Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

SKKN sử dụng bản đồ tư duy trong dạy địa lí lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (732.08 KB, 29 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2014-2015

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI
TRƯỜNG THPT LÝ THƯỜNG KIỆT
Tổ : Địa – Thể dục
--------

Tên đề tài

SỬ DỤNG “BẢN ĐỒ TƯ DUY”
TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP12
NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG BỢ MƠN

Họ và tên : VŨ THỊ HÀ
Chức danh : GIÁO VIÊN

Năm học: 2014-2015

Giáo viên: Vũ Thị Hà

Trang 0


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2014-2015
MỤC LỤC


Phần I : ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................2
I.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.............................................................................2
I.2 NHIỆM VỤ VÀ MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI............................................3
I.2.1 Nhiệm vụ.......................................................................................3
I.2.2 Mục tiêu........................................................................................4
I.3 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI........................................................................4
I.4 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.......................................................5
I.4.1 Cơ sở lí luận..................................................................................5
I.4.2 Cơ sở thực tiễn..............................................................................6
I.4.3 Các yêu cầu trong quá trình sử dụng các bản đồ tư duy để dạy và
học.........................................................................................................7
Phần II: NỘI DUNG.....................................................................................9
II.1 THỰC TRẠNG......................................................................................9
II.1.1 Thực trạng của ứng dụng bản đồ tư duy trong việc giảng dạy
các môn học tại trường THPT Lý Thường Kiệt....................................9
II.1.2 Thực trạng của ứng dụng bản đồ tư duy trong việc giảng dạy
mơn địa lí 12..........................................................................................9
II.2 BIỆN PHÁP THỰC HIỆN BẢN ĐỒ TƯ DUY VÀO TIẾT HỌC ĐỊA
LÍ LỚP 12....................................................................................................10
II.2.1 Biện pháp chung........................................................................10
II.2.1.1 Sử dụng bản đồ tư duy trong việc kiểm tra kiến thức cũ......................10
II.2.1.2 Sử dụng bản đồ tư duy trong việc giảng bài mới...................................12
II.2.1.3 Sử dụng bản đồ tư duy trong việc củng cố kiến thức.............................15

II.2.2 Thực hiện cụ thể trong một tiết dạy có sử dụng bản đồ tư duy. 16
II.3 PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM.....................................................................................................21
II.4 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM...........22
II.4.1 Kết quả......................................................................................22
II.4.2 Kinh nghiệm rút ra....................................................................23

Phần III: KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ...........................................................25
III.1 KẾT LUẬN CHUNG.........................................................................25
III.2 NHỮNG ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ......................................................25
III.2.1 Đối với người dạy và người học...............................................25
III.2.2 Đối với các nhà nghiên cứu giáo dục.......................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................27

Giáo viên: Vũ Thị Hà

Trang 1


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2014-2015

Phần I : ĐẶT VẤN ĐỀ
I.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Như chúng ta đã biết, lĩnh vực giáo dục luôn được Đảng và Nhà
nước quan tâm và đầu tư đúng mức. Giáo dục được xác định là “quốc sách
hàng đầu” và việc đổi mới giáo dục được cụ thể hóa trong Nghị quyết BCH
TW 4- khóa VII, năm 1991 và Nghị quyết BCH TW 2 - khóa VIII, năm
1996 và theo đó: “ Đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học và
bậc học. Kết hợp tốt việc học với hành, học tập với lao động sản xuất, thực
nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường với xã hội….” . Những
năm gần đây, ngành giáo dục đã và đang được đổi mới một cách toàn diện
cả về nội dung, chương trình sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy. Mà
theo các nhà nghiên cứu thì muốn đổi mới, cải cách hiệu quả nhất thì đi tiên
phong trong vấn đề đổi mới chính là đổi mới từ giáo viên. Việc giáo viên
tiếp cận với các phương pháp giảng dạy mới có ý nghĩa quan trọng hàng

đầu trong việc nâng cao chất lượng giáo dục một cách hiệu quả nhất và
toàn diện nhất.
Năm học 2011-2012, Sở Giáo dục- Đào tạo tỉnh Gia Lai tổ chức
chương trình tập huấn sử dụng “bản đồ tư duy” trong dạy và học. Tiếp cận
với phương pháp mới này và bước đầu dạy thực nghiệm một vài tiết, tơi
nhận thấy có rất nhiều ưu điểm trong việc làm tăng hứng thú, phát huy
được năng lực hoạt động và tư duy sáng tạo. Đưa học sinh tích cực chủ
động hơn trong việc tìm tịi kiến thức địa lí. Trong từng tiết dạy có sử dụng
sơ đồ tư duy học sinh dường như say mê với môn học hơn, tính tư duy sáng
tạo phong phú hơn. Vì vậy trong năm học 2011-2012 tôi nghiên cứu đề tài
“Ứng dụng Bản đồ tư duy trong giảng dạy nhằm góp phần nâng cao
hứng thú học tập mơn địa lí lớp 11 (chương trình chuẩn)”, năm học
2014-2015 tơi tiếp tục nghiên cứu và thực nghiệm đề tài “Sử dụng bản đồ
tư duy trong dạy học địa lí lớp 12(ban cơ bản) nhằm nâng cao chất
Giáo viên: Vũ Thị Hà

Trang 2


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2014-2015

lượng bộ môn”. Cả 2 sáng kiến trên đã được hội đồng khoa học trường, Sở
giáo dục Gia Lai xếp loại khá. Quá trình ứng dụng trong công tác giảng dạy
tôi nhận thấy đề tài đã mang lại hiệu quả cao trong dạy học.
Năm học 2016-2017, từ thực tiễn của việc đổi mới chương trình
kiểm tra đánh giá mơn Địa lí bậc THPT theo hình thức trắc nghiệm và thực
tiễn của việc giảng dạy môn địa lí lớp 10 ở trường THPT Lý Thường Kiệt.
Đồng thời nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy của bộ môn. Đặc biệt là

nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào
dạy học thì việc sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học rất thuận tiện và đem
lại hiệu quả cao cho từng tiết dạy. Và để tiếp nối nghiên cứu hai đề tài sáng
kiến kinh nghiệm trên năm học 2016-2017 tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Sử
dụng bản đồ tư duy trong dạy học địa lí lớp 12(ban cơ bản) nhằm nâng
cao chất lượng bợ mơn”
Trong q trình thực hiện đề tài khơng thể tránh khỏi những thiếu sót
nhất định, hoặc những ý kiến chủ quan của bản thân. Do đó, tơi rất mong
nhận được sự góp ý chân thành, thẳng thắn của q thầy cơ giáo để tơi có
thể hồn thiện đề tài này. Những đóng góp của q thầy cơ và đồng nghiệp
là kinh nghiệm quý báu cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài và trong
thực tế giảng dạy bộ môn.

I.2 NHIỆM VỤ VÀ MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài tập trung vào một số nhiệm vụ và mục tiêu sau:
I.2.1 Nhiệm vụ
- Nghiên cứu phương pháp xây dựng và sử dụng sơ đồ tư duy trong
dạy học địa lí nói chung và địa lí lớp 10 nói riêng.
- Tìm hiểu, thiết lập một số bản đồ tư duy sử dụng trong tiến trình
lên lớp, đồng thời hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức địa lí qua bản đồ
tư duy và tự thiết lập được sơ đồ tư duy trong quá trình học tập.

Giáo viên: Vũ Thị Hà

Trang 3


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2014-2015


- Bước đầu tìm hiểu và vận dụng phương pháp nghiên cứu vào giảng
dạy một số bài trong chương trình địa lí lớp 10, tiến tới thực hiện mục tiêu
“Đổi mới dạy học” theo hướng tích cực.
- Qua nghiên cứu đề tài, đưa ra những nguyên tắc chung trong xây
dựng và sử dụng sơ đồ tư duy.. Đồng thời rút ra những kinh nghiệm trong
phương pháp giảng dạy nhằm điều chỉnh cho phù hợp với tình hình giảng
dạy ở thực tế
I.2.2 Mục tiêu
Đề tài hướng tới mục tiêu :
- Nhằm góp phần nâng cao khả năng xây dựng và sử dụng sơ đồ tư
duy cho giáo viên.
- Giúp học sinh có khả năng nhận thức kiến thức và tự hoàn thiện
kiến thức trên cơ sở sơ đồ hoá những nội dung kiến thức.
- Phát huy được tính sáng tạo, năng lực học tập và tính chủ động. Thực
hiện vai trị trung tâm của mình trong mỗi tiết học.
- Học sinh có hứng thú, say sưa ham thích mơn học.
- Nâng cao chất lượng mơn học.

I.3 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Trong khoa học địa lí nói chung và chương trình địa lí phổ thơng nói
riêng các mối quan hệ nhân quả luôn được thiết lập ở tất cả các nội dung,
có rất nhiều khía cạnh để có thể nghiên cứu áp dụng bản đồ tư duy. Nhưng
do nhiều nguyên nhân khách quan, thời gian nghiên cứu còn ngắn, phương
tiện, tài liệu nghiên cứu còn hạn chế…Do vậy, đề tài của tôi bước đầu chỉ
giới hạn trong việc nghiên cứu, áp dụng trong một số bài ở chương trình
sách giáo khoa lớp 10 (chương trình chuẩn). Đồng thời qua đó thiết lập
được kĩ năng xây dựng và sử dụng bản đồ tư duy cho giáo viên.

Giáo viên: Vũ Thị Hà


Trang 4


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2014-2015

I.4 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
I.4.1 Cơ sở lí luận
Bản đồ tư duy còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy,… là hình thức
ghi chép nhằm tìm tịi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ
đề hay một mạch kiến thức,… bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời
hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Đặc biệt đây
là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ, có thể vẽ thêm hoặc
bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh,
các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể
“thể hiện” nó dưới dạng bản đồ tư duy theo một cách riêng, do đó việc lập
bản đồ tư duy phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người.
Mơn địa lí là một mơn hoc thuộc nhóm khoa học xã hội. Đây là một
mơn học tìm hiểu về những vấn đề tự nhiên và kinh tế xã hội của thế giới
cũng như các vấn đề tự nhiên, kinh tế xã hội trong nước nhưng nhìn chung
các vấn đề nghiên cứu có mối quan hệ nhân quả, logic với nhau. Bởi vậy,
nó địi hỏi tính tư duy cao.
Nội dung chương trình địa lí lớp 12 bao gồm 2 phần cơ bản:
Phần mội: Địa lí tự nhiên
Phần hai: Địa lí kinh tế - xã hội
Như vậy, về cơ bản nội dung chương trình địa lí lớp 10 chủ yếu tìm
hiểu về địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế- xã hội đại cương. Các nội dung này
mang tính hàm lâm, lí thuyết cao, nhiều vấn đề có mối quan hệ nhân quả,

phụ thuộc, ảnh hưởng lẫn nhau do đó thường mang tính khơ khan, nhàm
chán đòi hỏi người học phải thực sự yêu thích mơn học đồng thời có cái
nhìn bao qt, đánh giá tổng thể mọi khía cạnh để có được kiến thức sâu
sắc nhất giúp các em có thể vận dụng, liên hệ thực tiễn kiến thức địa lí
trong nước. Vì vậy phương pháp sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học địa lí

Giáo viên: Vũ Thị Hà

Trang 5


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2014-2015

lớp 10 sẽ góp phần tăng hứng thu học tập, phát huy tính sáng tạo của các
em trong mỗi vấn đề từ đó nâng cao được chất lượng môn học.
I.4.2 Cơ sở thực tiễn
Năm học 2016 - 2017 là năm học Bộ giáo dục và đào tạo tiếp tục
đổi mới phương pháp dạy học, dạy học theo chủ đề tích hợp, đổi mới kiểm
tra đánh giá theo hướng phát huy năng lực của học sinh dưới hình thức trắc
nghiệm…tiến tới đổi mới tồn diện trong những năm tiếp theo nhằm mục
đích nâng cao chất lượng dạy và học, đào tạo thế hệ học sinh có đủ năng
lực, phẩm chất, đạo đức và tài năng đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng của
nền kinh tế thế giới. Một trong những phương pháp dạy học mới và hiện
đại nhất được đưa vào là phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy – đây
là phương pháp dạy học đã và đang được rất nhiều nước trên thế giới áp
dụng. Qua việc tìm hiểu và vận dụng phương pháp dạy học bằng bản đồ tư
duy, tôi nhận thấy phương pháp dạy học này rất có hiệu quả trong công tác
giảng dạy và học tập của học sinh. Bước đầu đã giảm bớt được tâm lý

khơng thích học địa, khơi gợi trong học sinh tình u đối với mơn học,
đồng thời đem đến cho các em cái nhìn mới, tư duy mới về môn học. Vậy
thế nào là phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy? Cần sử dụng bản đồ
tư duy như thế nào để nâng cao chất lượng trong các giờ học văn? Đó là
những vấn đề tôi muốn cùng được chia sẻ với các đồng nghiệp trong sáng
kiến kinh nghiệm này .
Bản đồ tư duy là cơng cụ tổ chức tư duy nền tảng. Có thể miêu tả nó
như một kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét,
màu sắc…
Bản đồ tư duy có thể được vẽ trên giấy, bìa, bảng phụ…hoặc có thể
thiết kế trên máy tính, trình chiếu tiết dạy công nghệ thông tin trên máy
chiếu Overhead. Do đó có thể vận dụng bản đồ tư duy vào hỗ trợ dạy học
kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ơn tập hệ thống hóa kiến

Giáo viên: Vũ Thị Hà

Trang 6


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2014-2015

thức sau mỗi chương, mỗi học kì... và giúp cán bộ quản lí giáo dục lập kế
hoạch công tác.
Bản đồ tư duy giúp học sinh học tập một cách tích cực. Một số kết
quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in
đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của
mình vì vậy việc sử dụng bản đồ tư duy giúp học sinh học tập một cách
tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não.

I.4.3 Các yêu cầu trong quá trình sử dụng các bản đồ tư duy để
dạy và học
a) Đối với giáo viên
Quá trình thực hiện chính là sự thể hiện vai trị điều khiển, hướng dẫn
của giáo viên. Dựa vào mục đích, nội dung giáo viên cần hướng học sinh
vào việc nội dung bài học.
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần chú ý đến thời lượng tiết học
không lạm dụng quá mức các bản đồ tư duy dẫn tới việc cung cấp tri thức
cần thiết không được đảm bảo. Cần linh hoạt phối kết hợp sử dụng các
phương pháp phù hợp với nội dung kiến thức và đối tượng học sinh. Giáo
viên cần chủ động, kiểm sốt được tiết dạy của mình để tránh việc đưa tiết
dạy trở thành một buổi bàn luận gây ồn ịa, mất trật tự. Giáo viên có thể
hướng dẫn học sinh tự thiết lập các bản đồ tư duy.
Về mặt phương tiện, giáo viên cần có sự hỗ trợ của các thiết bị cần
thiết: phấn màu, giấy A0, bảng phụ, máy chiếu…. Mặt khác, giáo viên cần
có sự đầu tư thời gian, chăm chút cho từng bản đồ tư duy để đảm bảo tính
khoa học và tính thẩm mĩ.
b) Đối với học sinh
Học sinh cần có ý thức đúng đắn với mơn học, tìm hiểu, nghiên cứu
các nội dung có liên quan.

Giáo viên: Vũ Thị Hà

Trang 7


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2014-2015


Có thái độ nghiêm túc, đầu tư thời gian, chuẩn bị bài trước khi tới lớp
cũng như các thiết bị cần thiết cho việc sử dụng bản đồ tư duy. Biết cách
tổng hợp, chắt lọc các kiến thức khoa học địa lí ở mỗi tiết học.

Giáo viên: Vũ Thị Hà

Trang 8


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2014-2015

Phần II: NỘI DUNG
II.1 THỰC TRẠNG
II.1.1 Thực trạng của ứng dụng bản đồ tư duy trong việc giảng
dạy các môn học tại trường THPT Lý Thường Kiệt.
Thời gian vừa qua sau khi tiếp cận với phần mềm Imindmap, sử dụng
bản đồ tư duy trong giảng dạy. Nhiều môn học trong trường THPT Lý
Thường Kiệt đã tiến hành thực nghiệm, ứng dụng bản đồ tư duy trong các
nội dung có thể áp dụng. Cá nhân tơi đã dự giờ học hỏi ở một số môn và
đều thấy trong các tiết dạy có sử dụng bản đồ tư duy học sinh rất tích cực,
sáng tạo, đem lại hiệu quả cao.
Tuy nhiên, do đây là phương pháp mới, việc ứng dụng trong dạy học
của một số mơn cịn hạn chế, học sinh đa phần hứng thú nhưng bên cạch đó
vẫn cịn một vài em chưa quen với cách dạy này nên còn thụ động đặc biệt
là các em học sinh dân tộc thiểu số. Do đó phần nào gây khó khăn trong
việc triển khai phương pháp này.
II.1.2 Thực trạng của ứng dụng bản đồ tư duy trong việc giảng
dạy mơn địa lí 12.

Trong thực tiễn dạy học hiện nay nói chung và của mơn địa lí nói
riêng, đặc biệt là các vấn đề địa lí mang tính thực tế cao đang địi hỏi cần
có những hướng tiếp cận phương pháp dạy học tích cực và hiệu quả. Với
yêu cầu tồn diện đó, việc dạy học có sử dụng bản đồ tư duy trên cơ sở vận
dụng hợp lí sẽ có nhiều lợi thế trong việc thực hiện mục tiêu mà quan điểm
dạy học theo hướng tích cực đã nhấn mạnh.
Thời gian qua, tôi nhận thấy thái độ, hứng thú học tập của các em đối
với mơn địa lí nói chung cịn lơ là. Nhiều học sinh có quan niệm rằng học
địa lí nhàm chán vì phải tiếp nhận những kiến thức máy móc, học thuộc
lịng nội dung, con số…khơ khan, khó nhớ. Vì vậy việc giảng dạy có kèm
theo bản đồ tư duy là giải pháp có hiệu quả làm tăng hứng thú học tập của
Giáo viên: Vũ Thị Hà

Trang 9


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2014-2015

học sinh và thái độ ham thích đối với mơn học từ đó kết quả dạy và học sẽ
tăng lên.
Trong năm học 2011-2012 tôi đã nghiên cứu ứng dụng bản đồ tư duy
trong dạy học địa lí lớp 11 (ban cơ bản), bước đầu nhận thấy hiệu quả của
phương pháp này mang lại là có tính khả thi, học sinh hứng thú với mơn
học, kết quả bộ mơn cao. Tiếp nối thành cơng đó tơi đã sử dụng phương
pháp này trong dạy học địa lí lớp 12 nhằm nâng cao chất lượng bộ môn cho
học sinh lớp 12, giúp các em có cái nhìn đúng đắn trong việc chọn nghề,
chọn trường trong tương lai.


II.2 BIỆN PHÁP THỰC HIỆN BẢN ĐỒ TƯ DUY VÀO
TIẾT HỌC ĐỊA LÍ LỚP 12.
II.2.1 Biện pháp chung
Như đã trình bày ở trên bản đồ tư duy có thể được ứng dụng trong tất
cả các khâu lên lớp.
II.2.1.1 Sử dụng bản đồ tư duy trong việc kiểm tra kiến thức cũ
Vì thời gian kiểm tra bài cũ lúc đầu giờ không nhiều chỉ khoảng 5 - 7
phút nên yêu cầu của giáo viên thường khơng q khó, khơng địi hỏi nhiều
sự phân tích, so sánh…để trả lời câu hỏi. Giáo viên thường yêu cầu học
sinh tái hiện lại một phần nội dung bài học cũ bằng cách gọi học sinh lên
bảng trả lời câu hỏi. Giáo viên sẽ chấm điểm tuỳ vào mức độ thuộc bài của
học sinh. Cách làm này vô tình để nhiều học sinh rơi vào tình trạng học vẹt,
đọc thuộc lịng mà khơng hiểu. Do đó, cần phải có sự thay đổi trong việc
kiểm tra, đánh giá nhận thức của học sinh, yêu cầu đặt ra không chỉ kiểm
tra “phần nhớ” mà cần chú trọng đến “phần hiểu”. Cách làm này vừa tránh
được việc học vẹt, vừa đánh giá chính xác học sinh, đồng thời nâng cao
chất lượng học tập. Sử dụng bản đồ tư duy là giải pháp phù hợp.

Giáo viên: Vũ Thị Hà

Trang 10


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2014-2015

Giáo viên có thể đưa ra các bản đồ tư duy ở dạng thiếu thông tin, u
cầu học sinh điền các thơng tin cịn thiếu và rút ra nhận xét về mối quan hệ
của các nhánh thơng tin với từ khố trung tâm.

Ví dụ 1: Để kiểm tra kiến thức “Bài 1: Việt Nam trên đường đổi
mới và hội nhập”. Giáo viên sử dụng sơ đồ tư duy kèm theo câu hỏi:
Em hãy điền vào các nhánh sơ đồ tư duy sau các đường lối đổi mới và các
thành tựu đạt được của Công cuộc đổi mới ở nước ta?
Bản đồ tư duy 1: Đường lối đổi mới và thành tựu của công cuộc đổi
mới của nước ta (thiếu thơng tin)

Việc hồn thiện thơng tin ở các nhánh còn thiếu là một yêu cầu đơn
giản, không mất thời gian nhưng nếu học sinh không học và hiểu bài thì sẽ
khơng điền được thơng tin hoặc điền khơng chính xác.

Giáo viên: Vũ Thị Hà

Trang 11


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2014-2015

Bản đồ tư duy 2: Đường lối đổi mới và thành tựu của công cuộc đổi mới
của nước ta (Đủ thông tin)

Học sinh dựa vào kiến thức trong SGK và vốn hiểu biết để hoàn
thành sơ đồ trên. Giáo viên bổ sung và hoàn chỉnh sơ đồ (nếu cần thiết)
hoặc có thơng tin phản hồi để so sánh đối chiếu với phần trả lời của học
sinh.
Chú ý: Phần này giáo viên có thể sử dụng Power Point – trình chiếu hoặc
làm lên trên giấy rơ-ki treo bảng.
II.2.1.2 Sử dụng bản đồ tư duy trong việc giảng bài mới

Sử dụng bản đồ tư duy là một gợi ý cho cách trình bày mới. Giáo viên
thay vì gạch đầu dịng các ý cần trình bày lên bảng thì sử dụng bản đồ tư
duy để thể hiện được 1 phần hoặc toàn bộ nội dung bài học một cách rất
trực quan. Toàn bộ nội dung cần truyền đạt đến học sinh được thâu tóm trên
bản đồ mà khơng bị sót ý. Học sinh thay vì cắm cúi ghi chép thì chọn lọc
các thơng tin quan trọng, sơ đồ hoá chúng bằng các mối quan hệ và thể
hiện lại theo cách hiểu của mình. Với cách học này cả giáo viên và học sinh
đều phải tham gia vào quá trình dạy học tích cực hơn. Giáo viên vừa giảng
bài vừa thể hiện trên bản đồ tư duy hoặc vừa tổ chức cho học sinh khai
thác kiến thức vừa hoàn thành bản đồ tư duy. Học sinh được nghe giảng,
nhìn bản đồ, trả lời câu hỏi, đọc sách giáo khoa, ghi chép…sự tập trung chú

Giáo viên: Vũ Thị Hà

Trang 12


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2014-2015

ý được phát huy, cường độ học tập theo đó cũng được đẩy nhanh, học sinh
học tập tích cực hơn.
Ví dụ 2: bài 6: Đất nước nhiều đồi núi. Ở phần “2.a khu vực đồi
núi”. Giáo viên đặt câu hỏi “ khu vực đồi núi của nước ta chia thành mấy
vùng?” sau khi học sinh trả lời giáo viên tiếp tục thiết lập sơ đồ tư duy trên
bảng
Bản đồ tư duy 3: khu vực đồi núi

Từ đó học sinh dựa vào SGK, hiểu biết của bản thân để triển khai,

hoàn thành kiến thức. Giáo viên hướng dẫn, giúp học sinh khai thác kiến
thức cần thiết. Dựa vào bản đồ tư duy học sinh sẽ dễ hình dung và nhớ kiến
thức sâu sắc hơn

Giáo viên: Vũ Thị Hà

Trang 13


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2014-2015

Bản đồ tư duy 4: khu vực đồi núi (đủ thông tin)

Giáo viên: Vũ Thị Hà

Trang 14


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2014-2015

II.2.1.3 Sử dụng bản đồ tư duy trong việc củng cố kiến thức.
Sử dụng bản đồ tư duy để củng cố kiến thức bài học là việc làm rất có
hiệu quả. Giáo viên sử dụng bản đồ tư duy để thể hiện lại những nội dung
cơ bản của bài học, tránh bị bỏ sót ý, khắc sâu những kiến thức trọng tâm.
Học sinh sử dụng bản đồ tư duy để thể hiện lại sự hiểu biết của mình qua
việc tiếp thu nội dung bài học, đồng thời là một kênh thông tin phản hồi mà

qua đó giáo viên có thể đánh giá nhận thức của học sinh, định hướng cho
từng học sinh và điều chỉnh cách dạy, cách truyền đạt của mình cho phù
hợp.
Bản đồ tư duy trong phần này cần mang tính khái quát nhưng phải
đầy đủ nội dung bài để học sinh khắc sâu kiến thức và lưu ý đến trọng tâm
của bài học.
Ví dụ 3: Sau khi học bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên. Giáo viên đưa bản đồ tư duy đã được khái quát các nội dung tiết
học.
Bản đồ tư duy 5: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

Giáo viên: Vũ Thị Hà

Trang 15


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2014-2015

II.2.2 Thực hiện cụ thể trong một tiết dạy có sử dụng bản đồ tư
duy

BÀI 8. THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU
SẮC CỦA BIỂN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC .
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Biết được các đặc điểm tự nhiên cơ bản nhất của Biển Đông.
- Đánh giá được ảnh hưởng của Biển Đông đối với thiên nhiên Việt

Nam
2. Kĩ năng
- Đọc bản đồ địa hình vùng biển, nhận biết các đường đẳng sâu, thềm
lục địa, dịng hải lưu, các dạng địa hình ven biển, mối quan hệ giữa địa
hình ven biển và đất liền.
- Liên hệ thực tế địa phương về ảnh hưởng của biển đối với các mặt
tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và thiên tai.
II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
- Giao tiếp: Phản hồi/lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng,
thể hiện sự thông cảm đối với đồng bào khi gặp thiên tai.
- Tư duy: tìm kiếm và xử lí thơng tin về tác động của Biển Đông đối
với thiên nhiên nước ta.
- Giải quyết vấn đề: Ra quyết định đúng, ứng phó với những tai biến
thiên nhiên do biển gây ra.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CĨ
THỂ SỬ DỤNG
- Thuyết trình tích cực, vấn đáp

Giáo viên: Vũ Thị Hà

Trang 16


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2014-2015

- Làm việc cá nhân
- Quan sát sử lí thơng tin qua phương tiện trực quan
- Kĩ thuật làm việc theo nhóm nhỏ

IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
* Giáo viên.
- Bản đồ vùng Biển Đông của Việt Nam.
- Bản đồ Tự nhiên Việt Nam. .
- Atlat Địa lí Việt Nam.
- Một số hình ảnh về địa hình ven biển, rừng ngập mặn, thiên tai
bão lụt, ở những vùng ven biển
* Học sinh
- Atlat Địa lí Việt Nam.
V. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
- So sánh 2 vùng đồng bằng ở nước ta?
- Trình bày về thế mạnh và hạn chế của khu vực đồi núi đối với sự
phát triển kinh tế?
3. Bài mới.
Khởi động: Giáo viên giới thiệu về nội dung bài học: nước ta có phía
đơng và phía nam giáp Biển Đơng. Vậy biển Đơng có đặc điểm gỉ? Ảnh
hưởng như thế nào tới thiên nhiên nước ta ? chung ta sẽ đi tìm hiểu trong
bài học này.
Giảng bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về đặc điểm của Biển Đơng.
Hình thức: cả lớp/ cá nhân.
Giáo viên: Vũ Thị Hà

Trang 17


Sáng kiến kinh nghiệm


Năm học 2014-2015

Bước 1: Giáo viên treo bản đồ tự nhiên Việt Nam, yêu cầu học sinh
dựa vào bản đồ trên bảng, Atlat, nội dung SGK, những kiến thức đã học và
hiểu biết của bản thân hoàn thành sơ đồ tư duy về đặc điểm của biển Đông
đã được gợi ý trên bảng.
Bản đồ tư duy 6: Đặc điểm biển Đông

Bước 2: Học sinh cử đại diện lên trình bày
Bước 3: Sau khi học sinh hồn thành sơ đồ tư duy, giáo viên nhận xét,
chuẩn kiến thức và giới thiệu thêm về biển Đông
Chuyển ý: Giáo viên tiếp tục đưa ra câu hỏi vậy với những đặc điểm
trên biển Đông ảnh hưởng như thế nào tới thiên nhiên nước ta. Rồi dẫn dắt
học sinh tìm hiểu nội dung thứ 2 của bài học: Ảnh hưởng của Biển Đông
đến thiên nhiên nước ta.

Giáo viên: Vũ Thị Hà

Trang 18


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2014-2015

Hoạt động 2: Tìm hiểu về Ảnh hưởng của Biển Đơng đến thiên
nhiên nước ta.
Hình thức: Cặp đơi/nhóm
Bước 1: Giáo viên phát phiếu học tập là một bản đồ tư duy trống yêu
cầu học sinh dựa vào bản đồ treo tường, Atlat, nội dung SGK và kiến thức

của bản thân để thảo luận theo cặp đơi hoặc theo nhóm hồn thành bản đồ
tư duy.
Bước 2: Học sinh thảo luận, giáo viên thiết lập bản đồ tư duy trống lên
bảng.
Bước 3: Giáo viên lần lượt gọi các nhóm học sinh, kết hợp phát vấn
các câu hỏi gợi mở nhỏ để học sinh hoàn thành các nhánh trống của bản đồ
tư duy.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung, chuẩn kiến thức và cung cấp thêm các
hình ảnh có liên quan đã chuẩn bị trước để học sinh khắc sâu hơn kiến thức
của bài. Đồng thời phân tích, giải thích, làm rõ một số nội dung khơng có
trong SGK
Bản đồ tư duy 7: Ảnh hưởng của Biển Đông tới thiên nhiên nước
ta (thiếu thông tin)

Giáo viên: Vũ Thị Hà

Trang 19


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2014-2015

Bản đồ tư duy 8: Ảnh hưởng của Biển Đông tới thiên nhiên nước ta (đủ
thơng tin)

4. Củng cố
Giáo viên khái qt hóa nội dung tiết học bằng bản đồ tư duy. Yêu
cầu học sinh nhắc lại một vài nội dung trọng tâm của tiết học.


Giáo viên: Vũ Thị Hà

Trang 20


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2014-2015

Bản đồ tư duy 9: Khái quát bài 8: thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu
sắc của biển

5. Hoạt động nối tiếp: Học sinh về nhà:
- Trả lời các câu hỏi cuối bài
- Học bài và chuẩn bị bài tiếp theo: thiên nhiên phân hóa đa dạng

II.3 PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN SÁNG
KIẾN KINH NGHIỆM.
Sau khi được tiếp cận phương pháp mới này cá nhân tôi nhận thấy
phương pháp sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học rất hay. Giúp tiết học
thêm sinh động, sơi nổi, phát huy được tính tích cực, vai trị trung tâm của
học sinh. Tôi đã chủ động nghiên cứu thêm trong các tài liệu, tư liệu
Internet… để hiểu sâu sắc hơn về phương pháp này và tiến hành thử
Giáo viên: Vũ Thị Hà

Trang 21


Sáng kiến kinh nghiệm


Năm học 2014-2015

nghiệm trong một vài tiết học của bộ mơn Địa lí. Tơi tự thấy tiết học đó của
mình sơi nổi hơn, học sinh tích cực phát biểu hơn, u thích mơn địa lí hơn
và kết quả kiểm tra cao hơn.
Cụ thể tôi đã chọn 2 lớp mình dạy có sĩ số, tỉ lệ nữ, tỉ lệ dân tộc và kết
quả học tập tương đương để tiến hành khảo nghiệm dạy bài 8: Thiên
nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.(lớp 12-ban cơ bản)
- Lớp 12A1: dạy theo phương pháp cũ không sử dụng bản đồ tư duy
- Lớp 12A2: sử dụng bản đồ tư duy trong quá trình giảng dạy.

II.4 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM
II.4.1 Kết quả
Sau khi tiến hành khảo nghiệm như đã trình bày ở trên. Tơi cho 2 lớp
làm bài kiểm tra 15 phút có đề giống nhau, nội dung kiểm tra trong bài 8:
Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.(lớp 12-ban cơ bản)
Tiến hành chấm bài và tôi đã tổng hợp được kết quả như sau:
Lớp



Điểm 9-10 Điểm 7-8

Điểm 5-6

Điểm 3-4

Điểm < 3


số

%

%

%

%

%

12A1

40

2(5,0 %)

17(42,5 %)

11(27,5%) 10 (25%)

0

12A2

40

6(15,0%)


9( 22,5%)

0

23( 57,5%)

2 (5,0%)

Nhìn vào bảng tổng hợp kết quả của 2 lớp có thể thấy ngay với lớp
12A1 tỉ lệ trên TB là: < 80 % còn với lớp 12A2- sử dụng bản đồ tư duy
trong giảng dạy thì tỉ lệ này là: 95 % . Như vậy là đã có sự khác biệt.
Phương pháp sử dụng bản đồ tư duy đã mang lại hiệu quả cao hơn.
Giáo viên: Vũ Thị Hà

Trang 22


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2014-2015

II.4.2 Kinh nghiệm rút ra
- Việc sử dụng bản đồ tư duy đã giúp giáo viên đổi mới phương pháp
dạy học, giúp học sinh học tập tích cực đó chính là một trong những cách
làm thiết thực triển khai nội dung dạy học có hiệu quả - nội dung quan
trọng nhất trong năm nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng Trường
học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động.
- Sử dụng thành thạo và hiệu quả bản đồ tư duy trong dạy học sẽ
mang lại nhiều kết quả tốt và đáng khích lệ trong phương thức học tập của
học sinh và phương pháp giảng dạy của giáo viên. Học sinh sẽ học được

phương pháp học tập, tăng tính chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy.
Giáo viên sẽ tăng sự linh hoạt trong bài giảng, và quan trọng nhất sẽ giúp
học sinh nắm được kiến thức thông qua một “bản đồ” thể hiện các liên kết
chặt chẽ của tri thức.
- Sau một thời gian ứng dụng bản đồ tư duy trong đổi mới phương
pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học mơn Địa lí nói
riêng, tơi thấy bước đầu có những kết quả khả quan. Tơi đã nhận thức được
vai trị tích cực của ứng dụng bản đồ tư duy trong hỗ trợ đổi mới phương
pháp dạy học. Biết sử dụng bản đồ tư duy để dạy bài mới, củng cố kiến
thức bài học, tổng hợp kiến thức chương. Về phía học sinh hiểu bài nhanh
hơn, hiệu quả hơn. Đa số các em học sinh khá, giỏi đã biết sử dụng bản đồ
tư duy để ghi chép bài, tổng hợp kiến thức mơn học. Một số học sinh trung
bình đã biết dùng bản đồ tư duy để củng cố kiến thức bài học ở mức đơn
giản.
- Bản đồ tư duy một cơng cụ có tính khả thi cao vì có thể vận dụng
được với bất kì điều kiện cơ sở vật chất nào của các nhà trường hiện nay.
Có thể thiết kế bản đồ tư duy trên giấy, bìa, bảng phụ,… bằng cách sử
dụng bút chì màu, phấn, tẩy,… hoặc cũng có thể thiết kế trên phần mềm
bản đồ tư duy . Với trường có điều kiện cơ sở hạ tầng cơng nghệ thơng tin
tốt có thể cài vào máy tính phần mềm Mindmap cho giáo viên, học sinh sử
Giáo viên: Vũ Thị Hà

Trang 23


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2014-2015

dụng, bằng cách vào trang web www.download.com.vn gõ vào ơ “tìm

kiếm” cụm từ Mindmap, ta có thể tải về bản demo ConceptDraw
MINDMAP 5 Professional, phần mềm này không hạn chế số ngày sử dụng
và việc sử dụng nó cũng khá đơn giản.

Phần III: KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ
III.1 KẾT LUẬN CHUNG
Phương pháp sử dụng bản đồ tư duy trong dạy và học là một phương
pháp mới nhưng đã được phổ biến rộng rãi trên thế giới cũng như ở Việt
Nam. Nó được coi như là cơng cụ đắc lực trong việc khai thác khả năng
sáng tạo của tư duy và tiềm năng bí ẩn của bộ não con người.

Giáo viên: Vũ Thị Hà

Trang 24


×