Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Đánh giá hiệu quả điều trị thoái hóa khớp gối bằng phương pháp cấy chỉ catgut kết hợp với bài thuốc tam tý thang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (972.01 KB, 70 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thoái hóa khớp (THK) là một bệnh lý mạn tính bao gồm tổn thương sụn
khớp là chủ yếu, kèm theo tổn thương xương dưới sụn, dây chằng, các cơ
cạnh khớp và màng hoạt dịch. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của thoái hóa
khớp vẫn còn chưa rõ ràng, tuy nhiên nhiều giả thuyết cho rằng vấn đề lão
hóa do tuổi tác và tình trạng chịu áp lực quá tải kéo dài là những nguyên nhân
chính dẫn tới thoái hóa khớp [1].
Thoái hóa khớp là một bệnh khớp rất thường gặp ở mọi quốc gia trên
thế giới. Có khoảng 18% nữ và 9,5% nam giới trên toàn cầu mắc bệnh THK
nói chung, trong đó THK gối chiếm tới 15% dân số [2].
Ở Mỹ hàng năm có 21 triệu người mắc bệnh THK, với 4 triệu người phải
nằm viện, khoảng 100.000 bệnh nhân không thể đi lại được do THK gối nặng.
THK gối là nguyên nhân gây tàn tật cho người có tuổi đứng thứ hai sau bệnh tim
mạch [3]. Ở Việt Nam, THK đứng hàng thứ ba (4,66%) trong các bệnh có tổn
thương khớp, trong đó THK gối chiếm 56,5% tổng số các bệnh khớp do thoái
hóa cần điều trị nội trú. Tỷ lệ thoái hóa khớp của bệnh viện Bạch Mai từ 1991 –
2000 là 4,66% số bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa cơ xương khớp [4].
Chức năng chính của khớp gối là chịu sức nặng của cơ thể và là khớp
hoạt động nhiều. Khớp gối bị thoái hóa với các triệu chứng đau và hạn chế
chức năng đi lại, sinh hoạt của người bệnh, vì vậy THK gối không những làm
ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống mà còn gây hạn chế giao tiếp, tổn hại
kinh tế của người bệnh. Tại các nước Châu Âu chi phí trực tiếp cho điều trị
THK khoảng 4.000 USD/bệnh nhân/năm [5]. Ở Việt Nam mỗi đợt điều trị nội
khoa THK khoảng 2 - 4 triệu VNĐ, chưa kể đến chi phí cho các dịch vụ khác
liên quan đến điều trị [6]. Điều trị THK gối theo Y học hiện đại (YHHĐ) bao
gồm nhiều phương pháp: Không dùng thuốc, dùng thuốc, ngoại khoa…
Trong đó việc điều trị THK gối chủ yếu là dùng các nhóm thuốc giảm
đau, chống viêm toàn thân hoặc tiêm trực tiếp vào khớp gối. Mặc dù các



2

nhóm thuốc này có tác dụng làm giảm đau, làm chậm quá trình THK, nhưng
cũng có nhiều tác dụng phụ như gây xuất huyết tiêu hóa, suy thận, suy gan…
Cấy chỉ là một phương pháp châm đặc biệt, dùng chỉ tự tiêu trong y
khoa (catgut) lưu vào huyệt, để duy trì kích thích lâu dài, mục đích gây tác
dụng giảm đau kéo dài hơn và liên tục hơn. Ở Việt Nam, cấy chỉ bắt đầu được
ứng dụng từ năm 1971 và có tác dụng tốt với nhiều bệnh như hen phế quản,
thoái hóa khớp, loét dạ dày tá tràng…[Error: Reference source not found]. Theo Y
học cổ truyền (YHCT) thoái hóa khớp gối thuộc phạm vi chứng tý. Nguyên
nhân do phong, hàn, thấp xâm phạm cùng với chính khí suy giảm mà gây
nên bệnh. Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc quý được ứng dụng trong
điều trị bệnh lý THK như bài Quyên tý thang, bài Độc hoạt tang ký sinh
thang, Tam tý thang… Trên lâm sàng các thầy thuốc YHCT thường kết hợp
dùng thuốc YHCT với vật lý trị liệu mong muốn mang lại hiệu quả cao. Trong
đó phương pháp điều trị kết hợp điện xung với dùng bài thuốc y học cổ truyền
gần đây được các thầy thuốc YHCT sử dụng khá nhiều. Tuy nhiên đánh giá hiệu
quả của phương pháp kết hợp này còn rất khiêm tốn. Do vậy, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài "Đánh giá hiệu quả điều trị thoái hóa khớp gối bằng
phương pháp cấy chỉ catgut kết hợp với bài thuốc tam tý thang” với các
mục tiêu sau:
1. Đánh giá hiệu quả điều trị của phương pháp cấy chỉ catgut kết hợp
với bài thuốc Tam tý thang.
2. Đánh giá tác dụng không mong muốn của phương pháp can thiệp.


3

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. GIẢI PHẪU VÀ CHỨC NĂNG KHỚP GỐI
1.1.1. Giải phẫu khớp gối

Hình 1.1. Giải phẫu khớp gối [21]
- Diện khớp: Khớp gối là khớp phức tạp, bao gồm khớp bản lề giữa
xương đùi và xương chày (khớp đùi chày); xương đùi và xương bánh chè
(khớp đùi chè). Khớp gối gồm các thành phần: đầu dưới xương đùi, đầu
trên xương chày, xương bánh chè, sụn chêm, hệ thống gân cơ dây chằng và
bao khớp [21].
- Màng hoạt dịch: Màng hoạt dịch bao phủ toàn bộ mặt trong của khớp.
Đó là một màng mỏng giàu các mạch máu và mạch bạch huyết, mặt hướng


4

vào khoang khớp nhẵn bóng có lớp tế bào biểu mô bao phủ. Các tế bào nµy
cã nhiệm vụ tiết ra dịch khớp. Dịch khớp có tác dụng bôi trơn ổ khớp, giảm
ma sát giữa các bề mặt sụn khi khớp cử động và cung cấp dinh dưỡng cho sụn
khớp [13], [36].
- Cấu tạo của sụn khớp: Sụn khớp bình thường dày khoảng 4 - 6 mm
màu trắng ánh xanh, nhẵn bóng, ướt, có độ trơn, có tính chịu lực và tính đàn hồi
cao. Sụn khớp bao bọc ở các đầu xương, đáp ứng chức năng sinh lý là bảo vệ đầu
xương và dàn đều sức chịu lực lên toàn bộ bề mặt khớp. Trong tổ chức sụn
không có thần kinh và mạch máu, là vùng vô mạch nên sụn khớp nhận các chất
dinh dưỡng nhờ sự khuếch tán từ tổ chức xương dưới sụn thấm qua các
proteoglycan và từ các mạch máu của màng hoạt dịch thấm qua dịch khớp [18].
- Thành phần chính của sụn khớp: Gồm chất căn bản và các tế bào sụn,
tế bào sụn có chức năng tổng hợp nên chất căn bản. Chất căn bản của sụn có ba

thành phần chính là nước chiếm 80%, các sợi collagen và PG chiếm 5-10% [13].
+ Sợi collagen: Bản chất là các phân tử acid amin có trọng lượng phân
tử lớn tạo thành những chuỗi liên kết với nhau. Các sợi collagen kiểm soát khả
năng chịu đựng sức co giãn của sụn. Chất collagen có cấu trúc phức tạp, được
tạo bởi ba dải polypeptid quấn vào nhau chằng chịt. Chỉ có collagenase mới
có khả năng phá hủy collagen tự nhiên với pH sinh học. Hoạt động của
collagenase chỉ xảy ra trong sụn khớp bị thoái hóa.
+ Proteoglycan: Là chất tạo nên thành phần căn bản thứ hai của sụn, có
khả năng chịu sức ép lên sụn và giữ lại một lượng lớn dung môi. Chúng được
tạo thành từ một protein với các dải bên glycosaminoglycan rất giàu tế bào
sụn và keratan sunfat. Cấu trúc này tạo nên những đám lớn kết nối với nhau
bằng một dải acid hyaluronic được cố định bởi một protein. Càng ở sâu dưới
đáy sụn, lượng proteoglycan càng tăng.


5

+ Tế bào sụn: Là một trong các thành phần cơ bản tạo nên sụn, chứa rất
nhiều proteoglycan, fibrin, sợi collagen. Khác với các loại tế bào khác, các tế
bào sụn luôn sống trong môi trường kỵ khí. Tế bào sụn ở người trưởng thành,
nếu bị phá hủy chúng sẽ không thể thay thế. Tuy nhiên trong một số trường
hợp, người ta thấy có sự gián phân ở tế bào sụn.
1.1.2. Chức năng của khớp gối
Chịu đựng sức nặng của cơ thể ở tư thế đứng thẳng và quy định sự
chuyển động của cẳng chân. Lực đè nén bởi sức nặng cơ thể và sức ép của sự
chuyển động đòi hỏi khớp gối có sức chịu đựng đặc biệt. Động tác của khớp
gối rất linh hoạt, gấp tối đa là 150 độ và duỗi là 0 độ. Ngoài ra còn có các
động tác khép, dạng, xoay nhưng rất hạn chế [21].
1.2. THOÁI HÓA KHỚP GỐI THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
1.2.1. Định nghĩa

Thoái hoá khớp là tình trạng hư hỏng sụn khớp do rất nhiều yếu tố gây nên
như di truyền, chuyển hoá, hoá sinh, sinh cơ học, cuối cùng là hiện tượng viêm
thứ phát màng hoạt dịch. Quá trình thoái hoá khớp bao gồm đồng thời hiện
tượng phá huỷ và sửa chữa ở sụn, xương và màng hoạt dịch [8]. Hậu quả cuối
cùng của thoái hoá khớp là suy giảm cấu trúc và chức năng của các khớp [9].
Trước kia, thoái hoá khớp được coi là bệnh của riêng sụn khớp. Nhiều
tác giả hiện nay cho rằng thoái hoá khớp tổn thương ở toàn bộ tổ chức khớp,
bao gồm sụn khớp, xương dưới sụn, màng hoạt dịch, dây chằng, bao khớp và
cơ cạnh khớp [9], [10].


6

Hình 1.2. Hình ảnh khớp gối bình thường và khớp bị thoái hóa [9]
Theo quy luật tự nhiên, tuổi càng cao thì các tế bào sụn càng già đi, khả
năng tổng hợp collagen và mucopolysaccharid bị giảm sút và rối loạn; chất
lượng sụn sẽ kém, giảm khả năng đàn hồi và chịu lực. Các yếu tố cơ giới gây
quá tải khớp là các dị dạng khớp, biến dạng khớp thứ phát sau chấn thương,
béo phì, tăng tải trọng do nghề nghiệp... [1]. Các khiếm khuyết của sụn do di
truyền có vai trò trong phát triển thoái hoá khớp gối [11]. Thoái hoá khớp là
một quá trình bệnh lý, trong đó có các yếu tố khởi phát ban đầu dẫn tới quá
trình mất cân bằng giữa dị hóa và đồng hóa các thành phần nuôi dưỡng sụn
khớp, phát triển tới thoái hoá khớp.
1.2.2. Cơ chế bệnh sinh và các yếu tố liên quan đến quá trình thoái hóa
khớp gối.
1.2.2.1 Cơ chế bệnh sinh
Có hai cơ chế chính làm khởi phát quá trình phát triển thoái hoá khớp.
Ở hầu hết các bệnh nhân, cơ chế đầu tiên là do tác động về cơ giới, có thể là
một chấn thương lớn hoặc vi chấn thương lặp đi lặp lại dẫn đến kích thích các



7

tế bào sụn giải phóng ra các enzym phá huỷ và các đáp ứng sửa chữa tương
ứng rất phức tạp, cuối cùng dẫn đến phá huỷ sụn [12].
Một số trường hợp hiếm gặp hơn là do ban đầu đã có sẵn sự khiếm
khuyết cơ bản ở sụn, dần dần sụn bị thay đổi dưới một mức chịu tải bình
thường và dẫn đến thoái hoá khớp. Trường hợp có thiếu sót di truyền về gen
của collagen type II, hoặc lắng đọng sắc tố độc tế bào sụn làm cho sụn bị hư
hỏng và có mầu xám nâu. Một bất thường khác có liên quan đến thoái hoá
khớp là hiện tượng đặc xương dưới sụn.
1.2.2.2 Các yếu tố liên quan đến quá trình phát triển thoái hoá khớp
- Di truyền
Các nghiên cứu về di truyền liên quan đến thoái hoá khớp ở các cặp
song sinh, anh em ruột với các cặp phân lớp gen toàn bộ đã cho rằng yếu tố di
truyền có nguy cơ phát triển thoái hoá khớp. Mất sụn và các khiếm khuyết ở
sụn khớp gối do rối loạn cấu trúc gen kết hợp với giảm năng lực thể lực có vai
trò trong phát triển thoái hoá khớp gối [9].
- Tập luyện và tải cơ học
Tác động của các bài tập luyện tới các khớp chịu tải trọng rất phức tạp.
Với các loại hình và mức độ tập luyện khác nhau có thể, hoặc là ngăn ngừa
hạn chế thoái hoá khớp, hoặc làm tăng nhanh hơn quá trình phát triển thoái
hoá khớp. Cường độ và thời gian kích thích cơ học được nhận cảm bởi các tế
bào sụn, có liên quan đến sự có lợi hay là có hại cho sụn chịu tải trọng [12].
Các tác động cơ học tới tế bào sụn còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như tính
nguyên vẹn của chất cơ bản sụn, lực và hoạt động phản lực của nhóm cơ
chống đỡ, hệ thống nhận cảm của chi bị tổn thương, mật độ xương dưới sụn,
các bất thường ở khớp gối (vẹo trong,vẹo ngoài, lỏng lẻo dây chằng, mất sụn
chêm). Sự suy yếu của nhóm cơ tứ đầu đùi có thể là nguyên nhân đầu tiên của
quá trình tiến triển thoái hoá khớp gối [5].



8

- Stress oxy hóa
Sự oxy hoá quá mức làm tăng nguy cơ thoái hoá khớp nhưng cơ chế
chưa rõ ràng. Một số nghiên cứu cho thấy stress oxy hoá làm tăng tạo ra các
gốc tự do gây nên sự mất ổn định các gen, đưa đến hậu quả tế bào sụn bị già
yếu và mất chức năng.
- Các tinh thể Calcium
Có mối tương quan về mức độ tổn thương trên Xquang của thoái hoá
khớp với sự hiện diện của các tinh thể calcium ở màng hoạt dịch. Tinh thể
calcium pyrophosphat dihydrat (CPPD) được tạo thành ở sụn khớp thoái hoá.
Hiện tượng này có thể gây nên bởi sự thay đổi chất căn bản sụn làm thúc đẩy
tạo thành tinh thể hoặc tăng mức calcium và cả pyrophosphate vô cơ 18].
- Các hormon giới tính
Giả thuyết về vai trò của các hormon giới tính trong thoái hóa khớp dựa
trên hiện tượng có một tỷ lệ khá cao thoái hoá khớp ở nữ giới trong giai đoạn
mãn kinh. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu đã nhận thấy có mối liên quan về chỉ số
khối xương và sự béo phì với nồng độ estradiol trong huyết thanh ở những
bệnh nhân thoái hoá khớp [9], [19].
- Tuổi
Liên quan giữa thoái hoá khớp với tuổi đã rất rõ ràng, tuy nhiên cơ chế
của mối liên quan này còn chưa được xác định. Có thể là tuổi càng cao, khả
năng tái tạo và sửa chữa của các tế bào sụn càng kém trước ảnh hưởng của
các chấn thương, quá trình chuyển hóa sụn bị rối loạn, dẫn đến mất sụn. Mặt
khác chất cơ bản sụn ở người già nhạy cảm hơn với các vi chấn thương, do
vậy sự tái tạo cũng như sửa chữa không thể đáp ứng được với sự tăng nhạy
cảm đó [12].



9

SƠ ĐỒ TÓM TẮT CƠ CHẾ BỆNH SINH CỦA THOÀI HÓA
KHỚP GỐI (Howell 1988) [20]
Bất thường sụn khớp
- Lão hóa
- Viêm
- Rối loạn chuyển hóa
- Nhiễm trùng

-

Yếu tố cơ học
Chấn thương
Béo phì
Khớp không ổn đinh
Dị dạng khớp

Sụn khớp

Chất cơ bản
- Thoái biến collagen
- Xơ gãy PG
- Tăng sự thoái hóa

Bất thường sụn khớp
- Tế bào sụn tổn thương
- Tăng các enzyme thủy phân
protein

- Giảm sút các enzyme ức chế.

Sụn khớp bị rạn vỡ

- Hẹp khe khớp
- Đầu xương dưới sụn mất
bảo vệ
- Xương tân tạo
Tái tạo lại của xương
1.2.3. Triệu chứng của thoái hóa khớp gối
1.2.3.1. Triệu chứng lâm sàng của thoái hóa khớp gối
Bệnh nhân THK gối có một số triệu chứng chứng sau:


10

- Đau: Đây là triệu chứng chủ đạo khiến bệnh nhân phải đi khám, đau
tại vị trí khớp, ít lan xa. Đau kiểu cơ học tăng khi vận động (đi lại, lên xuống
dốc, ngồi xổm…), đau giảm khi nghỉ ngơi, đau với tính chất âm ỉ, có thể đau
nhiều về chiều (sau một ngày lao động). Đau diễn tiến thành từng đợt ngắn
tùy trường hợp, hết đợt có thể đau, sau đó tái phát đợt khác.
- Dấu hiệu phá gỉ khớp: Là dấu hiệu cứng khớp buổi sáng kéo dài từ 15
đến 30 phút.
- Hạn chế vận động (khó khăn với một vài động tác), đi lại khó khăn,
có thể hạn chế vận động nhiều phải chống gậy nạng hoặc không đi lại được.
- Tiếng động bất thường tại khớp xuất hiện khi vận động: Nghe thấy
tiếng, lục cục tại khớp khi đi lại.
- Dấu hiệu bào gỗ: Di động bánh chè trên ròng rọc như kiểu bào gỗ
thấy tiếng lạo xạo, gây đau tại khớp gối.
- Một số bệnh nhân xuất hiện khớp sưng to do các gai xương và phì đại

mỡ quanh khớp, hoặc do có tràn dịch khớp gối (dấu hiệu bập bềnh xương
bánh chè). Một số trường hợp có thoát vị bao hoạt dịch ở vùng khoeo (kén
Baker) [2], [21], [22].
1.2.3.2 Các phương pháp thăm dò trong chẩn đoán THK gối
+ Chụp XQ khớp gối thường quy: Được sử dụng để đánh giá mức độ
tổn thương và THK gối trong nhiều năm nay. Có 3 dấu hiệu cơ bản [21].
- Hẹp khe khớp không đồng đều, hẹp không hoàn toàn, ít khi dính khớp
hoàn toàn trừ THK giai đoạn cuối.
- Đặc xương ở phần đầu xương dưới sụn, phần xương đặc có thể thấy
một số hốc nhỏ sáng hơn.
- Gai xương tân tạo ở phần tiếp giáp xương và sụn, gai thô, đậm đặc.
Phân loại giai đoạn THK trên XQ theo Kellgren và Lawrence (1987) [23]


11

- Giai đoạn 1: Gai xương nhỏ hoặc nghi ngờ có gai xương.
- Giai đoạn 2: Mọc gai xương rìa.
- Giai đoạn 3: Hẹp khe khớp vừa.
- Giai đoạn 4: Hẹp khe khớp nhiều kèm đặc xương dưới sụn.
+ Chụp cắt lớp vi tính khớp gối (CT scanner)
Cho phép chẩn đoán chính xác hơn những tổn thương rất nhỏ của sụn
khớp và phần xương dưới sụn mà trên Xquang thường quy có thể không phát
hiện thấy. Trên thực tế, cũng không thật cần thiết với mục đích chẩn đoán.
+ Nội soi khớp gối:
Là phương pháp chẩn đoán tốt nhất và thấy được trực tiếp vị trí và
những tổn thương thoái hóa của sụn khớp ở các mức độ khác nhau. Nội soi
cũng có thể kết hợp với sinh thiết màng hoạt dịch làm xét nghiệm tế bào,
nhằm chẩn đoán phân biệt với bệnh khác. Ngoài ra nội soi là một phương
pháp điều trị THK gối 16], [24].

+ Các xét nghiệm cơ bản khác
- Công thức máu và sinh hóa máu: hầu như không có gì thay đổi. Số
lượng bạch cầu và máu lắng tăng nhẹ trong THK do có phản ứng viêm.
- Dịch khớp vàng, độ nhớt bình thường hoặc giảm nhẹ, có 100-200 tế
bào/1mm3, 50% là bạch cầu đa nhân trung tính, không có tế bào hình nho,
lượng protein, mucin và bổ thể bình thường.
Tóm lại các xét nghiệm cơ bản bình thường. Nếu có bất thường phải
tìm nguyên nhân khác. Chẩn đoán thoái hoá khớp là chẩn đoán loại trừ
1.2.3.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hoá khớp gối
Cho đến nay, đó có nhiều tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hoá khớp như:
+ Tiêu chuẩn Lequesne (1984)
+ Tiêu chuẩn ACR (1986)


12

+ Tiêu chuẩn ACR (1991) [25].
Trong các tiêu chuẩn trên, tác giả Nguyễn Thị Ái [1] cho rằng: Tiêu
chuẩn ACR năm 1991 được cho là phù hợp nhất với điều kiện Việt Nam, và
tiêu chuẩn ACR 1991 cho phép chọn bệnh nhân từ khi mới bắt đầu có triệu
chứng THK gối nên ít bỏ sót bệnh nhân so với ACR 1986, triệu chứng trong
tiêu chuẩn ACR 1991 ít hơn nên dễ sử dụng hơn, quan trọng nhất là độ nhạy
của tiêu chuẩn ACR 1991 cao hơn tiêu chuẩn ACR 1986 và tiêu chuẩn
Lequesne.
Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hoá khớp gối hội thấp khớp học Mỹ (ACR) 1991
Lâm sàng, X-quang và xét nghiệm

Lâm sàng

1. Đau khớp gối


1. Đau khớp

2. Gai xương ở rìa khớp (X-quang)

2. Lạo xạo khi cử động

3. Dịch khớp là dịch thoái hóa

3. Cứng khớp dưới 30 phút

4. Tuổi ≥ 40

4. Tuổi ≥ 38

5. Cứng khớp dưới 30 phút

5. Sờ thấy phì đại xương

6. Lạo xạo khi cử động
Chẩn đoán xác định khi có yếu tố 1,2 Chẩn đoán xác định khi có yếu tố
hoặc 1,3,5,6 hoặc 1,4,5,6

1,2,3,4 hoặc 1,2,5 hoặc 1,4,5

Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hoá khớp gối ACR- 1991, có độ nhạy 94%
và độ đặc hiệu 88%.


13


1.2.3.4. Các phương pháp điều trị thoái hoá khớp
Mục đích của điều trị thoái hoá khớp là kiểm soát đau, phục hồi chức
năng, thay đổi quá trình bệnh. Có nhiều phương pháp điều trị thoái hoá khớp.
* Điều trị không dùng thuốc
- Tư vấn giáo dục kiến thức cho bệnh nhân về bệnh thoái hoá khớp,
cách phòng và điều trị bệnh: Điều chỉnh những yếu tố có thể gây nguy cơ
bệnh, tự tập luyện tăng vận động của khớp tăng độ chắc của cơ. Tránh những
tác động mạnh lên khớp, giữ đúng các tư thế khi hoạt động.
- Điều trị vật lý trị liệu: Như chườm nóng, chiếu đèn hồng ngoại, dùng
máy phát sóng ngắn, điện từ trường, sóng siêu âm, xung điện để giảm đau ...
- Cung cấp thiết bị trợ giúp như nẹp chỉnh hình, đai cố định cột sống,
cố định khớp...tránh gẫy xương, lệch trục khớp.
- Giảm cân và luyện tập: luôn giữ trọng lượng cơ thể ổn định, giảm cân
đối với người béo phì, luyện tập thể thao như bơi lội, đạp xe đạp... để các
khớp xương vận động dẻo dai, làm chậm tiến trình thoái hoá.
- Châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt YHCT mục đích giảm đau, chống
viêm, giãn cơ. Theo cách nói của Y học cổ truyền là chỉ thống, tiêu viêm, thư
cân hoạt lạc.
- Điều trị nước khoáng: tắm nước khoáng, bùn khoáng, tác dụng giảm
đau, chống viêm, cải thiện chức năng vận động khớp [26].
* Điều trị thuốc
- Thuốc giảm đau thông thường
Các thuốc như Paracetamol (Acetaminophen): do vấn đề giá cả, hiệu
quả, độc tính... nhóm thuốc này được EULAR và ACR khuyến cáo là thuốc
được lựa chọn hàng đầu trong thoái hoá khớp [27].
- Các thuốc điều trị tại chỗ


14


+ Corticoid: tiêm steroid nội khớp được chỉ định ở những bệnh nhân có
viêm hoặc tràn dịch khớp. Thuốc có tác dụng kéo dài 2 – 4 tuần, có khi vài
tháng. Tuy vậy, nếu tiêm nhiều lần thuốc sẽ thúc đẩy quá trình phá huỷ sụn.
Do vậy không nên chỉ định ở những bệnh nhân thoái hoá khớp ổn định [29].
+ Acid hyaluronic là một polysacharid có trong thành phần dịch khớp,
có tác dụng đệm và bôi trơn khớp. ở người THK, số lượng acid hyaluronic
và chất lượng chất này trong dịch khớp bị giảm, do đó có hiện tượng dịch
khớp giảm độ nhớt, mất khả corticoid nội khớp song tác dụng bền vững
hơn [81]. Tuy nhiên khả năng năng bảo vệ sụn khớp. Các thử nghiệm cho
thấy bổ sung Hyaluronic acid nội khớp có tác dụng giảm đau tốt hơn giả
dược. Thuốc đạt hiệu quả tương tự khi tiêm bảo vệ sụn của thuốc còn chưa
được xác định [9], [30].
- Thuốc dùng ngoài da
Vì Các thuốc dùng đường toàn thân có nhiều tác dụng phụ nên dùng
thuốc tại chỗ đang được ưa dùng rộng rãi. Thuốc dùng ngoài da có tác dụng
giảm đau đặc biệt trong THK gối và khớp háng.
Hiện nay có rất nhiều các loại thuốc dùng ngoài rất đa dạng, phong phú
như: Voltarel Emugel, Profenid gel, Gendene, Salonpas…
- Thuốc điều trị triệu chứng tác dụng chậm [62].
Là một nhóm thuốc điều trị mới, không đạt hiệu quả tức thì mà sau một
thời gian dài (trung bình 2 tháng) và hiệu quả này được duy trì cả sau khi
ngừng điều trị (sau vài tuần đến 2-3 tháng). Các thuốc này được dung nạp tốt,
dường như không có tác dụng phụ nào.
+ Thuốc ức chế men tiêu sụn: Chondrosulf 400mg, Struectum 250mg…
+ Thuốc có tác dụng ngăn chặn sự thoái hoá sụn: Piasclendine
+ Ức chế men tiêu protein: Glucosamin Sulfate


15


- Một số các điều trị khác chưa có bằng chứng xác định
+ Collagenhydrolysate: chất này có vai trò trong sự phát triển collagen
+ Các vitamin: Các phản ứng oxy hóa quá mức của tổ chức sụn làm
mất tính ổn định của gen ở vị trí cuối cùng của nhiễm sắc thể, làm già hoá và
mất chức năng của tế bào sụn góp phần phát triển thoái hoá khớp. Một số các
vitamin có đặc tính chống oxy hoá có thể ngăn ngừa thoái hoá khớp như
vitamin A, C, E [33].
+ Một số thảo dược: hợp chất avocado (có nguồn gốc từ cây li tàu),
soybean (có nguồn gốc từ cây họ đậu) có tác dụng giảm đau và chống thoái hóa
khớp. Thuốc này đã được chiết suất và sử dụng rộng rãi dưới biệt dược
Piascledine từ nhiều năm nay. Các loại thảo dược khác chưa được xác định [34]
Cho đến nay, hầu hết các thuốc điều trị cho bệnh nhân thoái hoá khớp
chỉ là giảm đau tạm thời. Bởi vậy các đích điều trị mới nhằm thay đổi cấu trúc
và thay đổi quá trình bệnh đã và đang được nghiên cứu, một số thuốc đã đưa
vào thị trường xong kết quả chưa được xác định [20].
* Điều trị phẫu thuật
Điều trị phẫu thuật được chỉ định khi các phương pháp điều trị khác
không đem lại kết quả, chức năng vận động của bệnh nhân giảm sút, ảnh
hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Do bệnh nhân lớn tuổi, cũng cần xem
xét khả năng chịu đựng của bệnh nhân với phẫu thuật và gây mê, cũng như lợi
ích và nguy cơ của phẫu thuật cần được thảo luận kỹ [29], [35]. Các phương
pháp phẫu thuật bao gồm: nội soi khớp và rửa khớp, sửa chữa chỉnh hình,
thay khớp từng phần, thay khớp toàn phần, ghép sụn tự thân.


16

1.3. BỆNH THOÁI HÓA KHỚP GỐI THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
(YHCT)

YHCT không có bệnh danh của bệnh THK gối. Tuy nhiên hầu hết các
bệnh nhân đến khám và điều trị THK gối thường có các triệu chứng là đau
khớp và hạn chế vận động nên THK gối được quy vào chứng tý của YHCT.
Chứng tý được chia thành 2 thể bệnh: Thể phong hàn thấp tý và thể phong
thấp nhiệt tý [37], [38].
1.3.1. Thể phong hàn thấp tý
Theo YHCT thoái hóa khớp gối được quy vào nhóm bệnh danh chứng tý
và do can, thận hư kết hợp với phong, hàn, thấp gây ra [37].
+ Nguyên nhân gây bệnh: Do vệ khí không đầy đủ, các tà khí như
phong, hàn, thấp xâm phạm vào cân, cơ, khớp xương, kinh lạc làm cho sự vận
hành của khí huyết tắc lại gây các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau các khớp.
Do người già can thận bị hư tổn hoặc bệnh lâu ngày làm khí huyết giảm sút,
không nuôi dưỡng được nên cân, xương khớp bị thoái hóa, biến dạng, cơ bị
teo và khớp bị dính.
+ Triệu chứng: Triệu chứng thường thiên về hàn tý: Đau ở một khớp hoặc
2 khớp, đau tăng khi vận động đi lại, trời lạnh đau nhiều, chườm nóng đỡ đau,
tay chân lạnh, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng. Kèm theo triệu chứng của can thận hư như:
Đau lưng, ù tai, ngủ kém, nước tiểu trong, tiểu nhiều lần, mạch trầm tế.
+ Pháp điều trị: Các phương pháp điều trị đều nhằm lưu thông khí
huyết ở gân xương đưa tà khí ra ngoài, bổ khí huyết, bổ can thận để chống
bệnh tái phát và để chống lại các hiện tượng thoái hóa khớp, biến dạng khớp,
teo cơ, cứng khớp nhằm hồi phục chức năng bình thường của khớp.
+ Pháp chữa: Khu phong trừ thấp tán hàn.


17

+ Phương dược:



18

Ø Bài thuốc : Tam tý thang (Thiên kim phương) [37].
Độc hoạt

12g

Tần giao

8g

Đỗ trọng

8g

Tế tân

4g

Phục linh

8g

Chích cam thảo 6g

Bạch thược

8g

Địa hoàng


8g

Phòng phong

8g

Đẳng sâm

8g

Ngưu tất

8g

Quế chi

8g

Đương quy

8g

Xuyên khung

8g

Hoàng kỳ

8g


Tục đoạn

8g

Sinh khương

4g

Cách dùng: Tất cả làm thang sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.
Tác dụng: Trừ phong thấp, bổ khí huyết, ích can thận, chỉ thống tý.
Phân tích bài thuốc: Bài thuốc này cấu trúc từ 2 nhóm thuốc:
- Một nhóm thuốc lấy trừ tà làm chủ, bao gồm các vị Độc hoạt, Tế tân,
Phòng phong, Tần giao,... có tác dụng trừ phong thấp mà chỉ thống.
- Một nhóm thuốc lấy phục chính làm chủ: Nhân sâm, Phục linh, Cam
thảo, Can địa hoàng, Bạch thược, Đương quy, Xuyên khung, thực chất là bài
Bát trân thang bỏ đi Bạch truật, nên có tác dụng bổ khí huyết. Trong đó đủ bài
Tứ vật còn có tác dụng hoạt huyết với ý nghĩa: Trị phong tiên trị huyết, huyết
hành phong tự diệt. Bài thuốc còn có: tục đoạn, Đỗ trọng, Ngưu tất để bổ can
thận, làm khỏe lưng gối và cân cốt.
1.3.2. Thể phong thấp nhiệt tý
+ Nguyên nhân:Do phong thấp hàn uất lại hóa hỏa, hoặc do nhiệt chứa
ở kinh lạc, phong hàn bế ở ngoài.


19

+ Triệu chứng: Biểu hiện các khớp xương ở bàn, ngón tay, chân, cổ tay,
khửu tay, đầu gối sưng nóng đỏ đau không co ruỗi được, phát sốt, ra mồ hôi,
sợ nóng, phền táo, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sát.

+ Pháp điều trị: Thanh nhiệt trừ thấp, sơ phong thông lạc.
Bài thuốc:
- Nếu các khớp đang sưng, đau, nóng đỏ, sốt cao dùng bài Bạch hổ quế chi
thang: Thạch cao 40g, Tri mẫu 12g, Nghạnh mễ 40g, Quế chi 8g, Cam thảo 6g.
- Nếu các khớp đã bớt sưng, đau, nóng đỏ, sốt nhẹ thì dùng bài Quế chi
thược dược tri mẫu thang: Quế chi 12g, Bạch truật 12g, Hắc phụ tử 6g, Bạch
thược 12g, Tri mẫu 12g, Chích cam thảo 6g, Ma hoàng 8g, Phòng phong 12g,
Sinh khương 5 lát.
Châm cứu: Châm các a thị huyệt kết hợp Hợp cốc, Phong môn…
1.4. Về phương pháp cấy chỉ vào huyệt
1.4.1. Đại cương về phương pháp cấy chỉ
Cấy chỉ là phương pháp diều trị bằng luồn chỉ, chôn chỉ, thắt gút chỉ
dưới huyệt, còn gọi là “Huyệt vị xuyên tuyến, mai tuyến, kết trác liệu pháp”,
là phương pháp dùng chỉ tự tiêu trong y khoa (chỉ catgut) lưu lại một huyệt
trên kinh lạc nào đó, mục đích gây kích thích lâu dài để gây tác dụng trị liệu.
Cấy chỉ là một phương pháp châm cứu đặc biệt. Đây là một bước tiến mới của
châm cứu kết hợp với YHHĐ. Phương pháp này được áp dụng từ những năm
70 của thập kỷ này [Error: Reference source not found].
1.4.2. Cơ chế tác dụng của phương pháp cấy chỉ catgut:
Cấy chỉ là cũng là một phương pháp châm cứu, nó là sự kết hợp giữa
hai nền Y học (YHHĐ và YHCT), là một bước phát triển của châm cứu truyền


20

thống. Do vậy giải thích về cơ chế tác dụng của cấy chỉ cũng chính là cơ chế
tác dụng của châm cứu [Error: Reference source not found].
1.4.2.1 Cơ chế tác dụng của châm cứu theo YHHĐ:
Cho đến nay có rất nhiều nghiên cứu và học thuyết giải thích về cơ chế
tác dụng của châm cứu, tuy nhiên hiện nay có hai học thuyết chính đó là:

Học thuyết thần kinh:
- Châm cứu là một kích thích gây ra một cung phản xạ mới có tác dụng
ức chế và phá vỡ cung phản xạ bệnh lý.
- Hiện tượng chiếm ưu thế của Utomski: Khi có một luồng xung động
với kích thích mạnh hơn, liên tục hơn sẽ kìm hãm, dập tắt kích thích với luồng
xung động yếu hơn.
Do vậy mà khi châm cứu sẽ gây ra tác dụng giảm đau trên lâm sàng?
- Nguyên lý về cơ năng sinh lý linh hoạt của hệ thần kinh Widekski:
Theo nguyên lý này khi châm cứu sẽ gây ra một kích thích mạnh sẽ làm cho
hoạt động thần kinh chuyển sang quá trình ức chế nên bớt đau.
- Lý thuyết về đau của Melzak và Wall (cửa kiểm soát 1995): Cơ sở của
thuyết này là dựa trên tương quan tốc độ lan truyền xung động xuất hiện sau
khi châm kim vào các điểm có hoạt tính cao, kết quả làm mất cảm giác đau.
Vai trò của thể dịch, nội tiết và các chất trung gian thần kinh: Châm cứu
đã kích thích cơ thể tiết ra các chất Endorphin là một polypeptide có tác dụng
giảm đau rất mạnh và mạnh gấp nhiều lần morphin.
1.4.2.2 Cơ chế tác dụng của châm cứu theo YHCT:
Theo YHCT sự mất thăng bằng âm dương dẫn tới sự phát sinh ra bệnh
tật và cơ chế tác dụng của châm cứu cơ bản là điều hòa âm dương.
Bệnh tật phát sinh ra làm rối loạn hoạt động bình thường của hệ kinh
lạc, do vậy tác dụng cơ bản của châm cứu là điều chỉnh cơ năng hoạt động
của hệ kinh lạc.
1.4.2.3 Một số tác dụng của cấy chỉ catgut:
Theo nhiều tài liệu, sau khi dùng chỉ catgut cấy vào huyệt rồi đo sự thay
đổi sinh hóa bên trong cơ thể, người ta nhận thấy sự đồng hóa của cơ tăng


21

cao, còn sự dị hóa của cơ lại giảm đi, kèm theo tăng cao protein và

hydratcarbon ở cơ, giảm acid lactic, cũng như giảm sự phân giải acid ở cơ từ
đó tăng chuyển hóa và dinh dưỡng của cơ. Thông qua quan sát đối chiếu, sau
khi cấy chỉ thấy lưới mao mạch tăng, huyết quản tân sinh, lượng máu lưu
thông tăng nhiều, tuần hoàn máu cũng được cải thiện ở vùng chi của bệnh
nhân, làm cho vùng chi này có điều kiện dinh dưỡng hơn đồng thời sợi cơ
tăng nhiều tạo thành một bó. Đối với cơ lỏng lẻo thì cấy chỉ có tác dụng làm
khít chặt lại, bên trong lớp cơ còn có thể phát triển các sợi thần kinh mới
[Error: Reference source not found].
1.4.3 Một số nghiên cứu về phương pháp cấy chỉ catgut
1.4.3.1 Tại Việt Nam
Nguyễn Việt Thắng và cộng sự (1977) đã áp dụng cấy chỉ điều trị hen
phế quản. Sau đó phương pháp điều trị hen phế quản này đã được áp dụng ở
nhiều cơ sở y tế như khoa phổi viện Quân y 103, học viện Quân Y (1983),
Quân Y viện 91, Quân Y tổng cục chính trị (1988), Bệnh viện YHCT Hà Nội
(2000). Theo các tác giả cấy chỉ có tác dụng cắt cơn hen giai đoạn sớm và đây
là thủ thuật đơn giản, dễ thực hiện, an toàn, ít tai biến [ Error: Reference source not
found].

Cấy chỉ được áp dụng điều trị cho những trẻ em bị bệnh bại liệt nằm nội
trú tại viện Châm cứu từ năm 1982 [Error: Reference source not found].
Nguyễn Ngọc Tùng, Bệnh viện YHCT Hà Nội (1997) qua 100 ca cấy chỉ
đã nhận xét: Cấy chỉ là phương pháp điều trị có hiệu quả được áp dụng tương
đối rộng rãi với các bệnh mạn tính như: Các chứng đau do thoái hóa cột sống,
viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng…di chứng liệt do tai biến mạch máu
não, liệt dây VII ngoại biên, di chứng viêm não, giảm thị lực do teo gai thị,
hen phế quản. Đồng thời phương pháp này đơn giản, không tốn kém, có thể
áp dụng được ở các tuyến cơ sở và phù hợp với đa số bệnh nhân không có
điều kiện nằm viện [Error: Reference source not found].



22

Trần Thị Thanh Hương (2002) đã điều trị các chứng đau vùng vai gáy do
thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp cấy chỉ catgut, thấy kết quả giảm đau
nhanh và kéo dài [Error: Reference source not found].
Nguyến Thị Bích Đào (2001) đã nghiên cứu tác dụng của phương pháp
cấy chỉ catgut vào huyệt lên một số sinh học và lâm sàng của bệnh nhân sau
phẫu thuật trĩ. Tác giả nhận thấy cấy chỉ có tác dụng giảm đau tốt hơn nhóm
chứng và giảm được liều thuốc giảm đau cho bệnh nhân, đồng thời không làm
thay đổi các chỉ số mạch, huyết áp của bệnh nhân [Error: Reference source
not found].
1.4.3.2 Trên thế giới
Ở Hungary, phương pháp cấy chỉ được thực hiện từ năm 1990 ở hội điều
trị bằng phương pháp tự nhiên Hungary, tại đây cấy chỉ được coi là phương
pháp điều trị chính thức với nhiều ưu điểm đặc biệt của nó [ Error:

Reference

source not found].

Năm 1992 tại viện châm cứu và phục hồi chức năng Yamamoto Budapest, phương pháp cấy chỉ vào huyệt đã được áp dụng cho các bệnh nhân
nội trú và ngoại trú. Năm 1998 cấy chỉ được thực hiện ở Pari [ Error: Reference
source not found].

Năm 2007, Chen F cùng cộng sự đã tiến hành đánh giá hiệu quả của cấy
chỉ catgut lên sự thay đổi của yếu tố TNF-α và HOMA-IR trên 80 bệnh nhân
béo phì đơn thuần, tác giả đã đưa ra kết luận cấy chỉ catgut có tác dụng giảm
tính đề kháng của insulin và làm giảm TNF-α trên bệnh nhân béo phì đơn
thuần với p < 0,01 [Error: Reference source not found].
Năm 2010, Zhang JW cùng các cộng sự đã nghiên cứu trên 65 phụ nữ

sau mãn kinh nhằm đánh giá tác dụng của phương pháp cấy chỉ catgut trong
việc cải thiện chất lượng cuộc sống và tăng cường các hormone nội tiết tố nữ
và chuyển hóa xương. Tác giả đã đưa ra kết luận cấy chỉ catgut có tác dụng


23

làm tăng cường chuyển hóa xương và tổng hợp estradiol, do vậy có thể phòng
tránh bệnh loãng xương cho phụ nữ sau mãn kinh [].
1.4.4 Phương pháp chọn huyệt cấy chỉ
Cấy chỉ là một phương pháp châm cứu đặc biệt trên cơ sở kết hợp giữa
châm cứu YHCTvới YHHĐ, nó là một bước tiến, bước phát triển của YHCT.
Trên cơ sở đó, phác đồ huyệt vị dùng trong cấy chỉ cũng tuân thủ theo lý luận
của YHCT (học thuyết âm dương, ngũ hành, tạng phủ, kinh lạc…). Ngoài ra
còn chọn huyệt theo lý luận sinh lý - giải phẫu - thần kinh [Error: Reference
source not found], [Error: Reference source not found], [Error: Reference
source not found], [Error: Reference source not found].
1.4.4.1 Lấy huyệt theo lý luận của YHCT
Theo lý luận của YHCT, châm cứu và cấy chỉ có tác dụng làm cho khí
huyết vận hành thông suốt trong kinh mạch, đạt được kết quả chống đau và
khống chế rối loạn sinh lý của các tạng phủ. Tùy bệnh tình hình cụ thể có thể
dùng các cách chọn huyệt sau:
- Chọn huyệt tại chỗ (cục bộ thủ huyệt) nghĩa là bệnh chỗ nào lấy huyệt
ở chỗ đó, các huyệt này còn gọi là a thị huyệt hoặc là huyệt ở một đường kinh
(lấy huyệt bản kinh) hoặc lấy các huyệt nhiều đường kinh một lúc. Phương
pháp chon huyệt này có tác dụng giải quyết cơn đau tại chỗ, giải quyết các
hiện tượng viêm nhiễm..
- Chọn huyệt theo kinh còn gọi là “Tuần kinh thủ huyệt” đây là phương
pháp chọn huyệt riêng biệt của châm cứu. Bệnh ở vị trí nào, thuộc tạng phủ
nào, hay kinh nào rồi theo đường kinh đó lấy huyệt sử dụng.

Muốn sử dụng các huyệt theo kinh cần chẩn đoán đúng bệnh các tạng
phủ, đường kinh, và thuộc các đường đi của kinh và các huyệt của kinh đó.
- Chọn huyệt lân cận nơi đau (lân cận thủ huyệt) nghĩa là lấy huyệt
xung quanh nơi đau, thường hay phối hợp với các huyệt tại chỗ.
1.4.4.2 Lấy huyệt theo lý luận sinh lý - giải phẫu - thần kinh


24

Tại huyệt cơ quan nhận cảm được phân phối nhiều hơn vùng kế cận.
Cơ quan nhận cảm theo học thuyết thần kinh là cơ sở vật chất tiếp thu kích
thích của huyệt. Dựa vào đặc điểm sinh lý giải phẫu thần kinh có mấy cách
chon huyệt sau: Lấy huyệt theo tiết đoạn gần hoặc theo tiết đoạn xa.
1.4.5 Phác đồ huyệt cấy chỉ điều trị THK gối
Căn cứ vào cơ sở lý luận trên, phác đồ huyệt được chọn để cấy chỉ điều
trị THK gối bao gồm:
- Huyết hải: Thuộc kinh túc Thái âm tỳ. Vị trí: Co đầu gối 90 độ, từ bờ trên
xương bánh chè đo lên 1 thốn, vào trong 2 thốn là huyệt.
- Âm lăng tuyền (huyệt hợp - ngũ du huyệt): Thuộc kinh túc Thái âm tỳ. Vị
trí: Ở ngành ngang sau trên xương chày.
- Dương lăng tuyền (huyệt hợp - ngũ du huyệt): Thuộc kinh túc Thiếu
dương đởm. Vị trí: Chỗ lõm giữa đầu trên của xương chày và xương mác
- Lương khâu (huyệt khích): Thuộc kinh túc dương minh vị. Vị trí: Gấp gối
90 độ, từ chính giữa bờ trên xương bánh chè đo lên trên 2 thốn, đo ngang ra
ngoài 1 thốn.
- Độc tỵ: Thuộc kinh túc dương minh vị. Vị trí: Gấp gối 90 độ, huyệt nằm ở
hõm ngoài xương bánh chè.
- Túc tam lý (huyệt hợp - ngũ du huyệt): Thuộc kinh túc dương minh vị. Vị
trí: Thẳng dưới huyệt Độc tỵ 3 thốn, các lồi củ trước xương chày một khoát
ngón tay trỏ.

- Tam âm giao: Thuộc kinh túc thái âm tỳ. Vị trí: Từ đỉnh giữa bờ trên mắt cá
trong xương chày (lồi cao nhất xương chày) đo thẳng lên 3 thốn, huyệt cách
bờ sau trong xương chày một khoát ngón tay trỏ.


25

1.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP
GỐI TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.5.1. Trên thế giới
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về thoái hoá khớp gối từ nguyên
nhân cơ chế, bệnh sinh đến đặc điểm lâm sàng và điều trị… Dưới đây là
nghiên cứu về các phương pháp điều trị THK gối của một số tác giả:
+ Kenneth D. Brandt M.D (2000) đã xuất bản cuốn sách về chẩn đoán
và điều trị thoái hóa khớp không phẫu thuật, về tác dụng của các phương pháp
điều trị không dùng thuốc bằng cách tập luyện và dùng nhiệt. Trong sách nói
rõ về các bài tập và điều trị nhiệt cho khớp gối của khoa khớp trường Đại học
Y Indian [18].
+ Deyle và cộng sự (1991) tiến hành nghiên cứu về tác dụng của
phương pháp điều trị bằng tay (kéo giãn, xoa bóp …). Kết hợp với việc tập
luyện ở bệnh nhân THK gối. Đánh giá kết quả sau 4 tuần các tác giả đó chỉ ra
rằng phương pháp này rất có hiệu quả đối với bệnh nhân THK gối và nó có
thể làm chậm lại hoặc ngăn chặn khỏi phẫu thuật [63].
+ Nicolakis P và cộng sự (2002) điều trị từ trường cho 36 bệnh nhân đó
kết luận với bệnh nhân THK gối cú triệu chứng thì điều trị từ trường có thể
làm giảm các khiếm khuyết trong hoạt động hàng ngày và cải thiện chức năng
khớp gối [64].
+ Mc Carthy và cộng sự (2007) tiến hành nghiên cứu 214 bệnh nhân
THKG trong 1 năm đã có nhận xét về hiệu quả của phương pháp tập luyện tại
lớp, giúp cải thiện các triệu chứng lâm sàng [66]. Theo tác giả nên giới thiệu

phương pháp này cho các bệnh nhânTHKG và các nhà lâm sàng.
+ Mascarin NC, Vancini RL cùng cộng sự (2012) đã nghiên cứu trên 40
bệnh nhân nữ thoái hóa hai bên khớp gối được chia làm 3 nhóm, nhóm điều


×