Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

THỰC TRẠNG GIÁO dục hòa NHẬP TRẺ tự kỷ dựa vào CỘNG ĐỒNG tại các TRƯỜNG mầm NON TRÊN địa bàn QUẬN DƯƠNG KINH, hải PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.26 KB, 43 trang )

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HÒA NHẬP TRẺ
TỰ KỶ DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI CÁC
TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN
DƯƠNG KINH, HẢI PHÒNG


- Khái quát về địa bàn
-.Điều kiện kinh tế - xã hội
Quận Dương Kinh là một Quận mới của thành phố Hải
Phòng được thành lập theo Nghị định 145/2007/NĐ-CP ngày
12/09/2007 của Chính phủ. Quận có diện tích đất tự nhiên
4.584,86 ha với 6 phường trực thuộc: Phường Đa Phúc, Anh
Dũng, Hưng Đạo, Hòa Nghĩa, Tân Thành và Hải Thành.
Quận Dương Kinh nằm về phía Đông Nam, cách trung tâm
thành phố Hải Phòng khoảng 15 Km, là cầu nối giao lưu giữa
trung tâm thành phố, các quận nội thành cũ với quận Đồ Sơn
huyện Kiến Thụy, quận Kiến An. Đường cao tốc Hà Nội Hải Phòng đi qua địa bàn quận Dương Kinh có điểm dừng
đấu nối giao cắt với trục đường Phạm Văn Đồng đi Đồ Sơn
tạo thuận lợi cho giao lưu giữa Hải Phòng với Thủ đô Hà Nội
và các tỉnh phía Bắc. Kinh tế quận đạt tốc độ tăng trưởng khá
12,5%/năm (tính theo giá trị sản xuất). Diện tích đất nông
nghiệp bị thu hẹp để đầu tư công nghiệp, rất nhiều nhà máy
được xây dựng trên địa bàn Quận. Rất nhiều người trong độ
tuổi lao động trẻ làm việc trong các nhà máy trên địa bàn
Quận (dọc đường Phạm Văn Đồng và Mạc Đăng Doanh). Vì


vậy, chăm sóc trẻ chủ yếu là ông/bà của các em trong độ tuổi
60 – 80 tuổi, đa phần làm nông nghiệp. Điều này ảnh hưởng
không nhỏ tới phát hiện sớm và can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ
tại cộng đồng và nhà trường.


- Tình hình giáo dục mầm non quận Dương Kinh, thành
phố Hải Phòng.
- Tình hình giáo dục mầm non tại quận Dương Kinh, thành
phố Hải Phòng.
Toàn Quận Dương Kinh có tổng số 6 trường mầm non
công lập và 8 trường ngoài công lập trên địa bàn 6 phường
với tổng số 158 giáo viên 2500 học sinh. Nhìn chung, hệ
thống trường lớp đã đáp ứng được nhu cầu học tập cho trẻ em
lứa tuổi mầm non trong toàn Quận.
Phòng Giáo dục – Đào tạo Quận Dương Kinh đã chỉ đạo
thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục mầm non theo quan
điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và tích cực tuyên truyền,
phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho phụ huynh và cộng đồng.
Thực hiện công bằng trong giáo dục mầm non, đảm bảo 100%
trẻ đến trường đều được hưởng quyền chăm sóc bình đằng,
phòng Giáo dục Quận luôn khuyến khích và tạo điều kiện cho


trẻ khuyết tật, trẻ RPLT trong đó có trẻ tự kỷ được đến trường.
Trên địa bàn Quận chưa có trung tâm hay trường chuyên
biệt nào can thiệp và giáo dục cho trẻ em khuyết tật, trẻ rối
loạn phát triển. Vì vậy, một số trẻ tự kỷ có điều kiện sẽ được
cha mẹ gửi đến các trung tâm chuyên biệt cho TTK tại trung
tâm thành phố, một số trẻ tự kỷ khác học hòa nhập tại trường
bình thường, cũng có trẻ gia đình không đưa trẻ đi học với
quan niệm trẻ không có khả năng học tập.
- Tình hình trẻ tự kỷ tại quận Dương Kinh, thành phố Hải
Phòng.
Theo kết quả nghiên cứu sàng lọc được thực hiện bởi
trung tâm bảo trợ trẻ em (tháng 12/2017) trên trẻ em từ 18 đến

60 tháng tuổi tại Quận Dương Kinh, trong tổng số 7.316 trẻ
em đã phát hiện được 33 trẻ mắc chứng tự kỷ, chiếm tỷ lệ
0,45%, theo giới (Nam:Nữ) là 3,7:1.
Chưa đến một nửa số trẻ này được can thiệp giáo dục có
sự thay đổi ý nghĩa sau một thời gian can thiệp.
Độ ngũ nhân viên tham gia can thiệp còn thiếu. Giáo
viên tại các trường chưa được tham gia khóa học cấp chứng


chỉ can thiệp cho TTK. Nhận ra ý nghĩa của phối hợp các lực
lượng cộng đồng trong giáo dục hòa nhập cho trẻ có nhau cầu
giáo dục đặc biệt, từ tháng 12/2017, trường Mầm non Anh
Dũng đã kết hợp với Trung tâm nghiên cứu - Ứng dụng Tâm lý
học Tâm Phúc mở lớp hỗ trợ trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt tại
trường. Đây là bước đi đầu tiên của chúng tôi trong quá trình
kiểm chứng các giải pháp đưa ra từ đề tài nghiên cứu này. Sau
thành công của nghiên cứu, chúng tôi sẽ đề xuất với Phòng GDĐT Quận nhân rộng mô hình này trong các trường Mầm non
của Quận.
- Tổ chức khảo sát thực trạng
- Mục tiêu khảo sát


Đánh giá thực trạng nhận thức và thực trạng tổ chức GDHN
cho trẻ tự kỷ dựa vào cộng đồng trên địa bàn Quận Dương
Kinh, Hải Phòng.



Tìm ra những hạn chế và nguyên nhân trong công tác GDHN
cho trẻ tự kỷ dựa vào cộng đồng




Đề xuất các biện pháp để tăng cường hiệu quả giáo dục hòa


nhập cho trẻ tự kỷ dựa vào cộng đồng


Thực nghiệm giải pháp và đánh giá kết quả.
- Nội dung khảo sát



Mức độ nhận thức của Giáo viên, cán bộ quản lí, phụ huynh,
lãnh đạo địa phương về GDHN dựa vào cộng đồng.



Thực trạng tổ chức GDHN cho trẻ tự kỷ dựa vào cộng đồng:
nội dung, phương pháp, kết quả.
- Địa bàn và quy mô khảo sát
Đề tài khảo sát tại 3 trường mầm non quận Dương
Kinh: Trường MN Anh Dũng, Trường MN Hưng Đạo,
Trường MN Hòa Nghĩa với số mẫu như sau:
- Khách thể khảo sát
Khách thể
Trường

Số lượng


Phương pháp

khảo sát
MN
Anh

Cán bộ quản lí

1 Hiệu trưởng
1 Hiệu phó

Phỏng vấn sâu


Dũng

Giáo viên

15 giáo viên (số

Điều tra bảng

lượng chia đều các

hỏi

khối lớp)
1 giáo viên dạy trẻ
tự kỷ


Phỏng vấn sâu
Quan sát giờ
dạy

1 giáo viên không

Phỏng vấn sâu

dạy trẻ tự kỷ
Phụ huynh

15 phụ huynh các

Điều tra bảng

khối lớp

hỏi

1 phụ huynh trẻ tự

Phỏng vấn sâu

kỷ
Trẻ tự kỷ

2 trẻ

Nghiên cứu hồ


Quan sát giờ
dạy

Đoàn thể địa

1 lãnh đạo địa

phương

phương (PCT phụ

Phỏng vấn sâu


trách VHXH)
1 cán bộ y tế

Phỏng vấn sâu

phường
Mầm
non Hòa
Nghĩa

Cán bộ quản lí

1 Hiệu trưởng

Phỏng vấn sâu


Giáo viên

15 giáo viên (số

Điều tra bảng

lượng chia đều các

hỏi

khối lớp)
1 giáo viên dạy trẻ
tự kỷ

Phỏng vấn sâu
Quan sát giờ
dạy

Phụ huynh

15 phụ huynh các

Điều tra bảng

khối lớp

hỏi

1 phụ huynh trẻ tự


Phỏng vấn sâu

kỷ
Trẻ tự kỷ

1 trẻ

Nghiên cứu hồ

Quan sát giờ


dạy
Đoàn thể địa

1 lãnh đạo địa

phương

phương (PCT phụ

Phỏng vấn sâu

trách VHXH)
Mầm
non
Hưng

Cán bộ quản lí


1 Hiệu phó

Phỏng vấn sâu

Giáo viên

1 giáo viên không

Phỏng vấn sâu

dạy trẻ tự kỷ

Đạo
Cộng

Lãnh đạo Quận Đ/c PCT Quận phụ

đồng

Dương Kinh

trách VHXH

Lãnh đạo PGD

Đ/c Trường PGD

Phỏng vấn sâu


Phỏng vấn sâu

Quận
Lãnh đạo

1 Đ/c PCT UBND

phường

Phường

Phỏng vấn sâu

1 cán bộ phụ trách
VH-XH Phường
(mảng trẻ em)
Người dân

200 người dân trên

Điều tra bảng


đia bàn phường Anh hỏi
Dũng, Hòa Nghĩa,
Hưng Đạo
Tổng số 279 (4 cán bộ quản lí trường; 30 giáo viên; 4 lãnh đạo
mẫu

địa phương; 30 phụ huynh; 3 trẻ tự kỷ; 200 người dân)


- Phương pháp khảo sát


Điều tra bằng bảng hỏi giáo viên và phụ huynh



Phỏng vấn sâu cán bộ quản lí trường, giáo viên, phụ huynh,
lãnh đạo địa phương.



Quan sát giờ dạy GDHN trẻ tự kỷ



Phân tích hồ sơ trẻ tự kỷ, kế hoạch GDHN, báo cáo đánh giá
kết quả GDHN



Thực nghiệm giải pháp và đánh giá kết quả
- Thời gian thực hiện


- Tiến độ thực hiện

-2.3. Thực trạng công tác GDHN cho trẻ Tự kỷ dựa vào
cộng đồng tại trường mầm non trên địa bàn quận Dương

Kinh, thành phố Hải Phòng.
- Nhận thức của trường học, gia đình và cộng đồng về giáo
dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ dựa vào cộng đồng tại các
trường mầm non.
- Giáo viên & cán bộ quản lí giáo dục
Mức độ nhận thức về của giáo viên về trẻ tự kỷ, GDHN
và GDHN cho trẻ tự kỷ dựa vào cộng đồng ở mức độ trung
bình thể hiện ở bảng sau:
- Mức độ hiểu biết của giáo viên
Time

Kết quả trả lời (N=30)

Item

Hiểu biết về Tự kỷ

Đún

Tỷ

Sa

Tỷ

Khôn Tỷ lệ

g

lệ


i

lệ

g biết

12

40

10

33

8

27%


%
Hiểu biết về GDHN

14

cho TTK
Hiểu biết về vai trò
GDHN cho TTK dựa

47


%
16

%
17

57
%

53

0

0%

2

7%

%
11

37
%

vào cộng đồng

Bảng cho thấy: Trong số 30 giáo viên được khảo sát, chỉ
có 40% giáo viên đưa ra hiểu biết đúng đắn về tự kỷ. Đa phần

giáo viên đều cho rằng, trẻ bị tự kỷ là do thiếu hụt sự quan
tâm từ phía gia đình, do cha mẹ không trò chuyện với trẻ. Một
số trẻ có biểu hiện như chơi một mình, không tự phục vụ bản
thân, hay ăn vạ…nghĩa là trẻ đó có nguy cơ bị tự kỷ
Theo cô giáo Nguyễn Thị M. – GV lớp 5 tuổi, trường
MN Anh Dũng, “Bây giờ xu hướng trẻ tự kỷ ngày càng tăng,
gần như trường nào, lớp nào cũng có. Như lớp tôi đang dạy,
có em K. đã 5 tuổi rồi, sang nam vào lớp 1 nhưng chẳng biết
gì cả. Em K. không tập trung chú ý, xúc cơm cũng cần cô hỗ
trợ, nhiều khi nói em không nghe lời, còn lăn ra ăn vạ nữa.


Tôi cũng đã đề nghị gia đình đưa em đi khám tự kỷ rồi đó”.
Từ nhận thức chưa đúng về trẻ tự kỷ, tỷ lệ giáo viên hiểu
biết đúng đắn về GDHN (47%) và GDHN cho trẻ tự kỷ dựa
vào cộng đồng (57%) ở mức độ trung bình. Rất nhiều giáo
viên cho rằng, trẻ tự kỷ chỉ cần giáo dục chuyên biệt chứ giáo
dục hòa nhập không giúp trẻ tiến bộ được. Hoặc đây là 1 bệnh
cần can thiệp bằng thuốc chứ giáo dục hòa nhập tại trường
học hay dựa vào cộng đồng chỉ là biện pháp hỗ trợ chứ không
phải là yếu tố giúp trẻ học hỏi và phát triển.
Theo kết quả khảo sát, 60% giáo viên trong nhóm khảo
sát đều chưa được tham gia bất kỳ khóa học chính thức nào về
trẻ tự kỷ và GDHN cho trẻ tự kỷ. Chủ yếu giáo viên và lãnh
đạo trường học tự tìm hiểu thông qua sách báo, internet. Tuy
nhiên, không phải giáo viên nào cũng có điều kiện tiếp cận
thông tin, nhất là các giáo viên trên 40 tuổi.
- Tỷ lệ giáo viên mầm non được đào tạo về GDHN cho
TTK
- Độ tuổi giáo viên chưa được đào tạo

Phân loại

Số lượng

Tỷ lệ (%)


GV 20~29 tuổi

10

56%

GV 30~39 tuổi

6

33%

GV 40 tuổi~

3

17%

Phỏng vấn sâu Bà Đồng Thị H. - Hiệu trưởng trường
MN Anh Dũng cho thấy “Nhà trường chủ yếu khuyến khích
các giáo viên dạy trẻ tự kỷ tự tìm hiểu về phương pháp dạy
chứ nói thật là các cô cũng không được tham gia đào tạo bài
bản về giáo dục hòa nhập cho trẻ. Phòng Giáo dục Quận

thỉnh thoảng có kết hợp nói chuyện, chia sẻ về chủ đề này
trong các hoạt động sinh hoạt chuyên môn nhưng trẻ TK trăm
hình vạn trạng, không thể học người này dạy em này để về
dạy cho em kia được. Tôi thấy vô cùng khó”.
- Gia đình và người chăm sóc trẻ
Tương tự như giáo viên, tỷ lệ phụ huynh có hiểu biết
đúng đắn về trẻ tự kỷ và GDHN cho trẻ tự kỷ dựa vào cộng
đồng ở mức rất thấp và có sự khác biệt giữa cha và mẹ của
trẻ.
- Mức độ hiểu biết của phụ huynh về GDHN cho TTK


Kết quả trả lời (N=30)
Đún Tỷ lệ Sai Tỷ lệ Khôn Tỷ lệ
g

g biết

Hiểu biết về Tự kỷ

4

13%

10

33%

16


53%

Hiểu biết bề GDHN

6

20%

16

53%

8

17%

10

33%

11

37%

2

7%

cho TTK
Hiểu biết về vai trò

GDHN dựa vào cộng
đồng

- Mức hiểu biết của phụ huynh về GDHN cho TTK
cho thấy: Chỉ có 4/30 (=87%) phụ huynh được khảo sát
trả lời đúng đặc trưng và biểu hiện của trẻ tự kỷ. Tương tự
như vậy, chỉ 20% phụ huynh hiểu đúng về GDHN cho TTK
và 33% phụ huynh hiểu đúng về giáo dục hòa nhập cho trẻ tự
kỷ dựa vào cộng đồng.
Phụ huynh không thừa nhận vai trò của gia đình và
người dân trong cộng đồng trong việc phát hiện sớm và can


thiệp cho trẻ. Họ cho rằng, trẻ bị mắc chứng tự kỷ thì phải
chữa trị tại bệnh viện hoặc can thiệp ở trung tâm chuyên biệt.
Những trường hợp này thường kỳ vọng con mình sẽ khỏi
bệnh sau 1 thời gian can thiệp nhất định nào đó. Bên cạnh đó,
vẫn có cha mẹ không đưa trẻ tự kỷ đến trường mà để trẻ ở nhà
cho người nhà (ông/bà) chăm sóc.
Phỏng vấn sâu Bà Nguyễn Thị L., mẹ cháu Đồng Huy
Kh. : “Cho đến khi cô giáo nói con tôi có biểu hiện tự kỷ phải
đưa đi khám, rồi khi khám xong bác sĩ nói cháu bị tự kỷ thì
tôi mới biết, chứ thật là trước đó tôi nghĩ cháu chậm thôi”
“Tôi nghĩ những cháu kiểu như hay đập đầu ăn vạ, ngồi
1 mình, 3 – 4 tuổi không biết nói thì cháu đó bị tự kỷ”
Nhận thức sai lầm về tự kỷ và GDHN cho TTK dựa vào
cộng đồng xuất phát từ điều kiện kinh tế gia đình và sự quan
tâm của cha mẹ tới con cái. Quận Dương Kinh là Quận mới
của thành phố Hải Phòng, phần lớn phụ huynh trong nhóm
khảo sát có trẻ có dấu hiệu tự kỷ đều là công nhân tại các nhà

máy trên địa bàn Quận, hoặc là lao động tự do, với thời gian
đi làm từ 10~12h/1 ngày. Để hiểu rõ về tự kỷ là 1 thách thức
lớn đối với họ. Trẻ em chủ yếu được chăm sóc bởi ông bà. Và


quan niệm “đứa này chậm như bố nói hồi bé” hay “đứa này
chậm chạp, đần độn là một sự xấu hổ của gia đình” là thường
trực trong suy nghĩ của ông/bà. Do vậy, khi gia đình phát hiện
ra con có sự bất thường hay chấp nhận tình trạng bất thường
của con thì con đã qua giai đoạn vàng để can thiệp là 3-6 tuổi.
Bên cạnh đó, người dân trong cộng đồng và các cơ quan đoàn
thể cũng chưa có sự hỗ trợ đối với quá trình giáo dục cho trẻ
tự kỷ.
- Lãnh đạo địa phương và người dân trong cộng đồng
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên nhóm khách thể 200
người dân trong trên địa bàn 3 phường Anh Dũng, Hòa Nghĩa
và Hưng Đạo hiểu biết về trẻ tự kỷ và mạng lưới trẻ tự kỷ trên
địa bàn Quận Dương Kinh. Kết quả cho thấy, người dân trong
cộng đồng chưa có sự quan tâm đến GDHN cho trẻ tự kỷ và
vẫn có sự phân biệt đối với TTK và gia đình trẻ.
tự kỷ và đặc trưng của TTK, trong khi đó, có tới 123
người (=61,5%) cho rằng trẻ bị tự kỷ là do cha mẹ không
quan tâm tới trẻ tự kỷ.
Tìm hiểu thái độ đối với TTK và GDHN cho TTK đối
với 200 người dân cho thấy, có 41 ý kiến, chiếm 20.5%


“Quan tâm” ; 114 ý kiến chiếm 57% cho rằng “Bình thường”
và có 45 ý kiến chiếm 22.5% “Không quan tâm” đến việc
giáo dục hòa nhập cho TTK dựa vào cộng đồng. Như vậy,

79,5% ý kiến người dân “Bình thường” hoặc “Không quan
tâm” đến giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ dựa vào cộng đồng.
Điều này cho thấy, vấn đề này chưa được người dân quan tâm
đến.
- độ của người dân đối với việc GDHN cho trẻ TK dựa vào
cộng đồng
Thái độ
Quan tâm

Bình thường

Không quan tâm

SL

%

SL

%

SL

%

41

20,5

114


57,0

45

22,5

Trong 200 người dân được hỏi, có 61 người chiếm
30.5% chia sẻ đã từng gặp trẻ tự kỷ. 49,1% trong số 61 người
này chia sẻ họ có sự xa lánh với TTK và không muốn con em
mình gần gũi, giao lưu với nhóm trẻ này.
Mặc dù số lượng người dân nghe đến “Tự kỷ” là con số


không nhỏ ( 111 người, chiếm 55,6 % ) nhưng họ chỉ nghe đến
tự kỷ như một câu chuyện của người khác. Đa số người dân
(82 ý kiến chiếm 41%) cho rằng giáo dục cho trẻ tự kỷ là
trách nhiệm thuộc về “Trẻ và gia đình trẻ”, chỉ có 20.5% ý
kiến cho rằng GDHN cho TTK là trách nhiệm của “Trẻ, gia
đình trẻ; giáo viên can thiệp; giáo viên mầm non, các tổ chức
xã hội và toàn thể xã hội”. TTK và vấn đề giáo dục “hòa nhập
cho trẻ chưa được nhìn nhận như là vấn đề cần có sự chung
tay của toàn xã hội.
Hiện nay, nhà nước có chính sách hỗ trợ đối với trẻ tự kỷ
ở mức độ nặng. Tuy nhiên, nhiều gia đình trẻ vẫn chưa tiếp
cận được nguồn hỗ trợ do thiếu thông tin hướng dẫn từ hồ sơ
trẻ, thủ tục đăng ký và nhận hỗ trợ. Cộng đồng vẫn chưa có có
nhận thức đúng đắn về sự phối hợp các nguồn lực trong phát
hiện và can thiệp sớm cho trẻ để hỗ trợ tăng cường hiệu quả
giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tại trường học. Mạng lưới y tế

trải rộng tới từng tổ dân phố, nhưng đội ngũ cán bộ y tế cũng
không có hiểu biết để có thể sàng lọc trẻ và tư vấn cho gia
đình đưa trẻ đi khám bệnh. Khi một đứa trẻ tự kỷ bị dấu diếm
bởi gia đình thì cộng đồng cũng không thể phối hợp để hỗ trợ
cho trẻ kịp thời.


Theo Bà Nguyễn Thị M,. Cán bộ phụ trách công tác trẻ
em Phường Anh Dũng : “Chính sách nhà nước thì có, nhưng
chúng tôi không thể hỗ trợ nếu gia đình các cháu không có
đầy đủ hồ sơ giấy tờ. Chúng tôi cũng chỉ biết hướng dẫn gia
đình đưa trẻ đến bệnh viện khám thôi, chứ nói thật là chúng
tôi cũng không biết thêm thông tin gì để hỗ trợ”.
Như vậy, từ những nhận thức sai lầm hoặc chưa đầy đủ
của cả giáo viên, phụ huynh và cộng đồng về trẻ tự kỷ và
GDHN cho trẻ tự kỷ dẫn đến hiệu quả GDHN cho trẻ tự kỷ
dựa vào cộng đồng chưa cao.
- Thực trạng GDHN cho trẻ Tự kỷ
Tại thời điểm khảo sát (tháng 12/2017), chúng tôi tiến
hành nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, phỏng vấn giáo viên kết hợp
với quan sát giờ dạy hòa nhập của giáo viên để tìm ra thực trạng
về GDHN cho trẻ TK dựa vào cộng đồng. Nhìn chung, hiệu quả
giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ chưa cao, do giáo viên chưa
biết phương pháp giáo dục phù hợp với trẻ tự kỷ, cũng như
chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và cộng
đồng trong GDHN cho trẻ tự kỷ.
- Thực trạng kỹ năng thực hiện GDHN dựa vào cộng đồng


của giáo viên trong trường MN.

Kỹ năng xây dựng chương trình và nội dung GDHN
Chương trình giáo dục cho trẻ mầm non với mục tiêu là
phát triển toàn diện cho trẻ các lĩnh vực: nhận thức, vận động,
ngôn ngữ, cá nhân – xã hội, tình cảm. Tương tự như vậy, nội
dung giáo dục cho trẻ tự kỷ cũng tập trung vào các lĩnh vực
phát triển như trên. Tuy nhiên, mục tiêu giáo dục hòa nhập
cho trẻ tự kỷ chưa thực sự phù hợp và hiệu quả với trẻ tự kỷ
tại các trường mầm non được khảo sát trên địa bàn Quận
Dương Kinh.
Để đánh giá thực trạng xây dựng chương trình GDHN
cho trẻ tự kỷ dựa vào cộng đồng, chúng tôi đã nghiên cứu hồ
sơ GDHN của trẻ tự kỷ, sử dụng bảng hỏi với giáo viên và
quan sát giờ dạy trẻ tự kỷ. Trong bảng hỏi dành cho giáo viên
về mỗi kỹ năng trong xây dựng chương trình GDHN cho
TTK, giáo viên sẽ tự đánh giá về kỹ năng mình sử dụng theo
thang điểm từ 1 đến 5 (1 điểm thấp nhất, 5 điểm cao nhất).
Chúng tôi đã tính điểm Trung bình mỗi kỹ năng giáo viên
đánh giá và thu được kết quả như sau:
- Đánh giá kỹ năng thiết kế chương trình học cho TTK


Hạng mục
Mục tiêu được xác định phù hợp dựa trên khó khăn của
trẻ đã được chuyên gia đánh giá

ĐTB
(/5)
1.8

Mục tiêu được xác định rõ ràng cho cả học kỳ


2.9

Mục tiêu được chia nhỏ đối với mỗi kỹ năng

2.5

Chương trình thể hiện được trình tự giờ dạy hệ thống

3.8

Chương trình có hướng dẫn hoạt động rõ ràng

3.6

Có đánh giá sự tiến bộ của trẻ theo học kỳ

3.5

Bài soạn có tính sáng tạo trong dạy hoà nhập.

3.0

Chương trình có nội dung kết hợp với gia đình trong
giáo dục cho trẻ

2.9

Bảng cho thấy, trong các kỹ năng khi thiết kế chương
trình dạy học cho trẻ thì giáo viên có điểm số cao hơn ở các

kỹ năng sư phạm trong thiết kế bài giảng cho trẻ mầm non
(bao gồm cả trẻ bình thường và trẻ có vấn đề về phát triển)


như kỹ năng thể hiện trình tự giờ dạy hệ thống (3.8/5),
chương trình có hướng dẫn rõ ràng (3.6/5), bài soạn sáng tạo
(3.0/5). Tuy nhiên, những kỹ năng xây dựng chương trình
GDHN dựa vào cộng đồng cho trẻ tự kỷ có điểm số rất thấp.
Phải kể đến trước hết là việc thiết kế chương trình phù hợp
với khó khăn của trẻ được chuyên gia đánh giá (ĐTB=1.9/5
điểm). Điều này có thể được hiểu là giáo viên chưa xác định
được đặc điểm, mức độ phát triển của trẻ ở từng lĩnh vực nên
việc đặt mục tiêu quá cao hoặc quá thấp so với khả năng học
hỏi của trẻ. Đa số trẻ tự kỷ đang học tại các trường mầm non
chưa được đánh giá trước khi vào đầu năm học để xác định cụ
thể khó khăn của trẻ trong từng lĩnh vực. Gia đình cũng không
có sự trao đổi về khó khăn của con, hoặc không chuyển cho
giáo viên hồ sơ đánh giá của trẻ bởi chuyên gia (nếu có) để
giáo viên đặt mục tiêu GDHN cho trẻ. Như vậy, sự phối hợp
giữa gia đình và nhà trường còn lỏng lẻo trong quá trình đặt
mục tiêu học tập cho trẻ. Khi mục tiêu và chương trình xây
dựng không phù hợp thì chắc chắn quá trình GDHN không
thể đi đúng hướng được.
“Khi cháu học lớp 3T là do cô giáo khác phụ trách nên
tôi không nắm bắt được tình hình của cháu để xây dựng


chương trình. Phụ huynh cũng chỉ nói là cháu bị tự kỷ, đánh
giá năm ngoái rồi chứ không nói rõ hơn về tình hình của cháu.
Vậy nên thường thì tôi phải quan sát cháu thời gian đầu, sau

đó mới đặt mục tiêu giáo dục, rồi cũng vừa dạy vừa thay đổi.”
(PV sâu cô giáo Nguyễn Thị Lan H., trường mầm non
Hưng Đạo)
Sự không phù hợp trong chương trình GDHN cho trẻ tự
kỷ còn thể hiện ở việc đặt mục tiêu chưa có sự chia nhỏ kỹ
năng khi dạy cho trẻ tự kỷ. Trẻ tự kỷ đặc trưng bởi những khó
khăn trong tương tác xã hội, giao tiếp và hành vi định hình.
Đa phần trẻ tự kỷ có khó khăn về trí tuệ. Do vậy, khi dạy trẻ
tự kỷ cần bẻ nhỏ một kỹ năng thành nhiều phần, nhiều bước
chứ không giống như trẻ bình thường. Vì vậy, nếu mục tiêu
đặt chung chung và không có sự bẻ nhỏ thao tác thì rất khó có
thể dạy trẻ được.


- Minh họa hạn chế kỹ năng đặt mục tiêu của giáo viên
Mặc dù trẻ đều đánh giá sự tiến bộ của trẻ theo học kỳ
(ĐTB = 3.5/5), nhưng sự đánh giá này cũng chỉ được thực
hiện bởi giáo viên – không phải là những người hiểu rõ về hội
chứng tự kỷ, vì vậy, kết quả thường chưa phản ánh được thực
chất sự thay đổi của trẻ. Điều này cũng ảnh hướng tới chương
trình và nội dung dạy cho trẻ trong thời gian tiếp theo.
Đặc biệt lưu ý, giáo viên chưa được hướng dẫn thiết kế
và ghi chép sổ GDHN cho trẻ tự kỷ. Vì vậy, việc theo dõi tình
hình trẻ theo các năm học là rất khó khăn.
Như vậy, trong quá trình xây dựng chương trình GDHN
cho trẻ tự kỷ chưa có sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình
và các bên liên quan (chuyên gia, bác sĩ,…) nên mục tiêu



×