Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

NGHIÊN cứu HÀNH VI CHUYÊN NGHIỆP của SINH VIÊN điều DƯỠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG y tế hà ĐÔNG và một số yếu tố LIÊN QUAN năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (413.8 KB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRẦN THỊ HƯƠNG

nghiªn cøu hµnh vi chuyªn nghiÖp cña sinh
viªn
®iÒu dìng trêng cao ®¼ng y tÕ hµ ®«ng
vµ mét sè yÕu tè liªn quan n¨m 2019

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

HÀ NỘI - 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRẦN THỊ HƯƠNG

nghiªn cøu hµnh vi chuyªn nghiÖp cña sinh
viªn
®iÒu dìng trêng cao ®¼ng y tÕ hµ ®«ng vµ
mét sè yÕu tè liªn quan n¨m 2019
Chuyên ngành: Điều dưỡng
Mã số : 60720501


ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Trương Quang Trung
2. TS. Nguyễn Đăng Trường

HÀ NỘI - 2019


MỤC LỤ

ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................3
1.1. Khái niệm cơ bản.......................................................................................3
1.1.1. Chuyên nghiệp..................................................................................3
1.1.2. Tính chuyên nghiệp...........................................................................3
1.1.3. Hành vi chuyên nghiệp.....................................................................4
1.2. Đào tạo tính chuyên nghiệp.......................................................................5
1.3. Nghiên cứu về tính chuyên nghiệp trên thế giới và tại Việt Nam..............7
1.3.1. Trên thế giới......................................................................................7
1.3.2. Tại Việt Nam...................................................................................13
1.4. Học thuyết nghiên cứu và ứng dụng........................................................15
1.5. Vài nét về cơ sở nghiên cứu.....................................................................19
1.6. Khung nghiên cứu....................................................................................20
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........21
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu............................................................21
2.1.1.Địa điểm nghiên cứu........................................................................21
2.1.2.Thời gian nghiên cứu.......................................................................21
2.2. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................21
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn........................................................................21

2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ..........................................................................21
2.3. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................22
2.4. Công cụ và kỹ thuật thu thập số liệu........................................................24
2.4.1. Công cụ thu thập số liệu..................................................................24
2.4.2. Kỹ thuật thu thập số liệu.................................................................25
2.4.3. Quản lý, xử lý và phân tích số liệu.................................................26


2.4.4. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu...................................................27
2.5. Sai số và cách khắc phục..................................................................27
2.5.1. Sai số...............................................................................................27
2.5.2. Biện pháp khắc phục sai số.............................................................28
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ.............................................................29
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.................................................29
3.2. Hành vi chuyên nghiệp của sinh viên...............................................31
3.3. Một số yếu tố liên quan đến hành vi chuyên nghiệp........................31
CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN..........................................................33
4.1. Mức độ hành vi chuyên nghiệp của sinh viên..................................33
4.2. Một số yếu tố liên quan đến hành vi chuyên nghiệp của sinh viên..33
4.3. Một số hạn chế của nghiên cứu........................................................33
DỰ KIẾN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.............................................34
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CĐYT

Cao đẳng Y tế


NSPBS

Nursing Students Professional Behaviors Scale –NSPBS
Thang đo hành vi chuyên nghiệp của sinh viên điều dưỡng

BIPN

Behavioral Inventory Form for Professionalism in Nursing
Mẫu kiểm kê hành vi cho tính chuyên nghiệp trong điều dưỡng

IPASN

Inventory to Measure Professional Attitudes in Student Nurses
Thang đo thái độ chuyên nghiệp của sinh viên điều dưỡng

NPV

The Nurses’ Professional Values Scale
Thang điểm giá trị chuyên nghiệp của sinh viên điều dưỡng

NPVS-R

Revised Nursing Professional Values Scale
Thang đo giá trị chuyên nghiệp điều dưỡng sửa đổi

SNPSCS

Professional Self-Concept Scale for the Student Nurses
Thang đo tự khái niệm chuyên nghiệp của sinh viên điều
dưỡng



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Đặc điểm nhân khẩu học...........................................................................29
Bảng 3.2: Đặc điểm về nhận thức nghề nghiệp..........................................................30
Bảng 3.3: Điểm trung bình hành vi chuyên nghiệp....................................................31
Bảng 3.4: Mối liên quan giữa hành vi chuyên nghiệp với đặc điểm nhân khẩu học....31
Bảng 3.5: Mối liên quan giữa hành vi chuyên nghiệp với đặc điểm nhận thức nghề nghiệp. 32


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chuyên nghiệp là một khái niệm cơ bản trong điều dưỡng và phát sinh từ
nơi làm việc cá nhân, từ sự tương tác và mối quan hệ giữa các cá nhân [1].
Điều dưỡng là thành viên quan trọng của đội ngũ y tế, chịu trách nhiệm quan
trọng trong việc đưa ra các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Tính chuyên nghiệp
trong nghề điều dưỡng có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp một dịch
vụ chăm sóc chất lượng và phát triển các tiêu chuẩn cho ngành nghề [2].
Người điều dưỡng chứng minh tính chuyên nghiệp bằng kiến thức, thái độ và
hành vi, phản ánh cách tiếp cận đa diện đối với các quy định, nguyên tắc và
tiêu chuẩn làm cơ sở thực hành lâm sàng thành công [3].
Tại Việt Nam, theo báo cáo của Trần Thụy Khánh Linh Trường Đại học Y
dược Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay cả nước có 196 cơ sở đào tạo đang đào
tạo ngành điều dưỡng. Điều dưỡng là ngành mũi nhọn trong hệ thống chăm
sóc sức khỏe y tế. Trong khi 75% điều dưỡng đang làm việc tại các cơ sở y tế
hiện nay mới chỉ có trình độ trung cấp. Theo quy định của Bộ Y tế, đến năm
2025 sẽ không còn điều dưỡng có trình độ trung cấp, vì vậy nhu cầu giảng
viên đào tạo cử nhân điều dưỡng rất lớn. Muốn đào tạo cử nhân điều dưỡng
phải có giảng viên trình độ thạc sĩ, và muốn đào tạo thạc sĩ phải có giảng viên

trình độ tiến sĩ [4].
Quy mô đào tạo nguồn nhân lực điều dưỡng có sự gia tăng nhanh chóng
tương ứng với sự phát triển của các cơ sơ đào tạo. Tổng chỉ tiêu tuyển sinh
đào tạo điều dưỡng các trình độ năm 2010 là hơn 31 nghìn sinh viên, đến năm
2015 đã lên đến hơn 35 nghìn sinh viên [5].Với một quy mô đào tạo nguồn
nhân lực điều dưỡng ngày một gia tăng, đòi hỏi các cơ sở đào tạo không
ngừng cải tiến phương pháp, nâng cao chất lượng giảng dạy để có thể đào tạo
được những sinh viên điều dưỡng chuyên nghiệp cho tương lai.


2

Hành vi chuyên nghiệp cần được hình thành và phát triển ngay từ khi
sinh viên được đào tạo trong các cơ sở đào tạo về y tế. Một nghiên cứu gần
đây nhất của Esra Danaci và cộng sự (năm 2018) về hành vi chuyên nghiệp
của sinh viên điều dưỡng trong thực hành lâm sàng cho thấy khả năng thực
hiện hành vi chuyên nghiệp của các sinh viên điều dưỡng là cao, nhóm sinh
viên có mức độ chuyên nghiệp cao là những sinh viên chọn nghề nghiệp của
họ tự nguyện, sinh viên yêu nghề nghiệp của họ, những sinh viên không muốn
thay đổi nghề nghiệp của họ [2].
Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu về tính chuyên nghiệp của điều dưỡng
được công bố trong thời gian gần đây. Trường Cao đẳng Y tế Hà Đông là một
trong số các trường đào tạo chuyên ngành điều dưỡng trên địa bàn Thành phố
Hà Nội. Với quy mô đào tạo hơn 4000 sinh viên trong đó sinh viên Cao đẳng
Điều dưỡng chính quy có tổng số hơn 1000 sinh viên. Nhà trường đã trang bị
kiến thức cho sinh viên về các lĩnh vực chăm sóc người bệnh qua các bài
giảng cụ thể. Tuy nhiên để đánh giá hành vi chuyên nghiệp của sinh viên
trong chăm sóc người bệnh thì kể từ khi thành lập trường đến nay chưa tìm
thấy nghiên cứu nào được công bố. Do đó đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu
hành vi chuyên nghiệp của sinh viên Điều dưỡng trường CĐYT Hà Đông

và một số yếu tố liên quan năm 2019” được tiến hành với các mục tiêu cụ
thể như sau:
1. Mô tả mức độ hành vi chuyên nghiệp của sinh viên Điều dưỡng trường
CĐYT Hà Đông năm 2019.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến hành vi chuyên nghiệp của sinh
viên Điều dưỡng trường CĐYT Hà Đông năm 2019.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm cơ bản
1.1.1. Chuyên nghiệp
Theo từ điển Việt Nam (Viện Ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng, 2006) về
mặt tính từ, chuyên nghiệp nghĩa là: chuyên là một nghề, lấy một việc, một
hoạt động nào đó làm nghề chuyên môn; phân biệt với nghiệp dư.
Từ gốc của chuyên nghiệp hoặc tính chuyên nghiệp đến từ nghề nghiệp.
Nghề nghiệp thường được định nghĩa là bất kỳ loại công việc nào cần một kỹ
năng đặc biệt, thường là một công việc được tôn trọng vì nó liên quan đến
trình độ học vấn và kỹ năng cao.
Chuyên nghiệp được định nghĩa là liên quan đến công việc bạn làm như
một nghề nghiệp. Nó thường được sử dụng để có nghĩa là có những phẩm
chất kết nối với những người có kỹ năng và được đào tạo, chẳng hạn như hiệu
quả, kỹ năng, tổ chức và nghiêm túc trong cách cư xử. Nó cũng được dùng để
chỉ người có loại công việc được tôn trọng bởi vì nó liên quan đến trình độ
học vấn và kỹ năng cao [6].
Thuật ngữ “ chuyên nghiệp” dùng để chỉ hành vi, phẩm chất và mục tiêu
đặc trưng cho một nghề nghiệp và thường mô tả các hành vi được mong đợi
của các thành viên của nghề nghiệp [3].

1.1.2. Tính chuyên nghiệp
Tính chuyên nghiệp có thể được định nghĩa chung là sự kết hợp của tất


4

cả các phẩm chất mà được kết nối với những người được đào tạo và có tay
nghề cao [6].
Tính chuyên nghiệp có thể được hiểu là các biểu hiện bên ngoài, hành vi
của sự tương tác của một tập hợp phức tạp các yếu tố nhận thức và thái độ và
đặc điểm tính cách, lẫn nhau và với môi trường. Vì vậy khi đánh giá tính
chuyên nghiệp cần đánh giá toàn diện bao gồm kiến thức, thái độ, giá trị, và
khả năng sử dụng các hành vi chuyên nghiệp trong các môi trường thực tiễn.
Tính chuyên nghiệp cũng có nghĩa là tập hợp các hành vi và phản ứng
với hiện tượng tình huống và ngữ cảnh phát sinh trong quá trình học tập và
thực hành. Việc đánh giá tính chuyên nghiệp do đó nên bao gồm cả đánh giá
các quyết định, phản ứng và hành vi của tất cả các thành viên trong từng tình
huống ( giáo viên, sinh viên, người bệnh…) [7].
Với sự phát triển của tính chuyên nghiệp, vai trò của các điều dưỡng sẽ
mở rộng và kết quả là môi trường làm việc cũng sẽ thay đổi. Chất lượng của
ứng dụng điều dưỡng trong các bệnh viện sẽ tăng lên và sự an toàn của nhân
viên và chăm sóc người bệnh sẽ được nâng cao. Phát triển tích cực hướng vào
người bệnh và nhân viên cũng sẽ tăng sự hài lòng trong công việc [8].
1.1.3. Hành vi chuyên nghiệp
* Khái niệm
Hành vi được định nghĩa là cách hành động hoặc cư xử. Hành vi đề cập
đến hành động hoặc phản ứng của một đối tượng thường liên quan đến môi
trường và hành vi có thể có ý thức hoặc vô thức, công khai hoặc bí mật và tự
nguyện hoặc không tự nguyện.
Hành vi chuyên nghiệp có thể được định nghĩa là sự phù hợp của hành



5

động hoặc phản ứng của ai đó hoặc cố ý hoặc vô ý đối với những thay đổi của
môi trường hoặc điều kiện hoặc tình huống phản ánh các phẩm chất liên quan
đến trách nhiệm của người đó.
Hành vi chuyên nghiệp là một lĩnh vực của tính chuyên nghiệp và nó
phản ánh tính chuyên nghiệp. Các yếu tố của tính chuyên nghiệp và đặc điểm
của hành vi chuyên nghiệp được kết nối và tương quan với nhau [6].
* Phân loại hành vi chuyên nghiệp:
- Hành vi chuyên nghiệp đối với người bệnh.
- Hành vi chuyên nghiệp đối với các chuyên gia khác.
- Hành vi chuyên nghiệp đối với công chúng.
- Hành vi chuyên nghiệp đối với bản thân [6], [9].
* Các lĩnh vực của hành vi chuyên nghiệp:
- Trách nhiệm
- Mối quan hệ và tôn trọng người bệnh
- Thẳng thắn và trung thực
- Tự nhận thức và năng lực phản ánh
- Hợp tác và làm việc nhóm [10]
* Các phương pháp đánh giá hành vi chuyên nghiệp sinh viên điều dưỡng.
- Tự đánh giá


6

- Đánh giá ngang hàng của sinh viên
- Đánh giá từ các người bệnh, người nhà người bệnh, điều dưỡng,
giảng viên, người cung cấp thông tin phản hồi về hoạt động của người học.

- Các kỳ thi lâm sàng có cấu trúc khách quan (OSCEs - Objective
structured clinical exams) và đánh giá dựa trên người bệnh mô phỏng
[6], [9], [11], [12] .
1.2. Đào tạo tính chuyên nghiệp
Tính chuyên nghiệp trong giáo dục y tế đã trở thành một mối quan tâm
quốc gia cấp bách[13]. Giá trị của tính chuyên nghiệp được tích hợp vào
chương trình giảng dạy điều dưỡng và dạy theo những cách khác nhau[14].
Mục đích của giáo dục điều dưỡng là giáo dục những sinh viên có được
kiến thức, kỹ năng thực tế và trách nhiệm xã hội cần thiết để chấp nhận vai trò
của họ như một điều dưỡng chuyên nghiệp. Chuyên nghiệp nhấn mạnh các
giá trị và nghĩa vụ trong việc cung cấp dịch vụ cho xã hội. Chuyên nghiệp
trong điều dưỡng là rất quan trọng để tạo uy tín và một hình ảnh tích cực của
nghề nghiệp [15].
Giá trị cốt lõi của thực hành điều dưỡng là xác định các ưu tiên trong
chăm sóc sức khỏe và hình thành nền tảng của mối quan hệ với khách hàng.
Các giá trị cụ thể đã được công nhận là cần thiết cho thực hành điều dưỡng
chuyên nghiệp và được coi là nội dung trung tâm trong chương trình cử nhân
điều dưỡng. Mặc dù các giá trị chuyên nghiệp này được xác định nhưng có rất
ít hướng dẫn trong sư phạm điều dưỡng về phương pháp giảng dạy, phạm vi
và độ sâu của nội dung và phương pháp đánh giá trong lĩnh vực này [16].
Trong các cơ sở đào tạo, sự hình thành tính chuyên nghiệp của sinh viên


7

chịu ảnh hưởng của chương trình đào tạo chính thức, các chương trình đào tạo
không chính thức và ẩn [17].
Một nghiên cứu của Zohreh Karimi và cộng sự ( năm 2014 ) về đào tạo
tính chuyên nghiệp trong sinh viên điều dưỡng chỉ ra rằng: Theo quan điểm
của sinh viên điều dưỡng, các yếu tố của chuyên nghiệp là "Học đạo đức nghề

nghiệp" và "Học tập trung vào người bệnh", được học thông qua chương trình
giảng dạy ẩn bằng cách sử dụng các phương pháp có ảnh hưởng khác nhau
bao gồm "học tập quan sát" và "học từ thông tin phản hồi ", và bị ảnh hưởng
bởi các nhà giáo dục điều dưỡng, điều đưỡng, bác sĩ, đồng nghiệp và người
bệnh [15].
Như vậy có thể nói rằng, đào tạo tính chuyên nghiệp cho sinh viên được
lồng ghép trong các môn học của chương trình đào tạo chính thức và đào tạo
bằng các phương pháp khác nhau. Ngoài chương trình đào tạo chính thức việc
tham gia các chương trình đào tạo không chính thức cũng giúp sinh viên hình
thành và phát triển tính chuyên nghiệp. Và một phần tạo nên tính chuyên
nghiệp này đến từ sự ảnh hưởng của các đối tượng giao tiếp trong môi trường
đào tạo.


8

1.3. Nghiên cứu về tính chuyên nghiệp trên thế giới và tại Việt Nam
1.3.1. Trên thế giới
Nghiên cứu của Goz Fugen và cộng sự (năm 2010) đã kiểm tra tính hợp
lệ và độ tin cậy của thang đo hành vi chuyên nghiệp của sinh viên điều dưỡng
(Nursing Students Professional Behaviors Scale -NSPBS), nghiên cứu được
tiến hành trên 895 sinh viên (năm thứ 2,3,4) của 8 trường y tế, kết quả cho
thấy: NSPBS có độ tin cậy cao để đo lường những hành vi chuyên nghiệp của
sinh viên điều dưỡng (Giá trị Chronbach alpha = 0,95). Từ kết quả nghiên cứu
cho thấy: 87,7% sinh viên tham gia nghiên cứu là nữ và sinh viên phân phối
giữa các lớp là tương đương; tổng thang điểm đánh giá của các sinh viên khác
nhau giữa giá trị tối thiểu là 32 và giá trị tối đa là 135; điểm trung bình đã
được tìm thấy là 113,49 ± 18,47; điểm trung bình của sinh viên nữ (114,55 ±
18,31) cao hơn so với điểm trung bình của sinh viên nam (105,98 ± 17,99) với
(t = 4,608, p <0,001); không có sự tương quan giữa điểm của các sinh viên và

lứa tuổi của họ (r = 0,017, p>0,05); và điểm của sinh viên năm cuối cao hơn
các nhóm khác[18].
Cũng trong năm 2010 nghiên cứu của Filiz Hisaz và cộng sự về hành vi
chuyên nghiệp của 104 giám đốc điều hành điều dưỡng làm việc trong các
bệnh viện trường đại học, nhà nước và tư nhân Thổ Nhĩ Kỳ; với mẫu kiểm kê
hành vi cho tính chuyên nghiệp trong điều dưỡng (BIPN - Behavioral
Inventory Form for Professionalism in Nursing), các câu hỏi được điền bởi
các điều dưỡng cho thấy điểm trung bình của các giám đốc điều hành điều
dưỡng là thấp, mặc dù điểm số của các giám đốc điều hành điều dưỡng đã
hoàn thành nghiên cứu sau đại học về điều dưỡng là cao nhất và những người
chỉ hoàn thành chương trình cử nhân là thấp nhất[19].


9

Kyung Sook Bang và cộng sự năm 2011 đã tìm hiểu nhận thức của 529
sinh viên điều dưỡng Đại học Hàn Quốc về giá trị chuyên nghiệp điều dưỡng
(NPV - The Nurses’ Professional Values Scale): kết quả chỉ ra điểm NPV cao
hơn đáng kể ở các sinh viên vào trường theo nguyện vọng so với các sinh viên
vào trường vì đủ điểm xét tuyển, điểm NPV cũng cao hơn ở những sinh viên
dự định theo đuổi nghiên cứu sau đại học, không có mối tương quan giữa
điểm NPV với số năm học, giới tính hoặc kết quả học tập [20].
Năm 2012, Kivan Cevik và Leyla Khorshid triển khai nghiên cứu về
hành vi chuyên nghiệp của 286 sinh viên điều dưỡng năm thứ 3 và năm thứ 4
của Khoa Điều dưỡng Đại học Ege cho thấy điểm trung bình NSPBS là
116,73+ 13,62 ( thấp nhất là 40 điểm, cao nhất là 135 điểm), điểm trung bình
của sinh viên năm thứ 4 cao hơn năm thứ 3, điểm cao hơn ở nhóm những sinh
viên yêu nghề của họ, sinh viên không muốn thay đổi nghề nghiệp của họ [21].
Cùng thời gian này, Serpil Celik và cộng sự đã đánh giá về ảnh hưởng
của hành vi chuyên nghiệp của điều dưỡng tới sự hài lòng công việc trên 531

điều dưỡng làm việc tại các bệnh viện trường đại học, nhà nước và tư nhân ở
Thổ Nhĩ Kỳ: kết quả từ BIPN cho thấy số điểm trung bình của các điều dưỡng
là thấp; điểm số trung bình của sự hài lòng công việc là ở mức trung bình;
mối quan hệ giữa sự hài lòng về công việc và tính chuyên nghiệp đã được tìm
thấy là có ý nghĩa thống kê và theo hướng tích cực. Sự hài lòng công việc của
các điều dưỡng làm việc tại các bệnh viện tư nhân và bệnh viện trường đại
học là cao hơn so với những người làm việc tại các bệnh viện khác[8].
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, Emine Geckil (năm 2012) đã tìm hiểu trên 385 người
tham gia bao gồm sinh viên điều dưỡng và điều dưỡng lâm sàng nhằm đánh
giá độ tin cậy và tính hợp lệ của Thang đo giá trị chuyên nghiệp điều dưỡng


10

sửa đổi (NPVS-R - Revised Nursing Professional Values Scale). Bộ công cụ
NPVS-R là một công cụ năm lĩnh vực (chăm sóc, lòng tin, sự công bằng, hoạt
động và tính chuyên nghiệp) bao gồm 26 câu được sử dụng để đo lường mức
độ giá trị chuyên nghiệp của các sinh viên điều dưỡng. Kết quả phiên bản
NPVS-R của Thổ Nhĩ Kỳ có hiệu lực và độ tin cậy cao (giá trị Chronbach
alpha = 0,92). Từ kết quả nghiên cứu cho thấy: Hầu hết đối tượng tham gia
nghiên cứu là nữ ( 90,1%) và sinh viên năm cuối ( 85,2%) và nữ có số điểm
cao hơn ( t= 2,904, p<0,001) [22].
Một nghiên cứu khác tại Iran đã được Kobra Parvan và cộng sự (năm
2012) tiến hành đánh giá các giá trị chuyên nghiệp của sinh viên điều dưỡng
tốt nghiệp tại các trường đại học với các tiêu chuẩn khác nhau của dịch vụ
giáo dục. Điểm trung bình của điểm chuyên nghiệp theo NPV-R trên thang
năm điểm Likert-type cho sinh viên loại Ι dao động 2,79-4,08, điểm số trung
bình của dành cho sinh viên loại III dao động 3,03-4,43. Các lĩnh vực quan
trọng nhất xác định bởi những người tham gia của các trường đại học loại I là
“duy trì năng lực trong lĩnh vực thực hành“và ‘tham gia đánh giá ngang

hàng’. Các lĩnh vực quan trọng nhất xác định bởi những người tham gia của
các trường đại học loại III là “duy trì tính bảo mật của người bệnh” và “tham
gia vào các quyết định chính sách công cộng ảnh hưởng đến phân phối các
nguồn lực”. Điều kiện kinh tế gia đình được tìm hiểu và cho thấy khác biệt có
ý nghĩa thống kê liên quan đến mức độ chuyên nghiệp trên thang đo NPV-R
(p < 0,05). Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy bất kỳ sự khác biệt không có ý
nghĩa thống kê giữa các quan điểm của sinh viên của các trường đại học loại I
và III liên quan đến giá trị nghề nghiệp điều dưỡng. Hơn nữa, cả hai nhóm
sinh viên điều dưỡng đánh giá giá trị liên quan trực tiếp đến chăm sóc người
bệnh là quan trọng nhất [23].


11

Panida Varachanon (năm 2015) nghiên cứu tại Trường Điều dưỡng Hải
Quân Hoàng Gia Thái Lan nhằm mục đích nghiên cứu và so sánh hành vi học
tập của sinh viên điều dưỡng trên 176 sinh viên đang theo học cho kết quả
thấy: các hành vi học tập của sinh viên đều dưỡng ở mức trung bình (=3,4;
SD=0,34); mức độ nghiên cứu hiện tại có liên quan đến hành vi học tập: các
sinh viên năm thứ 3 có sự lo lắng cao hơn đáng kể về việc học so với năm thứ
1, năm thứ 2 và năm thứ 4 ( p< 0,05); sinh viên năm thứ 2 có sự tập trung và
chú ý cao hơn đáng kể so với các sinh viên năm thứ 1 và năm thứ 4 ( p< 0,05 );
sinh viên năm thứ 4 sở hữu khả năng xử lý kiến thức cao hơn đáng kể so với
sinh viên năm thứ 1 và năm thứ 3 ( p<0,05); sinh viên năm thứ 2 áp dụng các
kỹ thuật để thu thập và tìm kiếm kiến thức nhiều hơn những sinh viên năm
thứ 1 và năm thứ 3( p<0,05) [24].
Thái độ chuyên nghiệp của sinh viên điều dưỡng được Ayise Karadag và
cộng sự nghiên cứu năm 2016 tiến hành tại 25 trường điều dưỡng với tổng số
1412 sinh viên năm cuối tham gia, dữ liệu được thu thập bằng cách sử dụng
bảng câu hỏi, trong đó bao gồm các đặc điểm nhân khẩu học và thang đo thái

độ chuyên nghiệp của sinh viên điều dưỡng (Inventory to Measure
Professional Attitudes in Student Nurses - IPASN). Kết quả cho thấy: điểm
trung bình của IPASN là 4,1 ± 0,5 và các vùng điểm trung bình cao nhất là đối
với quyền tự chủ, năng lực và giáo dục thường xuyên trong khi những điểm
thấp nhất là hợp tác, đóng góp vào tri thức khoa học và tham gia vào các tổ
chức chuyên nghiệp. Trong nghiên cứu này 87,3% sinh viên tham gia nghiên
cứu là nữ, 70% hài lòng với lựa chọn nghề điều dưỡng và 44,1% họ cho biết
sẽ chọn nghề điều dưỡng một lần nữa; tổng số điểm của sinh viên nữ (114 ±
14,4) cao hơn so với nam giới (105,1 ± 16,4); điểm số IPASN trung bình cao
nhất trong nhóm người đã hài lòng với sự lựa chọn nghề điều dưỡng


12

(116,1±14,0), tham gia vào các hoạt động chuyên nghiệp (115 ± 14,6), tham
gia vào các hoạt động cộng đồng (118,1 ± 13,8), và sẽ chọn nghề điều dưỡng
một lần nữa(116,6 ± 14,6). Sự khác biệt giữa các nhóm đã được tìm thấy có ý
nghĩa về mặt thống kê ( P < 0,05) [3].
Sandra L. Chisholm-Ford và cộng sự (năm 2016) nghiên cứu về giá trị
chuyên nghiệp của sinh viên điều dưỡng ở Jamaica được tiến hành trên 102
sinh viên năm thứ 3 sử dụng thang đo giá trị chuyên nghiệp sửa đổi NPV-R.
Kết quả cho thấy điểm trung bình NPV-R là cao (4,40 ± 0,51), niềm tin ghi
điểm cao nhất (4,62 ± 0,41) và chăm sóc ghi điểm thấp nhất (4,20 ± 0,52), giá
trị của tính chuyên nghiệp tăng theo tuổi tác ( sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê với p=0.03) [25].
Batool Poorchangizi và cộng sự (năm 2017) chỉ ra tầm quan trọng của
giá trị chuyên nghiệp từ quan điểm của điều dưỡng lâm sàng tại các bệnh viện
của một trường đại học y tế ở Iran. Nghiên cứu được tiến hành trên 250 điều
dưỡng lâm sàng của 4 bệnh viện với bộ công cụ NPVS-R, kết quả cho thấy:
90% đối tượng tham gia là nữ, tổng trung bình điểm số về tầm quan trọng của

các giá trị chuyên ngiệp từ quan điểm của các điều dưỡng lâm sàng là cao
(102,57±11,94), có mối tương quan giữa điểm NPVS-R và độ tuổi (r=0,162,
p=0,010) và kinh nghiệm làm việc ( r=0,19, p=0,003), nói cách khác những
điều dưỡng lớn tuổi và có kinh nghiệm thu được điểm số cao hơn; không có
mối tương quan giữa điểm NPVS-R và các biến nhân khẩu học khác như tình
trạng hôn nhân, trình độ học vấn, dân tộc, mức thu nhập và loại việc làm
(p>0,05) [26].
Tiếp sau đó, Mehtap Coplu và cộng sự (năm 2018) tiến hành tìm hiểu
trên 619 sinh viên năm cuối của khoa điều dưỡng trong khu vực Anatonia Nội


13

nhằm xác định tự nhận thức chuyên nghiệp và giá trị chuyên nghiệp của sinh
viên cho kết quả thấy: tổng số điểm và điểm số kích thước phụ từ thang đo tự
khái niệm chuyên nghiệp của sinh viên điều dưỡng ( SNPSCS - Professional
Self-Concept Scale for the Student Nurses ) và tổng điểm từ thang điểm giá trị
chuyên nghiệp của sinh viên điều dưỡng (NPV - The Nurses’ Professional
Values Scale) ở mức tương đối cao. Nghiên cứu chỉ ra rằng sinh viên nữ nhận
được số điểm cao hơn so với nam giới từ kích thước phụ thuộc tính chuyên
nghiệp, những sinh viên có nhận thức tích cực về hình ảnh điều dưỡng và tự
nguyện lựa chọn nghề điều dưỡng nhận được số điểm cao từ sự hài lòng nghề
nghiệp, năng lực chuyên môn và các yếu tố phụ thuộc tính chuyên nghiệp của
thang đo tự khái niệm chuyên nghiệp của sinh viên điều dưỡng (p<0,001) [27].
Hành vi chuyên nghiệp của sinh viên điều dưỡng trong thực hành lâm
sàng và các yếu tố liên quan được tiến hành nghiên cứu trên 274 sinh viên bởi
Esra Danaci và cộng sự (năm 2018). Các dữ liệu được thu thập bằng cách sử
dụng bảng câu hỏi gồm 18 câu hỏi và NSPBS kết quả: độ tuổi trung bình của
các sinh viên điều dưỡng tham gia nghiên cứu là 20,67 ± 1,88 năm và 81,8%
sinh viên là nữ trong khi 18,2% là nam giới. Trong đó, 78,5% yêu nghề

nghiệp của họ, 60,9% chọn nghề nghiệp của họ tự nguyện, 67,5% không
muốn thay đổi nghề nghiệp của họ và 9,5% trong số họ là thành viên của các
hiệp hội chuyên nghiệp. Cũng trong kết quả của nghiên cứu này cho thấy tổng
điểm trung bình của NSPBS là 119,37 ± 14,55 và điểm trung vị được tìm thấy
là 122,0; điểm trung bình của các lĩnh vực chuyên nghiệp của điều dưỡng
(NSPBS) gồm thực hành chăm sóc sức khỏe, thực tiễn hoạt động và báo cáo
được xác định lần lượt là 81,06 ± 9,85; 30,14 ± 4,28; 8,17 ± 1,96 và điểm
trung vị được tìm thấy lần lượt là 84,0; 31,0 và 8,0. Điểm số trung bình
NSPBS được tìm thấy là cao hơn trong những sinh viện chọn nghề nghiệp của


14

họ tự nguyện, sinh viên yêu nghề nghiệp của họ, những sinh viên không muốn
thay đổi nghề nghiệp của họ. Tổng số điểm trung bình của NSPBS không có
sự khác biệt tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính, năm theo học, tình trạng hôn
nhân, nghề nghiệp và trình độ học vấn của bố mẹ, nơi ở của gia đình, là một
thành viên của hiệp hội chuyên nghiệp. Nghiên cứu đã đưa ra kết luận khả
năng thực hiện hành vi chuyên nghiệp của các sinh viên điều dưỡng được tìm
thấy trong nghiên cứu là cao [2].
1.3.2. Tại Việt Nam
Trong các nghiên cứu của ngành điều dưỡng hiện nay chưa có nghiên
cứu nào đánh giá toàn diện các lĩnh vực của hành vi chuyên nghiệp. Tuy
nhiên có một số nghiên cứu đánh giá về các yếu tố liên quan tới hành vi
chuyên nghiệp góp phần làm nền tảng khi chúng tôi phân tích đánh giá hành
vi chuyên nghiệp và có cái nhìn tổng quát hơn khi nghiên cứu hành vi
chuyên nghiệp.
Nghiên cứu của Mai Thị Thu Hằng (năm 2007) về hứng thú nghề điều
dưỡng của sinh viên Đại Học điều dưỡng Nam Định được thực hiện trên 250
sinh viên hệ cao đẳng và đại học cho kết quả: Phần lớn sinh viên Trường Đại

học điều dưỡng Nam Định có mức độ hứng thú nghề chưa cao. Thực trạng
trên do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan tạo nên như phương pháp
giảng dạy, động cơ học tập, nội dung chương trình, cơ sở vật chất...nhưng
nguyên nhân chủ quan cơ bản là do động cơ học tập còn chưa đủ sức thúc đẩy
sinh viên có thái độ tích cực với nghề; còn nguyên nhân khách quan chủ yếu
là phương pháp giảng dạy của giáo viên còn chưa lôi cuốn mạnh sinh viên với
nghề này. Mặc dù vậy vẫn có sự khác nhau trong mức độ hứng thú nghề của
sinh viên theo hướng năm sau cao hơn năm trước. Về mặt nhận thức: Phần
lớn sinh viên đều nhận thức được giá trị của nghề điều dưỡng và mức độ cần


15

thiết của nghề trong công việc chăm sóc sức khoẻ toàn diện; nhận thức được
sự cần thiết, tầm quan trọng của các môn học chuyên ngành đối với hoạt động
học tập hiện tại và đối với nghề nghiệp của họ trong tương lai. Về mặt cảm
xúc : Phần lớn sinh viên không có cảm xúc tích cực với nghề điều dưỡng và
đồng thời cũng chỉ có cảm xúc trung bình đối với những môn học cơ bản
trong chương trình đào tạo. Về mặt hành vi học tập: Phần lớn sinh viên chưa
thể hiện được tính tích cực trong học tập; biểu hiện thường xuyên học tập
trong các môn chuyên ngành còn ở mức tương đối thấp và chưa đồng đều ở
các hành vi. Tổng hợp mức độ hứng thú nghề điều dưỡng của sinh viên: Kết
quả nghiên cứu cho thấy có tới 96% sinh viên có hứng thú nghề điều dưỡng ở
mức trung bình, thực trạng trên do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách
quan tạo nên nhưng nguyên nhân chủ yếu khiến sinh viên không yêu thích
nghề điều dưỡng là do họ chưa có động cơ học tập đúng đắn, chưa có sự yêu
thích nghề điều dưỡng [28].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Thủy (năm 2010) về hứng thú học tập
của sinh viên năm nhất trường Đại học Văn Hiến Thành phố Hồ Chí Minh
được tiến hành trên 315 sinh viên cho kết quả thấy: Sinh viên nhận thức đúng

đắn về mục đích học tập; so với kết quả biểu hiện hứng thú học tập qua nhận
thức, biểu hiện ở mặt thái độ của sinh viên đối với các môn học chưa tích cực,
chỉ “thích thú, say mê một số môn học” và vẫn còn một bộ phận sinh viên có
thái độ tiêu cực là “không thích môn học nào cả”; biểu hiện hứng thú học tập
qua hành vi thấp, chưa chủ động sáng tạo trong khi học tập ngoài lớp; hành vi
học tập trên lớp đạt mức khá, hành vi học tập ngoài lớp bắt buộc đạt mức
trung bình, hành vi học tập ngoài lớp không bắt buộc thể hiện hứng thú học
tập phát triển cao và bền vững, chỉ đạt mức thấp. Hứng thú học tập của sinh
viên chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau (Trong


16

đó những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tích đến hứng thú học tập của sinh viên là
từ phía giảng viên; bản thân sinh viên ít hiểu biết về ngành nghề đang theo
học; chưa hiểu vị trí, vai trò, tầm quan trọng của các bộ môn trong chương
trình học; chưa có phương pháp học tập hợp lý; sách, giáo trình, tài liệu tham
khảo ở thư viện chưa nhiều; trang thiết bị dạy học, phòng thực hành, thí
nghiệm còn thiếu) và yếu tố có tỉ lệ lựa chọn cao nhất là ít hiểu biết về ngành
nghề đang theo học [29].
1.4. Học thuyết nghiên cứu và ứng dụng
Tiến sĩ Patricia Benner là một nhà lý luận điều dưỡng, người đầu tiên
phát triển mô hình cho các giai đoạn của năng lực lâm sàng trong cuốn sách
kinh điển “ Từ người mới đến chuyên gia: sự xuất sắc và sức mạnh trong thực
hành điều dưỡng lâm sàng”. Mô hình của cô là một trong những khuôn khổ
hữu ích nhất để đánh giá nhu cầu của các điều dưỡng ở gia đoạn phát triển
chuyên nghiệp khác nhau. Cô là Giám đốc phát triển Khoa Giáo dục điều
dưỡng, Giám đốc Quỹ Carnegie vì sự tiến bộ của Giáo dục điều dưỡng và là
thành viên danh dự của Đại học Điều dưỡng Hoàng Gia.
Lý thuyết điều dưỡng này đề xuất rằng các Điều dưỡng chuyên gia phat

triển các kỹ năng và sự hiểu biết về chăm sóc người bệnh theo thời gian thông
qua một nền tảng giáo dục thích hợp cũng như vô số kinh nghiệm. Lý thuyết
của tiến sĩ Benner không tập trung vào cách trở thành một điều dưỡng, mà là
cách các điều dưỡng tiếp thu kiến thức điều dưỡng – người ta có thể có được
kiến thức và kỹ năng (“ biết cách”), mà không bao giờ học lý thuyết (“ biết
điều đó”). Cô đã sử dụng mô hình thu nhận kỹ năng của Dreyfus làm nền
tảng cho công việc của mình. Mô hình Dreyfus, được mô tả bởi anh em
Stuart và Hubert Dreyfus, là mô hình dựa trên quan sát ở người chơi cờ, phi
công của Không quân, chỉ huy quân đội và lái xe tăng. Anh em nhà Dreyfus


17

tin rằng học tập là kinh nghiệm (học thông qua trải nghiệm) cũng như dựa
trên tình huống.
Benner đã tìm thấy sự tương đồng trong điều dưỡng, trong đó thực hành
cải thiện phụ thuộc vào kinh nghiệm và khoa học, và phát triển những kỹ
năng đó là một quá trình lâu dài và tiến bộ. Các điều dưỡng tham gia vào các
tình huống khác nhau và học hỏi, họ đã phát triển “kỹ năng tham gia” với
người bệnh và gia đình. Mô hình cũng đề cập đến sự phát triển đạo đức của
các điều dưỡng vì nhận thức về các vấn đề đạo đức cũng phụ thuộc vào trình
độ chuyên môn của điều dưỡng. Mô hình này đã được áp dụng cho một số
ngành học ngoài điều dưỡng lâm sàng và thông qua năm giai đoạn của
năng lực lâm sàng giúp các điều dưỡng hỗ trợ lẫn nhau và đánh giá cao
rằng chuyên môn trong bất kỳ lĩnh vực nào là một quá trình được học theo
thời gian.
Năm giai đoạn phát triển năng lực lâm sàng trong mô hình của
Benner gồm:
Giai đoạn 1: Người mới (Novice).Đây sẽ là một sinh viên điều dưỡng
trong năm đầu tiên của giáo dục lâm sàng, hành vi trong môi trường lâm sàng

là rất hạn chế và không linh hoạt. Người mới có khả năng rất hạn chế để dự
đoán những gì có thể xảy ra trong một tình huống người bệnh cụ thể. Các dấu
hiệu và triệu chứng, chẳng hạn như thay đổi trạng thái tâm thần, chỉ có thể
được nhận ra khi một điều dưỡng mới làm quen có kinh nghiệm với các người
bệnh có triệu chứng tương tự.
Giai đoạn 2: Người mới bắt đầu (Beginner). Đó là sinh viên mới tốt
nghiệp trong công việc đầu tiên của họ, các điều dưỡng đã có kinh nghiệm


18

hơn cho phép họ nhận ra các thành phần có ý nghĩa thường xuyên của tình
huống. Họ có kiến thức và bí quyết nhưng không đủ kinh nghiệm chuyên sâu.
Giai đoạn 3: Năng lực (Competent). Những điều dưỡng này thiếu tốc độ
và sự linh hoạt các các điều dưỡng thành thạo, nhưng họ có một số thành thạo
và có thể dựa vào kế hoạch trước và các kỹ năng tổ chức. Các điều dưỡng có
năng lực nhận ra các mô hình và bản chất của các tình huống lâm sàng nhanh
chóng và chính xác hơn so với những người mới bắt đầu nâng cao.
Giai đoạn 4: Thành thạo (Proficient). Ở cấp độ này, các điều dưỡng có
khả năng xem các tình huống là “toàn bộ” chứ không phải là các bộ phận. Các
điều dưỡng thành thạo học hỏi kinh nghiệm từ những sự kiện thường xảy ra
và có thể sửa đổi kế hoạch để đáp ứng với các sự kiện khác nhau.
Giai đoạn 5: Chuyên gia (Expert). Các điều dưỡng có khả năng nhận ra
nhu cầu và nguồn lực trong các tình huống và đạt được mục tiêu của họ.
Những điều dưỡng biết những gì cần phải được thực hiện. Họ không còn chỉ
dựa vào các nguyên tắc để hướng dẫn hành động của mình trong nhừng tình
huống nhất định. Họ có một nắm bắt trực quan về tình huống dựa trên kiến
thức và kinh nghiệm sâu của họ. Tập trung vào các vấn đề có liên quan nhất
định và không liên quan. Các công cụ phân tích chỉ được sử dụng khi chúng
không có kinh nghiệm với một sự kiện hoặc khi các sự kiện không xảy ra như

mong đợi.
Các điều dưỡng mới bắt đầu tập trung vào các nhiệm vụ và làm theo
danh sách “phải làm”. Các điều dưỡng chuyên gia tập trung vào các bức tranh
ngay cả khi thực hiện nhiệm vụ. Họ có thể nhận thấy những dấu hiệu tinh tế
của một tình huống như một người bệnh khó khơi dậy hơn một chút so với
những lần gặp trước.


19

Ý nghĩa của học thuyết này là cấp độ này phản ánh một sự chuyển động
từ quá khứ, khái niệm trừu tượng đến quá khứ, kinh nghiệm cụ thể. Mỗi bước
được xây dựng từ bước trước vì những nguyên tắc trừu tượng này được mở
rộng bằng kinh nghiệm và điều dưỡng có được kinh nghiệm lâm sàng. Lý
thuyết này đã thay đổi nhận thức về ý nghĩa của một chuyên gia. Chuyên gia
không còn là điều dưỡng với công việc đã được trả lương cao nhất, mà là điều
dưỡng cung cấp dịch vụ chăm sóc điều dưỡng tinh thế nhất [30].
Mô hình Benner mô tả rằng thời gian và kinh nghiệm cho phép chuyển
đổi sinh viên điều dưỡng từ người quan sát sang người tham gia tích cực. Một
phần cơ bản của việc chuyển đổi thành một điều dưỡng với các giá trị chuyên
nghiệp là các nhà giáo dục hỗ trợ sinh viên phát triển các khả năng của giáo
dục để tích hợp một nền tảng kiến thức vững chắc, bí quyết lành nghề, lý luận
lâm sàng và ý thức về sự ép buộc đạo đức trong kinh nghiệm học tập của họ.
Sự hỗ trợ được đề cập trong giảng dạy và học tập, trên thực tế, là một
cách hiệu quả mà các giá trị có thể có được, cho dù chúng được dạy trực tiếp
hoặc từ các cá nhân quan sát hành vi của người khác. Mô hình người mới đến
chuyên gia cũng giải thích cách tăng trưởng giá trị được phát triển thông qua
trải nghiệm học tập cũng được hỗ trợ khi sinh viên xác định các tiêu chuẩn
điều dưỡng, cũng như triết lý đằng sau lý luận đạo đức.
Dựa trên mô hình từ người mới đến chuyên gia của Benner, người ta

mong đợi sự gia tăng các giá trị điều dưỡng chuyên nghiệp với từng cấp độ
của giáo dục đại học bởi vì theo lý thuyết, việc chuyển đổi các giá trị điều
dưỡng chuyên nghiệp được hỗ trợ đáng kể theo thời gian và kinh nghiệm
trong giáo dục điều dưỡng [31].
Như vậy, chúng ta có thể ứng dụng mô hình từ người mới đến chuyên


×