Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

bài tập kỳ thương mại quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.03 KB, 7 trang )

MỞ ĐẦU
Trong xu hướng toàn cầu hóa, các nước trên thế giới đang hội nhập mạnh mẽ
vào nền kinh tế khu vực cũng như nền kinh tế thế giới trên cơ sở đa phương hóa, đa
dạng hóa quan hệ kinh tế quốc tế. Để có thể tiến hành từng bước hội nhập vững chắc
và thành công, một nhân tố không thể thiếu đó chính là hành lang pháp lý tiến bộ, theo
kịp với thực tiễn quốc tế. Xét trong lĩnh vực thương mại quốc tế, các nước tham gia
phải xây dựng và áp dụng nghiêm túc hệ thống các nguyên tắc nhằm tạo ra một môi
trường cạnh tranh lành mạnh. Tối huệ quốc (MFN) chính là một trong những nguyên
tắc mà các quốc gia phải tuân thủ khi tham gia vào quan hệ thương mại quốc tế. Để
hiểu rõ hơn nguyên tắc này, em xin lựa chọn đề số 3:
“ 1. Phân tích nội dung nguyên tắc đối xử tối huệ quốc(MFN) trong lĩnh vực
thương mại hàng hàng hóa theo quy định của WTO.
2. Lựa chọn một tranh chấp liên quan tới Điều 1 của GATT và phân tích”.

NỘI DUNG
Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN) trong lĩnh vực thương mại hàng
hóa
1. Cơ sở pháp lý

I.

Nguyên tắc này được quy định cụ thể trong điều I Hiệp định chung về thuế quan
và thương mại GATT 1994: “Với mọi khoản thuế quan và khoản thu thuộc bất cứ loại
nào nhằm vào hay có liên hệ tới nhập khẩu và xuất khẩu hoặc đánh vào các khoản
chuyển khoản để thanh toán hàng xuất nhập khẩu, hay phương thức đánh thuế hoặc
áp dụng phụ thu nêu trên, hay với mọi luật lệ hay thủ tục trong xuất nhập khẩu và
liên quan tới mọi nội dung đã được nêu tại khoản 2 và khoản 4 của Điều III,* mọi lợi
thế, biệt đãi, đặc quyền hay quyền miễn trừ được bất kỳ bên ký kết nào dành cho bất
cứ một sản phẩm có xuất xứ từ hay được giao tới bất kỳ một nước nào khác sẽ được
áp dụng cho sản phẩm tương tự có xuất xứ từ hay giao tới mọi bên ký kết khác ngay
lập tức và một cách không điều kiện.”


2.

Nội dung

Trong hoàn cảnh thông thường, các thành viên của WTO không được phép đối xử
phân biệt giữa các “sản phẩm tương tự” của các đối tác thương mại. Nếu một thành


viên của WTO dành cho một thành viên khác ưu đãi đặc biệt thì cũng phải dành ưu
đãi đó cho các thành viên khác của WTO một cách ngay lập tức và vô điều điện.
2.1.

Đối tượng áp dụng

Các đối tác thương mại có sản phẩm tương tự nhau sẽ được đối xử bình đẳng với
nhau. Như vậy, “sản phẩm tương tự ở đây là như nhế nào? Hiệp định GATT 1994
không đưa ra định nghĩa như thế nào là sản phẩm tương tự, mà nó được giải thích
thông qua các án lệ điển hình, theo đó sản phẩm được coi là tương tự được xác định
chủ yếu thông qua các tiêu chí sau: đặc tính vật lý của các sản phẩm; Mục đích sử
dụng của các sản phẩm; các sản phẩm có được phân loại tương tự như nhau; thị hiếu
và thói quen của người tiêu dùng.
2.2.

Phạm vi áp dụng

Nguyên tắc MFN áp dụng đối với các biện pháp ưu đãi sau:
Các biện pháp ưu đãi tại cửa khẩu bao gồm: thuế quan; Phí nhập khẩu, xuất khẩu
và phí liên quan đến xuất nhập khẩu; Phí chuyển tiền thanh toán xuất nhập khẩu;
Phương pháp thu thuế quan và phí; Quy định của pháp luật và thủ tục liên quan tới
xuất nhập khẩu.

Các biện pháp ưu đãi nội địa bao gồm: thuế nội địa và phí nội địa; Các quy định
của pháp luật liên quan đến quy chế mua bán hàng nhập khẩu trong nội địa, vận tải,
phân phối hàng nhập khẩu.
2.3.

Nguyên tắc áp dụng

Nguyên tắc MFN phải được áp dụng một cách ngay lập tức và vô điều kiện với các
bên ký kết khác. Hiệp định GATT 1994 cũng không đưa ra định nghĩa như thế nào là
ngay lập tức và vô điều kiện, mà nó được giải thích thông qua án lệ điển hình, như vụ
Indonesia – ngành công nghiệp ô tô, Ban hội thẩm đã giải thích việc áp dụng ngay lập
tức và vô điều kiện nghĩa là việc cho hưởng ưu đãi không được tùy thuộc vào việc
thành viên cho hưởng có đạt được những ưu đãi mang tính có đi có lại từ thành viên
thụ hưởng ưu đãi hoặc vào việc các điều kiện liên quan tới hoàn cảnh hoặc hành vi
của thành viên này có được thỏa mãn hay không.
2.4.
2.4.1.

Các ngoại lệ của MFN
Chế độ ưu đãi thuế quan đặc biệt


Đây là chế độ ưu đãi đặc biệt về thuế quan truyền thống giữa một số nước thành
viên hình thành trong thời kì chế độ thuộc địa, tồn tại trước khi hiệp định GATT 1947
ra đời. đó là các đặc lợi về thuế quan mang tính chất phân biệt đối xử vì chỉ áp dụng
giữa một số nước với nhau hoặc trong một khu vực nhất định. Điều kiện để được áp
dụng ngoại lệ này là:
Thứ nhất, chỉ áp dụng đối với thuế nhập khẩu và không cho phép ưu đãi đặc biệt
về thuế xuất khẩu, hạn chế xuất nhập khẩu và các hạng mục khác;
Thứ hai, ưu đãi đặc biệt này chỉ giới hạn giữa một số nước thành viên đã được

chấp nhận và không được phép thiết lập các ưu đãi mới sau khi GATT 1947 ra đời;
Thứ ba, là không cho phép tăng sự chênh lệch giữa thuế suất ưu đãi đặc biệt đã có
khi thành lập GATT 1947 với thuế suất tối huệ quốc.
2.4.2.

Hội nhập kinh tế khu vực

Theo quy định tại điều 24 GATT 1994 thì nguyên tắc đối xử tối huệ quốc sẽ không
áp dụng đối với khu vực mậu dịch tự do hoặc đồng minh thuế quan. Đồng minh thuế
quan nghĩa là về mặt nguyên tắc các nước thành viên của nó không thiết lâp các rào
cản thương mại đối với thương mại của nhau, còn đối với thương mại ngoài khu vực
thì áp dụng hệ thống thuế quan chung cũng như các quy định chung về thương mại.
Khu vực mậu dịch tự do nghĩa là về nguyên tắc các nước thành viên của khu vực
không thiết lập rào cản đối với thương mại của nhau nhưng mỗi nước thành viên duy
trì hệ thống thuế quan và các quy định thương mại của riêng mình đối với thương mại
của các nước ngoài khu vực.
Điều kiện áp dụng ngoại lệ về hội nhập kinh tế khu vực:
Thứ nhất, thuế quan và các rào cản thương mại khác phải được dỡ bỏ hoàn toàn;
Thứ hai, thuế quan và các rào cản thương mại khác đối với các nước ngoài khu
vực không được phép tăng hơn so với trước khi thành lập đồng minh thuế quan hay
khu vực mậu dịch tự do;
Thứ ba, đồng minh thuế quan, khu vực mậu dịch tự do phải được xây dựng theo
một lịch trình hợp lý trong một khoảng thời gian hợp lý.
2.4.3.

Các ưu đãi đặc biệt với các nước đang phát triển

Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) là việc các nước phát triển sẽ dành cho các
nước đang phát triển những ưu đãi về thương mại có lợi hơn so với các ưu đãi dành



cho nước thứ ba khác. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các nước phát triển sẽ
không yêu cầu các nước đang phát triển đưa ra cam kết thương mại trên cơ sở có đi có
lại mà sẽ đơn phương cắt giảm và hủy bỏ hàng rào thuế quan.
Khi WTO ra đời, bên cạnh GSP, các đối xử đặc biệt và khác biệt (S&D) dành cho
các nước đang phát triển còn được cụ thể hóa trong các hiệp định của WTO, bao gồm:
hưởng một số ưu đãi; Miễn thực hiện nghĩa vụ trong một khoảng thời gian nhất định;
Trợ giúp về kỹ thuật.
2.4.4.

Các ngoại lệ khác

Bên cạnh các ngoại lệ trên, GATT 1994 còn quy định một số trường hợp được
phép không áp dụng nguyên tắc MFN mà không cần phải xin phép hoặc thông qua thủ
tục đặc biệt nào. Đó là các biện pháp để bảo vệ đạo đức, trật tự công cộng, bảo vệ sinh
mạng và cuộc sống con người…; Các biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia. Ngoài ra,
trong trường hợp một nước thành viên được công nhận “miễn trừ nghĩa vụ một cách
tạm thời” theo thủ tục nhất định của GATT thì nước đó sẽ không phải thực hiện nghĩa
vụ đối xử tối huệ quốc.
3.

Ý nghĩa

MFN góp phần thiết lập khuôn khổ pháp lý thúc đẩy thương mại bình đẳng, không
phân biệt đối xử. Việc áp dụng MFN với “mọi bên ký kết” và “ngay lập tức và vô điều
kiện” đặt các quốc gia vào địa vị pháp lí ngang bằng, thừa nhận nguyên tắc trao đổi
các cam kết trên cơ sở có đi có lại.
Đa phương hóa MFN tạo cơ sở cho tự do hóa thương mại.
Tạo điều kiện cho các nền kinh tế nhỏ hội nhập quốc tế.
MFN góp phần thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng, nâng cao chất lượng phúc lợi xã hội

II.

Tranh chấp giữa Braxin và Tây Ban Nha về cà phê chưa rang

Năm 1981, Braxin đã kiện Tây Ban Nha ra trước GATT về thuế suất đặc biệt đối
với cà phê chưa rang. Braxin cho rằng Nghị định 1764/79 của Tây Ban Nha quy định
các mức thuế quan khác nhau đối với năm loại cà phê chưa rang khác nhau (cà phê
Arập chưa rang, cà phê Robusta, cà phê Côlômbia, cà phê nhẹ và cà phê khác). Hai
loại cà phê đều được nhập khẩu miễn thuế, ba loại cà phê còn lại chịu mức thuế giá trị
gia tăng là 7%. Sau khi xem xét Nghị định nói trên, Nhóm chuyên gia của GATT đã đi
đến kết luận như sau: “Hiệp định GATT không quy định nghĩa vụ cho các bên ký kết


phải tuân thủ một hệ thống phân loại hàng hoá đặc biệt nào. Tuy nhiên, Điều I,1 của
GATT quy định nghĩa vụ của các Bên ký kết phải dành một sự đối xử như nhau cho
những sản phẩm tương tự.... Lập luận của Tây Ban Nha biện minh cho sự cần thiết
phải có sự đối xử khác nhau đối với từng loại cà phê khác nhau chủ yếu dựa trên
những yếu tố như địa lý, phương pháp trồng trọt, quá trình thu hoạch hạt và giống.
Những yếu tố này tuy có khác nhau nhưng không đủ để Tây Ban Nha có thể áp dụng
những thuế suất khác nhau đối với từng loại cà phê khác nhau. Đối với tất cả những
người tiêu thụ cà phê trên thế giới thì cà phê chưa rang được bán dưới dạng hạt cho
dù thuộc nhiều loại khác nhau cũng chỉ là một lại sản phẩm cùng loại, có tính năng
sử dụng duy nhất là để uống mà không phân biệt độ caphêin mạnh hay nhẹ. Năm loại
cà phê chưa rang nhập khẩu có tên trong danh mục thuế quan của Tây Ban Nha đều
là những sản phẩm cùng loại. Việc Tây Ban Nha áp dụng mức thuế quan cao hơn đối
với hai loại cà phê là Ả rập và Robusta, được nhập khẩu từ Braxin mang tính chất
phân biệt đối xử đối với những sản phẩm cùng loại và như vậy trái với quy định của
Điều I, khoản 1 Hiệp định GATT”.
Trong tình huống trên, biện pháp mà Tây Ban Nha áp dụng là ưu đãi về thuế quan
cụ thể là thuế giá trị gia tăng đối với năm loại cà phê chưa rang. Theo như đã nêu ở

phần I thì biện pháp này thuộc phạm vi áp dụng của nguyên tắc MFN.
Tiếp theo, năm loại cà phê này có phải là sản phẩm tương tự không? Như kết luận
của nhóm chuyên gia của GATT thì đối với tất cả những người tiêu thụ cà phê trên thế
giới thì cà phê chưa rang được bán dưới dạng hạt cho dù thuộc nhiều loại khác nhau
cũng chỉ là một lại sản phẩm cùng loại, có tính năng sử dụng duy nhất là để uống mà
không phân biệt độ caphêin mạnh hay nhẹ, ngoài ra, cả năm loại này đều là cà phê
chưa rang. Như vậy, năm loại cà phê này được coi là sản phẩm tương tự.
Tuy nhiên, trong trường hợp này, Tây Ban Nha lại có sự phân biệt giữa năm loại cà
phê này, miễn thuế nhập khẩu cho hai loại và áp dụng mức thuế giá trị gia tăng 7%
cho ba loại còn lại. Như vậy, trong trường hợp này Tây Ban Nha đã vi phạm khoản
1,điều I hiệp định GATT.


KẾT BÀI
Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc trong lĩnh vực thương mại hàng hóa là nguyên
tắc cơ bản và quan trọng mà các quốc gia phải tuân theo, để đảm bảo sự công bằng
bình đẳng về quyền và lợi ích cho chính mình cũng như các quốc gia khác khi tham
gia vào quan hệ thương mại quốc tế. Trên đây là bài làm của em, do kiến thức còn hạn
chế nên bài làm vẫn còn nhiều thiếu xót, mong thầy cô góp ý để bào làm của em được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

3.
4.
5.


Trường Đại học Luật Hà Nội, giáo trình Luật Thương mại quốc tế, nxb Công an
nhân dân, Hà Nội – 2017;
Lý luận và thực tiễn đối xử tối huệ quốc (MFN) trong pháp luật thương mại
quốc tế trong điều kiện hội nhập quốc tế : luận án tiến sĩ luật học / Nguyễn
Sơn ; Người hướng dẫn: PGS. TS. Hoàng Phước Hiệp, TS. Nguyễn Hồng Bắc,
Hà Nội - 2017;
Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT 1947;
Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT 1994;
/>
doi-xu-toi-hue-quoc-mfn.htm
6. />


×