Tải bản đầy đủ (.docx) (86 trang)

KẾT QUẢ bảo QUẢN LẠNH mẫu TINH DỊCH BÌNH THƯỜNG và THIỂU TINH NẶNG KHI sử DỤNG máy NICOOL LM1O và PHƯƠNG PHÁP ĐÔNG TINH VIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HẰNG

KẾT QUẢ BẢO QUẢN LẠNH
MẪU TINH DỊCH BÌNH THƯỜNG VÀ THIỂU TINH NẶNG
KHI SỬ DỤNG MÁY NICOOL LM1O VÀ PHƯƠNG PHÁP
ĐÔNG TINH VIÊN

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HẰNG
KẾT QUẢ BẢO QUẢN LẠNH
MẪU TINH DỊCH BÌNH THƯỜNG VÀ THIỂU TINH NẶNG
KHI SỬ DỤNG MÁY NICOOL LM1O VÀ PHƯƠNG PHÁP
ĐÔNG TINH VIÊN
Chuyên ngành : Mô phôi thai học
Mã số : 62720102



LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
Người hướng dẫn:
PGS.TS. Nguyễn Thị Bình

HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực
của bản thân, em còn được sự hướng dẫn giúp đỡ tận tình của các thầy cô,
anh chị, bạn bè và Nhà trường cùng những người thân trong gia đình.
Trước hết em xin bày tỏ lời cảm ơn tới Ban giám hiệu trường Đại học Y
Hà Nội, Phòng quản lý đào tạo sau đại học, Bộ môn Mô học – Phôi thai học
và Bộ môn Y sinh học – Di truyền đã tạo điều kiện cho em được học tập,
nghiên cứu, hoàn thành luận văn này.
Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS. Nguyễn
Khang Sơn và PGS. Nguyễn Mạnh Hà – những người thầy đã cho em
những phương pháp luận, chỉ bảo em nhiều kiến thức chuyên ngành và tạo
mọi điều kiện thuận giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. Nguyễn Thị
Bình – người thầy đã cho em những ý kiến quý báu và cũng là người đã trực
tiếp tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình làm nghiên
cứu.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Hội đồng thông qua đề
cương và Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã đóng góp cho em nhiều ý
kiến quý báu, giúp đỡ em sữa chữa thiếu sót của luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô, các anh chị trong Bộ môn Mô
học – Phôi thai học đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong
quá trình nghiên cứu.

Cuối cùng, em xin bày tỏ biết ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên,
giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu hoàn thành đề tài này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Nguyễn Thị Hằng


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kì công trình nào khác.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hằng

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ
BQL

Bảo quản lạnh


CSF

Cryosurvival factor / Chỉ số sống sót sau bảo quản lạnh

DNA

Desoxyribonucleic acid.

IUI

Intra Uterine Insemination/ Bơm tinh trùng vào buồng tử cung

IVF

In Vitro Fertilization/ Thụ tinh trong ống nghiệm

ICSI

Intra – cytoplasmic Sperm Injection/ Bơm tinh trùng vào bào
tương noãn

PR

Progressive Motility / Di động tiến tới.

NP

Non-progressive Motility/ Di động không tiến tới

TT


Tinh trùng

WHO

World Health Organization / Tổ chức Y tế thế giới

HOS

Hypo-osmotic Swelling

CPA

Cryoprotectant Agent/ Chất bảo vệ lạnh


PESA

Percutaneous Epididymal Sperm Aspiration/ Lấy tinh trùng từ
mào tinh bằng kim xuyên qua da

TESA

Testicular Sperm Aspiration/ Lấy tinh trùng từ tinh hoàn

OPS

Open – pulled Straw/ Cọng rạ đặc biệt

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN...........................................................................3
1.1. Tình hình vô sinh trên thế giới và tại Việt Nam......................................................3
1.1.1. Tỷ lệ vô sinh trên thế giới và tại Việt Nam......................................................3
1.1.2. Vô sinh nam...................................................................................................................4
1.2. Xét nghiệm tinh dịch đồ...................................................................................................5
1.2.1. Các chỉ số cần đánh giá của xét nghiệm tinh dịch đồ..................................5
1.2.2. Giá trị tiên lượng của các chỉ số tinh dịch đồ.................................................7
1.3. Bảo quản lạnh tinh trùng người.....................................................................................7
1.3.1. Lịch sử phát triển của bảo quản lạnh tinh trùng người...............................7
1.3.2. Cơ sở khoa học của phương pháp bảo quản lạnh........................................10
1.3.3. Các phương pháp bảo quản lạnh.........................................................................13
1.3.4. Bảo quản lạnh số lượng ít tinh trùng................................................................17
1.4. Những nghiên cứu về phương pháp đông tinh viên...........................................20
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........22
2.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................................22
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.............................................................................22
2.3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu...........................................................................22


2.4. Thiết kế nghiên cứu..........................................................................................................23
2.5. Các biến số nghiên cứu...................................................................................................23
2.6. Kĩ thuật và công cụ thu thập số liệu..........................................................................23
2.6.1. Kĩ thuật thu thập số liệu: thu thập số liệu dựa trên biểu mẫu nghiên cứu 23
2.6.2. Công cụ thu thập số liệu.........................................................................................23
2.7. Quy trình thu thập số liệu..............................................................................................24
2.7.1. Quy trình xét nghiệm tinh dịch...........................................................................24
2.7.2. Quy trình bảo quản tinh trùng..............................................................................24
2.8. Sai số và cách khống chế...............................................................................................28
2.8.1. Sai số do nghiên cứu viên:....................................................................................28

2.8.2. Sai số do thao tác kỹ thuật:...................................................................................28
2.9. Quản lý và phân tích số liệu.........................................................................................28
2.10. Đạo đức trong nghiên cứu............................................................................................29
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ...............................................................................31
3.1. So sánh kết quả bảo quản lạnh các mẫu tinh dịch bình thường khi hạ
nhiệt bằng máy Nicool LM10 và phương pháp đông tinh viên..............................31
3.1.1. Đặc điểm mẫu tinh dịch nghiên cứu..................................................................31
3.1.2. So sánh kết quả bảo quản lạnh khi hạ nhiệt bằng máy Nicool LM10
và phương pháp đông tinh viên ở mẫu tinh dịch bình thường......................33
3.1.3. Đánh giá mối tương quan giữa một số chỉ số trước bảo quản đến chất
lượng tinh trùng sau bảo quản.....................................................................................37
3.2. So sánh kết quả bảo quản lạnh mẫu tinh dịch thiểu tinh nặng khi hạ nhiệt
bằng máy Nicool LM10 và phương pháp đông tinh viên..........................................43
3.2.1. Đặc điểm mẫu tinh dịch nghiên cứu..................................................................43
3.2.2. So sánh kết quả bảo quản lạnh khi hạ nhiệt bằng máy Nicool LM10
và phương pháp đông tinh viên ở mẫu tinh dịch thiểu tinh nặng.................45
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN.............................................................................50


4.1. Về quy trình bảo quản lạnh sâu....................................................................................50
4.1.1. Xét nghiệm tinh dịch và chọn mẫu nghiên cứu............................................50
4.1.2. Cân bằng với môi trường bảo vệ lạnh..............................................................51
4.1.3. Đóng gói và hạ nhiệt độ..........................................................................................53
4.1.4. Lưu trữ............................................................................................................................55
4.1.5. Rã đông..........................................................................................................................55
4.2. So sánh kết quả bảo quản lạnh mẫu tinh dịch bình thường khi hạ nhiệt
bằng máy Nicool LM10 và phương pháp đông tinh viên..........................................56
4.2.1. Mật độ.............................................................................................................................57
4.2.2. Tỷ lệ sống......................................................................................................................57
4.2.3. Tỷ lệ di động................................................................................................................58

4.2.4. Tỷ lệ tinh trùng có hình thái bình thường.......................................................59
4.2.5. Đánh giá mối tương quan giữa một số chỉ số trước bảo quản đến chất
lượng tinh dịch sau bảo quản.......................................................................................61
4.3. So sánh kết quả bảo quản lạnh mẫu tinh trùng thiểu tinh nặng khi hạ nhiệt
bằng máy Nicool LM10 và phương pháp đông tinh viên..........................................63
4.3.1. Tổng số tinh trùng và tỷ lệ thu hồi tinh trùng...............................................63
4.3.2. Tỷ lệ tinh trùng sống................................................................................................64
4.3.3. Tỷ lệ di động................................................................................................................66
KẾT LUẬN....................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các chỉ số của xét nghiệm tinh dịch đồ...........................................6
Bảng 1.2. Các loại tinh dịch đồ bất thường theo WHO 2010..........................6
Bảng 3.1. Chất lượng tinh trùng của mẫu nghiên cứu trước BQL ................32
Bảng 3.2. Chất lượng tinh trùng của 3 nhóm sau bảo quản lạnh ..................33


Bảng 3.3. So sánh mật độ và tỷ lệ sống sau BQL của 3 nhóm .....................34
Bảng 3.4. So sánh tỷ lệ tinh trùng di động, di động tiến tới sau BQL của 3
nhóm .............................................................................................35
Bảng 3.5. So sánh tỷ lệ tinh trùng có hình thái bình thường sau BQL của 3
nhóm .............................................................................................36
Bảng 3.6. So sánh chỉ số CSF sau bảo quản lạnh của 3 nhóm .....................36
Bảng 3.7. Chất lượng tinh trùng mẫu thiểu tinh nặng trước BQL ................44
Bảng 3.8. Chất lượng tinh trùng của 3 nhóm sau bảo quản lạnh ..................45
Bảng 3.9. So sánh tổng số tinh trùng và tỷ lệ tinh trùng sống sau BQL của 3
nhóm .............................................................................................46
Bảng 3.10. So sánh tổng số tinh trùng di động, di động tiến tới sau BQL của 3

nhóm .............................................................................................47
Bảng 3.11. So sánh tỷ lệ tinh trùng có hình thái bình thường sau BQL của 3
nhóm .............................................................................................48
Bảng 3.12. So sánh chỉ số CSF sau bảo quản lạnh của 3 nhóm .....................48

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố mẫu tinh dịch bình thường theo lứa tuổi.....................31
Biểu đồ 3.2. Mối tương quan giữa mật độ tinh trùng và chất lượng tinh trùng
sau bảo quản ở nhóm đông lạnh chậm .....................................37
Biểu đồ 3.3. Mối tương quan giữa mật độ tinh trùng trước bảo quản và chất
lượng tinh trùng sau bảo quản ở nhóm đông viên có CPA........38
Biểu đồ 3.4. Mối tương quan giữa mật độ tinh trùng trước bảo quản và chất
lượng tinh trùng sau bảo quản ở nhóm đông viên không có CPA. 39


Biều đồ 3.5. Mối tương quan giữa tỷ lệ tinh trùng có hình thái bình thường
trước bảo quản và chất lượng tinh trùng sau bảo quản ở nhóm
đông lạnh chậm ........................................................................40
Biểu đồ 3.6. Mối tương quan giữa tỷ lệ tinh trùng có hình thái bình thường
trước bảo quản đến chất lượng tinh trùng sau bảo quản ở nhóm
đông tinh viên có CPA ..............................................................41
Biểu đồ 3.7. Mối tương quan giữa tỷ lệ tinh trùng có hình thái bình thường
trước bảo quản đến chất lượng tinh trùng sau bảo quản ở nhóm
đông tinh viên không có CPA ...................................................42
Biểu đồ 3.8. Phân bố mẫu tinh dịch thiểu tinh nặng theo lứa tuổi.................43

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Tỷ lệ vô sinh trên thế giới..................................................................3
Hình 1.2. Quá trình hạ nhiệt độ bằng máy Nicool LM10...............................14
Hình 1.3. Ảnh hưởng của tốc độ làm lạnh đến tế bào đông lạnh ...................16

Hình 1.4. Các dụng cụ được sử dụng trong BQL số lượng ít tinh trùng.........19
Hình 2.1. Các bước kĩ thuật đông tinh viên....................................................27
Hình 2.2. Các bước kĩ thuật rã đông của đông tinh viên.................................28


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Vô sinh là tình trạng ngày càng phổ biến hiện nay và không có dấu hiệu
ngừng gia tăng với ước tính gần 15% cặp vợ chồng trên thế giới gặp tình
trạng này [1]. Vô sinh có thể do nam, do nữ, do cả vợ và chồng hoặc vô sinh
không rõ nguyên nhân. Trong trường hợp vô sinh nam, có tới 90% là do bất
thường tinh trùng như không có tinh trùng, số lượng tinh trùng ít, tinh trùng di
động yếu hay tinh trùng dị dạng… [2] Trước tình hình trên, một trong những
giải pháp hiệu quả giúp nâng cao khả năng có con cho các cặp vợ chồng là
bảo quản lạnh tinh trùng để sử dụng cho các kĩ thuật hỗ trợ sinh sản như bơm
tinh trùng vào buồng tử cung (Intra Uterine Insemination – IUI), thụ tinh
trong ống nghiệm (In Viro Fertilization – IVF) hay đặc biệt là bơm tinh trùng
vào bào tương noãn (Intra – cytoplasmic Sperm Injection – ICSI) với trường
hợp số lượng tinh trùng ít.
Bảo quản lạnh (BQL) tinh trùng người là một kỹ thuật thường quy đã
được áp dụng ở các trung tâm hỗ trợ sinh sản hay các ngân hàng tinh trùng
với mục đích lưu giữ tinh trùng trước khi tiến hành thụ tinh nhân tạo hay thụ
tinh trong ống nghiệm. Phương pháp này đặc biệt quan trọng trong trường
hợp nam giới trước khi xạ trị, hóa trị liệu hoặc mắc một số bệnh như đái tháo
đường hay bệnh tự miễn, có thể dẫn đến tổn thương tinh hoàn hoặc rối loạn
chức năng xuất tinh, hoặc những trường hợp hiến tinh trùng. Ngoài ra, bảo
quản tinh trùng còn được chỉ định cho những người chồng phải đi công tác xa
không thể thực hiện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với mẫu tinh dịch tươi. BQL
được coi là thành công nếu tinh trùng trở lại hoạt động sống bình thường,

không bị tổn thương về cấu trúc cũng như chức năng khi đưa về nhiệt độ
37°C [3]. Tuy nhiên có một thực tế là chất lượng tinh trùng sau bảo quản lạnh
giảm cả về tỷ lệ sống, khả năng di động cũng như sự đứt gãy DNA. Một thách


2

thức đặt ra cho các bác sĩ là làm thế nào để tinh trùng sau rã đông bị ảnh
hưởng ít nhất để thực hiện được các kĩ thuật hỗ trợ sinh sản. Chất lượng tinh
trùng trong bảo quản lạnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố: chất lượng tinh trùng
trước bảo quản, môi trường bảo quản, phương pháp bảo quản, nhiệt độ bảo
quản...
Hai phương pháp đông tinh được áp dụng hiện nay trên thế giới và tại
Việt Nam là đông lạnh chậm và thủy tinh hóa. Phương pháp thủy tinh hóa là
một tiến bộ trong bảo quản mô và tế bào nhưng vẫn chưa được áp dụng phổ
biến bằng phương pháp đông lạnh chậm. Trong phương pháp thủy tinh hóa,
các nhà nghiên cứu đã sử dụng các dụng cụ khác nhau để bảo quản tinh trùng
nhằm hạn chế tối đa thất thoát tinh trùng cũng như đảm bảo chất lượng tinh
trùng sau rã đông, như: màng trong suốt của noãn, cryoloop, cryotop, tảo,
cọng rạ đặc biệt, vi giọt…Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược
điểm riêng, được áp dụng tùy từng điều kiện cụ thể. Trong số đó, phương
pháp thủy tinh hóa sử dụng vi giọt hay còn gọi là phương pháp đông tinh viên
là phương pháp đơn giản, hiệu quả, chi phí thấp [4], [5]. Ở Việt Nam, hầu như
chưa có trung tâm hỗ trợ sinh sản nào sử dụng phương pháp này.
Với mong muốn tìm được một phương pháp bảo quản tinh trùng, đặc biệt
với các mẫu tinh trùng thiểu tinh nặng có hiệu quả nhất, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu: “So sánh kết quả bảo quản lạnh mẫu tinh dịch bình thường và
thiểu tinh nặng khi sử dụng máy Nicool LM10 và phương pháp đông tinh
viên” với 2 mục tiêu:
1. So sánh kết quả bảo quản lạnh các mẫu tinh dịch bình thường khi

hạ nhiệt bằng máy Nicool LM10 và phương pháp đông tinh viên.
2. So sánh kết quả bảo quản lạnh các mẫu tinh dịch thiểu tinh nặng
khi hạ nhiệt bằng máy Nicool LM10 và phương pháp đông tinh
viên.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Tình hình vô sinh trên thế giới và tại Việt Nam
1.1.1. Tỷ lệ vô sinh trên thế giới và tại Việt Nam

Hình 1.1. Tỷ lệ vô sinh trên thế giới (WHO, 2010) [6]
Theo WHO, vô sinh là tình trạng không có thai sau một năm chung sống
vợ chồng mà không dùng biện pháp tránh thai nào đồng thời tần suất giao hợp
ít nhất 2 lần một tuần.
Theo thống kê của WHO năm 2010 có khoảng 15% tức là gần 120 triệu
cặp vợ chồng gặp tình trạng này. Tỷ lệ vô sinh cao nhất ở các nước Đông Âu,
Bắc Phi và Trung Á. Trong khi đó, các nước châu Mỹ La tinh có tỷ lệ vô sinh
thấp nhất (hình 1.1) [6]. Kết quả nghiên cứu của Ali.H (2006) cho thấy ở Ả
Rập tỷ lệ vô sinh là 10-15%, trong đó vô sinh nam chiếm 50% [7]. Theo
Boivin và cộng sự (2007), các nước kém phát triển có tỷ lệ vô sinh dao động
từ 6,9% - 9,3% [7]. Năm 2008, Oakley và cộng sự nghiên cứu 60.000 phụ nữ
tại Anh nhận thấy có 16% phụ nữ đã từng phải đi khám vì hiếm muộn, trong


4

đó có 8% phụ nữ phải điều trị [8]. Sau đó 1 năm, Wilkes và cộng sự thống kê

thì tỷ lệ vô sinh phải điều trị đã tăng lên 9% [9].
Tại Việt Nam, theo Trần Thị Phương Mai (2001), tỷ lệ vô sinh chiếm
trên 10%, do nam giới là 30% [10]. Kết quả nghiên cứu của Trần Thị Trung
Chiến (2002) cho thấy tỷ lệ vô sinh dao động từ 10 – 18%, tỷ lệ vô sinh nam
và nữ tương đương nhau và ngày càng gia tăng [11]. Nguyễn Viết Tiến và
cộng sự điều tra 14.396 cặp vợ chồng trên cả nước trong độ tuổi sinh đẻ năm
2012 rút ra tỷ lệ vô sinh ở Việt Nam là 7,7%; trong đó 3,9% là vô sinh nguyên
phát; 3,8% là vô sinh thứ phát [12]. Về nguyên nhân, vô sinh do nam chiếm
gần 35%, nguyên nhân do nữ chiếm 30%, 20% do cả vợ và chồng, còn lại
15% trường hợp là không rõ nguyên nhân [1].
1.1.2. Vô sinh nam
Theo thống kê ở Anh, nguyên nhân vô sinh do nam giới dao động từ 19 –
57% các cặp vợ chồng hiếm muộn [9]. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn
Thị Được và Nguyễn Thị Thanh Mai (2001) trên 220 cặp vợ chồng vô sinh
đến khám tại phòng khám sản Đại học Y Thái Bình nhận thấy tỷ lệ vô sinh do
chồng chiếm 43,2% [13]. Nguyên nhân chính gây giảm sinh tinh có thể do di
truyền, các biến chứng của những bệnh gây giảm chức năng sinh tinh của tinh
hoàn hoặc biến chứng viêm tắc đường dẫn tinh. Nguyên nhân gây vô sinh
nam bao gồm nguyên nhân trước tinh hoàn, tại tinh hoàn và sau tinh hoàn.
Các nguyên nhân trước tinh hoàn bao gồm suy vùng dưới đồi, tăng prolactin
máu, do bệnh lý tuyến giáp, tăng hormon tuyến thượng thận, đái tháo đường
[14]…Nguyên nhân tại tinh hoàn gồm các trường hợp tinh hoàn lạc chỗ, suy
tinh hoàn, biến chứng teo tinh hoàn do quai bị, giãn tĩnh mạch thừng tinh,
xoắn tinh hoàn…Các bệnh teo ống dẫn tinh bẩm sinh, tắc ống phóng tinh,
xuất tinh ngược dòng và rối loạn cương dương… là nguyên nhân vô sinh sau
tinh hoàn [15].


5


Như vậy vô sinh nam chiếm khoảng 35%, trong đó hơn 90% các nguyên
nhân đều dẫn đến kết quả gây bất thường tinh trùng. Người ta ước tính các bất
thường của tinh trùng về sản xuất hay hoạt động chức năng chiếm từ 35 –
50% các trường hợp vô sinh [16]. Trước tình hình trên, tinh dịch đồ là một xét
nghiệm quan trọng nhằm đánh giá chất lượng của tinh trùng, qua đó khái quát
khả năng sinh sản của nam giới.
1.2. Xét nghiệm tinh dịch đồ
Tinh dịch đồ là xét nghiệm giúp khái quát khả năng sinh sản của nam
giới. Kết quả tinh dịch đồ cùng các dữ liệu từ phía người vợ sẽ giúp các nhà
lâm sàng quyết định phương án điều trị cho một cặp vợ chồng hiếm muộn.
Đa số các trung tâm hỗ trợ sinh sản trên thế giới và trong khu vực đều
đánh giá xét nghiệm tinh dịch đồ theo Cẩm nang của Tổ chức y tế thế giới
(WHO). Phiên bản đầu tiên được phát hành năm 1980. Theo thời gian, các
phiên bản mới ra đời lần lượt thay thế cho các phiên bản cũ, các thông số của
tinh dịch đồ cũng thay đổi dựa trên những nghiên cứu toàn cầu. Gần đây nhất,
năm 2010, WHO đã xuất bản một Cẩm nang về khảo sát và xử lý tinh trùng
người và hiện đang được các trung tâm hỗ trợ sinh sản trên thế giới cũng như
Việt Nam áp dụng.
1.2.1. Các chỉ số cần đánh giá của xét nghiệm tinh dịch đồ
Xét nghiệm tinh dịch đồ khảo sát cả đại thể và vi thể chất lượng tinh
trùng, các chỉ số cần đánh giá theo bảng dưới đây:


6

Bảng 1.1. Các chỉ số của xét nghiệm tinh dịch đồ [17], [18]
Chỉ số
Thể tích

WHO 2010


pH

≥ 7,2

Thời gian ly giải

15 - 30 phút/tủ ấm

Độ quánh

giọt dài ≤ 2cm

Mật độ tinh trùng

≥ 15 triệu/ml

Tỉ lệ tinh trùng sống

≥ 58%

≥ 1,5ml

PR ≥ 32%

Di động

hoặc PR+NP ≥ 40%
Hình dạng bình thường


≥ 04%.

Tế bào lạ.

≤ 1 triệu/ml

Bảng 1.2. Các loại tinh dịch đồ bất thường theo WHO 2010
Aspermia
Azoospermia
Oligospermia
Oligozoospermia
Asthenozoospermia
Teratozoospermia
Oligo-astheno-

Không có tinh dịch
Không có tinh trùng trong tinh dịch
Thể tích xuất tinh thấp (thể tích tinh dịch <1,5 ml)
Mật độ tinh trùng ít (mật độ tinh trùng <15 triệu/ml)
Tinh trùng yếu (di động PR<32%)
Tinh trùng dị dạng

Tinh trùng ít, yếu, dị dạng
teratozoospermia
Hematospermia
Tinh dịch có máu (có hồng cầu trong tinh dịch).
1.2.2. Giá trị tiên lượng của các chỉ số tinh dịch đồ
Tinh dịch đồ hiện được xem là xét nghiệm đầu tay và quan trọng để khảo
sát chức năng sinh sản của nam giới. Nhìn chung, tất cả các thông số của tinh
dịch đồ đều quan trọng. Tuy nhiên, các giá trị thường được quan tâm là mật

độ tinh trùng, tỷ lệ di động, tổng số tinh trùng di động, tỷ lệ tinh trùng sống,
tỷ lệ tinh trùng có hình thái bình thường.


7

Ba phương pháp điều trị vô sinh phổ biến hiện nay là IUI, IVF và ICSI.
Trong IUI, mật độ và độ di động của tinh trùng thường có giá trị tiên lượng
thấp về tỷ lệ thành công. Trong khi đó, tổng số tinh trùng di động được sử
dụng nhiều hơn, có thể do liên quan số lượng tinh trùng sau lọc rửa. Trong
IVF, hình dạng bình thường của tinh trùng có giá trị cao trong tiên lượng khả
năng có thai sau điều trị. Một nghiên cứu tiến hành phân tích gộp năm 1998,
có trên 90% nghiên cứu tìm thấy mối tương quan thuận giữa hình dạng bình
thường của tinh trùng với tỷ lệ thụ tinh và có thai [16]. Hiện nay, tuy kĩ thuật
ICSI được coi là giải pháp hiệu quả cho các cặp vợ chồng vô sinh do chất
lượng tinh trùng kém, vẫn có nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tinh trùng có bất
thường nhiễm sắc thể cao hơn ở những tinh trùng có hình thái bất thường.
Như vậy, tinh dịch đồ có vai trò rất quan trọng trong chẩn đoán, tiên
lượng và điều trị vô sinh nam. Với một số nguyên nhân, giải pháp hiệu quả
giúp các cặp vợ chồng có con là bảo quản lạnh tinh trùng để sử dụng cho các
kĩ thuật hỗ trợ sinh sản. Lúc này, một vai trò rất lớn của các chỉ số trong xét
nghiệm tinh dịch đồ là đánh giá chất lượng tinh trùng sau bảo quản lạnh.
1.3. Bảo quản lạnh tinh trùng người
1.3.1. Lịch sử phát triển của bảo quản lạnh tinh trùng người
Bảo quản lạnh là kĩ thuật mà trong đó các mẫu bảo quản được lưu giữ ở
nhiệt độ rất thấp, thường ở -196°C. Tại nhiệt độ này, các hoạt động chuyển
hóa, tuần hoàn của tế bào sẽ bị ngưng trệ hoàn toàn. Bảo quản lạnh được coi
là thành công nếu tinh trùng trở lại hoạt động sống bình thường, không bị tổn
thương cấu trúc và chức năng khi trở lại nhiệt độ 37°C [3]. Tinh trùng là loại
tế bào dễ bảo quản do: lượng nước ít (50%), kích thước nhỏ, nồng độ protein

cao, ít bào quan, vật chất di truyền đã được đóng gói và nhân được cô đặc,
histon được thay thế bằng protamine, màng có tính thấm cao, tỷ lệ diện
tích/thể tích cao…


8

Trường hợp bảo quản lạnh tinh trùng người đầu tiên được báo cáo từ
1776, khi Spallazani đưa ra bằng chứng về khả năng tinh trùng còn sống sau
khi đưa xuống nhiệt độ làm lạnh bằng cách đông lạnh trong tuyết [16]. Năm
1937, Bernstein và Petropavloski bảo quản thành công tinh trùng của bò, cừu,
ngựa, heo rừng ở -21°C [19]. Jahnel năm 1938 đã công bố phương pháp làm
lạnh tinh trùng người [19]. Năm 1942, Hoagland và Pincus đã mô tả quá trình
làm lạnh nhanh tinh trùng người và thỏ bằng vòng làm lạnh. Sau bảo quản có
40% tinh trùng vẫn sống [19]. Bảo quản lạnh tinh trùng chỉ thật sự phát triển
khi Polge và cộng sự phát hiện vai trò của glycerol dùng làm môi trường bảo
vệ lạnh giúp cải thiện khả năng sống của tinh trùng vào năm 1949 [20]. Cùng
năm đó, Smirnov đã bảo quản thành công tinh trùng thỏ trong ni-tơ lỏng [20].
Năm 1953, em bé đầu tiên ra đời từ tinh trùng bảo quản lạnh [21]. Năm 1964,
4 em bé đã ra đời bằng tinh trùng bảo quản bằng ni-tơ lỏng ở -196°C [20].
Theo Sherman, đến 1976, trên thế giới có khoảng 1500 em bé ra đời bằng tinh
trùng đông lạnh [22]. Tại Việt Nam, bệnh viện Từ Dũ đã bảo quản lạnh thành
công tinh trùng năm 1995, tạo tiền đề cho ca thụ tinh trong ống nghiệm đầu
tiên sau đó 2 năm [21].
Trong thời gian gần đây, kĩ thuật bảo quản tinh trùng phát triển khá
nhanh cùng với sự ra đời của các ngân hàng tinh trùng. Bảo quản tinh trùng
có mục đích chính là thành lập ngân hàng tinh trùng trong trường hợp hiến
tinh trùng cho các trường hợp bất thường tinh trùng nặng, không có tinh
trùng, bà mẹ đơn thân, các cặp vợ chồng đồng tính và bảo tồn khả năng sinh
sản của nam giới. Kĩ thuật này đặc biệt quan trọng với các bệnh nhân ung thư

trước khi điều trị hóa chất, xạ trị dẫn đến suy tinh hoàn hay rối loạn chức năng
phóng tinh. Bên cạnh đó, quá trình điều trị một số bệnh tự miễn hay đái tháo
đường cũng có thể gây tổn thương tinh hoàn, từ đó hoạt động sinh tinh sẽ bị
ảnh hưởng. Do đó các trường hợp bảo quản lạnh tinh trùng nên được tiến


9

hành để dự phòng suy tinh hoàn sau điều trị. Bảo quản tinh trùng trong các
trường hợp không mắc bệnh lý ác tính còn được triển khai trước khi phẫu
thuật thắt ống dẫn tinh, làm việc trong môi trường độc hại, dự phòng khi chất
lượng tinh trùng có nguy cơ giảm dần trong trường hợp mất đoạn nhỏ trên
NST Y [23]. Bảo quản tinh trùng cũng được chỉ định cho các trường hợp có
rất ít tinh trùng di động hay hoạt động sinh tinh không ổn định. Ngoài ra bảo
quản lạnh tinh trùng còn giúp tăng tính thuận tiện và an toàn cho các kĩ thuật
hỗ trợ sinh sản trong trường hợp người chồng khó lấy mẫu vào ngày làm thủ
thuật, đi công tác xa nhà, khi mật độ tinh trùng quá ít hay trường hợp chỉ có
vài tinh trùng trong các thủ thuật lấy tinh trùng từ mào tinh hoàn, tinh hoàn…
Mục tiêu của bảo quản lạnh tinh trùng theo Hiệp hội Ngân hàng mô Hoa
Kỳ là sau bảo quản lạnh, tỷ lệ tinh trùng di động phải đạt trên 50% so với
trước bảo quản [22]. Tại Việt Nam, Hồ Mạnh Tường đánh giá chất lượng tinh
trùng bằng chỉ số sống sót sau bảo quản lạnh (Cryosurvival Factor - CSF):
- Với mẫu tinh trùng có mật độ ≥ 50 triệu/ml và tỷ lệ di động ≥ 50% thì
chỉ số sống sót phải trên 53%.
- Với mẫu tinh trùng có mật độ ≤ 50 triệu/ml và tỷ lệ di động ≤ 50% thì
chỉ số sống sót phải trên 35,6%. [24]
Riêng trong trường hợp bảo quản mẫu tinh dịch có mật độ rất thấp, thậm chí
không có tinh trùng thì việc đánh giá tỷ lệ sống rất quan trọng, vì tất cả tinh
trùng không di động không có nghĩa là tất cả tinh trùng đều chết. Xác định
tinh trùng sống chết thông thường có thể dùng phương pháp nhuộm Eosin, tuy

nhiên trong trường hợp nghi ngờ cần dùng HOS test (Hypo-osmotic Swelling)
để tìm tinh trùng sống, vì có thể dùng tinh trùng này sử dụng cho ICSI [25].
1.3.2. Cơ sở khoa học của phương pháp bảo quản lạnh
Nguyên tắc của phương pháp bảo quản lạnh là làm giảm nhiệt độ môi
trường chứa mẫu tế bào hay mô xuống nhiệt độ rất thấp, thường là -196°C.


10

Tại nhiệt độ này, môi trường nước trong và ngoài tế bào đều biến thành thể
rắn, hầu hết các hoạt động sinh học bên trong tế bào bao gồm các phản ứng
sinh hóa và trao đổi chất đều bị ngừng lại tạm thời. Nhờ đó, tế bào sống ở giai
đoạn tiềm sinh và có thể bảo quản trong thời gian dài. Năm 2005, Joseph
Feldschuh báo cáo trường hợp 2 trẻ ra đời từ tinh trùng bảo quản lạnh sau 21
năm và 28 năm của cùng một mẫu tinh dịch [26]. Yogev L. và cộng sự (2010)
nghiên cứu 2525 mẫu tinh dịch bảo quản lạnh trong thời gian từ 6 tháng – 15
năm đã đưa ra kết luận thời gian không ảnh hưởng đáng kể đến số lượng tinh
trùng di động tiến tới (10,8±3,3 triệu/ml so với 12,3±2,9 triệu/ml) [27].
Với điều kiện nhiệt độ thấp, các phân tử nước, các chất hòa tan trong
môi trường xung quanh cũng như các vật chất bên trong tế bào tồn tại dưới
dạng kết hợp (dạng tinh thể và dạng kính), do đó, không có bất kì yếu tố nào
từ môi trường bên trong và bên ngoài có thể tác động đến tế bào giai đoạn
này. Tuy nhiên, nhiệt độ cơ thể của đa số loài, nhất là ở động vật có vú được
kiểm soát chặt chẽ. Vì vậy, khi hạ nhiệt độ của các tế bào về dưới mức 0°C có
thể đưa tế bào vào một môi trường không sinh lý. Hậu quả là các tổn thương
có thể xảy ra ở tất cả các giai đoạn của quá trình hạ nhiệt độ. Trong quá trình
làm lạnh và rã đông, một số thay đổi của môi trường trong và ngoài tế bào
ảnh hưởng đến cấu trúc, chức năng, sự toàn vẹn và khả năng sống của tế bào.

Một chu kì bảo quản lạnh thường trải qua ba giai đoạn quan trọng:

(1) Đưa tế bào từ nhiệt độ sinh lý (37°C) xuống nhiệt độ rất thấp -196°C
(làm lạnh)
(2) Lưu trữ mẫu trong ni-tơ lỏng
(3) Đưa tế bào từ nhiệt độ thấp của ni-tơ lỏng trở về nhiệt độ sinh lý khi
cần để tế bào tiếp tục phát triển (rã đông).


11

Trong quá trình làm lạnh, tùy theo từng giai đoạn hạ nhiệt mà các tổn
thương trên tế bào có thể khác nhau. Khi tế bào được làm lạnh xuống từ -5°C
đến -15°C, hiện tượng hình thành tinh thể đá từ các phân tử nước tinh khiết
trong môi trường ngoại bào và nội bào sẽ xuất hiện. Sự hình thành tinh thể đá
có thể gây tổn thương cơ học lên màng tế bào và các bào quan bên trong. Đây
là giai đoạn tổn thương lớn nhất và quan trọng nhất mà tế bào phải trải qua
trong quá trình làm lạnh và rã đông. Khi nhiệt độ càng giảm, số lượng phân tử
nước chuyển thành tinh thể đá càng tăng, lượng nước ở thể lỏng giảm dần,
hậu quả là nồng độ chất tan trong môi trường ngoại bào tăng gây mất cân
bằng áp lực thẩm thấu giữa nội bào và môi trường. Hậu quả là nước bên trong
tế bào bị rút ra ngoài và kích thước tế bào bị co nhỏ, nếu co nhỏ quá mức, sự
tổn thương màng tế bào sẽ không thể phục hồi. Tăng nhiệt độ tiềm tàng cũng
là một hậu quả của sự hình thành các tinh thể đá. Các phân tử nước chuyển từ
thể lỏng sang thể rắn sẽ giải phóng thoát ra một nhiệt lượng. Sự thay đổi nhiệt
độ đột ngột này có thể làm ảnh hưởng cấu trúc và chức năng của tế bào sau
khi rã đông, thậm chí tế bào có thể chết ngay trong quá trình làm lạnh.
Ở nhiệt độ lưu trữ mẫu là -196°C, tế bào ít bị ảnh hưởng bất lợi nhất.
Tuy nhiên, những phản ứng tạo thành những gốc tự do và các sản phẩm đứt
gãy có thể xảy ra. Nguyễn Phương Thảo Tiên (2007) nhận thấy khả năng di
động, khả năng sống sau bảo quản lạnh ở những mẫu tinh trùng bình thường
đã được lọc rửa giảm có ý nghĩa thống kê với p< 0,001; tỷ lệ bất thường về

hình thái vi thể tăng sau bảo quản lạnh [28]. Nghiên cứu tổn thương do lạnh
lên chức năng ty thể, độ di động, hình thái và khả năng sống; Esteves (2007) đã
đưa ra kết luận: sau rã đông, tỷ lệ tinh trùng có hình thái bình thường giảm 37%
(p< 0,001); tất cả các thông số khác giảm tương tự [29]. Năm 2010, Yogev L.
nghiên cứu ảnh hưởng của bảo quản lạnh lên sự toàn vẹn DNA của tinh trùng
34 bệnh nhân nam bình thường và 166 bệnh nhân nam vô sinh thấy sự toàn vẹn
DNA ở mẫu bình thường cao hơn ở mẫu bất thường (p<0,001) [27].


12

Để hạn chế các tổn thương trên, nhất là khả năng thụ tinh kém sau rã
đông của tinh trùng, người ta thường sử dụng các chất bảo vệ đông lạnh
(Cryoprotectant agent - CPA). CPA là những chất có khả năng hòa tan trong
nước và gây cản trở sự chuyển trạng thái giữa nước và đá. Chúng tương tác
với những phân tử sinh học với vai trò thay thế nước trong tế bào, nhờ đó hạn
chế sự hình thành tinh thể đá nội bào khi nhiệt độ xuống thấp. Một vai trò
khác của CPA là bảo vệ tế bào khi ở nhiệt độ thấp do hạn chế sự gia tăng nồng
độ của các chất hòa tan, bảo vệ màng tế bào khi các phân tử nước ngoại bào
bắt đầu chuyển sang dạng tinh thể [16]. Có 2 loại CPA thường được sử dụng
là CPA có khả năng thẩm thấu và CPA không có khả năng thẩm thấu qua
màng tế bào. Một điểm cần lưu ý là bên cạnh những lợi điểm đã nêu, hầu hết
các CPA đều là những chất gây độc cho tế bào. Người ta thấy rằng độc tính
của CPA tỷ lệ thuận với nồng độ và thời gian tiếp xúc, nhất là khi ở nhiệt độ
sinh lý. Trong các loại chất bảo vệ lạnh, glycerol là CPA có khả năng thẩm
thấu từ lâu đã được sử dụng trong bảo quản lạnh của hầu hết các loại với nồng
độ 5 – 20%. Sau này, các tác giả đã bổ sung thêm các chất khác cùng glycerol
để tăng hiệu quả như bột lòng đỏ trứng gà, acid amin, abumin, GEYC…Trịnh
Sinh Tiên nghiên cứu bảo quản lạnh tinh trùng dùng môi trường GEYC và
Sperm Freeze cho thấy chỉ số sống sót của hai môi trường là tương đương

nhau, cao hơn có ý nghĩa thống kê so với môi trường chỉ sử dụng glycerol
đơn thuần [30]. Hiện nay ở các trung tâm hỗ trợ sinh sản chủ yếu dùng môi
trường Sperm Freeze.
1.3.3. Các phương pháp bảo quản lạnh
Hiện nay hai phương pháp phổ biến được áp dụng trong bảo quản lạnh
tinh trùng là đông lạnh chậm và thủy tinh hóa. Sự khác biệt chính của hai
phương pháp này nằm ở chỗ có hay không có sự hình thành tinh thể đá nội
bào cũng như ngoại bào. Tuy nhiên phương pháp thủy tinh hóa hiện chưa
được áp dụng rộng rãi bằng đông lạnh chậm.
a. Phương pháp đông lạnh chậm


13

Đông lạnh chậm còn gọi là phương pháp trữ lạnh có kiểm soát tốc độ
làm lạnh. Phương pháp này được giới thiệu đầu tiên vào những năm đầu thập
niên 70 trên mô hình phôi chuột. Trong phương pháp đông lạnh chậm, mẫu tế
tinh trùng được làm lạnh với tốc độ hạ nhiệt chậm, từ nhiệt độ sinh lý xuống
nhiệt độ rất thấp trước khi đưa mẫu vào lưu trữ trong nitơ lỏng. Trước khi hạ
nhiệt độ mẫu trữ sẽ được thêm CPA (như glycerol và lòng đỏ trứng) với nồng
độ tăng dần ở nhiệt độ phòng và để cân bằng trong vài phút. Trong quá trình
này, một lượng lớn nước trong tế bào sẽ bị mất ra ngoài. Sau đó tinh trùng
được nạp vào cryovials hoặc ống hút và tiến hành quá trình hạ nhiệt độ.
Sherman J.K (1999) cho rằng hạ nhiệt độ tốc độ từ 1 - 25°C/ phút là tốt nhất
[22]. Các cách hạ nhiệt độ của phương pháp này bao gồm hạ nhiệt độ bằng
tay trong hơi ni tơ lỏng trong hộp xốp hoặc trong cổ bình, hạ nhiệt độ bằng
máy bán tự động như máy Nicool LM10 hoặc bằng máy tự động theo chương
trình như Minicool 40PC, Planner. Hiện nay bộ môn Mô phôi - Trung tâm hỗ
trợ sinh sản và công nghệ mô ghép, Đại học Y Hà Nội cùng một số cơ sở hỗ
trợ sinh sản lớn đều sử dụng máy hạ nhiệt độ bán tự động Nicool LM10 (hình

1.2) theo 3 giai đoạn:
 Từ nhiệt độ phòng xuống đến -10°C trong 6 phút: 5,8°C/phút.
 Từ -10°C xuống -120°C trong 20 phút: 5,5°C/phút.
 Từ -120°C xuống -196°C trong 5 phút: 15,2°C/phút.


14

Hình 1.2. Quá trình hạ nhiệt độ bằng máy Nicool LM10
Khi có nhu cầu sử dụng, tinh trùng được lấy ra khỏi bình lưu trữ mẫu để rã
đông. Quá trình rã đông thực hiện bằng cách nhúng trực tiếp tube chứa tinh dịch
vào trong nước ấm 37°C hoặc ở trong tủ ấm 37C để đưa nhiệt độ mẫu tinh
trùng nhanh chóng về nhiệt độ phòng. Sau đó, các chất bảo vệ đông lạnh sẽ được
loại bỏ trước khi sử dụng tinh trùng cho các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
Ưu điểm của phương pháp đông lạnh chậm là tính an toàn cao do được
thiết lập dựa trên sự cân bằng về tốc độ làm lạnh và nồng độ CPA. Trong đông
lạnh chậm, nồng độ CPA được sử dụng thấp (1-1,5mol/l) và chỉ kết hợp một chất
có khả năng thẩm thấu qua màng tế bào nên độc tính với tế bào thấp. Vì ưu điểm
này, nhiều trung tâm hỗ trợ sinh sản đã áp dụng rộng rãi phương pháp này. Tuy
nhiên, ưu điểm cũng chính là nhược điểm. Do nồng độ CPA sử dụng không cao
nên dung dịch đông lạnh không có khả năng tạo chênh lệch áp suất đủ lớn để
khử nước bên trong tế bào một cách triệt để. Tinh thể đá nội bào vẫn có khả năng
tạo ra trong quá trình hạ nhiệt độ. Ngoài ra, để thực hiện phương pháp đông lạnh


15

chậm cần tốn chi phí trang bị và bảo trì hệ thống máy hạ nhiệt độ, được điều
khiển một cách chính xác tốc độ làm lạnh.
b. Phương pháp thủy tinh hóa

Khác với đông lạnh chậm, bảo quản lạnh bằng thủy tinh hóa có những
điểm khác biệt rất đặc trưng. Thủy tinh hóa là phương pháp trữ lạnh không cân
bằng được thiết lập dựa trên nguyên lý cơ bản là không có sự hình thành tinh thể
đá bên trong và ngoài tế bào. Toàn bộ vật chất (bao gồm cả các phân tử nước)
bên trong và môi trường bên ngoài tế bào sẽ chuyển thành dạng kính và hoàn
toàn không có sự hình thành tinh thể đá. Do đó, phương pháp thủy tinh hóa còn
được gọi là phương pháp trữ lạnh không tạo đá. Bản chất của quá trình này là
hóa rắn dung dịch ở nhiệt độ rất thấp bằng cách gia tăng rất nhanh độ nhớt để
dung dịch đạt đến trạng thái ổn định và bất biến. Quá trình này đòi hỏi tốc độ
làm lạnh cực nhanh, có thể lên đến hàng chục nghìn độ/phút.
Năm 1938, Luyet và Hodapp đã trữ lạnh thành công tinh trùng ếch bằng
thủy tinh hóa [31]. Bốn năm sau, Shaffner tiến hành trữ lạnh tinh trùng gà bằng
phương pháp biến đổi của Luyet. Tuy nhiên, những thử nghiệm này cho tỷ lệ
sống sau rã đông rất thấp do tại thời điểm đó, người ta không thể đạt được tốc độ
làm lạnh nhanh như mong muốn [32]. Vào những năm 1980, Rall và Fahy đã
thực hiện thủy tinh hóa thành công tế bào phôi nhờ sử dụng nồng độ chất bảo vệ
lạnh cao, tối thiểu là 50% để đạt quá trình thủy tinh hóa ổn định [32]. Từ đó, trữ
lạnh tinh trùng người bằng phương pháp thủy tinh hóa được thực hiện tương tự.
Tuy nhiên, theo một số tác giả, quy trình thủy tinh hóa này không phù hợp cho
bảo quản tinh trùng vì nồng độ chất bảo vệ lạnh quá cao tạo ra tác động thẩm
thấu và các biến đổi hóa học nguy hiểm gây tổn thương cho tế bào. Tinh trùng
của động vật có vú rất nhạy cảm với chất hóa học nên không thể bảo quản thành
công bằng phương pháp thủy tinh hóa thông thường.


16

Năm 2004, Vladimir I và cộng sự đã nghiên cứu phát triển kĩ thuật bảo
quản lạnh tinh trùng bằng thủy tinh hóa không cần chất bảo quản bằng cách
nhúng trực tiếp dịch treo có chứa tinh trùng vào nitơ lỏng. Nghiên cứu này so

sánh độ di động, toàn vẹn DNA, khả năng thụ tinh giữa hai phương pháp thủy
tinh hóa không dùng chất bảo quản và đông lạnh chậm. Kết quả cho thấy cả hai
phương pháp đều làm giảm 40% độ di động của tinh trùng (p<0,05), độ di động
khác biệt không có ý nghĩa thống kê [19]. So với các loài động vật có vú khác,
tinh trùng người có kích thước nhỏ và độ ổn định trong quá trình trữ lạnh cao
hơn. Do đó, theo Isachenko và cộng sự (2007), thủy tinh hóa không dùng chất
bảo quản có khả năng thành công [4]. Nhiều dụng cụ có thể sử dụng trong thủy
tinh hóa như cryoloop, cọng rạ đặc biệt (open-pulled straw), cryotop…Sau này,
nhiều nghiên cứu đã báo cáo hiệu quả của phương pháp thủy tinh hóa so với
phương pháp đông lạnh chậm. Phương pháp thủy tinh hóa là phương pháp gây
giảm tỷ lệ sống và tỷ lệ di động ít hơn phương pháp đông lạnh chậm. Các yếu tố
hình thái, chất lượng không khác biệt phương pháp đông lạnh chậm. Tuy nhiên
với việc không sử dụng chất bảo quản lạnh, thủy tinh hóa có nhược điểm là mỗi
lần trữ lạnh, chỉ một thể tích nhỏ tinh dịch có thể sử dụng nên chưa được áp
dụng rộng rãi.

Hình 1.3. Ảnh hưởng của tốc độ làm lạnh đến tế bào đông lạnh [33]


×