Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.02 KB, 53 trang )

CHI CỤC KIỂM LÂM THÁI NGUYÊN
BQL RPH BVMT HỒ NÚI CỐC
Số:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Thái Nguyên, ngày

/PA-BQL

tháng năm 2019

PHƯƠNG ÁN
QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG RỪNG PHÒNG HỘ
BVMT HỒ NÚI CỐC, TỈNH THÁI NGUYÊN
GIAI ĐOẠN 2019 – 2029
Phần 1
MỞ ĐẦU

1. Khái quát chung về công tác quản lý bảo vệ, phát
triển rừng đảm bảo mục đích sử dụng rừng:
Ban quản lý rừng phòng hộ Hồ Núi Cốc được thành lập từ năm 1991, trực
thuộc Sở Lâm nghiệp Bắc Thái trước đây. Khi đó với diện tích rừng phòng hộ
khoảng 10.000 ha kéo dài tới gần tới đỉnh giông Tam Đảo. Khi tỉnh Bắc Thái
được tách thành 2 tỉnh (Thái Nguyên và Bắc Cạn) thì tỉnh Thái Nguyên đã chỉ
đạo xây dựng dự án xác lực khu rừng phòng hộ bảo vệ môi trường Hồ Núi Cốc
và được phê duyệt theo Quyết định số 3467/QĐ-UBND ngày 28/12/2009 của
UBND tỉnh Thái Nguyên .
Theo kết quả Dự án xác lập rừng phòng hộ bảo vệ môi trường Hồ Núi Cốc
hiện trạng đất lâm nghiệp là: 3.453,0 ha, được phân theo các chủ quản lý sau:


- Ban quản lý rừng phòng hộ bảo vệ môi trường Hồ Núi Cốc quản lý
2.395,4 ha, chiếm 69,37%. Đây là diện tích nằm trong vùng lòng hồ, Ban quản
lý khoán cho các hộ trồng rừng theo dự án 661. Tuy nhiên hiện nay diện tích này
Ban quản lý mới được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 470 ha, số còn lại
chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất điều này hạn chế tính chủ
động của Ban trong việc bảo vệ và phát triển rừng bền vững.
- Hộ gia đình của các xã quản lý là: 999,39 ha chiếm 28,94 % tổng diện
tích đất lâm nghiệp.
Hiện nay, Bộ máy tổ chức của Ban quản lý rừng phòng hộ Hồ Núi Cốc
bao gồm: 01 Hạt Kiểm lâm, 4 Trạm Kiểm lâm trực thuộc: Phúc Xuân, Phúc Tân,
Vạn Thọ và Đảo Cò; 02 Phòng chuyên môn là Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật và
Phòng Hành Chính.
Biên chế hiện nay của đơn vị là 16 người (4 công chức, 9 viên chức và 3
hợp đồng 68). Lực lượng bảo vệ rừng trong khu vực là lực lượng kiểm lâm của
1


Ban, các tổ bảo vệ rừng thôn xóm và các hộ gia đình nhận khoán. Công tác quản
lý bảo vệ được thực hiện tốt, hiện tượng khai thác rừng trái phép, đốt nương làm
rẫy cơ bản được ngăn chặn, các vụ vi phạm luật lâm nghiệp được xử lý nghiêm
và kịp thời.
Các hoạt động quản lý bảo vệ rừng giai đoạn 2013 đến nay được thực
hiện theo Dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ môi trường Hồ Núi
Cốc, tỉnh Thái Nguyên (giai đoạn 2012-2020). Công tác quản lý bảo vệ rừng và
phát triển rừng thực hiện theo quy định tại Luật Lâm nghiệp năm 2017, các
chính sách của Nhà nước.
2. Sự cần thiết phải xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững:
Hồ Núi Cốc bao gồm hồ nước nhân tạo rộng lớn cùng với những khu rừng
tự nhiên, rừng trồng trên đảo và xung quanh hồ đã tạo thành một quần thể cảnh
quan đẹp. Vì những giá trị cảnh quan đó, ngày 25/6/2011 Thủ tướng Chính phủ

đã phê duyệt quy hoạch khu danh lam thắng Hồ Núi Cốc thành khu du lịch trọng
điểm quốc gia.
Việc xác lập khu rừng phòng hộ bảo vệ Hồ Núi Cốc để bảo vệ cảnh quan
khu du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc, bảo vệ các giá trị cảnh quan thiên nhiên, các
giá trị văn hóa – lịch sử khu vực Hồ Núi Cốc; nâng cao vai trò phòng hộ của khu
rừng, duy trì và điều tiết nguồn nước khu vực hạ lưu, hạn chế lũ lụt và cung cấp
nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh; nâng cao chất lượng rừng,
bảo tồn và phát triển tính đa dạng phong phú của rừng; đồng thời sẽ tạo ra cơ hội
cho phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững thông qua hoạt động kêu gọi,
thu hút đầu tư, phát triển du lịch sinh thái trong khu vực, chi trả dịch vụ môi
trường rừng, hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội vùng đệm, ổn định đời sống người
dân …
Việc phát triển rừng bền vững đã đạt ra yêu cầu cần thiết đối với Khu
rừng phòng hộ BVMT Hồ Núi Cốc. Vừa đảm bảo phát triển kinh tế xã hội cho
dân cư trong vùng vừa bảo vệ cảnh quan, môi trường hệ sinh thái cho phát triển
du lịch, vừa cung cấp nguồn nước sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp cho các
huyện, thành phố, thị xã phía nam của tỉnh Thái Nguyên.
Bên cạnh đó, ngày 01/01/2019 Luật Lâm nghiệp có hiệu lực thi hành quy
định Chủ rừng phải xây dựng phương án quản lý rừng bền vững. Do đó, Ban
quản lý rừng phòng hộ BVMT Hồ Núi Cốc xây dựng phương án quản lý rừng
bền vững với các nội dung cụ thể dưới đây.
2


Chương 1
CĂN CỨ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN
I. CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC
1. Văn bản quy phạm pháp luật của trung ương:

- Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;

- Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
- Nghị định 01/2019/NĐ-CP ngày 01/01/2019 của chính phủ về Kiểm lâm và
lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng;
- Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực
vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế
các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
- Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ
NN&PTNT quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản;
- Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý rừng bền vững;
- Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về các biện pháp lâm sinh.
- Thông tư số 31/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phân định ranh giới rừng.
- Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diến
biến rừng.
2. Văn bản của địa phương
- Căn cứ Nghị Quyết số 03/2011/NQ-HĐND ngày 03/4/2011 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Thái Nguyên về Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thái Nguyên
giai đoạn 2011 – 2020.
- Quyết định số 1518/QĐ-UBND ngày 10/07/2014 về Phê duyệt điều chỉnh
Quy hoạch 03 loại rừng tỉnh Thái Nguyên năm 2013 và đến năm 2020.
II. CAM KẾT QUỐC TẾ
- Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, tực vật hoang dã nguy cấp
(CITES) ký tại Washington D.C ngày 01 tháng 3 năm 1973.
- Hiệp định đối tác tự nguyện (VPA) về thực thi lâm luật, quản trị rừng và
thương mại lâm sản (FLEGT) giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam.
III. TÀI LIỆU SỬ DỤNG

3


1. Tài liệu dự án, đề án, quyết định thành lập, giao nhiệm vụ cho chủ rừng:
- Quyết định 3467/QĐ-UBND ngày 28/12/2009 của UBND tỉnh thái Nguyên về
việc phê duyệt Dự án xác lập Khu rừng phòng hộ BVMT Hồ Núi Cốc;
- Quyết định số 2797/QĐ-UBND ngày 02/11/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái
Nguyên về việc thành lập Ban quản lý rừng phòng hộ bảo vệ môi trường Hồ Núi Cốc;
- Quyết định 3123/QĐ-UBND ngày 27/12/2012 của UBND tỉnh Thái Nguyên
V/v phê duyệt số liệu giao rừng cho các tổ chức nhà nước và lực lượng vũ trang trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2012;
- Chương trình hành động số 2771/CTr-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2013 của
UBND tỉnh Thái Nguyên về thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013-2020;
- Quyết định số 3152/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 về Phê duyệt phương án
quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững có sự tham gia của người dân đối với rừng
phòng hộ bảo vệ môi trường Hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2014 – 2020
của UBND tỉnh Thái Nguyên của UBND tỉnh Thái Nguyên;

- Căn cứ Quyết định số 2519/QĐ-UBND ngày 31/10/2012 của UBND
tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt Dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng
phòng hộ bảo vệ môi trường Hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 –
2020;
- Căn cứ Quyết định số 3182/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh
Thái Nguyên về việc phê duyệt điều chỉnh Dự án đầu tư: bảo vệ và phát triển rừng
phòng hộ bảo vệ môi trường Hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 – 2020;
- Căn cứ Quyết định số 3433/QĐ-UBND ngày 09/11/2017 của UBND
tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn Dự án đầu tư
bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ bảo vệ môi trường Hồ Núi Cốc, tỉnh Thái
Nguyên giai đoạn 2011 – 2020,

2. Các tài liệu điều tra chuyên đề của khu rừng
- Tài liệu Kiểm kê rừng và đất lâm nghiệp năm 2015.
- Tài liệu điều tra chuyên đề thực vật rừng năm 2018;
- Tài liệu điều tra chuyên đề động vật rừng năm 2018;
- Kết quả theo dõi diễn biến rừng năm đến năm 2019;
3. Bản đồ:
- Bản đồ Quy hoạch Khu rừng phòng hộ BVMT Hồ núi Cốc năm 2009;
- Bản đồ Quy hoạch 03 loại rừng các xã năm 2013;
- Bản đồ địa chính các xã;
- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
4


- Bản đồ Kiểm kê rừng năm 2015;
4. Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh
* Tổng diện tích đất quy hoạch cho phát triển Lâm nghiệp: 179.688,0 ha:
- Rừng phòng hộ: 48.386,0 ha; chiếm 26,9% diện tích đất lâm nghiệp; trong đó:
Đất có rừng 42.197,0 ha; đất chưa có rừng và đất khác 6189,0 ha. So với hiện trạng
diện tích rừng phòng hộ tăng 1.153,4 ha.
- Rừng đặc dụng: 34.802,0: ha; chiếm 19,4% diện tích đất lâm nghiệp; trong đó:
Đất có rừng 28.798,0 ha; Đất chưa có rừng 6.004,0 ha. So với hiện trạng diện tích rừng
đặc dụng giảm 1.542,5 ha.
- Rừng sản xuất: 96.500,0 ha; chiếm 53,7% diện tích đất lâm nghiệp; trong đó:
Đất có rừng 83.919,0 ha; Đất chưa có rừng và đất khác 12.581,0 ha. So với hiện trạng
diện tích rừng sản xuất tăng 193,1 ha.
* Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng:
- Bảo vệ rừng: Đối tượng là rừng tự nhiên và rừng trồng.
+ Diện tích bảo vệ rừng giai đoạn 2016 – 2020 là 113.700,0 ha, trong đó: Rừng
tự nhiên 91.750,0 ha (phòng hộ 36.169,0 ha, đặc dụng 28.783,0 ha, sản xuất 26.798,0
ha) và rừng trồng là: 21.950,0 ha.

- Phát triển rừng:
+ Khoanh nuôi: Diện tích: 5.450,0 ha, trong đó: Rừng đặc dụng: 2.578,0 ha;
rừng phòng hộ: 2.872,0 ha.
+ Trồng rừng mới: 14.552,0 ha.
+Trồng lại rừng sau khai thác: Giai đoạn 2016 – 2020 trồng 53.640 ha.
+ Cải tạo rừng: 5.330,0 ha.
- Chế biến lâm sản: Chế biến lâm sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu
nhằm thúc đẩy sản xuất lâm nghiệp phát triển. Sản phẩm chủ yếu: Giấy, bột giấy, ván
nhân tạo, bao bì công nghiệp, đồ gia dụng, mây tre đan xuất khẩu, đũa ...
- Các hoạt động khác: Xây dựng vườn rừng, trại rừng diện tích: 1.601,0ha;
Trồng cây phân tán 1,6 triệu cây/năm.
- Xây dựng 01 trung tâm sản xuất giống cây lâm nghiệp tại thành phố Thái
Nguyên; 20 vườn ươm tại các cụm xã với công suất khoảng 23 triệu cây/năm.
- Xây dựng 206,0 km đường ranh cản lửa.
- Xây dựng 02 trụ sở Ban quản lý rừng đặc dụng.
- Xây dựng trạm bảo vệ rừng: Duy trì và nâng cấp các trạm bảo vệ rừng hiện có
trên địa bàn tỉnh và xây dựng mới 02 trạm bảo vệ ở huyện Phú Lương.
- Xây dựng chòi canh: Số lượng chòi canh dự kiến khoảng 15 – 20 chòi, mua
sắm và nâng cấp trang thiết bị phục vụ phòng chống cháy rừng.
* Mục tiêu:
5


- Kinh tế: Quản lý tốt rừng tự nhiên hiện có, gia tăng diện tích và năng suất
rừng trồng, tăng cường các hoạt động nông lâm kết hợp, sử dụng có hiệu quả đất trống
đồi núi trọc quy hoạch cho lâm nghiệp. Sản xuất, chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ có
tính cạnh tranh và bền vững đáp ứng nhu cầu nội địa và tham gia xuất khẩu. Nâng mức
tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp lên 6,43% đến 7%/năm. Phấn đấu
đến năm 2020, giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 2% trong tổng giá trị sản xuất của tỉnh.
- Xã hội: Xã hội hoá và đa dạng hoá các hoạt động lâm nghiệp; tạo việc làm,

nâng cao nhận thức và mức sống của người dân; đặc biệt chú ý đến đồng bào dân tộc ít
người, hộ nghèo và phụ nữ ở vùng sâu, vùng xa để từng bước tạo cho người dân làm
nghề rừng có cuộc sống ổn định, góp phần xoá đói giảm nghèo và giữ vững an ninh
quốc phòng; nâng số lao động lâm nghiệp được đào tạo nghề lên 20.
- Môi trường: Ổn định độ che phủ của rừng là 50,8%. Giảm thiểu đến mức thấp
nhất các vụ vi phạm vào rừng; hạn chế canh tác nương rẫy trên đất lâm nghiệp.
5. Số liệu hiện trạng tài nguyên rừng, kế hoạch sử dụng đất của đơn vị
5.1. Số liệu hiện trạng tài nguyên rừng
a) Tổng diện tích rừng 3453,78 ha.Trong đó:
- Diện tích quy hoạch phòng hộ: 2588,34 ha. trong đó:
+ Diện tích có rừng phòng hộ: 2409,13 ha.
+ Diện tích có cây nông nghiệp: 77,34 ha.
+ Diện tích đất khác: 101,87 ha.
- Diện tích quy hoạch rừng sản xuất: 764,67 ha.
- Diện tích rừng ngoài lâm nghiệp: 100,81 ha.
* Hiện trạng rừng:
- Rừng Tự nhiên: 290,79 ha ( Rừng phòng hộ là 276,92ha, Rừng TN ngoài LN
là 13,87ha).
- Rừng trồng: 2983,78 ha (Phòng hộ: 2132,21 ha; sản xuất: 764,67ha, Rừng
trồng ngoài LN là 86,94ha ).
b) Về hiện trạng tài nguyên rừng:

- Rừng tự nhiên: Diện tích 290,79 ha.
Đây là kiểu rừng phục hồi sau đất mất rừng, chủ yếu từ nương rẫy cũ bỏ
hoang của người dân trong khu vực, phân bố chủ yếu ở các xã Tân Thái (huyện
Đại Từ), Phúc Tân (thị xã Phổ Yên) và Phúc Trìu(TP Thái Nguyên). Rừng đang
trong giai đoạn phục hồi nhìn từ xa có màu xanh che phủ làm đẹp cảnh quan
trong khu vực, nhưng các chỉ tiêu cấu trúc rừng đơn giản và thấp.
+ Mật độ cây chỉ đạt từ 165 cây/ha đến 330 cây/ha. Mật độ này khá thấp
so với mật độ trung bình của rừng lá rộng thường xanh phục hồi vùng núi thấp

6


toàn quốc và miền Bắc (thông thường phải đạt trên 500 -1.000 cây/ha). Với mật
độ này đã tạo điều kiện cho cây leo, bụi rậm phát triển mạnh làm hạn chế tái
sinh rừng. Kết quả khảo sát này cho thấy cần phải cải tạo rừng tăng mật độ cây
bản địa, phát bớt dây leo, bụi rậm tạo điều kiện rừng tái sinh và phát triển.
+ Rừng chỉ có một tầng cây tương đối thấp với các chỉ tiêu về đường kính
bình quân chỉ đạt dưới 12 cm, chiều cao bình quân chỉ đạt dưới 11m, trữ lượng gỗ
bình quân chỉ đạt dưới 90 m3/ha (rừng có trữ lượng nghèo và nghèo kiệt).
+ Rừng có thành phần loài đơn giản, chủ yếu là các loài ưa sáng, mọc
nhanh, tiên phong sau nương rẫy với ưu thế là các loài Thành ngạnh, Dẻ gai, Sồi
phảng và Bộp lông.
- Rừng trồng: Diện tích 2983,78 ha.
+ Rừng trồng trong khu vực chủ yếu là Keo tai tượng (Acasia mangium)
là loài cây nhập nội, có nguồn gốc từ Úc. Đây là loài cây gỗ có giá trị kinh tế
được trồng rừng khai thác phục vụ công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Rừng
trồng trong khu vực được trồng từ những năm 2000 với nhiều cấp tuổi khác
nhau. Diện tích rừng trồng Keo phòng hộ là: 2091,91 ha.
+ Rừng trồng cây bản địa: rừng trồng cây bản địa được trồng từ những năm
2005 đến nay. Các loài cây chủ yếu là Trám, Sấu, Lát Hoa, Lim xẹt, Giổi xanh,
Mít, Dẻ đỏ… Diện tích gây trồng 40,30 ha. Được trồng chủ yếu ở các xã: Phúc
Trìu, Phúc Xuân (TP Thái Nguyên) và Phúc Tân (thị xã Phổ Yên).
- Kỹ thuật và công nghệ lâm sinh đang sử dụng: Khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi
tái sinh rừng, Trồng mới rừng, trồng lại rừng sau khai thác, chăm sóc rừng.
5.2. Kế hoạch sử dụng đất của đơn vị:
- Tổng diện tích rừng được giao: 3453,78 ha.Trong đó:
* Các khu vực loại trừ: 397,72 ha.
+ Diện tích rừng ngoài lâm nghiệp: 100,81 ha.
+ Diện tích phòng hộ có cây nông nghiệp: 77,34 ha.

+ Diện tích đất khác thuộc quy hoạch phòng hộ: 101,87 ha.
+ Khu vực dự án Nhà máy cấp nước TP Thái Nguyên: 10,9 ha.
+ Khu vực Khu du lịch tâm linh Hồ Núi Cốc: 12,8 ha.
+ Khu vực cảnh quan sân Golf xã Phúc Trìu: 74 ha.
+ Đường vành đai ven hồ, xây dựng các công trình du lịch sinh thái: 20 ha.
* Đất quy hoạch trồng rừng Phòng hộ: 1914,47,11 ha. trong đó:
+ Diện tích trồng lại rừng bằng cây bản địa: 1000 ha (trong đó có 500 ha trồng
xen các loài cây dược liệu có giá trị)
7


+ Diện tích rừng trồng Keo hiện còn: 824,47ha.
+ Diện tích trồng rừng bổ sung: 80 ha.
+ Diện tích sử dụng làm đường Băng cản lửa: 10 ha.
* Đất quy hoạch trồng rừng sản xuất: 864,67 ha.
* Đất có rừng tự nhiên là: 276,92 ha:
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG CỦA ĐƠN VỊ
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên đơn vị: Ban quản lý rừng phòng hộ BVMT Hồ Núi Cốc.
- Năm thành lập: 02/11/2011.
- Cơ quan quản lý trực tiếp: Chi cục Kiểm lâm Thái Nguyên.
2. Địa chỉ: xóm Đồi Chè, xã Phúc Trìu, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
3. Điện thoại: 02803.740.106.

Email:

4. Quyết định thành lập, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị chủ rừng:
- Thành lập tại Quyết định số 2797/QĐ-UBND ngày 02/11/2011 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Thái Nguyên về việc thành lập Ban quản lý rừng phòng hộ bảo vệ môi

trường Hồ Núi Cốc;

- Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu:
+ Chức năng:
- Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng rừng,
quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định của pháp luật.
- Được hưởng lâm sản tăng thêm từ rừng do tự đầu tư vào rừng tự nhiên,
rừng trồng là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.
- Sử dụng rừng phù hợp với thời hạn giao rừng, cho thuê rừng và thời hạn
giao đất, cho thuê đất trồng rừng theo quy định của Luật này và pháp luật về đất đai.
- Được cung ứng dịch vụ môi trường rừng và hưởng lợi từ dịch vụ môi trường
rừng.
- Được hướng dẫn về kỹ thuật và hỗ trợ khác theo quy định để bảo vệ và phát
triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học rừng; được hưởng lợi từ công trình hạ tầng phục
vụ bảo vệ và phát triển rừng do Nhà nước đầu tư.
- Được Nhà nước bồi thường giá trị rừng, tài sản do chủ rừng đầu tư, xây
dựng hợp pháp tại thời điểm quyết định thu hồi rừng.
- Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với chủ rừng phát triển rừng sản xuất
khi bị thiệt hại do thiên tai.
8


- Hợp tác, liên kết với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để bảo vệ
và phát triển rừng.
- Được bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp khác.
- Tiến hành hoạt động khoa học và công nghệ, giảng dạy, thực tập, hợp tác quốc tế.
- Cho thuê môi trường rừng; hợp tác, liên kết kinh doanh du lịch sinh thái,
nghỉ dưỡng, giải trí theo phương án quản lý rừng bền vững được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền phê duyệt;
+ Nhiệm vụ chủ yếu:

- Quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng bền vững theo Quy chế quản lý
rừng, quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Thực hiện quy định về theo dõi diễn biến rừng.
- Bảo tồn đa dạng sinh học rừng, thực vật rừng, động vật rừng.
- Phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng.
5. Cơ cấu tổ chức của đơn vị

Ban quản lý rừng phòng hộ Hồ Núi Cốc gồm:
- Lãnh đạo Ban: 01 Trưởng Ban kiểm Hạt trưởng.
- Hạt Kiểm lâm rừng phòng Hồ Núi Cốc:
+ Phó Hạt trưởng: 02 người.
+ Trạm Kiểm lâm:
Trạm Kiểm lâm Phúc Xuân: 02 người.
Trạm Kiểm lâm Vạn Thọ: 02 người.
Trạm Kiểm lâm Phúc Tân: 02 người.
Trạm Kiểm lâm Đảo Cò: 01 người.
- Phòng Kế hoạch – kỹ thuật: 02 người.
- Phòng hành chính: 03 người.
* Sơ đồ tổ chức bộ máy:

TRƯỞNG BAN,
HẠT TRƯỞNG
P. TRƯỞNG BAN

P. HẠT TRƯỞNG

TRẠM KL
PHÚC XUÂN

PHÒNG KH-KT


TRẠM KL
PHÚC TÂN
9


PHÒNG HÀNH CHÍNH
TRẠM KL
VẠN THỌ

Ghi chú
Phối hợp

TRẠM KL ĐẢO CÒ
Nhận xét: Ban quản lý rừng phòng hộ BVMT Hồ Núi Cốc quản lý rừng và đất
rừng trên địa bàn 03 huyện, thị xã, thành phố. Với quân số 16 người trong đó Lãnh đạo
03 người (chiếm 18,75%), Nữ 6 người ( 37,5%), hợp đồng 68 là 03 người (18,75%),
Lực lượng mỏng, do vậy gặp khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ rừng.
II. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐỊA HÌNH, KHÍ HẬU, THỦY VĂN VÀ THỔ
NHƯỠNG
1. Vị trí địa lý, địa hình:

- Vị trí địa lý: Rừng phòng hộ BVMT Hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên, cách
trung tâm thành phố Thái Nguyên 20 km. Có diện tích 3.453,78 ha, nằm trên địa
bàn của thành phố Thái Nguyên có 02 xã (xã Phúc Xuân và xã Phúc Trìu); Thị
xã Phổ Yên có 01 xã ( xã Phúc Tân) và huyện Đại Từ có 03 xã (xã Tân Thái, xã
Vạn Thọ và xã Lục Ba).
Tọa độ địa lý: Từ 210 34’ đến 210 45’ vĩ độ Bắc; Từ 1050 46’đến 1050
55’kinh độ Đông.
- Ranh giới: Phía Bắc giáp xã Hà Thượng; Phía Nam giáp xã Cát Nê, xã Kí

Phú (huyện Đại Từ); Phía Đông giáp xã Cù Vân (huyện Đại Từ) và các thôn
Hồng Phúc (xã Phúc Trìu, TP Thái Nguyên), thôn Khuôn Năm, thôn Cao Trãng,
thôn Cao Khánh xã Phúc Xuân TP Thái Nguyên; Phía Tây giáp xã Văn Yên
huyện Đại Từ, thôn Đầm Giáo xã Lục Ba.
- Diện tích đơn vị quản lý:
Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường Hồ Núi Cốc được xác lập theo Quyết định số
3467/QĐ-UBND ngày 28/12/2009 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt Dự
án xác lập khu rừng phòng hộ bảo vệ môi trường Hồ Núi Cốc bao gồm đất quy hoạch
cho rừng phòng hộ trên phạm vi 06 xã thuộc 3 huyện, thị, thành (huyện Đại Từ có 03
xã là Tân Thái, Lục Ba, Vạn Thọ; thị xã Phổ Yên có 01 xã là Phúc Tân; thành phố Thái
Nguyên có 02 xã là Phúc Xuân, Phúc Trìu) với tổng diện tích khu rừng là 3453,78 ha.
Trong đó: Ban quản lý rừng phòng hộ bảo vệ môi trường Hồ Núi Cốc quản lý trực tiếp

10


2.447,98 ha, Công ty cổ phần du lịch Nam phương quản lý 7,50ha, các hộ gia đình
quản lý 998,3 ha.
Căn cứ Quyết định 3123/QĐ-UBND ngày 27/12/2012 của UBND tỉnh Thái
Nguyên, Ban quản lý rừng phòng hộ BVMT Hồ Núi Cốc được giao 2.960,47 ha rừng
và đất lâm nghiệp. Đến nay, đã được UBND tỉnh Thái Nguyên cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất với diện tích 487,13 ha.
Năm 2014, UBND tỉnh Thái Nguyên đã có Quyết định số 1518/QĐ-UBND phê
duyệt điều chỉnh từ rừng phòng hộ sang rừng sản xuất, diện tích rừng phòng hộ
2689,11 ha, rừng sản xuất là 764,67 ha.
2. Điều kiện tự nhiên
2.1. Địa hình:

- Trong khu vực chỉ có vài đỉnh núi cao không quá 400m, còn lại chủ yếu
là núi thấp và đồi bát úp có độ cao trung bình 100-300 m. Độ dốc từ 150-250. Địa

hình có tính chuyển tiếp giữa vùng đồi gò bậc thềm phù sa cổ ở phía Đông Nam
và vùng núi cao ở phía Tây Bắc. Có thể chia thành các kiểu địa hình sau:
+ Kiểu địa hình núi thấp: Diện tích 39,06 ha, chiếm 2,4 % diện tích rừng
đặc dụng. Độ cao tuyệt đối từ 300 ÷ 400 m, độ dốc trung bình 20 0 ÷ 250, kiểu
địa hình núi thấp nằm trên dãy núi giữa xã Tân Thái với xã Hà Thượng, khu vực
này chủ yếu là rừng tự nhiên phục hồi.
+ Kiểu địa hình đồi bát úp : Diện tích 1.618,94 ha, chiếm 97,6 % diện tích
tích rừng đặc dụng. Độ cao tuyệt đối từ 50 ÷ 300 m, độ dốc bình quân từ 100 ÷
200 , kiểu địa hình này rất thuận lợi trong sản xuất kinh doanh lâm nghiệp, cây ăn
quả, cây đặc sản và cây công nghiệp. Phân bố ở tất cả các xã trong khu vực.
2. Khí hậu

Khu vực rừng đặc dụng bảo vệ cảnh quan Hồ Núi Cốc có nền chung của
khí hậu vùng núi miền Bắc Việt Nam, đặc trưng cơ bản của nền khí hậu này là:
có mùa Đông lạnh hanh khô, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều; Khí hậu
nhiệt đới ẩm, gió mùa và trong năm được chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa kéo
dài từ tháng 4 đến tháng 10; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Các đặc
trưng chính của khí hậu trong vùng như sau:
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ không khí bình quân năm là 22,5 0C, nhiệt độ
trung bình tháng thấp nhất (tháng 1) là 14,60C , nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 30C
vào tháng 1, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất (tháng 7) là 27,20C . nhiệt độ cao
nhất tuyệt đối là 42,60C vào tháng 6, biên độ nhiệt trung bình giữa các tháng là
7,60C, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm từ 8 đến 100C.
11


- Số giờ nắng trung bình năm là 1.560 giờ, năm cao nhất 1.750 giờ, năm
thấp nhất 1.470 giờ.
- Chế độ ẩm: Lượng mưa trung bình năm là 1.750 mm, cao nhất tới 2.450
mm, thấp nhất 1.250 mm. Lượng mưa phân bố không đều, từ tháng 4 đến tháng

9 lượng mưa chiếm tới 84% tổng lượng mưa cả năm, ngày mưa lớn nhất có thể
tới 300 mm. Từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, lượng mưa thấp chiếm
16% lượng mưa cả năm. Các tháng có lượng mưa 10 – 20 mm là tháng 12,
tháng 1 và tháng 2.
+ Lượng bốc hơi bình quân năm 885 mm, bằng 50,6% lượng mưa trung
bình năm. Lượng bốc hơi lớn thường xảy ra vào các tháng 12, tháng 1, gây nên
tình trạng khô hạn nghiêm trọng ảnh hưởng đến cây trồng vụ đông xuân.
+ Độ ẩm không khí: độ ẩm không khí trung bình năm là 82%, giữa các
tháng trong năm biến thiên từ 75 – 86%. Độ ẩm không khí thấp nhất trong năm
vào tháng 4, tháng 5. Các tháng mùa khô mặc dù ít mưa nhưng có sương mù nên
độ ẩm không khí khá cao.
- Sương muối: ở các thung lũng, sương muối thường xuất hiện vào tháng
12, tháng 1 với tần suất xuất hiện 1 – 3 lần/năm. Đây là yếu tố bất lợi cho sinh
trưởng và phát triển của cây trồng, đặc biệt là cây con mới trồng.
3. Thủy văn

- Hồ Núi Cốc có diện tích mặt nước khoảng 2.500 ha, với dung tích khoảng
175,5 triệu m3. Khi mực nước vượt quá cao trình 46,25 m hoặc vào mùa mưa
nước được xả qua tràn, bình thường nước được điều tiết theo nhu cầu sử dụng của
con người, dòng chảy nhỏ và không gây ra dòng xoáy trên hồ.
- Nước từ Sông Công và các phụ lưu của sông đổ vào hồ tương đối trong,
ít ô nhiễm đảm bảo cho việc sử dụng và khai thác du lịch.
- Tuy nhiên, những năm gần đây lưu lượng nước đổ vào hồ chênh lệch
giữa các mùa càng lớn, do diện tích rừng bị suy giảm, nên tác động tiêu cực như
mùa khô hồ ít nước và có hiện tường bồi lấp lòng hồ.
4. Địa chất và thổ nhưỡng

- Về địa chất: Theo các tài liệu nghiên cứu trước đây cho thấy, nền địa
chất khu vực rừng đặc dụng cảnh quan Hồ Núi Cốc có nguồn gốc kiến tạo thuộc
kỷ đệ tam. Nền vật chất tạo đất chính là các đá trầm tích có tuổi Protezozoi

thượng (PR3-C1) đến Kainozoi (KZ), với thành phần chủ yếu trầm tích lục
nguyên-carbonat, các đá trầm tích carbonat phân bố trên diện rộng tạo thành
dạng địa hình karst và các loài đá mẹ khác như: Đá phiến thạch sét, đá sa –
12


phiến thạch, sỏi sạn kết, khó phong hóa, nghèo dinh dưỡng, phân bố rải rác
trong khu vực với diện tích nhỏ.
- Về thổ nhưỡng: Theo kết quả báo cáo chuyên đề điều kiện lập địa và đề
xuất loài cây trồng của Trung tâm Viễn thám và Công nghệ Thông tin (2018)
cho thấy, khu vực rừng đặc dụng bảo vệ cảnh quan Hồ Núi Cốc có các nhóm
đất chính sau:
+ Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét: Diện tích
chiếm 87,0% diện tích rừng đặc dụng. Phân bố ở tất cả 6 xã trong khu vực,
thành phần cơ giới trung bình thịt nhẹ, cấu tượng ổn định, độ dày tầng đất trung
bình từ 50 – 100 cm; đất thịt, hàm lượng mùn trung bình.
+ Đất Feralit phát triển trên các sản phẩm dốc tụ: Diện tích chiếm 20,6%
diện tích tự nhiên. Phân bố ở các xã Phúc Xuân, Phúc Trìu, Phúc Tân, Tân Thái,
tầng đất dày > 100 cm, thành phần cơ giới từ trung bình ÷ nặng, không có kết
cấu.
Nhận xét:
+ Thuận lợi: Thiên nhiên đã tạo cho khu vực hồ Núi Cốc huyền thoại, là

một trong những khu du lịch đẹp trong cả nước, có tiềm năng để phát triển du
lịch sinh thái, kết hợp nghỉ dưỡng. Điều kiện khí hậu đất đai thuận lợi và phù
hợp cho việc phát triển nhiều loại cây trồng nông lâm nghiệp và thuận lợi cho tái
sinh phục hồi rừng. Hệ thống sông hồ thuận lợi cho công tác PCCCR trên địa bàn.
+ Khó khăn: Địa bàn rộng, sông nước nên khó khăn trong công tác quản lý bảo
vệ rừng. Khó khăn cho việc sử dụng rừng của hộ nhận khoán trên các Đảo trong lòng hồ.
III. DÂN SINH, KINH TẾ, XÃ HỘI

1. Dân số, dân tộc, lao động

Theo thống kê, có 9 dân tộc sinh sống trong khu vực xác lập, bao gồm Tày,
Nùng, Dao, H’mông, Sán Chay, Sán Dìu, Hoa và Kinh.
Bảng 1. Dân số, lao động và mật độ dân số
TT

Tên huyện/xã
Tổng cộng

I
1
2
II
1

TP. Thái Nguyên
Phúc Xuân
Phúc Trìu
TX Phổ Yên
Phúc tân

Số
thôn
68
30
15
15
11
11


Số
Số
nhân
lao
khẩu động
6596 24439 10627
238
3
8856 3542
791 2711 1084
1592 6145 2458
931 3542 1084
931 3542 7084
Số
hộ

13

Mật độdân số
(người/km2)
235
441
146
295
105
105


III

1
2
3

H. Đại Từ
Tân Thái
Vạn Thọ
Lục Ba

27
8
10
9

328
2
12041
1071 3846
932 3582
1279 4613

6000
1538
2500
1845

971
201
419
351


- Tổng số nhân khẩu hiện đang sinh sống trong khu vực 06 xã có diện tích
đất trong khu vực cho thấy, tính đến ngày 30/11/2018 tổng số nhân khẩu hiện
đang sinh sống trong các xã khu vực là 6.596 hộ, với 24.439 nhân khẩu (nữ
chiếm 50,21%) và phân bố trên 68 thôn xóm. Mật độ phân bố dân số bình quân
là 253 người/km2, đông nhất là xã Vạn Thọ 419 người/km 2, ít nhất là xã Phúc
Tân 105 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình hàng năm là 1,3%.
2. Kinh tế

- Cơ cấu kinh tế của huyện, xã; những ngành nghề chính trong vùng, tỷ lệ đói,
nghèo; phát triển công, nông nghiệp và dịch vụ:

+Nguồn thu nhập chính vẫn từ các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi và lâm
nghiệp, với những yếu tố có ảnh hưởng đến mức thu nhập của hộ gia đình là vốn
đầu tư , quy mô sản xuất, loại cây trồng, kỹ thuật canh tác, vật tư, sản phẩm
nông nghiệp và tình hình thị trường tiêu thụ. Năm 2017, bình quân lương thực
trong khu vực 06 xã là 951,93 kg/người/năm (riêng thóc 156 kg/người/năm), thu
nhập bình quân đầu người đạt 33,75 triệu đồng/người/năm.
Bảng 2. Tình hình thu nhập các xã năm 2018
TT

Tên huyện/xã

I
1
2
II
1
III
1

2
3

Tổng cộng
TP. Thái Nguyên
Phúc Xuân
Phúc Trìu
TX Phổ Yên
Phúc tân
H. Đại Từ
Tân Thái
Vạn Thọ
Lục Ba

Bình quân lương thực
Bình quân thu nhập
(kg/người/năm)
(triệu đồng/người/năm)
156,72
129,76
122
138
110
110
230,41
111
482
98

33,75

39,35
38,2
40,5
29,9
29,9
32,00
38,8
28,5
28,7

+ Tính đến tháng 9/2018 số hộ nghèo là 449 hộ, chiếm 6,8% tổng số hộ; Số
hộ cận nghèo là 530 hộ chiếm 8,0% tổng số hộ. Các hộ có kinh tế khá chủ yếu
14


tập trung vào các hộ dân tộc kinh, do biết lối làm ăn và có thêm nguồn thu từ các
nghành nghề dịch vụ khác như: tham gia các hoạt động dịch vụ du lịch, dịch vụ
sửa chữa xe máy, ăn uống, buôn bán tạp hóa và vật tư nông nghiệp,....
Bảng 3. Số hộ nghèo và cận nghèo các xã năm 9/2018
T
T
I
1
2
II
1
III
1
2
3


Tên huyện/xã

Số hộ

Tổng cộng

6596

TP. Thái Nguyên
Phúc Xuân
Phúc Trìu
TX. Phổ Yên
Phúc tân
H. Đại Từ
Tân Thái
Vạn Thọ
Lục Ba

2383
791
1592
931
931
3282
1071
932
1279

Hộ nghèo

Số hộ
Tỉ lệ %
449
6,8
17
8
9
135
135
297
103
65
129

0,7
1,0
0,6
14,5
14,5
9,0
9,6
7,0
10,1

Hộ cận nghèo
Số hộ
Tỉ lệ %
530
8,0
30

12
18
209
209
291
112
54
125

1,2
1,5
1,1
22,4
22,4
8,8
10,5
5,8
9,8

Sản xuất nông, lâm nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu của các xã trong khu
vực. Trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp (Giá hiện hành): Trồng
trọt chiếm 46,0%, chăn nuôi chiếm 29,0% và dịch vụ chiếm 25,0%.
- Tình hình chế biến và thị trường lâm sản:
+ Số cơ sở chế biến gỗ và lâm sản trên địa bàn gồm: 03 xưởng gỗ băm, 10
xưởng xẻ và xưởng mộc, sản phẩm chính: gỗ băm, đồ gỗ mỹ nghệ. Giá cả thị trường:
gỗ nhỏ 800.000 đồng/m3, gỗ lớn 2 – 5 triệu/m3.
- Tình hình tiêu thụ gỗ: tại chỗ, trong tỉnh, ngoài tỉnh.
+ Loại sản phẩm: gỗ băm, sản phẩm hoàn chỉnh.
+ Khó khăn: thị trường không ổn định.
+ Thuận lợi: nguồn nguyên liệu gỗ dồi dào do diện tích rừng Keo đến tuổi khai

thác lớn.
3. Xã hội:

- Giáo dục: Mỗi xã có 01- 02 trường Mầm non (nhà trẻ và mẫu giáo), 01
trường Tiểu học và 01 trường Trung học cơ sở tập trung khu vực trung tâm xã.
- Văn hoá – Thể dục thể thao: Phần lớn mỗi thôn thuộc các xã đều có nhà
văn hoá thôn nằm tại vị trí thuận lợi trong hay liền kề với thôn. Mỗi xã có 01
điểm bưu điện – nhà văn hóa xã và khu vực thể thao (sân bóng) nằm tại trung
tâm xã.
15


Theo Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Thái Nguyên đến năm 2035,
dự kiến xây dựng (tại xã Phúc Trìu và Quyết Thắng) Khu liên hợp thể thao của
tỉnh, là trung tâm thể thao cấp vùng tương xứng với trung tâm thể dục thể thao
khu vực trung du miền núi Bắc bộ, là nơi tổ chức các hoạt động thể thao tầm cỡ
quốc gia và quốc tế với tổng diện tích 107,6ha, gồm 3 hạng mục chính như: Khu
thi đấu, khu tập luyện, các công trình phục vụ. Khi dự án hoàn thành và được
đưa vào hoạt động sẽ đáp ứng được các nhu cầu tổ chức các sự kiện thể thao
trong nước và quốc tế góp phần nâng cao sức khỏe và đời sống văn hóa tinh thần
cho tỉnh và quốc gia.
- Y tế: Mỗi xã có 1 trạm y tế xã nằm tại trung tâm xã.
- Thương mại, dịch vụ: Mỗi xã có một điểm họp chợ tập trung tại khu vực
trung tâm xã, cạnh đó là các cửa hàng bán lẻ. Ngoài ra, mỗi thôn cũng có các
điểm họp chợ tạm phục vụ nhu cầu hàng ngày. Các cửa hàng bán lẻ và dịch vụ
viễn thông cũng phát triển mạnh xung quanh các khu du lịch. Các dịch vụ tài
chính, ngân hàng, tin học, đào tạo, chuyển giao… chưa được phát triển.
- Các công trình sản xuất, nhà máy, khu, cụm công nghiệp:
Do là khu du lịch, rừng phòng hộ với điều kiện địa hình phức tạp, các
công trình sản xuất, nhà máy, khu, cụm công nghiệp không được khuyến khích

phát triển trong khu vực. Chỉ có một số cơ sở sản xuất gạch nhỏ, chế tạo các
dụng cụ lao động hay sửa chữa nhỏ của tư nhân phục vụ nhu cầu nội vùng tại
Phúc Xuân, Tân Thái.
* Nhận xét:

+ Thuận lợi:
- Nguồn lao động nông lâm nghiệp của khu vực khá dồi dào, cùng với tinh
thần đoàn kết phấn đấu vượt qua đói nghèo là những yếu tố, lợi thế quan trọng để
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.
- Sản xuất nông – lâm nghiệp phát triển, nhân dân đã có ý thức bảo vệ và xây
dựng rừng. vì vậy hiện tượng phá rừng làm nương rẫy, nạn cháy rừng ít xảy ra.
- Nhân dân thường xuyên được tiếp xúc với các thông tin đại chúng, tiếp xúc
với khoa học kỹ thuật mới, nên trình độ dân chí phát triển, các hủ tục, phong tục tập
quán lạc hậu trong đời sống và sản xuất được hạn chế nhiều.
+ Khó Khăn:

- Dịch vụ thu hút việc làm cho thanh niên, lao động phổ thông, lao động
nông nhàn của khu vực này chưa phát triển. Do vậy, tình trạng dôi dư lao động
16


trong các mùa nông nhàn sẽ gia tăng tình trạng vào rừng để thu hái lâm sản trái
phép.
- Các hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số sống trong khu vực rừng phòng
hộ vẫn chưa bỏ tập quán, là dựa vào thiên nhiên, phụ thuộc vào thiên nhiên như sử
dụng gỗ, củi, các loại lâm sản, săn bắt động vật rừng nên việc xâm nhập vào rừng
là chưa thể ngăn chặn được triệt để.
- Nhu cầu gia tăng đất sản xuất nông nghiệp của người dân sống trong khu
vực các xã còn cao, Thị trường buôn bán và sử dụng động vật hoang dã, gỗ quý
hiếm còn phổ biến, kinh phí đầu tư cho các hoạt động quản lý, bảo vệ và phát

triển rừng phòng hộ trong những năm qua còn hạn chế.
IV. GIAO THÔNG
1. Hệ thống giao thông đường bộ trong khu vực

+ Tỉnh lộ 270: Từ Phúc Xuân đi thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ. Đường
đã được nâng cấp, trải bê tông nhựa, chiều rộng trung bình mặt đường là 7,5 m.
Tổng chiều dài tỉnh lộ 270 trong khu vực là 13,7 km.
+ Đường Tân Cương – Phúc Xuân: Đường đã được nâng cấp và rải nhựa
với chiều rộng trung bình mặt đường là 7,5 m; Từ xóm Phúc Tiến, xã Phúc Trìu
đến ngã ba Phúc Xuân với tổng chiều dài 5 km.
+ Tỉnh lộ 261: Đường này đã bị xuống cấp nghiêm trọng và đang được
duy tu, sửa chữa, mặt đường rộng 5m. Đoạn qua xã Lục Ba và Bình Thuận dài 5,9
km.
+ Đường Tân Cương – Phúc Thuận: đoạn này qua địa phận xã Phúc Tân với
chiều dài 5km. Đường đã xuống cấp nghiêm trọng.
+ Các tuyến đường nội bộ xã: Phần lớn rải nhựa và bê tông. Chiều rộng
đường trung bình 3 – 5 m.
Nhìn chung, chất lượng giao thông đường bộ tại trong khu vực trong
những năm gần đây đã được cải thiện đáng kể, tuy nhiên mạng lưới tổng thể vẫn
chưa được quy hoạch toàn diện. Phần đường phía Nam hồ vẫn còn sơ sài, thiếu
hệ thống đường vòng quanh hồ để nối các khu vực quanh hồ
2. Hệ thống giao thông đường thủy

+ Hệ thống đường thủy:
Hệ thống đường thủy trong Hồ Núi Cốc chủ yếu phục vụ du lịch, tham
quan hồ các các vùng sinh thái, tự nhiên quanh hồ.
* Nhận xét:
17



- Những thuận lợi: hệ thống giao thông thuận lợi cho việc vận chuyển lâm sản
đi tiêu thụ, thuận lợi vận chuyển cây con để trồng rừng, thuận lợi cho công tác
PCCCR.
- Khó khăn: Khó khăn trong quản lý rừng do rừng gần đường giao thông, gần
các khu dân cư nhu cầu sử dụng đất rừng của người dân ngày càng tăng cao.
V. DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG
1. Những loại dịch vụ môi trường rừng mà đơn vị đang
triển khai, thực hiện:
- Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối.
- Điều tiết, duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội.
- Hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng; giảm phát thải khí nhà kính từ hạn chế
mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững tăng trưởng xanh.
- Bảo vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh
thái rừng cho kinh doanh dịch vụ du lịch.
2. Đánh giá tiềm năng cung cấp các loại dịch vụ môi trường:
- Rừng phòng hộ vừa duy trì, cung cấp nguồn nước cho phát triển sản xuất và
nước sinh hoạt vừa tạo cảnh quan môi trường cho Khu du lịch. Đây là thế mạnh của
rừng phòng hộ. Vậy phát triển rừng phòng hộ BVMT Hồ Núi Cốc có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng đối với khu du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc được Thủ tướng Chính phủ Phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc, tỉnh Thái
Nguyên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
* Nhận xét:
- Thuận lợi: các loại dịch vụ môi trường rừng đáp ứng được nhu cầu của đời
sống, xã hội tỉnh Thái Nguyên.
- Khó khăn: Khả năng thu tiền sử dụng môi trường rừng của các tổ chức, đơn vị
liên quan gặp không ít khó khăn, do đó tiền dịch vụ môi trường rừng để chi trả cho các
hộ nhận khoán bảo vệ rừng còn ít.
VI. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT

1. Thống kê hiện trạng sử dụng đất của đơn vị chủ rừng

Bảng 4. Diện tích đất lâm nghiệp phân theo chức năng
Đơn vị: ha
Loại đất, loại
rừng

Phân theo xã
Cộng

Phúc

Phúc
18

Phúc

Tân

Lục

Vạn


Trìu

Xuân

Tân

Thái


Ba

Thọ

Tổng

3453,7
8

358,68

487,0
1

1347,4
9

740

320,6

200

Rừng phòng hộ

2588,3
4

307,1
2


426,5
8

1319,0
7

300,4
1

136,5
6

98,60

2409,1

272,03

377,5
2

1247,47 300,41

126,6
0

85,1

- Đất có cây

nông nghiệp

77,34

11,13

22,26

25,39

9,96

8,6

- Đất khác

101,87

23,96

26,80

46,21

764,63

10,36

19,24


10,00

Rừng
ngoài
100,81
lâm nghiệp

41,20

41,19

18,42

- Đất có rừng

Rừng sản xuất

4,9
439,5
9

184,0
4

101,4

Theo kết quả Dự án xác lập rừng phòng hộ bảo vệ môi trường Hồ Núi Cốc
hiện trạng đất lâm nghiệp là: 3.453,0 ha, Diện tích rừng do Ban quản lý rừng phòng
hộ BVMT Hồ Núi Cốc theo Quyết định 1518/QĐ-UBND ngày 10/07/2014 về Phê
duyệt điều chỉnh Quy hoạch 03 loại rừng tỉnh Thái Nguyên năm 2013 và đến năm

2020 được phân theo chức năng như sau:

- Rừng phòng hộ: 2588,34 ha.
- Rừng sản xuất: 764,63 ha.
- Rừng ngoài lâm nghiệp: 100,81 ha.
2. Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, tình hình
quản lý, sử dụng đất

2.1. Ảnh hưởng của các hoạt động Kinh tế xã hội đến khu rừng:
- Người dân trong khu vực có diện tích canh tác ít, chủ yếu làm nương
rẫy, sống phụ thuộc vào rừng như lấy củi, khai thác gỗ, khai thác lâm sản ngoài
gỗ…
19


- Nhu cầu gia tăng đất sản xuất nông nghiệp của người dân sống trong khu
rừng ảnh hưởng đến công tác quy hoạch 03 loại rừng, lấn chiếm đất rừng.
- Giá trị nguồn lợi lớn từ rừng trồng gây áp lực lớn đối với khu rừng dẫn
đến tình trạng khai thác rừng trái phép.
- Các hoạt động đầu tư các dự án phát triển du lịch vào khu vực, nên việc
chuyển đổi nhượng ngầm đất rừng phòng hộ ảnh hưởng đến công tác quản lý
diện tích rừng phòng hộ.
- Các hoạt động du lịch sinh thái, dã ngoại, đốt lửa trại…nguy cơ xảy ra
cháy rừng, nhất là trong mùa khô hanh.
- Chính quyền địa phương một số nơi đặt lợi ích kinh tế lên trước lợi ích
môi trường lâu dài nên công tác phối hợp quản lý rừng phòng hộ còn gặp nhiều
khó khăn.
2.2. Thực trạng công tác đầu tư và phát triển rừng phòng hộ BVMT Hồ
Núi Cốc:
- Hoạt động đầu tư phát triển rừng: Ban quản lý rừng phòng hộ BVMT

Hồ Núi Cốc đã triển khai các chương trình dự án đầu tư phát triển lâm nghiệp
trên địa bàn như:
+ Dự án 327 (từ năm 1993 – 1998) về trồng rừng, khoán bảo vệ và
khoanh nuôi tái sinh rừng, Xây dựng cơ sở hạ tầng: Mở được 5 Km đường lâm
nghiệp ở xã Phúc Tân huyện Phổ Yên. Dự án đã đạt được những thành tựu đáng
kể, góp phần đẩy nhanh tốc độ phủ xanh đất trống đồi núi trọc trong khu vực,
không ngừng nâng cao độ che phủ của rừng, tạo môi trường sinh thái, giảm nhẹ
thiên tại, điều hoà nguồn nước, bước đầu phát huy được hiệu quả phòng hộ hồ
Núi Cốc.
+ Dự án 661 (từ năm 1999 – 2011) về trồng rừng, khoán bảo vệ và
khoanh nuôi tái sinh rừng, đầu tư xây dựng được 1 vườn ươm với công suất
200.000 cây giống các loại/năm. Dự án đã góp phần tạo việc làm ổn định cho
đồng bào các dân tộc, góp phần thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo của
Đảng và Chính phủ, do đó người dân nhiệt tình tham gia vào dự án. Vốn đầu tư
đã tập trung, nhà nước đã có cơ chế, chính sách hưởng lợi cho người dân tham
gia vào dự án do đó đã tăng được trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng. Bước đầu dự
án đã áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các khâu lâm sinh, nhất là
công tác tạo cây giống.

20


+ Dự án đầu tư phát triển rừng phòng hộ BVMT Hồ Núi Cốc giai đoạn
2011 – 2020: thực hiện trồng rừng, chăm sóc rừng, bảo vệ rừng.
Một số diện tích rừng được trồng thay thế loài Keo bằng các loài cây bản
địa đã đạt được kết quả nhất định, cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, trồng
rừng bản địa kết hơp trồng cây nông nghiệp ngắn ngày, cây dược liệu đang dần
mang lại thu nhập cao cho hộ nhận khoán. Tạo cảnh quan đẹp cho khu du lịch
đồng thời nâng cao khả năng phòng hộ cho khu rừng. thu hút các nhà đầu tư đến
nghiên cứu đầu tư du lịch sinh thái tại khu vực.

- Thực hiện công tác bảo vệ rừng: Lực lượng bảo vệ rừng trong khu vực
chủ yếu là lực lượng kiểm lâm, các tổ bảo vệ và BQL khoán cho các hộ gia đình
trên địa bàn các xã. Công tác quản lý bảo vệ được thực hiện tốt, hiện tượng khai
thác, đốt phá rừng bừa bãi ít xảy ra, các vụ vi phạm lâm luật được sử lý nghiêm
và kịp thời.
Nhận xét:
- Thuận lợi: Khu vực có tiềm năng lao động khá dồi dào và có nhiều kinh
nghiệm trong khâu trồng cây gây rừng, hoàn toàn có thể đảm nhiệm tốt nhiệm
vụ xây dựng hệ thống rừng phòng hộ bảo vệ môi trường. trong những năm qua
được sự quan tâm của UBND tỉnh và các ngành có liên quan, cùng với sự quan
tâm của Trung ương và sự chuyển đổi nhận thức trong nhân dân nên công tác
trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất và phát triển kinh tế vườn đã thu được
những thành quả đáng khích lệ.
- Khó khăn: + Tuy nhiên, Công tác trồng rừng còn gặp nhiều khó khăn,
quỹ đất trồng rừng mới của Ban quản lý rừng phòng hộ BVMT Hồ Núi Cốc
không còn do đã trồng rừng dự án từ trước đến nay, đến nay người dân muốn
trồng lại rừng sau khai thác đều phải tự bỏ vốn đầu tư, nên khó khăn cho công
tác quản lý rừng về sau.
+ Về ranh giới quy hoạch rừng phòng hộ còn chưa rõ dàng, công tác quy
hoạch còn chồng chéo với diện tích do người dân quản lý, nên công tác cấp giấy
chứng nhận QSD đất cho Ban còn gặp nhiều khó khăn.
+ Bên cạnh đó, do nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của các địa phương
tạo lên áp lực về đất canh tác, đất phục vụ cho đầu tư cơ sở hạ tầng, đất phục vụ
cho các dự án phát triển du lịch. Cho nên tình trạng lấn chiếm đất rừng, chuyển
nhượng ngầm đất rừng rất khó kiểm soát.

21


+ Vai trò của rừng phòng hộ, đặc dụng rất quan trọng tuy nhiên bộ máy

quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng chưa được chú trọng. Cán bộ trong Ban quản
lý rừng chủ yếu là viên chức rất khó khăn trong quản lý địa bàn. Bên cạnh đó,
các địa phương phối hợp trong quản lý rừng phòng hộ chưa thực sự hết trách
nhiệm.
VII. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG
1. Hiện trạng diện tích, trạng thái, chất lượng các loại rừng thuộc phạm vi
quản lý của chủ rừng

Bảng 5. Hiện trạng rừng, chất lượng rừng
TT
1
2
3
4
-

Loại rừng
Rừng trồng phòng hộ
Keo
Các loài cây Bản địa
Rừng tự nhiên phòng hộ
Rừng trồng sản xuất
Rừng ngoài LN
Rừng trồng Keo
Rừng tự nhiên

Chất lượng
rừng/ trạng
thái rừng


Diện tích
(ha)
2132,21
2091,91
40,30
276,92
764,63

Rừng nghèo
Trung bình
IIA
Rừng nghèo

86,94
13,87

Rừng nghèo
IIA

Ghi chú

2. Tổng trữ lượng, trữ lượng bình quân các loại rừng
Bảng 6. Trữ lượng rừng theo mục đích sử dụng
Phòng hộ
Loại đất, loại rừng

ĐVT

Tổng cộng


I. Rừng phân theo nguồn gốc

m3

130.352

1. Rừng tự nhiên

m3

12.107

- Rừng thứ sinh

m3

12.107

2. Rừng trồng

m3

118.244

- Trồng mới

m3

22.265


- Trồng lại sau khai thác

m3

95.974

- Tái sinh TN sau khai thacs

m3

6

II. Rừng phân theo lập địa

m3

130.352
22

Cộng
126.9
20
11.28
3
11.28
3
115.6
36
19.65
6

95.97
4
6
126.9
20

Bảo vệ môi
trường
126.920
11.283
11.283
115.636
19.656
95.974
6
126.920


Rừng trên núi đất

m3

130.352

126.9
20

126.920

m3


12.107

11.28
3

11.283

III. Rừng tự nhiên theo loài cây
1. Rừng gỗ lá rộng thường xanh

2. Hiện trạng phân bố lâm sản ngoài gỗ
Bảng 7. Hiện trạng phân bố lâm sản ngoài gỗ
TT

Loại lâm sản ngoài
gỗ

1

Giang, nứa tép

2

Ba kích

3

Trám


4

Xa nhân

5

Quế
Tổng

Diện tích
(ha)
14,0
10,0
13,0
4,0
28,0
12,0
20,0
15,0
20,0
25,0
25,0
4,0
2,0
5,0
5,0
7,0
0,5
7,0
5,0

1,0
5,0
0,3
15,0
15,0
0,5
258,3

Phân bố

Ghi chú

Khoảnh 14B, tiểu khu 223
Khoảnh 23A, tiểu khu 223
Khoảnh 11, tiểu khu 223
Khoảnh 22, tiểu khu 223
Khoảnh 7, tiểu khu 213
Khoảnh 5A, tiểu khu 213
Khoảnh 2, tiểu khu 213
Khoảnh 8, tiểu khu 213
Khoảnh 5, tiểu khu 152
Khoảnh 4, tiểu khu 152
Khoảnh 6, tiểu khu 152
Khoảnh 7, tiểu khu 208
Khoảnh 5, tiểu khu 213
Khoảnh 2, tiểu khu 213
Khoảnh 14B, tiểu khu 223
Khoảnh 13A, tiểu khu 223
Khoảnh 14B, tiểu khu 223
Khoảnh 7, tiểu khu 208

Khoảnh 16, tiểu khu 213
Khoảnh 9, tiểu khu 213
Khoảnh 5, tiểu khu 213
Khoảnh 2, tiểu khu 213
Khoảnh 4, tiểu khu 152
Khoảnh 5, tiểu khu 152
Khoảnh 9, tiểu khu 152

Nhận xét:Tình hình khai thác lâm sản ngoài gõ nhỏ lẻ làm ảnh hưởng đến công
tác quản lý bảo vệ rừng.
VIII. HIỆN TRẠNG VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT, CÁC CHƯƠNG TRÌNH,
DỰ ÁN ĐÃ THỰC HIỆN
1. Thống kê số lượng, diện tích văn phòng, nhà, xưởng, trạm... hiện có của
đơn vị theo các nguồn vốn đầu tư
Bảng 8. Thống kê số lượng, diện tíc văn phòng, nhà trạm..
23


T
T

Văn phòng, nhà trạm, cơ
sở…

Diện
tích
(m2)

Địa điểm


Nguồn đầu tư

1

Trụ sở BQL

1200

Xóm Đồi Chè, xã Phúc
Trìu

2

Trạm Kiểm lâm Vạn Thọ

521

Xóm 10, xã Vạn Thọ

3

Trạm Kiểm lâm Phúc Tân

520

Xóm 6, xã Phúc Tân

4

Trạm Kiểm lâm Đảo Cò


300

Đảo Cò, Vạn Thọ

Ngân sách nhà
nước
Ngân sách nhà
nước
Ngân sách nhà
nước
Ngân sách nhà
nước

5

Trạm Kiểm lâm Phúc Xuân

100

6

Vườn ươm, Nhà trại

6261

Xóm cao Khánh, xã
Phúc Xuân
Xóm Đồi Chè, xã Phúc
Trìu


2. Thống kê số lượng phương tiện, thiết bị của chủ rừng

24

Thuê
Dự án 661


Bảng 9. Thống kê trang thiết bị của Chủ rừng

TT

Chủng loại

Đơn vị
tính

Số
lượng

I

Phương tiện, công cụ PCCC

1

Máy bơm

Chiếc


1

2

Bình chữa cháy

Chiếc

5

3

Bảng tiêu lệnh

cái

3

4

Xố, chậu

Chiếc

4

II

Phương tiện, công cụ PCCCR


1

Xe mô tô

Chiếc

03

2

Máy bơm nước

Chiễc

01

3

Xuồng máy

Chiếc

03

4

Máy thổi gió

Cái


02

5

Máy cắt thực bì

Cái

05

6

Máy phun hóa chất

Cái

01

7

Máy cưa xăng

Cái

02

8

Bàn dập lửa


Cái

11

9

Máy định vị GPS

Cái

03

10

Dao quắm

Con

70

11

Áo phao

Cái

16

12


Loa cầm tay

Cái

02

3. Kết quả các chương trình, dự án đã thực hiện
- Hoạt động đầu tư phát triển rừng: Ban quản lý rừng phòng hộ BVMT Hồ Núi
Cốc đã triển khai các chương trình dự án đầu tư phát triển lâm nghiệp trên địa bàn
như:

25


×