Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Đánh giá tác dụng của nhĩ châm kết hợp thể châm trong điều trị bệnh nhân rối loạn giấc ngủ theo thang điểm pittsburgh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (668.81 KB, 88 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Giấc ngủ là một hoạt động (hoặc một trạng thái) cơ bản quan trọng đối
với con người vì một người trung bình bỏ ra một phần ba cuộc đời để ngủ.
Mặc dù chức năng chính xác của giấc ngủ đến nay vẫn chưa được biết rõ
nhưng rõ ràng là giấc ngủ rất cần thiết cho con người. Giấc ngủ đóng vai trò
đặc biệt quan trọng trong lâm sàng tâm thần vì rối loạn giấc ngủ (RLGN)
gặp trong tất cả các bệnh tâm thần và là một trong những chẩn đoán hay gặp
nhất [1]. RLGN là một chứng bệnh thường gặp ảnh hưởng đến 1/3 dân số thế
giới và ngày càng trở thành một hiện tượng khá phổ biến trong xã hội hiện
đại, do áp lực của cuộc sống và chế độ ăn không phù hợp [2].
Mặt khác, khi mất ngủ kéo dài có thể dẫn tới suy nhược nặng và nguy cơ


tử vong có thể xảy ra. Mất ngủ mạn tính làm giảm chất lượng cuộc sống, người
bệnh mệt mỏi, giảm tập trung chú ý, giảm trí nhớ… ảnh hưởng đến chất lượng
công việc hàng ngày [3]. RLGN kéo dài nếu không được điều trị sẽ là nhân tố
làm khởi phát rối loạn lo âu (RLLA), trầm cảm và các bệnh lý khác.
Mất ngủ đã được đề cập từ lâu và ngày càng tăng lên theo thời gian vì
những căng thẳng trong cuộc sống ngày càng gia tăng. Theo Tổ chức y tế thế
giới, nghiên cứu ở 15 khu vực khác nhau trên thế giới ước tính khoảng 26,8%
người bị mất ngủ được khám và điều trị tại các trung tâm chăm sóc sức khoẻ
ban đầu [3]. Năm 2013, tại Mỹ có khoảng 23,2% người trưởng thành đã từng
gặp mất ngủ. Ở các nước Châu Âu, tỷ lệ mất ngủ nằm trong khoảng 11,7% - 37%.
Còn ở Việt Nam, rối loạn giấc ngủ chiếm tỷ lệ cao (50% - 80%), thường gặp
rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu và các bệnh lý tâm sinh [3]. Về việc sử dụng

thuốc điều trị, các loại thuốc an thần liều cao hoặc kéo dài để điều trị mất ngủ
làm tăng thời gian ngủ gà vào ban ngày, dẫn tới suy giảm trí nhớ. Những loại
thuốc an thần mạnh hơn mà được phép kê đơn, thường gây lệ thuộc vào thuốc


2

không tạo ra một giấc ngủ tự nhiên. Nếu ngừng sử dụng thuốc an thần này thì
sẽ gây tác dụng ngược lại là mất ngủ nặng hơn [4], [5]. Ngày nay đã có nhiều
tiến bộ trong các lĩnh vực nghiên cứu về giấc ngủ bao gồm các cải thiện về
phương pháp nghiên cứu biểu đồ đa giấc ngủ và giới thiệu các loại thuốc mới
trong điều trị rối loạn giấc ngủ.

Mất ngủ trong Y học cổ truyền gọi là chứng “Thất miên”, “Bất mị”,
“Bất đắc miên”... Nguyên nhân từ các tạng Tâm, Tỳ, Can, Thận, chủ yếu là do
Tâm và Tỳ hư, âm hư hoả vượng, Tâm và Đởm khí hư, Vị không điều hoà và
bị suy nhược sau khi bị bệnh. Sách Cảnh Nhạc toàn thư ghi: “Ngủ là gốc ở
phần âm mà thần làm chủ, thần yên thì ngủ được”. Thần sở dĩ không yên một
là do tà khí nhiễu động, hai là do tinh khí không đủ [6], [7].
Y học cổ truyền có nhiều phương pháp để điều trị mất ngủ như dùng
thuốc, khí công, dưỡng sinh… Mỗi phương pháp đều có ưu điểm riêng và
mục đích cuối cùng là đưa bệnh nhân đến giấc ngủ tự nhiên. Châm cứu là một
trong số các phương pháp đó. Châm cứu dễ thực hiện, chi phí thấp, rút ngắn
thời gian điều trị, giảm hậu quả bệnh lý và có thể áp dụng rộng rãi ở nhiều
tuyến y tế [8], [9], [10].

Đánh giá tác dụng của châm cứu trong điều trị rối loạn giấc ngủ, Đoàn
Văn Minh (2009) thực hiện nghiên cứu tác dụng điện châm huyệt Nội quan,
Thần môn, Tam âm giao trong điều trị mất ngủ không thực tổn trên hai thể
Tâm Tỳ hư và Tâm Thận bất giao cho thấy thời lượng giấc ngủ đều tăng lên ở
cả hai thể, Đinh Danh Sáng (2016) nghiên cứu tác dụng của nhĩ châm các
điểm Thần môn, Giao cảm, Tâm, Thận, Tỳ trên loa tai trong điều trị bệnh nhân
rối loạn giấc ngủ theo thang điểm Pittsburgh cho kết quả tổng điểm PSQI
giảm rõ rệt, giá trị điểm trung bình sau điều trị là 4,80 ± 2,58. Vậy nếu kết
hợp 2 nhóm huyệt này để điều trị rối loạn giấc ngủ thì hiệu quả của nó như
thế nào?



3

Nhằm kế thừa, phát huy vốn quý của Y học cổ truyền và trả lời cho câu
hỏi nêu trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá tác dụng của nhĩ châm kết
hợp thể châm trong điều trị bệnh nhân rối loạn giấc ngủ theo thang điểm
Pittsburgh” với 2 mục tiêu:
1.

Đánh giá tác dụng điều trị của nhĩ châm kết hợp thể châm trên bệnh
nhân rối loạn giấc ngủ theo thang điểm Pittsburgh.

2.


So sánh hiệu quả của nhĩ châm kết hợp thể châm trong điều trị rối loạn
giấc ngủ theo thang điểm Pittsburgh trên 2 thể: Tâm Tỳ hư và Tâm Thận
bất giao.


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giấc ngủ bình thường
1.1.1. Sinh lý giấc ngủ

Ngủ là một trạng thái sinh lý bình thường của cơ thể có tính chất chu kỳ
ngày đêm; trong đó toàn bộ cơ thể được nghỉ ngơi, tạm ngừng các hoạt động
tri giác và ý thức, các cơ bắp giãn mềm, các hoạt động hô hấp tuần hoàn giảm
chậm lại [3]. Giấc ngủ là nhu cầu sinh lý bình thường của con người, hoạt
động của não trong giấc ngủ là một hoạt động hiệu quả nhằm đảm bảo sự
sống và phục hồi sức khoẻ của cơ thể sau một thời gian hoạt động. Ngay từ
khi lọt lòng mẹ, đứa trẻ ngủ 20 giờ một ngày. Càng lớn lên trẻ ngủ giảm dần,
đến 6 tuổi trẻ vẫn còn ngủ 10 -12 giờ mỗi ngày. Người trưởng thành ở lứa tuổi
hoạt động mạnh nhất (18 - 45 tuổi), nhu cầu mỗi ngày từ 7 - 8 giờ. Sau 60 tuổi
có thể 6 giờ là đủ, thậm chí những người già ngủ ít hơn [11], [1]. Nói chung cả
cuộc đời một người khoẻ mạnh dành 1/3 thời gian cho ngủ và 2/3 thời gian thức.
Khi mất ngủ kéo dài có thể dẫn tới suy nhược nặng và nguy cơ tử vong

có thể xảy ra do sự giảm trầm trọng khả năng điều hoà nhiệt độ của cơ thể.
Mất ngủ mạn tính làm giảm chất lượng cuộc sống, người bệnh mệt mỏi, giảm
tập trung chú ý, giảm trí nhớ, rối loạn nhận thức, ảnh hưởng nặng nề đến công
việc hằng ngày. Rối loạn giấc ngủ liên quan đến nhịp thở, rối loạn nhịp tim và
tăng huyết áp. Một rối loạn giấc ngủ kéo dài nếu không được điều trị sẽ là
nhân tố làm khởi phát rối loạn lo âu, trầm cảm và bệnh tật khác [12], [13]. Vì
vậy, việc nghiên cứu giấc ngủ có một ý nghĩa quan trọng trong y học nói
chung và Tâm thần học nói riêng.
Nghiên cứu hoạt động của não bộ trong giấc ngủ chúng ta có thể rút ra
những nhận xét sau:
- Trong khi ngủ não không ngừng hoạt động.



5

- Chức năng của não trong khi ngủ hoàn toàn khác với chức năng của
não lúc thức.
- Giấc ngủ có tác động phục hồi các quá trình sinh lý và tâm thần, có vai
trò trong việc sửa chữa các mô, điều nhiệt, chức năng miễn dịch, điều hoà tính
nhạy cảm của thụ thể noradrenergic và duy trì trí nhớ. Khi giấc ngủ bị rối
loạn, như trong chứng mất ngủ, có thể gây ra nhiều triệu chứng trên cơ thể và
tâm thần, tuỳ thuộc vào mức độ trầm trọng và thời gian kéo dài của rối loạn
giấc ngủ [13].
1.1.2. Các giai đoạn của giấc ngủ

Ngày nay bằng kết quả nghiên cứu điện sinh lý kết hợp với các hiện
tượng tâm sinh lý khác, người ta chia giấc ngủ thành 2 pha: pha nhanh hay
còn gọi là pha vận nhanh nhãn cầu (Rapid Eye Movement: REM) và pha
chậm hay còn gọi là pha không vận nhanh nhãn cầu (Non Rapid Eye
Movement: NREM) [14], [15], [16], [17].
- Pha chậm (NREM): chia làm 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn có một đặc
trưng riêng: [14], [16], [17].
+ Giai đoạn 1: thiu thiu ngủ, chuyển tiếp từ thức sang ngủ, giai đoạn
này ngắn một vài phút, trên điện não biểu hiện giảm hoạt tính sóng Alpha (12
- 14 Hz) và ưu thế sóng theta (4 - 7 Hz, 4 - 7 chu kỳ/giây). Nhãn cầu chuyển
động chậm lại, trương lực cơ giảm.
+ Giai đoạn 2: ngủ chưa sâu, xuất hiện hình thoi trên điện não bắt đầu

giấc ngủ, người ngủ yên tĩnh không thấy cử động.
+ Giai đoạn 3: ngủ sâu, giảm hình thoi và chỉ xuất hiện sóng chậm (2 4 Hz) trên điện não, chiếm từ 20 - 50% sóng delta.
+ Giai đoạn 4: ngủ rất sâu, chỉ còn sóng chậm trên điện não (2 - 4Hz),
chiếm tới 50% sóng delta. Khi đánh thức người ngủ đột ngột dậy ở giai đoạn
này đôi khi họ bị rơi vào tình trạng lú lẫn với khả năng nhận thức bị biến đổi.


6

Theo dõi trên lâm sàng nhận thấy trong pha chậm các cơ bắp giãn
mềm, nhịp tim và nhịp thở chậm đều, thân nhiệt giảm dần, huyết áp đạt mức
thấp trong giấc ngủ [18].

- Pha nhanh (REM): Về điện sinh lý, đặc trưng với ba đặc điểm:
+ Hoạt tính điện thế thấp với tần số lẫn lộn trên điện não.
+ Giảm hoạt tính điện cơ.
+ Trên điện sinh lý mắt, xuất hiện vận nhanh nhãn cầu.
Về lâm sàng nhận thấy trong pha nhanh, nhịp tim và hô hấp nhanh,
huyết áp tăng nhẹ, nhãn cầu vận động nhanh (trong khi vẫn nhắm mắt), ở nam
giới thường gặp cương dương vật, nhu cầu tiêu thụ oxy não tăng cao. Trong
pha nhanh xuất hiện giấc mơ, nếu chúng ta đánh thức người ngủ trong thời
điểm này thì họ cho biết là họ đang mơ. Giấc mơ là hiện tượng tâm sinh lý
bình thường, nếu giấc mơ bị phá vỡ thì giấc ngủ đó sẽ bị rối loạn và chúng ta
sẽ cảm thấy rất mệt.
Giấc ngủ diễn ra có tính chu kỳ bắt đầu bằng pha chậm với bốn giai

đoạn kế tiếp nhau và kết thúc bằng pha nhanh. Mỗi chu kỳ diễn ra trong
khoảng từ 90 - 120 phút, có nghĩa là mỗi đêm ngủ có khoảng 4 - 5 chu kỳ kế
tiếp nhau. Trong các chu kỳ đầu của giấc ngủ, pha nhanh kéo dài khoảng 10
phút, càng về sau pha nhanh càng kéo dài hơn và pha chậm ngắn dần. Cụ thể
gần sáng pha giấc ngủ nhanh có thể kéo dài 90 phút. Pha nhanh chiếm khoảng
20 - 25%, còn pha chậm khoảng 75 - 80% toàn bộ thời gian ngủ. Trong pha
chậm, giai đoạn 2 chiếm nhiều nhất 40 - 46%, các giai đoạn 1, 3, 4 xấp xỉ
nhau chiếm 5 - 12% toàn bộ thời gian ngủ [19].
1.1.3. Chức năng của giấc ngủ
Những nghiên cứu gần đây cho thấy pha chậm có thể đóng vai trò trong
sửa chữa hệ miễn dịch; pha nhanh giúp điều chỉnh khả năng học tập và chức
năng tâm thần. Những người thiếu ngủ bộ não của họ sẽ phải làm việc nhiều



7

hơn những người có giấc ngủ tốt [20]. Giấc ngủ NREM tăng lên khi tập luyện
thể dục và khi đói, tình trạng này có liên quan đến nhu cầu thỏa mãn chuyển
hóa [17].
Giấc ngủ REM đã được chú ý và tiến hành nghiên cứu từ lâu, kết quả
nêu ra được một số vai trò của giấc ngủ REM, đáng chú ý là:
- Lọc sạch các chất chuyển hóa tích tụ trong hệ thần kinh.
- Đảm bảo cho nguồn phát các xung động để kích thích vỏ não.
- Chuyển trí nhớ ngắn hạn thành trí nhớ dài hạn.

- Bảo đảm cảm xúc diễn ra trong giấc mơ thích ứng với môi trường xung
quanh khi thức - tỉnh.
- Tổ chức lại luồng xung động thần kinh bị rối loạn trong giấc ngủ
NREM, là giai đoạn chuyển tiếp sang thức - tỉnh, chuẩn bị tiếp nhận thông
tin mới.
1.2. Rối loạn giấc ngủ
1.2.1. Khái nệm và phân loại rối loạn giấc ngủ
Ngày nay, người ta chia rối loạn giấc ngủ thành rối loạn giấc ngủ tiên
phát, thứ phát và rối loạn cận giấc ngủ.
-

Rối loạn giấc ngủ tiên phát là rối loạn thời gian ngủ, bao gồm

mất ngủ và ngủ nhiều.
+ Mất ngủ là rối loạn về số lượng và chất lượng giấc ngủ. Mất ngủ
bao gồm mất ngủ tiên phát và rối loạn nhịp thức – ngủ.
+ Ngủ nhiều là ngủ quá nhiều so với bình thường.

-

Rối loạn giấc ngủ thứ phát là mất ngủ hoặc ngủ nhiều do hậu quả
của một bệnh tâm thần hay một bệnh thực tổn.

-


Rối loạn cận giấc ngủ là các hành vi bất thường xảy ra trong lúc
ngủ hoặc lúc chuyển từ trạng thái ngủ sang trạng thái thức.


8

Về phân loại RLGN hiện nay vẫn chưa hoàn toàn thống nhất giữa hai
hệ thống phân loại bệnh quốc tế (ICD) và phân loại theo Hội Tâm Thần học
Mỹ (DSM).
Phân loại theo ICD – 10 RLGN bao gồm:
•RLGN không thực tổn (F51.x)
•G47: RLGN bao gồm:

G47.0: RL khởi đầu và duy trì giấc ngủ (mất ngủ).
G47.1: Ngủ quá nhiều.
G47.2: RL chu kỳ thức ngủ.
Hội chứng giai đoạn ngủ muộn.
Kiểu ngủ thất thường.
G47.3: Ngừng thở khi ngủ (do trung ương và do tắc nghẽn).
G47.4: Chứng ngủ rũ và mất trương lực.
G47.8: RLGN khác (hội chứng Kleine - Levin).
G47.9: RLGN không xác định.
Phân loại theo DSM - 5 (2013), RLGN được chia làm 3 loại chính [1]:
•RLGN tiên phát.
•RLGN liên quan đến một bệnh tâm thần khác.

•RLGN khác (do bệnh cơ thể, do lạm dụng thuốc, ma túy).
Trên lâm sàng người ta chia làm 4 nhóm cơ bản: Mất ngủ, ngủ nhiều, cận
giấc ngủ, các rối loạn nhịp thức ngủ [1]:
- Mất ngủ:
+ Theo DSM - 5 (năm 2013) của Hội Tâm thần học Mỹ, mất ngủ là ngủ
ít hơn so với bình thường trên 2 giờ.
+ Phàn nàn chủ yếu là khó đi vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ hoặc
không hồi phục sức khỏe sau khi ngủ dậy, kéo dài ít nhất 1 tháng. Mất ngủ là


9


nguyên nhân gây ra các triệu chứng khó chịu rõ rệt; ảnh hưởng xấu đến hoạt
động xã hội, nghề nghiệp hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
- Ngủ nhiều:
+ Theo Hội Tâm thần học Mỹ (năm 2013), nếu một người lớn ngủ nhiều
hơn 10 giờ mỗi ngày thì được coi là ngủ nhiều.
+ Người bệnh than phiền ngủ suốt ngày, ngủ quá nhiều trong vòng 1
tháng (ít hơn nếu tái phát). Ngủ nhiều là bệnh ít gặp hơn (chiếm 5% người
lớn) so với mất ngủ, nhưng không phải là hiếm trong lâm sàng. Thật ra, ngủ
nhiều ít gây đảo lộn cuộc sống, ít gây khó chịu cho bệnh nhân hơn so với mất
ngủ nhưng nó cũng có ảnh hưởng đến chức năng xã hội, nghề nghiệp và các
chức năng quan trọng khác.
- Cận giấc ngủ:

+ Lặp đi lặp lại các lần thức giấc đột ngột khi ngủ buổi tối hoặc khi chợp
mắt, do người bệnh có những giấc mơ vô cùng hãi hùng mà họ vẫn nhớ được
các chi tiết của giấc mơ.
+ Ác mộng và những lần thức giấc là nguyên nhân gây ra các triệu
chứng trên lâm sàng, ảnh hưởng đến các chức năng xã hội, nghề nghiệp và
các chức năng quan trọng khác.
- Rối loạn nhịp thức ngủ:
+ Nhịp thức - ngủ là sự thay thế lẫn nhau giữa trạng thái thức và giấc ngủ
hàng ngày. Rối loạn nhịp thức ngủ là tình trạng người bệnh không thể ngủ
được khi họ muốn ngủ, ngược lại họ không thể thức khi họ muốn thức. Tuy
nhiên, thời lượng ngủ trong ngày của họ vẫn bình thường, vì thế rối loạn này
không phải là mất ngủ hoặc ngủ nhiều, mặc dù ban đầu người bệnh có thể

than phiền là mất ngủ hoặc ngủ nhiều.
+ Rối loạn nhịp thức ngủ gây đảo lộn cuộc sống của người bệnh, ảnh
hưởng đến các chức năng xã hội, nghề nghiệp và các chức năng khác.


10

1.2.2. Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ
Có nhiều nguyên nhân có thể gây RLGN [15], [20]:
- Do rối loạn lịch thức ngủ trong ngày như thay đổi lịch làm việc, thay
đổi múi giờ khi đi ra nước ngoài…
- Do sử dụng các chất kích thích: Trà, rượu, cà phê…

- Do các yếu tố môi trường, thói quen người ngủ cùng…
- Do stress.
- Các bệnh lý tâm thần: Trầm cảm, hưng cảm, rối loạn lo âu lan tỏa,
nghiện chất, tâm thần phân liệt…
- Các bệnh lý đa khoa: Viêm khớp, hen, bệnh tim…
- Các bệnh lý liên quan đến giấc ngủ như: Ác mộng, mộng du, chứng
ngừng thở khi ngủ…
1.2.3. Ảnh hưởng của rối loạn giấc ngủ
- Ảnh hưởng đầu tiên của RLGN là tình trạng buồn ngủ, ngủ nhiều ban
ngày, tình trạng này thường xảy ra khi người thiếu ngủ ngồi hoặc đứng im
(khi đang xem phim, đang trong phòng họp), hoặc khi thực hiện các động tác
đơn điệu (ví dụ như đang lái xe, đang ghi chép).

- Ảnh hưởng lên cảm xúc: Cảm giác khó chịu, thiếu động lực, bồn chồn,
triệu chứng trầm cảm.
- Ảnh hưởng đến khả năng thực hiện động tác: Thiếu tập trung, thiếu chú
ý, giảm sự cảnh giác với nguy hiểm, phản ứng chậm hơn, dễ bị xao nhãng,
thiếu năng lượng mệt mỏi, thiếu đồng bộ giữa các giác quan, giảm khả năng
ra quyết định, hay quên, gây ra nhiều thiếu sót …
- Ảnh hưởng lên sức khỏe: Thiếu ngủ đã được chứng minh làm tăng
nguy cơ gây ra các bệnh tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, béo phì, tiểu đường.


11


Để cơ thể trở lại trạng thái cân bằng và duy trì sự tỉnh táo trong các hoạt
động ban ngày, cách duy nhất là tăng thời gian ngủ vào ban đêm để bù đắp
nhu cầu ngủ cần thiết của cơ thể [21].
1.2.4. Dịch tễ học rối loạn giấc ngủ
RLGN tăng theo thời gian vì những căng thẳng trong cuộc sống ngày
càng tăng lên, có khuynh hướng tăng cao trong giới nữ, người cao tuổi, người
bị rối loạn tâm lý và những người thiệt thòi về kinh tế xã hội [20]. Năm 1990
viện Gallup (Mỹ) công bố số liệu nghiên cứu ở 8 nước cho thấy: Pháp có
31%, Italia có 35%, Anh có 34%, Đan Mạch có 31%, Bỉ có 27%, Tây Ban
Nha 23%, Đức có 23%, Mỹ có 27% người bị rối loạn giấc ngủ [22]. Năm
2000, tại Pháp, Lerger và cộng sự nghiên cứu trên 12778 cá nhân thấy 29%
bị mất ngủ thường xuyên [23]. Năm 2001, Sutton và cộng sự báo cáo 24%

dân số Canada độ tuổi từ 15 trở lên bị mất ngủ [24]. Năm 1999, nghiên cứu
của Ishigooka và cộng sự trên 6277 bệnh nhân ngoại trú của 11 bệnh viện ở
Nhật Bản thấy có 20,3% bị mất ngủ, trong đó có 11,7% bị mất ngủ từ 1
tháng trở lên.
Ở Việt Nam, năm 1995, qua khảo sát 1310 người tới khám tại phòng
khám ngoại trú Viện Sức khỏe Tâm thần Trung ương từ 30/6/1993 đến
10/8/1993 thì có tới 116 người mất ngủ, chiếm tỷ lệ 9% [25]. Trong 1 năm, có
khoảng 30 - 45% người lớn có mất ngủ [1].
Về tuổi, nhiều nghiên cứu cho rằng, tuổi cao là một yếu tố nguy cơ của
mất ngủ. Ohayon và cộng sự (2001) nghiên cứu 13057 đối tượng có độ tuổi từ
15 trở lên thuộc nhiều quốc gia khác nhau gồm Anh, Đức, Ý nhận thấy có hơn
1/3 số người từ độ tuổi 65 trở lên có triệu chứng mất ngủ [26].

Về giới, kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mất ngủ ở nữ cao
hơn ở nam. Theo Rit Grewal và Karl Doghramji (2005), hầu hết các nghiên
cứu dịch tễ đều cho thấy mất ngủ ở nữ cao hơn nam, và tỷ lệ này thường là
1,5/1 [27]. Lương Hữu Thông (1995) khảo sát trên 100 bệnh nhân cho thấy tỷ


12

lệ mất ngủ khác nhau ở 2 giới: nam 34,5 - 40%, nữ 60 - 65,5%. Theo tổ chức
y tế thế giới (1996), số phụ nữ mất ngủ cao khoảng 1,5 lần so với nam giới dù
không có sự gia tăng đáng kể theo tuổi tác [25], [28].
Một số yếu tố nguy cơ khác gây mất ngủ nhưng tỷ lệ thấp hơn, bao gồm

tình trạng độc thân, thu nhập thấp, làm việc theo ca, nhân cách, bệnh tật và
các vấn đề tinh thần [29].
1.2.5. Các phương pháp đánh giá rối loạn giấc ngủ
- Phương pháp đánh giá trên lâm sàng
* Thời lượng giấc ngủ giảm
* Khó đi vào giấc ngủ
* Hay tỉnh giấc vào ban đêm
* Hiệu quả của giấc ngủ
* Thức giấc sớm
* Chất lượng giấc ngủ.
- Phương pháp đánh giá trên cận lâm sàng
+ Test tâm lý

* Test Beck
Test Beck là bậc thang đánh giá trầm cảm (Beck Depression Inventory: BID),
do A.T. Beck và cộng sự giới thiệu năm 1974, được tạo nên từ những quan sát
lâm sàng bệnh nhân trầm cảm nhất là từ liệu pháp phân tâm. Test này nhằm
đánh giá lâm sàng mức độ trầm cảm.
Viện sức khoẻ tâm thần đã chuẩn hoá và hiện nay test Beck là công cụ
được dùng để hỗ trợ chẩn đoán rối loạn cảm xúc trầm cảm [30].
Test Beck có 21 câu hỏi, từ câu 1 đến câu 15 là triệu chứng tâm thần. Từ
câu 16 đến câu 21 là các triệu chứng cơ thể biểu hiện trầm cảm.


13


Phân tích kết quả: < 14 điểm: không có trầm cảm; 14 - 19 điểm: trầm
cảm nhẹ; 20 - 29 điểm: trầm cảm vừa; > 30 điểm: trầm cảm nặng.
* Test (SAS) – Zung (1974)
Test (SAS) – Zung (1974) là thang đánh giá lo âu của Zung gồm 20 câu
hỏi dành cho người bệnh tự đánh giá số thứ tự 20 mục với 4 mức độ, cường
độ và thời gian, được ghi điểm từ 1- 4, tổng điểm là 80 [30], [31].
Phân tích kết quả: ≤ 44 điểm: không lo âu; 45 - 59 điểm: lo âu nhẹ;
60 - 74 điểm: lo âu nặng; 75 - 80 điểm: lo âu rất nặng.
Cả 2 test này được Tổ chức y tế thế giới thừa nhận là các test hỗ trợ lâm
sàng chẩn đoán lo âu và trầm cảm.
* Thang điểm Pittsburgh (1989) (Phụ lục 2)

Thang Pittsburgh (PSQI) của Daniel J. Buyse (1989), nhằm đánh giá các
chỉ số về chất lượng giấc ngủ [32]. Bảng điểm PSQI được coi là công cụ hữu
hiệu được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới (được dịch ra 56 thứ tiếng tính
đến thời điểm tháng 11/2013).
Năm 2001, ở Việt Nam PSQI đã được chuẩn hóa, Cao Văn Tuân sử dụng
nghiên cứu RLGN trên người Việt Nam [33]. Các tác giả đã nhận thấy thang
đo này có giá trị sử dụng đáng tin cậy trong lâm sàng để đánh giá mức độ mất
ngủ và có thể dùng nó để theo dõi tiến triển mất ngủ [34], thang có độ nhạy và
độ lập lại cao. Chỉ số PSQI là tổng điểm của một bảng câu hỏi mà người được
hỏi tham gia trả lời gồm: 4 câu hỏi có kết thúc mở, 14 câu hỏi khi trả lời cần
dựa trên tần suất sự kiện và các mức độ tốt xấu khác nhau trên 7 phương diện
trong thời gian 1 tháng:

Thời gian ngủ.
Tỉnh giấc giữa đêm.
Mức độ khó ngủ.


14

Mức ảnh hưởng đến hoạt động ban ngày do thiếu ngủ.
Hiệu quả giấc ngủ.
Tự đánh giá chất lượng giấc ngủ.
Sử dụng thuốc ngủ.
Chất lượng giấc ngủ được tính bằng thang điểm có giá trị từ 0 – 21, sẽ

được báo cáo dưới 2 dạng là:
- Tổng điểm chung của các câu hỏi hoặc
- Hai nhóm “chất lượng giấc ngủ kém’’ hay “chất lượng giấc ngủ tốt’’:
Tổng điểm PSQI ≤ 5 liên quan đến chất lượng giấc ngủ tốt (không có rối
loạn giấc ngủ).
Tổng điểm PSQI > 5 liên quan đến chất lượng giấc ngủ kém (có rối loạn
giấc ngủ).
+ Đánh giá giấc ngủ bằng điện não đồ:
Trong những năm gần đây, một số tác giả sử dụng điện não đồ như một
phương tiện để chẩn đoán, theo dõi diễn biến và điều trị bệnh tâm căn suy
nhược [35]. Các sóng điện não là những dao động có tần số, biên độ, hình
dáng khác nhau [35], [36], [37]. Để đánh giá một bản điện não đồ, người ta

dựa vào một số tiêu chuẩn hoặc đặc tính như sau:
- Tần số của mỗi sóng (tính bằng Hz).
- Biên độ của sóng (tính bằng μV).
- Hình dáng các sóng.
- Vị trí, điều kiện xuất hiện các sóng.
- Điều kiện làm thay đổi các sóng [37].
Dựa vào các tiêu chuẩn trên người ta xác định được các sóng trên điện
não đồ cơ sở ở người.


15


+ Nhịp alpha (α):
Nhịp alpha được Berger mô tả lần đầu tiên năm 1920, nên còn gọi là
nhịp Berger [40]. Bình thường ở người trưởng thành, nhịp alpha xuất hiện đều
đặn. Biên độ nhịp alpha rất khác nhau giữa các cá thể, thay đổi theo trạng thái
và thời gian trên một cá thể. Biên độ nhịp alpha thường ở khoảng 35 - 70 μV,
cao nhất ở vùng chẩm. Berger cho rằng sóng alpha có biên độ 15 - 20 μV, còn
theo Cobb biên độ sóng alpha dao động từ 0 đến 40 - 60 μV. Đa số nhịp alpha
có biên độ từ 5 - 20 μV, rất hiếm trên 100μV ở người trưởng thành [37]. Tần
số nhịp alpha khoảng 8 - 13Hz, thường gặp 9 - 10Hz. Chỉ số nhịp alpha bình
thường khoảng 70% ở vùng chẩm.
Nhịp alpha ghi ở những điểm đối xứng của hai bán cầu não thường có
tính chất đồng bộ cả hai bên. Nếu tình trạng không đối xứng về biên độ không

vượt quá 25 - 30% thì vẫn coi là bình thường [35]. Nhịp alpha thường có dạng
hình sin, thành chuỗi sóng hình thoi, xuất hiện rõ và nhiều nhất ở vùng chẩm,
khi nhắm mắt, không suy nghĩ, không vận cơ, không bị kích thích khác của
môi trường tác động.
* Nhịp beta (β)
Berger cũng đã mô tả nhịp beta lần đầu tiên năm 1920. Nhịp beta còn gọi
là nhịp căng thẳng, là nhịp thay đổi nhiều nhất trên điện não đồ [35], [37]. Có
nhiều tác nhân làm thay đổi nhịp beta: no, đói, vận động, căng thẳng tinh
thần… Nhịp beta xuất hiện trên tất cả các vùng của não, nhưng ưu thế ở vùng
trước của não, tức là ở vùng trán, vùng thái dương và thường không đối xứng
ở hai bán cầu não [35]. Tần số nhịp beta khoảng 14 - 35Hz, hay gặp ở 14 24Hz. Nhịp beta ghi được ở nữ giới nhiều hơn ở nam giới. Biên độ nhịp beta
bình thường khoảng 5 - 15μV, hay gặp 8 - 10μV, đôi khi đạt đến 30μV. Chỉ số

nhịp beta trên từng người rất ổn định, chỉ số beta tăng lên biểu thị của tăng
trương lực của vỏ não [35], [37].


16

Hình ảnh điện não đồ trên bệnh nhân tâm căn suy nhược cho thấy giảm
biên độ và chỉ số nhịp alpha, sóng điện não dẹt, chỉ có 30 - 35% trường hợp
có xuất hiện từng đợt sóng alpha. Có sóng nhanh beta, sóng chậm theta, delta
trên tất cả vùng não [36], [37].
1.2.6. Các phương pháp điều trị rối loạn giấc ngủ theo Y học hiện đại
Các phương pháp điều trị RLGN bao gồm: can thiệp không dùng thuốc

và dùng thuốc.
Can thiệp không dùng thuốc:
- Vệ sinh giấc ngủ: Là phương pháp giáo dục được thiết kế cho những
người mất ngủ cũng như cho cộng đồng, bao gồm các hướng dẫn để làm thế
nào có được nhịp thức ngủ lành mạnh.
- Liệu pháp kiểm soát kích thích: Để cải thiện giấc ngủ, người ta thường
thay đổi môi trường phòng ngủ. Tránh bất kỳ mọi hoạt động kích thích và
tăng độ tỉnh táo trước khi đi ngủ như xem ti vi, đọc sách có tác dụng hưng
phấn, quan sát chuông đồng hồ. Nếu bệnh nhân không thể ngủ được sau 20
phút họ nên rời khỏi giường, ra khỏi phòng ngủ và chỉ quay lại phòng khi cảm
thấy đủ mệt để buồn ngủ trở lại. Việc này có thể lặp đi lặp lại cho đến khi
bệnh nhân ngủ được.

- Liệu pháp hạn chế giấc ngủ, tăng xu hướng ngủ và dễ đi vào giấc ngủ:
Để hạn chế thời gian thức trên giường và tăng hiệu quả giấc ngủ, bệnh nhân
không nên đi ngủ quá sớm.
- Liệu pháp hành vi - nhận thức: Nội dung giáo dục là khuyến khích bệnh
nhân xác định rõ yếu tố nào là thuận lợi, khởi phát của mất ngủ. Từ đó giải quyết
các suy nghĩ thích nghi kém hoặc sự tin tưởng không đúng về mất ngủ.


17

- Rèn luyện thư giãn: Bệnh nhân nên thực hiện thư giãn cơ bắp hàng
ngày, tập các bài thư giãn vào buổi tối, không nên làm việc căng thẳng trong

khoảng 60 phút trước khi đi ngủ.
Điều trị bằng thuốc:
Điều trị mất ngủ tiên phát là tương đối khó so với điều trị các rối loạn
giấc ngủ khác. Các thuốc hay được sử dụng trong điều trị mất ngủ tiên phát
thường là benzodiazepine, zolpidem, zaleplon và các thuốc ngủ khác. Các
thuốc này cần được sử dụng một cách thận trọng vì dễ gây phụ thuộc. Các
thuốc có tác dụng dài sẽ phù hợp cho những người mất ngủ giữa giấc hoặc
cuối giấc. Những thuốc có tác dụng ngắn (zolpidem, triazolam) được sử dụng
cho bệnh nhân khó và giấc ngủ. Nhìn chung, các thuốc này không được dùng
kéo dài quá 2 tuần để tránh gây nghiện. Một số thuốc chống trầm cảm, đặc
biệt là thuốc chống trầm cảm 3 vòng (amitriptylin, clomipramin) hoặc đa
vòng (mirtazapin,venlafaxin) cũng như thuốc an thần mới hay được sử dụng

và tỏ ra có hiệu quả tốt trong điều trị mất ngủ tiên phát. Các thuốc này có ưu
điểm là không gây phụ thuộc, không độc với gan, thận, cơ quan tạo máu…
nên có thể sử dụng được lâu dài [1].
Điều trị ngủ nhiều tiên phát thường bằng các thuốc gây kích thích thần
kinh trung ương như amphetamine, dùng buổi sáng hoặc buổi tối. Các chất
này cho hiệu quả rất nhanh chóng và rõ ràng; sau khi dùng thuốc bệnh nhân
dễ dàng có trạng thái tỉnh táo và không còn ngủ quá nhiều. Tuy nhiên, ở Việt
Nam, các thuốc kích thích thần kinh là dẫn xuất của amphetamine chưa được
áp dụng điều trị. Các thuốc chống trầm cảm không gây an dịu nhóm SSRI
cũng có kết quả trong đa số trường hợp. Thuốc hay sử dụng là fluoxetin do
thuốc này không gây an dịu mà lại gây kích thích. Thuốc có thể gây mất ngủ
nếu dùng buổi tối ở người không có ngủ lịm. Tác dụng phụ của thuốc là đầy

bụng, buồn nôn, giảm ham muốn tình dục, mệt mỏi [1].


18

Với rối loạn giấc ngủ thứ phát (như mất ngủ trong bệnh trầm cảm, trong
rối loạn cảm xúc lưỡng cực, trong tâm thần phân liệt, trong rối loạn lo âu lan
tỏa…) thì cần phải điều trị kết hợp với bệnh kèm theo và phác đồ điều trị tùy
theo giai đoạn của bệnh.
1.3. Quan niệm của Y học cổ truyền về rối loạn giấc ngủ
Rối loạn giấc ngủ nói chung hay mất ngủ nói riêng theo Y học cổ truyền
thuộc chứng Thất miên, Bất mị, Bất đắc miên…. Chứng này có nhiều biểu

hiện khác nhau, có khi không ngủ được từ lúc bắt đầu nằm xuống, có khi ngủ
được nhưng dễ tỉnh, nặng thì trằn trọc, suốt đêm không ngủ được [38], [7].
Theo Y học cổ truyền, nguyên nhân gây chứng mất ngủ khá phức tạp: do
huyết hư, hoặc do thận âm suy kém, hoặc do hoả của can đởm bốc hoặc do vị
khí không điều hoà hoặc do sau khi ốm bị suy nhược không ngủ được. Theo
sách Cảnh nhạc toàn thư: “Ngủ là gốc ở phần âm mà thần làm chủ, thần yên
thì ngủ được, thần không yên thì ngủ không được”. Thần sở dĩ không yên thì
một là do tà khí nhiễu động, hai là do tinh khí không đủ, chữ “tà” nói ở đây
chủ yếu là chỉ vào đờm, hoả, ăn uống, chữ “vô tà” là chỉ vào tức giận, sợ hãi,
lo nghĩ, những cái đó đều là nguyên nhân gây thành chứng mất ngủ. Sách này
đem chứng mất ngủ tóm tắt thành 5 nguyên nhân chính là: Tâm Tỳ hư, Tâm
Thận bất giao, Tâm và Đởm khí hư, Vị không điều hoà [6], [7], [39]. Trong đó 2

thể là Tâm tỳ hư và Tâm thận bất giao là 2 thể hay gặp trên lâm sàng.
1.3.1. Thể Tâm Tỳ hư
Chứng Tâm Tỳ hư là tên gọi chung chỉ những chứng trạng do Tâm huyết
hao tổn, Tỳ khí bị tổn hại dẫn đến Tâm thần mất nuôi dưỡng, Tỳ khí hư yếu
không làm được chức năng thống huyết, Tâm là nơi chứa Thần, thống nhiếp
huyết mạch, Can là nơi chứa phách, chứa huyết, Tỳ là nơi chứa ý sinh ra
huyết, phàm chứng mất ngủ là do âm huyết hư kém, thần, hồn và ý đều bị hư
tổn [38], bệnh phần nhiều do tư lự quá độ, ăn uống không điều độ, hoặc sau


19


khi ốm chăm sóc không chu đáo và bệnh xuất huyết mạn tính gây nên. Chứng
này trong những bệnh tật khác nhau biểu hiện lâm sàng và phép chữa đều có
đặc điểm riêng. Chủ yếu là hồi hộp hay quên, ngủ ít hay mê, sắc mặt úa vàng,
kém ăn mỏi mệt, bụng trướng, đại tiện nhão, đoản hơi, tinh thần bạc nhược
hoặc xuất huyết dưới da; phụ nữ kinh nguyệt không đều, ra sắc nhợt lượng
nhiều, băng lậu hoặc kinh ít, kinh bế, chất lưỡi nhạt bệu, rêu lưỡi trắng, mạch
tế nhược [7].
Bệnh bất mị - mất ngủ - xuất hiện trong chứng Tâm Tỳ hư có đặc điểm là
mê nhiều dễ thức giấc, giấc ngủ không yên, bệnh phần nhiều do tư lự, mệt
nhọc tổn hại đến Tâm Tỳ, âm huyết ngấm ngầm bị suy hao, thần không nơi ở.
Tỳ bị tổn thương mất khả năng sinh hoá chất tinh vi, huyết hư khó hồi phục,
tâm thần mất sự nuôi dưỡng mà thành mất ngủ. Trương Cảnh Nhạc nói “nhọc

mệt nghĩ quá độ thì tất nhiên làm cho huyết dịch bị hao tổn, thần hồn không
yên tĩnh cho nên không ngủ”. Lâm Hi Đồng nói: “lo nghĩ quá nhiều thành
chứng không ngủ kinh niên”. Sách Loại chứng trị tài cũng viết: “Tư lự thương
Tỳ, Tỳ huyết bị tổn hại, quanh năm mất ngủ, điều trị theo phép bổ ích Tâm Tỳ
Dùng bài Quy tỳ thang hoặc Dưỡng tâm thang [40].
1.3.2. Thể Tâm Thận bất giao
Tâm với thận trong tình huống bình thường, chủ yếu là có mối quan hệ
trên và dưới cùng giao nhau, thủy với hỏa cùng giúp đỡ nhau. Nếu do bẩm tố
tiên thiên bất túc, hoặc hư lao ốm lâu, hoặc phòng thất quá đáng v.v. khiến cho
Thận thủy hư suy ở dưới không thể giúp cho Tâm hỏa ở trên. Tâm hỏa vượng ở
trên không thể giao với Thận ở dưới, hoặc do mệt nhọc tinh thần quá độ, ngũ chí
quá cực đến nỗi Tâm âm bị hao tổn ngấm ngầm, Tâm dương quá thịnh, Tâm hỏa

không thể giao với Thận ở dưới, Tâm hỏa không giáng xuống, Thận thủy không


20

thăng lên tạo thành tình thế thủy hỏa của Tâm Thận không giúp đỡ nhau sẽ hình
thành bệnh biến, lâm sàng gọi là chứng Tâm Thận bất giao [7].
Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là Tâm phiền, mất ngủ, hay mê, di tinh, lưng
đùi ê mỏi, triều nhiệt, đổ mồ hôi trộm, hoa mắt ù tai, hoặc hồi hộp, hoặc khô
họng, hoặc tiểu đêm nhiều lần, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít hoặc không có rêu,
mạch tế sác.
Bệnh bất mị - mất ngủ - xuất hiện trong chứng Tâm Thận bất giao có đặc

điểm là hư phiền, không ngủ, hay mê, ngũ tâm phiền nhiệt, miệng khô tân
dịch ít, lại kiêm cả chứng váng đầu, ù tai, hồi hộp, lưỡi đỏ, mạch tế sác. Đây
là do mệt nhọc nội thương, Thận thủy bất túc, Tâm hỏa mạnh một phía gây
nên. Điều trị theo phép tráng thủy chế hỏa, tư âm thanh nhiệt, dùng bài Giao
thái hoàn.
1.3.3. Các phương pháp điều trị mất ngủ bằng thuốc y học cổ truyền
* Tâm sen, Lá vông, Lạc tiên, củ Bình vôi, cây Húng hôi
Nhiều trường hợp cho kết quả tốt, nhưng thực tế các chất này có tác
dụng không vững bền nên chỉ có công hiệu với các trường hợp mới bị và nhẹ
mà thôi. Gần đây các nhà y học đề xuất việc thay thế liệu pháp hoá học bằng
liệu pháp thực vật với một số loại thảo mộc có tác dụng giúp cho người bệnh
tìm lại được giấc ngủ sâu và êm dịu. Đối với người bị chứng mất ngủ mạn

tính bao gồm các loại mất ngủ kéo dài từ vài tháng đến vài năm, có hai loại
thảo mộc có ích cho họ, đó là cây Đào gai (Anbespine) làm dịu đi những lo âu
căng thẳng và cây Lạc tiên (Passiflore) giúp cho dễ dàng đi vào giấc ngủ.
Trong trường hợp người bệnh thường thức giấc lúc 4 - 5 giờ sáng và không
ngủ lại được thì cây Húng hôi (Baloote) là thứ dược phẩm thiên nhiên hữu
ích. Nó chứa một chất xoa dịu rất mạnh, có tác dụng làm mất đi cảm giác lo
sợ bất an và kéo dài thời gian ngủ [43].


21

* Một số bài thuốc kinh điển

Tâm và Tỳ hư dùng Quy tỳ thang hoặc bài Dưỡng tâm thang, hoặc Lý thị
bất mị nghiệm phương để bổ huyết, ích khí trấn tâm an thần. Triệu thị nhị
nhục thang để ích Tâm Tỳ, sinh khí huyết, bổ Can Thận. Lăng thị thất miên
phương để bổ Thận dưỡng Tâm [40]. Mất ngủ do chân âm kém, hỏa vượng
dùng các bài Hoàng liên a giao thang, Chu sa an thần hoàn, Thiên vương bổ
tâm đan. Mất ngủ do khí của Tâm và Đởm hư dùng Toan táo nhân thang hoặc
bài An thần định trí hoàn. Mất ngủ do Vị không điều hoà do đởm hoả ngăn
chặn dùng bài: Ôn đởm thang, Bán hạ truật mễ thang. Thức ăn trệ lại không
tiêu dùng bài Bảo hoà hoàn. Sau khi ốm dậy mà không ngủ được: Quy tỳ
thang. Do huyết hư can nhiệt: Bách hổ phách đa mị hoàn. Tâm Thận không
giao nhau dùng bài Giao thái hoàn [6] hoặc Triệu thị tử linh thang để bồi bổ
trung tiêu, ích tinh, mạnh sự ăn uống, giao thông Tâm Thận [40].

1.4. Điều trị rối loạn giấc ngủ bằng châm cứu
Châm cứu là một bộ phận quan trọng trong nền Y học Phương Đông nói
chung và Y học cổ truyền Việt Nam nói riêng. Từ hơn 4000 năm qua, châm
cứu đã trở thành một phương pháp phổ biến trong phòng bệnh và chữa bệnh
cho nhân dân.
Trên cơ sở thừa kế phương pháp châm cứu cổ truyền trong quá trình
chữa bệnh các nhà thực hành châm cứu hiện đại đã dựa vào bộ vị của cơ thể
sáng tạo ra nhiều phương pháp mới. Châm để điều trị nhiều bệnh. Các phương
pháp châm cứu mới gồm có: nhĩ châm, diện châm, tị châm, thủ châm, túc
châm…
1.4.1. Khái niệm nhĩ châm
Nhĩ châm tức là dùng kim châm vào những điểm mẫn cảm trên loa tai,

rồi vê kim bằng tay hoặc lưu kim ở loa tai trong thời gian nhất định. Thời gian


22

lưu kim 25 đến 30 phút trong mỗi lần châm tùy theo mục đích bổ, tả đối với
từng chứng bệnh, từng bệnh nhân [8].
Nhĩ châm là một trong những hình thức của châm cứu, có tác dụng chẩn
đoán và điều trị. Ở nhiều nước Châu Á, Châu Âu như: Trung Quốc, Nhật Bản,
Ai Cập, Ý, Pháp, Bồ Đào Nha có sử sách ghi về những tác động vào loa tai để
chữa bệnh.
1.4.2. Cơ sở khoa học của nhĩ châm

1.4.2.1. Theo giải phẫu, thần kinh - sinh lý học
Loa tai giống như một bào thai nằm cuộn mình trong tử cung và có rất
nhiều thần kinh được phân bố ở loa tai. Đó là các nhánh của dây thần kinh tai
to, dây thần kinh chẩm nhỏ, nhánh thái dương của dây thần kinh sinh ba,
nhánh tai của thần kinh mặt, nhánh tai sau của dây phế vị (hình 1.1).
- Nhánh trước của dây thần kinh tai - thái dương: nhánh này đi từ dây thần
kinh tai - thái dương của dây thần kinh V cho ra 3 đến 4 nhánh nhỏ, phân bố:
+ Trên da của gờ bình tai và phía trước của hố tam giác.
+ Tại chân dưới của đối bình, ở trên và trước.
+ Tại xoắn tai trên, bình tai và dái tai lỗ tai và màng nhĩ.
Dây thần kinh tai - thái dương là một dây hỗn hợp (vận động và cảm
giác) là một nhánh của dây thần kinh hàm dưới thuộc dây thần kinh V cùng

với dây mặt và dây thần kinh phế vị, nó kiểm soát lỗ tai ngoài.


23

Hình 1.1: Thần kinh liên quan đến tai
- Dây thần kinh tai to: Xuất phát từ đám rối cổ, men theo bề mặt của cơ
ức đòn chũm, đi lên ngang dái tai, phân ra hai nhánh: nhánh trước tai và
nhánh sau tai.
+ Nhánh trước tai xuyên qua dái tai ra mặt trước của loa tai, cho một
nhánh lên phân bố ở 2/3 dưới của thuyền tai, đối luân, đầu nhọn của hố tam



24

giác, xoắn tai trên và một phần của rễ luân. Còn có một nhánh khác phân bố ở
phần trên và giữa thuyền tai, ở phần giữa của luân tai.
+ Nhánh sau tai phân bố tại da của phần giữa của mặt sau loa tai.
- Nhánh tai của dây X: Nhánh này bắt đầu phát ra từ hạch thần kinh cảnh
của dây phế vị, ra phía trước hợp lại với sợi của thần kinh VII trong ống của
dây này, men theo rãnh của mặt sau loa tai tách ra hai nhánh phân bố tại xoắn
tai dưới và ống tai ngoài.
- Nhánh tai của dây thần kinh VII: Sau khi ra khỏi lỗ trâm chũm, dây VII
cho ra nhánh tai phân bố ở mặt sau tai và xoắn tai trên, tại chỗ dưới và sau rễ

luân, nơi giữa của chân đối luân và phần dưới của hố tam giác.
- Dây thần kinh chẩm nhỏ: Xuất phát từ đám rối cổ, đi lên theo cơ ức
đòn chũm, phát ra một số phân nhánh tới phần trên của loa tai; 1/3 da mặt sau
loa tai, nhánh trước tai và nhánh đâm xuyên phân bố ở luân tai, phần trên của
thuyền tai, chân trên của đối luân và một phần của hố tam giác [8].
Phân bố mạch máu và bạch mạch của loa tai
- Loa tai được cung ứng máu khá đầy đủ, chủ yếu dựa vào động mạch
thái dương nông của động mạch cổ ngoài và động mạch sau tai. Động mạch
thái dương nông nuôi dưỡng khu vực trước tai, còn động mạch sau tai có
nhánh sau tai và nhánh trước tai. Nhánh động mạch sau tai đi đến mặt trước
loa tai, nuôi dưỡng vùng 2/3 dưới của thuyền tai, đối luân, đỉnh của hố tam
giác, xoắn tai trên và một phần vành tai.

- Các tĩnh mạch nhỏ của mặt trước loa tai đổ vào tĩnh mạch thái dương
nông. Tĩnh mạch của mặt sau loa tai hợp lại thành 3 - 5 tĩnh mạch của mặt
sau loa tai đổ vào tĩnh mạch sau tai.
- Bạch mạch của loa tai khá phong phú, hình thành một mạng lưới tại loa
tai. Bạch mạch ở mặt trước loa tai chảy vào mang tai. Đại bộ phận bạch mạch
ở mặt sau loa tai đổ về hạch sau tai.
Với sự phân bố thần kinh như trên, loa tai là ngã rẽ của nhiều đường thần
kinh làm cho nó gắn liền mật thiết với toàn thân. Nhờ sự phân bố thần kinh
cảm giác của nó, loa tai được liên hệ với:


25


- Các đường tủy: Nhờ vào đám rối cổ nông là nơi đã phát ra dây thần
kinh tai to.
- Não bộ: Chủ yếu dựa vào dây thần kinh V.
- Hệ thần kinh thực vật:
+ Hệ giao cảm: Có rất nhiều sợi của thần kinh giao cảm cổ được liên hệ
vào các nhánh của đám rối tủy cổ nông, của dây X và của dây XI. Dây XI lại
được liên hệ trực tiếp với đám rối giao cảm của xoang cảnh (rất quan trọng
trong sự điều hòa vận động tim mạch).
+ Hệ phó giao cảm: Gồm các nhánh mạch và bài tiết nước bọt của dây
phó giao cảm thuộc hành não, dây XI và chủ yếu là dây X.
1.4.2.2. Theo Y học cổ truyền

Nhiều tài liệu kinh điển của châm cứu đề cập mối liên quan giữa tai và
các kinh mạch. Sách Linh khu có nêu “Tai là nơi tụ hội của tổng mạch” hoặc
“Khí huyết của 12 kinh mạch, 365 lạc đều lên mặt để tưới cho 5 quan, 7
khiếu, não tủy ở đầu mặt... trong đó có khí huyết tách ra để tưới nhuận cho tai.
Tai là một điểm trọng yếu trực tiếp thông với kinh Đởm, kinh Tâm, kinh Can,
kinh Tam tiêu, kinh Tiểu trường, gián tiếp thông với kinh Thận, kinh phế, kinh
Tâm bào. Như vậy tất cả các kinh âm và kinh dương chính đều thông với
nhau qua kinh nhánh của chúng và hầu hết các kinh âm và dương chính đều
có liên quan đến tai.
Trong Linh khu, Tố vấn và các tài liệu kinh điển cho thấy rõ mối quan hệ
giữa tai với các tạng phủ trong cơ thể: “Thận khí thông ra tai. Thận hóa thì tai
nghe được...”, “Tâm... khai khiếu ở tai”, “Tỳ... không đầy đủ thì 9 khiếu

không thông”, “Tủy hải không đủ... thì tai ù”, “Bệnh ở can hư... thì tai không
nghe được, khí nghịch thì đau đầu, điếc tai”, “Phế khí hư thì khí ít..., tai điếc”,
“Phế chủ âm thanh, làm tai nghe được âm thanh”.
Như vậy tai có quan hệ mật thiết với 12 kinh mạch và tất cả các tạng phủ
và trong cơ thể. Đây cũng chính là cơ sở lý luận về YHCT của phương pháp
nhĩ châm [8], [41].


×