Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH về cúm AH1N1 của NGƯỜI dân tại HAI xã THUỘC HUYỆN PHỔ yên TỈNH THÁI NGUYÊN năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (542.91 KB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

ĐOÀN THỊ LÀNH

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ CÚM A/H1N1 CỦA
NGƯỜI DÂN TẠI HAI XÃ THUỘC HUYỆN PHỔ YÊN
TỈNH THÁI NGUYÊN NĂM 2014

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG
KHÓA 2011 - 2015

HÀ NỘI - 2015


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

ĐOÀN THỊ LÀNH

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ CÚM A/H1N1
CỦA NGƯỜI DÂN TẠI HAI XÃ THUỘC HUYỆN PHỔ
YÊN TỈNH THÁI NGUYÊN NĂM 2014

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG


KHÓA 2011 - 2015

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Nguyễn Văn Hiến

HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo đại
học, Phòng công tác chính trị học sinh, sinh viên, Bộ môn Giáo dục sức khỏe,
Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng Trường Đại học Y Hà Nội đã
tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành tốt bản khóa luận này.
Với tấm lòng của người học trò, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
PGS.TS. Nguyễn Văn Hiến - Người Thầy đã luôn tận tình dành nhiều
thời gian hướng dẫn chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và
hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm đề tài độc lập cấp Nhà nước:
“Nghiên cứu thực trạng, xây dựng mô hình dự báo, kiểm soát một số nhóm
bệnh có liên quan đến biến đổi khí hậu ở Việt Nam” đã tạo điều kiện và cho
phép tôi được sử dụng một phần số liệu từ đề tài độc lập cấp Nhà nước để
thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia đình,
những người bạn thân thiết đã cùng tôi chia sẻ những khó khăn và giành cho
tôi những tình cảm, sự chăm sóc quý báu trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành khóa luận.
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Đoàn Thị Lành



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học được thực
hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Văn Hiến và được sự cho phép
của Ban chủ nhiệm đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu thực trạng, xây dựng
mô hình dự báo, kiểm soát một số nhóm bệnh có liên quan đến biến đổi khí
hậu ở Việt Nam” của Trường Đại học Y Hà Nội mã số ĐTĐL.2012-G/32 do
PGS.TS. Lê Thị Tài làm chủ nhiệm đề tài.
Các số liệu, kết quả trong khóa luận này là hoàn toàn trung thực, khách
quan và chưa từng được công bố trên bất cứ tài liệu nào.
Nếu có gì sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Sinh viên

Đoàn Thị Lành


DANH SÁCH VIẾT TẮT

AIDS

Acquired immunodeficiency syndrome



Cao đẳng

CSSK


Chăm sóc sức khỏe

ĐH

Đại học

ĐKTMB

Điểm kiến thức mong đợi

ĐMĐ

Điểm mong đợi

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

ĐTV

Điều tra viên

HCM

Hồ Chí Minh

KAP

Knowledge, attitude, practice


TĐHV

Trình độ học vấn

WHO

World Health Organization

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................3
1.1. Giới thiệu khái quát về virus cúm và vius cùm A/H1N1.......................3


1.1.1. Vi rut cúm........................................................................................3
1.1.2. Vi rút cúm A/H1N1.........................................................................3
1.2. Một số đặc điểm dịch tễ của cúm A/H1N1............................................4
1.2.1. Nguồn bệnh.....................................................................................4
1.2.2. Phương thức lây truyền...................................................................4
1.2.3. Tính cảm nhiễm và miễn dịch.........................................................5
1.2.4. Triệu chứng lâm sàng của bệnh cúm A/H1N1................................5
1.3. Các biện pháp phòng, chống dịch cúm A/H1N1....................................6
1.3.1. Biện pháp phòng bệnh.....................................................................6
1.3.2. Biện pháp xử trí khi có dịch............................................................6
1.4. Một số nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về cúm A/H1N1.............8
1.4.1. Trên thế giới về cúm A/H1N1.........................................................8
1.4.2. Nghiên cứu tại Việt Nam về cúm A/H1N1......................................9
1.5. Một số thông tin về địa bàn nghiên cứu huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên.11
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........12
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu........................................................12

2.2. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................12
2.3. Thiết kế nghiên cứu..............................................................................13
2.4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu...................................................................13
2.4.1. Cỡ mẫu:.........................................................................................13
2.4.2. Cách chọn mẫu..............................................................................13
2.5. Biến số và chỉ số nghiên cứu................................................................14
2.6. Kỹ thuật thu thập thông tin...................................................................16
2.7. Xử lý và phân tích số liệu.....................................................................17
2.8. Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành...............................18
2.9. Sai số và cách khắc phục......................................................................18
2.10. Đạo đức nghiên cứu...........................................................................19
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................21
3.1. Thông tin chung về đối tượng và hộ gia đình nghiên cứu....................21


3.2. Kiến thức, thực hành của người dân về bệnh cúm A/H1N1................23
3.2.1. Kiến thức của người dân về bệnh cúm A/H1N1...........................23
3.3. Mối liên quan giữa một số yếu tố với kiến thức và thực hành.............30
3.3.1. Mối liên quan giữa đặc điểm nhận khẩu học với kiến thức về bệnh
cúm A/H1N1...........................................................................................30
3.3.1. Mối liên quan giữa trình độ học vấn và kiến thức về bệnh cúm
A/H1N1...................................................................................................31
3.3.2. Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học với thực hành phòng
bệnh cúm A/H1N1...................................................................................32
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN............................................................................34
4.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu..........................................34
4.2. Kiến thức, thực hành về bệnh cúm A/H1N1 của người dân tại hai xã
huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên năm 2014..........................................35
4.2.1. Kiến thức về bệnh cúm A/H1N1...................................................35
4.2.2. Thực hành phòng chống bệnh cúm A/H1N1.................................38

4.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành của người dân về
cúm A/H1N1 tại hai xã huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên....................40
4.4. Hạn chế của nghiên cứu.......................................................................41
KẾT LUẬN....................................................................................................42
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Một số đặc điểm chung của ĐTNC................................................21
Bảng 3.2: Thực trạng tiếp cận thông tin bệnh cúm A/H1N1 của người dân...23
Bảng 3.3: Kiến thức về nguy cơ bệnh cúm A/H1N1.......................................28
Bảng 3.4: Mối liên quan giữa nghề nghiệp và kiến thức về bệnh cúm A/H1N1
.......................................................................................................30
Bảng 3.5: Mối liên quan giữa trình độ học vấn và kiến thức về bệnh cúm
A/H1N1.........................................................................................31
Bảng 3.6: Mối liên quan giữa nghề nghiệp và thực hành phòng chống bệnh
cúm A/H1N1.................................................................................32
Bảng 3.7: Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành....................................32


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Thực trạng tiếp cận thông tin của người dân..............................22
Biểu đồ 3.2: Kiến thức về khái niệm bệnh cúm A/H1N1................................23
Biểu đồ 3.3: Kiến thức về đường lây truyền bệnh cúm A/H1N1....................24
Biểu đồ 3.4: Kiến thức về triệu chứng bệnh cúm A/H1N1.............................24
Biểu đồ 3.5: Kiến thức về mùa lây truyền cúm A/H1N1................................25
Biểu đồ 3.6: Kiến thức về thời tiết dễ lây truyền cúm A/H1N1......................26

Biểu đồ 3.7: Kiến thức về đối tượng dễ mắc bệnh cúm A/H1N1...................26
Biểu đồ 3.8: Kiến thức về khả năng phòng ngừa bệnh cúm A/H1N1.............27
Biểu đồ 3.9: Kiến thức về biện pháp phòng ngừa bệnh cúm A/H1N1............27
Biểu đồ 3.10: Mức độ kiến thức về bệnh cúm A/H1N1..................................28
Biểu đồ 3.11: Kiến thức về mức độ nguy hiểm của bệnh cúm A/H1N1.........29
Biểu đồ 3.12: Thực hành các biện pháp phòng chống bệnh H1N1.................29
Biểu đồ 3.13: Thực hành phòng chống bệnh cúm A/H1N1............................30


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là nước đang phát triển nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới
gió mùa nên tình hình bệnh tật còn diễn ra rất phức tạp, bên cạnh các bệnh
không lây nhiễm có xu hướng ngày càng tăng thì những bệnh truyền nhiễm
vẫn có thể bùng phát theo mùa, gây hậu quả nghiêm trọng đến đời sống, sức
khỏe và tâm lý của người dân trong đó có dịch cúm A/H1N1.
Cúm A/H1N1 mới hay còn gọi là cúm lợn gây bệnh ở người lần đầu
tiên được phát hiện ở Mexico, là nguyên nhân gây ra vụ đại dịch đầu tiên của
thế kỷ XXI. Dịch cúm A/H1N1 đã diễn biến phức tạp tại một số nước và
nhanh chóng bùng phát thành đại dịch, với nhiều trường hợp mắc mới. Ngày
11 tháng 6 năm 2009 Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã chính thức công bố đại
dịch cúm toàn cầu và nâng cấp báo động lên cấp 6. Đây là đại dịch cúm đầu
tiên trong vòng hơn 40 năm qua (kể từ năm 1968). Thêm vào đó là khả năng
lây truyền nhanh và đe dọa sức khỏe cộng đồng [1]. Đến ngày 31 tháng 1 năm
2010, toàn thế giới đã có hơn 210 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhân bệnh
nhân dương tính với vi rút cúm A/H1N1, trong đó có ít nhất 15.174 trường
hợp đã tử vong. Việt Nam cũng đang phải đương đầu với đại dịch này, tính
đến 17h00 ngày 10/02/2010, Việt Nam đã ghi nhận 11.186 trường hợp dương
tính và 58 trường hợp đã tử vong do cúm AH1N1 [2].

Ngày 10 tháng 8 năm 2010 Tổng giám đốc WHO - tiến sĩ Margaret
Chan thông báo rằng virus cúm H1N1 đã chuyển sang giai đoạn hậu đại
dịch. Tuy nhiên, vẫn có khả năng bột phát ở những biên độ khác nhau [3].
Sau đại dịch năm 2010 cúm A/H1N1 vẫn lưu hành đến nay [4]. Hàng năm
nước ta vẫn ghi nhận những trường hợp mắc cúm A/H1N1 tại một số địa
phương [5].


2

Để kiểm soát và hạn chế dịch bệnh cúm A/H1N1 bùng phát trở lại, mọi
người dân cần có kiến thức để nhận thức được tầm quan trọng của dịch, có
thái độ quan tâm và thực hành đúng các biện pháp phòng, chống, đối phó với
dịch để hạn chế những thiệt hại không đáng có về cả tính mạng và tiền của.
Phòng chống dịch bệnh nói chung và dịch cúm AH1N1 không chỉ là nhiệm vụ
của các cấp ủy đảng chính quyền mà còn là nhiệm vụ của mọi người dân.
Hiện nay người dân đã hiểu biết thế nào về bệnh cúm AH1N1 và đã có những
thực hành như thế nào để phòng chống dịch bệnh nguy hiểm này? Để góp
phần trả lời các câu hỏi trên chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: “Kiến
thức, thực hành về cúm A/H1N1 của người dân tại hai xã thuộc huyện Phổ
Yên tỉnh Thái Nguyên năm 2014” với hai mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng kiến thức, thực hành về cúm A/H1N1 của người dân
tại hai xã Minh Đức và Trung Thành, huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên
năm 2014.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành của người dân
tại hai xã Minh Đức và Trung Thành huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên
năm 2014.


3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Giới thiệu khái quát về virus cúm và vius cùm A/H1N1
1.1.1. Vi rut cúm
Virus cúm thuộc họ Orthomyxoviridae, đó là căn nguyên gây bệnh
cúm: là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính tạo dịch do virus và được
phân thành 3 týp A, B và C.Virus cúm có thể gây những vụ dịch lan tràn khắp
thế giới. Trong 3 týp virus cúm thì chỉ có virus cúm týp A gây bệnh cho cả
người và động vật và thường gây đại dịch với chu kỳ 7-10 năm. Virus cúm
týp B và C chỉ có thể gây bệnh trên người, virus cúm týp B thường chỉ gây ra
các vụ dịch nhỏ với chu kỳ 5 - 7 năm. Riêng virus cúm týp C chỉ gây bệnh
nhẹ với các triệu chứng bệnh không điển hình và tản mát.
Virus cúm týp A có 2 kháng nguyên bề mặt là kháng nguyên ngưng kết
hồng cầu haemaglutinin (H) và enzym neuraminidase (N). Hiện nay người ta
đã phát hiện ra 17 cấu trúc kháng nguyên H (H1 – H17) và 10 loại kháng
nguyên N (N1- N10), các cách tổ hợp khác nhau của hai loại kháng nguyên
này tạo ra các phân týp khác nhau của virus cúm A [6].
Các virus cúm có tính biến đổi rất cao, đặc biệt là virus cúm týp A.
Trong quá trình lưu hành của virus cúm A, hai kháng nguyên H và N luôn
luôn biến đổi. Những biến đổi này sẽ tạo ra các phân týp virus cúm hoàn toàn
mới mà tác hại của nó khó có thể lường trước được. Đây là một trong những
yếu tố để một đại dịch có thể bùng phát [7].
1.1.2. Vi rút cúm A/H1N1
Vi rút cúm A/H1N1 là phân nhóm của virus cúm A, thuộc họ
Orthomyxoviridae, có vật chủ là người, chim, lợn... Vi rút cúm A/H1N1 cũng


4


có hình thái cấu trúc giống như các vi rút nhóm A, đó là những mảnh nhỏ có
hình cầu, kích thước đường kính 50-120nm hoặc có hình sợi với đường kính
20nm, dài 200-300nm. Hemagglutinin và Neuraminidase là những kháng
nguyên mà các thuốc kháng vi rút tác động vào và cũng là protein mang tính
kháng nguyên của vi rút. Đáp ứng kháng thể của cơ thể của cơ thể với những
protein này sẽ giúp chia viruts cúm A thành những phân nhóm khác nhau. Tên
của vi rút cho thấy virus A/H1N1 có các phân tử trên bề mặt của nó là kết hợp
hai kháng nguyên: hemagglutinin - HA type 1 và neuraminidase - N type 1 [8,9].
Vi rút cúm A/H1N1 tồn tại khá lâu ngoài môi trường, có thể sống từ 24
- 48h trên các bề mặt như bàn, ghế, tủ, tay vịn cầu thang,..; tồn tại trong quần
áo từ 8 - 12h và duy trì được 5 phút trong lòng bàn tay. Loại vi rút này đặc
biệt sống lâu trong môi trường nước, có thể sống đến 4 ngày trong môi trường
nước ở nhiệt độ 22 độ C và sống 30 ngày ở nhiệt độ 0 độ C [8].
1.2. Một số đặc điểm dịch tễ của cúm A/H1N1
1.2.1. Nguồn bệnh
Nguồn bệnh chủ yếu cho người là người bệnh nhiễm cúm. Người mang
vi rút cúm A/H1N1 có khả năng truyền vi rút cho nhữn người xung quanh
trong thời gian từ 1 ngày tới trước 7 ngày sau kể từ khi có triệu chứng. Bệnh
lây lan càng nhanh, càng mạnh khi có sự tiếp xúc trực tiếp với người bệnh,
đặc biệt là ở nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ,...[10,11].
1.2.2. Phương thức lây truyền
Cúm A/H1N1 là bệnh lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp,
qua cac giọt nước bọt nhỏ, hay dịch tiết mũi họng nho qua hắt hơi của người
bệnh. Ngoài ra vi rút còn tồn tại ở các vật dụng hàng ngày, đồ chơi trẻ em. Khi
có sự tiếp xúc với các vật dụng này cũng có khả năng nhiễm bệnh [9,12].


5

1.2.3. Tính cảm nhiễm và miễn dịch

Tất cả mọi người đều có khả năng mắc bệnh cúm A/H1N1. Khả năng
mắc cao ở những người mắc bệnh mạn tính, phụ nữ mang thai, người già, trẻ
em. Sau khi mắc bệnh cơ thể sẽ tự sinh ra kháng thể đặc hiệu, tuy nhiên kháng
thể này không bền vững. Kháng thể xuất hiện từ 1-3 tuần sau khi mắc và đạt
đỉnh cao vào khoảng 2-4 tuần sau đó giảm xuống [9,11].
1.2.4. Triệu chứng lâm sàng của bệnh cúm A/H1N1
Bệnh cúm A/H1N1 có thể lây trực tiếp từ người sang người diễn biến
cấp tính và có một số biểu hiện sau đây:
- Sốt (thường trên 38oC).
- Các triệu chứng về hô hấp:
+ Viêm long đường hô hấp.
+ Đau họng.
+ Ho khan hoặc có đờm.
- Các triệu chứng khác
+ Đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, nôn, tiêu chảy.
Nhiều trường hợp có biểu hiện viêm phổi nặng, thậm chí có suy hô hấp
cấp và suy đa tạng [10]. Để chẩn đoán bệnh cần dựa vào một số yếu tố dịch tễ
quan trọng của bệnh như:
- Người bệnh sống hoặc đi đến từ vùng có dịch cúm lợn A/H1N1.
- Người có tiếp xúc với người bệnh bị bệnh hoặc nguồn lây bệnh. Khi
nghi ngờ mắc cúm A/H1N1 cngười bệnh cần được đưa đến các cơ sở y tế có
khả năng xét nghiệm và xác định chính xác bệnh.


6

1.3. Các biện pháp phòng, chống dịch cúm A/H1N1
1.3.1. Biện pháp phòng bệnh
Cần truyền thông giáo dục kiến thức cho cộng đồng về các biện pháp
phòng ngừa bệnh để người dân biết cách tự bảo vệ và tránh lây nhiễm cho

người khác khi có bệnh:
- Tránh tiếp xúc: Tránh tiếp xúc gần với người bị ốm. Khi bị bệnh, giữ
khoảng cách với người khác để bảo vệ họ không bị lây.
- Ở nhà khi bị ốm: Nếu có thể, hãy ở nhà khi đang bị ốm sẽ giúp ngăn
ngừa việc lây bệnh cho người khác.
- Che miệng và mũi: Che miệng và mũi bằng khăn giấy khi ho hoặc hắt
hơi. Nó có thể ngăn chặn lây bệnh cho những người xung quanh.
- Rửa tay của bạn: Rửa tay thường xuyên sẽ giúp bảo vệ bạn khỏi vi rút.
- Tránh chạm vào mắt, mũi hay miệng: Vi rút thường lây lan khi một
người chạm vào cái gì đó là bị nhiễm vi rút và sau đó chạm vào mắt, mũi của
mình, hoặc miệng.
- Thực hành thói quen sống tốt cho sức khỏe: Luyện tập thể dục thể
thao, ngủ đủ giấc, tránh stress, uống nhiều nước hoa quả và thức ăn giàu dinh
dưỡng [13].
1.3.2. Biện pháp xử trí khi có dịch
Khuyến cáo của Bộ Y tế về phòng chống cúm A/H1N1:
- Học sinh, sinh viên, cán bộ, nhân viên công tác tại các trường học chủ
động theo dõi sức khoẻ hàng ngày để phát hiện triệu chứng cúm. Nếu có biểu
hiện bệnh (sốt, ho, đau họng…) thì nên ở nhà, không đến trường ít nhất là 7
ngày sau khi bị bệnh, kể cả nếu khỏi sớm hơn; đồng thời thông báo cho Ban
giám hiệu, cơ quan y tế tại trường học biết để được tư vấn.


7

- Học sinh, sinh viên, cán bộ, nhân viên công tác tại các trường học nếu
phát hiện triệu chứng cúm khi đang ở trường thì chủ động cách ly vào phòng
riêng, thông báo cho Ban giám hiệu, cơ quan y tế tại trường học biết và nên
về nhà ngay.
- Người dân sinh sống và làm việc tại các khu vực tập trung đông người

như nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, ký túc xá...nếu có biểu hiện cúm
hay nghi ngờ bệnh cúm thì cần chủ động cách ly và thông báo cho đơn vị và y
tế cơ quan biết để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
- Những người mắc bệnh mạn tính (bệnh tim mạch, hen, lao phổi, tiểu
đường, béo phì, suy dinh dưỡng, bệnh nhân AIDS...), phụ nữ mang thai,
người già, trẻ em cần được đặc biệt quan tâm tới tình trạng sức khỏe của
mình, tránh tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh, khi có biểu hiện bệnh cần
đến ngay cơ sở y tế để được khám, chữa kịp thời, hạn chế biến chứng nặng và
tử vong.
- Mọi người dân tự bảo vệ bản thân và cộng đồng bằng cách thực hiện
tốt các biện pháp phòng chống dịch như: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng
hoặc dung dịch sát khuẩn, vệ sinh môi trường, thông thoáng nơi ở, nơi làm
việc, lau chùi bề mặt, đồ dùng, vật dụng sinh hoạt bằng các hóa chất sát khuẩn
thông thường, che miệng khi bị ho, không khạc nhổ bừa bãi. Đặc biệt, để
tránh các biến chứng do sử dụng thuốc không đúng cách, người dân không
nên tự ý mua và sử dụng thuốc kháng vi rút (Tamiflu) khi chưa có chỉ định
của cán bộ y tế.
- Khi có biểu hiện nghi ngờ cúm A/H1N1 hãy thông báo theo đường dây
nóng của Sở Y tế trên địa bàn, các viện vệ sinh dịch tễ/pasteur, đồng thời thông
báo cho Bộ Y tế [14].


8

1.4. Một số nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về cúm A/H1N1
1.4.1. Trên thế giới về cúm A/H1N1
Trong lịch sử virus H1N1 đã gây ra nhiều vụ dịch trên toàn thế giới,
điển hình là 4 vụ đại dịch diễn ra vào những năm: Vụ đại dịch năm 1918-1919
hay còn gọi là cúm Tây Ban Nha đã gây ra cái chết của hơn 50 triệu người,
hơn 675.000 người Mỹ đã thiệt mạng; những vụ đại dịch năm 1957-1958,

1968-1969, 2009-2010 cũng đã gây ra cái chết của rất nhiều người trên toàn
thế giới [15]. Trước diễn biến phức tạp và khả năng bùng phát của bệnh, trên
thế giới đã có những nghiên cứu về hiểu biết và thực hành của người dân đối
với cúm A/H1N1 để có biện pháp truyền thông và giáo dục đề phòng hợp lý.
Đã có những nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành của người dân tại
một số nước như Thái Lan, Trung Quốc, Italia (Ý), [16], [17], [18].
Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh Trung Quốc năm 2009 đã
tiến hành nghiên cứu phỏng vấn qua điện thoại 10.669 người tại bảy thành thị
và hai khu vực nông thôn của Trung Quốc về kiến thức, thái độ, thực hành
của người dân. 30% người được hỏi không rõ liệu virus cúm A/H1N1 có lây
lan qua đường thực phẩm hay không, 65,7% cho rằng đại dịch không ảnh
hưởng đến cuộc sống của họ. Tỷ lệ tiêm chủng cúm theo mùa và cúm H1N1
tương ứng giữa hai khu vực là 7,5% và 10,8% [16].
Năm 2012 một nghiên cứu đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành của
các bậc cha mẹ từ 26 đến 65 tuổi đã được tiến hành bởi trường đại học
Second university of Naples, Naples, nước Ý. Kết quả cho thấy trong tổng
cộng 781 đối tượng tham gia với tỷ lệ đáp ứng 60.1%. Chỉ có 32.3% số người
được hỏi xác định một cách chính xác các phương thức lây truyền chính và
các biện pháp phòng ngừa chính, và các kết quả phân tích hồi quy logistic đa
biến cho thấy rằng kiến thức này cao hơn đáng kể ở những người có trình độ


9

học vấn cao hơn và làm việc như nhân viên y tế. Ít hơn một phần ba (28.8%)
số người được hỏi đã đến gặp bác sĩ ít nhất một lần trong 2 tháng trước cuộc
điều tra vì bất kỳ lý do liên quan đến cúm A/H1N1 và các mô hình hồi quy
logistic đa biến cho thấy rằng phụ nữ và những người có nhiều hơn một con
trai có nhiều khả năng để có một cuộc gặp [17].
Cuộc khảo sát được tiến hành để đánh giá kiến thức, thái độ và thực

hành liên quan đến cúm A/H1N1 của người dân sống dọc biên giới Thái
-Myanmar ở tỉnh Ratchaburi, Thái Lan. Trong số 110 hộ gia đình được khảo
sát, 96% là người dân tộc Karen, hơn 50% là thất học và hầu hết gia đình thu
nhập thấp. Kiến thức về bệnh cúm A/H1N1 thấp. Thái độ và thực hành phòng
tránh cúm chủ yếu ở người cao tuổi [18].
1.4.2. Nghiên cứu tại Việt Nam về cúm A/H1N1
Ở Việt Nam cũng đã có những nghiên cứu về kiến, thức, thực hành của
người dân để có biện pháp truyền thông hơp lý, nâng cao nhận thức của người
dân [19], [20].
Nghiên cứu do Trung tâm y tế Phong Điền, Thừa Thiên Huế tiến hành
từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2013 trên 900 đại diện hộ gia đình thuộc 10 xã
huyện Phong Điền cho thấy tỷ lệ có kiến thức chung về bệnh cúm A đúng
chiếm tỷ lệ 52,7%, cao hơn rất nhiều so với người dân có kiến thức đúng về
bệnh cúm A/H1N1 đại dịch là 16,2% trong nghiên cứu của Trần Ngọc Hữu
cùng cộng sự tại khu vực phía Nam năm 2010. Tuy nhiên xét về từng nội
dung thì nguy cơ lây nhiễm cúm A trong cộng đồng vẫn còn cao bởi lẽ các
kiến thức cơ bản còn thấp như khả năng điều trị bệnh cúm 40,6% và hiểu biết
về khoảng thời gian để lây cúm A/H1N1 từ người bệnh sang người lành chỉ
có 36,9%.


10

Kết quả thực hành chung về xử lý gia cầm đúng chiếm tỷ lệ rất thấp
30,4%. Điều đáng lo nhất là xử lý gia cầm khi bị bệnh hoặc chết chỉ đạt
16,2%, Vệ sinh cá nhân và dụng cụ sau khi tiếp xúc với gia cầm chết: 15,9%,
Độ sâu chôn xác gia cầm: 13,7%, Xử lý chuồng trại sau khi gia cầm chết:
12,6%, bảo hộ khi tiếp xúc với gia cầm chết 7,7% [19].
Một nghiên cứu cắt ngang khác mô tả về KAP của người dân tại Huyện
Củ Chi – thành phố HCM và thành phố Cần Thơ cho thấy người dân có kiến

thức đúng về phòng chống bệnh cho cá nhân 74,7% và có kiến thức đúng về
phòng chống bệnh cho cộng đồng 36,8%. Thái độ của người dân khi nhận
định nguy hiểm của cúm A/H1N1 là 95,1%, và 97,4 % cho rằng nên phòng
ngừa cúm A/H1N1 là đại dịch. Tỉ lệ người dân thực hành đúng về phòng bệnh
cá nhân như thực hiện rửa tay chỉ đạt 148/304 (48,7%), lau chùi, làm thông
thoáng nhà cửa thường xuyên (189/304) 62,2%,,tránh tiếp xúc với người bệnh
86% và thân nhân người bệnh 67,3% [20].
Theo thông báo của cục Y tế dự phòng ngày 2 tháng 5 năm 2013 về
tình hình bệnh cúm cho thấy hàng năm nước ta vẫn ghi nhận khoảng 1,6 triệu
đến 1,8 triệu trường hợp mắc cúm mùa. Theo báo cáo giám sát của các tỉnh,
thành phố, trong 3 tháng đầu năm 2013 đã có trên 300.000 người nhiễm cúm,
trong đó đã có 03 trường hợp tử vong do cúm A/H1N1, trong đó tại Yên Bái
co 02 trường hợp và Thanh Hóa có 01 trường hợp tử vong. Qua kết quả giám
sát cúm trọng điểm quốc gia, nước ta ghi nhận sự xuất hiện của cúm B và 02
phân týp vi rút cúm A: cúm A/H1N1 và cúm A/H3N2, trong đó phân týp vi
rút cúm A/H1N1 chiếm tỷ lệ 46% số mẫu bệnh phẩm dương tính với vi rút
cúm. Trước tình hình tỷ lệ bệnh nhân mắc cúm A/H1N1 cao trong số bệnh
nhân có hội chứng cúm, Bộ Y tế đang chỉ đạo các địa phương tiếp tục theo
dõi, phát hiện các ổ dịch, đặc biệt việc phát hiện sớm bệnh nhân nặng điều trị
kịp thời [5].


11

1.5. Một số thông tin về địa bàn nghiên cứu huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên
Huyện Phổ Yên là cửa ngõ phía nam của tỉnh Thái Nguyên, phía nam
giáp huyện Sóc Sơn thành phố Hà Nội, phía đông giáp huyện Hiệp Hòa tỉnh
Bắc Giang, Phía tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía bắc giáp thị xã Sông Công và
thành phố Thái Nguyên. Diện tích tự nhiên của huyện Phổ Yên là 256,67km 2.
Huyện có 18 xã thị trấn. Dân số của huyện là 145.205 người với tổng số

35.131 hộ gia đình. Huyện Phổ Yên có 7 dân tộc anh em sinh sống, trong đó
chủ yếu là dân tộc Kinh chiếm 91,5%. Nghề nghiệp chính của dân là sản xuất
nông nghiệp, chủ yếu là trồng chè và lúa.
Nghiên cứu được tiến hành tại hai xã Minh Đức và Trung Thành thuộc
huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Đây là hai xã đại diện cho huyện: một xã ở
xa trung tâm huyện (xã Trung Thành) và một xã gần trung tâm huyện (xã Minh
Đức). Số bệnh nhân mắc một số bệnh tại cộng đồng khá cao, trong đó có đột quỵ
não. Dân cư chủ yếu làm việc trong các khu công nghiệp và trồng trọt.
Xã Minh Đức có diện tích 18,09km 2 và dân số là 6.797 người, mật độ
dân số đạt 377,6 người/km2
Xã Trung Thành có diện tích 9,05 km², dân số là 10.721 người, mật độ
cư trú đạt 1.185 người/km² [21].


12

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.
Thời gian nghiên cứu: nghiên cứu được tiến hành từ 6/2014 – 4/2015,
thời gian thu thập số liệu tại thực địa là tháng 6/2014.
Địa điểm nghiên cứu: hai xã Minh Đức và Trung Thành, huyện Phổ
Yên tỉnh Thái Nguyên.
2.2. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng:
Người chăm sóc sức khỏe chính của hộ gia đình, thường là chủ hộ sống
ở 2 xã nghiên cứu.
Tiêu chuẩn lựa chọn:
 Là chủ hộ gia đình hoặc người đại diện cho hộ gia đình đồng ý tham

gia nghiên cứu.
 Là người khỏe mạnh, tinh thần bình thường, có khả năng cung cấp
đúng các thông tin.
 Có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên.
 Là người có hộ khẩu thường trú tại hai xã huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên.
 Mỗi gia đình chỉ phỏng vấn 1 người.
Tiêu chuẩn loại trừ:
 Đối tượng không đồng ý tham gia nghiên cứu.
 Không thuộc hộ gia đình nghiên cứu đã được chọn.
 Không lựa chọn trẻ em dưới 18 tuổi.


13


14

2.3. Thiết kế nghiên cứu.
Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu.
2.4.1. Cỡ mẫu:
Áp dụng công thức tính ước lượng 1 tỷ lệ:
N= Z2(1-α/2)
Trong đó:
 n: số hộ gia đình tại hai huyện Phổ Yên phải điều tra.
 Z 1- : mức độ chính xác của nghiên cứu cần đạt dự kiến 95% = 1,96.
 p: chọn p=0,5 để được cỡ mẫu lớn nhất.
 d: độ chính xác mong muốn, d = 0,05.
Theo công thức trên thì cỡ mẫu tối thiểu đưa vào nghiên cứu là 384,
làm tròn số là 400 đối tượng.

2.4.2. Cách chọn mẫu
Dùng phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn:
- Chọn huyện chủ đích: từ danh sách các huyện của tỉnh chọn chủ đích
01 huyện vào nghiên cứu (là huyện Phổ Yên).
- Chọn xã: tại huyện đã chọn, từ danh sách tất cả các xã của huyện đó, 02
xã được chọn vào nghiên cứu bằng phương pháp chọn mẫu chủ đích, một xã
gần trung tâm huyện và một xã xa trung tâm huyện.
- Chọn hộ gia đình phỏng vấn: tại xã được chọn, dựa vào số thôn của xã
đó tính số hộ cần thiết cho mỗi thôn. Tại mỗi thôn, hộ gia đình đầu tiên được
chọn theo phương pháp ngẫu nhiên đơn dựa vào danh sách hộ gia đình do địa
phương cung cấp. Các hộ tiếp theo được chọn theo phương pháp cổng liền
cổng cho đến khi đủ số hộ theo tính toán.


15

- Chọn đối tượng phỏng vấn: là những người có khả năng trả lời phỏng
vấn và là người quyết định chính trong chăm sóc sức khỏe của hộ gia đình,
những người này thường là các chủ hộ gia đình.
2.5. Biến số và chỉ số nghiên cứu.
Nhóm
Tên biến số
Định nghĩa/chỉ số
biến số
Thông tin chung của ĐTNC
Đặc
Tuổi
Số năm tính từ khi sinh ra đến

Kỹ

thuật

Công cụ

Phỏng

Bộ câu hỏi

năm 2014 (theo lịch dương)
Nam/nữ

vấn
Phỏng

Bộ câu hỏi

Không biết chữ, đọc viết, 0-≤6

vấn
Phỏng

Bộ câu hỏi

và chưa đi học, 1- 12, CĐ và ĐH
Nghề nghiệp Làm ruộng và nghề khác (cán bộ,

vấn
Phỏng

Bộ câu hỏi


buôn bán,…)
phần Là đánh giá do ủy ban nhân dân

vấn
Phỏng

Bộ câu hỏi

trưng
Giới

cá nhân
và hộ
gia
đình

TĐHV

Thành

kinh tế hộ gia xã phân loại

vấn

đình
Mục tiêu 1: Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh cúm A/H1N1 của
người dân hai xã huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên năm 2014.
Kiến Đã nghe đến Tỷ lệ % người đã nghe đến bệnh
Phỏng Bộ câu hỏi

thức

bệnh
Định

nghĩa Tỷ lệ % người trả lời đúng (Bệnh

vấn
Phỏng

Bộ câu hỏi

đúng bệnh
cúm A/H1N1 là bệnh lây)
Đường
lây Tỷ lệ % trả lời đúng đường

vấn
Phỏng

Bộ câu hỏi

truyền bệnh

truyền (ăn uống, hô hấp, tiếp xúc

vấn

với dịch mụn nước, tiếp xúc với
phân của bệnh nhân)

nhiều Tỷ lệ % theo mùa (xuân, hè, thu,

Phỏng

Bộ câu hỏi

vào mùa nào đông)
Đối tượng dễ Tỷ lệ % trả lời đúng đối tượng dễ

vấn
Phỏng

Bộ câu hỏi

mắc bệnh
mắc
Biểu
hiện Tỷ lệ % theo biểu hiện

vấn
Phỏng

Bộ câu hỏi

Mắc


16

bệnh

Bệnh

có Tỷ lệ % trả lời bện có thể phòng

vấn
Phỏng

Bộ câu hỏi

phòng được
được
Biện
pháp Tỷ lệ % theo biện pháp (rửa tay

vấn
Phỏng

Bộ câu hỏi

phòng
bệnh

ngừa bằng xà phòng, ăn chín uống sôi,

vấn

rửa sạch đồ dùng trước khi sử
dụng, không cho trẻ mút tay,
không cho trẻ dùng chung vật
dụng ăn uống, alàm sạch đồ chơi,

tiêm phòng vắc xin, thu gom và
xử lý phân hợp vệ sinh, không

cho trẻ bệnh đến lớp)
Bệnh có phát Tỷ lệ % trả lời bệnh có thể phát
triển

thành triển thành dịch

nguy hiểm, bình thường, nguy

hiểm, rất nguy hiểm)
Cần tránh tiếp Tỷ lệ % trả lời cần tránh tiếp xúc
xúc với người với người bị bệnh

Phỏng

Bộ câu hỏi

vấn
Phỏng

Bộ câu hỏi

vấn

Thực

bị bệnh
Thực

hành Tỷ lệ thực hiện đúng các biện

hành

phòng

bệnh pháp phòng bệnh.

Bộ câu hỏi

vấn

dịch
Mức độ nguy Tỷ lệ % theo mức độ (không
hiểm

Phỏng

Phỏng

Bộ câu hỏi

vấn

trong năm qua
Mục tiêu 2: Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh
cúm A/H1N1 của người dân tại hai xã huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên năm
2014.
Các
yếu tố


Mối

liên Liên quan giữa Phân tích đơn biến với

Phần mềm

quan

giữa một số yếu tố với biến phụ thuộc là kiến

stata 12

liên

một số yếu tố kiến

thức thức đạt và biến độc

quan

với kiến thức (đạt/không đạt)

lập là các yếu tố đặc


×