Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

NGAN HANG CAU HOI AN TOAN DIEN 2019 1 (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 6 trang )

NGÂN HÀNG CÂU HỎI AN TOÀN ĐIỆN – 2019
Câu 1: Trình bày các dụng cụ, thiết bị cần thiết trong an toàn điện.
Câu 2: Trình bày tác dụng của dòng điện đối với cơ thể người.
Câu 3: Điều kiện bị điện giật là gì? Trình bày tóm tắt những yếu tố xác định tình trạng nguy
hiểm của điện giật. Những giới hạn của các giá trị cho phép. Trình bày phương pháp
cứu hộ khi người bị điện giật.
Câu 4: Trình bày hiện tượng dòng điện đi trong đất, điện áp tiếp xúc, điện áp bước. Giả sử
đường dây điện đang có điện rơi cách chân 0.5m, lúc đó em sẽ xử lý ra sao? Giải thích
tại sao em phải làm như vậy?
Câu 5: Phân tích an toàn trong trường hợp người chạm vào 1 dây của mạng 1 pha nối đất.
Câu 6: Phân tích an toàn trong trường hợp người chạm vào 1 dây của mạng 1 pha không nối
đất (mạng cách ly)
Câu 7: Phân tích an toàn trong các mạng điện ba pha.
Câu 8: Ở mạng điện đơn giản cách điện đối với đất, muốn cho người được an toàn khi chạm
vào vật mang điện (lõi dây dẫn điện) thì yêu cầu điện trở cách điện phải có trị số như
thế nào đối với dây dẫn điện? Đối với trường hợp này, nguy hiểm nhất xảy ra lúc nào?
Muốn khắc phục phải làm những gì?
Câu 9: Điện thế phân bố trong đất khi có dòng điện đi vào đất có đặc điểm gì? Khi có hiện
tượng dây dẫn có điện bị rơi xuống đất (chạm đất), người nằm trong vùng bán kính 20m
có nguy hiểm không? Mức độ nguy hiểm như thế nào khi đến càng gần điểm chạm đất?
Nếu xảy ra tình trạng này, là một người hiểu biết và làm nghề về điện em sẽ làm động
tác gì?
Câu 10: Ở lưới điện 220/380V, khi sửa chữa thiết bị sử dụng điện, em cần chú ý gì về phương
diện an toàn? Nếu trường hợp không cắt được thiết bị dùng điện ra khỏi nguồn điện, thì
người sửa chữa sẽ phải như thế nào khi thao tác? Hãy vẽ và tính dòng điện đi qua người
khi người tiếp xúc với dây nóng 220V, chân đi đất; biết điện trở của người là 2000Ω.
Trường hợp này có nguy hiểm không? Vì sao?
Câu 11: Có mạng điện 3 pha 4 dây (3 pha + 1 trung tính), khi sửa chữa các thiết bị điện một pha
thông thường như đèn, hệ thống điều hòa… trong gia đình, cần lưu ý những gì để đảm
bảo sửa chữa điện được an toàn đối với người thực hiện công việc này?
Câu 12: Đối với mạng điện hạ thế 3 pha 4 dây 380/220V trung tính của lưới điện có nối đất, hãy


giải thích vì sao để đảm bảo an toàn đối với người thì vỏ của thiết bị phải nối dây trung
tính. Trong trường hợp này tại sao dây trung tính phải nối đất lặp lại?
Câu 13: Trình bày đặc điểm và ứng dụng của các hệ thống nối đất IT, TT, TN-S, TN-C, TN-C-S.
Tại sao TN-C không được dùng sau TN-S?
Câu 14:
1. Trình bày ý nghĩa của việc nối vỏ của thiết bị sử dụng điện với dây trung tính PEN
hay dây PE ở lưới điện 3 pha 4 dây, hay 3 pha 5 dây. Vẽ lưới điện 3 pha 5 dây
(380V/220V).
2. Có cần thiết phải nối đất lặp lại đường dây trung tính ở lưới điện 3 pha 4 dây không?
Giải thích.
3. Ở lưới hạ áp 3 pha 5 dây này (điện áp 380/220V), giả sử có động cơ điện 3 pha đang
đấu vào lưới này, hãy vẽ cách đấu dây cho động cơ sao cho an toàn. Nếu chẳng may
một dây của động cơ chạm vỏ (chạm mát). Hãy tìm dòng điện chạm đất, biết r0 là điện
trở của hệ thống trung tính (r0 = 4Ω) và điện trở tiếp xúc chạm đất của động cơ rtx = 0Ω.
Câu 15: Có mạng điện 3 pha 4 dây (3P + PEN) điện áp 380/220V
1


a) Hãy vẽ mạng này.
b) Trình bày ý nghĩa của trung tính được nối đất.
c) Khi vận hành bình thường, giả sử người chạm vào dây pha, biết điện trở của
người Rngười = 1000Ω, điện trở của hệ thống tiếp đất điểm trung tính là r0 = 4Ω. Hãy tính
dòng điện chạy qua người trong hai trường hợp sau:
* Người đứng trên nền có rnền = 0Ω.
* Người đứng trên nền cách điện có rnền = 50 000Ω.
Anh chị hãy nhận xét và rút ra kết luận để người không nguy hiểm
Câu 16: Có mạng điện 3 pha 4 dây (3 pha + 1 trung tính), khi sữa chữa các thiết bị điện một pha
thông thường như đèn, hệ thống điều hòa… trong gia đình, cần lưu ý những gì để đảm
bảo sửa chữa điện được an toàn đối với người thực hiện công việc này?
Câu 17: Vẽ mạng điện một pha có trung tính nối đất, điện áp 220V. Giả sử người chạm vào dây

pha đang có điện áp, điện trở của người là 1000Ω, điện trở của hệ thống nối đất là R0 =
4Ω.
a) Trình bày đường dòng điện qua người; tính dòng điện này trong hai trường hợp sau:
- Trường hợp chân người tiếp xúc với đất rnền = 0Ω.
- Trường hợp chân người đi dép cao su với rnền = 40 000Ω.
b) Em có suy nghĩ gì về sự an toàn cho người trong 2 trường hợp trên. Vậy em có kết
luận gì để đảm bảo an toàn tuyệt đối khi tiếp xúc với lưới điện sinh hoạt thông thường?
Câu 18: Có mạng điện 3 pha 5 dây (3p + PE +N), điện áp 380/220V
1. Hãy vẽ mạng này.
2. Trình bày ý nghĩa của trung tính được nối đất.
3. Khi vận hành bình thường, giả sử người chạm vào dây pha, biết điện trở
của người Rngười = 2000Ω, điện trở của hệ thống nối trung tính là r0 = 4Ω. Hãy tính
dòng điện chạy qua người trong hai trường hợp sau:
* Người đứng trên nền có rnền = 15Ω.
* Người đứng trên nền cách điện có rnền = 100 000Ω.
Anh chị hãy nhận xét và rút ra kết luận để người không nguy hiểm.
Câu 19: Có mạng điện 3 pha 5 dây (3p + PE + N), điện áp 380/220V
a) Hãy vẽ cách đấu: 3 dây pha của động cơ vào lưới, một bếp điện một pha và một quạt
công suất lớn một pha vào lưới này sao cho bảo đảm an toàn cho người, khi người chạm
vỏ thiết bị mà thiết bị lại bị chạm mát.
b) Trình bày ý nghĩa của bảo vệ nối dây trung tính
c) Khi bảo vệ nối dây trung tính có cần thực hiện nối đất lặp lại đường dây trung tính
hay không? Giải thích?
Câu 20: Các thành phần của điện trở nối đất. Đo điện trở nối đất, đo điện trở suất của đất:
Nguyên lý đo và dùng dụng cụ đo chuyên dụng. Các thông tin cần thiết phải chuẩn bị
sẳn sàng cho người kiểm tra điện trở nối đất.
Câu 21: Mục đích, ý nghĩa của bảo vệ nối đất là gì? Các sơ đồ nối đất nào sử dụng phương pháp
này? Trình bày tóm tắt các bước thiết kế hệ thống nối đất.
Câu 22: Mục đích, ý nghĩa của bảo vệ nối dây trung tính. Các sơ đồ nối đất sử dụng phương
pháp này.

Câu 23: Trình bày các loại nối đất: tự nhiên, nhân tạo. Thế nào là nối đất hệ thống, nối đất an
toàn, nối đất chống sét?
2


Câu 24: Vẽ và trình bày phân loại nối đất tập trung và nối đất mạch vòng. Điện trở nối đất yêu
cầu đối với nối đất chống sét, an toàn thiết bị, công nghệ thông tin và trung tính máy
biến áp?
Câu 25: Tại sao muốn an toàn cho người khi chạm vào thiết bị, ta phải tiếp đất vỏ thiết bị. Khi
nào nối vỏ thiết bị với hệ thống nối đất; khi nào nối với vỏ thiết bị với dây trung tính đã
có nối đất? Khi nối vỏ thiết bị với dây trung tính thì dây trung tính có cần tiếp đất lặp lại
không? Vì sao?
Câu 26: Bảo vệ nối đất và bảo vệ nối dây trung tính nhằm mục đích gì? Khi nào dùng bảo vệ
bằng cách nối đất vỏ thiết bị, khi nào dùng bảo vệ bằng cách nối vỏ thiết bị với dây
trung tính? Giải thích.
Câu 27: Ý nghĩa của bảo vệ an toàn cho người chạm phải thiết bị khi thiết bị có vỏ được nối dây
trung tính. (ở mạng điện trung tính của lưới điện được nối đất) Trong trường hợp này,
trung tính của mạng lưới điện có cần phải nối đất lặp lại không? Vì sao?
Câu 28: Khi nối đất tập trung, ta tính được dòng điện chạy qua người. Anh chị có suy nghĩ gì để
giảm dòng điện nguy hiểm chạy qua người.
Câu 29: Thế nào là đẳng thế hệ thống nối đất? Nối đất lặp lại nhằm mục đích gì?
Câu 30: Vẽ các kiểu nối đất (hình tia, hình sao, hình vòng, hình lưới). Trình bày các biện pháp
để làm giảm điện trở nối đất.
Câu 31: Các vùng có điện trở suất cao giải pháp triển khai hệ thống nối đất như thế nào?
Câu 32: Cách phân biệt 5 dây (3P-N-PE) trong 1 tủ điện dựa vào màu dây như thế nào? Cách lựa
chọn tiết diện dây PE.
Câu 33: Tại sao mạng TN-C trong điều kiện làm việc bình thường dễ gây cháy và nhiễu điện từ
nếu như tải không đối xứng?
Câu 34: Tại sao mạng TN-S trong điều kiện làm việc bình thường khắc phục được nhược điểm
của mạng TN-C là dễ gây cháy và nhiễu điện từ nếu như tải không đối xứng?

Câu 35: Phân tích mạch khi có sự cố 1 pha chạm vỏ trong hệ thống điện các mạng IT; mạng TNC; mạng TN-S; mạng TT; (vẽ đường đi của dòng sự cố).
Câu 36: Trong mạng điện TN-C; TN-S; IT để bảo vệ chạm điện gián tiếp thì cần dùng thiết bị
gì? Giải thích? RCD có thể được sử dụng ở những mạng điện này hay không?
Câu 37: Trong mạng điện TT để bảo vệ chạm điện gián tiếp thì cần dùng thiết bị gì? Giải thích?
Câu 38: Tại sao trong sự cố chạm vỏ điểm thứ nhất điện áp tiếp xúc rất nhỏ và ảnh hưởng không
đáng kể đến cơ thể người. (Giải thích bằng hình vẽ và công thức).
Câu 39: Theo tiêu chuẩn IEC thì thời gian cắt tối đa cho phép khi có sự cố trong mạng TN-C là
bao nhiêu khi U0 = 230VAC với điện áp tiếp xúc cho phép là 50V và 25V?
Câu 40: Theo tiêu chuẩn IEC thì thời gian cắt tối đa cho phép khi có sự cố trong mạng IT (3pha
– 3 dây, 3 pha – 4 dây) là bao nhiêu khi U0/U = 230/400V AC với điện áp tiếp xúc cho
phép là 50V và 25V?
Câu 41: Trình bày khái niệm, định nghĩa, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của RCD, RCCB,
RCBO, ELCB. Các thông số trên RCCB và ý nghĩa.
Câu 42: Phân tích các loại mạng điện theo tiêu chuẩn quốc tế và việc thực hiện RCD trong các
sơ đồ này.
Câu 43: Cách chọn RCD cho mạng IT phải như thế nào đối với sự cố chạm vỏ điểm thứ nhất và
sự cố chạm vỏ điểm thứ hai?
Câu 44: Phân tích các yếu tố an toàn trong tủ điện hạ thế.

3


Câu 45: Nguyên nhân hiện tượng sự xâm nhập điện áp cao sang điện áp thấp. Các biện pháp
phòng tránh. Khi điện áp cao xâm nhập sang điện áp thấp ở mạng IT thì ảnh hưởng đến
thiết bị trong mạng hạ thế như thế nào?
Câu 46: Ảnh hưởng của tĩnh điện và trường điện từ trong đời sống và sản xuất là gì? Các biện
pháp phòng tránh.
Câu 47: Phân tích giải pháp bảo vệ chống sét toàn diện 6 điểm. Những nơi nào cần thiết phải
phòng chống sét? Phân loại cấp công trình cần bảo vệ chống sét.
Câu 48: Các thiết bị chống sét đánh trực tiếp và các thiết bị chống sét lan truyền: lan truyền trên

đường nguồn và lan truyền trên đường tín hiệu.
Câu 49: Khi điện áp cao xâm nhập sang điện áp thấp ở mạng TN-C thì ảnh hưởng đến thiết bị
trong mạng hạ thế như thế nào?
Câu 50: Bảo vệ chống sét theo nguyên tắc trọng điểm và toàn bộ là gì?
Câu 51: Nêu các yếu tố nguy hiểm gây tai nạn lao động trong ngành điện? Cho ví dụ?
Câu 52: Nêu các yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp trong ngành điện? Cho ví dụ?
Câu 53: Nêu các biện pháp an toàn khi công tác ở trạm biến áp?
Câu 54: Nêu các biện pháp an toàn khi làm công tác quản lý vận hành, sửa chữa đường dây cao
hạ áp?
Câu 55: Nêu các biện pháp an toàn khi tháo lắp đồng hồ và khi ghi chỉ số công tơ?

ÀI T
Bài 1: Cho mạng điện đấu dạng TT, tính điện áp tiếp xúc tại điểm 2 và 5 khi bị dây nóng chạm
vỏ thiết bị 2. Kết luận về an toàn, nêu giải pháp an toàn cho người.

Bài 2: Cho mạng điện đấu dạng TT, tính điện áp tiếp xúc tại điểm 2 và 5 khi bị dây nóng chạm
vỏ thiết bị 1. Kết luận về an toàn, nêu giải pháp an toàn cho người.

4


Bài 3: Cho mạng điện đấu dạng TT, tính điện áp tiếp xúc tại điểm 2 và 5 khi chạm vỏ thiết bị 1,
2. Kết luận về an toàn, nêu giải pháp an toàn cho người.

Bài 4: Cho mạng điện đấu dạng TT, tính điện áp tiếp xúc tại điểm 2 và 5 khi chạm vỏ thiết bị 2.
Kết luận về an toàn, nêu giải pháp an toàn cho người.

5



Bài 5: Cho mạng điện như hình vẽ:

Ud=15KV

Upha=220V
Pha A
Pha B
Pha C

E

N

RnđHT=4

PEN

RnđTB=10

Điện trở đoạn dây RNE = 0,5Ω, điện trở người 1800Ω. Khi thiết bị chạm vỏ, vẽ phân bố dòng
chạm vỏ, tính dòng điện qua người và kết luận an toàn trong mỗi trường hợp sau:
1. Không có nối đất thiết bị, người đứng trên nền nhà? Tính dòng điện qua đoạn dây NE?
2. Có mắc thêm điện trở nối đất thiết bị 10Ω, người đứng trên nền nhà?
3. Có mắc thêm điện trở nối đất thiết bị 10Ω, người đứng trên thảm có điện trở cách điện 21
kΩ?
Bài 6: Cho mạng điện đấu dạng TN-C, tính điện áp tiếp xúc tại thiết bị khi chạm vỏ thiết bị 2.
Kết luận về an toàn, nêu giải pháp an toàn cho người.

6




×