKN [19].
- Cấy khuẩn nước tiểu ≥ 10 5 VK/ml (< 2 mầm bệnh được phân lập) là
tiêu chuẩn chính.
- Hội chứng nhiễm trùng
- Hội chứng kích thích BQ (đái buốt, đái dắt, nước tiểu đục hoặc có máu..).
- Xét nghiệm nước tiểu khác: Soi tươi ≥ 3 BC/ vi trường nước tiểu không
ly tâm.
* Biểu hiện của nhiễm trùng niệu tại các cơ quan trên hệ tiết niệu.
- Viêm niệu đạo: Biểu hiện khi có dịch nhầy chảy ra từ niệu đạo (NĐ),
trong dịch nhầy có sự hiện diện của bạch cầu (BC) đa nhân. Viêm ngược
dòng, từ đó có thể gây viêm BQ và TTL hay xa hơn nữa. Niệu đạo cũng có
thể bị nhiễm khuẩn từ TTL, bàng quang xuống [20].
- Viêm BQ có thể do VK từ trên xuống hoặc ngược dòng từ NĐ lên, ở
nam giới không bao giờ có viêm BQ đơn độc do VK gây ra, phải kiểm tra
nhiễm khuẩn từ thận xuống hoặc do nhiễm khuẩn ngược dòng [20], [13].
- Viêm TTL đường vào chủ yếu từ NĐ nhất là khi làm các thủ thuật ở
NĐ (thông tiểu, nong niệu đạo…) làm cho TTL phù nề, xung huyết tăng thể
tích u gây nên tình trạng tắc nghẽn càng trầm trọng hơn.
- Thận bị nhiễm khuẩn thường do ngược dòng từ dưới lên, nhất là trong
TSLTTTL. Biểu hiện: đau vùng thận, sốt cao, đái đục, bạch cầu tăng cao
Ngoài ra NKN còn biểu hiện viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn…


14

1.4.3. Sự liên quan giữa bí đái cấp và nhiễm khuẩn niệu
Tình trạng nhiễm khuẩn niệu và bí đái cấp do TSLTTTL có sự liên quan
chặt chẽ với nhau, vừa là nguyên nhân vừa là kết quả.
- Một trong những nguyên nhân quan trọng gây bí đái cấp là do nhiễm

khuẩn niệu gây viêm tăng sinh mạch máu, tăng thể tích TTL làm cho rối loạn
tiểu tiện và bí đái cấp thêm trầm trọng.
- Bí đái cấp gây ứ đọng, trào ngược nước tiểu tạo điều kiện thuận lợi cho
VK gây viêm nhiễm tại chỗ và nhiễm khuẩn ngược dòng [15], [17].
- Đặt thông tiểu ở BN bí đái cấp là nguyên nhân chính gây NKN ngược
dòng thời gian lưu sonde càng dài nguy cơ NKN càng lớn, tỷ lệ NKN tăng 3 –
10% mỗi ngày lưu sonde [10], sau đặt sonde NĐ – BQ 4 – 7 ngày có tới 50%
BN bị NKN với hệ thống dẫn lưu kín và > 90% với hệ thống dẫn lưu hở [19].
1.5. Các phương pháp điều trị tăng sản lành tính tuyến tiền liệt
Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt là bệnh không ảnh hưởng trực tiếp đến
tính mạng, tuy nhiên nó ảnh ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống. Do
đó mục đích điều trị là cải thiện triệu chứng rối loạn tiểu tiện mang lại sự
thoải mái cho người bệnh.
* Mục tiêu cụ thể của điều trị TSLTTTL:
- Trả lại sự dễ chịu của chức năng tiểu tiện.
- Lặp lại các chỉ số khách quan của bãi đái
- Dự phòng các biến chứng
- Điều trị các biến chứng
* Các phương pháp điều trị:
- Điều trị nội khoa
- Điều trị bằng các phương pháp ít sang chấn
- Điều trị ngoại khoa


15

1.5.1. Điều trị nội khoa
Điều trị nội khoa đã được thực hiện từ nhiều thế kỷ nay, là phương pháp
điều trị sớm, lâu dài nhằm ngăn chặn hội chứng kích thích, hội chứng bít tắc
và chỉ nên áp dụng khi chưa có biến chứng.

Cain (1975) và Lepor (1984) nhận thấy có hai yếu tố chính gây rối loạn
tiểu tiện trong TSLTTTL là:
+ Do bản thân sự tăng sản lành tính của tuyến tiền liệt
+ Do trương lực cơ trơn ở cổ BQ và tuyến tiền liệt. Các cơ trơn này chịu
ảnh hưởng của thần kinh giao cảm thông qua thụ thể α1 - adrenergic. Việc
điều trị nội khoa nhằm tác động vào hai yếu tố trên [28].
* Các thuốc
- Nhóm thuốc ức chế thụ cảm thể α1 - adrenergic tác động lên các thụ
thể α1 - adrenergic ở cổ bàng quang và TTL làm giảm trương lực cơ trơn:
+ Prazosin 2mg và Alfuzosin 5mg... Các thuốc này có tác dụng phụ, có
thể làm hạ huyết áp, chóng mặt, nhức đầu
- Nhóm ức chế enzym 5 α-Reductaza do đó Testosteron không chuyển
thành dihydrotestosteron được. Thuốc tác dụng lên mô tuyến, hạn chế và làm
nhỏ tuyến sau nhiều tháng, thuốc có một số tác dụng phụ như giảm cảm hứng
tình dục, bất lực. Các thuốc hay dùng: Narolin, fulatmide…
- Một số thuốc có nguồn gốc từ thảo mộc: Tadenan được chiết suất từ
cây Pygeum africanun ở châu phi – Denkeroort (1977), ở Việt Nam có chế
phẩm được chiết suất từ cây trinh nữ hoàng cung bước đầu cho kết quả tốt.
* Chế độ chăm sóc theo dõi:
Chế độ luyện tập trong đó chú ý các bài tập tăng cường cho cơ bụng và
tầng sinh môn, điều trị các bệnh mạn tính, tránh ngồi lâu một tư thế sẽ gây ứ trệ
máu vùng tầng sinh môn, làm tăng các triệu chứng của bệnh. Trong quá trình
điều trị nội khoa nếu xuất hiện biến chứng cần chuyển phương pháp điều trị.


16

1.5.2. Các phương pháp điều trị ít sang chấn
* Áp nhiệt (Transurethral thermotherapy: T.U.M.T)
Là phương pháp đưa điện cực qua niệu đạo vào TTL để áp nhiệt, gây

hoại tử và xơ hoá, bằng máy Prostatron. Tuy nhiên tác dụng phụ của nó có thể
hun nóng các tổ chức cơ quan ở ngoài TTL.
* Đốt điện làm bốc hơi: (Transurethral electrovaporisation of the prostate:
TEVP, TUVP, TUEVP).
Các công trình nghiên cứu đều cho kết quả đáng khích lệ, nhưng tỉ lệ đái
máu sau mổ còn cao.
* Đốt bằng Laser Nd - YAG: Cũng là đốt để bốc hơi, gây hoại tử tổ chức
tế bào, kết quả cũng chỉ giải quyết đươc hiện tượng tắc nghẽn, về sau hiện
tượng kích thích vẫn còn [13].
Ngoài ra loại Laser Holmiun YAG dùng để phá sỏi tiết niệu cũng dùng
để bốc hơi TSLTTTL. Holmiun YAG ngoài việc làm cháy bốc hơi tổ chức,
còn có tác dụng cầm máu tốt ở bề mặt mới đốt.
Người ta cũng dùng Laser để đốt u tuyến dưới mắt nhìn: VLAP (Visual
laser ablation of the prostate) hoặc dùng Laser đốt rạch u tuyến TULIP
(Transurethral laser incision of the prostate).
Cuối cùng là Laser interstitiel để đốt bằng cách dùng điện cực diode
830nm Indigo, chọc xuyên qua niệu đạo vào u tuyến. Biện pháp này ít sang
chấn, nhưng còn tuỳ thuộc vào các điểm chọc dò vào nhiều hay ít ở u tuyến.
* Dùng siêu âm cường độ cao phá u (High intensity focused ultrasound HIFU) Sóng siêu âm được phát ra từ một đầu phát đặt trong trực tràng, tạo
nên nhiệt độ từ 800 C - 2000 C gây hoại tử mô TTL ngay tức thì.
* Điều trị bằng sóng radio và sóng siêu âm
Dùng một ống thông đầu có hai kim xuyên vào mô TTL. Sóng vô tuyến
tần số 490 KHz sẽ tạo ra nhiệt độ từ 80 0C - 1000C làm chết tế bào, gây hoại tử


×